Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.45 KB, 22 trang )

SỞGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOTHANH
THANHHÓA
HÓA
SỞ

PHÒNGGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOBÁ
BÁTHƯỚC
THƯỚC
PHÒNG

SÁNGKIẾN
KIẾNKINH
KINHNGHIỆM
NGHIỆM
SÁNG

MỘTSỐ
SỐBIỆN
BIỆNPHÁP
PHÁPGIÚP
GIÚPHỌC


HỌCSINH
SINHLỚP
LỚP44Ở
ỞTRƯỜNG
TRƯỜNGTIỂU
TIỂU
MỘT
HỌCTHIẾT
THIẾTKẾ
KẾNÂNG
NÂNGCAO
CAONĂNG
NĂNGLỰC
LỰCCẢM
CẢMTHỤ
THỤVĂN
VĂNHỌC
HỌC
HỌC
TRONGGIỜ
GIỜHỌC
HỌCTẬP
TẬPĐỌC
ĐỌC
TRONG

Người
thực
hiện:Trịnh
Trịnh

Thị
Người
thực
hiện:
Thị
AnAn
Chức
Giáo
viên
Chức
vụ:vụ:Giáo
viên
Đơn
công
tác:Trường
Trường
Tiểu
học
Thiết
Đơn
vị vị
công
tác:
Tiểu
học
Thiết
KếKế
SKKN
thuộc
lĩnh

vực:Tiếng
Tiếng
việt
SKKN
thuộc
lĩnh
vực:
việt

THANH HÓA, NĂM 2016
THANH HÓA, NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu
I. Lí do chọn sáng kiến
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng của việc dạy – học cảm thụ văn học trong phân môn

1
1
1
2

2
3
3
4

Tập đọc ở trường Tiểu học Thiết Kế.
III. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao năng lực cảm thụ văn
8
học cho học sinh trong phân môn Tập đọc.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. Kết luận, kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị

16
18
18
19

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn sáng kiến.

Trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học gồm
nhiều phân môn, trong đó môn Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong
chương trình. Vì ngoài việc hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết nó còn có nhiệm vụ giúp học sinh cảm thụ văn học và phát triển tư
duy cho học sinh. Môn Tập đọc có một vai trò quan trọng là cung cấp một khối
lượng ngữ liệu văn chương nhiều nhất, thuộc nhiều chủ điểm khác nhau vì thế khi
dạy Tập đọc, một yêu cầu cao hơn cả đặt ra cho mỗi giáo viên đó là rèn luyện năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh như thế nào cho hiệu quả. Bởi cảm thụ văn học là

quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, cảm thụ văn
học giúp các em không chỉ được thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động cả
về mặt tình cảm, từ đó sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực, hành
2


động, tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cho các em theo mục tiêu giáo dục đề ra
trong chiến lược phát triển con người.
Vì vậy tôi thấy rằng việc nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp hữu hiệu
nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là một việc
làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học trong khuôn khổ sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp
4 ở trường Tiểu học Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học
Tập đọc ”.
II. Mục đích nghiên cứu.

Việc chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ
học Tập đọc ” nhằm mục đích:
Điều tra thực trạng cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thiết
Kế.
Tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất, nhằm giúp học sinh lớp 4 nâng cao
năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh lớp 4.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh qua tiết tập đọc
nhằm trang bị cho học sinh vốn văn hóa – văn học cần thiết cho các em. Giúp học
sinh nhận biết nhanh gọn và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong bài đọc, giúp
học sinh hình thành và phát triển tình cảm, nhân cách đẹp của con người, tạo cho
học sinh biết rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp và phát triển tư duy.

III. Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh lớp 4A (lớp thực nghiệm) và học sinh lớp 4B (lớp đối chứng) ở
trường Tiểu học Thiết Kế.
Phân môn: Tập đọc lớp 4
IV. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp đàm thoại.

3


- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận

Cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc là một mục tiêu quan trọng, hết
sức cần thiết. Cảm thụ văn học không phải là hoạt động ghi nhận bằng ống kính,
mà là một quá trình hoạt động bằng năng lực nhận thức, sự cảm nhận cái hay, cái
đẹp, sự sâu sắc ở ngôn từ, một hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người, ở nghệ
thuật viết, ở ý nghĩa bài thơ, bài văn mà các em được học. Cảm thụ văn học là quá
trình tâm lí phức tạp và đầy sang tạo. Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào để khám phá
nó bao giờ cũng phải dựa vào trí sáng tạo và sự tưởng tượng của con người.
Cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu cảm thụ văn chương, đặc trưng
ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật, tính hình tượng của văn

4



chương. Đây là quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có
tính sáng tạo. Mỗi một tác phẩm văn học đều mang một vẻ đẹp toàn diện về cả nội
dung và cả giá trị nghệ thuật. Đó chính là vẻ đẹp về ngôn ngữ, về các hình thức
nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó. Quá trình nhận thức cái đẹp trong văn
thơ là quá trình nhận thức cái đẹp về ngôn ngữ nghệ thuật. Mà đặc trưng của ngôn
ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh, có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa.
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học trước khi đến trường, học sinh tiểu học đã
có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với
hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ các em đã được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện
cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân
ca....Dù chưa ý thức rõ rệt, nhưng các em đã có cảm giác yêu nhân vật này hơn
nhân vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia...là vì các em
đã có những " cảm nhận chủ quan" về câu chuyện được nghe. Chứng tỏ sự tiếp xúc
này đã giúp các em cảm nhận về văn, thơ, từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời kể
chuyện của bà, lời mẹ hát ru.
Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học
bằng chữ viết qua các bài tập đọc, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn nữa trong
việc cảm thụ thế giới văn chương. Trường tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri
thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực cần thiết cho cảm thụ văn học. Học sinh
bắt đầu làm quen với các thao tác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật cuả tác phẩm. Đó
là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý
chính hay nội dung của bài thơ, bài văn, hoặc tìm từ ngữ "chìa khoá", làm nên cái
hay cái đẹp của đoạn văn bản....Học sinh cũng được trang bị một số kiến thức về
hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài của bài tập
đọc.
Tuy nhiên, các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện những nội
dung trừu tượng, khái quát trong bài đọc và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là vì do tư
duy lôgíc ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành. Song bên cạnh đó ở

các em lại có những ưu điểm đặc biệt trong cảm thụ văn học đó là: Những cảm
quan tuổi thơ, đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất
đáng quí ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên. Người
ta thường nói tới "nhãn quan trẻ thơ" tức là cách nhìn từ góc độ trẻ thơ. Thật vậy,

5


dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì
bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ,
hấp dẫn.
Từ cơ sở lý luận trên, tôi đã nghiên cứu những mặt còn tồn tại trong quá
trình dạy và học cảm thụ văn học ở lớp 4. Để tìm ra những biện pháp giảng dạy đạt
được hiệu quả cao nhất trong các bài Tập đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Thiết Kế.
II. Thực trạng của việc dạy - học cảm thụ văn học trong phân môn Tập

đọc ở trường Tiểu học Thiết Kế.
1. Đặc điểm nhà trường: Trường Tiểu học Thiết Kế thuộc địa bàn xã Thiết
kế là một xã nghèo và còn nhiều khó khăn của huyện Bá thước. Học sinh ở đây
100% là con em dân tộc Mường. Nghề nghiệp chính các gia đình là làm nông
nghiệp, hoàn cảnh còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. Phụ huynh chưa thực sự quan
tâm đến việc học của con cái. Đây cũng chính là một ảnh hưởng không nhỏ trong
việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
2. Về phía giáo viên: Nhìn chung hầu hết giáo viên đều rất coi trọng việc
dạy phân môn Tập đọc, xác định rõ được các nhiệm vụ của việc dạy Tập đọc là rèn
cho cho học sinh 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên một hạn chế dễ phát
hiện nhất trong dạy Tập đọc là: giáo viên mới chỉ coi trọng việc rèn tốc độ đọc cho
học sinh, còn xem nhẹ việc đọc diễn cảm, đọc hiểu và cảm thụ văn học. Hơn nữa
trong cách nghĩ của mỗi giáo viên hầu như đã in sâu quan niệm, dạy Tập đọc chủ

yếu là học sinh được đọc nhiều còn việc cảm thụ văn học cho học sinh là chưa cần
thiết, chỉ cần tìm hiểu sơ qua hệ thống các câu hỏi trong sách giáo khoa là đủ,
không cần chú trọng nhiều, vì thời lượng một tiết tập đọc ngắn, giáo viên chỉ cần
tập trung rèn các em đọc trôi chảy. Mặt khác, giáo viên lên lớp dạy quá nhiều môn
nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy.
Một vấn đề nữa trong dạy học giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo
các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra các biện pháp dạy học hiệu quả để áp
dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Nếu có dạy cảm thụ văn
học thì đa số giáo viên còn áp đặt cách cảm thụ của mình cho học sinh, trò cảm thụ
ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ được. Một số giáo viên thì
quan niệm: vấn đề dạy học cảm thụ văn học là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, là dạy
6


nâng cao cho học sinh. Từ việc nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của
việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc cho hoc sinh là
một phần nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao.
3. Đối với học sinh: Qua thực tế dạy học và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy trong quá
trình cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc các em gặp rất nhiều khó khăn. Hầu
hết các em không nắm được bản chất của hoạt động cảm thụ văn học là làm cái gì,
không có các kĩ năng cần thiết để cảm thụ một văn bản nghệ thuật.
Để khảo sát toàn diện về vấn đề nhận thức và thực hành cảm thụ văn học
của học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thiết Kế, vào đầu năm học 2015 -2016 tôi đã
tiến hành một thực nghiệm mang tính thăm dò bằng việc phỏng vấn trực tiếp 36
học sinh của hai lớp 4A, 4B bằng các câu hỏi:
? Em có thích học môn Tập đọc không? Cho cô biết lí do vì sao em thích
hoặc không thích? Học môn Tập đọc em thấy ngại và khó ở điểm nào? Sở thích
của em trong học tập ?
Kết quả phỏng vấn 36 học sinh hai lớp 4A và 4B được đánh giá theo hai mức
độ: Hứng thú và chưa hứng thú như sau:


Mức độ
Thời gian

Lớp

Sĩ số

Hứng thú

Chưa hứng thú

SL

TL

SL

TL

12/9/2015

4A

18

4

22%


14

78%

12/9/2015

4B

18

6

33%

12

67%

Sau đó tôi tiếp tục tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát để đánh
giá năng lực cảm thụ văn học của 36 học sinh hai lớp 4A, 4B bằng 3 dạng bài tập
như sau:
Dạng1: Kiểm tra năng lực đọc một văn bản nghệ thuật

7


- Đọc thành tiếng bài thơ “Mưa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Dạng 2: Phát hiện nội dung và biện pháp nghệ thuật của bài đọc.
- Tìm những biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ “Mưa” ?
- Nêu nội dung của bài thơ đó?

Dạng 3: Cho học sinh cảm thụ một đoạn thơ:
- Đọc bài thơ sau và nói lên có suy nghĩ của em về người bạn nhỏ trong bài
thơ?
Bóng Mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
(Thanh Hào)
Kết quả đánh giá qua ba dạng bài tập trên của học sinh hai lớp 4A và
4B được đánh giá theo hai mức độ: Hoàn thành và Chưa hoàn thành như sau:

Thời
gian

Lớp


số

Mức độ
Nội dung

SL
Đọc đúng

14/9/2015

15/9/2015


4A

4B

18

18

Hoàn thành
TL

Chưa HT
SL

TL

10 55%

8 45%

Đọc diễn cảm

4 22%

14 78%

Phát hiện các biện pháp
nghệ thuật, nội dung bài.

5 27.5%


13 71.5%

Cảm thụ một đoạn thơ

4 22%

14 78%

Đọc đúng

11 60.5%

7 39.5%

Đọc diễn cảm

5 27.5%

13 71.5%

Phát hiện các biện pháp

6 33%

12 67%

8



nghệ thuật, nội dung bài.
Cảm thụ một đoạn thơ

6 33%

12 67%

Từ kết quả trên cho thấy chất lượng cảm thụ văn học của học sinh còn yếu ở
các mặt sau:
- Vốn sống, hiểu biết về xã hội của các em rất kém, ngôn ngữ nói và viết thì nghèo
nàn. Phỏng vấn học sinh tôi được biết hầu hết các em ngại học Tập đọc, học Tập
đọc các em không thích học phần tìm hiểu nội dung bài đọc vì không biết trả lời
các câu hỏi. Hầu hết học sinh thích xem truyện tranh hơn là đọc các sách văn học
thiếu nhi có nhiều kênh chữ nên các em thiếu cái nền cơ bản khi cảm nhận cái hay,
cái đẹp của bài tập đọc... Chính vì thế, tiết tập đọc trở nên khô khan, nhàm chán và
học sinh không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân.
- Chất lượng đọc diễn cảm còn yếu, chậm trong việc nhận diện ngôn ngữ, đọc và
hiểu còn tách rời nhau, đọc nhưng không tư duy được cái đọc, đọc mà không hiểu.
- Việc tìm hiểu nội dung và cách trả lời câu hỏi còn máy móc, phụ thuộc vào từng
chữ của văn bản, chưa biết chắt lọc, trình bày lúng túng, thiếu sáng tạo. Nhiều em
chưa nắm chắc các biện pháp tu từ, chưa biết rút ra nội dung bài đọc, chưa biết bày
tỏ cảm xúc, chưa biết rút ra bài học về nhận thức về tình cảm, hành vi, sau khi đã
được đọc, được nghe.
Như vậy quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của học sinh và
giáo viên trong môn tập đọc đang còn nhiều tồn tại. Việc dạy cảm thụ văn học trong
phân môn Tập đọc còn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh
nghiệm giảng dạy của giáo viên chứ chưa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa
học để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Bản thân các em còn gặp
nhiều khó khăn trong quá trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học
sinh không thấy hứng thú khi học môn Tập đọc và đặc biệt là phần tìm hiểu, cảm

thụ văn học. Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ văn học,
đặc biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạt kết
quả cảm thụ, “ngại” bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên chưa biết
tạo hứng thú học tập cho học sinh, chưa kích thích được sự tò mò, ham tìm hiểu
của các em.Vì vậy để khắc phục được những tồn tại này và nâng cao năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc tôi đã mạnh dạn thực hành vào
giờ dạy bằng các giải pháp dưới đây.
9


III. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho

học sinh trong phân môn Tập đọc.
Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh, lập sổ theo dõi, lên kế
hoạch nội dung bồi dưỡng, phụ đạo những điểm yếu của học sinh cụ thể như
sau:
Thứ nhất: Rà soát phân loại đối tượng học sinh theo trình độ, tôi tiến hành:
Lên kế hoạch và thực hiện phụ đạo cho học sinh 2 buổi chiều/ tuần, chia nhóm học
tập theo những hạn chế của từng đối tượng học sinh đã được phân loại, lập sổ theo
dõi từng tiến bộ của học sinh sau mỗi tuần học.
Thứ hai: Phụ đạo nâng cao khả năng đọc cho học sinh.
Trong các buổi học phụ đạo tôi đã chia nhóm học sinh theo trình độ đọc,
nhu cầu và hứng thú,… từ đó tôi lựa chọn các bài đọc tương ứng với trình độ của
mỗi nhóm, yêu cầu học sinh luyện đọc đạt theo yêu cầu: đọc đúng tốc độ, phát âm
chuẩn xác, đúng kiểu câu, đúng độ cao, trường độ, ngắt nghỉ đúng, đọc diễn cảm.
Sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc, cảm thụ văn học dựa trên những tri
thức mà các em có.
Thứ ba: Cung cấp và củng cố lại hệ thống kiến thức cơ bản về Tiếng Việt
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở Tiểu học, các em cần nắm vững
những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt mà đặc biệt là hệ

thống kiến thức Luyện từ và câu. Có nắm chắc được các kiến thức về Từ loại, Loại
từ, các biện pháp tu từ, có vốn từ ngữ phong phú thì các em mới cảm nhận được vẻ
đẹp của những bài văn, bài thơ. Trong buổi học phụ đạo tôi đã củng cố lại hệ thống
kiến thức mà các em chưa nắm chắc.
Ví dụ: Ôn về nhận diện từ tôi đã cho các em thực hành bài tập sau:
Câu thơ sau hay ở chỗ nào?

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

Để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu thơ các em cần dựa vào kiến thức
loại từ để tìm ra từ “Lửa lựu lập loè “: Bốn phụ âm l được lặp lại, các âm điệu hài
hoà, từ láy lập loè gợi nét nghĩa: một trạng thái không ổn định, lúc mờ, lúc tỏ, lúc

10


mạnh, lúc yếu, lúc cao, lúc thấp… giúp ta thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ như sắc lửa
khi ẩn, khi hiện, báo hiệu không khí oi bức của mùa hè đang tới dần.
Cho học sinh làm các bài tập về nhận diện từ, tìm từ ngữ, cách dùng từ đặt
câu. Bên cạnh đó các em cần nắm chắc cách đặt câu, đảo ngữ, sử dụng điệp ngữ
trong cách trình bày nội dung cảm thụ cũng rất quan trọng.
Ví dụ tôi đã cho học sinh tham khảo một đoạn văn hay trong bài Đường đi
Sa Pa của nhà văn Nguyễn Phan Hách: “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh
khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào,
lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen
nhung hiếm quý.” Và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
Từ cách dùng từ độc đáo đó các em sẽ thấy: nếu thiếu đi những trạng ngữ
gây ấn tượng về thời gian (thoắt cái), cách đảo bổ ngữ (lác đác), đảo vị ngữ (trắng
long lanh) thì những câu văn trên sẽ không làm cho người đọc cảm nhận được vẻ

đẹp nên thơ, huyền ảo của Sa Pa.
Ngoài ra trong các buổi phụ đạo các em còn được hướng dẫn làm một số bài
tập cảm thụ đoạn văn, củng cố về bố cục một bài văn, một số biện pháp tu từ
như: so sánh , nhân hoá, ...
Ví dụ: Câu thơ sau nói lên tình cảm gì của bố và con sau nhiều ngày mong
đợi?
“Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”.

(Mẹ vắng nhà ngày bão)

Thông qua hệ thống câu hỏi xoáy vào trọng tâm nội dung cần khai thác, để học
sinh phát hiện những tín hiệu nghệ thuật, đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội
dung, ý nghĩa đoạn văn, đoạn thơ đưa ra...Những tín hiệu nghệ thuật này có thể là
những từ “ đắt”, đa nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm, những hình ảnh thẩm mĩ, những câu
từ hay, những nhân vật có tính điển hình, để từ đó các em biết khai thác và cảm thụ.
Nắm được ý nghĩa của các khái niệm đó, các em sẽ hiểu rõ hơn ý diễn đạt
của câu, đoạn của bài thơ, bài văn. Dễ dàng phát hiện ra những tín hiệu nghệ thuật,
những biện pháp tu từ, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những hình ảnh so sánh, đối
lập... được thể hiện trong tác phẩm. Nắm vững ngữ pháp Tiếng Việt, các em sẽ nói

11


tốt, viết tốt, diễn đạt tốt và hình thức diễn đạt sinh động, sáng tạo. Từ đó giúp các
em nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp, phương tiện dạy hoc.
Trong dạy học môn Tập đọc, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học
mới, đó là dạy học theo mô hình VNEN và ứng dụng phần mềm power point trong
dạy học , kết quả cho thấy hiệu quả của giờ học Tập đọc rất tốt: Học sinh được học

tập thoải mái, được hợp tác trao đổi với bạn để phát hiện kiến thức, hứng thú văn
thơ được trỗi dậy, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ từ các hình ảnh được trình chiếu phục
vụ cho từng nội dung bài đọc.
Giải pháp 3: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua việc thưởng thức
các tác phẩm nghệ thuật tạo hứng thú văn thơ ngay từ phần giới thiệu bài.
Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em
mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng
rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. Dựa vào
đặc điểm này trong dạy học Tập đọc tôi thường xuyên sử dụng đồ dung trực quan
trong dạy học, cho học sinh xem tranh. Tạo sự cuốn hút ngay từ lời giới thiệu bài
bằng cách mở rộng lời giới thiệu không chỉ giới thiệu về tác phẩm mà còn giới
thiệu cả tác giả. Cho học sinh thưởng thức các ca khúc có liên quan đến bài đọc đã
được phổ nhạc ở phần giới thiệu bài đã tạo nên sự kích thích tích cực về thị giác,
thính giác và nảy sinh cách đặt vấn đề cho bài đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Tôi đã cho
học sinh thưởng thức ca khúc “Lời ru trên nương” là bài hát được phổ nhạc từ bài
thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Hay khi dạy bài “Đường đi Sa
Pa” phần giới thiệu bài tôi cho học học sinh quan sát các hình ảnh đẹp về Sa Pa.
Với bài “Mẹ ốm” tôi đã tìm hiểu thêm về tác phẩm, tác giả và giới thiệu về nhà thơ
Trần Đăng Khoa, tôi thấy lời giới thiệu thực sự thu hút sự chú ý của học sinh, tạo
khí thế hào hứng, háo hức chào đón bài học mới. Hơn nữa các biện pháp này sẽ có
tác dụng rất lớn trong việc tạo nên cảm xúc mạnh mẽ về văn bản, nó đánh thức
những cảm giác về nhịp điệu, cung bậc của tâm hồn trong bài đọc từ đó giúp học
sinh cảm thụ văn thơ hiệu quả hơn.

12


Giải pháp 4: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh bằng
giọng đọc diễn cảm của giáo viên trong bước giáo viên đọc mẫu.

Đọc diễn cảm là thể hiện sự sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc,
nhằm tác động đến người nghe, tác động đến tình cảm vì đọc diễn cảm thực chất nó
thuộc nghệ thuật trình diễn gần tương đồng với ngâm thơ và trình diễn ca khúc.
Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo được hứng thú văn thơ, tạo nên bầu không
khí tươi mát cho giờ học. Học sinh có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh ấn
tượng xúc động tự nhiên về bài đọc, tạo nên những bất ngờ, trỗi dậy sự hứng khởi
và nảy sinh những cảm nhận mới mẻ về văn bản. Đọc mẫu hay sẽ giúp các em có
ấn tượng và thích thú ngay với câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ đó. Khi cảm
nhận được ý thơ văn hay, các em sẽ đọc được diễn cảm bài thơ, bài văn theo cảm
xúc thực sự của mình. Mặt khác giọng đọc diễn cảm của giáo viên là mầm gieo vào
học sinh ý thức đọc sao cho cuốn hút, tạo cho học sinh cơ hội bộc lộ bản thân, thể
hiện cảm xúc nội tại của tâm hồn. Vì vậy bước đọc diễn cảm của giáo viên là chìa
khóa vô cùng quan trọng cho phần tìm hiểu bài đọc.
Giải pháp 5: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học bằng biện pháp: Tăng
cường rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho cảm thụ văn học. Tập đọc là phân
môn góp phần nhiều nhất vào quá trình hình thành và phát triển năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh. Luyện đọc cho học sinh là một hoạt động đặc trưng của phân
môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp học sinh
cảm thụ kiến thức văn học. Vì vậy trong giờ dạy Tập đọc để học sinh cảm thụ tốt
được bài đọc tôi đã thực hiện tăng cường cho học sinh đọc hiểu nhiều hơn. Bởi đọc
hiểu có ưu thế hơn hẳn so với đọc thành tiếng ở chỗ tốc độ đọc nhanh hơn, khả
năng tiếp nhận và thông hiểu văn bản tốt hơn. Vì khi đọc học sinh không phải chú ý
đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung mình đang đọc, sàng lọc được
những từ “chìa khóa”, phát hiện ra những câu văn “đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật
của bài. Qua việc đọc hiểu học sinh sẽ tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói
văn chương, các biện pháp tu từ..Thấy được bài đọc đã ghi chép những hiện thực
gì, qua các hình ảnh hiện thực đó học sinh sẽ nảy sinh hành động tự nhận thức, bộc
lộ những tình cảm, hiểu được thái độ của tác giả gửi gắm trong bài đọc.


13


Giải pháp 6: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học bằng cách sử dụng tiêu
đề của bài Tập đọc.
Sau bước đọc hiểu, giáo viên cần gợi mở cho học sinh nhận thấy được cách
đặt tiêu đề của một số bài Tập đọc chính là câu khái quát nội dung hoặc chỉ ra đối
tượng, khung cảnh, nhân vật chính, được nói đến trong bài tập đọc mà các em
chuẩn bị tìm hiểu. Từ đó giúp các em có định hướng cụ thể, tư duy trực tiếp dễ
dàng hơn trong việc tìm hiểu cảm thụ văn học từ bài đọc.
Ví dụ như bài: Hoa học trò, Chợ tết, Sầu riêng, Anh hung lao động Trần Đại
Nghĩa…Khi đọc tiêu đề các bài đọc này nó đã góp phần vào việc gợi ra đối tượng
chính sẽ được tìm hiểu trong bài đọc một cách cụ thể.
Giải pháp 7: Thiết kế hệ thống câu hỏi khoa học, mang tính sáng tạo, gợi
cảm xúc, sự liên tưởng và trí tưởng tượng cho học sinh ở phần tìm hiểu bài.
Khi dạy học sinh cảm thụ văn học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngoài
tư duy cụ thể phải biết tư duy trừu tượng để nâng cao nhận thức trong văn học.
Trong SGK, các bài Tập đọc đã có hệ thống câu hỏi được biên soạn khá công phu,
sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó. Để câu hỏi đảm bảo được độ sâu sắc và chính
xác giáo viên có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ với những câu hỏi gợi mở mà
giáo viên tự thiết kế. Tránh ngại khó mà hỏi và trả lời một cách qua loa, hời hợt.
Giáo viên cần có sự đầu tư kĩ lưỡng vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ
Tập đọc sao cho có chất lượng cao, có xác định mục đích rõ ràng, có yêu cầu phù
hợp với đối tượng và quan trọng hơn là phải có tính hệ thống. Bởi hệ thống câu hỏi
là con đường tích cực nhất để hình thành năng lực cảm thụ văn học.
Hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu sâu sắc nội dung các
bài Tập đọc là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực
cảm thụ văn học cho các em. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, khi thiết kế một giờ
dạy Tập đọc tôi đã sử dụng các hệ thống câu hỏi như sau:
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống câu hỏi phải dựa trên mục tiêu bài học, phải

có tính gắn kết hỗ trợ lẫn nhau, câu trả lời trước là tiền đề cho câu hỏi tiếp theo cho
đến khi học sinh khám phá, hiểu được nội dung của bài đọc. Khi thiết kế câu hỏi tôi
không nhất thiết phải máy móc sử dụng nguyên vẹn hệ thống câu hỏi trong sách
giáo khoa mà có thể sáng tạo hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài.

14


Trình tự câu hỏi đặt ra cho học sinh trước hết là những câu hỏi gợi cảm xúc ở dạng
đơn giản nhất, sau đó nâng cao dần cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối
với những câu hỏi đơn giản này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh,
mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của
trái tim.
Ví dụ: Sau khi học sinh đọc diễn cảm giáo viên đặt câu hỏi:
? Em thích nhất câu thơ nào?
? Em thích hành động, tính cách của nhân vật nào?
Sau đó tôi nâng cao dần mức độ câu hỏi mang tính tư duy, sáng tạo nhiều hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca có đoạn: Bước vào phòng ông
nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “ Chỉ vì
mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” tôi đã đặt câu hỏi cho học
sinh như sau:
? Khi biết mình đã phạm lỗi An - đrây - ca có cảm giác như thế nào?
Tôi thấy khi đưa ra những câu hỏi như thế này, nó có tác dụng giúp học sinh
phải huy động kinh nghiệm sống của bản thân, để soi bản chất của nhân vật, tạo
nên sự đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nhân vật để tìm ra câu trả
lời. Khi đưa ra những câu hỏi có yêu cầu cao nó giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện
được những ý nghĩa sâu sắc nhất trong văn bản đọc. Tuy nhiên không phải em nào
cũng có thể trả lời được những câu hỏi này, nhưng sự thất bại của những học sinh
trung bình sẽ là động lực để các em này cố gắng ở lần trả lời sau.
Thứ hai: Thiết kế câu hỏi cần phải có tính hệ thống, trọng tâm, cần xoay

quanh nội dung cơ bản của văn bản. Lược bỏ bớt những câu hỏi vụn vặt, rời rạc,
câu hỏi mang tính chất tái hiện vì các câu hỏi này ít có tác dụng trong việc giúp học
sinh phát hiện và khái quát toàn bộ nội dung bài đọc. Mà chỉ nên sử dụng các câu
hỏi này làm bước đệm cho những câu hỏi mang tính gợi mở nêu vấn đề. Bởi nếu ta
sử dụng quá nhiều các câu hỏi tái hiện, câu hỏi vụn vặt sẽ làm giảm hứng thú của
học sinh, hạn chế khả năng khám phá và tìm hiểu những vấn đề cốt lõi của văn bản.
Thứ ba: Chuyển đổi hình thức câu hỏi thành dạng bài tập trên phiếu học tập.
Tôi thiết nghĩ trong dạy học Tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải biết cách phối
hợp đồng thời giữa SGK và hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập này được giáo viên
15


chọn lọc từ một số câu hỏi tự luận trong SGK và biên soạn vào phiếu học tập để
dạy học cho các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy để các em trả lời được
câu hỏi số 2 trong SGK: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?
Vì sao? Tôi đã chuyển câu hỏi này thành dạng bài tập vào phiếu học tập cá nhân
như sau: Đọc thầm và chép lại những hình ảnh về cây tre và búp măng mà em
thích? Giải thích vì sao em thích?
Đối với những câu hỏi tự luận khó tôi đã chuyển thành dạng bài tập trắc
nghiệm. Ví dụ khi dạy bài “Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh để trả lời câu hỏi 4 trong
SGK: Trong khổ thơ cuối “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì? Tôi cho học sinh làm
phiếu bài tập chọn ý trả lời đúng Trong khổ thơ cuối “ngựa con” đã nhắn nhủ với
mẹ:
a. Ngựa con thông minh, thích đi khắp mọi miền.
b. Ngựa con luôn nhớ về mẹ, yêu mẹ và yêu quê hương.
c. Ngựa con vẫn nhớ đường về thăm mẹ.
Sau khi học sinh làm song bài tập vào phiếu các em sẽ tự báo cáo kết quả
trước lớp.
Bằng hình thức bài tập như thế này tôi thấy thực sự hiệu quả hơn cách đàm

thoại trực tiếp. Bởi khi thực hành những bài tập trên phiếu học tập, cá nhân các em
còn được rèn đọc, đặc biệt là đọc hiểu, việc đọc này giúp các em hiểu đúng, hiểu
rõ, hiểu sâu nội dung, làm thúc đẩy hoạt động trí tuệ của cá thể học sinh, đồng thời
rèn kĩ năng viết và nói cho các em.
Theo tôi đây là một phương tiện thuận lợi giúp giáo viên và học sinh đổi mới
cách dạy và học môn Tiếng việt theo hướng thực hành giao tiếp.
Thứ tư: Cách đặt câu hỏi của giáo viên cần tránh tạo áp lực tâm lí bị áp đặt
cho học sinh, mà phải cho học sinh thấy các em luôn ở thế chủ động, muốn tự lí
giải những băn khoăn, thắc mắc của bản thân theo đúng cảm xúc của mình.
Ví dụ với câu hỏi: Em hãy cho biết đoạn thơ này tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?
Thay bằng cách hỏi trên tôi đã hỏi học sinh như sau:
16


- Em thấy đọan thơ này có hay không? Em thấy nó hay ở điểm nào?
Khi đưa ra câu hỏi này tôi thấy học sinh trả lời một cách rất tự tin, thoải mái theo
đúng với cảm nhận của các em.
Giải pháp 8: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học bằng việc đọc diễn
cảm.
Đọc diễn cảm chính là đọc sáng tạo, bộc lộ cảm nhận về nội dung bài đọc
của cá nhân học sinh qua việc đọc. Tôi thường cho học sinh đọc một đoạn văn, thơ
trong bài đọc mà em yêu thích và chỉ ra giá trị, nét đặc sắc của đoạn.
Có thể nói đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của người
đọc, vì vậy phải hòa nhập được với bài thơ, phải có cảm xúc thì mới tìm thấy ngữ
điệu thích hợp, mà chính bài đọc quy định ngữ điệu cho các em chứ không phải các
em tự đặt ra. Việc đọc diễn cảm sẽ giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mĩ, kích
thích trí sang tạo, qua hoạt động đọc các em khám phá ra cái hay, cái đẹp, những
điều kì diệu ẩn chứa sau những hàng chữ. Qua đó giúp học sinh cảm thụ bằng chính
giọng đọc, bằng chính nhạc điệu, âm hưởng của văn bản.

Giải pháp 9: Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học .
Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi “vốn sống”. Cái
“vốn” ấy được tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua sự hoạt
động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Có những cảnh vật, con người, sự
việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý
quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì chúng sẽ không
làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của ta.
Chính vì vây, dạy cho các em thói quen quan sát thường xuyên bằng nhiều
giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) là rất cần thiết cho việc cảm thụ
văn học. Cụ thể tôi đã quy định mỗi em phải có một cuốn “Sổ tay Tiếng Việt và
văn học” dạy các em, ghi chép vào cuốn sổ tay những điều mình thấy như: một câu
nói lột tả tính nết, dáng người, hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng
thái tư tưởng, một câu nói hay mà em thích…
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích luỹ cả vốn
hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên. Mỗi cuốn sách có bao
điều bổ ích và lí thú, giúp các em mở rộng tầm nhìn, khơi sâu những suy nghĩ và
17


cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học cho các em. Tôi đã lập quy
định cho học sinh là mỗi tuần mượn đọc ở thư viện hoặc tự sưu tầm hai câu chuyện
và hướng dẫn các em khi đọc sách các em nên đọc bằng hình thức đọc thầm (đọc
hiểu). Đọc phải tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc để
thấy cái hay, cái đẹp của tác phẩm (cả nội dung và nghệ thuật). Các em biết “sống”
cùng với nhân vật, biết buồn - vui, sướng - khổ, yêu - ghét…, cảm nhận được
những hình ảnh đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúc động… Sau đó kể cho
nhau nghe và trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện.
Giải pháp 10: Tổ chức học mà chơi thông qua các tiết học Hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
Thành lập câu lạc bộ Tiếng việt, tổ chức giao lưu Tiếng việt giữa các lớp 4

trong khối theo các nội dung: Thi đọc diễn cảm, thi diễn kịch, thi cảm thụ một đoạn
văn, khổ thơ, Kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện. Tổ chức hoạt động ngoại
khóa văn học qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức giao lưu có thưởng. Giáo
viên tổ chức cho học sinh đi dã ngoại: thăm thác, thăm thủy điện Bá Thước 1, cho
các em phát biểu cảm xúc khi tiếp xúc với cảnh đẹp. Tôi thấy qua các hoạt động
này học sinh được dịp bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc và thể hiện, học hỏi, trao
đổi bằng ngôn ngữ nói của mình.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào dạy học đến giữa học kì II năm học
2015 - 2016 kết quả lớp thực nghiệm (lớp 4A) do tôi giảng dạy so với lớp đối
chứng (lớp 4B) đạt hiệu quả như sau:
- Mức độ hứng thú học tập môn Tập đọc của lớp 4A(lớp thực nghiệm)
Thời gian

Lớp


số

Mức độ
Hứng thú

Chưa hứng thú

SL

TL

SL


TL

Khảo sát đầu
năm: 12/9/2015

4A

18

4

22%

14

78%

Giữa học kì II:
30/3/2016

4A

18

16

89%

2


11%

- Mức độ hứng thú học tập môn Tập đọc của lớp 4B(lớp đối chứng).
18


Mức độ
Thời gian

Lớp

Sĩ số

Hứng thú

Chưa hứng thú

SL

TL

SL

TL

Khảo sát đầu năm:
12/9/2015

4B


18

6

33%

12

67%

Giữa học kì II:
30/3/2016

4B

18

9

50%

9

50%

- Hiệu quả về năng lực cảm thụ văn học của lớp 4A(lớp thực nghiệm) với lớp
4B(lớp đối chứng) thu được như sau:
Thời gian


30/3/2016


Lớp
số

4A

Mức độ
Nội dung

SL

TL

0

0

Đọc diễn cảm

15

83%

3

17%

16


89%

2

11%

15

83%

3

17%

Mức độ
Nội dung

Đọc diễn cảm
4B

SL

100%

Đọc đúng
30/3/2016

TL


18

Cảm thụ một đoạn thơ
Thời gian

Chưa HT

Đọc đúng
18 Phát hiện các biện pháp
nghệ thuật, nội dung bài.


Lớp
số

Hoàn thành

18 Phát hiện các biện pháp
nghệ thuật, nội dung bài.
Cảm thụ một đoạn thơ

Hoàn thành

Chưa HT

SL

TL

SL


TL

14

78%

4

22%

9

50%

9

50%

8

45%

10

55%

8

45%


10

55%

Qua thực nghiệm các giải pháp trên vào dạy học tôi thấy kết quả dạy Tập
đọc bằng các giải pháp thực nghiệm nêu trên cho thấy chất lượng học môn Tập đọc
của lớp 4A(lớp dạy thực nghiệm) đạt kết quả tốt hơn so với lớp đối chứng(lớp 4B).

19


Chất lượng giờ dạy Tập đọc được nâng lên, học sinh hứng thú học tập hơn, kĩ năng
đọc hiểu, đọc diễn cảm của các em đến giữa học kì II có nhiều tiến bộ, số lượng
học sinh biết rút ra ý chính của đoạn, nội dung của bài đọc, biết cách diễn đạt câu
trả lời đủ ý đúng nội dung tăng lên rõ rệt. Và điều nổi bật hơn là các em đã biết
liên hệ qua bài đọc rút ra ý nghĩa, vận dụng vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó
chất lượng viết văn của học sinh cũng được nâng cao.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận :

Qua việc tiến hành dạy thực nghiệm các tiết Tập đọc bằng các biện pháp nêu
trên cho học sinh lớp 4A, tôi thấy rằng: việc học sinh cảm thụ văn học tốt qua môn
học Tập đọc sẽ góp phần giúp các em làm tốt các bài Tập làm văn ( Tả đồ vật, tả
con vật, tả cây cối,). Chất lượng giờ Tập đọc, giờ Kể chuyện, Giờ Tập làm văn của
học sinh nâng cao rõ rệt. Qua đó bổ sung và trau dồi vốn từ ngữ, óc quan sát, phân
tích tổng hợp cho học sinh. Không những vậy, qua việc cảm thụ văn học, các em
còn bồi dưỡng cho bản thân những tình cảm rung động trước thiên nhiên, cảnh vật,
con người và cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước.
Theo tôi để học sinh học tốt nội dung cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc thì

người giáo viên khi giảng dạy cần chú ý vào những điểm trọng tâm sau:
- Bồi dưỡng hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cho học sinh.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ đọc diễn cảm trong các giờ Tập đọc.
- Bồi dưỡng vốn sống, vốn kiến thức thực tế cho học sinh.
- Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng từ ngữ, ngữ pháp, kỹ năng dùng từ, sử dụng câu,
kỹ năng liên kết câu văn, kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nhân hoá,
so sánh… cho học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức học tập thoải mái gây hứng
thú mạnh cho học sinh như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, áp dụng
dạy học theo mô hình trường học mới, thăm quan, lồng vào một số tiết học hoạt
động ngoài giờ lên lớp, học qua sinh hoạt câu lạc bộ như: Thi đọc diễn cảm, thuyết
trình văn học, thi kể chuyện, thi dẫn chương trình,... để các em có điều kiện trao
đổi, học hỏi lẫn nhau và phát huy năng lực sẵn có.

20


Những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện cho thấy dễ áp dụng vào
chương trình giảng dạy, có thể phổ biến rộng rãi ở các lớp, các hoạt động ngoại
khoá để tăng vốn hiểu biết của học sinh, đều có thể tổ chức trong năm học hoặc
vào dịp hè nhằm trau dồi vốn sống, vốn kiến thức thực tế cho học sinh…
Qua sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học
Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong học giờ Tập đọc ”, tôi mong
muốn sẽ góp phần cùng đồng nghiệp nâng cao chất lượng giảng dạy cảm thụ văn
học trong giờ Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở trường Tiểu học
Thiết Kế.
II. Kiến nghị

1. Đối với giáo viên đứng lớp:
- Cần đầu tư vốn thực tiễn nhiều hơn cho tiết Tập đọc thông qua các hoạt động

ngoại khoá và công tác giáo dục truyền thống.
- Đổi mới phương pháp trong dạy học.
- Cần quan tâm đến việc rèn đọc hiểu và đọc diễn cảm cho học sinh để các em
hiểu, có cảm xúc, hứng thú để cảm thụ văn học được tốt hơn.
2. Đối với cán bộ quản lí:
- Tạo điều kiện, trang bị máy chiếu để ứng dụng phần mềm power point trong dạy
học.
- Tổ chức các chuyên đề về đọc diễn cảm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt.
- Thường xuyên bổ sung vào tủ sách thư viện nhà trường nhiều cuốn sách hay để
nâng cao chất lượng phụ vụ cho việc dạy và học môn Tập đọc nói riêng và giảng
dạy các môn học nói chung trong nhà trường.
Trên đây là “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học
Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học Tập đọc” mà tôi đúc
rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy cùng với sự hợp tác giúp đỡ của đồng
nghiệp để hoàn thành sáng kiến. Quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý cho
tôi, để tôi rút kinh nghiệm và làm tốt hơn những sáng kiến sau này.
21


Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Trịnh Thị An

22



×