Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học thể loại truyện cổ tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại tri thức khoa học, công nghệ. Nhà
trường không thể dạy cho học sinh tất cả, dù bất kể với hình thức đào tạo nào
cũng chỉ có thể cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức có hạn. Điều đặc
biệt quan trọng là nhà trường cần trang bị cho học sinh phương pháp chiếm lĩnh
tri thức khoa học. Vậy nên, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bức
thiết đối với nền giáo dục. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông
qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong
đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển
hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm
sao gây được rung động thẩm mĩ và giáo dục nhân cách cho học sinh. Chính vì
vậy chương trình của Bộ giáo dục đã thay đổi để phù hợp với lứa tuổi từ lớp 6
đến lớp 9. Đối với chương trình Ngữ văn lớp 6, các em đã được làm quen với
dòng văn học dân gian trong đó có thể loại cổ tích. Thể loại văn học này có rất
nhiều ưu điểm nếu giáo viên biết cách khai thác thì sẽ tạo được hứng thú cho
học sinh. Bởi thông qua những trang cổ tích, có thể làm sống dậy những ước
mơ, hoài bão, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, biết yêu cuộc sống, yêu con người
và phân biệt thiện, ác. Thế giới cổ tích thật đáng yêu, nó đặc biệt hấp dẫn đối
với trẻ thơ, là thế giới đầy hoa thơm, cỏ lạ, chính nghĩa chiến thắng gian tà, con
người được các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có được cuộc sống hạnh phúc
trong tình yêu thương. Thế giới ấy do con người tưởng tượng ra và nó mang vẻ
đẹp có sức hút kì diệu đối với con người. Nên nhiệm vụ của chúng ta là đem hết
năng lực truyền thụ cho các em hiểu biết về vẻ đẹp của thế giới cổ tích ấy.
Nhưng, làm thế nào để tạo cho học sinh sự hứng thú trong những giờ học lí thú
ấy? Đó là vấn đề mà người giáo viên dạy văn hết sức quan tâm.


Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6, tôi nhận thấy tâm lí các em
đều ngại học văn bởi phải viết nhiều, đọc nhiều, ít được hoạt động.... Bởi vậy
muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng
mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ
nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng
ép. Từ đó, mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Để làm được điều đó, người giáo viên không chỉ biết kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học mới mà còn phải biết sử dụng một số đồ dùng trực quan
một cách khéo léo, sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục để thu hút sự chú ý
của học sinh. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: " Sử dụng giáo cụ trực
quan trong dạy học thể loại truyện cổ tích."
1.2. Mục đích nghiên cứu
1


Chọn đề tài này mục đích của tôi không gì khác để nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn ngữ văn theo tinh thần đổi mới và tạo cho học sinh hứng thú đối
với môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc về giá trị của từng truyện cổ tích học
trong chương trình.
Ngoài ra với đề tài này, tôi cũng mong muốn được đóng góp một vài suy
nghĩ về cách thức dạy truyện cổ tích tạo hướng thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là: "Sử dụng giáo cụ trực
quan trong dạy thể loại truyện cổ tích" nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng các phương pháp sau:
- Phân tích và tổng hợp lí thuyết.
- Phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.
- Phương pháp phỏng vấn.

- Phương pháp quan sát .
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích và tổng kết.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo cụ trực quan đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy nói
chung và trong việc dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Đặc biệt đối với môn Ngữ
văn, từ xưa đến nay học sinh chủ yếu tiếp xúc với chữ, ít khi có hình ảnh minh
họa. Vì thế, nếu người giáo viên không phải là một nghệ sĩ diến xuất linh hoạt
trên bục giảng thì giờ học trở nên trầm và đôi khi không khí lớp học còn nặng
nề. Nên để làm sao giờ văn thực sôi động và và thu hút được sự chú ý của học
sinh thì giáo cụ trực quan có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đó.
Từ xưa cha ông ta đã nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, đó là kết
luận rút ra từ thực tế nhận thức sự vật. Nhận thức luận Mac-xít cũng nêu rõ tầm
quan trọng của việc dạy học có dùng trực quan. Nhận thức của con người diễn ra
theo con đường biện chứng. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Một số nhà giáo dục nỗi tiếng như Cô-mensky (Tiệp Khắc) cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII đã đề cao việc dạy học có
dùng giáo cụ trực quan, ông cho đó là một “nguyên tắc vàng ngọc”. Hay Pê-xtalô-zi nhà giáo dục Thụy Sĩ (TK 18) đã khẳng định rằng “nhận thức sự vật bằng
nhiều giác quan bao nhiêu thì những phán đoán của chúng ta càng đúng bấy
nhiêu”. Bác Hồ đã từng dạy: “Các thầy cô phải tìm cách dạy … dạy thế nào để
học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Trong lúc học cũng cần làm cho
chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học …”.
Đảm tính trực quan trong giảng dạy là một yêu cầu có tính nguyên tắc, nó
giúp học sinh hình thành một cách nhanh chóng và vững chắc những kỹ năng,
hiểu và ghi nhớ kiến thức. Với môn Ngữ văn 6, được xây dựng theo chương

trình tích hợp cao không chỉ chú trọng nội dung mà còn góp phần đổi mới
phương pháp dạy học. Trọng tâm của Ngữ văn 6 là văn bản tự sự. Trên cơ sở
kinh nghiệm cảm thụ của bản thân bằng phương pháp dạy học, giáo viên làm
thế nào để học sinh cảm thụ được một cách tốt nhất. Thì giáo cụ trực quan có vai
trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong đó giáo cụ
trực quan chính là các hình ảnh về nhân vật, hoạt động của nhân vật, sơ đồ, bảng
biểu... Ta có thể sử dụng các đồ dùng ấy trong suốt quá trình dạy học từ khâu
giới thiệu bài học đến khâu thực hành luyện tập. Những đồ dùng, phương tiện ấy
được coi là kênh thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới, giúp cho tư duy
của học sinh phát triển theo chiều hướng lô gic: Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và đến thực tiễn. Điều này càng khẳng định sự cần thiết của đồ
dùng dạy học tránh dạy chay, dạy kiểu truyền đạt thông tin một chiều.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, Một số giờ Ngữ văn ở bậc THCS vẫn còn tồn
tại phương pháp dạy học cũ, chưa tận dụng và khai thác hết các phương tiện dạy
học sẵn có, có những giờ dạy vẫn còn dạy chay hoặc sử dụng đồ dùng qua loa
chiếu lệ. Xuất phát từ thực tế đó đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đầu
tư thời gian, công sức để đổi mới phương thức dạy học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3


Thể loại truyện cổ tích được đưa vào học ở chương trình lớp 6 đều là những
tác phẩm hay và có tính thẩm mĩ, tính giáo dục cao. Dạy các tác phẩm này giúp
học sinh làm giàu thêm lòng tự hào dân tộc, vươn tới cái thiện, có được những
bài học hay để vận dụng vào cuộc sống. Không những thế học sinh còn thực
hiện tốt các bài tập thực hành của mình
Trên thực tế giảng dạy ở nhà trường, học sinh rất ít quan tâm tới các tác
phẩm văn học dân gian nói chung và phần truyện cổ tích nói riêng mặc dù nó rất
hay và có giá trị. Phần lớn các giờ văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích

nói riêng giáo viên còn dạy chay, chưa coi trọng đúng mức việc sử dụng
phương tiện và thiết bị dạy học, nặng về thuyết trình, một số giờ có phương tiện
trực quan nhưng còn đơn điệu , sử dụng chưa triệt để. Điều đó dẫn đến học sinh
thụ động, ít phát biểu, chỉ biết lắng nghe , giờ lên lớp trở nên khô khan, một
chiều, chưa phát huy tính tích cục chủ động của học sinh. Có lẽ thế mà nó ảnh
hượng đến chất lượng dạy học các tác phẩn truyện dân gian.
Thực trạng đòi hỏi cấp bách sự thay đổi phương pháp dạy học để đáp ứng
yêu cầu và mục tiêu đào tạo.
Trên cơ sở đó tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê điểm, kết quả khảo
sát về việc học sinh học truyện cổ tích ở lớp 6A trường THCS Quảng Phong
học kỳ I năm học ( 2015 - 2016) như sau:
Lớp
6A
36

Loại giỏi
Sl
%
3
8

Loại khá
Sl
%
7
19,4

Loại TB
Sl
%

20
55

Loại yếu
Sl
%
6
17,6

Điều đó khẳng định việc học các tác phẩm văn học cổ tích còn nhiều hạn
chế. Nguyên nhân là do học sinh chưa tập trung cao độ trong học tập, học sinh
chưa có thói quen đọc sách để nâng cao khả năng về văn học. Chưa nắm được
cốt truyện hoặc nhân vật , chưa nắm được bài học triết lí nhân sinh sâu sắc trong
mỗi câu chuyện. Nhưng cái chính dẫn đến thực trạng trên là do giáo viên chưa
tạo được hứng thú trong giờ học cho học sinh. Nhiệm vụ của người giáo viên
làm sao để giờ học thực sự sôi nổi, khơi dậy niềm đam mê và trí tưởng tượng
phong phú của các em, để làm sao thế giới cổ tích đúng là thế giới thân tiên mà
các em muốn khám phá.
2.3 Các giải pháp thực hiện đề tài
Để tổ chức các tiết dạy Truyện cổ tích sinh động, sôi nổi, phát huy
được tính tích cực của học sinh, giúp cho các em có sự hứng thú hơn trong học
tập và tiết học đạt hiệu quả cao. Ngoài việc thực hiện đổi mới và sáng tạo ra
các phương pháp mới, thì tôi đã sưu tầm, sáng tạo và sử dụng một số dụng cụ
trực quan sau:
2.3.1 Sơ đồ hoá bài học
Sơ đồ hoá bài học là hệ thống các sự việc, chi tiết chính được khái quát cụ
thể, được biểu diễn thành một sơ đồ. Qua sơ đồ hiện lên rõ nội dung chính của
4



một câu chuyện. Đây là một việc làm có tính sáng tạo mà ít có giáo viên thực
hiện. Bởi vì để khái quát cả câu chuyện có nội dung tương đối dài thành một sơ
đồ ngắn gọn, chính xác và khoa học là rất khó.
Tạo được sơ đồ là đã khó việc hướng dẫn các em học theo sơ đồ càng khó
hơn. Tôi sẽ vận dụng các phương pháp dạy học mới cùng với khả năng của mình
hướng dẫn học sinh phát hiện từng chi tiết trên sơ đồ. Từ đó khái quát nội dung
và rút ra ý nghĩa của truyện.
Dạy học theo sơ đồ hoá giúp học sinh dể dàng nắm được nội dung, diễn biến
các sự việc của câu chuyện một cách nhanh chóng và có thể khắc sâu được kiến
thức tại lớp. Ngoài ra nó còn có ưu điểm, phát huy được năng lực làm việc của
học sinh, tạo ra những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi các em vận
dụng vào thực tiễn bài học. Đồng thời cũng khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú
học tập, giúp học sinh cũng dễ dàng tiếp thu một cách tích cực . Tuy nhiên đối
với học sinh lớp 6 khi sử dụng phương pháp này cần hướng dẫn học sinh các
móc xích của sơ đồ tránh nhầm lẫn trong cách tiếp thu và cách học. Sơ đồ hoá
có thể thực hiện ở tất cả truyện cổ tích.
Ví dụ: Ở truyện cổ tích " Cây bút thần" ( Truyện cổ Trung Quốc), từ nội dung
bài học tôi đã khái quát thành sơ đồ sau:

5


MÃ LƯƠNG VÀ CÂY BÚT THẦN

VẼ
Người nghèo

Địa chủ

Cày, cuốc, đèn,

thùng

Cung tên

Của cải vật
chất, thóc gạo

Bắn tên địa
chủ

Nhà vua

Cóc, gà, thuyền,
gió, biển

Chôn vùi vua
dưới sóng biển

Đời sống no
ấm

THIỆN ⇒THƯỞNG

Chết

ÁC ⇒PHẠT

Quan niệm của nhân dân về
công lí xã hội
Từ sơ đồ, tôi sẽ lần lượt hướng dẫn cho học sinh phát hiện và lật từng chi

tiết trên sơ đồ. Đồng thời đây cũng được xem như một sơ đồ tư duy của bài học
này. Nên sơ đồ này sẽ giúp các em sẽ nắm được nội dung bài học và rút ra được
ý nghĩa của truyện.
Đối với truyện " Thạch Sanh" cũng vậy. Tôi đã hướng dẫn các em hình
thành sơ đồ bài học với toàn bộ các sự việc chính như sau:

6


Theo sơ đồ bài học trên, học sinh không chỉ nắm được các sự việc chính
của truyện, mà còn nắm được các hành động của từng nhân vật và kết quả của
từng hành động đó. Từ đó, các em nhớ kiến thức rất lâu, không nhầm lẫm hay
bỏ sót sự việc trong khi tóm tắt.
Như vậy, sử dụng sơ đồ hoá giúp cho học sinh có thể dễ dàng nắm được
nội dung bài học và khắc sâu được kiến thức, rút ra bài học cho bản thân. Thực
hiện được điều này, tôi nhận thấy giờ học đạt hiệu quả rất cao, tiết học trở nên
sinh động hẳn lên, học sinh không chỉ hứng thú hơn mà còn ham thích học
truyện dân gian.
2.3.2. Sử dụng bảng đối chiếu, bảng liệt kê
Sử dụng bảng đối chiếu, bảng liệt kê có thể sử dụng ở nhiều môn học. Đối
với bộ môn Ngữ văn cũng có thể áp dụng ở nhiều bài học nhưng phải vận dụng
ở những bài thích hợp. Vậy loại bài nào phù hợp với phương pháp này ? Qua
nghiên cứu cho thấy, việc lập bảng đối chiếu, liệt kê chỉ phù hợp với những kiến
thức có tính chất đối lập. Hay là những văn bản có nhân vật chia thành 2 tuyến.
Trong một số truyện dân gian, nhất là truyện cổ tích thường có hai tuyến nhân
vật đối lập nhau đại diện cho cái Thiện và cái Ác, cái Tốt và cái Xấu, sự công
bằng với sự bất công… Khi ấy tôi sẽ lập ra một bảng đối chiếu để làm rõ sự đối
nghịch nhau giữa hai tuyến nhân vật ấy. Từ đó rút ra ý nghĩa…
Ví dụ: Ở truyện cổ tích “Thạch Sanh” có 2 tuyến nhân vật luôn đối kháng
nhau về tính cách và hành động, tôi sẽ cho học sinh phát hiện chi tiết và lập

bảng đối chiếu so sánh về hành động và và tính cách của hai nhân vật Thạch
Sanh và Lí Thông.
7


THẠCH SANH
Hành động

Tính cách

LÍ THÔNG
Hành động

Tính cách

- Bội nghĩa.
- Thật thà, chất phát, - Lợi dụng.
- Lừa gạt, ám hại, - Tàn ác,
- Giết chằn tinh.
tin người.
Từ bảng đối chiếu dưới dây, học sinh dễ dàng thấy được sự đối lập nhau giữa
cướp
công
của
- Nham hiểm.
- Diệt
đại bàng.
Trọng
Tốt
- Xấu,

Thiện - Ác.- Từ
đó nhân
rút ranghĩa.
bài học cho
bản
thân.
- Tiểu nhân,
 Cứu công chúa. - Dũng cảm, tài năng Thạch Sanh.
- Kết nghĩa anh em

hèn nhát.
Kết quả:
- Thưởng đàn thần, niêu cơm thần.
- Lấy công chúa và lên làm vua.
Ý nghĩa:
“Ở HIỀN GẶP LÀNH”

Kết quả:
Bị sét đánh chết
 biến thành bọ hung.
Ý nghĩa:
“GIEO GIÓ GẶT BÃO”

Ngoài bảng đối chiếu, ở một số truyện, tôi còn sử dụng bảng liệt kê:
Ví dụ1: Ở truyện cổ tích “Cây bút thần”, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về nhân vật nhà Vua, tôi sẽ cho các em phát hiện từng hành động của nhà vua.
Qua đó, làm nổi bật sự tham lam và độc ác của tên vua và kết quả của sự tham
lam ấy.
Với bảng đối chiếu này giúp cho kiến thức rõ ràng hơn, các chi tiết nhỏ
không bị bỏ qua và không bị nhẫm lẫn. Đồng thời cũng làm nổi bật được chủ đề

tư tưởng của tác phẩm.
Lần
Nhà vua
Mã Lương
Lần 1

Lần 2
Lần 3

Rồng

Cóc ghẻ

Phượng

Gà trụi lông

Núi vàng

 Đá

thỏi vàng

 Mảng xà

Biển

Biển  Gió mạnh, biển động




Cá lội

8


Thuyền

Thuyền  Lắc, chìm

Hoặc ở truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, khi tìm hiểu nhân vật mụ vợ
cũng có thể lập bảng liệt kê như sau:
Lần

Yêu cầu của mụ vợ

Sự thay đổi của biển

Lần 1

Máng lợn mới

Sóng gợn yên ả

Lần 2

Toà nhà đẹp

Biền nổi sóng


Lần 3

Nhất phẩm phu nhân

Sóng dữ dội

Lần 4

Nữ hoàng

Sóng mù mịt

Lần 5

Long Vương

Sóng ầm ầm

Qua bảng liệt kê trên, tôi hướng dẫn cho các em lật từng chi tiết và qua đó
làm nổi bật sự tham lam, bội bạc của mụ vợ và sự hiền lành, chân chất của ông
lão đánh cá. Cái giá mà mụ vợ phải trả cho sự tham lam ích kỉ mình. Từ đó, học
sinh nhận rõ sự tăng tiến trong tham muốn của mụ vợ và sự giận giữ của thiên
nhiên.
2.3.3 Sử dung Tranh ảnh
Ngoài những thiết bị trên, tôi còn sử dụng một số tranh ảnh minh hoạ. Để
sử dụng tranh ảnh vào một tiết dạy như một đồ dùng nghệ thuật cũng như các đồ
dùng, phương tiện dạy học khác thì yêu cầu đối với tranh ảnh phải chuẩn mực về
nội dung và hình thức.
- Về hình thức: Tranh phải có giá trị thẫm mĩ cao, khoa học, rõ nét, có độ
lớn phù hợp; về nội dung: Tranh phải phù phù hợp với nội dung bài học, thể hiện

được những nét đặc sắc của nội dung bài học và dễ nhận biết. Bức tranh phải
đảm bảo yêu cầu trên thì mới được đưa vào minh họa cho bài học.
- Yêu cầu khi sử dụng tranh: Để phát huy được tác dụng của bức tranh đòi
hỏi giáo viên phải có kĩ năng sử dụng. Một bức tranh phù hợp có thể giúp học
sinh trình bày được cảm nhận của mình sau khi đọc xong tác phẩm. Tranh ảnh
vẽ sẵn, chụp sẵn, in sẵn là một phương tiện dạy học giúp học sinh mô tả đối
tượng, hiện tượng một cách cụ thể, vừa sinh động vừa đỡ tốn thời gian trên lớp.
Tranh ảnh tác động vào giác quan giúp các em hình dung và khám phá tác phẩm
bằng cảm xúc. Giúp cho lớp học sinh động, học sinh làm việc tích cực hiểu bài
sâu sắc hơn. Trong quá trình dạy học, tôi đã sưu tầm được một số tranh ảnh về
các truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 6, tôi xin đưa ra những tranh
ảnh mà tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy như sau:
+ Đối với truyện Cổ tích " Thạch Sanh" tôi sử dụng các tranh sau:
9


Hình ảnh Thạch sanh giết Chằn Tinh

Thạch Sanh được tặng cây đàn thần

Hình ảnh: Thạch Sanh lên ngôi vua
Hình ảnh: Thạch Sanh được cưới công chúa và lên làm vua.

10


H ình ảnh: Mẹ con Lý Thông bị sét đánh trên đường trở về.
+ Với truyện cổ tích " Em bé thông minh " tôi sử dụng các tranh ảnh sau:

.

]
Hình ảnh: Ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp vua ban để thử tài Em bé
thông minh

Hình ảnh: Em bé thông minh giải câu đố của nhà vua
11


+ Các tranh ảnh được sử dụng trong truyện cổ tích " Ông lão đánh cá và con
cá vàng".

Hình ảnh bà vợ bên chiếc máng lợn cũ nhàng ngày
2.3.4. Kể chuyện theo tranh
Thông qua thực tế giảng dạy, đối với thể loại này tôi thường tổ chức cho
học sinh kể chuyện theo tranh vào cuối giờ của mỗi tiết học. Không khí giờ học
sôi nổi hẳn lên, đến giờ học các em không còn căng thẳng mà cảm thấy háo hức
mong đợi. Học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, mạnh dạn trình
bày, thông qua hình thức học này tôi cũng rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp cho
một số em có học lực yếu, ít nói và không bao giờ dám xung phong xây dựng
bài.
Tuy nhiên không phải giờ nào cũng áp dụng được hình thức dạy học này.
Bởi vì, để thực hiện được nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian, tư liệu
tranh ảnh....nên chỉ áp dụng được ở những truyện cổ tích ngắn, sự việc tách biệt
rõ ràng và có hệ thống tranh ảnh phong phú thuận lợi cho việc sắp xếp các bưc
tranh ứng với từng sự việc.
12


+ ví dụ: Với bài " Ông lão đánh cá và con cá vàng" của Puskin, tôi đã
chuẩn bị bộ tranh với các sự việc chính để học sinh quan sát và kể lại.


2.3.5. Sử dụng các phương tiện hiện đại khác
Ngoài các thiết bị trên, tôi còn sử dụng một số phương tiện khác hiện đại
hơn như: Máy chiếu, máy vi tính… Đối với việc sử dụng những phương tiện này
thì tôi có thể đưa lên nhiều bài tập và câu hỏi ở các dạng khác nhau và tổ chức
cho học sinh thực hiện nhanh chóng.
Những thiết bị này rất hữu ích đối với quá trình dạy học. Giáo viên có thể
đầu tư vào việc thiết kế giáo án qua máy vi tính chạy trên nền của phần mềm
PowerPoint và trình chiếu nội dung cho học sinh thông qua hệ thống dạy học đa
phương tiện: Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, …Thực hiện phương tiện
này thì tất cả các đồ dùng dạy học như: sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh…đều có thể
đưa lên máy. Như vậy, học sinh sẽ rất hứng thú và say mê học truyện cổ tích, tiết
học sẽ trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
Ngoài các phương tiện trên tôi còn cho học sinh sưu tầm và tìm thêm một
số bài văn, bài thơ, mẩu chuyện, bộ phim, vở kịch, … liên quan đến tác phẩm
đang học và kết quả rất khả quan.
Trên dây là một số phương tiện trực quan mà tôi đã và đang thực hiện. Tôi
nhận thấy qua việc sử dụng các phương tiện ấy, học sinh hứng thú và tích cực
hơn trong giờ học và đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng
13


giáo viên phải thực hiện một cách khéo léo, sinh động và phải biết kết hợp
nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp dạy học. Có như thế mới đạt hiệu quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đối với hoạt động giáo dục: Vệc sử dụng đồ dùng trực quan đã thể hiện
quá trinh đổi mới phương pháp dạy học, làm cho hoạt động giáo dục thêm
phong phú. Giờ học sinh động, hấp dẫn, hứng thú. Học sinh tích cực tham gia kể
cả học sinh yếu kém. Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của các đối

tượng học sinh. Các em hiểu sâu bài học và rất hứng khởi khi được tham gia một
tiết học. Giờ học văn không còn nhàm chán và là gánh nặng đối với các em.
Bản thân tôi trong quá trình áp dụng phương pháp dạy học này nó đã đem
lại hiệu quả rõ rệt hơn so với cách dạy học trước đây. Bởi lẽ nếu không sử dụng
sơ đồ bảng biểu và tranh ảnh thì chúng ta phải liên tục đặt câu hỏi có vấn đề để
học sinh giải quyết như vậy kiến thức sẽ bị chẻ nhỏ, rời rạc theo từng câu hỏi.
Nên với phương pháp dạy học này sẽ giảm đi thời gian làm việc của giáo viên
và thay vào đó học sinh phải liên tục suy nghĩ để phát hiện vấn đề và khắc sâu
kiến thức.
Đối với đồng nghiệp và nhà trường, sáng kiến này đã thể hiện sự đổi mới
trong phương pháp dạy học tác phẩm văn học, đặc biệt đối với thể loại truyện cổ
tích. Dù không dạy học theo một lối mòn trước đây, vẫn đảm bào đúng yêu cầu
dạy học theo thể loại mà hiệu quả dạy học cao hơn.
Với những kinh nghiệm trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng giảng dạy ở lớp
6A trường THCS Quảng Phong trong học kì II , kết quả đạt được lệ khá giỏi
nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn sơ với học kì I
Lớp
6A
36

Loại giỏi
Sl
%
6
16,6

Loại khá
Sl
%
10

27

Loại TB
Sl
%
19
52,7

Loại yếu
Sl
%
1
3,7

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Với những kết quả mà tôi đã đạt đuợc trong năm qua, từ việc đưa ra đề
tài nghiên cứu này vào công tác giảng dạy, tuy khả quan nhưng tôi nhận thấy
bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa, không ngừng học tập ở bạn bè, đồng
nghiệp để kết quả giảng dạy Truyện cổ tích được tốt hơn. Đồng thời phải luôn
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều phương pháp, phương tiện dạy học để tạo
sự say mê hứng thú của học sinh khi học các thể loại Truyện cổ tích Khi các em
đã thấy yêu thích, gần gũi với môn học thì việc tự giác học tập là động lực rất
lớn giúp cho người giáo viên trong công tác giảng dạy.
Đây chưa phải là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ. Nhưng tôi hy
vọng nó sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp (nhất là các giáo viên Ngữ văn) trong
14


công tác giảng dạy của mình. Và tất nhiên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót, rất

mong các bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm để đề tài của tôi ngày càng
hoàn chỉnh hơn và có tác dụng tích cực đối với việc giảng dạy Truyện cổ tích.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên
Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, cần không ngừng học tập, tự bồi
dưỡng để nâng kiến thức, đặc biệt là những kiến thức về Văn học dân gian trong
đó có thể loại truyện cổ tích. Ở nước ta, lên lớp giảng dạy là hình thức chủ yếu,
chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn là do chất lượng giảng dạy trên lớp quyết
định. Bài lên lớp phụ thuộc vào sự chuẩn bị của người giáo viên. Đó là quá trình
suy nghĩ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy cùng với việc vận dụng và
sáng tạo ra nhiều phương pháp mới, sử dụng những trang thiết bị hiện đại và
sáng tạo làm cho học sinh ham thích đối với môn học của mình.
Trước hết, giáo viên phải nắm chắc nội dung bài dạy, nắm vững phương
pháp, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới, thường xuyên đổi mới
và sáng tạo ra nhiều phương tiện dạy học mới nhằm tích cực hoá hoạt động của
người học. Có như vậy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao và từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy.
3.2.2. Đối với học sinh
Luôn trao dồi, học hỏi thêm những điều mà mình chưa biết, chú ý tập
trung và thực hiện theo sự hướng dẫn của thầy cô một cách tích cực, hăng hái
phát biểu ý kiến xây dựng bài và đề xuất ý kiến của mình.
Tích cực sưu tầm thêm nhiều tranh ảnh và những tài liệu có liên quan để
phục vụ cho việc học tập.
Ngoài việc học trên lớp, các em cần rèn luyện tính tự giác tự học thêm ở
nhà, tìm thêm nhiều tài liệu để tham khảo. Bên cạnh đó, các em cần phải tích
cực giao lưu, học hỏi thêm ở bên ngoài xã hội, đem kiến thức có được áp dụng
vào cuộc sống, tập tính năng động, sáng tạo, tự rèn luyện mình trở thành người
có ích cho xã hội.
3.2.3. Đối với nghành giáo dục:
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn Ngữ văn, nhất là cho

việc dạy Văn học dân gian còn rất ít. Đề nghị nên bố trí thêm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày15 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

15


Phạm Thị Hải
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đich nghiên cứu
2. Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Các giải pháp
Kết luận
Những kiến nghị

Trang
1
1
2
3
4

12
13
14, 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đổi mới phương pháp dạy học ( Trần Đình Sử)
16


2. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông. ( PGS: Nuyễn văn Cường)
3. Sách Từ điển Tiếng Việt
4. Học luyện Văn bản ( Nguyễn quang Trung)
5. Một số kỹ thuật dạy học .

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1
1

I.Lí do chọn đề tài

2
2

II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu

I. Cơ sở lý luận:
II. Thực trạng:

2

3
4
17


4
5
6

1. Về phía giáo viên:
2. Về phía học sinh:
II. NGUYấN NHÂN:
III. GIẢI PHÁP:

7

1. Sự chuẩn bị của giáo viên:

7

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

9

3. Việc sử dụng đồ dùng dạy học

17
4. Cách đối xử của người dạy tạo ra hứng thú cho học

Mẫu

M1
CẤU TRÚC CỦA 01 BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

18


- Bìa chính
- Mục lục
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài1.
- Mục đích nghiên cứu2.
- Đối tượng nghiên cứu3.
- Phương pháp nghiên cứu4.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm5.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm6.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề7.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường8.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận9.
- Kiến nghị10.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.

Tác giả cần trình bày các ý sau đây:
1

Tác giả cần trình bày các ý sau đây:
+ Nêu rõ các hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục, gây cản
trở hoạt động của bản thân hoặc của nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
giáo dục học sinh.
+ Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết.
+ Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp,
nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
+ Từ đó, tác giả khẳng định các lí do mình lựa chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh
nghiệm là cấp thiết.
2
Tác giả cần trả lời cầu hỏi: Nghiên cứu đề tài để làm gì?
3
Tác giả cần trả lời câu hỏi: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề gì?
4
Mô tả cụ thể các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong đề tài: PP nghiên cứu xây dựng cơ
sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu.
5
Trình bày căn cứ lý thuyết mà tác giả đưa ra SKKN, có lập luận chắc chắn và có trích dẫn nguồn tài liệu.
6
Trình bày kết quả khảo sát thực trạng, phân tích các tài liệu, số liệu, những mâu thuẫn, khó khăn mà tác
giả gặp phải cần tìm cách giải quyết, khắc phục.
7
Trình bày những biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề, có phân tích, nhận xét về vai trò, tác dụng,
hiệu quả của từng biện pháp đó; trình bày các sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đã được rút ra.
8
Phân tích theo các ý: Tác dụng của SKKN đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân, của đồng
nghiệp, trong đó đặc biệt cần phân tích đến những tiến bộ của học sinh; ảnh hưởng của SKKN đến phong trào

giáo dục trong nhà trường và ở địa phương.
9
Trình bày ngắn gọn những bài học kinh nghiệm đã tổng kết được; nhận định khả năng ứng dụng SKKN
vào thực tế nhà trường và địa phương; nhận định khả năng phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu của SKKN.
10
Nêu kiến nghị với Sở, phòng GD&ĐT, nhà trường và đồng nghiệp về việc ứng dụng của sáng kiến và
hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển mở rộng của sáng kiến; kiến nghị với các cơ quan quản lý giáo dục về các
điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện SKKN.

19


+ Nêu rõ các hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục, gây cản
trở hoạt động của bản thân hoặc của nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
giáo dục học sinh.
+ Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết.
+ Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp,
nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
+ Từ đó, tác giả khẳng định các lí do mình lựa chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh
nghiệm là cấp thiết.
Tác giả cần trả lời cầu hỏi: Nghiên cứu đề tài để làm gì?
Tác giả cần trả lời câu hỏi: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề gì?
Mô tả cụ thể các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong đề tài: PP nghiên cứu xây dựng cơ
sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu.
Trình bày căn cứ lý thuyết mà tác giả đưa ra SKKN, có lập luận chắc chắn và có trích dẫn nguồn tài liệu.
Trình bày kết quả khảo sát thực trạng, phân tích các tài liệu, số liệu, những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả
gặp phải cần tìm cách giải quyết, khắc phục.
Trình bày những biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề, có phân tích, nhận xét về vai trò, tác dụng,
hiệu quả của từng biện pháp đó; trình bày các sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đã được rút ra.
Phân tích theo các ý: Tác dụng của SKKN đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân, của đồng

nghiệp, trong đó đặc biệt cần phân tích đến những tiến bộ của học sinh; ảnh hưởng của SKKN đến phong trào
giáo dục trong nhà trường và ở địa phương.
Trình bày ngắn gọn những bài học kinh nghiệm đã tổng kết được; nhận định khả năng ứng dụng SKKN
vào thực tế nhà trường và địa phương; nhận định khả năng phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu của SKKN.
Nêu kiến nghị với Sở, phòng GD&ĐT, nhà trường và đồng nghiệp về việc ứng dụng của sáng kiến và
hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển mở rộng của sáng kiến; kiến nghị với các cơ quan quản lý giáo dục về các
điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện SKKN.

20



×