Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHÀ GIÁO VÀ NHỮNG NGỌC NHẰN MƯU SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.15 KB, 6 trang )

Nhà giáo và những nhọc nhằn mưu sinh

Trước đây đã có một “định nghĩa” chua chát: “Nhà giáo là một người
nông dân có nghề phụ là giáo viên”; nay thời thế đã khác, nhưng xem ra
cái sự mưu sinh của nhà giáo đang còn lắm gian nan...


1001 “nghề tay trái”...

Sau một thời gian không gặp, G., anh bạn thân của tôi là giáo viên một
Trung tâm giáo dục thường xuyên kéo tôi vào quán đặc sản, khoát tay:
“Hôm nay tao chiêu đãi mày uống mệt nghỉ”. Thấy tôi mở tròn mắt ngạc
nhiên, anh giải thích : “Dạo này tao trúng quả”. Tôi càng không hiểu, anh
nói: “Tao mới mở cửa hàng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học
sinh, mua tận gốc, bán tận ngọn, giá mềm hơn những cửa hàng khác mà vẫn
lãi nhiều”. Tôi mới vỡ lẽ ra, anh này vốn khù khờ, thật như đếm thế mà giờ
cũng nhanh nhạy, “cơ chế” ra phết. “Thế mày có vất vả lắm không?’’. “
Cũng không vất vả lắm. Này nhé, mình chỉ xây cái ki ốt, còn cần những sách
vở, hàng hoá gì thì gọi điện, sẽ có xe đưa đến tận nơi, tiền chưa có cũng
được, có khi tao nợ họ đến cả nửa năm trời, sách vở không bán hết thì trả lại.
Tao mới làm chỉ mấy tháng mà đã kiếm được khoảng dăm chục triệu”. Và
anh sốt sắng : “Mày cũng mở ốt sách đi, dễ ăn lắm, có gì vướng mắc tao chỉ
vẽ thêm. Tao có mấy thằng bạn bên huyện Hương Khê cũng mở ốt sách, làm
ăn được lắm. Thằng M. nuôi cả một bầy em ăn học cũng nhờ bán sách”.
Nghe anh nói, tôi cũng bùi tai và muốn thử làm ông chủ một phen, song sau
khi nghe vợ bàn rùn (đàn bà vốn nhát gan), cái máu kinh doanh mới hăng lên
một tí đã bị nguội lạnh. Nghe tôi điện bảo thôi, anh cười, chê tôi nhát.

P. bạn tôi, cũng là giáo viên Văn. Nhà P. có một cửa hàng sửa chữa, bán
phụ tùng xe máy khá lớn. Tuy không được học nghề một cách bài bản,
nhưng qua mày mò từ thực tế, P. có một trình độ sửa chữa xe máy thuộc loại


có “đẳng cấp”. Lịch làm việc của P. là sáng đi dạy, buổi chiều nếu không có
họp hành hay công việc tập thể gì thì đi sửa xe máy tại cửa hàng của bố mẹ.
“Lương” làm thêm của anh là 1,5 triệu đồng/tháng cố định, ngoài ra, mẹ sẽ
tài trợ thêm khi có những việc “đại sự”. P. là đứa khá nhất trong bọn tôi, chỉ
mới 30 tuổi đã có nhà mặt đường quốc lộ, tiện nghi đầy đủ. Mới rồi anh vay
mượn mua một chiếc ô tô cỡ 150 triệu để khi rảnh chạy chở khách kiếm
thêm. Tôi thường trêu: “Mày thầy giáo gì mà tay cứ cứng như que củi, lại
sần sùi, lấm lem dầu mỡ suốt thế”, P. chỉ cười trừ.

N. học cùng tôi một khoá ở trường Đại học. Vì ở quê Hà Tĩnh thừa giáo
viên Văn nên anh vào Gia Lai nộp hồ sơ và về dạy tại trường THPT thị trấn
K.bang. N. thuở sinh viên nổi tiếng là có nhiều tài lẻ. Không hề qua một
trường lớp nào, nhưng bất cứ máy móc gì hư hỏng từ đồng hồ, quạt điện,
máy bơm, máy ảnh, ti vi, rađiô...anh đều sửa chữa một cách ngon lành. N.
cắt chữ rất khéo và làm MC cũng rất có duyên. Vào vùng đất mới, anh đã có
ngay đất dụng võ. Mới đầu anh kinh doanh buôn bán, sửa chữa hàng điện tử,
sau xoay sang tổ chức, dẫn chương trình, chụp ảnh đám cưới. Nhận thấy
tương lai sáng sủa của máy vi tính, anh đã mày mò tự học lắp ráp, sửa chữa
cài đặt và nay đã trở thành một “chuyên gia” số 1 về lĩnh vực này tại vùng
đó. Bây giờ, anh luôn bận rộn bởi những hợp đồng, công việc liên quan đến
máy vi tính. N. khoe: “Tao từ tay trắng lập nghiệp bây giờ đã có đất mặt
tiền, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, lưng vốn cũng khá”. Bạn bè tôi, mỗi khi nhắc
đến N. đều tỏ ý khâm phục tài năng và sự tháo vát của anh.


L. cũng là bạn sinh viên của tôi, lên dạy tại một trường miền núi phía Tây
Nghệ An. L. không giỏi chuyên môn, vả lại môn Văn không phải là môn
“thời thượng” nên không đi dạy thêm. Anh cũng không có nhiều tài hoa như
N. Và anh đã phát huy lợi thế của địa bàn mình bằng cách đi...buôn gỗ. L. kể
: “Nghề này cũng bấp bênh lắm, có khi trúng quả hàng trăm triệu, nhưng có

khi mất sạch cả vốn cũng nên”. Tôi hỏi đùa : “Sao mày làm ông chủ, tiền
bạc không thiếu mà gầy như que củi thế”. L. cười: “Thì mày bảo béo sao
được, có khi tao phải ở trong rừng hàng tuần, lam sơn chướng khí, sốt rét
triền miên”. “Thế ai dạy cho mày?”; “Thì gửi cho anh em, xin nghỉ không
lương”. Sau một thời gian, L. gọi điện bảo tôi: “Tao không buôn gỗ nữa, bây
giờ họ cấm rừng gắt lắm, vả lại vất vả quá...”. “Thế mày còn làm thêm gì
nữa không?”-“Vợ tao mở hàng phở, tao rảnh thì phụ giúp vợ bán hàng. Làm
cái này ít tiền nhưng đỡ vất vả, lại có đánh chén, dạo này tao tăng lên mấy
cân rồi đấy!”.

Còn D., học phổ thông với tôi thì lại làm thêm theo kiểu “đổi bát mồ hôi
lấy bát cơm”. Nhà D. rất nghèo, D. thường hài hước tự giới thiệu thuộc diện
“siêu bần cố nông”. D. gầy gò nhưng rất khoẻ, vật tay bao giờ cũng nhất lớp.
Từ hồi học cấp 3, D. đã đi bốc vác để kiếm thêm tiền. Tốt nghiệp phổ thông,
D. vào Nam lao động phổ thông, rồi tự học để thi đậu vào trường CĐSP. Ra
trường, D. vừa đi dạy, vừa làm thêm quần quật trong một xưởng gỗ mĩ nghệ
xuất khẩu tư nhân. Bây giờ, D. đã có nhà, có đất, lưng vốn cũng cỡ vài trăm
triệu. Nói đến D. lũ “bạch diện thư sinh” trói gà không chặt chúng tôi cứ gọi
là lắc đầu lè lưỡi.

Thầy K. một giáo viên Vật lí THCS có thâm niên giảng dạy hơn hai chục
năm, và có thâm niên...câu cá cỡ bốn chục năm. Câu cá đối với thầy K. vừa
là một niềm đam mê, vừa là một “nghề tay trái”. Thầy bảo, cách đây khoảng
chục năm về trước, cá mú còn nhiều, có ngày câu được cả chục cân, cả xóm
ăn mệt nghỉ. Bây giờ cá có hiếm hơn, song với biệt tài cộng thêm sự chịu
khó, thầy K. vẫn kiếm được có khi vài cân cá trong một buổi. Thầy nói:
“Mấy đứa con thầy học thành kĩ sư bác sĩ đều nhờ vào cái cần câu này cả”.
Một hôm thầy hỏi tôi: “Em có biết câu “May chim thì khá, may cá chết non”
nghĩa là gì không?”. Tôi nhanh nhảu đáp: “Dạ hình như là một quan niệm
mê tín của dân gian”. Thầy vẻ mặt nghiêm trang: “Không phải mê tín đâu, ý

các cụ muốn nói nghề bắn, bẫy chim đỡ vất vả hơn, còn nghề câu cá, thả
lưới dầm mưa dãi nắng, tổn thọ lắm”. Tôi mới vỡ lẽ thế nào là “đi một ngày
đàng, học một sàng khôn”.

Từ thực tế công tác, chúng tôi nhận thấy có khoảng trên 90% giáo viên
ngoài nghề chính đều “làm thêm một cái gì đó”. Có người mở cửa hàng kinh
doanh, dịch vụ, có người buôn bán lặt vặt, mở hàng net, photocopi, bán SIM,
card điện thoại, trồng trọt, chăn nuôi, thậm chí bán hàng đa cấp, buôn động
vật rừng, “cò” đất...và hàng trăm thứ nghề thượng vàng hạ cám khác; từ
những nghề có vẻ “nghệ sĩ” như chụp ảnh, đánh đàn organ đám cưới đến
những nghề “hầm hố” như dạy võ, buôn gỗ, lao động phổ thông hay “bác
học” như viết báo, dịch sách, phiên dịch, tư vấn, bốc thuốc... Có nhiều giáo
viên đã chuyển nghề và không ít người thành công từ quyết định này.

Tuy nhiên, trong những việc làm thêm của giáo viên, phổ biến và “có lí”
nhất là dạy thêm. Với áp lực thi cử và chương trình quá tải hiện nay, nhu cầu
học thêm của con em ta quả là vô tận và cực kì đa dạng. Giáo viên, mỗi
người mỗi vẻ, tuỳ theo...sức của mình mà dạy thêm. Có người được mệnh
danh là “thợ dạy”, chuyên “chạy sô” luyện thi vào đại học, có người lại chỉ
dạy cho một số em có nhu cầu thi vào các lớp chuyên, một số khác lại dạy
theo kiểu gia sư, chỉ dạy kèm một số em theo yêu cầu của gia đình. Lại có
những giáo viên chuyên dạy thêm những học sinh “nhí”, thực ra là một biến
tướng của nghề trông trẻ. Một số giáo viên thì làm giáo viên “thỉnh giảng”
của các trường dân lập. Dạy thêm tuy vất vả, song các nhà giáo cũng có
thêm thu nhập, nhất là rèn luyện được về chuyên môn. Tuy nhiên, không
phải giáo viên nào, môn học nào cũng có thể dạy thêm. Mặt khác, tình trạng
“dạy thêm tràn lan” đang không được dư luận xã hội đồng tình.

Và những hệ luỵ....


G. một hôm gọi diện cho tôi, giọng cấp bách: “Mày giúp tao với, chỉ một
tuần nữa là trường tao kiểm tra giáo án, mà tao chưa soạn được trang nào”.
Tôi gắt lên: “Sao mày lười thế!”, G. năn nỉ: “Thì tao lấy đâu ra thời gian nữa
chứ, công việc cứ bù đầu cả lên, nói là nói thế thôi chứ cứ phải quán xuyến,
đi đi lại lại như con thoi. Làm gì có chuyện ngồi mát ăn bát vàng... Tốt nhất
mày kiếm được cái giáo án nào đã đánh máy vi tính, gõ lại tên và ngày
tháng rồi in ra cho tao một cái”. Tôi chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.


Quay cuồng, bận rộn với những việc làm thêm, đa số giáo viên không còn
thời gian để đầu tư cho việc tự học, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ
chuyên môn. Trong khi đó, yêu cầu của nghề giáo giống như con ong chăm
chỉ hút nhuỵ từ vườn hoa trí tuệ của dân tộc và nhân loại để làm nên mật
ngọt kiến thức cho các thế hệ học trò; và kiến thức rất dễ bị tụt hậu nếu
không được cập nhật thường xuyên. Việc làm thêm có vẻ “chuyên nghiệp”
nhất là dạy thêm cũng đã ngốn hết thời gian dành để đọc sách, tự học, giải trí
của giáo viên. “Đói thông tin” không phải là sự hù doạ mà là một thực tế của
không ít giáo viên.

Ngay cả những công việc tối thiểu có tính bắt buộc như soạn giáo án, chấm
bài cũng bị “cắt xén” đủ kiểu. Nhiều người coi giáo án vi tính như một “vị
cứu tinh”, vì chỉ cần vài cú nhắp chuột là đã có một giáo án mới tinh và “đẹp
như mơ” đáng ra phải mày mò cả năm trời. Hiện nay, ngoài chợ trời đang
bán những đĩa giáo án soạn sẵn, với giá vài trăm ngàn mỗi cái. Thật quả
không gì tiện bằng. Dĩ nhiên chuyện giáo viên lên lớp không thuộc giáo án,
lúng túng trước câu hỏi của học sinh là những “tai nạn nghề nghiệp” không
hề hiếm hoi.

Chất lượng của mỗi giờ lên lớp-cái khó đong đếm, kiểm tra một cách cụ
thể nhất-cũng bị giảm sút, mòn mỏi đi khi mà các nhà giáo không còn đầu tư

tâm huyết, công sức cho “nghề chính”. Cứ đến giờ kiểm tra là Y. tranh thủ
chấm bài, hoặc...ngáp vặt, vì vốn đã quá bận rộn và mệt mỏi với công việc
kinh doanh tạp hoá. “Phương pháp tự học, tự nghiên cứu” cũng được một số
giáo viên vận dụng trong các giờ dạy chính khoá để dành kiến thức và cả
...sức khoẻ cho những buổi dạy thêm. Lối sống thực dụng, chạy theo các giá
trị vật chất cũng đang từng bước một len lỏi vào học đường.

Một vài suy ngẫm...

Thời bao cấp, có một định nghĩa chua chát về nhà giáo như sau : “Giáo
viên là một người nông dân (hay tiểu thương) có nghề phụ là giáo viên”. Mẹ
tôi là một giáo viên cấp 1 (tiểu học) và để nuôi 4 đứa con ăn học, người đã
phải chạy ngược chạy xuôi xin những mảnh ruộng đầu thừa đuôi thẹo để cày
cấy. Bây giờ mỗi khi nghĩ về mẹ, tôi nhớ hình ảnh của một người nông dân
lam lũ, tất bật rõ nét hơn là một cô giáo làng với quần áo chỉn
chu.
Thời ấy đã qua rồi, song trong những ngày hôm nay, cuộc sống đa số
nhà giáo đâu đã hết khó khăn. Đồng lương công chức thật mỏng manh trong
vòng xoáy của những nhu cầu bất tận và sự leo thang đến chóng mặt của giá
cả. Một anh bạn làm một phép so sánh: “Tao ra trường từ năm 2000, lương
tháng hơn 500 ngàn xấp xỉ một chỉ vàng, đến nay sau gần chục năm đi dạy,
lương tăng lên đến hơn 1 triệu rưỡi, cũng xấp xỉ một chỉ vàng”. Những giáo

×