Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.87 KB, 22 trang )

MỤC LỤC:
TT
1

2

Nội dung

Trang

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
B. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
II. THỰCTRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
III.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TẬP ĐỌC

01
05
05
05
05

Ghi chú

A. MỞ ĐẦU



- Biện pháp 1: Xác định mục tiêu bài dạy Tập đọc;
- Biện pháp 2: Xây dựng Tiêu chí để đánh giá kỹ năng
đọc của HS;
- Biện pháp 3: Xác định kỹ năng đọc hiểu;
- Biện pháp 4: Dùng bảng quan sát để theo dõi, đánh
giá kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh;
- Biện pháp 5: Xác định các biện pháp, hình thức, thời
gian dạy học cho phù hợp;
- Biện pháp 6: GV nâng cao tính tự học, phương pháp
nghiên cứu, trao đổi ý kiến…
- Biện pháp 7: Tổ chức các hoạt động Giao lưu, sự
kiện, gây dựng phong cách ham đọc, hứng thú cho HS
thông qua các hoạt động tại thư viện nhà trường:
- Biện pháp 8: Tăng cường sinh hoạt nhóm, tổ chuyên
môn, chuyên đề cụm, rút kinh nghiệm chỉ đạo, đánh
giá

06
07
08
09
11
12
12
14
14

15


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

16

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

17
18

1. Kết luận
2. Kiến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục

20
21

1


A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc hình thành
những cơ sở ban đầu giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Những cơ sở đó là
nghe, đọc, nói, viết.
Phân môn Tập đọc là một trong những nội dung cơ bản giúp học sinh rèn
kỹ năng đọc (đọc hiểu và đọc thành tiếng). Đọc và hiểu cũng là hai nhiệm vụ
của phân môn Tập đọc luôn song hành và không thể tách rời nhau, luôn tác
động và hỗ trợ lẫn nhau, có đọc tốt thì mới hiểu đúng và có hiểu đúng thì đọc
càng tốt hơn. Học sinh không chỉ biết cách diễn đạt qua âm thanh mà còn hiểu

được nội dung văn bản. Đối với lớp 4-5, học sinh không chỉ đọc (đọc rõ ràng,
lưu loát, đúng văn bản) mà còn hiểu được, cảm thụ được nội dung văn bản, giá
trị của nội dung văn bản.
Chính vì vậy mà ở bậc tiểu học, Tiếng Việt lớp 4,5 giữ một vị trí quan
trọng, chiếm thời lượng nhiều nhất trong các môn học (8 tiết mỗi tuần chiếm 1/3
thời lượng các môn học), trong đó phân môn Tập đọc cũng chiếm một thời
lượng đáng kể trong môn Tiếng Việt (mỗi tuần 2 tiết chiếm 1/4 thời lượng môn
Tiếng Việt).
1. Một số vấn đề nổi cộm trong việc dạy học phân môn Tiếng Việt
hiện nay:
Việc dạy học môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn Tập đọc trong thời
gian gần đây, đã có nhiều đổi mới đáng ghi nhận. Việc tăng cường đọc cá nhân
và đọc theo nhóm... cũng đã giúp HS được rèn đọc nhiều hơn, sáng tạo hơn
trong cách đọc, giúp học sinh có kỹ năng đọc, hiểu nội dung văn bản, giúp HS
giao tiếp và biết giao tiếp tốt hơn.
Tuy vậy, trong quá trình dạy tập đọc, tưởng chừng như ”không có gì là
khó” ấy, dù đã được chỉ đạo sát sao từ các cấp quản lý; được tập huấn qua các
chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, việc tổ chức dạy học phân Môn Tập
đọc vẫn còn những vướng mắc sau:
- Về phía giáo viên:
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến rèn đọc cho học
sinh, chưa có nhiều giải pháp căn cơ tích cực, hữu hiệu, thích hợp với từng đối
tượng học sinh để khơi dậy hứng thú, khả năng đọc thành tiếng và đọc hiểu của
học sinh nên chất lượng đọc còn hạn chế.
Nhiều GV chưa thật sự coi trọng việc tìm hiểu mục tiêu cũng như nội
dung bài đọc, chủ yếu là luyện đọc đúng, đọc trôi chảy văn bản là đủ, phần tìm
hiểu bài chỉ lướt qua theo các câu hỏi trong SGK, vì thế HS hiểu văn bản còn
mơ hồ, chưa thấy hết được giá trị cũng như ý nghĩa giáo dục của bài Tập đọc.
Giáo viên chưa chuẩn bị, tìm hiểu đầy đủ nên chưa phát huy được giá trị
nghệ thuật và nội dung của văn bản đọc, hệ thống câu hỏi chủ yếu bám vào sách

giáo khoa và sách giáo viên, chưa linh hoạt sử dụng các câu hỏi gợi mở đối với
các câu hỏi khó, câu hỏi quá dài trong sách giáo khoa.
2


Khi giải nghĩa từ "mấu chốt", từ "khoá" để hiểu nội dung văn bản, GV chỉ
giải nghĩa từ đó như trong chú giải mà không đặt từ trong văn cảnh (câu văn, câu
thơ) của văn bản.
- Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn ở mức độ đơn giản trực
quan nên việc đọc hiểu, cảm thụ bài đọc của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Chất lượng đọc hiểu của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc diễn
cảm chưa cao.
Một số học sinh chỉ đọc vẹt chứ không chú ý đến tìm hiểu nội dung bài
đọc.
Một số học sinh còn coi nhẹ giờ Tập đọc, thiếu sự chuẩn bị bài trước khi
đến lớp, chưa ham thích, chưa say mê môn học.
Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh còn hạn chế, việc phụ
huynh, HS mua, đọc thêm tài liệu, sách báo còn rất ít. Nguồn sách cung cấp chủ
yếu cho các em là thư viện trường học. Hơn nữa không ít em chưa có thói quen
đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với việc tìm hiểu các tác
phẩm văn học.
Một số em có chất giọng kém cũng dẫn đến chất lượng đọc bị hạn chế.
Một bộ phận học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kỹ thuật đọc còn
chưa tốt. Nhiều em đọc chưa đúng các tiếng có dấu hỏi, ngã và các nguyên âm
đôi ( ươ/ iê/ uô) do ảnh hưởng của phương ngữ.
Một số em có tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu đối với học sinh lớp 4,5.
Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát, đây cũng là
một yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng rèn đọc của học sinh.
- Về nhà trường:

Một số nơi Ban giám hiệu nhà trường cũng chưa dành nhiều thời gian đến
việc kiểm tra đọc, tổ chức các sinh hoạt chuyên môn về dạy học phân môn Tập
đọc, ít tổ chức các Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt, Giao lưu Kể chuyện, hùng
biện, Tìm hiểu nội dung sách mới hay khen thưởng cho những em đọc tốt...
Nhiều nơi, thư viện trường học có số lượng sách ít ỏi, ít được bổ sung
khiến HS nhàm chán, giảm ham muốn đọc...
- Về phụ huynh:
Do cuộc sống lao động mưu sinh nên nhiều phụ huynh chưa quan tâm,
phối hợp với nhà trường giáo dục con cái, chưa thường xuyên nhắc nhở hay
hướng dẫn con cái học bài...
Chính vì những khó khăn hạn chế nêu trên nên chất lượng đọc của học
sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4,5 chưa đạt kết quả như mong muốn.
2. Những vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết:
Với yêu cầu đào tạo con người tiên tiến, hiện đaị, đáp ứng yêu cầu đổi
mới và phát triển đất nước, thì việc giáo dục con người ngay từ ở cấp tiểu học
đóng một vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển, đi lên của HS sau này.
Việc đào tạo một lớp người mới biết sử dụng thành thạo ngôn ngữ, diễn
đạt một cách mới mẽ sáng tạo của tư duy là vô cùng cần thiết. Để chiếm lĩnh
kiến thức vươn lên và phát triển nền kinh tế tri thức thì ngay từ cấp tiểu học học
3


sinh phải ”đọc thông, viết thạo”. Vậy việc giúp cho học sinh đọc tốt không chỉ
trong các giờ Tập đọc đã trở thành yêu cầu đối với công tác giáo dục hiện nay.
Việc giảm HS đọc yếu, đọc vẹt, không đúng văn bản, đọc không hiểu nội dung
cơ bản của văn bản... cũng luôn là sự trăn trở của các cấp quản lý, cán bộ, giáo
viên trong quá trình dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đọc. Qua việc
luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc, học sinh có thêm hiểu biết về thiên
nhiên, con người, xã hội, mở rộng vốn từ, nâng cao kỹ năng diễn đạt, trang bị
một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học…Từ đó thêm yêu đất nước, con

người, và mong muốn góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Tuy nhiên, hiện nay tài liệu hay việc nghiên cứu việc tổ chức dạy đọc
cũng có rất ít, một số tài liệu cũng chỉ nói chung, khái quát nên việc vận dụng
cho từng địa phương, từng trường bị hạn chế. Một số tài liệu đề cập đến những
yêu cầu dạy Tập đọc khá cao khiến GV lúng túng và không có điều kiện về thời
gian, trang thiết bị thực hiện.
Nhiều nhà trường và giáo viên cũng chưa có nhiều các giải pháp quan tâm
tới việc dạy Tập đọc thế nào cho tốt. Việc tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo về
việc dạy Tập đọc dường như rất ít. Việc đổi mới phương pháp dạy Tập đọc còn
ít và chưa hiệu quả.
Tiếng Việt là một trong những môn học bắt buộc trong trường Tiểu học.
Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt phải cụ thể hoá mục tiêu và nguyên tắc dạy học
nói chung vào từng môn học. Vì thế việc dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học cần
dựa trên cơ sở những quy luật và nguyên tắc để đề ra những phương pháp dạy
học cũng như cách tổ chức quá trình dạy học cụ thể hơn, khoa học hơn, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nề nếp tư duy sáng tạo của người học,
từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học đang là
sự trăn trở của nhiều thầy cô và các nhà trường.
Nhiều nơi chỉ thấy HS “đọc được” là được, còn đọc như thế nào?Tốc độ
ra sao? Hiểu nội dung văn bản đến đâu và vận dụng thực tế như thế nào cũng
chưa thực sự được chú ý.
Vậy đâu là giải pháp cho GV dễ vận dụng với điều kiện thực tế hiện nay,
giúp học sinh đọc tốt đang là câu hỏi đặt ra trong bối cảnh dạy Tập đọc ở tiểu
học. Và đây cũng chính là những nội dung chính mà sáng kiến kinh nghiệm này
được đề cập và chia sẻ.
Trong quá trình chỉ đạo, tiếp thu và vận dụng các quan điểm và phương
pháp dạy học mới của chương trình giáo dục phổ thông; qua kinh nghiệm dạy
học và nghiên cứu, tìm hiểu; tôi đã đúc kết một số biện pháp nhằm giúp giáo
viên tháo gỡ những khó khăn hiện nay, kết hợp các phương pháp dạy học, phân
định được mục tiêu bài dạy và các yêu cầu dạy học phân môn tập đọc, nội dung

cần đạt cho học sinh để từ đó có thể giúp giáo viên dạy tốt hơn những bài Tập
đọc lớp 4,5.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ
năng đọc cho HS. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng (đọc đúng tiếng, từ
câu; đọc trơn (mạch lạc); đọc rõ ràng ( lưu loát)...đọc hiểu ( hiểu được nội dung
4


bài đọc); đọc diễn cảm (đọc biết nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu...Vậy
giúp cho GV có các biện pháp chủ động để nâng cao chất lượng đọc là góp
phần giáo dục cho HS phát triển tư duy, biết cách đọc, hiểu văn bản; từ đó dần
hình thành thói quen tự học, tự bồi dưỡng; tạo sự tin, hình thành thói quen giao
tiếp chủ động hoạt bát trong cuộc sống.
- Hơn nữa, trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc
giáo dục Kỹ năng đọc cho HS qua phân môn Tập đọc giúp HS không chỉ cảm
nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, tiếp cận với các hình ảnh văn học,
biện pháp nghệ thuật sơ giản mà còn giúp cho HS ham đọc sách, làm giầu vốn
ngôn ngữ, thêm yêu tiếng Việt, yêu quê hương, yêu cuộc sống, mọi người....
- Giúp cho HS có thêm các kỹ năng sống cần thiết, biết lựa chọn sách đọc
cho phù hợp, biết giới thiệu sách cho mọi người, biết vận dụng, làm theo trong
thực tế cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Việc dạy học phân môn Tập đọc và các biện pháp góp phần
nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 4,5
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Học sinh lớp 4,5 trường TH.Hoằng
Minh, Hoằng Cát.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
- Phương pháp nghiên cứu, thu nhận tài liệu;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Trao đổi, góp ý với cán bộ quản lý, GV cốt cán, giáo viên chủ nhiệm
lớp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học:
Học sinh lớp 4,5 với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơ thể đang phát
triển, trong đó, cơ quan cấu âm, ngôn ngữ phát triển mạnh phù hợp với sự tiếp
nhận dễ dàng các hoạt động mới theo chức năng của chúng. Dạy Tập đọc cho
học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho bộ não, các cơ
quan phát âm và ngôn ngữ; đem đến những kiến thức văn hoá, ngôn ngữ trong
tâm hồn trẻ, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức hành động đúng cho trẻ,
phát triển khả năng học các môn học khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho
học sinh tiểu học.
Chính vì vậy, dạy đọc cho học sinh tiểu học phải phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh Tiểu học đồng thời phải phù hợp với sự phát triển của
khoa học xã hội.

2. Cơ sở ngôn ngữ học:
5


Tiếng Việt là chữ ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ hình thức chữ viết
sang hình thức nói có âm thanh và thông hiểu nó.
Phương pháp của dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ
học như: chính âm, chính tả, chữ viết, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ
điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đây cả là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động
dạy học sáng tạo của người thầy. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo,

càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng những thành tựu của ngôn ngữ học.
3. Cơ sở của phương pháp dạy học Tiểu học:
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Dạy cho HS biết cách đọc và cảm thụ được tác
phẩm. Kĩ năng đọc có nhiều mức độ, tầng bậc khác nhau. Mức độ kĩ năng được
tăng dần, hỗ trợ lẫn nhau và cái đích cuối cùng là kĩ năng đọc hiểu tức là đọc
hiểu văn bản. Học sinh có hiểu văn bản thì mới giáo dục được sự ham đọc sách.
Từ đó giúp các em làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và văn học.
Như vậy ta thấy phương pháp dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở
lớp 4,5 nói riêng phải dựa trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, giáo
dưỡng và phát triển. Đây là việc làm thiết thực mà mỗi giáo viên đứng lớp như
chúng ta cần suy nghĩ tìm cách dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ
Tập đọc.
Để học sinh hiểu đọc và hiểu được nội dung, cảm nhận được cái hay, cái
đẹp trong bài đọc, trước tiên thầy (cô) giáo phải coi trọng việc tổ chức các bước
lên lớp của mình trở thành kỹ năng, kỹ xảo; biết phối hợp nhịp nhàng các
phương pháp dạy học, hình thức dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, từng yêu
cầu và đối tượng HS thì tiết Tập đọc mới trở nên hiệu quả và có tác dụng thiết thực
với HS.
4. Cơ sở bám sát vào mục tiêu, chương trình của môn Tiếng Việt và
yêu cầu cần đạt của phân môn Tập đọc lớp 4,5.
Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt và của mỗi bài Tập đọc được xác
định theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt- QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng Tiếng
Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản, góp phần rèn
luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán..)
- Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn
hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài để từ đó các em có vốn tri thức về cuộc
sống.

- Bồi dưỡng tình yêu, cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và
sự công bằng xã hội;
II.THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP ĐỌC TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1.Thực tế dạy và học hiện nay vẫn còn những tồn tại sau:
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương, HS thường đọc lẫn những tiếng có
phụ âm đầu như: ch/ tr ; p/b; s/x; ng/ngh;
6


Ví dụ: “mưu trí “ thành “mưu chí” ; “chim sâu” thành “chim xâu”...
- Đọc sai những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã như: “mũi tên”thành “ mủi
tên”
- Đọc sai do phát âm tiếng địa phương: những tiếng có nguyên âm đôi uô,
iê, ươ; một số tiếng chứa vần “it” thành tiếng có vần “ich”.
Ví dụ:
“nguồn” thành “ngùn”
“nhiên” thành “nhin”
“thịt” thành “thịch”
- Ngắt nghỉ ở một số câu văn dài chưa đúng, đọc sai nhịp thơ dẫn đến đọc ê
a ngắc ngứ, đọc còn chậm. Bên cạnh đó một số em lại đọc liến thoắng và đọc
chưa đúng ngữ điệu.
- Một số em đọc quá nhỏ, lại có em đọc quá to, phần luyện đọc lại các em
không thể hiện được giọng đọc của bài, khả năng thể hiện tâm tư tình cảm của
tác giả qua giọng đọc còn hạn chế.
- Một số HS có giọng đọc kém, rất sợ phải đọc bài vì sợ bạn khác chê cười
hoặc chế nhạo.
- Ngoài ra, nhiều tiết dạy tập đọc, phần tìm hiểu nội dung bài chưa thành
công là do giáo viên có những sai lầm khi thiết kế và thực hiện giờ dạy. Xin nêu
những lỗi thường gặp khi dạy tìm hiểu nội dung một bài Tập đọc như sau:

+ Lỗi đầu tiên thường thấy là GV phân phối thời gian không hợp lý. Việc
phân phối thời gian không hợp lý tất dẫn đến tình trạng có những phần không
quan trọng lại đi quá sâu (hoặc dông dài) không cần thiết, có phần lại hời hợt
chưa đủ độ "cần" của bài giảng.
+ Nhiều giáo viên lúng túng trong xử lý phần tìm hiểu bài: chưa hiểu ý
nghĩa của việc tìm hiểu nghĩa từ trong bài tập đọc, chưa cảm nhận được hình
ảnh, biện pháp nghệ thuật...của bài học.
+ Vẫn sảy ra tình trạng có nơi: thầy cô vẫn chú trọng việc dạy đọc là chủ
yếu; có nơi lại thiên về giảng giải nội dung bài, có nơi tìm hiểu nội dung lại khá
sơ sài...
+ Năng lực đọc tốt (đọc đúng và diễn cảm) gây hứng thú và tạo mẫu (đọc
mẫu) của một số giáo viên còn hạn chế.
+ Việc vận dụng các phương tiện như tranh ảnh, vật mẫu, băng đĩa.... hỗ
trợ việc đọc cho học sinh cũng hạn chế.
2. Khảo sát thực tế chất lượng đọc- hiểu của HS đầu năm học 2015 –
2016:
Qua kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một bộ phận HS vẫn chưa “đọc
thông- viết thạo” ; việc dạy đọc- hiểu ở các nhà trường hiện nay là một thực tế
còn nhiều trăn trở, đáng phải cân nhắc:

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đọc - hiểu:
7


Khối/Lớp

Số
HS

Đọc rõ ràng,

mạch
lạc,
bảo đảm tốc
độ, diễn cảm

Đọc rõ ràng,
còn phát âm
sai một số từ,
ngữ

SL

SL

TL

TL

Đọc rõ ràng,
sai một số từ,
một số câu
chưa
đúng
ngữ điệu
SL
TL

Đọc
nhỏ,
chậm, sai từ,

chưa
đúng
ngữ điệu
SL

TL

4

108

21

20

34

30.9

40

36.4

13

12.7

5

93


17

19.4

29

30.7

35

37.1

12

12.9

Từ thực tế khảo sát, kết quả trên ta thấy vẫn còn một bộ phận học sinh
”đọc chưa thông”, phát âm tiếng địa phương, chưa hiểu được nội dung, ý nghĩa
bài đọc, làm cho khả năng diễn đạt thiếu rành mạch, việc vận dụng liên hệ với
thực tế bị hạn chế, nhiều học sinh thiếu tự tin khi giao tiếp...Không hiếm có
nhũng HS sau khi đọc xong bài Tập đọc hỏi về nội dung bài vẫn không thể trả
lời được.
Từ kết quả nêu trên, chúng ta thấy rằng việc giảng dạy cũng như học Tập
đọc còn có những nhược điểm. Đó là phương pháp dạy học chưa thực sự đổi
mới, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ. Còn đối
với học sinh ý thức học tập chưa cao, các em chưa thực sự nghiêm túc khi học
tập môn học này, vốn sống của học sinh còn ít ỏi.
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4,5

1. Biện pháp: Xác định mục tiêu bài dạy Tập đọc:
a. Xác định mục tiêu chung:
Để việc dạy Tập đọc được tốt, trước tiên giáo viên phải xác định được
mục tiêu chung của chương trình Tiếng Việt khối 4,5.
Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt và của mỗi bài Tập đọc được xác
định theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt- QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b.Mục tiêu từng bài cụ thể:
Đây là một việc làm quen thuộc của giáo viên khi tiến hành dạy tập đọc.
Tuy nhiên với nhiều lý do, đôi khi không được chuẩn bị kỹ, hoặc do thói quen,
sự máy móc, mục tiêu bị mờ đi nên khiến cho nhiều giáo viên chỉ dạy đọc – hiểu
thông thường mà không thấy được giá trị biểu đạt cụ thể của từng bài.
Ví dụ như mục tiêu tập đọc ở lớp 1,2,3 HS không chỉ đọc trơn được câu,
hiểu được từ, nghĩa hiển ngôn trong văn bản, biết tóm tắt văn bản, rút được ý
chính của bài thì ở lớp 4,5 ngoài việc thực hiện các yêu cầu trên, HS còn phải
biết nêu nhận xét về nội dung và giá trị nghệ thuật, biết tìm cái đích ( ý nghĩa
của văn bản)
Ở phân môn Tập đọc lớp 4, GV phải xác định được yêu cầu rèn kỹ năng
đọc cho HS, cụ thể như:
a. Đọc thành tiếng:
8


- Đọc trơn: HS biết ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu hai chấm…ngắt hơi ở câu dài
để tách ý, ở nhịp thơ…
- Đọc văn bản có độ dài khoảng 200- 250 tiếng với tốc độ khoảng 100120 tiếng/phút (học kỳ 1: 100 chữ/phút, học kỳ 2: 120 chữ/ phút.)
- Luyện đọc (diễn cảm): biết nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện ý quan trọng,
sự cảm xúc.. điều chỉnh giọng đọc phù hợp với nội dung văn bản để thể hiện
tình cảm, cảm nhận của người đọc..
- Đọc thuộc: dành cho các bài phần thuộc lòng.

Ví dụ: quan sát khi đọc bài “ tre Việt Nam” HS thường đọc:
Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.
GVcăn cứ vào nghĩa và quan hệ cú pháp để giúp HS cách ngắt đúng nhịp như
sau:
Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh.
b. Đọc thầm và hiểu:
- Đọc thầm
+ Lướt mắt để tìm các từ và các ý theo yêu cầu
+ Tốc độ đọc thầm: khoảng 150 tiếng/phút
- Đọc hiểu:
+ Phát hiện từ mới, hiểu nghĩa từ mới và các từ quan trọng ( từ khoá ) cuả
bài đọc
+ Hiểu nghĩa của các câu hoặc đoạn và toàn bài, nêu được các ý chính
+ Phát hiện được biện pháp nghệ thuật
+ Nêu được nhận xét hay cảm xúc về các chi tiết trong bài đọc.
Ví dụ: Khi dạy Bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ (TV 4 - tập
2) ngoài việc giáo viên chú ý cho HS đọc thành tiếng ở những câu thơ có tính
chất chắc, khoẻ:
...Con mơ cho mẹ/ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn/ vung chày lún sân...
Thì GV cũng phải lưu ý hình ảnh hàm ẩn, ý nghĩa sâu sắc qua cụm từ
"vung chày lún sân": HS không chỉ hiểu là việc nện một vật cứng xuống sân làm
lún đất mà ý nghĩa cần được hiểu trong văn cảnh bài thơ là niềm mong mỏi của
người mẹ, mong con mình lớn lên có sức khoẻ phi thường. Để HS cảm động,
xúc động trước tình yêu con nồng cháy của người mẹ.
2. Biện pháp: Xác định yêu cầu đánh giá kỹ năng đọc và biện pháp
hướng dẫn HS luyện đọc:
a. Để thực hiện tốt tiết dạy Tập đọc, bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng dạy
học, GV cũng phải xây dựng một “Tiêu chuẩn” yêu cầu để đánh giá kỹ năng
đọc:

Cụ thể:
- Đọc trơn văn bản ngắn với yêu cầu chính xác, đúng tốc độ, khi đọc câu
không sót tiếng hoặc không vấp, biết đọc đúng ngữ điệu của các câu kể, hỏi,
cảm thán, cầu khiến; biết bộc lộ tính cảm cá nhân qua giọng đọc, biết nhấn
giọng ở những chỗ cần nhấn mạnh nội dung.
9


- Kỹ năng đọc hiểu: hiểu nghĩa của từ, đọc hiểu nghĩa hiển ngôn, nghĩa
hàm ẩn đơn giản của câu, nhắc lại các chi tiết quan trọng trong bài đọc, biết tìm
ý chính của một văn bản ngắn, hiểu văn bản muốn khuyên người đọc điều gì,
nhận ra chi tiết còn chưa chính xác để đưa ra ý kiến nhận xét riêng.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: Trung thu độc lập - Tiếng Việt 4- tập 1, GV
phải xác định mục tiêu luyện đọc là:
- Đọc thành tiếng:
+ Đọc đúng các từ thường mắc lỗi phát âm tiếng địa phương: trung
thu/mơ tưởng, cao thẳm, rải…
+ Đọc trơn toàn bài, ngắt hơi đúng ở các câu dài
+ Biết thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ qua giọng đọc
- Đọc hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, hiểu nghĩa của các từ: vằng vặc, mơ
tưởng, máy phát điện, nông trường ( hoặc những từ khác học sinh chưa hiểu
nghĩa)
+ Nhận biết các đoạn của bài và ý của từng đoạn
+ Nhận biết ý chung của cả bài
+ Biết liên hệ nội dung của bài văn với thực tế để làm rõ ý nghĩa của bài
văn.
- Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
+ Tranh ảnh một số thành tựu về kinh tế xã hội của nước ta trong những

năm gần đây
+ Phiếu học tập trong đó có ghi các bài tập đọc hiểu
b. Hướng dẫn HS cách luyện đọc :
+ Đọc thầm: Hướng dẫn học sinh đọc thầm không mấp máy môi, vừa đọc
nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài, học sinh hiểu, nhớ và có khả năng trả
lời( nói hoặc viết) đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung từng đoạn hay bài
đọc, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một vấn đề trong bài
đọc.
+ Đọc thành tiếng: Học sinh biết cách phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý,
cường độ đọc vừa phải ( không đọc quá to hay đọc lý nhí), tốc độ đọc vừa phải, (
không ê- a ngắc ngứ hay liến thoắng). Đặc biệt khi đọc thành tiếng cần tập cho
các em cách thể hiện ngữ điệu sao cho phù hợp với nội dung của câu chuyện,của
đoạn văn…
Ví dụ: Bài đọc bài “ Con sẻ” Gv cần lưu ý HS đọc nhấn giọng vào những
từ ngữ miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chim sẻ bé nhỏ “ Vâng, lòng tôi
đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ
bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.” Để thể hiện sự trân trọng, kính
phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với sẻ con.
+ Đọc diễn cảm, đọc phân vai: Học sinh biết cách thể hiện các ngữ điệu
phù hợp với nội dung văn cảnh của từng câu, từng đoạn. Các em biết sắm vai thể
hiện giọng đọc và ngữ điệu phù hợp với nội dung của từng văn cảnh.
10


Qua các cách luyện như: Đọc nối tiếp theo câu, theo đoạn, đọc phân vai,
đọc ở lớp, đọc ở nhà, bên cạnh việc rèn kỹ năng giao tiếp (lắng nghe, đọc) giáo
viên còn tập cho các em ý thức làm việc cộng đồng hoặc độc lập.
Vì vậy ở khối lớp 4,5 đầu năm học khi tiến hành khảo sát có một số em kỹ
năng đọc còn yếu, dẫn đến kỹ năng giao tiếp của em so với các bạn trong lớp
cũng hạn chế, nhưng qua gần một năm thực hiện giảng dạy áp dụng sáng kiến

trong những giờ tập đọc, đến nay các em đã có kỹ năng đọc tốt và kỹ năng giao
tiếp đã tiến bộ rất nhiều.
3. Biện pháp: Xác định các bước rèn kỹ năng đọc hiểu:
Đọc hiểu thể hiện hoạt động cuả tư duy: ghi nhớ, chọn lọc, tìm kiếm, so
sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.. hay nói
khác đi, đọc hiểu là cách đọc phân tích, lĩnh hội đựơc nội dung và đích của bài
đọc
Ví dụ: để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, khi lên lớp GV phải thực hiện được
các bước sau:
- Nhắc lại các ý, chi tiết trong bài
- Giải thích một số chi tiết trong bài
- Hiểu một số từ ngữ trong bài
- Tìm ý chính của đoạn
- Tìm ý chính của bài,
- Hiểu được ý nghĩa cuả bài,
- Liên hệ nội dung bài với thực tế
- Nêu nhận xét và nội dung, hoặc biện pháp nghệ thuật.
Ví dụ: Trong bài Miền Tây gặt lúa - TV 4- Tập 1-2005; ngoài việc cho HS
hiểu một số từ ngữ, chi tiết trong bài. Đến đoạn:
“ Mỗi buổi sớm các cô gái đi ra nương, gấu vấy cũng như hai ống tay áo
dính đày cỏ may và ướt đẫm sương. Các cô đi chung quanh từng gốc cây bị đốt
chỉ còn lớp tro than đen, bàn tay thoan thoắt cắt từng bông lúa nặng trĩu lắt lẻo
trên cái thân rạ khô xác…”
GV không chỉ cho HS nhận thấy cách làm ruộng với kỹ thuật thô sơ mà
còn thấy cả việc đốt phá rừng, để như phê phán cách làm này. Hay nói cách khác
với phân môn tập đọc, qua mỗi bài ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc đúng, trôi
chảy và nắm vững nội dung bài, giáo viên cần chú ý rèn cho các em cách ứng xử
phù hợp với mỗi tình huống nêu trong bài.
Nhiều giáo viên đã dạy không thành công tiết Tập đọc khi không chuẩn bị
tốt: không xem độ ngắn dài của văn bản, thơ hay văn xuôi, mức độ dễ hay khó

với việc đọc của học sinh. Văn bản đó cần luyện đọc những gì, lưu ý gì? sẽ giúp
cho học sinh hiểu gì, học sinh cảm nhận và thực hiện gì?
Do vậy, trước khi tiến hành dạy một bài Tập đọc, sau khi xác định mục
tiêu bài đọc, giáo viên phải làm công tác chuẩn bị như tranh ảnh, băng đĩa nhạc,
máy chiếu; đưa ra các tiêu chí để đánh giá đọc; các bước rèn kỹ năng đọc hiểu;
đồng thời GV đọc thử, phân đoạn xem có gì vướng mắc, chuẩn bị các tính
huống dạy học…
11


4. Biện pháp: Dùng bảng quan sát để theo dõi, đánh giá kỹ năng đọc
thành tiếng của học sinh:
Để một tiết dạy học hay dạy tốt phân môn Tập đọc thì ngoài việc theo dõi
và nắm bắt “ trình độ đọc” của từng em, GV cần phải xác định cho mình một
cách làm để theo dõi được quá trình đọc của HS. Sau đây là một Bảng quan sát
tiện ích để GV có thể nắm bắt, đánh giá, theo dõi tiến độ đọc của HS một cách
rõ ràng, khoa học:
Bảng quan sát: Quan sát kỹ năng đọc thành tiếng:
* Họ và tên HS: Trấn Đăng Ninh
- Lớp 4 B
Độ to

Lần
quan
sát

Quá
nhỏ

Lần 1


Nhỏ

Vừa
đủ

Độ trơn
Hơi
to

Qu
á
to

x

Còn
vấp

Sót
từ

Tốc độ
Trơ
n

Quá
chậ
m


Hơi
chậ
m
x

x

Lần 2

x

Đún
g tốc
độ

G
hi
ch
ú

Diến
cảm
Hơi
nhan
h

Quá
nhan
h


Kh
ông

C
ó

x

x

x

x
x

Lần 3

x

x

x

Lần 4

x

x

x


x

……

Nhận xét cuối năm của GV: Đọc lưu loát, đúng tốc độ, có tiến bộ rõ rệt...
* Họ và tên HS: Lê Thị Lan Anh
Độ to

Lần
quan
sát
Quá
nhỏ

Nhỏ

Vừa
đủ

Lần 1

x

Lần 2

x

Lần 3
Lần 4


Độ trơn

Hơi
to

Qu
á
to


n
vấ
p

Sót
từ

Trơ
n

Quá
chậ
m

Hơi
chậ
m

Đún

g tốc
độ

Hơi
nhan
h

x
x

x
x

G
hi
ch
ú

Diến
cảm

Tốc độ

x
x

x

- Lớp 5 A


Quá
nhan
h

Kh
ông

C
ó

x
x

x

x

x
x

x

……

Nhận xét cuối năm của GV: Tốt, đọc lưu loát, rõ ràng, đúng tốc độ, diễn cảm...
Các quan sát trên đã giúp cho GV có những thông tin về học sinh ( phân
loại đối tượng HS, cho biết học sinh đã đạt được gì và chưa đạt, ở mức độ nào,
cho biết từng bộ phận tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, đã được hình thành
vững chắc hoặc chưa vững chắc ở từng học sinh. Nói khác đi với Bảng này cho
phép GV hiểu từng HS cần gì để có thể giúp HS hoàn thành nhiệm vụ đọc, vì sự

tiến bộ của HS.

12


5. Biện pháp: Xác định các nội dung, hình thức, biện pháp,thời gian
dạy học cho phù hợp
Đây là một trong những phương thức giúp cho giáo viên truyền thông
điệp đến học sinh, giúp HS lĩnh hội việc đọc một cách hiệu quả và tốt nhất cho
tất cả học sinh trong một lớp học. Có thể xem phương pháp và hình thức dạy
học như một con thuyền – phương tiện để học sinh qua sông. Nó thể hiện ở hai
yếu tố: phương pháp dạy của thầy và phương pháp học cuả trò. Ở đây xin
không nói tới các phương pháp và hình thức dạy học đã được tập huấn cho GV
khi dạy Tập đọc trong các chuyên đề (vì đã được nói khá nhiều mà chỉ tập trung
đề cập tới các biện pháp giúp cho việc dạy Tập đọc có hiệu quả).
Trước hết để xác định phương pháp và hình thức dạy học GV cần phải tìm
hiểu về các dạng văn bản tập đọc trong chương trình:
a. Các dạng văn bản có trong chương trình:
Ví dụ: Ở lớp 4,5: văn bản đọc hiểu có các loại sau:
- Văn bản nghệ thuật ( hoặc viết theo phòng cách nghẹ thuật)
- Văn bản khoa học ( hoặc viết theo phong cách khoa học)
- Văn bản nhật dụng ( một số biểu đơn giản, giấy tờ đơn giản, ấn phẩm
đơn giản dùng trong đời sống và gần gũi với học sinh.
Khi đã xác định được dạng văn bản thì GV giúp HS nhanh chóng xác định
được cách đọc phù hợp, phù hợp với hiểu biết của các em và làm quen với bản
thân cuộc sống.
b. Xác định các kỹ thuật hướng dẫn cho HS đọc:
Ví dụ:
* Luyện đọc thành tiếng: GV phải xác định:
- Đọc như thế nào?

- Kết hợp các biện pháp đọc ra sao?
- Nhấn mạnh, sửa lỗi ở chỗ nào?
- Đọc cùng nhau tổ chức như thế nào?
* Đọc hiểu:
- Bao quát cả bài hay chia ra từng đoạn rồi bao quát lại
- GV phải xử lý từng ý và gợi mở cho HS
- Tạo ra tình huống để đẩy giá trị nội dung lên cao ( thẩm mĩ) học sinh
mới cảm nhận sâu sắc ( giá trị của tác phẩm)
- Rút ra ý nghĩa
- Vân dụng, so sánh
c. Thực hiện dạy học phù hợp với từng đối tượng HS:
+ Phát hiện được khả năng của học sinh
+ Theo dõi sự tiến bộ, giúp học sinh học yếu và chưa tốt
+ Có biện pháp gợi mở và, so sánh, liên hệ cho học sinh
+ Biết động viên khéo léo học sinh
Ví dụ: GV cần lưu ý:
- Phần đọc thành tiếng:
+ Có những bài cần chú trọng đọc cá nhân;
+ Có những bài cần chú trọng đọc tập thể;
13


+ Cần nêu rõ cách đọc;
+ Tăng thêm thời gian hoặc giảm thời gian luyện đọc cho phù hợp;
- Phần tìm hiểu bài:
+ Chỉ cần nhấn mạnh nội dung bài;
+ Tìm ra các chi tiết để khái quát;
+ Cảm nhận, cảm nghĩ;
+ Liên hệ thực tế và so sánh;
Ví dụ: Khi học bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) GV cần cho

HS tìm hiểu tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan:
+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
+ Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
+ Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận
mưa đầu mùa.
+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót
của chào mào….
6. Biện pháp: GV cần nâng cao tính tự học, phương pháp nghiên cứu,
trao đổi ý kiến…
Để tăng khả năng hướng dẫn cho HS, lấy hoạt động của HS làm trung tâm
thì GV phải nắm vững, hiểu biết sâu sắc về các bài Tập đọc, có vậy GV mới
hướng cho HS “ hớp” được cái hồn của mỗi bài Tập đọc. Để có được như vậy,
người GV phải kiên trì, rèn luyện:
- Tự học qua internet
- Qua thao giảng
- Qua kinh nghiệm bản thân, thực tế hoặc dự giờ, thăm lớp, sinh hoạt tổ
khối chuyên môn.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện đồ dùng một cách hợp lý, xác đáng,
như: máy chiếu, băng đĩa, hình ảnh, mẫu vật…
7. Biện pháp: Tổ chức các hoạt động Giao lưu, sự kiện, gây dựng
phong cách ham đọc, hứng thú cho HS thông qua các hoạt động tại thư viện
nhà trường:
“Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”, vì vậy gây hứng thú
trong giờ Tập đọc là rất quan trọng. Trước hết GV phải khơi dậy cho HS những
đam mê mà bản thân bài Tập đọc đưa đến từ đất nước bao la xinh đẹp, đến con
người thân quen nhân hậu, rộng mở, tất cả đều toát lên một vẻ đẹp, cuốn hút HS
ngưỡng mộ làm theo. Để cuốn hút HS ham đọc, nhiều nhà trường đã tổ chức các
cuộc Giao lưu hay sự kiện:
- Ngày Hội đọc sách- giới thiệu sách: khi tổ chức hoạt động này có hàng
trăm HS tham gia nhiệt tình, sôi nổi, đầy hứng thú. Ngày Hội đã giúp các em

luyện đọc, thưởng thức các giọng đọc của nhau, tự tin trong giao tiếp. Các em
không chỉ đọc mà còn nói lên những cảm xúc của các em, có em còn làm thơ,
minh hoạ, vẽ lại đóng vai những nội dung minh hoạ để giới thiệu cho mọi người
cùng biết và ý tưởng của các em thật sáng tạo. Thông qua các màn giới thiệu này
mà rất nhiều HS khác đã đến thư viện để tìm sách và nhiều giá sách, cuốn sách
đã hết “ veo” vì các em tranh nhau mượn đọc.
14


- Các trường còn cuốn hút HS, thông qua việc giới thiệu các đợt sách mới
tại thư viện nhà trường như: giới thiệu sách hay trong tuần, sách hay trong
tháng; đồng thời cho HS ghi cảm tưởng treo lên giá ( để HS khác cũng được
tham khảo). Cuối tuần hoặc tháng, Ban tổ chức phối hợp với Ban chỉ huy liên
Đội nhà trường cho đánh giá, nhận xét và trao thưởng cho những em có nhận
hay xét hay. Cuối tháng sinh hoạt thì em HS đó lên trình bày trước tất cả các
bạn.
- Tổ chức các cuộc Giao lưu các câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt, thi hùng
biện, Kể chuyện... đã gây ấn tượng cho HS.
Khi tổ chức câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt, hình thức tự chọn: học sinh có
thể kể chuyện, đọc, ngâm thơ ( phát huy mọi khả năng cho HS), có em đã làm
cho mọi người tham dự, cảm phục đến rơi nước mắt về hành động tự thiêu của
chú Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh, đòi hoà bình cho Việt Nam trong bài Êmi-li, con…(Tiếng Việt 5- tập 1). Từ một người xa lạ, bên nước Mỹ, hình tượng
chú Mo-ri-xơn yêu công lý, hoà bình, đấu tranh không chỉ cho nước Mỹ mà còn
cho nhân dân Việt Nam đã trở nên gần gũi, yêu thương, cảm phục với các em.
Với các hoạt động này, nhà trường đã khuấy lên một phòng trào sôi nổi
trong việc học Tiếng Việt và môn Tập đọc. “Học thầy không tày học bạn”, nhiều
HS cũng đã luyện đọc và trở nên đọc rất tốt sau khi đã nghe và học những cách
đọc của bạn, chẳng khác gì rừng hoa đua nhau nở, xoá tan đi hình ảnh HS thiếu
tự tin, đọc lí nhí, phát âm tiếng điạ phương. Bây giờ HS “đọc cùng nhau”, “ đọc
cho nhau nghe” trong các buổi ở lớp, sân trường, ở nhà... đã trở nên “ thường

ngày”. Nhờ được GV hướng dẫn, rèn cách đọc, nên ở những trường này, HS
không chỉ đến thư viện đọc sách bằng tay không mà biết ghi chép, tóm tắt nội
dung sách, nhiều em còn vận động bố mẹ mua sách và tặng cho thư viện nhà
trường ngày một thêm phong phú, hấp dẫn HS đến đọc nhiều hơn.
8. Biện pháp: Các trường trong huyện tăng cường sinh hoạt nhóm, tổ
chuyên môn, chuyên đề cụm, rút kinh nghiệm chỉ đạo, đánh giá
Dạy học là một khoa học sư phạm, nghệ thuât tổng hợp đầy sáng tạo của
người thầy. Qua các đợt chuyên đề về dạy học Tập đọc, thao giảng và sinh hoạt
chuyên môn cấp trường, cụm trường, tôi đã giúp cho GV nhận thức rõ vai trò
của phân môn Tập đọc và GV phải có ý thức “đổi mới đầy sáng tạo” mới có thể
thay đổi chất lượng đọc cho HS.
Hình thức tổ chức: thành lập cụm trường: 5-6 trường. Tổ chức thao giảng
góp ý lần lượt 2-3 tiết dạy Tập đọc. Ghi các nhận xét, đánh giá, giải đáp các
boăn khoăn, thắc mắc. Lấy ý kiến của các cán bộ quản lý , GV cốt cán. Phổ biến
giới thiệu cho các đơn vị tham khảo, học hỏi... Với cách làm này 100% cán bộ
quản lý và GV đều được tham gia học tập và trao đổi ý kiến.
Sau đây là những kinh nghiệm được rút tra từ các cuộc thảo luận, trao đổi
đó:
- Thực hiện đúng quan điểm dạy học mới: dạy học hướng vào người học
- Thừa nhận, tôn trọng, hiểu rõ, đồng cảm giữa thầy và trò. GV khi đó như
một nhạc trưởng để truyền cảm xúc biểu diễn cho từng người.
15


- Thức đẩy nhu cầu, cá tính, nhân cách của HS, tạo động cơ từ bên trong
người đọc ( HS). GV có thể cho HS suy luận, thể hiện nhiều chiều suy nghĩ cảm
nhận của mình về bài Tập đọc.
Ở bài tập đọc "Hạt gạo làng ta" (TV 5 - Tập 1) khi trả lời câu hỏi: Vì sao
tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?
GV phải đánh thức HS với những câu gợi mở:

+ Hạt gạo được làm ra từ đâu? ( từ mồ hôi, công sức của biết bao người.)
+ Hạt gạo có lợi ích gì trong cuộc sống? ( nuôi sống mọi người nên rất
quý).
+ Em trân trọng hạt gạo như thế nào?...(hạt gạo là thành quả, kết tinh công
sức của mọi người…) vv.
Từ đó, giúp các em phát biểu cách hiểu của mình về Hạt gạo - Hạt vàng.
- Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, suy ngẫm, cá tính của HS
- Phát triển mạnh các kỹ năng, kỹ xảo, tác động qua lại cuả các nhân tố
trong môi trường học tập (thầy, bạn, đài, tivi…).
Khi đọc một số bài Tập đọc, GV kết hợp cho HS nghe từ băng đĩa, đài
phát thanh các bài đọc hoặc ngâm thơ, bài hát sẽ có tác động thúc đẩy HS đọc
tốt lến rất nhiều. Ví dụ như khi học bài: "Hạt gạo làng ta" (TV 5 - Tập 1) GV có
thể cho HS nghe bài hát, hoặc cho HS đọc hay ngâm thơ… sẽ làm phong phú
cho HS khi cảm nhận, tăng tính hiệu quả của bài Tập đọc.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG
Sau một thời gian chỉ đạo, thông qua văn bản hướng dẫn, qua việc tổ chức
chuyên đề cụm, qua trao đổi trực tiếp, qua kiểm tra, dự giờ, qua báo cáo rút kinh
nghiệm ở một số nhà trường áp dụng biện pháp trên, tôi thu được kết quả sau:
1. Chất lượng đọc cuả HS:

Kết quả khảo sát về khả năng đọc - Năm học 2015-2016
Thời
gian

Khối/Lớp

Số
HS


Đọc rõ ràng,
mạch
lạc,
bảo đảm tốc
độ, diễn cảm

Đọc rõ ràng,
mạch
lạc,
đúng
ngữ
điệu, còn phát
âm sai một số
từ, ngữ

Đọc

ràng,
sai
một số từ,
một số câu
chưa đúng
ngữ điệu

Đọc nhỏ,
chậm, sai
từ,
chưa
đúng ngữ

điệu

16


Đầu
năm
học
Cuối
học kì
1
Cuối
học kì
2

4

108

SL
21

TL
20

SL
34

TL
30.9


SL
40

TL
SL
36.4 13

TL
12.7

5

93

17

19.4

29

30.7

35

37.1

12

12.9


4

108

30

27.5

44

40.5

27

25.0

7

7.0

5

93

27

29.3

39


42.0

21

22.7

6

6

4

108

41

38

52

49.0

12

11.0

3

2.0


5

93

37

40.0

46

49.5

8

9

2

1.5

Qua báo cáo cho thấy số học sinh đọc yếu đã giảm dần, rõ rệt qua cuối
học kỳ và cuối năm học. Sự tiến bộ của HS về đọc đã được nâng lên rất nhiều.
Nhất là đa số các em đã có ý thức tự giác trong việc đọc. Không chí luyện đọc
thường xuyên mà các em còn góp ý, luyện đọc cho nhau từng câu, từng chữ. Các
em đã có sự chuẩn bị trước bài Tập đọc, tự tìm hiểu nội dung và tích cực tham
gia các cuộc giao lưu được tổ chức cấp trường, đến cấp huyện và tỉnh.
Đa số giáo viên có thói quen chủ động hơn trong việc xây dựng mục tiêu
bài học và hoàn thành được kế hoạch dạy học và có phương pháp dạy học phù
hợp sáng tạo đạt kết quả.

Đa số sự đánh giá của quản lý cũng đi cùng với giáo viên không có sự
đánh giá khác làm cản trở sự sáng tạo của giáo viên.
Đa số giáo viên chú ý rèn được cả hai đối tượng học sinh: đọc tốt và đọc
yếu
Qua 1 năm thực hiện đến nay (năm học 2015-2016), tôi thấy chất lượng
phân môn Tập đọc đạt kết quả đáng mừng, đặc biệt các GV đã biết cách chuẩn
bị, đánh, giá, theo dõi HS tiến bộ đọc trong suốt năm học.
Tôi tin rằng, với các biện pháp này được thực hiện thường xuyên và dần
được triển khai đều khắp trong các trường TH của huyện, thì chất lượng phân
môn Tập đọc sẽ được cải thiện rất nhiều, góp phần tốt hơn trong công tác chỉ
đạo dạy và học Tiếng Việt hiện nay, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất
việc HS đọc yếu.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
- Dạy tập đọc góp phần rèn kỹ năng đọc, kỹ năng thẩm thấu văn bản, giúp
học sinh có kỹ năng hơn giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống. Từ đó giáo dục lòng
yêu quê hương đất nước, xây dựng nhân cách sống cao đẹp; giúp cho HS biết
ứng xử, thích ứng với cuộc sông: tự lập, tự học, tự khẳng định…
Muốn đạt được những kết quả mong muốn thì người giáo viên phải có
một sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo cho tiết dạy từ đồ dùng trực quan, phương pháp
lên lớp…phải biết lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để tổ chức giờ học, khơi
17


dạy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học Tiếng Việt. GV phải
thực sự yêu nghề, tâm huyết với hS.
Đồng thời, GV phải tạo sự giao tiếp cởi mở thân thiện với học sinh, mẫu
mực trong lời nói và việc làm, luôn khêu gợi, động viên, khích lệ học sinh kịp
thời, phát huy tính tích cực chủ động của các em. Thường xuyên học hỏi trao
dồi, tham mưu nhiều tài liệu sách, báo, tập san.

Việc xây dựng các biện pháp giúp GV khắc phục những thiếu sót trong
dạy học Tập đọc hiện nay rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học
Tiếng Việt. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tận tâm, tận lực, kiên trì, tích cực
và phải thực hiện thường xuyên, không ngừng vươn lên trong quá trình giảng
dạy. Có như thế, mới có thể giúp học sinh nâng cáo một bước chất lượng đọc.
Từ bài học trên đây, có thể giúp GV thực hiện đúng và tốt hơn vai trò của người
thầy trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc.
Hy vọng rằng sẽ còn nhiều biện pháp hay và thiết thực sẽ tiếp tục được
bổ sung trong quá trình dạy chính tả nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt nói
chung ở bậc tiểu học.
2. KIẾN NGHỊ:
a. Với GV:
Ngay từ đầu năm học, GV tiến hành khảo sát việc đọc bài của học sinh để
xác định, phân loại từng đối tượng học sinh, nắm vững từng đối tượng học sinh,
tiến hành xếp chỗ ngồi xen kẽ, trong mỗi nhóm có cả học sinh đọc tốt và đọc
yếu để HS có cơ hội học tập lẫn nhau, từ đó có biện pháp cụ thể rèn đọc cho
từng đối tượng học sinh
Nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy, chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo, tranh
ảnh, video, clip thiết thực, phù hợp với học sinh. Giáo viên chuẩn bị tốt cả về
giọng đọc và cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm trước mọi tiết học.
Thầy cô giáo cần hết sức tinh tế, nhạy bén, biết lắng nghe, kịp thời đưa ra
các biện pháp để giúp học sinh sửa chữa, thể hiện kỹ năng đọc. Tạo cho học
sinh niềm say mê văn học, tạo hứng thú thích đọc diễn cảm cho học sinh.
Giáo viên phải có sự kiên nhẫn, bền bỉ, cần phải thường xuyên lâu dài, kết
hợp lồng ghép trong cả các phân môn, môn học khác.
Cần giúp cho học sinh biết tự giác, chịu khó học hỏi, cũng như sẵn sàng
chia sẽ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ nên cũng đòi hỏi thầy cô giáo phải thường
xuyên động viên, khích lệ và tổ chức nhiều phương pháp, hình thức dạy học,
phát huy tối đa năng lực của học sinh, nhất là học sinh khá, giỏi.
b.Với nhà trường:

- Cần tăng cường thêm tài liệu tham khảo, bổ sung thêm trang thiết bị, đồ
dùng dạy học.
- Khen thưởng, biểu dương kịp thời cho những em tiến bộ trong học tập.
- Xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn, tăng cường các đầu sách, báo
về lĩnh vực thiếu niên, nhi đồng. Bố trí thêm các máy tính nối mạng internet để
cả Gv và HS có thể tranh thủ nghiên cứu, học tập thêm.

18


- Tổ chức giao lưu các Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt, Kể chuyện, Cùng
em đọc sách…
- Phát huy vai trò của cốt cán trong từng đơn vị, tổ khối chuyên môn, xây
dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá nghiệm thu đồng bộ kết
quả, rút kinh nghiệm từ dạy học thực tiễn.
c. Với phụ huynh:
- Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của nhà trường.
- Phối hợp, quan tâm đến việc học của con em mình nhiều hơn nữa,
thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của các em ở nhà.
3. Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT:
- Tổ chức chuyên đề về dạy học Tập đọc, mở các chuyên mục, hội thảo,
diễn đàn trao đổi về biện pháp rèn kỹ năng đọc cho HS.
- Cần tăng cường về chuyên đề, hội thảo, phát huy tính tích cực hơn nữa
các chuyên đề cụm, thi giáo viên giỏi….
- Tăng cường cơ sở vật chất- thiết bị dạy học phù hợp với đổi mới chương
trình
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý
- Rà soát chương trình sách giáo khoa cho phù hợp….
Hoằng Hoá, ngày tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung người khác
Người thực hiện

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lê Văn Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

1

Tên sách
Chương trình tiểu học năm 2000

Tác giả

Nhà xuất
bản
Bộ GD&ĐT
11/2000
19


2

Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ


3

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dạy kĩ năng đọc trong Chương trình

4

tiểu học năm 2000
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên

5

cho giáo viên Tiểu học chu kì III

Nghiên cứu

(2003-2007), tập 2.
Một số vấn đề đổi mới đánh giá kết TS.Nguyễn Thị Hạnh

GD
NXBGD-

uả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu
6
7
8
9
10

Hà Nội


học
Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học

TS.Nguyễn thị Hạnh

Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Nội
Lê A, Bùi Minh Toán, NXBGD Hà

SGV Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5

Nguyễn Quang Ninh
Nguyễn Minh Thuyết

Nội
Nhà xuất bản

Nguyễn Minh Thuyết

Giáo dục
Nhà xuất bản

SGK Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5

NXBGD- Hà

Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Lê Hữu Tĩnh,


Giáo dục
Nhà xuất bản

Tiếng Việt ở tiểu học

Giáo dục

Trần Mạnh Hưởng

IV . PHỤ LỤC: Gợi ý thực hành
Buổi sáng mùa hè trong thung lũng
Tiếng Việt 5 – tập 2- NXBGD
I.Mục tiêu
1.Đọc thành tiếng: Đọc đúng từ trong bài, nhất là những từ học sinh ở địa
phương còn phát âm sai: rải rác, râm ran, lanh lảnh, ửng đỏ,trổ, thung lũng…
– Biết ngắt hơi đúng ở các câu dài để làm rõ ý
– Biết nhấn giọng để nhấn mạnh ý ở các từ gợi tả sắc, hình dáng, âm
thanh trong những câu văn tả.
20


1. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ lanh lảnh, râm ran, bập bùng, mùa chiêm, xã viên,
áo chàm..và các từ khác mà học sinh chưa hiểu nghia.
- Nhận ra các đoạn của bài, ý chung của từng đoạn, biết tự nêu ý chung
của cả bài
- Biết nhận xét giá trị miêu tả của một số từ láy trong bài
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh hoặc, máy chiếu minh hoạ cảnh buổi sáng mùa hè trong thung
lũng với màu sắc và âm thanh ( nếu có) như nội dung của bài văn.

- Phiêu học tập có các bài tập đọc hiểu,
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài; Có thể dùng tranh, ảnh để giới thiệu về cảnh buổi sáng ở
miền núi
b. Luyện đọc:
b.1. Đọc trơn:
* Làm việc chung cả lớp:
- Một số học sinh nối tiếp đọc câu, đoạn, đọc cả bài.
- GV nêu yêu cầu để học sinh đọc đúng một số từ HS còn phát âm sai (đã
nêu ở phần mục tiêu)
- HS luyện ngắt hơi đúng ở những câu dài (dùng bảng phụ hoặc máy
chiếu)
Ví dụ: - Những tia nắng đầu tiên/ hắt chéo qua thung lũng/ trải lên đỉnh
núi phía tây/ những vệt sáng màu lá mạ tươi tăn…
-Dọc theo những con đường mới đắp/ vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con
suối,/ từng tốp nam nữ thanh niên/ thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi.
b.2.Đọc hiểu:
* Làm việc nhóm 5-6 HS:
- Trước khi hoạt động nhóm, Gv có thể chiếu cho HS quan sát một clip về
cảnh buổi sáng mùa hè ở miền núi ( nếu sưu tầm được)
- HS làm các bài tập 1,2,3,4 trong phiếu học tập và sau đó đổi bài cho
nhau để chữa. GV cho các nhóm trình bày, nhận xét. Có thể gợi ý bằng các câu
hỏi về âm thanh, màu sắc, thời gian, các từ láy tả âm thanh có trong bài.
b.3. Luyện đọc lại – kết hợp đọc diễn cảm.
* Làm việc chung cả lớp:
- GV hướng dẫn HS tìm cách đọc hay: tìm các từ gợi tả màu sắc, ánh
sáng, âm thnah và gạch dưới các từ. Khi đọc bài cần nhấn giọng ở những từ nói
trên để thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật.

- HS thực hành trong nhóm, mỗi nhóm đọc một đoạn rồi cử đại diện đọc
trước lớp, HS khác góp ý, GV theo dõi nhắc nhở HS.
3. Củng cố, dặn dò:
* Làm việc chung cả lớp:
21


- GV hướng dẫn HS cách làm bài tập 5 trong phiếu học tập. Lưu ý cho HS
được trình bày kết quả trước lớp
- Chuẩn bị bài mới: Ông già trên đỉnh núi chè tuyết./.
---------------- Hết---------------

22



×