MỤC LỤC
STT
1
NỘI DUNG
TRANG
1
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5
Mục lục
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn chọn đề tài
2
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1 Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Tìm hiểu tài liệu
2.3.1.1 Bước 1 - Tìm hiểu các văn bản mang tính pháp lí về
5
chủ quyền biển đảo
3
2.3.1.2 Bước 2 - Tìm hiểu về một số hòn đảo và quần đảo
5
thuộc tỉnh Thanh Hóa và Việt Nam
2.3.1.3 Bước 3 - Tìm hiểu những bài thơ hay, các tác phẩm
8
văn học Việt Nam, các bài hát viết về biển và hải đảo
2.3.2 Tích hợp với một số môn học khác
8
2.3.2.1 Tích hợp kiến thức môn Địa lí
8
2.3.2.2 Tích hợp kiến thức môn Lịch sử
12
2.3.2.3 Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc
14
2.3.3 Tổ chức thực hiện
14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
4
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
5
Tài liệu tham khảo
17
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, biển đảo có vị trí và vai trò vô
cùng quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công
cuộc bảo vệ tổ quốc. Với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa cùng hàng
ngàn đảo và quần đảo lớn nhỏ khác được coi là tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ
phía Đông đất nước. Một số đảo ven bờ được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia
trên biển.
1
Với những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng mà biển
đem lại cho mỗi quốc gia làm cho biển trở thành mục tiêu tranh chấp của các nước
trong khu vực có biển. Thực tế đã và đang diễn ra hiện nay đối với nước ta và các
nước trong khu vực Biển Đông là các nước đang phải đối mặt với những hành động
xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia một cách nghiêm trọng. Trong đó, quan
trọng nhất là vụ việc tranh chấp diễn ra ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
khu vực thềm lục điạ của Việt Nam. Vì chủ quyền biển đảo của dân tộc, vì sự phồn
vinh của đất nước, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ nói
chung và cho học sinh trường THCS&THPT Như Thanh nói riêng đang là một vấn
đề cấp thiết và có ý nghĩa chiến lược đặc biệt. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với
thế hệ trẻ trong thời gian trước mắt mà còn có tác động lâu dài trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước.
Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đang chú trọng việc đổi mới
phương pháp dạy - học. Ở nhiều cấp học, các nhà trường đã chú ý việc soạn - giảng
của giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của
người học trong việc chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình tổ chức
dạy học, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể, giáo viên là người tổ chức, điều
khiển, hướng dẫn. Vì vậy học sinh cần phải chủ động, tích cực khai thác các kiến
thức liên quan.
Trong các phương pháp đổi mới dạy học, phương pháp sử dụng kiến thức
liên môn dạy học gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học. Đặc biệt là đối với
môn Ngữ văn, việc khai thác, sử dụng kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân, Âm nhạc… làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển của xã hội
một cách liên tục thống nhất, giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống,
mang tính chất tổng hợp.
Với những lí do trên, cùng với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay, nhất là trong việc giáo dục
chủ quyền biển đảo đối với học sinh, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh
nghiệm dạy tiết Hoạt động Ngữ văn 7 chủ đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo” ở
trường THCS&THPT Như Thanh” hi vọng sẽ được chia sẻ với đồng nghiệp về
một vài kinh nghiệm trong công tác tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh THCS
về “Chủ quyền biển đảo” thiêng liêng của tổ quốc.
1.2 Mục đích nghiên cứu
“Giáo dục chủ quyền biển đảo” qua tiết Hoạt động Ngữ văn cho học sinh lớp
7 bậc THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh giúp cho các em bổ sung thêm
kiến thức xã hội về biển đảo xứ Thanh cũng như biển đảo Việt Nam.
Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam. Từ
đó có tinh thần trách nhiệm với biển đảo quê hương và biển đảo Việt Nam.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
Với phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu kinh nghiệm một tiết Hoạt
động Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 7 cho học sinh ở trường THCS&THPT
Như Thanh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu qua tìm hiểu tài liệu viết về biển đảo Việt Nam và
tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh.
- Phương pháp tìm hiểu thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Từ xa xưa tổ tiên người Việt đã thấy được giá trị, tiềm năng của sông, biển
đem lại nên tại các vùng ven sông, ven biển đã là nơi tập trung dân cư đông đúc để
làm ăn sinh sống. Vì vậy, giữ biển, bảo vệ biển, vươn ra biển để khai thác biển là sự
lựa chọn sống còn của nhân dân các dân tộc ở các quốc gia có biển.
Những năm gần đây, dân tộc ta đang phải đối mặt với những hành động
chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài. Chúng tìm mọi cách can thiệp vào
công việc nội bộ đất nước, gây mất ổn định về an ninh chính trị, xâm phạm chủ
quyền lãnh thổ quốc gia. Đặc biệt, Trung Quốc đã liên tục có những hành động xâm
hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai
dân tộc. Để học sinh biết hành động của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền biển
đảo Việt Nam cũng như để giáo dục cho các em hiểu Hoàng Sa, Trường Sa là của
Việt Nam thì việc giáo dục cho học sinh ý thức chủ quyền dân tộc, chủ quyền biển
đảo là vấn đề vô cùng quan trọng.
Năm học 2016-2017 là năm học mà ngành giáo dục cùng với toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về “Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trên cơ sở Công ước Liên hiệp quốc về luật
biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC), tình hình phức
tạp trên biển Đông đã được báo chí phản ánh, Đảng, nhà nước, các cấp các ngành,
nhất là ngành giáo dục đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về công tác tuyên truyền,
giáo dục mọi tầng lớp nhân dân về ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất
là thế hệ trẻ…. Đó là những cơ sở quan trọng để các thầy cô giáo, các nhà trường
có thể chủ động trong việc tổ chức các hoạt động, tích hợp kiến thức để giáo dục về
ý thức trách nhiệm, khơi lên tình yêu biển, tình yêu tổ quốc của các em học sinh.
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1 Thuận lợi
Vì vấn đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo” của dân tộc đang là một vấn đề
mang tính thời sự mà chương trình Ngữ văn 7 lại có tiết Hoạt động Ngữ văn (Ngoại
khóa) sẽ rất thuận lợi cho giáo viên trong việc tích hợp kiến thức các môn học vào
bài giảng để tuyên truyền, giáo dục theo đúng chủ trương của nhà nước ta và của
ngành giáo dục. Trước đây với tiết Hoạt động Ngữ văn này, giáo viên tùy chọn kiến
3
thức giảng dạy là có thể đọc diễn cảm văn bản nghị luận, đọc thơ hay tập làm thơ…
Bản thân tôi thấy tiết học diễn ra nhàm chán, học sinh ngại học.
Do vậy, khi thực hiện tiết Hoạt động Ngữ văn lớp 7 - Tiết 135 theo quy định
phân phối chương trình của Sở GD&ĐT (số 463/PGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 10
năm 2013), trong năm học 2016-2017, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm
cụ thể trong tiết học này. Bản thân tôi nhận thấy rằng, việc“Giáo dục chủ quyền
biển đảo” cho học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh ham thích học và tìm hiểu
hơn, tích cực, chủ động hơn trong tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Tiết học cũng trở
nên sôi nổi, đạt hiệu quả hơn. Vậy nên tôi đã mạnh dạn đưa vấn đề này vào chương
trình Hoạt động Ngữ văn lớp 7 - Tiết 135 là rất phù hợp.
2.2.2. Khó khăn
Khi đưa vấn đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo” vào giảng dạy cho học sinh
để các em hiểu được quả là vần đề khó. Bởi vì, đối tượng học sinh lớp 7 các em còn
nhỏ nên còn nhiều hạn chế trong hiểu biết về kiến thức xã hội. Phần đông các em
đều là con em dân tộc thiểu số điều kiện hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó
khăn, các em ít được đi chơi xa nhất là đến các nơi trung tâm như: thị trấn, thành
phố; đặc biệt là những địa phương có biển. Vì vậy, khi hỏi về biển và chủ quyền
biển đảo nhiều em trả lời rất mơ hồ thậm chí có em còn không biết.
Cụ thể là trong năm học trước (năm học 2015-2016), sau khi học xong tiết
139 Chương trình địa phương Ngữ văn 6 (PPCT số 463/PGDĐT-GDTrH ngày
16/10/2013) bài“Giới thiệu danh lam thắng cảnh và di tich lịch sử văn hóa Thanh
Hóa”, tôi ra câu hỏi sau:
Câu hỏi: Ngoài bãi biển Sầm Sơn, em hãy kể tên những bãi biển đẹp của
Thanh Hóa mà em biết? Bãi biển đó ở huyện nào?
Đáp án:
Ngoài bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa còn có các bãi biển đẹp như sau:
- Bãi biển Hải Hòa- Tĩnh Gia
- Bãi biển Hải Thanh- Tĩnh Gia
- Bãi biển Hải Tiến- Hoằng Hóa
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
Lớp
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
25
0
0
2
8
8
32
15
60
Đó là tình hình chung của học sinh hiện nay khiến tôi suy nghĩ về thực trạng
kiến thức xã hội của các em còn quá yếu. Vì vậy với tham vọng của bản thân, tôi
mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo” để dạy học sinh bậc
THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh. Sau đây là những giải pháp để khắc
phục tình trạng trên mà tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Tìm hiểu tài liệu
4
2.3.1.1 Bước 1 - Tìm hiểu các văn bản mang tính pháp lí về chủ quyền biển đảo
Dạy tiết Hoạt động Ngữ văn (Ngoại khóa) “Giáo dục chủ quyền biển đảo”.
giáo viên trước hết cho học sinh nắm được một số cơ sở pháp lí của chủ quyền biển
đảo Việt Nam.
Đầu tiên cho các em hiểu được công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền Biển Đảo
của nước ta trong thời gian qua. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam, số 18/2012/QH13. Đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. Đây là căn cứ có tính pháp lý lớn nhất ở
nước ta về biển đảo.
Các công ước quốc tế như bộ quy tắc ứng xử Biển Đông , công ước quốc tế
Biển năm 1982 củng là những căn cứ pháp lý về quyền và nghĩa vụ trên biển Đông
của các quốc gia trong đó có Việt Nam.Sự đầu tư của nhà nước về mọi mặt như:
Hiện đại hoá Quân chủng hải quân nhân dân, Tăng cường tiềm lực quốc phòng, Hỗ
trợ ngư dân bám biển, Đưa dân ra xây dựng các đảo, xây dựng các nhà dàn DK,
Xây dựng phòng thủ kiên cố các đảo tiền phương…Đã thấy rõ vai trò của biển đảo
nước ta.
2.3.1.2 Bước 2 - Tìm hiểu về một số hòn đảo và quần đảo thuộc tỉnh Thanh Hóa
và Việt Nam
- Tìm hiểu về một số hòn đảo và quần đảo thuộc tỉnh Thanh Hóa:
Vùng biển Thanh Hóa có 3 hòn đảo lớn, phía Bắc là đảo Nẹ thuộc xã Ngư
Lộc huyện Hậu Lộc, về phía Nam là đảo Mê thuộc xã Hải Bình và đảo Biện Sơn
thuộc xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Đây là hai vị trí tiền tiêu hết sức quan trọng
trên vùng biển xứ Thanh.
Đảo Nẹ cách bờ biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc 6 km về phía Đông, đây là
một cù lao đồi dài gần 900m, bề ngang nơi rộng nhất 400m, hướng Tây Nam Đông Bắc, cao nhất về góc Tây Nam (có đỉnh 70,8m), thấp dần về bờ đảo Đông
Bắc. Trung tâm đảo là điểm gặp nhau của kinh tuyến 106000’12’’ Đông và vĩ tuyến
19054’50’’ Bắc. Đảo Nẹ vừa là vị trí quân sự tiền tiêu mặt Đông của huyện Hậu
Lộc, vừa là cột mốc chỉ đường cho tàu thuyền đánh cá ngoài khơi xa tìm về đúng
bến, vừa là nơi trú ẩn an toàn cho thuyền bè khi có sóng to gió lớn.
Hòn Mê là tên quần đảo, cũng là tên đảo lớn nhất, thuộc xã Hải Bình,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Quần đảo Hòn Mê cách đất liền
11 km, gồm 17 đảo lớn nhỏ, diện tích tổng cộng 450 ha, riêng đảo Hòn Mê, còn gọi
là Hòn Mê Lớn, có diện tích 420 ha. Ngoài đảo chính la Hòn Mê, còn có các
đảo Hòn Bung, Hòn Cháy, Hòn Ruộc, đảo Hòn Diêm, Hòn Miệng, Hòn Buồm, đảo
Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Nếu trong, Hòn Nếu ngoài, Hòn Bò, Hòn Vàng, Hòn Sảnh,
Hòn Đót.
5
Biện Sơn hay còn gọi là “Hòn Biện Sơn” được mệnh danh là hòn đảo xanh
vùng ven biển huyện Tĩnh Gia. Xưa kia là Cù lao Biện thuộc đất An Hòa, tổng
Tuần La, huyện Kiết Chuế, sau gọi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn, huyện Ngọc
Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hóa. Nay là thuộc xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Đảo thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, xưa có tên gọi là Biện Sơn.
Biện Sơn là một địa danh nổi tiếng có phong cảnh tuyệt mĩ, có vị trí địa lí
quan trọng và có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn không chỉ đối với xứ Thanh mà còn
với cả dân tộc. Phía Đông Biện Sơn là biển cả mênh mông, phía Tây là vụng Ngọc,
phía Nam là hòn Cù, phía Bắc là đảo Mê và nhiều hòn đảo khác, được mệnh danh
là Thập bát Mã Sơn. Những hòn đảo cùng với màu nước biển xanh biếc tạo nên
cảnh sắc non nước hữu tình. Đặc biệt, Biện Sơn còn lưu giữ đậm nét các giá trị lịch
sử - văn hóa biển đảo qua hàng ngàn năm như: Huyền tích về Mỵ Châu - Trọng
Thủy ở giếng Ngọc, Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đền thờ Tôn Thất Cơ, di
tích thành Ông Ninh, đền thờ Sát hải đại vương, đền thờ Trần Quý Phi… Lễ hội
Quang Trung mang đậm dấu ấn văn hóa biển.
- Tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - hai quần đảo tiêu biểu, có
vị trí chiến lược quan trọng trong số hàng ngàn đảo lớn nhỏ của Việt Nam::
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu
Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng,
Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 đến 1130 Đông, vĩ độ
15045’ đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng.
6
Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu
đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Quần
đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý
khác trong vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 chia ra làm 2 nhóm:
Nhóm phía Đông có tên là Nhóm An Vĩnh.
Nhóm phía Tây là Nhóm Lưỡi Liềm.
Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938
đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực
Việt Nam). Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận
Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc
thành phố Đà Nẵng.
Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 1 năm 1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Vì vậy, quần đảo này tuy là biển đảo nước ta
nhưng Trung Quốc đã và đang chiếm đóng, sử dụng trái phép.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía
Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm
trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải
lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 120 Bắc và từ kinh độ
111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam
(Trung Quốc) 595 hải lý.
Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam
Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim,
Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo
rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo. Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất
khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không
có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược cực kì quan
trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn
là một vùng có trữ lượng phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể
có nhiều dầu. Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần
đảo Trường Sa.
2.3.1.3 Bước 3 - Tìm hiểu những bài thơ hay, các tác phẩm văn học Việt Nam,
các bài hát viết về biển và hải đảo
Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh thấy được vẻ đẹp của biển đảo quê
hương đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các văn nghệ sĩ để họ sáng tạo nên
tác phẩm của mình. Phải cho học sinh thấy được đề tài về biển đảo vô cùng phong
7
phú và đa dạng. Qua các tác phẩm bồi dưỡng cho học sinh tình yêu biển đảo quê
hương, từ đó bồi đắp tình yêu tổ quốc cho các em.
Qua việc tìm hiểu của giáo viên và hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua sách
báo, đài, tivi, mạng intenet có rất nhiều bài thơ viết về biển như: “Người lính đảo”
(Nguyễn Quang Định), “Đẹp mãi lòng anh” (Tùng Nguyễn), “Tiếp bước” (Mai
Ngọc Thoan), “Biển mặn” (Hoàng Hôn Tím),“Tiễn đưa em” (Chương Nguyễn),
“Đời phù du” (Đan Hạ), “Sóng” (Xuân Quỳnh), “Tình của sóng” (Phú Sĩ) …
Ngoài ra trong chương trình Ngữ văn THCS còn có những bài văn, bài thơ viết về
biển như: “Cô Tô” (Nguyễn Tuân) - Ngữ văn 6, “Quê hương” (Tế Hanh) - Ngữ
văn 8, “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) - Ngữ văn 9 … Giáo viên cho học sinh
phát biểu rồi tổng hợp các bài thơ. Đọc diễn cảm hoặc cho học sinh đọc diễn cảm
mtộ bài thơ tiêu biểu nào đó.
Các bài hát về biển như: “Gần lắm Trường Sa” (Huỳnh Phước Long), “Chút
thư tình của người lính biển” (Phan Huỳnh Điểu), “Chiều trên bến cảng” (Nguyễn
Đức Toàn), “Mưa Trường Sa” (Xuân An), “Chuyện tình của biển” (Thanh Tùng),
… Ở phần này, sau khi giới thiệu, giáo viên sẽ chọn một bài hát cho học sinh
thưởng thức trực tiếp qua clip đã chuẩn bị sẵn.
2.3.2 Tích hợp với một số môn học khác
2.3.2.1 Tích hợp kiến thức môn Địa lí
Địa lý là môn học có nhiều quan hệ liên quan đến môn Ngữ văn, bởi vì bất kì
một bài học cũng liên quan đến địa danh cụ thể. Vì vậy việc dạy học Ngữ văn kết
hợp với bản đồ, lược đồ là vô cùng cần thiết. Những bản đồ, lược đồ sẽ là giáo cụ
giúp học sinh hình dung rõ về vấn đề giáo viên đưa ra, đặc biệt là đối với vấn đề
tìm hiểu kiến thức và giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho đối tượng học sinh
bậc THCS.
Bản đồ được coi là phương tiện trực quan sinh động giúp học sinh học chăm
chú, hình dung ra các địa điểm, miền quê hay một vùng trên lược đồ… từ đó, học
sinh có hứng thú hơn, hiểu bài hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Từ việc hiểu và cảm nhận về biển đảo sẽ hình thành trong các em tình yêu biển đảo
quê hương, góp phần bồi đắp tình yêu tổ quốc và hình thành ý thức trách nhiệm của
các em về chủ quyền biển đảo và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của
tổ quốc.
Tuy nhiên để sử dụng, khai thác bản đồ Địa lí có hiệu quả người giáo viên
dạy văn phải có kiến thức cơ bản về bản đồ. Nếu giáo viên có thể kết hợp sử dụng
dạy bằng công nghệ thông tin thì hiệu quả càng cao hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy Phần I: Biển đảo Xứ Thanh, giáo viên treo bản đồ Thanh
hóa và giới thiệu cho học sinh:
8
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là tỉnh lớn cả diện tích
lẫn dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành
chính trực thuộc trung ương.
Thanh Hóa gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện. Với diện
tích 11133 4km2, dân số 3,405 triệu người.
Đến với Thanh Hóa du khách được thỏa sức tắm biển tại những bãi biển xanh
biếc đầy quyến rũ đó là: bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Hải Hòa, bãi biển Hải Thanh
và bãi biển Hải Tiến, thăm thú các đảo Biện Sơn, đảo Mê, đảo Nẹ và nhiều vùng
quê biển đẹp và thanh bình khác.
Ví dụ 2: Khi dạy Phần II: Biển đảo Việt Nam, giáo viên giới thiệu chung về
biển đảo Việt Nam. Sau đó giới thiệu cụ thể, chi tiết về hai quần đảo Trường Sa và
9
Hoàng Sa. Đặc biệt nhất là cần giới thiệu về các văn bản, các cơ sở pháp lí về hai
quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện
tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo
xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của
đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm
mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác
định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển
Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu
vực biển giữa vĩ độ 15º45’00’’ Bắc - 17º15’00’’ Bắc và kinh độ 111º00’00’’ Đông 113º00’00’’ Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km², cách đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc)
khoảng 140 hải lý.
Bản đồ quần đảo Hoàng Sa (huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng)
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía
Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lý, cách
10
đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý.
Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng
biển rộng khoảng 410.000 km², từ vĩ độ 6º Bắc - 12º Bắc và kinh độ 111º Đông 117º Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km², chia làm 8 cụm (Song Tử,
Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Với
vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần
nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Hiện nay trên quần đảo Trường Sa, nhân dân ta đã sinh sống và được tạo lập
thành các đơn vị hành chính cấp xã đảo. Cùng với bộ đội, nhân dân quần đảo
Trường Sa đã góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc bảo vệ biển đảo và thềm
lục địa Việt Nam. Trên đảo đã có hệ thống điện gió, năng lượng mặt trời, hệ thống
trường học, trạm y tế, được đầu tư trang thiết bị cần thiết để cho ngư dân ra khơi
bám biển, bảo vệ biển thiêng liêng của tổ quốc.
Bản đồ quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa)
2.3.2.2 Tích hợp kiến thức môn Lịch sử
11
Tài liệu lịch sử là nguồn tư liệu quan trọng đối với dạy học Ngữ văn, bằng
những hình ảnh cụ thể, hình tượng, nhân vật lịch sử có tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm của người học. Vì vậy giữa văn học và sử học có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Nội dung, đề tài lịch sử thường là phản ánh về một giai đoạn,
một thời kì lịch sử nhất định của dân tộc hay nguồn gốc của vấn đề.
Ví dụ khi giới thiệu về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, giáo viên cho
học sinh nắm được một số cơ sở pháp lí về nguồn gốc hai quần đảo này đã được sử
sách ghi lại.
Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư
liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà,
chủ yếu là “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, “Toàn tập An Nam lộ” trong sách
“Thiên hạ bản đồ”, trong “Hồng Đức bản đồ” năm 1686 và “Phủ biên tạp
lục” năm 1776 của Lê Quý Đôn.
Trong “Thiên Nam tứ Chí lộ đồ thư” hay “Toàn tập An Nam lộ”, năm 1686
có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến
khai thác ở bãi Cát Vàng. Còn tư liệu trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn,
năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn
đề cập đến việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng
hoạt động của Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải.
Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính
sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- “Dư địa chí” trong bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy
Chú (1821) và sách “Hoàng Việt địa dư chí” (1833). Nội dung về Hoàng Sa của
hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong “Phủ biên tạp lục” của Lê
Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.
- “Đại Nam thực lục” phần Tiền biên, Quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in
năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt
động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- “Đại Nam thực lục chính biên” Đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); Đệ nhị kỷ
(khắc in xong năm 1864); Đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn
viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ
thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Tài liệu rất quý giá, là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được
lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản
tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay
những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm
cột mốc…
12
- Trong bộ sách “Đại Nam nhất thống chí” (1882 soạn xong, 1910 soạn lại
lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng
định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản…
Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ
bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
Đặc biệt nhất sự kiện năm 1836, Vua Minh Mạng sai Suất đội thủy binh
Phạm Hữu Nhật, người gốc đảo Lý Sơn chỉ huy thủy quân đi cắm cột mốc, dựng
bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó thành lệ hàng năm. “Đại Nam
thực lục chính biên” Đệ nhị kỷ, Quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh
Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu vua hàng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc
đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Châu bản tập tấu của
Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua
Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo
10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc”.
“Đại Nam thực lục chính biên”, Đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ: “Vua Minh
Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa
binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước
rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mỗi bài khắc những chữ: “Minh Mạng thập thất niên Bính
Thân thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng
Hoàng Sa tương đồ chí thử hữu chí đẳng tư (tờ 25b)” (Năm Minh Mạng thứ 17,
năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh
ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ). Vì sự kiện trên đã thành
lệ hàng năm, nên “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (1851), Quyển 207, tờ
25b-26a và Quyển 221 đã chép lại việc dựng miếu, dựng bia đá, cắm cột mốc năm
1836 và lệ hàng năm phái biền binh thủy quân đi vãng thám, vẽ bản đồ…
Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, đã có những bài học
lịch sử quý giá. Việt Nam với truyền thống hàng ngàn năm luôn kiên quyết bảo vệ
quyền độc lập tự chủ của mình, song luôn luôn tôn trọng Trung Quốc, luôn theo
truyền thống làm “phên dậu của Trung Quốc”, không bao giờ làm hại đến quyền lợi
Trung Quốc.
Bất cứ giải pháp nào dựa vào sức mạnh như người Nhật đánh chiếm bằng vũ
lực Hoàng Sa, Trường Sa năm 1938, 1939 cũng như Trung Quốc dùng vũ lực năm
1974 chỉ mang tính nhất thời, không có giá trị pháp lý. Có đế quốc nào mạnh như
đế quốc La Mã thời Cổ đại hay đế quốc Mông Cổ thời Trung đại, hay đế quốc Anh,
Pháp thời cận đại, rồi có ngày cũng suy yếu, phải bỏ những lãnh thổ chiếm giữ
bằng vũ lực. Bất cứ giải pháp nào muốn vững bền phải dựa trên sự thực lịch sử, nhà
nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự trước tiên tại Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc
chưa có ai tranh chấp, và phải dựa vào trật tự thế giới hiện hành khi có Hiến
chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và những Nghị quyết của Liên hiệp quốc sau
đó, cùng với Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.
13
Việt Nam phải luôn luôn nhắc đi nhắc lại cho cả thế giới được biết rằng vụ
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và
những năm gần đây là trái phép hoàn toàn, trái với Hiến chương và các nghị quyết
của Liên hiệp quốc. Không thể để cho Trung Quốc coi vụ chiếm đóng Hoàng Sa
như đã xong. Khi nội lực Việt Nam chưa đủ mạnh thì dứt khoát không ký kết bất cứ
một hiệp định nào gây sự thiệt hại cho Việt Nam. Việc cần làm ngay là phải quảng
bá rộng rãi lịch sử về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đới với Hoàng Sa và
Trường Sa, và xây dựng nội lực Việt Nam vững mạnh, đoàn kết hùng cường. Cuộc
đấu tranh đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như sự bảo toàn quần đảo Trường
Sa là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thành công cũng như
Việt Nam đã từng giành được độc lập tự chủ dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ
hơn một ngàn năm.
2.3.2.3 Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc
Thông qua môn Âm nhạc giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nguồn tài
nguyên và giá trị của biển đem lại qua các ca từ của các bài hát. Từ đó hình thành
cho các em tình yêu về biển và thức bảo vệ biển. Khi thực hiện biện pháp này, tôi
đã cố gắng tìm tòi trên các phương tiện thông tin đại chúng như qua sách, báo,
mạng, cập nhật các thông tin hàng ngày và tôi đã sưu tầm được một số bài hát về
biển như: Biển hát chiều nay, Chút thư tình của người lính biển, Gần lắm
Trường Sa, Tổ quốc gọi tên mình, Sao biển, Nơi em gặp anh, Xa khơi, Tổ quốc
nhìn từ biển, Sức sống Trường Sa…
Trong quá trình tích hợp kiến thức môn Âm nhạc vào bài giảng, tôi nhận
thấy rằng, do quỹ thời gian có hạn nên giáo viên phải bố trí thật hợp lí trong quá
trình thực hiện. Đầu tiên cần giới thiệu khái quát về các bài hát. Sau đó giới thiệu
mtộ loạt những ca khúc tiêu biểu và cho các em tiếp cận một nhạc phẩm tiêu biểu
nhất. Làm như vậy vừa bao quát toàn diện, vừa hiểu chi tiết về đề tài tích hợp.
2.3.3 Tổ chức thực hiện
Khi thực hiện Ngoại khóa “Giáo dục chủ quyền biển đảo” cho học sinh trong
tiết Hoạt động Ngữ văn 7, tôi nhận thấy có nhiều hình thức tổ chức:
+ Thi viết về biển đảo.
+ Thi hát về biển đảo.
+ Vẽ tranh về biển đảo.
+ Đố vui về biển đảo.
+ Tìm hiểu về biển đảo.
Song, để tiết học mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền cũng như
việc tổ chức bài học, việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh
trường THCS&THPT Như Thanh (Bậc THCS) có chất lượng, phù hợp với trình độ
và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh tôi đã chọn hai hình thức tổ chức sau:
+ Tìm hiểu về biển đảo.
+ Đố vui về biển đảo.
14
*) Biện pháp thực hiện tích hợp cụ thể:
Trong tiết ngoại khoá này tôi tiến hành tổ chức với hai phần như sau:
Phần 1: Khám phá biển đảo Xứ Thanh - biển đảo Việt Nam
Chủ đề: Du lịch biển đảo
Như ở phần thực trạng tôi đã trình bầy do sự hiểu biết về biển đảo, kiến thức
về chủ quyền biển đảo của các em học sinh rất hạn chế nên trong phần 1 được tiến
hành như sau: Cho học sinh hiểu và biết cụ thể về biển đảo qua lời giới thiệu của
giáo viên. Vì vậy mục tiêu của phần 1cần đạt được như sau:
- Thông qua việc quan sát bản đồ, biển đảo, tranh ảnh biển đảo Thanh Hóa,
giúp các em hiểu rõ vị trí địa lí biển đảo Thanh Hóa, tầm quan trọng của Thanh Hóa
trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
- Thấy được tầm quan trọng của biển đảo với sự phồn vinh của tỉnh nhà.
- Hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước ta về biển đảo trong tình
hình hiện nay.
Từ đó các em có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ biển và chủ quyền biển
đảo. Để củng cố kiến thức cho các em, tôi đã tổ chức cho các em trò chơi: "Ai hiểu
về biển đảo hơn" bằng cách học sinh tham gia trả lời câu hỏi với cách thức "Hỏi
nhanh- đáp gọn". Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 5 giây.
Phần 2: Đố vui về biển đảo
Chủ đề: "Mở cửa ô số"
Phần 2 là hình thức học tập kết hợp với vui chơi. Với phương châm: "Chơi
mà học - Học mà chơi" hay "Học nhanh - nhớ lâu" để khắc sâu kiến thức. Vì vậy
mục tiêu của phần 2 cần đạt như sau:
- Thông qua các câu đố vui về biển đảo nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về
biển đảo mà các em đã được giáo viên truyền đạt ở phần 1.
- Qua đố vui để phát huy trí thông minh và rèn luyện tính năng động, sáng
tạo của các em học sinh.
Giáo viên đưa ô số lên bảng và giới thiệu cách chơi:
1
2
3
4
5
6
7
8
Đây là bảng ô số gồm có 8 ô, mỗi ô tương ứng với một bông hoa, trong mỗi
bông hoa có chứa một câu đố. Giáo viên chia lớp thành hai đội. Các đội chọn ô số
tuỳ ý để giải. Giải đúng mỗi câu đố được cộng 10 điểm, giải sai không có điểm, đội
bạn xin trả lời đúng được 10 điểm, giải sai bị trừ 5 điểm (Thời gian cho mỗi câu đố
là 5 giây). Đáp án được công bố khi hai đội hết quyền trả lời câu đố mình chọn.
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong bối cảnh tình hình chủ quyền biển đảo Việt Nam đứng trước nguy cơ
tranh chấp với Trung Quốc, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho các em
học sinh hiện nay là vấn đề cần thiết và quan trọng. Song với những trường ở vùng
sâu, vùng sa, vùng không có biển trong quá trình thực hiện giáo viên cần coi trọng
biện pháp giáo dục tuyên truyền. Qua tuyên truyền sẽ giúp các em thấy được tầm
quan trọng và tiềm năng mà biển đảo đem lại. Hiểu rõ về chủ trương đường lối của
Đảng, nhà nước ta về chiến lược biển đảo trong tình hình mới. Chính vì thế mà sau
tiết học Hoạt động Ngữ văn (Ngoại khoá) này tôi tin tưởng hầu hết các em học sinh
trường THCS&THPT Như Thanh đều hiểu rõ: Biển đảo Thanh Hóa nói riêng và
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của tổ quốc
mà cha ông ta đã đổ xương máu để gìn giữ và xây dựng nên. Vì vậy trách nhiệm
của các em là phải ra sức bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, đúng như lời dạy của
Bác Hồ:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước.
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
3.2. Kiến nghị
- Ngành giáo dục nên đưa kiến thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào chương
trình học. Trước mắt nên phát tài liệu về chủ quyền biển đảo gửi cho các nhà
trường làm tài liệu tham khảo giảng dạy.
- Các trường nên tổ chức giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh
qua tiết học ngoại khoá của môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,…
hay qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các tổ chức Đoàn - Hội - Đội nên tổ chức cho các đội viên thi tìm hiểu về
biển đảo quê hương và biển đảo Việt Nam vào các dịp lễ lớn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Như Thanh, ngày 23 tháng 3 năm 2017
Đây là SKKN của tôi
Tôi xin cam kết không phô tô, sao chép
Tác giả
Đào Thị Tăng
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Chủ biên) - Phương pháp dạy học văn - NXB Giáo dục,
Hà Nội 2000
2. Lê A (Chủ biên) - Phương pháp dạy học tiếng Việt - NXB Giáo dục, Hà
Nội 2000
3. TS. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã - Những bằng chứng về chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - NXB Giáo dục, Hà Nội 2011
4. Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam - Việt Nam và Biển Đông - NXB
Giáo dục, Hà Nội 2011
5. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - NXB
Giáo dục 2008
6. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo viên Ngữ văn 6 - NXB
Giáo dục 2008
7. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo khoa Ngữ văn 7 - NXB
Giáo dục 2008
8. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo viên Ngữ văn 7 - NXB
Giáo dục 2008
9. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - NXB
Giáo dục 2008
10. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo viên Ngữ văn 8 - NXB
Giáo dục 2008
11. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - NXB
Giáo dục 2008
12. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Sách giáo viên Ngữ văn 9 - NXB
Giáo dục 2008
17