Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài nghị luân văn học có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.87 KB, 21 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
cố thủ tướng phạm văn Đồng từng nói: ''văn học là một hình thái ý thức
xã hội, là môn nghệ thuật vận dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để
nhận thức và phản ánh đời sống xã hội để biểu hiện tâm lí, tư tưởng con người.
Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh
mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ
mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận''[1] .văn học ''chắp đôi
cánh'' để các em vươn tới thời đại văn minh với mọi nền văn hóa, xây dựng cho
các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng
các em tới đỉnh cao của chân -thiện- mĩ.
Vì vậy môn Ngữ văn trong nhà trường có vị trí rất quan trọng, nó không
những cung cấp cho các em kiến thức về tác phẩm văn học mà còn có giá trị
cao trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. như vậy
môn Ngữ văn ''dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ''. không dừng lại ở đó
mà nó còn trang bị cho các em khả năng tiếp nhận văn học một cách có lí luận
và tiếp nhận văn học một cách văn học. Dạy học không phải là ''rót'' kiến thức
vào'' bình chứa ''mà quan trọng là phải làm sao để trang bị cho các em phương
pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề để các em hiểu và
vận dụng được tốt hơn. Để đọc hiểu tác phẩm văn chương đòi hỏi ở người đọc
không chỉ là trực quan thẩm mĩ, thưởng thức, rung cảm mà còn ở khả năng phân
tích, lí giải, nhìn nhận vấn đề. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học văn
trong nhà trường là phát triển toàn diện học sinh. Điều đó đặt ra một yêu cầu là
tăng cường tính thực hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức
phong phú, sinh động của cuộc sống.
Thế hệ học sinh ngày nay rất ít em có hứng thú trong việc học văn, có em
chưa nắm được vai trò quan trọng của môn Ngữ văn trong đời sống và phát triển
tư duy của con người. vì thế đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức vừa hiệu
quả, vừa tạo được hứng thú cho các em đối với môn ngữ văn là rất cần thiết.
Vậy nhiệm vụ của giáo viên ngữ văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay,
cái đẹp của tác phẩm văn học, kích thích hứng thú học văn ở các em. Vì vậy, để


nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn ngữ văn nói chung và phân môn tập làm
văn nói riêng trong nhà trường THCS hiện nay, giáo viên cần chú trọng hơn nữa
trong việc rèn luyện kĩ năng nói và tạo lập văn bản cho học sinh. Để viết được
bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kĩ năng cơ bản
trong viết bài. Những kiến thức, kĩ năng đó có từ đâu? Đó chính là từ những bài
giảng, từ sự hướng dẫn của giáo viên và cách cảm thụ của học sinh.
Trong dạy phân môn tập làm văn nói chung và dạy kiểu bài nghị luận nói
riêng, nhất là kiểu bài nghị luận văn học ở lớp 9 là dạy cho các em những bước
đầu tiên biết tìm tòi và khám phá thế giới văn chương dưới sự cảm nhận, đánh
giá của bản thân mình để chuẩn bị cho các lớp cao hơn. Mỗi tác phẩm văn học
dù nhỏ nhất (1 câu tục ngữ, 1 bài ca dao hay cao hơn là 1 tác phẩm truyện, một
bài thơ) đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Làm thế nào để giúp học sinh
1


đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn, đó là nhiệm vụ của giáo viên
giảng dạy. Chân lí là quý báu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn khó hơn nhiều.
Trong chương trình ngữ văn THCS học sinh đã học thể loại văn nghị luận ở lớp
7. lên lớp 9 đã có sự kế thừa và nâng cao kiến thức một cách rõ rệt về văn nghị
luận, các em được học về nghị luận xã hội và nghị luận văn học. trong các dạng
nghị luận thì nghị luận văn học là một dạng khó, kiểu bài này đòi hỏi học sinh
phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về
văn học, lịch sử… và đặc biệt là kỹ năng trình bày văn bản. Đối với học sinh lớp
9 THCS, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng núi sâu sa sự hiểu biết của các
em về tác phẩm còn ít, các em chỉ được học qua lời thầy cô giáo giảng mà không
có điều kiện tham khảo mở rộng, nâng cao. Thậm chí kỹ năng viết văn cơ bản
của các em còn nhiều hạn chế . Có em còn dựa vào bài văn mẫu nên không có
tính sáng tạo, các em chưa thật sự rung động với tác phẩm. Vì vậy để làm tốt
một bài văn nghị luận văn học phải có một quá trình rèn luyện từ viết đúng, dần
dần hướng tới viết hay và có sức thuyết phục.

Xuất phát từ tình hình trên, qua thực tế giảng dạy, tôi luôn trân trọng, đánh
giá cao những bài làm văn có nét riêng, thể hiện cảm xúc chân thật, phân tích
tinh khôi, sáng tạo của các em đối với tác phẩm. Đó cũng chính là nguồn động
viên giúp tôi tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học của giáo viên và học sinh . Qua đây tôi xin được góp tiếng nói, một ý kiến
nho nhỏ của bản thân trong việc: Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài nghị
luận văn học có hiệu quả.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện, nắm
được những kĩ năng cơ bản của kiểu bài nghị luận văn học, tôi muốn các em có
được những kiến thức thành thạo để vận dụng vào việc làm bài văn nghị luận
văn học một cách hiệu quả . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã
hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến kĩ năng làm bài.
- Nhận diện, phân loại các dạng đề.
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm kiểu bài nghị luận văn học.
- Luyện tập một số đề để rèn kĩ năng làm bài.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên trong trường tham
khảo khi dạy Nghị luận văn học hoặc ôn thi học sinh giỏi cho học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Văn nghi luận; Học sinh lớp 9 Trường THCS Thạch Định - Năm học
2015- 2016 và Năm học 2016-2017
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
2



- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra
2. PHẦN NỘI DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận
Đất nước đang trên đà đổi mới và phát triển, ngành giáo dục đang có những
bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại để hội nhập với sự phát triển của
thế giới. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cần thiết và quan
trọng trong tình hình hiện nay. mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá
trình dạy học là phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn
kiến thức kĩ năng, dạy học mang tính tích hợp và rèn kỹ năng sống cao. Điều mà
hiện nay ai trong chúng ta cũng biết: việc thay đổi sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông đã đạt được những thành tựu
nhất định. Tuy nhiên còn gặp không ít khó khăn và bất cập, vì nó còn phụ thuộc
vào điều kiện tình hình thực tế của từng địa phương. Đây là công việc không
phải đòi hỏi trong ngày một ngày hai, bởi vì dạy học không phải là'' rót'' kiến
thức vào'' bình chứa'' mà cái quan trọng là rót như thế nào? Và nó mang lại hiệu
quả ra sao?
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học ở bộ môn văn trong nhà trường
hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng nói
nhất là rèn kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận ở bậc THCS theo chuẩn kiến thức
kỹ năng mà ngành yêu cầu. tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn
chỉnh giữa nội dung và nghệ thuật. Nghị luận văn học là trình bày nhận xét đánh
giá của người viết về các phương diện đó. bản chất của việc nghị luận về tác
phẩm văn học là người viết vận dụng những thao tác, kỹ năng( giải thích, chứng
minh, phân tích, bình luận, tổng hợp…) để từ đó giúp các em trình bày một cách
có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận suy nghĩ, đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp
của một vấn đề văn học. như vậy để đáp ứng yêu cầu làm một bài nghị luận văn
học, giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài này.
Giáo sư lê trí viễn cũng có lời nhắn nhủ: ''dạy văn lấy cảm làm đầu”[2],

người giáo viên dạy học sinh phương pháp làm văn nghị luận không thể nghèo
nàn cảm xúc. Bởi những trang thơ, trang văn hay đều có những số phận nhân
vật, cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm phong phú, đa dạng. Cho nên
hướng gợi ý cho học sinh cảm nhận, đánh giá phải xuất phát từ những rung cảm
chân thật, thẩm mĩ, phát huy tính tích cực sáng tạo của từng học sinh chứ không
gò ép theo khuôn mẫu. người giáo viên phải biết khơi gợi, kích thích, nuôi
dưỡng và phát triển ở học sinh nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái
mới. học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây
dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến mức độ cao. khi rèn luyện kỹ năng làm bài nghị
luận văn học mỗi một giáo viên cần chú ý phát huy tính sáng tạo của học sinh,
phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi. Phải xác định rõ đây là rèn luyện
phương pháp, kỹ năng làm văn chứ không phải giảng văn. Vì thế tránh sa vào
bình giảng một tác phẩm cụ thể. dạy như thế nào, học sinh cần phải học như thế

3


nào để có hiệu quả giáo dục ngày càng đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo phải
quan tâm và chú trọng.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, nó là vũ khí thanh tao bồi đắp tâm
hồn con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. vậy mà một thực
trạng đáng lo ngại của học sinh hiện nay là các em thờ ơ với môn Ngữ văn,
không còn hứng thú khi học văn, dẫn đến cảm thụ văn, viết văn không còn cảm
xúc, không còn mang tính văn chương nữa. Ban đầu những người trực tiếp dạy
môn Ngữ văn chỉ biết than thở với nhau nhưng nay đã trở thành vấn đề mà dư
luận xã hội phải lên tiếng. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh
những năm gần đây mới thấy sự cần thiết phải có nhưng thay đổi trong suy nghĩ
và phương pháp dạy học văn hiện nay.
Qua công tác giảng dạy tôi nhận thấy một thực tế những năm gần đây nhiều

người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại đến một thực trạng đó
là tâm lí xem nhẹ các môn khoa học xã hội ở trường phổ thông trong đó có môn
Ngữ văn học sinh chưa nhận thức rõ giá trị lâu dài của môn học, dẫn đến thiên
hướng học lệch, chạy theo các môn học thời thượng. Điều này đã tạo nên một lỗ
hổng về kiển thức rất lớn. Mà yêu cầu của con người trong xã hội hiện đại là phát
triển toàn diện để hội nhập với xu thế chung của thế giới. Cho nên đây là điều trăn
trở cho những người làm công tác giáo dục. Điều đáng buồn nhất cho giáo viên
dạy văn là khi chọn học sinh vào đội tuyển văn thì các em không muốn tham gia,
mà có vào thì cũng không thoải mái. thậm chí nếu được lựa chọn môn thi thì các
em sẽ lựa chọn môn tự nhiên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
mũi nhọn của nhà trường.
bản thân hoạt động của phân môn tập làm văn là một hoạt động mang tính
tích hợp, tích hợp tri thức văn học, tiếng việt vào việc tạo lập văn bản mới. Như
vậy Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành. Thế nhưng học sinh của chúng ta lại
yếu về khâu thực hành để tạo lập một văn bản mới, mặc dù đã là học sinh lớp 9
nhưng mỗi lần viết tập làm văn các em cảm thấy rất khó khăn ở khả năng trình
bày, không biết mở đầu như thế nào, trình bày ra sao, kết thúc như thế nào?
Trong quá trình làm bài kiểm tra thường xuyên trên lớp, thi học sinh giỏi hay thi
tuyển vào lớp 10 phổ thông thì phần nghị luận văn học rất quan trọng, chiếm
khoảng 50% số điểm toàn bài. Tuy nhiên khi làm bài các em còn nhiều hạn chế,
mắc nhiều lỗi sai cơ bản như bố cục không rõ ràng, diễn đạt lan man, vừa thiếu
ý, vừa thừa ý, lạc đề, dựa vào bài văn mẫu, hoặc có viết nhưng viết rất ngắn,
thậm chí có những ý nghĩ thiên lệch về cuộc sống, xã hội…. Những hạn chế này
do nhiều nguyên nhân. Một trong những lí do trực tiếp đó là trong quá trình làm
bài học sinh chưa đọc kĩ đề và xác định yêu cầu của đề bài, các em cứ cầm đề
bài đọc sơ qua và làm ngay. Khi làm văn học sinh thường bỏ qua một số bước cơ
bản như tìm ý, lập dàn ý, đọc lại mà viết trực tiếp vào bài. Thực trạng này khiến
cho các thầy cô giáo dạy văn phải trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để định hướng
4



cho các em phương pháp làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học
nói riêng đạt hiệu quả cao để làm cơ sở cho các em ở các lớp cao hơn.
Kết quả của thực trạng: Bài viết Tập làm văn số 6 ở nhà ( Tiết 120) và Bài
viết tập làm văn số 7 ( Tiết 134 + 135) Năm học 2015-2016 trường THCS Thạch
Định:
Khối lớp
9A
Năm học
2015-2016

Tổng
số HS

24

khá

Giỏi

Bài
viết

TS

Số 6

2

Số7


3

%

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

8,3

6

25,0

13

54,2


3

12,5

12,5

6

25

11

45,8

4

16,7

2.3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp thực hiện.
Khi dạy học sinh về kiểu bài nghị luận văn học, giáo viên cần chú trọng
cho học sinh khai thác cái hay cái đẹp của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật,
thấy được chiều sâu tư tưởng của tác giả gửi gắm vào đấy để từ đó học sinh có
kỹ năng sống phù hợp với xã hội hiện đại, sống có trách nhiệm với mọi người,
biết rung động để lĩnh hội kiến thức cơ bản.
Trong phạm vi sáng kiến này tôi sẽ hướng dẫn cho các em quy trình thực
hành để làm tốt một bài viết về nghị luận tác phẩm văn học:
* Hướng dẫn học sinh tích lũy những tri thức cần thiết cho viết bài nghị
luận văn học.

* Hướng dẫn cách phân tích đề cho bµi v¨n nghị luận văn học.
* Hướng dẫn c¸ch t×m ý cho bµi v¨n nghị luận văn học.
* Hướng dẫn c¸ch lập dàn ý cho bµi v¨n nghị luận văn học.
* Hướng dẫn kĩ năng dựng đoạn, viết bài nghị luận văn học.
- Cách viết mở bài.
- Cách viết đoạn văn ở thân bài.
- Cách viết kết bài.
Để làm được điều này yêu cầu:
- Đối với học sinh: Cần đọc kĩ văn bản, thuộc dẫn chứng, nắm chắc kiến
thức, chú ý quá trình hướng dẫn viết bài của giáo viên để từ đó biết cách xây
dựng một bài nghị luận văn học đạt hiệu quả cao. Học sinh học khá giỏi môn
Ngữ văn cần có thêm: sổ tay văn học để ghi chép những điều hay trong quá trình
học tập, tập làm những bài thơ, đoạn văn ngắn. Đọc và tự tìm hiểu những vấn đề
liên quan, trao đổi với thầy cô, bạn bè những vấn đề chưa hiểu.
- Đối với giáo viên: Cần giúp học sinh xác định được trọng tâm kiến thức
để học sinh nắm được vấn đề đặt ra trong tác phẩm từ đó có cách viết, cách thể
hiện cảm xúc của mình khi tạo lập văn bản. Để viết tốt, giáo viên cần giúp học sinh
có ý thức yêu thích môn học để các em có tâm thế chiếm lĩnh tri thức tác phẩm văn
5


học. Luôn luôn linh họat trong phương pháp và cách thức tổ chức dạy học: thảo
luận, trắc nghiệm, đố vui bằng câu hỏi nhanh khuyến khích học sinh lấy điểm 10,
tập viết đoạn văn ngắn, đóng kịch, trình bày vấn đề trước đông người, thi hát, đọc
diễn cảm thơ, bắt thăm thuộc thơ… Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào
các tiết dạy học.
2.3.2. các biện pháp tổ chức thực hiện
Muốn học sinh viết một bài nghị luận văn học từ đạt yêu cầu đến hay giáo
viên cần định hướng cho các em những kỹ năng trong quá trình làm bài từ khâu
bồi dưỡng kiến thức đến khâu hướng dẫn phương pháp làm bài.

2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh tích lũy tri thức.
Tích lũy tri thức là công việc diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập
của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình làm văn, giáo viên cần phải định hướng
để các em nắm được một số kiến thức cơ bản, từ đó các em vận dụng những
kiến thức ấy vào việc tạo lập văn bản mới.
Tập làm văn là môn học mang tính tích hợp, nó có mối quan hệ chặt chẽ
với phân môn văn, tiếng Việt và các môn học khác. Cho nên muốn học sinh làm
tốt một bài văn nghị luận văn học thì trước hết giáo viên cần cung cấp cho các
em kiến thức cụ thể về tác phẩm văn học, hướng dẫn các em có được kiến thức
văn học sử, kiến thức lí luận văn học. Ngoài ra còn định hướng cho các em có
được kiến thức tổng hợp về văn hóa, xã hội.
Trước hết là kiến thức cụ thể về tác phẩm văn học. tác phẩm văn học làm
nên diện mạo phong phú đa dạng của nền văn học, cũng là đối tượng nghiên cứu
của các môn như văn học sử, lí luận văn học. Học văn chính là học tác phẩm văn
học cụ thể, bởi vậy nếu không nắm được tác phẩm thì mọi kiến thức về văn học
sử, lí luận văn học, kỹ năng làm bài không có ý nghĩa. Kiến thức về tác phẩm
văn học là những hiểu biết cụ thể của học sinh về tác phẩm trong và ngoài
chương trình gồm kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng, nâng cao.
kiến thức cơ bản mà học sinh cần nhớ là: Đề tài, chủ đề ; nét chính về tác
giả: Thân thế sự nghiệp, phong cách; hoàn cảnh ra đời tác phẩm; khái quát nội
dung ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật. Những kiến thức cơ bản này các em được giáo
viên truyền thụ trong quá trình học văn học. Để nắm được kiến thức cơ bản, với
truyện: học sinh phải tóm tắt tác phẩm trên cơ sở xác định được nhân vật, ngôi
kể, các chi tiết tiêu biểu, tình huống…. Với thơ: học thuộc lòng thơ, chú ý những
ý tứ hay, đẹp, dấu hiệu đặc biệt về hình thức( dấu câu, biện pháp tu từ, viết
hoa..).
Kiến thức mở rộng: Là kiến thức ngoài văn bản. Mảng kiến thức này đa số
dành cho học sinh khá giỏi.
- Kiến thức này có thể là kiến thức hoàn chỉnh của tác phẩm, còn trong sách
giáo khoa các em mới chỉ học đoạn trích( Ví dụ : Đoạn trích: Chiếc lược ngà..)

- Các tác giả, tác phẩm khác có chung đề tài: Ví dụ: cùng chủ đề người lính
nhưng ở thời kì khác nhau: Đồng chí ( chính hữu), bài thơ về tiểu đội xe không
kính (Phạm tiến Duật), Ánh trăng ( Nguyễn Duy).
6


- Các nhận định , ý kiến đánh giá về tác phẩm văn học.
Kiến thức mở rộng thường dùng để nâng cao, so sánh mở rộng cho các em.
Đồng thời đánh giá được khả năng văn học của học sinh.
Yêu cầu học sinh khi nắm kiến thức tác phẩm văn học là phải chính xác,
chi tiết những câu thơ hay, tình huống đặc sắc để khi trích dẫn trong bài làm
tránh rơi vào bỏ qua hoặc không khai thác hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Hệ
thống kiến thức vận dụng khi làm bài cần có sự chọn lọc, tiêu biểu. Kiến thức
trong sách giáo khoa là cơ bản, sau đó là kiến thức tham khảo. Tránh trình bày
tràn lan, không trọng tâm, kiến thức trong chương trình thì lơ mơ, còn kiến thức
mở rộng thì trình bày nhiều.
Sau khi chọn lọc phải sắp xếp có hệ thống, có nhiều cách sắp xếp kiến
thức: Theo tiến trình lịch sử, theo đề tài, theo thể loại. Tùy theo sự lựa chọn của
học sinh miễn sao đảm bảo khi sử dụng phải thuận lợi chính xác. Như vậy việc
xác định kiến thức về tác phẩm là rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình
làm bài nghị luận văn học.
Sau kiến thức cụ thể về tác phẩm là kiến thức văn học sử. Như chúng ta
biết văn học là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, văn học là một
hiện tượng lịch sử ra đời và phát triển theo thời gian. Từ xưa đã quan niệm “văn,
sử, triết bất phân'', cho nên dạy văn không nên tách rời lịch sử. Kiến thức văn
học sử là kiến thức về các bộ phận hợp thành nền văn học, quá trình ra đời trào
lưu, tác giả , tác phẩm trong những bối cảnh xã hội nhất định. Như vậy văn học
sử cung cấp một hệ thống kiến thức cơ bản cho người học văn, giúp học sinh có
sự hình dung khái quát về nền văn học hay giai đoạn văn học, biết đặt tác phẩm
vào bối cảnh ra đời để cảm nhận, đánh giá chính xác, sâu sắc hơn. Đối với lớp 9,

kiến thức này còn ít, chưa hệ thống, chủ yếu có một phần nhỏ ở giới thiệu tác
giả, tác phẩm. cuối sách giáo khoa ngữ văn 9 mới có một bài mang tính sơ
lược. Cho nên trong quá trình làm bài nghị luận văn học giáo viên phải hướng
dẫn cho các em, tìm tòi , nghiên cứu. Khi các em giới thiệu khái quát tác giả, tác
phẩm, hoàn cảnh ra đời ở phần mở bài cũng là các em đang vận dụng kiến thức
văn học sử.
Chẳng hạn khi càm nhận về bài thơ ''Mùa xuân nho nhỏ'' của Thanh Hải
trong Ngữ văn 9 tập 2 các em không thể bỏ qua hoàn cảnh ra đời tác phẩm bao
gồm hoàn cảnh riêng của nhà thơ và hoàn cảnh chung của đất nước. Trước hết là
hoàn cảnh riêng đặc biệt của nhà thơ, bài thơ ra đời trước khi tác giả qua đời
chưa đầy một tháng, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, từng ngày đối mặt
với cái chết. nhưng đọc bài thơ ta không thấy bất cứ hình ảnh nào của sự lụi tàn,
héo úa, không có tâm trạng bi quan, tuyệt vọng của con người sắp phải từ giã
cuộc đời. cả bài thơ tràn ngập âm thanh, màu sắc của mùa xuân và khát vọng
sống rạo rực. Điều này khiến ta khâm phục nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt
của tác giả. Đặt bài thơ vào bối cảnh chung của đất nước năm 1980, đất nước ta
bước ra khỏi chiến tranh, nhiệm vụ của toàn dân tộc là xây dựng đất nước.
nhiệm vụ ấy đòi hỏi mỗi công dân việt nam yêu nước phải góp sức mình vào
công cuộc xây dựng đất nước. ta sẽ hiểu vì sao khát vọng đóng góp một phần
7


nhỏ bé của mình cho đất nước qua hình ảnh'' mùa xuân nho nhỏ'' lại mãnh liệt
đến như vậy. Hoàn cảnh chung và riêng trên chính là kiến thức văn học sử mà
các em cần sử dụng khi làm bài .
Bên cạnh kiến thức văn học sử, giáo viên cần trang bị cho các em hệ thống
kiến thức lí luận văn học. Đây là phần kiến thức khó so với học sinh THCS nó
mang tính chất tổng kết, khám phá những vấn đề cốt lõi bản chất của văn học.
Việc vận dụng kiến thức này vào bài làm cũng khá linh hoạt tùy theo từng
trường hợp mà có yêu cầu khác nhau. Trong bài nghị luận văn học, học sinh

thường xuyên phải sử dụng các thuật ngữ, khái niệm lí luận văn học như : hình
ảnh , hình tượng, hư cấu, điển hình, nhân vật… Nếu không có sự hiểu biết đầy
đủ sẽ dẫn đến dùng sai khái niệm. Ở cấp THCS lí luận văn học chưa thành bài
cụ thể nhưng nó xuất hiện nhiều trong quá trình học văn, nhất là làm kiểu bài
nghị luận văn học. Vì thế, nắm kiến thức này có nghĩa là giúp các em trang bị
cẩm nang cho việc cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học, nếu học sinh không
được trang bị những kiến thức này sẽ gặp khó khăn khi làm văn. Nói tóm lại đây
là mảng kiến thức cơ bản cơ sở không thể thiếu để các em viết một bài nghị luận
văn học đạt kết quả cao. Một số khái niệm lí luận văn học thường gặp:
Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, biểu hiện qua lối
văn trần thuật.
Thơ là hình thức sáng tác văn học, thể hiện tâm trạng cảm xúc bằng ngôn
ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh, giàu nhạc điệu.
Đề tài là thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống
cho tác phẩm nghệ thuật, là những mảng hiện thực khách quan được phản ánh
trong tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn.Ví dụ: Đề tài về người
lính trong hai bài thơ ''Đồng chí'','' Bài thơ về tiểu đội xe không kính''.
Chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm. Ví dụ:
Chủ đề trong bài thơ ''Đồng chí''- Chính hữu là tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo
sơn làm nên sức mạnh của anh bộ đội cụ Hồ những năm đầu kháng chiến chống
Pháp.
Như vậy khái niệm đề tài bao hàm khái niệm chủ đề. Trong quá trình dạy
giáo viên cần giúp học sinh phân biệt hai khái niệm này để giúp các em có cái
nhìn chính xác khi phân tích tác phẩm.
Ngoài các kiến thức cơ bản trên, muốn có được một bài văn nghị luận văn
học không những đúng mà còn hay học sinh còn phải trau dồi vốn kiến thức về
văn hóa xã hội, tích hợp với các môn liên quan. Đây là vốn kiến thức học sinh
trau dồi trong quá trình học tập các môn, qua thực tế cuộc sống , qua các phương
tiện thông tin đại chúng…Chẳng hạn: Khi cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân
trong đoạn trích '' cảnh ngày xuân'' (Nguyễn du) các em cần vận dụng cả kiến

thức hội họa để thấy được sự phối màu, đường nét tài tình của Nguyễn Du để tạo
nên một bức tranh xuân nổi tiếng bằng thơ. Khi phân tích hình ảnh khó khăn của
những người lính lái xe trong “bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến
duật) có câu '' Bụi phun tóc trắng như người già'' hay ''Mưa tuôn mưa xối như
ngoài trời''.Ta phải biết tác giả lấy cơ sở từ tự nhiên, sự khác biệt giữa khí hậu
8


sườn Đông và sườn tây của dãy Trường Sơn (Bên nắng gắt bên mưa quay).
Kiến thức này các em tiếp nhận từ môn Địa lí.
Nói tóm lại các kiến thức cơ bản về tác phẩm là rất cần thiết trong quá trình
tạo lập văn bản. Bên cạnh nguồn cung cấp kiến thức từ thầy cô, từ bài học trên
lớp thì chính các em phải luôn có ý thức tự học, tự tìm hiểu, tích lũy để sử dụng
hiệu quả trong quá trình học và viết văn.
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh viết bài nghị luận văn học đạt hiệu quả
Muốn làm tốt một bài văn nói chung và nghị luận văn học nói riêng học
sinh cần thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc sửa bài.
a. Hướng dẫn học sinh phân tích đề
tác phẩm văn học là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ. một đề tập làm văn
được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ. Bởi vì bao giờ trong một đề tập
làm văn cũng có những yêu cầu bắt buộc mà người thực hiện đề bài phải tìm ra
phương pháp giải. Vì thế bước phân tích đề được xem là khâu đầu tiên có vai trò
quyết định'' dẫn đường chỉ lối'' cho người làm bài. nếu phân tích đúng yêu cầu
của đề bài thì sẽ có hướng đi đúng. nếu phân tích sai sẽ dẫn đến không đáp ứng
được yêu cầu của đề bài. Vì thế giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phân tích
kỹ đề bài để các em xác định đúng thể loại, yêu cầu, nội dung nghị luận của đề
bài đó. Một đề văn nghị luận văn học không đồng nhất một dạng đề mà nó có
nhiều dạng. Trước hết, học sinh cần đọc kỹ đề bài xác định mệnh lệnh của đề bài
nghị luận văn học là phân tích, suy nghĩ hay cảm nhận. Giáo viên phân biệt cho
học sinh rõ 3 mệnh lệnh này:

+ Phân tích là chia tách đối tượng thành các phương diện, các khía cạnh
khác nhau để tìm hiểu, khám phá, cắt nghĩa. Từ đó đi đến tổng hợp khái quát,
chỉ ra được sự thống nhất.
+ Cảm nhận là cảm thụ của người viết về một hay nhiều ấn tượng mà tác
phẩm để lại trong lòng người đọc về nội dung hay nghệ thuật.
+ Suy nghĩ là nhận xét, nhận định, phân tích về tác phẩm của người viết ở
góc nhìn nào đó về chủ đề, nhân vật, nghệ thuật.
Như vậy phân tích là chỉ định về phương pháp, suy nghĩ là nhấn mạnh tới
nhận định, cảm nhận là cảm thụ của người viết. Nếu học sinh không hiểu mệnh
lệnh đề thì đề bài yêu cầu gì đi nữa thì học sinh đều phân tích hết. một đề văn
nghị luận văn học không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu. Ta thường
gặp những dạng sau:
Dạng đề 1: Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh của nhân
vật, tác phẩm hoặc suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ: Suy nghĩ về nhân vật bé thu trong đoạn trích truyện ngắn'' chiếc
lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng ( ngữ văn 9- Tập 1).
Hoặc: Suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài thơ ''Ánh trăng'' ( SGK-Trang 99Ngữ văn 9- Tập 2).
Dạng đề 2: Phân tích, cảm nhận đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một
khía cạnh của tác phẩm ( Đoạn trích truyện, đoạn thơ, bài thơ).
9


Ví dụ: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn '' làng'' của Kim
lân ( SGK- Trang 65 Ngữ văn 9- tập 1).
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ '' Quê hương'' của Tế Hanh
( SGK Trang 80 – Ngữ văn 9- Tập 2).
Dạng đề 3: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ vấn đề nào đó
được đặt ra trong tác phẩm.
Ví dụ: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện
ngắn '' Chiếc lược ngà '' của Nguyễn Quang Sáng.

Tùy theo mỗi dạng đề mà giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác làm
bài khác nhau. Đối với dạng đề 1 và 2 học sinh thường hay nhầm lẫn, giáo viên
phải hướng dẫn để học sinh phân biệt suy nghĩ và phân tích. suy nghĩ thiên về
cảm nhận chủ quan của người viết không nhất thiết phải đầy đủ mà có thể chọn
những nét nổi bật mà mình câm nhận sâu sắc nhất để viết. Còn phân tích nhân
vật là yêu cầu người viết phải đánh giá, nhận xét đầy đủ từng đặc điểm của nhân
vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật. Đối với dạng đề 3: Đây là dạng đề ở mức
độ cao hơn, khái quát hơn, yêu cầu học sinh phải biết tích hợp kiến thức để giải
quyết vấn đề. Với ví dụ ở dạng 3: Trước hết học sinh phải phân tích được những
biểu hiện cụ thể tình cảm cha con của hai nhân vật ông sáu và bé Thu. Sau đó
phải trình bày cảm nhận của mình về tình cha con trong chiến tranh: Đó là tình
cảm cảm động, thiêng liêng nhưng phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, chia ly.
Cuối cùng học sinh mới trình bày suy nghĩ về tình cha con, tình cảm gia đình,
tình yêu quê hương đất nước hòa quện với nhau . Đây là tình cảm đáng trân
trọng, vun đắp, giữ gìn, phát huy. Vì đó là đạo lí tốt đẹp của người Việt nam.
Như vậy các mệnh lệnh đề trên chỉ khác nhau về sắc thái chứ không phải
là các kiểu bài khác nhau. Ngoài dạng đề có mệnh lệnh đề còn có những đề bài
không có mệnh đề (Đây là dạng đề mở), yêu cầu người viết phải tự xác định
hướng làm để bày tỏ ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra trong đề. Đây là dạng
đề khó phù hợp với học sinh khá giỏi. Dù ở dạng nào thì trước khi làm bài HS
cần tìm hiểu đề. Để làm tốt bài nghị luận văn học cần xác định đúng nội dung
yêu cầu của đề. Khi xác định đề cần xác định những nội dung sau:
- Đề thuộc loại đề nào?
- Vấn đề ( nội dung) nghị luận là gi?
- Yêu cầu vận dụng những phương pháp nghị luận nào?
- Phạm vi kiến thức cần vận dụng là gì?
Chẳng hạn: Với đề bài: Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ
Sang thu của Hữu Thỉnh ( SGK ngữ văn 9- Tập 2).
Học sinh cần xác định đề như sau:
+ Thể loại: Nghị luận văn học: bài thơ Sang thu của hữu thỉnh.

+ Vấn đề nghị luận (Nội dung): Bức tranh nhẹ nhàng, nhiều bâng khuâng
dư vị của thời khắc sang thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Phương pháp: phân tích, bình luận, chứng minh…
+ Phạm vi kiến thức: Bài thơ ''Sang thu'', một số bài thơ thu của Lưu Trọng
Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Khuyến, nguyễn Đình Thi…
10


Nói tóm lại, khâu tìm hiểu đề là một trong những khâu quan trọng đầu tiên
của quá trình làm bài. Kĩ năng phân tích đề chính xác sẽ làm cơ sở quan trọng
cho việc tìm ý , lập dàn ý và viết bài. tùy theo trình độ nhận thức của từng em,
học sinh có thể linh hoạt trong cách tìm hiểu đề.
b. Hướng dẫn học sinh tìm ý.
Một bài văn hay phải tìm ra được ý hay cho bài. Vậy ý hay là gì? Làm thế
nào để tìm được ý hay cho bài? Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh'' ý hay trước
hết phải là ý đúng, ý sâu, ý mới. Ý đúng, ý sâu phải là ý của mình khám phá mới
hay. Cho nên tìm ra ý mới, ý riêng, ý đúng, ý sâu là công việc quyết định nhất và
tất nhiên cũng là khó khăn nhất''[3]. Vì thế muốn tìm được ý đúng, ý hay, ý sâu
sắc để trình bày trong bài viết của mình giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc
hiểu tác phẩm.
Đối với tác phẩm truyện đọc hiểu để nắm cốt truyện, chủ đề, ý chính, chi
tiết tiêu biểu của từng ý. Nếu không đọc kĩ các em khó nắm được ý đồ của tác
giả, dễ bỏ qua những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Dẫn đến phân tích một
cách hời hợt, đánh giá chung chung. Đối với tác phẩm thơ, nội dung và nghệ
thuật của bài thơ thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… Nếu không đọc
hiểu thì học sinh khó phát hiện ra những hình ảnh ý thơ hay, đẹp, giọng điệu
riêng của tác giả, những biện pháp tu từ đặc sắc. Từ đó các em đưa ra nhận xét
chưa sâu sắc. Vậy để tìm được ý cho bài nghị luận văn học, học sinh cần đặt ra
những dạng câu hỏi tìm ý cho phù hợp.
Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn ''làng'' của

nhà văn Kim lân.
- Muốn tìm được ý hay cho đề bài trên, các em phải đọc kĩ tác phẩm để
khám phá nét mới nhất trong tình cảm của nhân vật ông Hai. Đó là chuyển biến
trong tình cảm của người nông dân Việt nam thời kì đầu kháng chiến chống
Pháp. Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, tự hào về truyền thống quê
hương là đặc điểm có tính truyền thống nhưng cái đặc sắc mà Kim lân muốn nói
tới ở đây chính là đặt nhân vật vào những tình huống gay cấn để thử thách lòng
yêu làng, yêu nước của nhân vật, buộc nhân vật phải đấu tranh nội tâm quyết liệt
để lựa chọn giữa quay về làng hay không quay về. Sau những đấu tranh nội tâm
đau đớn để cuối cùng nhân vật mới đi đến quyết định'' Làng thì yêu thật đấy,
nhưng làng theo tây thì ta phải thù''.
- Rõ ràng các em muốn có được những suy nghĩ sâu sắc về nhân vật thì
phải đọc thật kĩ mới cảm hết được tình huống thú vị, những chi tiết, câu nói
tưởng rất nhỏ trong tác phẩm nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Từ đó ý tứ mới
tuôn trào, suy nghĩ về nhân vật mới sâu sắc. Sau khi đọc kỹ tác phẩm. học sinh tự
đặt ra câu hỏi để có ý lớn, ý nhỏ cho bài văn:
? Làng là truyện ngắn ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Truyện xoay quanh nhân vật nào? Tình cảm gì là nét nổi bật nhất ở nhân
vật ông Hai?
? Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ trong tình
huống nào?
11


? Em nhận xét, đánh giá gì về tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời
kì đầu kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông hai?
? Nhân vật này để lại tình cảm gì trong lòng em? ( Sự yêu mến, trân trọng,
cảm phục, tự hào).
Sau khi đã có được các ý, bước tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em sắp
xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Bước này gọi là lập dàn ý.

c. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Nếu một bài văn hoàn chỉnh được ví như một ngôi nhà thì dàn ý là cái
sườn thiết kế nên ngôi nhà ấy. Viết một bài văn nghị luận văn học cũng thế.
Muốn có một bài văn nghị luận văn học hay, đảm bảo các ý, lập luận chặt chẽ,
có hệ thống, giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm tốt khâu lập dàn ý. Có thể
hướng dẫn học sinh sắp xếp theo trình tự nội dung nghệ thuật, rồi đến nhận xét,
đánh giá của bản thân. Nhưng có thể sắp xếp đan xen nội dung và nghệ thuật và
nhận xét đánh giá của bản thân. Việc sắp xếp trình tự không theo một gò bó nào
cả. Trong trường hợp này đòi hỏi học sinh phải có bản lĩnh viết văn, có dụng ý
nghệ thuật trong cách trình bày lập luận để đạt được mục đích, yêu cầu của đề
bài. Thông thường dàn ý bài nghị luận văn học gồm các phần sau:
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ.
(Nếu là đoạn thơ phải nêu vị trí và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn).
* Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung, nghệ thuật.
* Kết bài: nhận định, đánh giá, khái quát giá trị ý nghĩa .
Trong cách làm bài văn nghị luận văn học không phải bao giờ các ý được
trình bày như nhau có chỗ nói kĩ, chỗ lướt qua chỗ đậm, chỗ nhạt. Cho nên,
ngay ở khâu lập dàn ý, ta nên cân nhắc để bài viết có chiều sâu có điểm nhấn
hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Thông thường ý được nói kỹ là ý trọng tâm.
Ví dụ: Cảm nhận vẻ đẹp của bốn câu thơ cuối trong bài thơ'' Đoàn thuyền
đánh cá'' của Huy cận. Ta có thể lập dàn ý như sau:
* Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về tác giả Huy cận và bài thơ.
- Bốn câu thơ cuối mang một vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng
người trước biển cả và trước niềm vui bội thu trong lao động.
* Thân bài:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc bình minh:
+ Mặt trời từ biển nhô lên
+ Mặt trời chiếu vào khoang thuyền đầy cá.
+ Cánh buồm căng phồng và con thuyền chạy đua với mặt trời.
 NT: Nhân hóa, nói quá => Bức tranh bình minh đầy sức sống, khép lại

bài thơ nhưng mở ra một cảnh tượng huy hoàng….
- Niềm phấn khởi và thắng lợi của người dân làng biển.
+ Hình ảnh'' câu hát căng buồm''-> Là sự lặp lại có thay đổi ( Vẫn là hình
ảnh ẩn dụ nhưng từ ''cùng'' thay bằng từ ''với'').
+ Hình ảnh mặt trời khép lại một hành trình nhưng mở ra một ngày mới
huy hoàng.
+ Sự nhân lên gấp bội của mặt trời trong mắt cá.
12


- Khổ thơ mang đến cho bài thơ một dư âm đẹp về thiên nhiên và cuộc
sống lao động tươi đẹp của con người lao động trên biển cả.
* Kết bài:
- tài quan sát và miêu tả thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ.
- Tình yêu của những con người làm giàu đất nước.
Lưu ý: khi lập dàn ý học sinh cần tránh các lỗi:
- Lạc ý: là những ý không đúng với yêu cầu về nội dung và phương pháp
nghị luận nêu trong đề bài.
- ý không phù hợp nội dung: Ví dụ : Đề yêu cầu nêu suy nghĩ về nhân vật
mà dàn bài lại đưa ra ý phê phán thái độ của nhân vật hay sa vào bình luận về
giá trị tác phẩm. Hoặc đề chỉ yêu cầu nghị luận 1 đoạn thơ thì học sinh nghị luận
cả bài.
- Thiếu ý: Có thể thiếu ý lớn hoặc ý nhỏ. Cho nên khi lập dàn ý giáo viên
phải cho các em xác định hết các ý ( luận điểm) của bài tránh tình trạng đề bài
yêu cầu phải có 4 ý mà dàn ý chỉ nêu được 2 hoặc 3 ý.
- Lặp ý: ý sau lặp lại ý trước.
- Sắp xếp ý lộn xộn: Không theo một thứ tự nào. Đây là hiện tượng viết văn
tùy tiện, gặp đâu nói đó.
Khi đã có dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh sang phần viết văn với mục
đích rèn cho các em kỹ năng viết các đoạn văn từ phần mở bài đến kết bài để các

em có một bài văn hoàn chỉnh đạt kết quả cao.
d. hướng dẫn viết đoạn văn, bài văn.
Từ dàn ý có sẵn các em có thể viết thành đoạn, thành bài. Đây là khâu rất
quan trọng trong quy trình làm văn, từ đây sản phẩm của các em được ra đời, tất
cả đã được chuẩn bị sẳn từ các khâu trên, đã đến lúc các em thể hiện khả năng
diễn đạt của mình. Muốn viết được bài văn hay thì ta phải viết hay ở từng phần,
từng đoạn sau đó liên kết để tạo thành bài văn.
* Cách viết mở bài.
Đoạn mở bài là đọan văn khởi đầu của bất kì bài văn nào, nó là đoạn giới
thiệu vấn đề nghị luận trong bài văn. Đồng thời khơi gợi, lôi cuốn người đọc sự
chú ý đối với vấn đề đó.
- Về nguyên tắc:
+ Mở bài cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
+ Chỉ nêu ý khái quát (không đi vào cụ thể, lấn sang thân bài).
- Về nội dung: Mở bài gồm nội dung sau:
+ Gợi mở ( dẫn dắt vào vấn đề): Có nhiều cách: Nêu xuất xứ đề của một
nhận định. Hoặc nêu lí do đưa đến bài viết. Hoặc đưa ra một mẫu chuyện, một
danh ngôn, câu thơ…( Tùy vào trình độ học sinh mà có cách dẫn khác nhau.
Nếu mở bài trực tiếp thì phần dẫn dắt không cần nêu).
+ Giới thiệu vấn đề: Đây là trọng tâm của mở bài có nhiệm vụ tạo nên tình
huống có vấn đề mà ta sẽ giải quyết ở thân bài.
+ trích dẫn : viết lại yêu cầu của đề.
- Về hình thức: một mở bài hay cần phải:
13


+ dung lượng và độ dài cân xứng với bài viết và thể hiện mối quan hệ với kết
bài
+ ngắn gọn, khéo léo có sức thu hút, gợi hứng thú: Thông thường dẫn dắt
2- 3 câu, nêu vấn đề 1, 2 câu và giới hạn vấn đề 1 câu.

+ Đầy đủ: Đọc xong mở bài người đọc biết được vấn đề nghị luận.
+ Độc đáo: tức là gây được chú ý cho người đọc với vấn đề mình sẽ viết.
Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ cần suy nghĩ
dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
+ Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị, tự nhiên, mở bài và nhất là câu
đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo khác lạ nhưng
phải tự nhiên, tránh gượng ép, giả tạo.
Mở bài hay cần tránh:
- tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi rồi mới vào vấn đề.
- tránh dẫn dắt không liên quan đến vấn đề sẽ nêu.
- tránh nêu vấn đề một cách dài dòng, chi tiết có gì nói hết rồi đến phần
thân bài nói lại.
Từ những vấn đề trên , ta có thể thấy có nhiều cách mở bài., tùy vào dụng ý
của người làm ta có thể vận dụng một trong những cách sau:
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề nghị luận. Cách mở này nhanh,
gọn, giản dị, dễ tiếp cận, thích hợp với bài viết ngắn. nhưng nếu vận dụng không
khéo sẽ trở nên khô khan, ít hấp dẫn.
- Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó nêu
vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn ta
thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiếu cách mở bài gián tiếp: Từ khái quát
đến cụ thể, so sánh đối chiếu, tương đồng, tương phản, đi từ thức tế đến vấn đề,
dẫn 1 câu thơ, danh ngôn, mẫu chuyện ngắn…Dù viết mở bài gián tiếp theo
cách nào thì trong đó cũng làm rõ 3 vấn đề:
1. Nêu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, xuất xứ.
Mở bài
2. Nêu vấn đề ( Dựa vào gợi ý ở đề bài).
3. Cảm nhận sơ bộ về vấn đề.
Ví dụ: Phân tích bài thơ ''Đồng chí '' của Chính hữu . Ta có thể mở bài như
sau:
Cách mở bài trực tiếp:

- ''Đồng chí'' là một bài thơ hay viết về anh bộ đội cụ hồ của nhà thơ chính
hữu, được sáng tác năm 1948 lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra
gay go, quyết liệt. Đây là một bài thơ trữ tình thể hiện mối tình keo sơn gắn bó,
ca ngợi tình đồng đội, đồng chí những năm đầu kháng chiến. Bài thơ để lại
nhiều xúc động trong lòng người đọc.
Cách mở bài gián tiếp: ( Đi từ thực tế đến tác phẩm)
- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi
là là hình ảnh cao quý, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người
và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. một trong những tác
phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất về tình cảm của những
14


người lính cụ hồ là ''Đồng chí'' của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẽ
và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc qua bài thơ ''Đồng
chí'', Chính Hữu đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của
anh bộ đội thời kháng chiến.
Dù là cách mở bài nào, trình bày ra sao là không bắt buộc nhưng bắt buộc
về nội dung phải có tên tác phẩm- tác giả và đánh giá sơ bộ về tác phẩm ( nhân
vật hoặc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm). Đối với mở bài có giới thiệu tác
giả, mỗi tác giả học sinh phải nhớ ít nhất một dữ liệu khái quát nhất về tác giả.
Chẳng hạn: Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và chuyên viết về
nông dân, nông thôn Việt nam. Chính hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành
trong kháng chiến chống Pháp. Viễn phương là một trong những cây bút có
công xây dựng nền văn học cách mạng miền nam ngay từ những ngày đầu….
Từ những cách mở bài trên , giáo viên nên định hướng cho các em lựa chọn
cho mình cách mở bài phù hợp khả năng của mình, tùy thuộc vào đề bài các em
có thể linh hoạt trong cách vận dụng. giáo viên tiến hành cho học sinh thực hành
luyện viết, nhận xét, sửa chữa cho các em.
*Cách viết đoạn thân bài

Đây là phần giải quyết vấn đề đã nêu ra ở mở bài. Trong bài văn, thân bài
có nhiệm vụ quan trọng trong việc làm sáng tỏ vấn đề mà đề bài yêu cầu bằng
các phương pháp lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so
sánh….
Để có được một bài văn hay người giáo viên nên hướng dẫn cho các em
một số kỹ năng khi làm bài nghị luận văn học .Trước hết là kỹ năng phát hiện
cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Tác phẩm văn học là sản phẩm của nghệ thuật
ngôn từ. cái hay, cái đẹp là một trong những giá trị đặc sắc tạo nên thành công
cho tác phẩm. Nó được tạo nên từ tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Một
bài nghị luận văn học hay là bài làm đúng và mang tính phát hiện, sáng tạo. Vì
thế ngoài kiến thức thầy cô giảng, các em phải suy nghĩ, tìm tòi phát hiện cái
hay, cái mới của văn bản ( Không suy diễn không có căn cứ). Trong một cuốn
sách của mình thạc sĩ Lê Xuân Soan từng phân tích: Trong bài '' Sang thu"' có
khổ thơ :
''Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi''
từ trước đến nay trong giảng dạy, thì ta cho rằng đến khổ thơ thứ ba này
hình ảnh con người mới xuất hiện- đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người từng trải
trong cuộc đời. Phát hiện này đúng nhưng chưa đủ. Nếu đọc kĩ ta đã thấy con
người đã xuất hiện ở khổ 2:
''Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
vắt nửa mình sang thu”.
15


Đặt vào hoàn cảnh đất nước sau 1975, thì đây là hình ảnh con người trong

thời kì ấy: Có những con người ''dềnh dàng'', tự cho phép mình nghỉ ngơi sau
những năm tháng chiến đấu hết mình để giải phóng dân tộc. có những con
người ''vội vã'' vì mục đích nào đó, còn có những con người còn đang phân vân''
vắt nữa mình'' chưa chọn được hướng đi cho mình sau ngày thống nhất đất
nước. Nhưng dù là lớp người nào đi chăng nữa thì trong họ vẫn ngời sáng niềm
vui trong mùa thu của ngày độc lập- niềm vui làm chủ quê hương, làm chủ cuộc
đời. Đó chính là cái hay, cái sâu sắc của người lính làm thơ như hữu thỉnh khi
sử dụng những hình ảnh ẩn dụ này. Kỹ năng này phụ thuộc một phần vào năng
khiếu của mỗi học sinh nhưng cũng có thể rèn luyện trong quá trình học tập.
Trong viết văn, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kỹ năng sử dụng từ,
câu .kỹ năng này không phải đến giờ các em mới học mà nó được hình thành từ
khi các em học môn tập làm văn. Tuy nhiên trên thực tế học sinh rất khó diễn
đạt được điều mình nhìn thấy, cảm thấy, tư duy thấy. Để khắc phục bất cập này,
trong quá trình dạy tôi luôn hướng dẫn các em thường xuyên tích lũy vốn ngôn
ngữ, trau dồi kỹ năng sử dụng từ và câu bằng cách dùng sổ tay, dùng từ
điển...Muốn viết một bài văn hay, trước hết phải dùng từ chính xác. Sau đó mới
dùng từ độc đáo, dùng từ hay mới có đoạn văn hay và bài văn hay. Từ hay là
dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được chiều sâu của vấn đề, làm cho câu văn có
hồn, hấp dẫn người đọc người nghe. Các nhà văn lớn, nhà phê bình là tấm
gương sáng về cách dùng từ. ta hãy nghe nhà văn Nguyễn Tuân nói về truyện
''tắt đèn'' của Ngô Tất Tố ''.. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật nghị Quế vợ mà
lòng tham đã hết tình người.. và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia
nước nguồn thương nào cả”[4]. Phương tiện ngôn ngữ cơ bản diễn đạt ý là câu.
Muốn cách diễn đạt không bị đơn điệu phải biết dùng nhiều kiểu câu. chẳng hạn
khi muốn bộc lộ cảm xúc thì dùng câu cảm thán, muốn gây sự chú ý thì dùng
câu nghi vấn để tự đặt vấn đề và tự trả lời, khi muốn nhìn nhận vấn đề ở nhiều
góc độ thì dùng câu ghép có cặp quan hệ từ, ít dùng những câu mô tả, kể mà
dùng các loại câu phủ định hoặc khẳng định Chẳng hạn Hoài thanh khi nhận xét
về cuộc đời Kiều ông nói: '' Đời kiều là một tấm gương oan khổ, một câu
chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ..” [5]…Nói tóm lại

ngôn ngữ phải có chất tạo hình mặc dù lập luận trong văn nghị luận thuộc tư duy
lô gic.
Làm văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng yêu cầu luận
điểm phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, có những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu
biểu sinh động trong tác phẩm, việc đưa dẫn chứng phải thật linh hoạt, khi nào
nên trích nguyên văn, khi nào chỉ cần trích ý. Mỗi luận điểm lớn nên triển khai
thành một đoạn văn, giữa các đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp một cách
linh hoạt, uyển chuyển tránh máy móc, gò bó.
Sau khi hướng dẫn cho các em một số kỹ năng để có một bài văn vừa đúng
vừa hay. Giáo viên hướng dẫn cho các em kỹ năng viết đoạn. Đối với nghị luận
tác phẩm truyện ( SGK chỉ tập trung nghị luận nhân vật). Có nhiều cách trình
trình bày đoạn văn, giáo viên hướng dẫn cho học sinh trình bày 2 cách sau: Diễn
16


dịch và quy nạp. Giáo viên có thể mô tả 2 cách viết này ( học lớp 8) cho học
sinh nhớ lại.
Diễn dịch: (1)- Câu chủ đề nêu luận điểm.
(2)
(3) (4)…
- Các câu nêu các ý chi tiết để làm sáng tỏ chủ đề.
Ví dụ: (1) Anh thanh niên là người rất khiêm tốn.( 2) khi ông họa sĩ muốn vẽ
chân của chân dung anh, anh hào hứng giới thiệu về những con người đáng để vẽ
hơn mình.( 3) Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vã
để tạo ra những củ su hào to ngon cho nhân dân và anh cán bộ khí tượng dưới trung
tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập bản đồ sét.(4) Anh thấy
đóng góp của mình bình thường so với những con người ấy.(5) Anh thấy thấm thía
sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc lo nghĩ cho đất nước.
Như vậy câu (1): Câu chủ đề: Nhận xét khái quát về đức tính khiêm tốn
của nhân vật. Câu (2), (3), (4), (5)…: là dẫn chứng, đánh giá, nhận xét của người

viết.
Quy nạp là cách trình bày ngược với diễn dịch. Giáo viên cần giới thiệu
cho học sinh biết và viết đúng nhằm thay đổi thao tác lập luận trong bài làm
tránh đơn điệu nhàm chán. Đối với nghị luận thơ, giáo viên hướng dẫn viết theo
các cách viết như trên. Đầu tiên, giáo viên phải hình thành cho học sinh quy
trình xây dựng đoạn khi phân tích một đoạn thơ, khổ thơ như sau:
1. Nhận xét khái quát về nội dung đoạn thơ.
2. Trích dẫn đoạn thơ.
3. Phân tích, giảng giải, cắt nghĩa đoạn thơ.
4. Liên hệ, mở rộng.
5. Phân tích nghệ thuật, chú ý chi tiết độc đáo, tiêu biểu.
6. Nhận xét đánh giá về nội dung đoạn thơ.
Ý 1, 2, 5, 6 thường bắt buộc phải có khi phân tích. Ý 3, 4 tùy theo đoạn thơ,
khổ thơ mà thực hiện.
Ví dụ: Phân tích khổ thơ: "Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình"
( Nguyễn duy- Ánh trăng)
Ta có thể viết như sau:
(1) Khổ thơ cuối bài thơ ''Ánh trăng'' mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới
chiều sâu tư tưởng triết lý:
(2)
''Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.''

17



(3) ''Tròn vành vạnh'' là trăng rằm, tròn đầy, một vẻ đẹp viên mãn. (4)''Im
phăng phắc'' là im như tờ, không một tiếng động nhỏ.(5) Vầng trăng cứ tròn đầy
và lặng lẽ'' kể chi người vô tình''. (6)''Trăng cứ tròn vành vạnh'' như tượng trưng
cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, cho sự bao dung độ lượng,
của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn.(7) ''Ánh trăng im phăng phắc'' là hình ảnh
nhân hóa, trăng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc
đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta.(8) Con người có thể vô tình, có thể lãng
quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
Từ đoạn văn trên, học sinh sẽ nhận thấy:
Câu 1: Nhận xét khái quát về nội dung đoạn thơ.
Câu 2: Dẫn chứng đoạn thơ.
Câu 3, 4: Cắt nghĩa, giảng giải từ ngữ.
Câu 5, 6, 7: Phân tích về nghệ thuật.
Câu 8: từ đó nhận xét về nội dung.
Như vậy, ở đoạn văn trên không có mở rộng nâng cao, điều này không cần
thiết với học sinh trung bình trở xuống mà mở rộng còn phụ thuộc vào khả năng
của các em, thường chỉ dành cho học sinh khá, giỏi. Khi học sinh đã quen thì
giáo viên nên hướng dẫn cho các em trung bình đề nâng cao khả năng cảm thụ.
trong quá trình viết bài nghị luận văn học không nên chỉ dùng một cách diễn đạt
mà nên thay đổi khi dùng diễn dịch , khi dùng quy nạp, khi nêu dẫn chứng trước
phân tích sau… để bài viết thêm sinh động, phong phú. Đặc biệt phải kết hợp tốt
các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài nghị luận văn
học thì hiệu quả diễn đạt sẽ cao hơn, bài văn trở nên có hồn và hấp dẫn hơn.
Nói tóm lại, để có một bài văn đáp ứng yêu cầu đề ra và hay thì kỹ năng tạo
lập văn bản ở mỗi học sinh là hết sức quan trọng. Học sinh phải nắm chắc kiến
thức lí thuyết và thực hành thành thạo. Để bài văn có tính liên kết khi trình bày
đoạn văn người viết dùng các phương tiện liên kết để nối câu , nối đoạn để tạo
thành bài văn thống nhất về nội dung và hình thức. Bố trí các phần, đoạn rành
mạch, hợp lí. Sau khi thực hiện nhiệm vụ ở phần thân bài, giáo viên hướng dẫn

học sinh khẳng định lại vấn đề ở phần kết.
* Hướng dẫn viết kết bài.
Đoạn kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở thân bài. Phần
này chỉ nêu những ý nhận xét, đánh giá khái quát, không trình bày lan man lặp
lại ý ở thân bài, cũng không nên lặp lại nguyên văn ý ở mở bài. Có nhiều cách
kết bài khác nhau có khi là tóm tắt, khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật,
có khi rút ra bài học, bày tỏ cảm xúc, nâng cao bằng các biện pháp so sánh,
tương phản, câu hỏi tu từ...
Ví dụ: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện'' những ngôi sao xa
xôi'' của Lê Minh Khuê.
Ta có thể kết bài như sau: Truyện ''những ngôi sao xa xôi'' đã thành công
về cách kể truyện, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. Truyện đã
làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường
của tổ trinh sát mặt đường. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội
18


l bi ca anh hựng ca mi thi i. Nhng ''ngụi sao'' y luụn ta sỏng li
trong ta lũng ngng m v bit n.
Cú th núi phng phỏp hng dn hc sinh vit c mt bi vn hay l
vụ cựng, hiu c nhng vn c bn trờn s giỳp hc sinh nh hng c
cỏch ngh, cỏch lm cú c nhng bi vit mch lc, rừ rng lp lun cht
ch, ni dung cụ ng hm sỳc.
2.4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim i vi hot ng giỏo dc.
Với việc áp dụng sỏng kin ''Hng dn hc sinh lp 9 cỏch lm bi
ngh lun vn hc cú hiu qu'' cho học sinh tôi nhận thấy học sinh
đã phá bỏ đợc những mặc cảm ngại học văn, ngại viết văn. Một
số em sáng tạo còn đa những tác phẩm bé con giá trị của
mình cho cụ giỏo c. Và đặc biệt là chất lợng làm bài văn ngh
lun vn hc của các em tăng lên rõ rệt ngay cả khi trình bày một

đoạn văn, hay các bài viết tại lớp cũng nh các bài tập đợc giao
về nhà. Tuy nhiên với thời gian trên lớp có hạn nên công việc này
chủ yếu đợc thực hiện ở các tiết tự chn, trong các buổi phụ
đạo, dy ụn thi.
Trong nm hc 2016-2017 tụi ó tin hnh kho sỏt cht lng lm bi
thụng qua bi vit Tp lm vn s 6 nh ( Tit 120) v bi Vit bi tp lm vn
s 7 ( Tit 134+ 135) ca hc sinh lp 9 trng THCS Thch nh v t c
kt qu nh sau:
Tng
khỏ
Gii
Trung bỡnh
Yu
Bi
Khi lp s HS
vit TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
9A
Nm hc
2016-2017

29

S 6


5

17,2

10

34,5

14

48,3

0

0

S 7

5

17,2

12

41,4

12

41,4


0

0

3. KT LUN V KIN NGH
- Kt lun:
Núi túm li, trong ging dy Ng vn bờn cnh vic giỳp hc sinh nm kin
thc trng tõm ca bi hc thỡ vic rốn luyn k nng s giỳp hc sinh cú nh
hng trong vic tỡm hiu, phõn tớch tỏc phm vn hc v to lp vn bn khi
thc hnh. Cho nờn vic hng dn hc sinh cỏch lm vn ngh lun v tỏc
phm vn hc s gúp phn nõng cao cht lng dy v hc, ỏp ng c chun
kin thc k nng trong phng phỏp dy hc mi hin nay. Kinh nghim trờn l
rỳt t thc t khi hng dn hc sinh trong ging dy v ụn thi nhiu nm lin.
Vi kinh nghim nh ny tụi ó giỳp hc sinh cú thờm kin thc k nng lm
bi. Tuy nhiờn, ú ch l kinh nghim mang tớnh cht ch quan, rt mong s
úng gúp ý kin, trao i, b sung ca cỏc bn ng nghip ti ny c
hon thin hn.
- Kin ngh:
19


* Đối với giáo viên: giáo viên chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi rõ ràng,
dễ hiểu, sát với mục tiêu của bài và phải phát huy được tính tích cực của học
sinh. Nghiên cứu, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức cho bản thân.Tham
khảo các tiết dạy trên mạng Intenet, thăm lớp, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp. Trong quá trình giảng, dạy giáo viên cần quan tâm đến từng đối
tượng học sinh để vận dụng phương pháp một cách linh hoạt, hiệu quả nhất.
* Đối với phụ huynh: Quan tâm đến việc học của con em mình, đầu tư
nhiều thời gian cho con cái, thường xuyên động viên nhắc nhở ý thức tự giác của

học sinh. Phụ huynh cần hướng dẫn và tạo thói quen cho con đọc sách, chia sẽ
bồi dưỡng tâm hồn cho con em thông qua những câu chuyện, bộ phim, bài viết,
phóng sự. Dần hình thành cho các em thói quen tư duy lôgic. Phối hợp chặt chẽ
với giáo viên để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.
* Đối với các cấp quản lí giáo dục: Tổ chức hội thảo chuyên đề, sinh hoạt
chuyên môn cho giáo viên bộ môn ngữ văn trong từng học kì, từng năm để giáo
viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, góp
phần tích cực vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn ngữ văn
Xác nhận của BGH
HIỆU TRƯỞNG

Thạch Định ngày 28 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam kết không coppy, sao chép
Người viết

Phùng Xuân Đức

Nguyễn Thị Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


- Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 9 - Nhà xuất bản giáo dục.
- Rèn Luyện kĩ năng làm văn 9 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam- 2009.
- Hướng dẫn học và làm bài - làm văn Ngữ văn 9 - Nhà xuất bản Đại học
sư phạm- 2010.
- Bồi dưỡng Ngữ văn 9 – Nhà xuất bản giáo dục 2008
[1]Phạm Văn Đồng: tuyển tập văn học,NXB.Văn học, Hà Nội 1996.
[2]Những bài giảng văn ở Đại học- Nhà xuất bản giáo dục 1982.

[3]Kinh nghiệm viết một bài phê bình văn học- từ Nguyễn Đăng Mạnh.
Tuyển tập , tập 2 ( sđd).
[4] Tuyển tập Nguyễn Tuân- NXB văn học Hà Nội-1996.
[5] Bình luận văn chương- Hoài Thanh- NXB giáo dục 1998.

21



×