Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KN rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.75 KB, 20 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:
Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng
trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Vì thế, văn miêu tả được đưa
vào giảng dạy ngay từ lớp 2-3 nhằm rèn luyện một số kĩ năng bộ phận ban
đầu, giúp học sinh làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4-5, học sinh được
rèn luyện những kĩ năng viết văn miêu tả gắn với quá trình tạo lập văn bản
như: tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn miêu tả…Qua
việc rèn luyện những kĩ năng này, các em có thể tạo lập những bài văn
miêu tả tương đối hoàn chỉnh, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, Tập làm văn là phân môn có
tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Bởi trong mỗi bài Tập làm văn, học
sinh có thể vận dụng đầy đủ và linh hoạt các kiến thức về Tiếng Việt mà
các em đã học, đồng thời các em còn vận dụng những kinh nghiệm sống
mà mình đã tích lũy trên nhiều lĩnh vực khác nhau vào tạo lập văn bản. Bên
cạnh đó, trong bài Tập làm văn, học sinh được thể hiện một cách rõ ràng
nhất “cái tôi” của mình trong cách cảm, cách hiểu, cách xây dựng bố cục
bài văn, cách diễn đạt nội dung bằng những phương tiện ngôn ngữ.
Bồi dưỡng cho các em kỹ năng làm bài văn miêu tả tốt, lột tả được vẻ
đẹp nội dung mang tính hiện thực, giúp các em tự tin hơn với khả năng
quan sát, nhìn nhận của mình. Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi giáo viên
trong dạy học văn miêu tả.
Nói tóm lại, văn miêu tả là một trong những kiểu bài khá phức tạp, đa
dạng và phong phú, là một trong những kiểu bài điển hình có tính mũi
nhọn, nó góp phần không nhỏ trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu
văn. Bởi vậy rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả góp phần bồi dưỡng và
phát triển năng lực trí tuệ một cách toàn diện, hình thành cho học sinh
những kiến thức, kĩ năng cơ bản, bồi dưỡng cho các em năng khiếu học
văn, gây hứng thú cho các em trong qúa trình học Tiếng Việt đồng thời nó
còn cung cấp vốn hiểu biết về cuộc sống cho học sinh Tiểu học.
Vì thế “rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh” là việc làm vô


cùng quan trọng
2, Mục đích nghiên cứu:
- Nêu lên được ý nghĩa, tầm quan trọng của văn miêu tả ở lớp 4.
- Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu
tả cho học sinh lớp 4.

1


3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh
lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình dạy học, tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp điều tra
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh, có cảm xúc làm cho
người nghe, người đọc hình dung được một cách rõ nét vật được tả trong
đời sống hàng ngày. Văn miêu tả rất phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ
(ưa thích sự quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên nhiên về cảm
tính...); góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các
em với thế giới xung quanh trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên;
góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển
ngôn ngữ ở trẻ. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự
thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với
thiên nhiên, với xã hội để khơi gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa cao
thượng.

Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đă
nhìn thấy, đă sống, đă trải qua… chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các
câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay
văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Vì thế, có
thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương.
Cũng vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương
trình tập làm văn bậc tiểu học.
Vậy muốn có bài văn miêu tả hay cần có nhiều yếu tố như: Phải biết
quan sát tinh tường, giàu sức tưởng tượng, so sánh, nhận xét. . . và một yếu
tố quan trọng, quyết định đến bài văn hay đó là phải biết sử dụng từ để
miêu tả hình ảnh sự vật một cách sinh động gợi hình, gợi cảm như chúng
đang hoạt động, đang nảy nở, đang sinh sôi và phát triển.
Song thực tế cho thấy: Khả năng sử dụng từ để viết văn miêu tả của
HS lớp 4 còn yếu. Các bài viết thường phạm lỗi sử dụng từ không chính
xác, không phù hơp với văn cảnh, lỗi lặp từ hoặc dùng từ theo công thức
2


sáo rỗng... Các em chưa biết dùng từ có giá trị gợi hình, giá trị gợi cảm.
Chính vì thế mà bài văn lủng củng khô khan, câu văn đơn điệu thiếu hình
ảnh. GVcòn hạn chế nhiều trong viêc chữa lỗi và hướng dẫn HS sử dụng từ
ngữ hình ảnh đẹp để viết văn .
Tuy nhiên, hiện nay trong các trường Tiểu học, do cách dạy truyền
thống của giáo viên mà học sinh viết văn miêu tả một cách máy móc, dập
khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, đơn giản, không có cảm xúc chân
thực. Thực trạng viết văn trên phản ánh khả năng tư duy và diễn đạt của các
em còn nhiều hạn chế. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì ở lứa tuổi này, vốn sống
của các em còn hạn hẹp. Vậy làm thế nào để giúp các em yêu thích môn
văn? Đây là vấn đề đặt ra cho những ai quan tâm đến hiệu quả giáo dục,
đặc biệt là đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

2.THỰC TRẠNG KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tập làm văn được coi là phân môn khó đối với giáo viên và học sinh.
Trong đó, từ trước tới nay, văn miêu tả thuộc kiểu bài được coi là khó dạy
và khó học hơn cả. Việc rèn luyện, củng cố kĩ năng kĩ xảo viết văn miêu tả
của học sinh ở loại bài này gần như chưa có, bởi vậy, học sinh không thể
tránh khỏi những khó khăn, thiếu sót trong quá trình làm bài.
Qua việc dự giờ một số giáo viên khi dạy và học văn miêu tả, còn bộc
lộ một số tồn tại sau:
2.1. Về giáo viên:
Hầu hết, khi dạy văn miêu tả lớp 4 các giáo viên chỉ có con đường
duy nhất là hình thành hiểu biết về lí thuyết thể loại văn, các kỹ năng làm
bài là qua phân tích bài văn mẫu. Thậm chí để đối phó với việc học sinh
làm bài kém, để đảm bảo chất lượng bài kiểm tra, thi cử, nhiều giáo viên
cho học sinh đọc thuộc một số bài mẫu để khi gặp một đầu bài tương tự,
các em cứ thế chép ra, dẫn đến tình trạng cả thầy và trò bị lệ thuộc vào “
mẫu”, không thoát khỏi “mẫu”…
Nhìn chung, giáo viên chưa thực sự rèn cho học sinh các kỹ năng làm
bài sau:
- Kĩ năng nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung của một bài văn miêu tả.
- Kĩ năng quan sát, tưởng tượng
- Kĩ năng xây dựng nội dung bài (lựa chọn và sắp xếp ý miêu tả)

3


- Kĩ năng viết câu văn sinh động, gợi cảm, viết đoạn văn đảm bảo tính
liên kết chặt chẽ về ý. Giữa các câu văn có sự liền mạch, có quan hệ về ý
với nhau.
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi dạy - học tiết Tập
làm văn.

- Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế.
- Giáo viên chưa quan tâm triệt để đến việc nhận xét, sửa chữa cho học
sinh.
- Một số giáo viên xem nhẹ, bỏ qua một số kĩ năng, thao tác cần rèn
luyện cho HS như: kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng phát hiện lỗi và sửa chữa
lỗi, kĩ năng quan sát, tìm ý, kĩ năng lập dàn ý...
- Một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp dạy học, khả năng tổ
chức tiết dạy văn miêu tả, còn quan niệm không đầy đủ về tiết trả bài....
2.2. Về học sinh:
- Khi làm bài, nhiều em thiếu tính chân thực và sáng tạo trong khi miêu
tả. Tồn tại khá phổ biến tình trạng sao chép từ văn mẫu, dẫn đến nhiều bài
văn miêu tả có nội dung “na ná” như nhau.
- Nội dung miêu tả sơ sài, ý không phong phú, không biết cách phát triển
các ý. Triển khai ý lộn xộn theo kiểu “tiện đâu nói đấy, thấy gì viết nấy”.
- Các em ít có hứng thú học phân môn này. Đặc biệt đối với học sinh lớp
4 ở nông thôn thì gặp không ít khó khăn vì sự hiểu biết còn nhiều hạn chế
(do điều kiện sống, hoàn cảnh sống), vốn từ nghèo nàn, chưa biết chắt lọc
ý, việc sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm ít được chú ý, những kiến thức về xã
hội còn ít. Các em chưa nắm vững cách làm các kiểu bài miêu tả, còn yếu
trong kĩ năng xây dựng bố cục, chọn ý và sắp xếp ý, trong dùng từ, diễn
đạt. Bài văn của các em còn mang tính kể lể, khô khan, thiếu hình ảnh cảm
xúc. Từ đó, bài làm của học sinh chỉ đơn thuần như theo kiểu viết đủ ý, rập
khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, không thể hiện được cảm xúc riêng.
Do đó, học sinh cảm thấy ngại khi học tập làm văn, nhất là học dạng văn
miêu tả.
- Do cách truyền tải kiến thức của giáo viên đến học sinh như vậy dẫn
đến hầu hết bài viết của các em thiếu tính chân thực, thường mang tính sao
chép, lệ thuộc vào thầy, vào bạn…nội dung miêu tả sơ sài, ý không phong
phú, không biết cách triển khai ý. Triển khai ý lộn xộn theo kiểu “tiện đâu
nói đấy, thấy gì viết nấy”, diễn đạt khô khan, thiếu hình ảnh và cảm xúc,

nặng về kể nhiều hơn tả kết quả dẫn đến trí tưởng tượng, khả năng quan

4


sát, tổng hợp của các em bị hạn chế. Nhìn chung, các bài văn mắc nhiều về
lỗi bố cục, lỗi về nội dung, lỗi diễn đạt. Vì thế, khi học văn miêu tả, các
em thường chán, không muốn học, không biết làm bài, không hình dung
được cảnh vật sẽ tả nó như thế nào, không biết cách dùng từ để diễn tả
được suy nghĩ của bản thân trước cảnh đó. Khi trả lời câu hỏi, làm các bài,
tả, kể, theo chương trình học sinh đều lúng túng không biết trả lời, viết thế
nào là chuẩn, là hay.
Sau khi nghiên cứu phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học
đặc biệt là phần dạy học văn miêu tả. Qua dự giờ thăm lớp, tham khảo giáo
viên trực tiếp giảng dạy, qua trực tiếp giảng dạy và chấm bài cho học sinh
lớp 4B, tôi nhận thấy: Khi gợi ý cho các em cách tìm hiểu đề, quan sát và
tìm ý các em có thể tiếp cận được. Nhưng khi vận dụng vào xây dựng bố
cục, diễn đạt thành bài văn cụ thể thì các em hay lúng túng, khó khăn khi
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt bài văn miêu tả sao cho
đúng, cho hay...Những khó khăn, lúng túng này trở thành phổ biến với
nhiều học sinh dẫn đến kết quả học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt là viết văn
miêu tả không cao, cụ thể:
Kết quả đánh giá
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
HS
SL
%

SL
%
SL
%
33
5
15,2
20
60,6
8
24,2
Kết quả trên phản ánh chất lượng học phân môn viết văn của học sinh
còn rất hạn chế, đặc biệt là chất lượng bài tập làm văn.
Từ ý nghĩa, thực tiễn của vấn đề trên, qua việc điều tra thực trạng về
dạy và học văn miêu tả ở Trường Tiểu học Hải Lộc và dựa vào nội dung
văn miêu tả ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số "Kinh nghiệm rèn
luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4”
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ thực tế nêu trên, tôi đã đưa ra các giải pháp và tổ chức thực hiện
các giải pháp bằng các biện pháp như sau:
3. 1. Nắm vững nội dung, chương trình văn miêu tả ở lớp 4.
Nội dung dạy học văn miêu tả trong SGK gồm có:
- Nội dung kiến thức về văn miêu tả: HS được tìm hiểu những kiến thức
cụ thể về văn miêu tả, đó là một số hiểu biết ban đầu về văn miêu tả (như:
Thế nào là văn miêu tả? Quan sát để miêu tả cho sinh động; Trình tự miêu

5


tả; Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả). Những kiến thức này rất cần thiết

với HS bởi đây chính là chỗ dựa, điểm tựa để HS có cơ sở làm đúng, làm
tốt bài văn miêu tả.
- Nội dung các kĩ năng làm văn miêu tả: Sách dạy HS tạo lập văn bản
nói chung, văn miêu tả nói riêng phù hợp với quy trình sản sinh văn bản.
Trong hệ thống kĩ năng viết văn miêu tả, chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn cho HS. Trong chương trình lớp 4, căn cứ vào đối
tượng miêu tả, văn miêu tả được chia thành các kiểu bài như:
+ Kiểu bài tả đồ vật: Đối tượng của bài văn tả đồ vật là những đồ vật
quen thuộc, thường gặp trong đời sống hàng ngày của HS. Ví dụ như: Tả
chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay, Tả đồ chơi, Tả chiếc bút. Tả chiếc cặp.
Tả cái bàn học……
+ Kiểu bài tả cây cối: Đối tượng miêu tả: Là những cây ăn quả, cây cho
bóng mát như: Tả một cây bóng mát (hoặc một cây hoa, cây ăn quả) mà em
yêu thích...
+ Kiểu bài tả loài vật: * Đối tượng miêu tả: Là các con vật gần gũi, thân
thiết với đời sống con người (thường là những con vật nuôi trong gia đình)
như :Tả một con vật mà em yêu thích...Tả một con vật em thấy trên báo
hay trên truyền hình, phim ảnh...
Như vậy, nội dung, chương trình văn miêu tả ở lớp 4 không chỉ giúp
việc dạy học văn miêu tả thuận lợi, hiệu quả mà còn giúp HS chủ động,
sáng tạo bộc lộ, thể hiện mình.
3.2.Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản trong viết văn miêu
tả.
3.2.1: Biện pháp rèn kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả.
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy, một trong những lí do cơ bản
khiến HS viết bài văn miêu tả lạc đề, lan man, lộn xộn, không đúng yêu cầu
của đề bài là do không tìm hiểu đề cẩn thận, kĩ lưỡng trước khi làm bài. Vì
thế, biết phân tích đề, nắm được các yêu cầu cụ thể của đề là một việc làm
có tính chất quyết định, thậm chí đó còn là điều kiện tiên quyết đảm bảo
cho bài làm thành công. Để giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề bài, tôi đã

hướng dẫn học sinh kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài bao gồm:
- Xác định yêu cầu về nội dung bài viết: nhằm trả lời cho các câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu viết về đối tượng miêu tả nào? (đối tượng miêu tả có
thể là đồ vật, loài vật, cây cối...)
+ Đề bài yêu cầu trọng tâm miêu tả là gì?

6


+ Mục đích của bài miêu tả là gì ?
+ Bài văn hướng tới nhân vật giao tiếp nào và người viết ở vai trò và tư
cách nào khi viết?
- Đối với văn miêu tả, yêu cầu về thể loại thường được thể hiện một cách
tường minh trong đề bài bằng các thuật ngữ: tả, miêu tả... cho nên học sinh
dễ dàng nhận ra được ngay. Để phân biệt rõ hơn nữa yêu cầu của đề bài,
sau khi học sinh tìm được yêu cầu của đề bài tôi khuyên học sinh nên gạch
chân dưới yêu cầu của đề bài vừa xác định được. Sau khi hướng dẫn học
sinh xác định được yêu cầu của đề bài, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn và
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, xác định từng hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể để có cách nói, cách viết trong bài làm của mình cho phù hợp.
- Để giúp học sinh xác định trọng tâm miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh dựa
vào một số cơ sở nhất định, Trước hết là dựa vào kiểu bài văn miêu tả. Mỗi
kiểu bài văn miêu tả trong chương trình bên cạnh những đặc điểm chung
còn có những đặc điểm riêng như:
+Đối với kiểu bài tả đồ vật, trọng tâm miêu tả là những đặc điểm tiêu
biểu về hình dáng, chất liệu, hoạt động của đồ vật,..gắn với công dụng, lợi
ích của đồ vật ấy.
+Đối với kiểu bài tả cây cối, trọng tâm miêu tả là hoa, quả, mùi thơm,
hương vị quả chín; nếu đối tượng miêu tả là cây hoa thì trọng tâm miêu tả
sẽ được xác định là: nụ hoa, bông hoa, cánh hoa, màu sắc, hương thơm của

hoa...
+ Đối với kiểu bài tả con vật, tập trung miêu tả những đặc điểm giúp
phân biệt con vật được tả với con khác cùng loài, những đặc điểm đặc
trưng của con vật gây cho người viết nhiều ấn tượng, cảm xúc.
Ví dụ: Cùng là miêu tả hoạt động của con vật nhưng hoạt động đặc
trưng con mèo là hoạt động bắt chuột, hoạt động đặc trưng của con chim là
hót...
Ví dụ: Cùng là đề bài tả chiếc cặp sách, nhưng tả chiếc cặp sách của
em sẽ có những điểm khác với tả chiếc cặp sách của bạn em; tả chiếc cặp
đã gắn bó với em mấy năm sẽ có những điểm khác với tả chiếc cặp sách
mẹ vừa mua cho em ở cửa hàng, khác với tả chiếc cặp sách mà em đang
ao ước có nó....
3.2.2.Hướng dẫn học sinh kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn
miêu tả.

7


Để tìm ý cho bài văn miêu tả có thể có nhiều cách khác nhau tùy thuộc
vào yêu cầu đề bài. Chẳng hạn có thể tìm ý qua tranh, ảnh, phim, truyền
hình...nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi thường hướng dẫn các em tìm ý
chủ yếu thông qua hành động quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và các
em còn phải huy động khả năng hồi tưởng, tưởng tượng.
Ví dụ: Khi dạy HS bài: “Quan sát đồ vật’ (Tập làm văn lớp 4, tuần 15)
tôi yêu cầu các em mỗi người đưa đến lớp một đồ chơi mà mình có. Sau đó
đặt đồ chơi trước mặt rồi quan sát và ghi kết quả quan sát được vào giấy
nháp.
Việc rèn luyện kĩ năng quan sát cho các em được tôi tiến hành một
cách hệ thống, đầy đủ, cụ thể thông qua các bài tập thích hợp nhằm rèn
luyện một loạt các hoạt động như: yêu cầu các em sử dụng các giác quan,

xác định trình tự quan sát, lựa chọn các chi tiết đặc sắc, nhận xét, so sánh,
biểu cảm... khi quan sát.
Ví dụ quan sát cây em thấy: Cây bàng lặng lẽ trầm tư.... Cây đa cổ
thụ triền miên nghĩ về quá khứ... Chiếc lá vàng bay chao lượn như luyến
tiếc khung trời, muốn nhìn lần cuối thân cây đã nuôi dưỡng ấp ủ lá bao
ngày, nghĩ lại ngày nào mình còn lá xanh, non tơ vui theo tháng ngày nô
đùa cùng đám bạn lá, cùng gió. Những cảm nhận tinh tế này sẽ giúp các em
viết văn miêu tả có chiều sâu cảm xúc và có nét độc đáo, mới mẻ, không
sáo rỗng.
Trong quan sát phải hướng dẫn các em tưởng tượng và ghi chép lại
những điều mình quan sát được để có tư liệu viết văn. Mặt khác trong
tưởng tượng ghi chép lại, các em có ý thức so sánh, chọn lọc, tổng hợp, biết
sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để ghi chép.
Trong hướng dẫn quan sát cần đặt ra nhiêù câu hỏi cho các em suy
nghĩ, tìm hiểu để các em có thêm vốn kiến thức, có thể câu hỏi theo chủ đề,
đề tài, hoặc phân loại: con vật, cây cối, cảnh, con người.
Bên cạnh đó, lập dàn ý là một khâu khá quan trọng trong quá trình tạo
lập văn bản. Trước hết dàn ý giúp người viết phác ra một cái nhìn bao quát,
toàn cục nội dung chủ yếu và những yêu cầu cơ bản mà bài viết cần đạt
được, đồng thời cũng thấy được trọng tâm, phạm vi sẽ miêu tả, đáp ứng
những yêu cầu cơ bản mà đề bài đặt ra. Tránh cho bài văn bị xa đề, lệch
trọng tâm, lạc đề...
Muốn lập được dàn ý học sinh phải tiến hành 2 công việc chính: Chọn
lọc ý và sắp xếp thành dàn ý. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, ghi

8


chép những điều quan sát được. Đối với bài văn tả miêu tả phải dựa vào
yêu cầu của đề bài, ý định miêu tả hình thành trên cơ sở đề bài và đặc điểm

đối tượng miêu tả. Căn cứ vào ý định này học sinh sẽ lược bỏ các chi tiết
không cần thiết.
Ví dụ: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đề bài: Tả một cây có bóng mát
(hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. (Tập làm văn lớp 4- tuần 26)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu của đề bài:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng (trong đề
bài đã viết trên bảng): Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa)
mà em yêu thích.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của bài viết (bằng cách trả
lời những câu hỏi sau): + Cây em lựa chọn để tả là cây gì? cây phượng,
cây chuối, cây hoa hồng..... ? được trồng từ bao giờ ? trồng ở đâu ? + Em tả
cây đó nhằm mục đích gì?
+ Trong các bộ phận của cây: (như: Hình dáng cây đó có gì nổi bật?
Thân, cành, gốc, rễ cây đó ra sao? Hoa, quả của cây như thế nào?), em sẽ
tập trung miêu tả những bộ phận nào? Vì sao? Cây đó có ích lợi như thế
nào?
+ Em hướng tới người đọc bài văn miêu tả của mình là ai? Em sẽ sử
dụng từ xưng hô trong bài văn của mình như thế nào?
+ Theo em, cần lưu ý những điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ trong bài
văn miêu tả cây cối?
Bước 2:- Hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý:
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo, bố cục của bài văn tả cây cối.
Ví dụ: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn Tả một cây có bóng mát (hoặc cây
ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. (Tập làm văn lớp 4- tuần 26)
* Mở bài: - Giới thiệu cây định tả: Đó là cây chuối tiêu - một cây ăn quả
ở trong vườn nhà em.
*Thân bài: - Tả bao quát cây chuối tiêu: Nhìn từ xa, cây chuối như một
chiếc ô xanh mát rượi. Đó là cây đẹp nhất, có ích nhất trong các loại cây
nhà em trồng.
- Tả từng bộ phận của cây chuối tiêu:

+ Tàu lá: to như cái máng nước úp sấp, dài gần bằng nửa người em...
+ Thân cây: cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành.....
+ Buồng chuối: dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải chuối.
+ Nải chuối: úp sát vào nhau, chen chúc nhau, như những ngón tay..

9


+ Quả chuối: cong cong trông thật đẹp
- Tả ích lợi của cây chuối tiêu: làm thức ăn....
* Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt, cảm nghĩ của em về cây em định tả.
Bước 3. Hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi nhận xét về dàn ý chi tiết:
Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các hình thức tổ
chức sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong tiết lập dàn ý chi tiết. Khi
học sinh trình bày dàn ý chi tiết, giáo viên cùng học sinh trong lớp nhận
xét, bổ sung và có thể chốt một dàn ý chi tiết.
3.2.3. Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong bài văn miêu tả.
Cũng như việc dùng từ trong văn bản nói chung, dùng từ trong bài văn
miêu tả phải tuân theo một số yêu cầu nhất định. Yêu cầu của việc dùng từ
trong bài văn miêu tả bao gồm hai mức độ: dùng từ đúng và dùng từ hay.
Để hướng dẫn học sinh dùng từ đúng, tôi hướng dẫn học sinh dùng từ đúng
về âm thanh và hình thức cấu tạo, dùng từ đúng về nghĩa, dùng từ đúng về
quan hệ kết hợp, dùng từ thích hợp với phong cách của văn bản. Bên cạnh
yêu cầu về dùng từ đúng, tôi yêu cầu học sinh dùng từ hay bằng cách dùng
từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản; tránh dùng từ thừa, lặp từ, thiếu
từ, tránh bệnh sáo rỗng… đặc biệt để có những đoạn văn hay, tôi yêu cầu
học sinh phải biết dùng từ sáng tạo, có giá trị hình tượng và biểu cảm.
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn giáo viên không yêu cầu các em
viết đoạn văn như diễn dịch, quy nạp mà chỉ cần cho học sinh viết từ 5-6
câu sao cho các câu trong đoạn văn diễn đạt chọn một ý. Từ dàn ý đã lập

học sinh sử dụng ngôn ngữ để dựng thành đoạn và bài. Giáo viên nên
hướng dẫn học sinh viết bài theo nhiều đoạn, theo trình tự không gian hoặc
thời gian hoặc một hoạt động nào đó. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
yêu cầu phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn. Sự liên hệ
giữa các câu về mặt ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết, phép lặp, phép
thế, phép nối. Đoạn nào không đảm bảo yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn,
thiếu mạch lạc. Các đoạn trong bài lại liên kết với nhau thành một văn bản
hoàn chỉnh. Liên kết đoạn văn làm cho nội dung văn bản chặt chẽ và liền
mạch. Đây cũng là một điểm yếu của học sinh khi làm bài, vì thế khi hướng
dẫn học sinh cần phải biết giúp học sinh liên kết lại bằng từ ngữ và câu nối.
Ví dụ: Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết
một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.(Tập làm văn lớp 4, tuần
32)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh:

10


- Quan sát hoạt động của con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn
miêu tả hoạt động của con vật đó.
- Viết câu cho đúng ngữ pháp.
- Tả có trình tự, lột tả được những nét riêng về hình dáng, đặc điểm nổi
bật của con vật em định tả.
- Viết hoàn chỉnh một đoạn tả chi tiết con vật mà em yêu thích theo bố
cục 3 phần:
+ Câu mở đoạn : Giới thiệu khái quát về con vật định tả.
+ Các câu trong thân đoạn: Tả cụ thể, chi tiết những đặc điểm nổi bật,
riêng biệt về hình dáng/hoạt động của con vật.
+ Câu kết đoạn: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng tình cảm của em đối với con vật
được tả.

* Khi học sinh trình bày bài làm, giáo viên cùng học sinh cả lớp nhận
xét, bổ sung đồng thời có thể cho học sinh tham khảo các đoạn văn hay của
học sinh trong lớp.
* Ví dụ: Đoạn văn tả hoạt động của cô gà mái mơ:
“Cô gà mái mơ nhà em ra dáng một người mẹ bận rộn. Hằng ngày cô
dẫn đàn con của mình đi kiếm mồi quanh vườn nhà em. Khi gặp thức ăn,
cô kêu “cục, cục...” gọi các con lại. Cô vừa bới thức ăn vừa đảo mắt nhìn
quanh trông chừng kẻ thù. Nếu phát hiện một con vật nào đó lại gần đàn
con, ngay lập tức, cô xù lông, giương mỏ lao thẳng tới, kêu quang quác.
Thấy an toàn, cô lại đi vòng quanh đàn con của mình. Khi đã no nê, cô gọi
cả đàn con vào một gốc cây, dạy chúng cách rỉa lông, rỉa cánh. Sau đó, cô
xòe rộng đôi cánh ôm gọn con vào lòng rồi lim dim cặp mắt trông cho
chúng ngủ. Cô gà mái mơ thực sự là một người mẹ hết lòng vì các con,
luôn che chở, bảo vệ và dạy bảo con của mình đến nơi, đến chốn.”
3.2.4. Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn ngôn ngữ và lựa chọn từ ngữ.
Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn tả
người. Giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ là vấn
đề quan tâm của mọi giáo viên. Giáo viên cần tạo điều kiện để các em tích
luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên là giúp các em tích lũy vốn
ngôn ngữ qua các bài tập đọc. Dạy các bài tập đọc, giáo viên cần chỉ ra
những từ ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái
hay sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Các tiết học luyện từ và câu
cũng là một trong những điều kiện để giáo viên giúp các em không chỉ hiểu
rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng khi tìm các từ ngữ gần nghĩa hoặc

11


trái nghĩa. Giáo viên hướng dẫn để các em thấy bên cạnh tính từ "đẹp" còn
có rất nhiều từ ngữ khác: Trông dễ mến, xinh xinh, xinh xắn, xinh đẹp.

Lượng từ ngữ này giúp học sinh tả ngoại hình, hoạt động của đối tượng
định miêu tả sống động hơn. Có vốn từ ngữ rồi phải biết dùng chúng đúng
lúc, đúng chỗ. Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ, tránh công thức sáo
rỗng, cần phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt, kết quả quan sát
cũng như khi làm bài. Mỗi chi tiết miêu tả có tác dụng gợi hình ảnh, gợi
cảm. Cách đặt câu hỏi của giáo viên khi hướng dẫn học sinh quan sát hình
dung đối tượng định miêu tả để nhận biết được đặc điểm của hình dáng,
kích thước, công dụng của đồ vật, con vật… được tả.
Ví dụ: Viết đoạn văn tả các bộ phận của cây chuối tiêu. (Tập làm
văn lớp 4- tuần 24)
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các từ ngữ tả các bộ phận của
cây chuối tiêu phải phù hợp với đặc điểm riêng biệt, ...
Chẳng hạn: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già, khô, bị gió đánh
rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thị liền tấm, to như cái
máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu lá ở
trên màu xanh mát, nhạt dần. Buồng chuối dài lê thê kéo thân chuối ngả về
một phía. Những nải chuối như những ngón tay. Trái nào trái nấy, dáng
cong cong thật đẹp.
3.2. 5. Phân loại đối tượng học sinh:
Tập Làm Văn là một trong những phân môn thể hiện hoạt động giao
tiếp. Điều này đòi hỏi người giáo viên, phải biết vài trò của mình trong hoạt
động giao tiếp, phải biết được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh,
trình độ của học sinh lớp mình. Ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo
sát và phân loại từng đối tưọng học sinh để có biện pháp dạy học tích cực.
Đối với học sinh khá, giỏi ngoài những bài tập trong sách giáo khoa tôi đã
ra thêm các bài tập khác để nâng cao kiến thức kỹ năng. Đối với học sinh
trung bình hoặc yếu kém tôi tổ chức cho các em học tập theo nhóm, học
sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém dưới sự tổ chức hướng dẫn của
giáo viên.
3.2. 6. Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài văn

miêu tả.
-Việc nhận xét, sửa chữa của giáo viên là hết sức quan trọng đối với các
em. Nó giúp học sinh có thể tự rút kinh nghiệm cho bài làm của mình, học
tập được cái hay của bạn, phát huy được cái tốt của mình. Muốn làm tốt

12


việc này, giáo viên cần chấm bài thật kĩ, chỉ lỗi cụ thể và có những nhận xét
tỉ mỉ xác đáng cho từng phần, từng câu, cách sửa lỗi.
-Trong bước này, tôi thường động viên khuyến khích học sinh là chính;
không phê bình hay chê trách cụ thể một bài nào mà chỉ đưa ra một số câu
văn mắc lỗi cơ bản về ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ, lỗi chính tả để cả lớp
phát hiện và tìm cách sửa chữa.
- Chữa lỗi về dùng từ:Tôi đưa câu văn mà học sinh dùng từ thiếu chính
xác (ghi ở bảng phụ) cho học sinh đọc và phát hiện. Ví dụ qua đề bài “Tả
con vật mà em yêu thích” có học sinh viết: “Chú gà trống vỗ cánh bạch
bạch” . Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song từ
lạch bạch là từ tượng thanh, chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ
cánh nhưng chưa toát lên được vẻ oai vệ của gà trống. Vì vậy giáo viên gợi
mở để học sinh tìm từ thay thế “phành phạch”, vừa gợi tả âm thanh vừa cho
thấy hinh ảnh chú gà trống vừa mạnh vừa khoẻ. Sau đó học sinh viết lại
câu. Nhận xét mức độ miêu tả qua câu vừa viết.
- Chữa lỗi về câu: Lỗi về câu có nhiều dạng, tôi lựa chọn từng loại sai để
sửa. Ví dụ khi viết bài văn tả bạn có học sinh viết:“Bạn Nga thương yêu”.
Tôi dùng câu hỏi để học sinh phát hiện lỗi sai của câu là chưa đủ thông tin,
chưa rõ nghĩa. Bạn Nga thương yêu ai? Câu thiếu bổ ngữ; sau đó cho học
sinh bổ sung:
Chẳng hạn: Bạn Nga yêu thương mọi người trong gia đình.
Tóm lại, Trong bước phân tích, chữa lỗi, giáo viên cần chọn từ, câu sai

để chữa. Giáo viên dựng câu hỏi gợi mở, học sinh tự phát hiện lỗi và sửa
lỗi (học sinh cú thể làm theo nhóm cặp hoặc cá nhân). Quan trọng là hệ
thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên phải sát với đối tượng học sinh (chú
trọng học sinh yếu và trung bình).
- Giáo viên đọc câu văn hay, sáng tạo ở phần củng cố. Tôi động viên
học sinh có sổ tay vốn từ, hình thành thói quen khi gặp từ hay là ghi ngay
vào sổ. Những học sinh điểm chưa cao có thể viết lại một đoạn hoặc cả
bài để có kết quả cao hơn.
- Cốt lõi của tiết trả bài tập làm văn miêu tả là để học sinh tự nhận xét
được điều hay, cái chưa được về bài viết của mình, của bạn qua một đề bài
cụ thể để rồi cùng nhau học tập cái hay, sửa chữa lỗi mắc phải. Như vậy ,
với vai trò chủ đạo, giáo viên phải là người động viên, tạo niềm tin, hưng
phấn và ý thức độc lập suy nghĩ trong qúa trình học tập của học sinh. Đó

13


là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiết trả bài văn miêu tả nói
riêng và của quá trình dạy học văn miêu tả nói chung.
- Với cách làm trên, các em sẽ tự rút kinh nghiệm, học hỏi được nhiều điều
để có thể làm tốt hơn trong những bài sau.
3.3 Xây dựng và đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn
miêu tả cho HS lớp 4.
Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả là loại bài tập
được sử dụng trong bài học thực hành rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả,
kiểu bài thực hành này nằm ở phần “luyện tập”
3.3.1.Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả ở lớp 4.
Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề nhằm giúp HS biết cách
xác định đúng, đủ các yêu cầu như: yêu cầu về đối tượng miêu tả, mục đích
miêu tả, trọng tâm miêu tả, đối tượng tiếp nhận (người đọc) bài văn miêu tả

của đề bài văn miêu tả. Từ đó các em tránh được sự lúng túng trong quá
trình triển khai bài viết, tránh tình trạng bài viết xa đề, lạc đề…Để thực
hiện được bài tập này, tôi đã hướng các em tới sự lựa chọn những đối tượng
miêu tả các em thực sự được quan sát kĩ, có tình cảm hoặc có ấn tượng sâu
sắc về đối tượng đó.
Ví dụ bài tâp: Em hãy đọc kĩ đề bài sau và trả lời câu hỏi: “ Hãy miêu tả
một đồ vật trong gia đình em hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp
quan sát.”
- Em hãy kể tên những đồ vật em được quan sát trong gia đình em
(hoặc trong nhà truyền thống) (đó là những đồ vật nào? em quan sát đồ vật
đó ở đâu?)
- Trong các đồ vật kể trên, em có ấn tượng sâu sắc nhất với đồ vật
nào?
- Em sẽ lựa chọn đồ vật nào để tả?
Ví dụ bài tập về xác định đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả:
Đề bài sau yêu cầu em viết bài văn miêu tả nhằm mục đích gì? Cho ai
đọc? những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Đề bài: “Có rất nhiều bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về cây tre Việt
Nam. Em hãy tả cây tre gắn bó với đời sống người dân đất Việt cho các
bạn đó biết.”
3.3.2. Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm ý cho bài văn
miêu tả.

14


Bài tập này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó giúp HS biết cách trình
bày, ghi chép kết quả quan sát và nhằm đảm bảo một trong những yêu cầu
của quan sát là phải quan sát toàn diện, đầy đủ đối tượng.
Ví dụ: Bài tập1: Em hãy quan sát một đồ chơi mà em yêu thích và trả lời

các câu hỏi sau: - Dùng mắt để xem: đồ chơi to hay nhỏ? Hình dạng ra
sao? Màu sắc thế nào? được làm bằng chất liệu gì?...;
- Dùng tay để biết: đồ chơi mềm hay rắn? nặng hay nhẹ? nhẵn hay sần
sùi? kết hợp với cảm giác của em khi quan sát...
- Dùng tay để nghe: đồ chơi khi được sử dụng có phát ra tiếng động
hay không? tiếng động như thế nào?...
Bài tập 2: Quan sát và ghi lại những nét chính về con chó của nhà em
(hoặc của nhà bạn em, nhà hàng xóm) theo các câu hỏi gợi ý sau (lưu ý sử
dụng các từ ngữ gợi tả, so sánh, nhân hóa...để thể hiện kết quả quan sát)
- Con chó to hay nhỏ? Thuộc giống cho gì? Béo hay gầy?
- Bộ lông màu gì? Lông dày hay mỏng, có mượt hay không? mình dài
hay ngắn?
- Mõm dài hay ngắn? tai to hay nhỏ? khi vẫy tai trông như thế nào? bốn
chân ra sao? mắt màu gì? khi nhìn như thế nào? Tiếng sủa có to không? khi
đòi ăn kêu thế nào? lúc đùa giỡn, khi vui mừng, lúc giận dữ, khi có khách
đến sủa như thế nào?
- Khi đi, chạy, nhảy có gì đặc biệt? Lúc ăn và lúc ngủ ra sao?
Bài tập 3: Quan sát chiếc cặp sách của em (hoặc của bạn em) theo trình
tự từ ngoài vào trong và ghi chép kết quả quan sát của em.
3.3.3.Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong bài văn miêu tả.
Nhóm bài tập này giúp HS biết cách dùng từ, đặt câu sinh động, gợi tả,
gợi cảm, biết cách dựng đoạn văn miêu tả và liên kết các đoạn văn miêu tả
thành bài văn hoàn chỉnh.
Ví dụ: Bài tập1: Hai câu dưới đây tả tấm lịch treo tường. Em hãy thay
các từ in đậm trong hai câu này bằng từ ngữ khác để nhân hóa tấm lịch:
“Cứ mỗi ngày, lịch lại thay một tờ mới, rạng rỡ và vui vẻ. Vào ngày chủ
nhật, lịch thay tờ giấy giản dị hằng ngày bằng màu sắc đỏ tươi, làm ửng
hồng cả trang giấy trắng tinh.”
Để làm được bài tập này, giáo viên hướng dẫn HS tìm tòi, cân nhắc
trong vốn từ của mình các từ ngữ đồng nghĩa với từ đã cho, sau đó dựa vào

ý nghĩa của từ và dựa vào ngữ cảnh mà từ xuất hiện, tiến hành thay thế từ
cho sẵn bằng từ ngữ có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao hơn. Chẳng hạn để

15


nhân hóa tấm lịch, để câu văn sinh động và gợi tả hơn, từ ‘tờ’’ có thể thay
bằng từ khuôn mặt hoặc “gương mặt”, từ tờ giấy có thế thay bằng từ “chiếc
áo”...
Bài tâp 2: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh để viết lại các
câu văn sau cho sinh động, gợi cảm hơn:
- Phía chân núi, mặt trời đang mọc lên.
- Con gà trống có bộ lông rất đẹp.
Bài tập 3: Dựa vào gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài bằng cách giới
thiệu hoàn cảnh xuất hiện của cây hoa giấy: “Trước sân nhà, bố em trồng
một cây hoa giấy.”
Ví dụ: Bài tập1. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu miêu tả vẻ
đẹp của cây hoa hồng trong đó có chứa các từ ngữ sau: cây hoa hồng, đẹp,
thân cây, cứng, gai nhọn, lá cây, nhiều khía, hoa hồng, đỏ thẫm, yêu thích
Bài tập 2. Bạn Hà dự định viết bài văn tả chú gà trống, nhưng phần thân
bài bạn viết chưa hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh bài văn.
“Trong đàn gà của nhà tôi, tôi thích nhất là chú gà trống.
Chú gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Đúng như cáI tên, chú
có bộ lông vàng mướt như nhung. (…)
Chú gà trống còn rất nghịch ngợm và háu ăn nữa. (...)
Nhưng chú cũng có ích lắm đấy. (...)
Tôi rất yêu chú gà trống này. Ngày ba lần, tôi lại cho chú ăn để chú
mau lớn, chóng khỏe.”
3.3.4.Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi
trong bài văn miêu tả.

Nhóm bài tập này có tác dụng rèn cho HS thói quen phải cân nhắc, suy
xét cẩn thận khi viết, thói quen đọc lại, kiểm tra lại những điều mình vừa
viết ra để điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết. Bên cạnh đó, nhóm bài tập
còn nhằm mục đích giúp cho HS biết cách phát hiện lỗi để chữa được lỗi và
chữa được lỗi để tránh mắc lỗi. Với lỗi bố cục không đầy đủ: Để chữa lỗi
này, HS cần phải viết thêm phần còn thiếu vào bài của mình. Hoặc lỗi bố
cục không cân đối, yêu cầu HS viết thêm các câu văn miêu tả vào phần
thân bài.
Ví dụ: Bài tập 1: Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu văn miêu tả sau và chữa lại
cho đúng:
“ Lá cúc màu xanh sẫm, to bằng cả bàn tay em, mọc lẫn lộn trên thân
cây.”

16


Bài tập 2: Hai câu đầu trong đoạn văn miêu tả hình dáng chiếc đồng
hồ dưới đây, bạn Mai đã sử dụng sai phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Em hãy tìm ra lỗi đó và sửa lại giúp bạn: “Chiếc đồng hồ của tôi đẹp lắm.
Chúng luôn diện bộ quần áo màu vàng, bóng loáng, làm bằng nhựa cứng,
trông rất oách...”
3.4.Giáo viên thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để có kiến thức
sâu rộng về kĩ năng viết văn miêu tả, nắm vững bản chất văn học, có
kiến thức sâu rộng giúp học sinh nắm vững bản chất văn học của bài
văn miêu tả.
Để làm được điều đó không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá
trình. Trong quá trình dạy học tôi luôn nghĩ nếu người giáo viên không nắm
vững kiến thức thì không thể dạy học có chất lượng được.Vậy làm thế nào
để đạt được điều dó?
3.4.1.Trước tiên, giáo viên cần dành nhiều thời gian đọc kĩ sách giáo

khoa, vở bài tập để xác định đúng trọng tâm của bài, từ đó truyền đạt tới
các em sao cho dễ hiểu nhất.
3.4.2.Tích cực trong việc học hỏi đồng nghiệp, tích luỹ dần kiến thức cho
bản thân.
+ Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp nội dung mà mình còn phân vân.
+ Cùng với đồng nghiệp nâng cao chất lượng những buổi sinh hoạt
chuyên môn bằng cách thảo luận trong tổ những nội dung mà mình còn
vướng mắc .
3.4.3.Dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo:
+ Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu, chúng ta cần phải biết
lựa chọn tài liệu nào thích hợp giúp chúng ta nhiều trong giảng dạy.
Tóm lại: Việc vận dụng các phương pháp dạy học trong rèn kĩ năng
miêu tả cho học sinh lớp 4 cần phải linh hoạt, không dập khuôn, máy móc.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần hướng học sinh vận
dụng nhiều biện pháp khác nhau sao cho hợp lí.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Sau một quá trình nghiên cứu và áp dụng ở lớp 4B, trường Tiểu học
Hải Lộc đã đem lại kết quả rất khả thi trong rèn kĩ năng viết văn miêu tả
nói riêng và môn học tiếng việt nói chung cho học sinh, nhiều em học sinh
tiến bộ rõ rệt, học tốt hơn, khắc phục được tình trạng bài làm dàn trải. Đối
với những em chưa hoàn thành và hoàn thành ở mức trung bình thì bài làm

17


đã đúng trọng tâm. Đối với những em hoàn thành ở mức khá giỏi thì bài
làm rất phong phú về ý, sâu sắc về nội dung, chặt chẽ trong lập luận.
Kết quả khảo sát chất lượng tháng 2 do trường tổ chức khảo sát, riêng
phân môn Tập làm văn (thể loại tả cây cối) kết quả như sau:
Các lần

kiểm tra
Cuối kì 1
Tháng 2

Tổng
số
HS
33
33

Kết quả đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
%
15
45.5
18
54,5
0
0
25
75,7
8
24,3
0

0

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1- KẾT LUẬN:
Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong
các giờ Tập làm văn học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kỹ năng viết
văn miêu tả được nâng cao rõ rệt. Học sinh không còn e ngại khi học văn
miêu tả, những ánh mắt rạng ngời, những cánh tay bé nhỏ mạnh dạn giơ lên
xin phát biểu. Điều đó cho thấy sự thành công trong việc vận dụng hữu
hiệu các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh của mình.
Qua buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, khối tôi đưa ra sáng kiến của mình
đã thực hiện để các đồng chí giáo viên trong khối nghiên cứu và thử áp
dụng. Các đồng chí đều nhất trí và sau thời gian rèn luyện đã báo cáo kết
quả rất tốt (như lớp đồng chí Liễu, Hạnh…).Qua lần thao giảng toàn trường
về môn Tập làm văn, để trả lời câu hỏi: “Làm sao học sinh lớp 4B có thể
viết được bài văn hay đến thế? ” của các thầy cô trong trường, tôi đã trình
bày trước hội đồng cách thực hiện trong từng quá trình rèn luyện để học
sinh có thể viết văn miêu tả. Bản thân đã được các đồng chí trong trường
đồng tình ủng hộ và đều cho rằng sáng kiến này rất hay mà hình thức lại
đơn giản, đơn vị nào, lớp nào cũng có thể thực hiện được.
2. KIẾN NGHỊ:
Từ thực trạng việc dạy học môn Tập Làm Văn lớp 4 ở nhà trường
chúng tôi xin đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết văn
miêu tả ở lớp 4 đó là:
* Đối với giáo viên:
Cần có cái nhìn đúng về tầm quan trọng trong rèn luyện kĩ năng viết
văn miêu tả ở lớp 4.

* Đối với nhà trường:
- Bổ sung thêm tài liệu tham khảo, tranh ảnh về môn Tiếng Việt (đặc
biệt các tài liệu liên quan đến phân môn Tập Làm văn).
- Tổ chức các buổi chuyên đề theo tháng về nâng cao chất lượng giảng
dạy các môn học theo từng khối lớp.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các
biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số
kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân mong muốn được cùng chia sẻ với các “bạn
đồng nghiệp”. Rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp của các bạn đồng
nghiệp và HĐKH cấp trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.

19


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hậu Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Thu Hằng

20




×