Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp tiết 13 – đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.7 KB, 32 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện, chuẩn
bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để hiện thực mục tiêu
đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau. Tuy
nội dung và nhiệm vụ các môn học có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối
quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ. Chính đặc trưng này của học vấn phổ
thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của HS, cũng là biểu hiện quan trọng
của chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các môn học
nói chung, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác
mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn
đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế.
Góp phần khắc phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều
nước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích
hợp hay dạy học tích hợp
Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được áp
dụng ở nhiều nước trên thế giới. “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri
thức các môn học và xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, tạo điều kiện
phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, dạy học tích hợp sẽ làm
giảm trùng lặp nội dung các môn học từ đó góp phần làm giảm tình trạng quá tải
của nội dung học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên, nước ta
chỉ mới quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông
trong những năm gần đây, và chủ yếu là ở bậc Tiểu học. Riêng bậc trung học thì
dạy học tích hợp vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến và hệ thống. Chính vì
vậy, việc đề xuất những giải pháp triển khai dạy học tích hợp ở bậc trung học cơ sở
là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn toán là môn học công cụ, cung
cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản để học sinh tìm hiểu các môn học
khác. Là giáo viên dạy toán, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học
sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến


thức về các môn khác cho học sinh.
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặc
biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy
học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Trong
quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong
1


các bài giảng và đã thu được kết quả đáng khích lệ, tôi xin được chia sẻ với đồng
nghiệp “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn đại số 7 tiết 13 luyện tập về
tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết
trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống
thực tiễn. Quá trình áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong tiết dạy toán lớp
7. Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí, Vật lí, Sinh học, hiểu biết xã
hội để giải các bài toán về dãy tỉ số bằng nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một số kinh nghiệm dạy học tích hợp
liên môn khi dạy học tiết 13 đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
PP thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp

Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015
cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động
đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó
phát triển những năng lực cần thiết. Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là
một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực
cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình
huống thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận
dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất
ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có
năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được
gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và
chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ
phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân học sinh, giúp các em thành
công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
2.1.2. Đặc trưng của dạy học tích hợp
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của
2


cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh
hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm
đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt
kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra
năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc trưng sau
đây :
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác
nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được

các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho
học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình
thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm
cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều
thông tin, nhưng không dùng được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải
kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có
ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết
phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình
huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ
năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.
2.1.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1. Thuận lợi
Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học toán là học sinh có thể sử dụng kiến
thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
quá trình học tập bộ môn. Quan điểm dạy học này hiện nay cần được áp dụng ở
nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong
việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh. Toán là môn khoa học công cụ, kiến thức của môn Toán gắn liền với các
yếu tố tự nhiên, xã hội… Trong dạy học môn Toán có thể tích hợp giáo dục với nội
dung như: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có
ngày càng cạn kiệt, giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính
3



thời sự như: chủ quyền biên giới quốc gia biển đảo, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự
ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả của nó với việc giải quyết các
vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…
Trong chương trình môn Toán ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng kiến
thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề như:
Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc
phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục…
Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh
góc vuông…
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian…
Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang
hợp…
Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông thông qua giải toán…
2.1.2. Khó khăn

* Từ phía giáo viên: Giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình
sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn
một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự
mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về
mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
* Từ phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do
khác nhau mà phần lớn các em vẫn học theo xu hướng thụ động; các em không tích
cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học
trong các giờ học; học lệch nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị các giờ
học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan”
như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn toán.
2.2. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Dạy học tích hợp không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực

hành trong một tiết hoặc buổi dạy. Chúng ta cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm
đó là một triết lý giáo dục, nó phản ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm
truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ thống các kiến thức hoặc
kỹ năng riêng lẻ cho học sinh để sau đó học sinh muốn làm bất kì việc gì với những
kiến thức và kỹ năng đó. Còn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy
học là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những năng lực cụ thể để
giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Trước hết giáo viên cần xác định rõ những ưu điểm và những vướng mắc khi dạy
tích hợp:
4


- Mục tiêu của việc học được học sinh xác định một cách rõ ràng ngay tại
thời điểm học;
- Nội dung dạy học: Tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệt
được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; Các kiến thức gắn liền với kinh
nghiệm sống của học sinh;
- Phương pháp dạy học: Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống; Thiết lập
mối liên hệ giữa các khái niệm đã học;
- Đối với người học: cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyết
được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát
triển kỹ năng chuyên môn.
Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải không ít khó khăn
vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương
diện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh.
Để thực hiện tiết học có hiệu quả tôi quan tâm đến các yếu tố sau đây:
- Phải biết nguyên tắc, quy trình các bước xây dựng các chủ đề tích hợp.
+ Việc xây dựng tiết học tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc: hướng đến
mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học; Đảm bảo tích
hợp nội dung phương pháp dạy học. Nội dung học sinh khai thác, vận dụng kiến

thức của môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động và sáng tạo
với tinh thần hợp tác; Gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh; Phù hợp với năng lực hiện có của học sinh; Phù hợp
với điều kiện khách quan của trường học hiện nay; Đảm bảo để tổ chức cho học
sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ
năng, năng lực chung.
+ Các bước xây dựng tiết học tích hợp:
Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học có liên
quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK; những nội dung
liên quan đến vấn đề thời sự
Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài
học Đóng góp của các môn vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp.
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm:
- Kiến thức
- Kĩ năng
5


- Thái độ
- Định hướng năng lực hình thành
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự
kiến, mục tiêu, đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho
phù hợp.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các PPDH tích cực).
- Khi dạy học giáo viên phải sáng tạo và linh hoạt khi lựa chọn phương pháp
dạy học phù hợp với mỗi chủ đề tích hợp. Các phương pháp thường được sử dụng
đó là Phương pháp dạy học theo dự án, Phương pháp trực quan, Phương pháp thực
địa, Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
2.2.1. Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học có liên

quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK;
những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự.
Khi thực hiện rà soát chương trình sách giáo khoa môn toán tôi nhận thấy bài
toán về dãy tỉ số bằng nhau là một dạng toán cơ bản trong chương trình môn Toán lớp 7.
Sử dụng kiến thức giải toán bằng tính chất dãy tỉ số bằng nhau giúp học sinh giải quyết
được nhiều bài tập trong các môn học khác như Vật lí, sinh học , Hình học.
2.2.2. Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài
học Đóng góp của các môn vào bài học.
Tên bài học: tiết 13 - luyện tập
Tiết 13 là tiết luyện tập sau tiết: Tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Ở tiết trước các em
đã biết cách sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán về tỉ lệ đồng thời
cũng đã biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán có lời văn áp dụng tính
chất dãy tỉ số bằng nhau
Đóng góp của các môn học vào bài học
Địa lí: Học sinh biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển
kinh tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục.
Hình học: Học sinh được củng cố kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng
nửa tích của hai cạnh góc vuông.
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.
Sinh học: Học sinh nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của
sự quang hợp.
Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông.
2.2.3. Dự kiến thời gian 1 tiết
2.2.4. Xác định mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
- HS nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các
vấn đề bài học đặt ra là:
6



Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc
phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục.
Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh
góc vuông.
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.
Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang hợp.
Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông vào giải toán.
* Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ
số bằng nhau.
- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và
hiểu biết về chủ quyền qốc gia biên giới, biển đảo, tự nhiên xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
* Thái độ:
- GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có tình yêu đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, có niềm tự hào về trung
đoàn 923 (Sao Vàng – Thọ Xuân) trong công cuộc bảo vệ biển đảo.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trên
toàn cầu.
- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
* Hình thành và phát triển năng lực: đọc hiểu, giải quyết vấn đề, ghi nhớ, tư duy
lô gic, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, trình bày.
Cần quan niệm rõ mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò
(chứ không phải của thầy), GV phải hình dung sau khi học xong bài học, HS phải có
kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, thông
qua các hoạt động học tập tích cực, vì thế khi xác định mục tiêu học tập cần :
- Lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầu
phân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi

HS được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình.
- Chú trọng đồng đều đến các lĩnh vực : kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ. Mỗi lĩnh
vực GV nên cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt,
qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của HS sau mỗi nội dung dạy học.
- Tránh xây dựng các mục tiêu chung chung cho nhiều bài học, quá khái quát cho
nhiều nội dung dạy học, hoặc xa rời nội dung và phương pháp dạy học, hoặc mang
nặng tính chủ quan của GV.
- Môi trường học tập phải tạo nên sự gắn kết giữa nội dung và phương pháp dạy
học, là cơ sở để GV chủ động đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việc
học tập của HS trở nên lý thú, có hiệu quả thiết thực.
7


Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu chương trình,
với điều kiện hoàn cảnh dạy học thì càng tốt. Mục tiêu được xác định như vậy sẽ là
căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để cho trò tự đánh giá
kết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt
mục đích dạy học một cách vững chắc.
2.2.5. Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự
kiến, mục tiêu, đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng
nội dung cho phù hợp.
Bài số 1: Có nội dung tích hợp với môn địa lí nhằm giáo dục về chủ quyền biển
đảo. Trong bài tập này học sinh cần nhớ tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng
vào bài.
Bài số 2: Có nội dung tích hợp với môn Hình học nhằm giáo dục về chủ quyền biển
đảo. Trong bài tập này học sinh cần nhớ cách tính diện tích tam giác vuông và tính
chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài.
Bài số 3: Có nội dung tích hợp với môn Vật lí nhằm giáo dục về chủ quyền biển
đảo, giáo dục truyền thống về trung đoàn không quân 923( Sao Vàng – Thọ Xuân).
Trong bài tập này học sinh cần nhớ cách tính vận tốc khi biết quãng đường và thời

gian và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài.
Bài số 4: Sưu tầm trên Intenetr có nội dung tích hợp với môn Sinh học. Trong bài
tập này học sinh cần nhớ lại 1 số kiến thức của môn Sinh để áp dụng vào bài học.
Đồng thời giáo dục ý nghĩa của việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường
Bài số 5: Là bài tập có kiến thức liên hệ thực tế trong cuộc sống thường ngày
trong Trong bài tập này học sinh sẽ phải vận dụng một số kiến thức trong thực tế
cuộc sống để áp dụng vào bài học. Đồng thời nêu nên được ý nghĩa việc thực hiện
an toàn giao thông trong mỗi học sinh.
2.2.6. Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp
Để đạt đến các mục tiêu dạy học thông qua phương pháp dạy học tích cực,
tôi chủ động dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học. Có thể nói
HĐHT là trọng tâm của hoạt động dạy học, qua đó GV thể hiện các ý đồ về phương
pháp giúp HS đạt được mục tiêu học tập.
Mỗi HĐHT là một tình huống gợi động cơ học tập; một HĐHT thường gồm
nhiều HĐ thành phần với mục đích riêng; thực hiện xong các HĐ thành phần thì
mục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện. Vì thế, GV phải có sự đầu tư về
chất lượng và kết quả của HĐ, suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến của
các HĐ đề ra cho HS, dự kiến các giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian.
a. Tâm thế của người thầy giáo
Kinh nghiệm bản thân cho thấy, yếu tố đầu tiên đem đến thành công cho một giờ
dạy trên lớp là tâm thế thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học.
Một là do chính thầy giáo chuẩn bị bài kỹ càng nên học sinh dễ tiếp thu bài; hai là chính
sự tự tin của người thầy làm không khí lớp học thêm phấn chấn.
8


Sự chi phối của tâm thế người thầy đối với hiệu quả lên lớp như vậy, nhưng
khi chuẩn bị một giáo án lên lớp, người thầy đã không lường trước những tình
huống sẽ xảy ra. Tại sao có hiện tượng một học sinh khi kiểm tra bài cũ ở môn học
này luôn đủ điểm, còn ở môn học khác lại rất hay bị điểm yếu, kém? Hãy xem lại

thái độ của người thầy giáo khi gọi em lên bảng để kiểm tra. Chính vì thế, có giáo
viên đã dùng “ thủ thuật” tạo tâm thế trước khi kiểm tra bài cũ bằng cách khi vào
lớp, khen một bình hoa tươi cắm khéo, hỏi han, trò chuyện một cách tự nhiên với
học sinh. Tâm thế của người thầy giáo còn rất cần trong khi giới thiệu chuyển tiếp
từ bài cũ sang bài mớí, làm cho lời giới thiệu bài mạch lạc, trôi chảy giúp cuốn hút
học sinh hơn.
b. Cải tiến khâu kiểm tra bài cũ
Khái niệm “cũ” và “mới” ở phạm trù kiến thức không những không khác
biệt nhau như xem xét hình thức của một vật thể, mà nó còn dung hoà trong một hệ
thống. Trong một bộ môn, kiến thức mới là sự tiếp nối của kiến thức được gọi là
“cũ”. Hiểu được vấn đề này, người thầy giáo không thể xem nhẹ khâu kiểm tra bài
cũ. Khi học sinh nắm chắc bài cũ tức là người thầy đã thành công 50%.
Trong thực tế, giáo viên rất hay kêu ca học sinh lười học, hay là chậm tiếp
thu bài. Nhưng bản thân giáo viên thì chưa chắc đã chu đáo khi soạn thảo bước
kiểm tra bài cũ trong giáo án lên lớp của mình, có khi chỉ là soạn đối phó cho đủ 5
bước lên lớp mà thôi. Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối
ưu như hệ thống câu hỏi dẫn đắt tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm,
tính vừa sức.Muốn học sinh nắm vững bài cũ, có mấy thao tác giáo viên cần lưu ý:
Chuẩn bị kỹ các câu hỏi ở phần củng cố lại bài học; Cho học sinh chuẩn bị bài ở
nhà theo hệ thống câu hỏi đó; Chọn câu hỏi kiểm tra bài phù hợp với từng đối
tượng; Mức độ kiểm tra ở mỗi lần tăng dần từ dễ đến khó với mỗi học sinh để các
em có cơ hội tiến bộ. Không vội trách phạt học sinh không thuộc bài khi chưa hiểu
rõ nguyên nhân. Tất nhiên không phải giáo viên nào cũng làm được như vậy.
Nhưng nếu kiên trì và tính toán một cách khoa học từng thao tác như trên, nhất
định sẽ thành công.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý các hình thức kiểm tra, không nhất thiết khi
kiểm tra miệng cứ phải gọi học sinh lên phía trên bục giảng để đọc thuộc làu lý
thuyết, mà có thể để học sinh đứng ở bên dưới trình bày bài hoặc chiếu lên bảng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm, bản đồ tư duy cho học sinh phát hiện nhanh. Trong vòng
10 phút kiểm tra bài cũ, vẫn có thể huy động được nhiều học sinh tham gia chứ

không chỉ kiểm tra 1, 2 em. Chuẩn bị kỹ lưỡng khâu kiểm tra bài cũ như vậy, học
sinh không bị cho điểm oan; không hao phí thời giờ cho sự khiển trách; kiến thức
được củng cố vững chắc, nhanh tiếp thu bài mới...
c. Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài là một khâu khá quan trọng, mở đầu cho các thao tác dạy học
bài mới của GV. Giới thiệu bài một cách sinh động, hấp dẫn có thể gây sự chú ý và
9


hứng thú học tập cho HS. Sử dụng tích hợp ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi động
bộ máy tư duy của HS, buộc các em phải ý thức rõ đối tượng mình đang nhận thức
và xác định hướng huy động kiến thức đã có để giải quyết bài học mới.
d. Thay đổi “khẩu vị” trong khi giảng bài
Người thầy có thể say mê giảng bài suốt gần cả tiếng đồng hồ của một tiết
học mà không có cảm giác mệt mỏi. Nhưng với một học sinh, việc ngồi im để nghe
thầy giảng bài suốt gần cả tiếng không phải là điều dễ dàng. Hiện tượng uể oải,
ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến. Những giáo
viên thiếu kinh nghiệm khi bắt gặp những hiện tượng như vậy thường hay nổi
nóng, và buộc học sinh phải ngồi nghe một cách nghiêm túc mà không biết làm như
vậy không những không mang lại hiệu quả gì mà còn gây thêm sự căng thẳng trong
lớp học.
Để một tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, giáo viên cần lưu ý những
điểm sau đây: Lường trước đối tượng học sinh thiếu tập trung do tác động của hoàn
cảnh khách quan (có chuyện không hay trong gia đình, sức khoẻ kém, cơ thể mệt
mỏi) để có cách giảng bài thích hợp; Không rập khuôn theo một trình tự mà học
sinh đã quá quen thuộc; Linh hoạt thay đổi khẩu khí, thay đổi cách thức hỏi, giảng
giải đối với học sinh; Không tiếp tục giảng giải khi học sinh ở dưới lớp ồn ào... mà
có thể bất ngờ gọi một học sinh kiểm tra lại kiến thức mà giáo viên vừa truyền đạt.
e. Chú trọng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn
Trong quá trình dạy học, hệ thống câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng đối

với việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS. Sự phát triển của năng lực
nhận thức của HS diễn ra trong quá trình tìm kiếm lời giải đáp cho từng câu hỏi nảy
nở của các em, tìm cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học
tập. Đưa ra hệ thống câu hỏi chính là bước hiện thực hóa nội dung bài học thành họat
động của HS. Mỗi câu hỏi đặt ra một yêu cầu, một nhiệm vụ cụ thể buộc HS phải tìm
hiểu SGK, tài liệu tham khảo, vận dụng kiến thức, suy nghĩ và tìm câu trả lời.
Để có một hệ thống câu hỏi tích hợp hay, hợp lí trong giờ học, GV phải chuẩn
bị chu đáo từ khâu soạn giáo án: phải dự kiến đặt những câu hỏi nào? Nêu câu hỏi
vào lúc nào? HS sẽ trả lời ra sao? Đáp án là gì?...Từ việc tìm hiểu nội dung SGK và
mục tiêu cụ thể của bài học mà GV lựa chọn nội dung, phương pháp và lượng kiến
thức đặt ra trong mỗi câu hỏi. Nghệ thuật đặt câu hỏi là điều hết sức quan trọng để
phát huy hiệu quả dạy học. Câu hỏi tích hợp phải mang tính vừa sức đối với HS,
tạo được sự hứng thú về nhận thức, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của HS, đồng thời
phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với logic bài học và logic nhận thức
của người học. Đây không phải là một công việc dễ dàng, nó đòi hỏi năng lực sư
phạm và trình độ chuyên môn của GV.
Hệ thống câu hỏi tích hợp sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học, thay thế lối dạy học cũ thiếu hiệu quả bằng một lối học mới hiệu quả hơn trên
tinh thần phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của HS. Các câu hỏi này
10


phải vừa chú ý làm rõ những tri thức, kĩ năng đặc thù của phân môn, vừa khai thác
những yếu tố chung giữa các phân môn, các môn học khác để hình thành những tri
thức tổng hợp cho HS. Đây là điều kiện cơ bản và quan trọng để dạy học theo
hướng tích hợp đạt hiệu quả cao.
2.3.7. Bài soạn theo chương trình tích hợp:
Tiết 13 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
* Kiến thức:

- HS nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết
các vấn đề bài học đặt ra là:
Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh
tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục.
Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai
cạnh góc vuông.
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.
Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự
quang hợp.
Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông vào giải toán.
* Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất dãy
tỉ số bằng nhau.
- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu
biết về chủ quyền qốc gia biên giới, biển đảo, tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
* Thái độ:
- GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có tình yêu đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, có niềm tự hào về
trung đoàn 923 (Sao Vàng – Thọ Xuân) trong công cuộc bảo vệ biển đảo.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trên
toàn cầu.
- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
* Hình thành và phát triển năng lực: đọc hiểu, giải quyết vấn đề, ghi nhớ, tư duy
lô gic, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, trình bày.
II Chuẩn bị
a, Giáo viên
- Máy chiếu: Dùng để chiếu các đề bài tập, các hình ảnh về quần đảo Trường
Sa, về trung đoàn 923, sự quang hợp, về tình trạng chặt phá rừng, các hình ảnh về

an toàn giao thông, và các bài giải mẫu
11


Máy tính: Để trình chiếu, tra cứu thông tin, khai thác CNTT vào bài học
b, Học sinh
Bảng nhóm: ghi kết quả bài làm của nhóm học sinh.
III/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1 phút) GV kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Bài mới: (41 Phút)
Ở tiết trước các em đã biết cách sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải
bài toán về tỉ lệ đồng thời cũng đã biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài
toán có lời văn áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Trong tiết học hôm nay
chúng ta tiếp tục tìm hiểu tính chất dãy tỉ số bằng nhau được vận dụng như thế nào
trong các bài toán thực tiễn, có liên quan đến những môn học khác.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
I/ Bài toán tích hợp với môn địa lí,
Cho học sinh xem clip về quần đảo giáo dục về chủ quyền quốc gia biên
Trường Sa
giới, biển đảo:
Giáo viên đưa đề bài bài toán 1 lên màn Giải bài toán 1:
hình
Gọi số lượng đảo nổi và đảo đá ngầm
Bài toán 1: Tính số lượng đảo nổi và đảo tại quần đảo Trường Sa do Hải quân
đá ngầm tại quần đảo Trường Sa do Hải Nhân dân Việt Nam kiểm soát là x; y
quân Nhân dân Việt Nam kiểm soát. Biết ( x, y >0)
rằng lượng đảo nổi và đảo đá ngầm tỉ lệ Vì lượng đảo nổi và đảo đá ngầm tỉ lệ
x y

với 3;4 và tổng số đảo nổi và đảo đá ngầm
với 3;4 nên ta có: =
3 4
tại quần đảo Trường Sa do Hải quân Nhân
Vì tổng số đảo nổi và đảo đá ngầm tại
dân Việt Nam kiểm soát là 21.
quần đảo Trường Sa do Hải quân Nhân
- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài.
dân Việt Nam kiểm soát là 21 nên: x +
- Gọi 1 h/s nêu cách giải của bài toán.
y =21
GV trình bày lên bảng
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta
GV nhấn mạnh phần trình bày bài.
có:
Tích hợp giáo dục về chủ quyền quốc x y x + y 21
= =
=
=3
gia biên giới, biển đảo
3 4
3 + 4 17
⇒ x = 3.3 = 9
y = 3.4 = 12
Giáo viên đưa đề bài bài toán 2 lên màn Vậy tại quần đảo Trường Sa, Hải quân
hình
Nhân dân Việt Nam kiểm soát 9 đảo
nổi và 12 đảo đá ngầm.
Hình thành và phát triển năng lực
đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,

phân tích, so sánh, trình bày.
12


Bài toán 2: Đảo Trường Sa được mệnh
danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường
Sa” nổi lên như một pháo dài sừng sững
kiên trung giữa Biển Đông, đảo Trường Sa
ở vĩ độ 08038’30’’N và kinh độ
111055’55’’E. Đảo có hình dáng như một
tam giác vuông.
Tính độ dài hai cạnh góc vuông biết chúng
tỉ lệ với 16:21 và diện tích của tam giác
vuông đó là 151200 m2
- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài.
- Gọi 1 h/s nêu cách giải của bài toán.
GV lưu ý học sinh bài toán này không sử
dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau hướng
dẫn cách trình bày bằng cách đặt k.
Giáo dục về chủ quyền quốc gia biên
giới, biển đảo
GV liên hệ: Hiện nay, quần đảoTrường Sa
đang là vùng tranh chấp của nhiều nước
nằm trong khu vực biển Đông, đặc biệt
đang là điểm nóng tranh chấp giữa Trung
Quốc, Philippine và Việt Nam.
Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về
lãnh thổ Việt Nam
Trong 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thì quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc

chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974.
Một số đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa
cũng bị một số nước trong khu vực xác
nhận chủ quyền.
Chúng ta có đầy đủ các tài liệu khẳng định
chủ quyền đối với 2 quần đảo này.
Bác Hồ lúc sinh thời đã từng nói:”Ngày
trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta
có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài,
tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”

II/ Bài toán tích hợp với môn hình
học, giáo dục về chủ quyền quốc gia
biên giới, biển đảo:
Giải bài toán 2:
Gọi độ dài các cạnh góc vuông của tam
giác vuông lần lượt là x; y (m) (x; y >
0)
Vì hai cạnh góc vuông tỉ lệ với 16 và
21 nên

x
y
=
16 21

Vì diện tích của tam giác vuông là
151200
m2
nên

xy
= 151200 ⇒ xy = 302400
2
x
y
x
y
= ta có
=
= k (k>0 vì
Từ
16 21
16 21

x,y>0)
⇒ x = 16k;
y = 21k;
Vì x.y = 302400
⇒ 16k. 21k = 336k2 =302400
⇒ k2 = 302400:336
⇒ k2 = 900
⇒ k = 30(vì k>0)
=> x = 16k = 16 . 30= 480;
y = 21k = 21 .30= 630 ;
Vậy độ dài các cạnh góc vuông của
tam giác vuông lần lượt là 480m;
630m
Hình thành và phát triển năng lực
đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,
phân tích, trình bày.


Câu nói ngày ấy của Bác đã trở thành
động lực và quyết tâm của các thế hệ cán
bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam
13


anh hùng- quyết tâm bảo vệ vùng biển đầy
tiềm năng của đất nước Việt Nam thống
nhất, độc lập với chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ, lãnh hải quốc gia.
Tích hợp giáo dục truyền thống trung
đoàn 923 phòng không không quân.
Cho học sinh xem video clip về trung
đoàn 923 ( Sao Vàng – Thọ Xuân)
Trong suốt những năm bảo vệ Trường Sa,
Trung đoàn 923 là đơn vị chủ lực thường
xuyên thực hiện các chuyến bay tuần tiễu.
Cuối tháng 12/1989, Trung đoàn 923 được
lệnh cơ động ra sân bay Thọ Xuân (Thanh
Hóa). Toàn bộ nhiệm vụ chiến đấu của
không quân cường kích ở phía Nam giao
lại cho Trung đoàn 937.
Giáo viên đưa đề bài bài toán 3 lên màn
hình
Bài toán 3:
Hai máy bay SU- 22M của trung đoàn
phòng không không quân 923 bay từ Sao
Vàng - Thọ Xuân đến Phan Rang. Một
máy bay bay hết 1 giờ , máy bay kia bay

hết 1 giờ 15 phút. Tính vận tốc trung bình
mỗi máy bay, biết rằng trung bình 1 giờ
máy bay 1 bay nhanh hơn máy bay 2 là
200 km
- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài.
- Gọi 1 h/s nêu cách giải của bài toán.
HS: Dựa vào công thức tính quãng đường
s = v.t và tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau.
- 1 hs lên bảng trình bày.
Như vậy nhờ tính chất đãy tỉ số bằng nhau
chúng ta đã giải quyết các bài toán có nội
dung địa lí, hình học, vật lí về chủ quyền
biên giới biển đảo. Sau đây chúng ta tiếp
tục tìm hiểu thêm một số lĩnh vực khác.
Giáo viên đưa đề bài bài toán 4 lên màn

III/ Bài toán tích hợp với môn Vật
lí , giáo dục về chủ quyền quốc gia
biên giới, biển đảo:
Giải bài toán 3
Đổi: 1h15 phút = 1,25 giờ
Giả sử vận tốc của hai máy bay là v 1,
v2 (km/h) ; ta có:
1 .v1= 1,25. v2 ⇒ 4v1 = 5v2 ⇒

v1 v2
=
5 4


Và v1 - v2 = 200
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta
có:
v1 v2 v1 − v2 200
= =
=
= 200
5 4
5−4
1

⇒ v1= 5.200= 1000km/h,

v2 = 4.200 = 800 km/h
Vậy vận tốc máy bay thứ nhất là 1000
km/h
Vận tốc máy bay thứ hai là
800km/h
Hình thành và phát triển năng lực
đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,
phân tích, trình bày.
14


hình( Hoạt động nhóm trong 3 phút)
Bài toán 4: Nếu trong một ngày thời gian
nắng là 11 giờ thì 1m2 lá cây xanh khi
quang hợp sẽ cần một lượng khí cacbonic
và nhả ra môi trường một lượng khí oxi tỉ
lệ với 11 và 8. Tính lượng khí cacbonic và

lượng khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu
vào và nhả ra biết rằng lượng khí cacbonic
cần cho sự quang hợp nhiều hơn lượng khí
oxi nhả ra môi trường là 6 gam.
- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài.
- Gv Bài toán yêu cầu tìm gì?
- HS Tính lượng khí cacbonic và lượng
khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và
nhả ra
- GV phát phiếu học tập có in lời giải theo
từng bước của bài toán yêu cầu h/s hoàn
thiện cho đúng trình tự.
Hãy Sắp xếp lại các bước để được lời giải
đúng ?
(1) Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
ta có:

x y x− y 6
= =
= =2
11 8 11 − 8 3

Suy ra x = 22 ; y = 16
(2) Theo đề bài ta có

IV/ Bài toán tích hợp với môn sinh
học:
Giải bài toán 4
Gọi lượng khí cacbonic và lượng khí
oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và

nhả ra khi quang hợp(với ĐK như đề
bài cho) lần lượt là x gam và y gam
( x; y >0)
Theo đề bài ta có:

x y
= và x – y = 6
11 8

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
ta có:
x y x− y 6
= =
= =2
11 8 11 − 8 3

Suy ra x = 22 ; y = 16
Vậy trong một ngày mà thời gian nắng
là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quang
hợp sẽ cần 22 gam khí cácbonic và nhả
ra môi trường 16 gam khí oxi
Hình thành và phát triển năng lực
đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,
phân tích, so sánh, hoạt động nhóm,
liên hệ thực tế, trình bày.

x y
=
và x – y = 6
11 8


(3) Vậy trong một ngày mà thời gian nắng
là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quang hợp
sẽ cần 22 gam khí cácbonic và nhả ra môi
trường 16 gam khí oxi
(4) Gọi lượng khí cacbonic và lượng khí
oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và nhả
ra khi quang hợp(với ĐK như đề bài cho)
lần lượt là x gam và y gam
- HS thảo luận theo cặp vào phiếu học tập
- Cử đại diện của cặp nộp kết quả cho GV
- HS trao đối nhận xét kết quả của cặp
khác.
- Kết quả sắp xếp các bước:
(4) → (2) → (1) → (3)
15


- Kết luận các tình huống xảy ra nếu có
của HS và khen thưởng nhóm có kết quả
nhanh và chính xác nhất.
- Y/c học sinh về nhà hoàn thiện lời giải
bài toán dựa vào kết quả bài tập nhóm.
GV: Em hãy nêu vai trò của cây xanh đối
với hoạt động của con người
Tích hợp môn sinh học 6: sự quang hợp
GV liên hệ: Chiếu hình ảnh minh họa
Giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường:
Như chúng ta đã biết rừng che phủ 1/3
diện tích lục địa giúp cản bớt sức nước

chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò
quan trọng trong việc chống sói mòn, sụt
lở đất, cũng như giữ được nguồn nước
ngầm, tránh hạn hán. Rừng còn là nơi trú
ngụ của biết bao nhiêu loài động vật tạo
nên một hệ sinh thái đồng thời cung cấp
cho con người nguồn tài nguyên quý giá
do đó việc trồng và bảo vệ rừng là vô cùng
quan trọng. Chính vì vậy mà tất cả chúng
ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ rừng,
chống biến đổi khí hậu.
Giáo viên đưa đề bài bài toán 5 lên màn
hình
Bài toán 5:
Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào
năm 2000 và năm 2008 tỉ lệ với 1, 2 ; của
năm 2008 và năm 2014 tỉ lệ với 4 và 5.
Tính số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra
vào năm 2014 biết rằng tổng số vụ tai nạn
của ba năm đó là 55000 vụ.
- GV Cho hoc sinh tìm hiểu đề bài
- Gọi 1 học sinh cho biết cách giải,
- GV hướng dẫn cách suy luận để đưa bài
toán về dạng cơ bản
-H/s tự trình bày vào vở
- Em có nhận xét gì về tỉ lệ số vụ tại nạn
giao thông ở Việt Nam những năm gần
đây?

V/ Bài toán tích hợp với thực tế đời

sống giáo dục an toàn giao thông:
Giải bài toán 5:
Gọi số vụ tai nạn giao thông ở nước ta
vào năm 2000, 2008, 2014 lần lượt là
x, y, z ( x; y; z >0)
Theo đề bài ta có:
x y
y z
= ,
=
và x + y + z =
1 2 4 5

55000
x y
x y

=
=
kết hợp với
1 2
2 4
y z
x y z
= suy ra = =
4 5
2 4 5

Từ


Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
ta có:
16


x y z
Tích hợp giáo dục an toàn giao thông:
= =
2 4 5
Như vậy những năm gần đây tỉ lệ những
vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày = x + y + z = 55000 = 5000
2+4+5
11
càng tăng, năm 2014 có khoảng 25000 vụ
tức là bình quân mỗi ngày xảy ra khoảng Suy ra z = 5000.5 = 25 000
Vậy số vụ tai nạn giao thông xảy ra
70 vụ tai nạn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao vào năm 2014 là 25000 vụ.
thông như: do cơ sở hạ tầng, do chất lượng
phương tiện tham gia giao thông, do sự Hình thành và phát triển năng lực
thiếu hiểu biết và nguyên nhân chính là do đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,
phân tích, so sánh, liên hệ thực tế,
ý thức của người tham gia giao thông...
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao trình bày.
thông chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ
thống báo hiệu giao thông.
GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh
vi phạm giao thông của các bạn học sinh
4. Củng cố: ( 2 phút) Em đã học được những gì trong bài học hôm nay?
- 1 học sinh trả lời

-GV tóm tắt lại các dạng bài toán và cách giải trong bài học
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Hoàn thành các bài tập còn lại trên lớp
- Xem trước bài học của tiết 14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với quá trình tiếp thu bài và học bài của học sinh.
Cho học sinh làm bài tập trên phiếu học tập: ( 15 phút)
Đề bài:
Bài 1: Tìm các góc trong 1 tam giác biết rằng các góc đó tỉ lệ với 1; 2; 3 và tổng 3
góc trong tam giác bằng 1800
Bài 2: Có 16 tờ giấy bạc loại 2000 đồng; 5000 đồng; 10000 đồng. Trị giá mỗi loại
tiền trên bằng nhau. Hỏi mỗi loại có mấy tờ.
Kết quả đánh giá học sinh:
Áp dụng tiết học tích hợp ở lớp 7A và không áp dụng ở lớp 7B tôi thu được kết quả
như sau:
Lớp Sĩ số
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm 3- 4 Điểm 1-2
7A
25
8 đạt 32% 13 đạt 52% 4 đạt 16%
0
0

7B

25


5 đạt 20%

7 đạt 28%

11 đạt 44%

2 đạt 8%

0

17


- Hiệu quả với sự phát triển, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện của học sinh. Học
sinh cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì giúp các em giải quyết được các tình huống,
các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát triển năng lực bản thân.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của học sinh
về việc vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các tình huống thực tiễn
dần được cải thiện. Các em biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng... thuộc
nhiều môn học khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình
thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất
là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Các em có
ý thức bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, biết tổ chức các phong trào tiết
kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường như: tắt đèn điện, quạt điện trước khi ra khỏi
lớp học; giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường
xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không xả rác nơi công cộng,tham
gia giao thông an toàn….Ngoài ra các em còn là các tuyên truyền viên tích cực cho
gia đình và mọi người xung quanh về biển đảo, tự hào vì trên quê hương có trung
đoàn không quân Yên Thế anh hùng, biết cần phải làm gì để tiết kiệm năng lượng
và bảo vệ môi trường sống, tham gia giao thông an toàn. Bảo vệ môi trường chính

là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình.
2.4.2. Hiệu quả đối với giáo viên đứng lớp:
- Thông qua việc áp dụng dạy học tích hợp tôi nhận thấy giáo viên dạy học tích
hợp được tìm hiểu, khai thác thêm nhiều kiến thức về những chủ đề tích hợp, liên
môn, nhất là tìm hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên môn vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, đồng thời phương pháp dạy học cũng được đổi mới. Tiến trình
bài giảng trên lớp trở nên sinh động, hấp dẫn, hiệu quả hơn. Học sinh tích cực và
chủ động chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Quan hệ thầy và trò tốt đẹp hơn, học
sinh yêu thích môn học hơn. Từ đó chất luongj giờ dạy đạt hiệu quả cao.
- Mặt khác, thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, tôi và các đồng
nghiệp đã tích cực tham gia xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực
có thể phát triển cho HS trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh
giá năng lực của HS trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động
học của HS; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Qua các hoạt
động chuyên môn đó, năng lực chuyên môn, tâm huyết của mỗi người từng bước
được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, trong đó dạy học tích
hợp, liên môn là xu hướng tất yếu.
- Thông qua việc áp dụng dạy học tích hợp tôi nhận thấy giáo viên dạy học tích
hợp được sáng tạo và linh hoạt khi lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi
chủ đề tích hợp. Các phương pháp thường được sử dụng đó là Phương pháp dạy
học theo dự án, Phương pháp trực quan, Phương pháp thực địa, Phương pháp dạy
học nêu và giải quyết vấn đề.
18


2.4.3. Hiệu quả đối với nhà trường.
- Với mối quan hệ giáo viên trong quá trình tích hợp cần có quá trình hợp tác,
góp ý, tham khảo tổ bộ môn (chính ban, chéo ban,...) từ đó đạt tới hiệu quả tăng mối
quan hệ hiểu biết, thân thiết, tăng tình đoàn kết, nâng cao hiệu quả công việc...giúp chia
sẻ chuyên môn kinh nghiệm hữu ích hoàn toàn mới so với trước đây.

- Hiệu quả đối với công tác quản lý: Giúp ban giám hiệu nắm bắt được tính
đồng đều của cán bộ giáo viên để có phương án bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo
viên thông qua quá trình dự giờ các tiết dạy học tích hợp sẽ nhận thấy sự đều tay
trong quá trình giáo dục mà bức tranh phản chiếu là học sinh.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Dạy học nhằm góp phần quan trọng để hình thành nhân cách con người lao
động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy phương
pháp dạy học tích hợp phải thực hiện được các chức năng nhận thức, phát triển và
giáo dục, tức là lựa chọn phương pháp tích hợp sao cho học sinh nắm vững tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng tri thức vào thực tiễn. Với Toán học là một môn khoa
học cơ bản đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh
trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy trong Tiết 13 này lựa chọn phương
pháp dạy học tích hợp đã phần nào đáp ứng được các vấn đề nói trên đặt ra. Dù chỉ
mới áp dụng vào một tiết nhưng dạy học tích hợp nói chung và dạy học tích hợp
cho môn Toán nói riêng là một lựa chọn đúng đắn trong việc thực hiện “Mục tiêu
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Áp dụng “Một
số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn đại số 7 tiết 13 luyện tập về tính chất của
dãy tỉ số bằng nhau” góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà
trường, qua đó giáo viên tâm huyết với nghề nên có phương pháp giáo dục và giảng
dạy có hiệu quả. Nếu áp dụng sẽ cho kết quả bền vững, ít hao phí công sức, thời
gian của giáo viên và cán bộ quản lý dành cho phụ đạo học sinh yếu kém, chi phí
tài chính khi áp dụng sáng kiến là không đáng kể. Do đó “Một số kinh nghiệm dạy
học tích hợp liên môn đại số 7 tiết 13 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau” là một sáng kiến có ý nghĩa và rất thành công.
3.2. Đề xuất - kiến nghị.
3.2.1. Đối với giáo viên giảng dạy môn toán nói riêng và giáo viên nói chung

Để tiến hành những giải pháp nêu trên và triển khai việc dạy học tích hợp một
cách hiệu quả thì người GV cần nâng cao năng lực bản thân cho phù hợp với yêu
cầu đổi mớí, cụ thể như:
19


- Trong tiết học tích hợp, người giáo viên cần hiểu rộng các kiến thức ở nhiều
môn để nâng cao hiệu qủa giảng dạy bộ môn của mình.
- GV cần chuyển từ dạy học truyền thống sang DHTH, tức thay đổi phương
pháp dạy học truyền thống sang DHTH, GV không chỉ làm việc với từng HS mà
làm việc với từng nhóm HS.
- GV cần bồi dưỡng thêm kiến thức liên ngành, bổ sung kiến thức giao thoa
giữa các môn học.
- GV cần nắm phương pháp học và dạy theo nhóm để truyền đạt kiến thức có
hiệu quả.
- GV cần xác định việc chuyển đổi chiến lược đánh giá HS từ dạy học truyền
thống sang DHTH như ra đề thi, chấm thi, đánh giá và kiểm tra sự tiến bộ của HS.
3.2.2. Đối với các cấp quản lý
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học,
bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu
học tập tích hợp.
- Tăng cường tổ chức hội thảo, chuyên đề, bồi dưỡng, diễn đàn chia sẻ kinh
nghiệm dạy học tích hợp
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục
tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi
thực hiện chương trình tích hợp.
- Thiết kế lại nội dung chương trình-sách giáo khoa các môn học theo hướng
tích hợp. Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh
giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp .

- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương
án khác nhau để có thể triển khai một cách phù hợp với thực tiễn.
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu, được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà
trường cũng như tổ chuyên môn, tôi đã thực hiện thành công việc: “Tích hợp liên
môn trong dạy học bài “Luyện tập tính chất của dãy tỉ số bằng nhau” với mong
muốn: phát triển năng lực tư duy; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh trong
việc học tập bộ môn Toán. Đồng thời phát triển năng lực giải quyết tốt các tình
huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 04 năm2016
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Bùi Thị Nam

Đỗ Phúc Thịnh
20


Tài liệu tham khảo
1 - Phương pháp dạy học môn toán.
2 - SGV toán 7 tập 1.

- NXB Giáo dục.
- NXB Giáo dục.

3 - SGK toán 7 tập 1 (- NXB Giáo dục.)

4 - Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. (Lưu hành nội
bộ)
5- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị.
6 - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Bộ Chính trị.
7 – Module THCS 25- Viết Sáng kiến kinh nghiệm trong trường trung học cơ sở.
Tác giả: Phạm Viết Vượng
8 - Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở , Trung học phổ thông. Tài liệu tập
huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015
9 - Thông tin trên Internet.
Về quần đảo Trường Sa: />Về trung đoàn không quân 923 Sao Vàng Thọ Xuân
/>Phụ lục
• Về quần đảo Trường Sa và đảo Trường Sa:
Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện tích từ 160
đến 180 nghìn km2. Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ trong
giới hạn từ 60 30’ vĩ Bắc đến 120 0’ vĩ Bắc và từ 1110 30’ đến 1170 30’ kinh độ
Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa,
phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và
Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của
vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và
bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình
vành khăn hay elip. Do tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng
của đảo nổi và các bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng. Đảo lớn nhất
trong quần đảo là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km2 tiếp theo là các đảo Trường Sa
hay Nam Yết diện tích mỗi đảo từ 0,1 đến 0,2 km2. Trên một số đảo có nước ngầm.
Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở đây giống như các đảo ven biển khác, nằm
ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một
số đảo lớn như đảo Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ
21



tương đối nhiều thuận tiện cho sinh hoạt. Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa
khác biệt so với các vùng biển ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có
thể chia làm mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có
ngày mưa tới 198 mm, số ngày nắng là 270 ngày. Trường Sa Lớn, đảo thủ phủ
huyện đảo Trường Sa, nơi Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền Việt Nam đang
thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Có thể chia thành thành 2 nhóm đảo,
tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa. Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam
đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá
Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá
Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau:
Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh , Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi
Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.

Ngoài ra, còn một số đảo bị các bên chiếm đóng bất hợp pháp gồm:
a. Phía Trung Quốc: đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường
Sa tư nhưng năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ
Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ
phận lãnh thổ Trung Quốc”. Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm
đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình. Năm 1988,
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những
bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn
này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển. Năm 1995,
CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía
Đông Nam Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, chiếm
đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam. Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc
22


(kể cả Đài Loan) đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến

nay là 9 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo
Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô.
b. Philippines: bắt đầu nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa
bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về
Philippines vì nó ở gần Philippines. Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa
quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố
Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần
đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là
Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1
đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo… Đến nay, Philippines
đã chiếm đóng 10 vị trí trong quần đảo này, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn
san hô.
c. Malaysia: mở đầu bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02
năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo
Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ
Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Công hòa có yêu sách đối với quần đảo đó
không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Công hòa trả lời rằng
quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam
ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Tháng 12 năm 1979,
Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vực phía Nam
Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam
Cộng hòa đóng giữ. Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở
phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Đến nay, số điểm đóng quân
của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn
san hô.
d. Brunei: Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo
Trường Sa, nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu
sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có
phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.
Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với có cạnh huyền nằm theo hướng

đông bắc-tây nam. Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt
Nam), đảo này dài 630 m, có diện tích 0,15 km2 (xếp thứ tư trong quần đảo). Bề
mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 m so với mực nước biển khi thuỷ triều xuống thấp
nhất. Vành san hô bao quanh đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều
xuống. Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế độ nhật triều.[1]

23


Khí hậu ở đảo mang nét đặc trưng của quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và mùa
đông ấm. Từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô; từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau là
mùa mưa. Trong mùa khô, nhiệt độ cao được duy trì từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ
nhưng sóng yên biển lặng. Vào mùa mưa, nhiệt độ trong ngày thấp hơn nhưng dông
bão thường xuyên xảy ra.[1]
Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể dùng để tắm, giặt và tưới cây. Thực vật nơi
đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao,phong ba, xương rồng và
một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí
hậu khắc nghiệt. Người trên đảo trồng thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau xanh,
rau gia vị. Họ còn nuôi hàng trăm con chó và rất nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan và
ngỗng
• Về máy bay SU – 22M và trung đoàn 923
Điều ít biết về cách bảo vệ Trường Sa của Không quân VN
Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều những máy bay hiện đại nhất làm
nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa cuối những năm
1980.
* Bài viết có sử dụng tư liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, Lịch sử Hải
quân Nhân dân Việt Nam và Lịch sử Dẫn đường Không quân.
24



Giữa những năm 1980, tình hình khu vực Biển Đông và đặc biệt là quần đảo
Trường Sa có những diễn biến hết sức phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu
khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo do hải quân nước ngoài tiến hành.
Cuối năm 1986, nước ngoài điều máy bay và tàu chiến liên tục thực hiện hoạt động
trinh sát, thăm dò ở khu vực Trường Sa. Đặc biệt, ngày 24-30/12/1986, nước ngoài
cho máy bay trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực Thuyền Chài. Hành động
này đã gây nên tình hình căng thẳng về tranh chấp chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Trong năm 1987, hải quân nước ngoài điều tàu trinh sát phần lớn các đảo thuộc
quần đảo Trường Sa. Trong đó, có những đảo mà Việt Nam đang giữ. Chúng liên
tục huy động tàu qua lại khu vực đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa lớn,
Trường Sa Đông, Song Tử Tây, có lúc chỉ cách ta khoảng 1-2 hải lý.
Đứng trước tình hình hết sức căng thẳng, để bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần
đảo Trường Sa, Quân chủng Không quân và Hải quân trực tiếp được trên giao
nhiệm tham gia bảo vệ và chi viện Trường Sa.
Trong đó, Quân chủng Không quân được giao các nhiệm vụ:
- Trinh sát chụp ảnh, quan sát bằng mắt trên các đảo và vùng biển xung quanh
Trường Sa
- Bay thả hàng không dù trên các đảo có diện tích rộng
- Tổ chức huấn luyện phi công làm nhiệm vụ bay biển xa, trinh sát chụp ảnh, chi
viện cho các đảo
- Sử dụng không quân tiêm kích – bom (cường kích) hoạt động ở tầm bay tối đa,
mục tiêu ngắm vào tàu chở quân tiếp viện của đối phương.

Chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Nhân dân Việt Nam khi đó Su-22M được
cơ động vào Trường Sa. Ảnh minh họa
Cơ động máy bay hiện đại nhất vào Nam
25



×