Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Áp dụng kiến thức tin học 7 vào các môn học khác nằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi học giờ tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.31 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề
I. Mở đầu…………………………………………….…………………1
II. Cơ sở khoa học…………………………………….…………………2
B. Nội dung
I. Đặc điểm tình hình……………………………...……………………3
II. Những biện pháp thực hiện…………………………………………..4
III. Kết quả đạt được……………………………………………………..7
IV. Bài học kinh nghiệm………………………………………………....8
C. Kết luận………………………………………………………………...….9

1


A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. MỞ ĐẦU.
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung
của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được
ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều
ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu
vào đời sống của con người.
Do vậy, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu
tư phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một
thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ
trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng
dạy ở các trường phổ thông với vai trò là môn học tự chọn với thời lượng 2
tiết/tuần với tất cả các lớp ở cấp học. Ngoài việc trang bị cho học sinh những
hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại và
giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy


trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống thì
việc học tin học ở THCS còn phụ giúp cho học sinh học các môn học khác như
học Toán, học Địa Lý…
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói
riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh học xong để đó, chưa biết áp
dụng linh hoạt các kiến thức trong chương trình tin học để học các môn khác.
Mặc dù đó chỉ là kiểm tra kết quả của một bài tập toán nhưng cũng rất cần thiết
cho học sinh khi muốn kiểm tra xem bài tập đó mình làm đúng hay không? Từ
đó học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tin học và không
có sự hứng thú và yêu thích khi học môn học này

2


Từ thực tế trên, tôi xin trình bày việc áp dụng kiến thức tin học trong
chương trình tin học 7 để giải các bài tập toán 7 từ đó giúp học sinh có sự yêu
thích hơn đối với môn học này
II. CƠ SỞ KHOA HỌC.
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự
phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục
của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ
thuật số, thời đại Internet.
Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về
ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng dụng và
phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so
với các nước đi trước”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy,

đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức
về vai trò của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ
tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học
tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà
trường,...
Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy
học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát
triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, từ đó áp dụng các
kiến thức đó để học tập các môn học khác cùng như trong đời sống hằng ngày.

3


Nội dung chương trình của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ
thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
B/ NỘI DUNG .
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với
đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như học sinh đều rất yêu thích giờ tin học nhưng
chỉ là muốn lên phòng máy để được sử dụng máy tính . Vì vậy chất lượng bộ
môn qua các năm học chưa cao.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Chi Bộ và của BGH nhà trường trong công cuộc
đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi
dưỡng chuyên đề hàng năm..
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy
học.

2. Khó khăn:
- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, Chưa xác định
được học tin học để làm gì, phục vụ việc gì. Các em chỉ thích lên phòng máy để
sử dụng máy tính. Điều này thể hiệnqua việc học sinh rất ngại học các giờ lý
thuyết mà chỉ thích được lên phòng máy thực hành
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình lao động, sự quan
tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để
các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm
quen với máy tính trong giờ học . Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học,
xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy học sinh không có hứng thú
trong giờ học và chưa biết áp dụng các kiến thức tin học đã học để học các môn
học khác. Vì thế, kết quả khảo sát đầu năm học thấp.
4


Kết quả khảo sát đầu năm học 2015 - 2016
TT

Lớp

1
7A
2
7B
Tổng cộng

Giờ học



số
34
33
67

Hứng thú
10
12
22

Áp dụng để học môn khác

Không hứng thú

29.4%
36.4%
32.8%

24
21
45

70.6%
63.6%
67.2%

Biết
5
8
13


14.7%
24.2%
19.4%

Không biết
29
25
54

85.3%
75.8%
80.6%

II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Áp dụng để giải toán
Trong cả chương trình toán 7, chương nào ta cũng có thể áp dụng các kiến thức
tin học vào để giải bài tập
a. Chương I: Số hữu tỉ, số thực
Việc cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa của số hữu tỉ ta có thể áp dụng cả kiến thức
của phần tính toán trong excel và cả phần mềm toolkit math để tính toán
Ví dụ 1: (BT 8 - tr 10 SGK Đại số 7)
Tính a.

 5 
+ −  + −
7  2 
3

3


5

- Áp dụng trong Excel: =Sum(3/7,-5/2,-3/5)
- Áp dụng trong Toolkit math: simplify(3/7,-5/2,-3/5)
Ví dụ 2 : (BT37- tr 22 sgk Đại số 7)
Tìm giá trị của biểu thức sau
d.

63 + 3.6 2 + 33
− 13

- Áp dụng trong Excel: =(6^3+3*6^2+3^3)/-13
- Áp dụng trong Toolkit math: simplify(6^3+3*6^2+3^3)/-13
b. Chương 2: Hàm số và đồ thị hàm số
Đối với hàm số ta có thể vào excel để lập bảng tính các giá trị x,y tương ứng của
một hàm số và vào phần mềm toolkit math để vẽ đồ thị hàm số
Ví dụ1 : BT 28 SGK Đại số tr64
5


Cho hàm số y=f(x) =

12
x

a. Tính f(5); f(-3)
b. Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số vào bảng sau
x


-6

-4

-3

2

5

6

12

12
f(x)=
x

a. f(5)=12/5; f(-3)=12/-3
b. Vào trang tính sau đó lập bảng như sau, sau đó dùng công thức để tính ô D6
sau đó sao chép công thức để tính các ô còn lại.

Ví dụ 2: BT 39 SGK Đại số 7 tr71
Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của các các hàm số
a. y=x

b. y=3x

c. y=-2x


d. y=-x

Sử dụng phần mềm toolkitmath để vẽ đồ thị

6


c. Chương 3: Thống kê
Việc tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu ở chương này ta có thể sử
dụng các hàm trong excel để tính
Ví dụ1: BT17 SGK Đại số II tr20
Theo dõi thời gian làm của một bài toán( tính bằng phút) của 50 học sinh, thầy
giáo lập được bảng 25
Tgian(x) 3
4
5
Tần số(n) 1
3
4
a. Tính số trung bình cộng:

6
7

7
8

8
9


9
8

10
5

11
3

12
2

N=10

b. Tìm mốt của dấu hiệu
Sau khi nhập bảng vào trang tính ta có thể dùng các hàm và công thức để tính
a.=(3*1+4*3+5*4+6*7+7*8+8*9+9*8+10*5+11*3+12*2)/10
b. =max(1,3,4,7,8,9,8,5,3,2) = 9. Vậy mốt là 8
d. Chương IV: Biểu thức đại số

7


Đối với việc tính toán với đa thức ta có thể sử dụng các lệnh trong phần mềm
toolkitmath để tính toán
Ví dụ 2: BT 33 SGK Đại số II tr40
Tính tổng của hai đa thức:
a. M= x2y+0.5xy3-7.5x3y2+x3

và N=3xy3-x2y+5,5x3y2


2. Áp dụng để vẽ biểu đồ trong môn Địa Lý
Ví dụ : Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia châu Phi
(SGK Địa Lý 7 tr98)

8


III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy học sinh đã có hứng thú
hơn khi học bộ môn Tin học, trong các giờ thực hành song song với thực hành
các em thường mang bài tập toán ra để kiểm tra kết quả. Mặc dù chỉ giúp cho
việc kiểm tra kết quả bài tập toán chứ không khuyến khích học sinh phụ thuộc
vào để lấy kết quả nhưng qua việc này học sinh vừa tạo được hứng thú khi học
môn tin học đồng thời cũng làm cho việc học các môn khác hiệu quả hơn
Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện
TT

Lớp

1
7A
2
7B
Tổng cộng

Giờ học


số

34
33
67

Hứng thú
29
30
59

Áp dụng để học môn khác

Không hứng thú

85.3%
97%
88%

5
3
8

14.7%
3%
12%

Biết
25
28
53


73.5%
84.8%
79%

Không biết
9
5
14

26.5%
15.2%
21%

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt và tạo hứng thú một tiết dạy tin học phù hợp với các đối
tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau:
- Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân
loại đối tượng rõ ràng, chính xác.
- Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
- Giáo viên cần áp dụng các kiến thức vừa học được vào thực tế cuộc sống
hay áp dụng các kiến thức đó để học các môn học khác.
- Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen
những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành
chưa tốt, chưa nghiêm túc.

9


C/ KẾT LUẬN.

Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học
tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo
viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với
các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện
các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giời học
và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày và
để học các môn học khác.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình dạy
học. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi
có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
TP Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2016

Người viết
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá,, ngày tháng
2014

năm

10



×