: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La
Trường PTDT Nội Trú huyện Bắc Yên
- & -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
về việc sử dụng giáo cụ trực quan
trong dạy học môn Mỹ thuật
ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La .
Tác giả: Nguyễn Văn Quân
Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú Bắc Yên
Năm học 2013 - 2014
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La
Trường PTDT Nội Trú huyện Bắc Yên
- & -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
về việc sử dụng giáo cụ trực quan
trong dạy học môn Mỹ thuật
ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La
Tác giả: Nguyễn Văn Quân
Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú Bắc Yên
Năm học: 2013 - 2014
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Đơn xin đăng ký Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học: 2012 – 2013
Kính gửi: Hội đồng thi đua các cấp
Tên tôi là: Nguyễn Văn Quân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT Nội Trú – Bắc Yên – Sơn La
Lý do làm đơn:
Mỹ thuật là một bộ môn khoa học xã hội nhằm giúp học sinh tăng
cường khả năng tư duy, quan sát, góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ
phát triển toàn diện nhân cách của người học sinh. Cũng chính vì có bộ môn học
này mà học sinh ở trường PTDT Nội Trú có thể phát huy tính sáng tạo, giảm bớt
căng thẳng trong các tiết học ở các bộ môn khác, đồng thời giúp các em biết cảm
nhận vẻ đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên, đất nước và con người.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật đã nhiều năm gắn bó với
các em học sinh người đồng bào dân tộc với mong muốn giúp các em học tốt môn
mỹ thuật, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi các phương pháp thích hợp, kết hợp với
kinh nghiệm của bản thân để vận dụng vào giảng dạy bộ môn nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn và mong muốn lớn hơn là giúp các em có những kiến thức về mỹ
thuật có kỹ năng thể hiện tốt các bài vẽ trong chương trình đã học .
Bởi vậy tôi làm đơn này kính gửi hội đồng thi đua các cấp để trình bày
một sáng kiến có tên “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụ
trực quan trong dạy học môn mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên”. Với
sáng kiến này tôi hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn mỹ thuật ở trường
THCS nói chung và trường PTDT Nội Trú huyện Bắc Yên nói riêng.
Trong sáng kiến không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong
được sự đóng góp những ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn bè đồng
nghiệp, cùng Hội đồng thi đua các cấp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Yên ngày 15 tháng 09 năm 2013
Người đăng ký
Nguyễn Văn Quân
Xác nhận của công đoàn nhà trường Xác nhận của công BGH nhà trường
MỤC LỤC:
Sô TT NỘI DUNG Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
1. Lý do chọn đề tài
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề.
a. Mục tiêu.
b. Nhiệm vụ.
c. Khái quát chương trình.
d. Đặc điểm từng phân môn.
e. Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật.
* Trực quan trong dạy học Mỹ thuật.
* Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật.
* Giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật.
2.2 Thực trạng của vấn đề
a. Thực trạng.
b. Đánh giá chung.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết.
a. Giải pháp chung
b. Một số giải pháp khi thiết kế giáo cụ trực quan cho các
phân môn trong dạy học Mỹ thuật.
* Bài soạn minh hoạ theo sách giáo khoa mỹ thuật 8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận.
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
* Bài học kinh nghiệm.
* Những kiến nghị, đề xuất
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục
1
2
2
2
2
2
3
4
5
5
7
7
7
8
10
10
10
14
17
18
18
19
20
22
23
1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống con người ngày càng phát triển về mọi mặt và hướng đến chân
thiện mỹ. Mỹ thuật dần đi vào cuộc sống của con người trong mọi hoạt động,
mọi công việc. Ví dụ như: làm một ngôi nhà, may một bộ đồ đẹp, chọn màu sắc
cho một chiếc xe máy yêu thích,…Như vậy thuật ngữ “ mỹ thuật ” từ lâu đã đi
vào con người, đó là “ cách làm đẹp ” không thể thiếu. Cũng chính vì tầm quan
trọng của mỹ thuật mà nó đã được đưa vào chương trình trung học cơ sở trở
thành một môn học chính thống.
Môn mỹ thuật ở trung học cơ sở nhằm giáo dục thẩm mỹ cho các em và
tạo điều kiện cho các em sáng tạo ra cái đẹp, nâng cao khả năng nhận thức thẩm
mỹ của các em. Không những thế, học mỹ thuật còn giúp các em hiểu về cái đẹp
để sống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp.
Môn mỹ thuật được ngành Giáo dục và mọi người quan tâm, bên cạnh
những thành công bước đầu đạt được việc dạy và học mỹ thuật còn nhiều hạn
chế và khó khăn. Trong dạy học, đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trọng
trong suốt quá trình dạy học. Đối với môn mỹ thuật, đồ dùng dạy học càng quan
trọng hơn, nó làm tăng hiệu quả của tiết dạy rất nhiều.
Qua quá trình giảng dạy tại trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La tôi
nhận thấy việc dạy và học môn mỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng
đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được một tiết dạy hoàn chỉnh
và nhu cầu kiến thức của học sinh.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu trường PTDT Nội Trú -
Bắc Yên – Sơn La, tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến : “Giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ
thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La ”
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề.
a. Mục tiêu:
Môn Mỹ thuật ở trung học cơ sở không nhằm đào tạo hoạ sĩ sáng tác hay
những người chuyên làm về mỹ thuật. Môn mỹ thuật ở trung học cơ sở nhằm
giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu: tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc,
làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt
học tập hằng ngày và những công việc cụ thể sau này.
Môn mỹ thuật ở trung học cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa về năng lực
quan sát, khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học,
nhằm hình thành ở các em phẩm chất con người lao động mới đáp ứng đòi hỏi
của xã hội ngày càng cao.
b. Nhiệm vụ:
Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình.
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về mỹ thuật.
Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền mỹ thuật của dân tộc và thế giới.
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn tri thức các môn học khác.
Định hướng cho một bộ phận học sinh học tiếp ngành mỹ thuật, hay tạo điều
kiện cho các em thi vào các trường chuyên nghiệp có liên quan đến mỹ thuật sau
này dễ dàng hơn ( kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng, sư phạm mỹ thuật …)
c. Khái quát chương trình:
Chương trình môn mỹ thuật ở trung học cơ sở được chia thành 4 phân
môn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mỹ thuật. Trong đó có
các dạng bài lý
thuyết và bài thực hành. Các bài lý thuyết viết dưới dạng giới thiệu theo trình tự
nội dung và cuối bài là câu hỏi hướng dẫn. Các bài thực hành viết dưới dạng:
quan sát, nhận xét; tìm và chọn nội dung đề tài; cách vẽ; bài tập. Về nội dung:
giải thích các khái niệm, nêu lên đặc điểm của từng phân môn để các em tìm ra
cách học, cách vẽ, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho từng phân môn, bài
tập ứng dụng.
d. Đặc điểm từng phân môn:
Môn Mỹ thuật ở trung học cơ sở được chia thành 4 phân môn với những
đặc điểm sau:
* Phân môn “ Vẽ theo mẫu ”:
Đây là phân môn “ khô ” nhất trong các phân môn, tương đối khó dạy do
đó giáo viên ít quan tâm đến bài dạy để tìm ra những nét khác nhau giữa các bài.
Về phía học sinh , đây cũng là phân môn khó nhất không “ thích ”bằng vẽ trang
trí hay vẽ tranh đề tài. Trên thực tế, kết quả bài vẽ theo mẫu bao giờ cũng thua
các phân môn khác.
Vẽ theo mẫu phải quan sát từ đầu đến kết thúc bài vẽ. Quan sát để tìm ra “
kiến thức ”, vì vậy kết quả của bài vẽ phụ thuộc vào phương pháp quan sát.
Vẽ theo mẫu là vẽ từ mẫu thực. Từ mẫu thực đến bài vẽ do người vẽ quyết
định. Song trên thực tế, các khái niệm vẽ - theo - mẫu chưa được hiểu đúng ở
học sinh và ngay cả ở một bộ phận giáo viên.
Không vẽ tiếp khi không có mẫu được bày. Trong quá trình vẽ không thay
đổi vị trí của mẫu và vị trí của người vẽ, hướng ánh sáng…Để đảm bảo cho bài
vẽ không thay đổi, không bị sửa chữa, điều chỉnh…Do vậy mẫu vẽ đối với bài vẽ
theo mẫu là rất quan trọng.
Với những đặc điểm đó, cần vận dụng những phương pháp sau đây khi
dạy vẽ theo mẫu: quan sát, trực quan, gợi mở.
* Phân môn “ Vẽ trang trí ”:
Vẽ trang trí cũng từ những mẫu, từ kiến thức chung nhưng người vẽ có thể
suy nghĩ, tìm tòi để tạo ra bài vẽ, sản phẩm khác một phần hoặc khác hoàn toàn
về hình dáng, bố cục, màu sắc…Vì thế đặc điểm của trang trí là suy ngẫm - tìm
tòi - sáng tạo thường xuyên liên tục để luôn có cái mới, cái đẹp không lặp lại
chính mình, không giống với người khác. Trang trí tạo cho học sinh nếp nghĩ,
phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất
con người lao động.
Trang trí gần gũi, gắn bó với cuộc sống vì nó tạo ra những sản phẩm phục
vụ sinh hoạt hàng ngày cho tất cả mọi người trong xã hội.
Trang trí mang màu sắc dân tộc rõ nét nhất, bởi nó xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và như vậy nó mang
tính giáo dục sâu sắc.
Trong dạy học phân môn này cần sử dụng các phương pháp sau: trực
quan, gợi mở, luyện tập.
*Phân môn “ Vẽ tranh ”:
Khai thác đề tài: từ đề tài chung mỗi người tìm ra cách thể hiện sâu
sắc, độc đáo, tìm ra những hình tượng điển hình để có thể diễn tả được tư tưởng
chủ đề, ý đồ của người vẽ, khêu gợi được sự tìm tòi và cảm nhận của người
xem.
Phản ánh một cách sinh động bằng sự quan sát và hiểu biết của người vẽ;
vì thế, vẽ tranh đề tài là thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt về cuộc sống, tự do tạo
điều kiện cho người vẽ có ý thức tìm hiểu thế giới xung quanh.
Khi dạy vẽ tranh cần vận dụng các phương pháp sau: quan sát, liên hệ
thực tiễn với cuộc sống. Bên cạnh sử dụng các trực quan là bài vẽ của học sinh
và họa sĩ để các em nắm bắt được nội dung.
* Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”:
Đây là phân môn mà học sinh không làm bài thực hành, là phân môn lịch
sử mỹ thuật tóm lược.
Lịch sử mỹ thuật gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của
một đất nước, một vùng hay một mốc thời gian. Do đó dạy và học phân môn này
cần có kiến thức về các môn khoa học xã hội và có cách nhìn tổng quát, nhận xét
sâu sắc, phân tích có cơ sở.
Thường thức mỹ thuật nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh, bồi
dưỡng thẩm mỹ thị giác, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và tạo điều kiện
cho các em học tập các phân môn khác có hiệu quả hơn.
Phương pháp dạy thích hợp của phân môn này là: quan sát, vấn đáp, đàm
thoại, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên cần sưu tầm, tìm hiểu nhiều
tranh ảnh liên quan đến bài học.
e. Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật:
Dạy mỹ thuật cũng là dạy học, vì mỹ thuật cũng là một môn học ở trường
phổ thông. Do vậy, dạy mỹ thuật cũng phải tuân theo những phương pháp chung
và có phương pháp riêng. Đối với môn học mỹ thuật có thể kể đến một số
phương pháp thường vận dụng sau:
* Phương pháp quan sát.
* Phương pháp trực quan.
* Phương pháp vấn đáp.
*Phương pháp gợi mở.
* Phương pháp luyện tập.
*Phương pháp liên hệ thực tiễn với cuộc sống.
Đối với môn học Mỹ thuật đó là môn học trực quan, do vậy dạy mỹ thuật
ở trường trung học cơ sở dạy trên đồ dùng dạy học là chủ yếu. Đề tài này nhằm
nghiên cứu về sử dụng đồ dùng dạy học trong môn mỹ thuật nên phương pháp
trực quan sẽ được phân tích sâu hơn.
* Trực quan trong dạy học Mỹ thuật:
Mỹ thuật là môn học trực quan. Đối tượng của môn mỹ thuật thường là
những gì ta có thể nhìn thấy, sờ được - có hình, khối, có đậm nhạt, có màu sắc, ở
xung quanh ta, gần gũi và quen thuộc.
Dạy học nói chung và dạy học mỹ thuật nói riêng bao giờ cũng mang lại
hiệu quả cao. Riêng với mỹ thuật, tất cả các loại bài học đều phải sử dụng đồ
dùng dạy học. Dạy mỹ thuật dạy trên đồ dùng dạy học. Do vậy đồ dùng dạy học
là nội dung, kiến thức của bài học. Đồ dùng dạy học còn phản ánh mức độ kiến
thức của bài học , trình độ của học sinh.
* Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật:
Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập đến sao cho học sinh thấy
được ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể và hiểu nhanh, nhớ lâu, đồng thời có
hứng thú học tập, dù là những khái niệm như cân đối, hài hoà hay những gì ẩn
chứa trong bố cục, nét vẽ, màu sắc…mà nghệ sĩ muốn nói. Như vậy, phương
pháp trực quan yêu cầu giáo viên dạy Mỹ thuật ở góc độ nhận thức cụ thể như
sau:
* Về nhận thức: giáo viên phải coi trực quan và phương pháp trực quan là
cần thiết, là nội dung bài dạy.
* Về chuẩn bị: chủ động nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùng
dạy học sát với nội dung.
* Về phương pháp: sử dụng trực quan giáo viên cần lưu ý:
- Phân loại đồ dùng sao cho hợp với nội dung, thích hợp với từng thời kỳ,
từng giai đoạn của học tập và ý đồ của giáo viên.
- Hình thức đồ dùng dạy học cần có kích thước vừa phải, dễ quan sát, có
trọng tâm, đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh.
- Trình bày đồ dùng dạy học cần rõ ràng, khoa học.
- Kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc, sao
cho lời nói hấp dẫn và minh hoạ đẹp hoà quyện làm một, tạo điều kiện cho học
sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu.
* Giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật:
+ Các loại giáo cụ trực quan:
Giáo cụ trực quan môn ỹ thuật là tất cả những phương tiện sử dụng trong
tiết dạy môn mỹ thuật. Có thể kể đến các loại đồ dùng ( phương tiện ) đó là:
- Vật mẫu: nhiều chất liệu, hình dáng phong phú ( có thể tự làm ) như: hoa
quả, các khối hộp, cái phích, ấm tích, khối cầu, tượng…
- Hình mẫu: dưới dạng vật thật hoặc tự vẽ như: chén đĩa, khăn, gạch hoa…
- Mô hình: kích thước vừa phải, tiện lợi như: mô hình trại…
- Tranh ảnh:
+ Tranh nguyên bản, phiên bản: tranh thiếu nhi, tranh hoạ sĩ, tranh dân
gian…
+Ảnh chụp theo đề tài, hoặc sưu tầm qua sách báo…
- Sơ đồ: sơ đồ có minh hoạ các bước vẽ.
- Sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm sách thực hành Mỹ
thuật.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Minh hoạ bảng.
- Đồ dùng dạy học: phấn, thước kẽ, bút chì, giấy vẽ…
- Phương tiện hiện đại: máy chiếu.
- Ngoài ra đối với các bài như: Tập vẽ dáng người, Giới thiệu tỉ lệ cơ thể
người ( lớp 8 ),…có thể phải chuẩn bị thêm người mẫu là học sinh hoặc người
lớn…
+ Vị trí, vai trò của giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật:
Bất kỳ một môn học nào trong công tác giảng dạy trực quan đều có vị trí
quan trọng. Sử dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy mỹ thuật được xem là
một biện pháp tốt nhất để các em dễ dàng nắm bắt nội dung bài học, giáo cụ trực
quan là cơ sở để giáo dục thẩm mỹ.
Mỹ thuật là môn học phải có giáo cụ trực quan vì mỹ thuật là môn rèn
luyện bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ thị giác nên mỹ thuật thông qua
trực quan dạy cho học sinh quan sát, so sánh đối chiếu, phân tích nhằm lĩnh hội
tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Giáo cụ trực quan nhằm mục đích cụ thể hoá
bài giảng , tăng thêm hiểu biết cho học sinh, giúp học sinh thu nhận thông tin về
các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và chính xác.
Giáo cụ trực quan nhằm kích thích tò mò và chăm chú, theo dõi bài giảng,
gợi ý cho học sinh hoặc để giải thích chứng minh cho một luận cứ, quy tắc nào
đó. Mặc dù giáo cụ trực quan hết sức quan trọng nhưng cũng có những hạn chế
nhất định, đó là vì tâm lý chung của học sinh là hay bắt chướcgiáo cụ trực quan.
Nhờ giáo cụ trực quan để thấy được cái hay, cái đẹp, tránh được cái chưa đạt,
thấy rõ mục tiêu bài học, khắc sâu kiến thức hơn nữa, thế nhưng phải biết sử
dụng hợp lý, đúng lúc.
Giáo cụ trực quan là phương tiện giúp học sinh tiếp thu nhận thức tốt lý
thuyết cũng như hướng dẫn thực hành, từ đó gây cho các em niềm say mê hứng
thú trong cái hay, cái đẹp, hình thành thị hiếu tốt, đồng thời giúp các em học tốt
các môn khác.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
a. Thực trạng:
Qua quá trình dạy học bộ môn mỹ thuật là một giáo viên giảng dạy môn
mỹ thuật tôi thấy rằng giáo cụ trực quan là rất cần thiết đối với quá trình dạy học
đặc biệt là môn mỹ thuật. Giáo cụ trực quan môn mỹ thuật của trường hiện nay
chưa đầy đủ, giáo viên giảng dạy bằng những giáo cụ trực quan do bộ cấp và
thỉnh thoảng có làm thêm ở một số tiết.
Hiện nay phòng học của nhà trường đang còn thiếu do vậy đến nay phòng
học của môn mỹ thuật đang còn nhiều khó khăn ( vẫn chưa có phòng học riêng
cho môn mỹ thuật ) vẫn sử dụng phòng học các môn chung; dụng cụ, tủ để bảo
quản đồ dùng dạy học môn mỹ thuật chưa có.
Một số vật mẫu vẫn chưa đầy đủ giáo viên tự tìm kiếm hoặc phải chuẩn bị
để dạy học. Phần lớn giáo viên đều cho rằng: giáo cụ trực quan của môn mỹ
thuật hiện nay là chưa đầy đủ, phần lớn đều do giáo viên tự thiết kế thêm,…
Bên cạnh đó giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
môn mỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh đặc biệt là
trong các tiết học phân môn thường thức mỹ thuật. Với cách dạy này giáo viên
có thể sử dụng nhiều trò chơi để tổng kết bài học và củng cố kiến thức; giới thiệu
nhiều trang web để học sinh tự tìm hiểu thêm .
Như vậy khó khăn lớn nhất của giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật ở
trường hiện nay là thiếu giáo cụ trực quan, nhưng nếu tự làm thêm thì không đủ
kinh phí. Bên cạnh đó chưa có phòng học đặc thù cho môn mỹ thuật cũng gây
không ít khó khăn cho việc học phân môn vẽ theo mẫu.
Một số đề nghị: Bộ giáo dục cần cung cấp thêm nhiều giáo cụ trực quan
cho các trường trung học cơ sở nói chung và trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên –
Sơn La nói riêng, không chỉ là tranh ảnh mà còn các vật dụng khác. Nhà trường
và các ban nghành cần đầu tư kinh phí hơn để giáo viên có thể làm trực quan cho
tiết dạy bởi một số trực quan do giáo viên sáng tạo ra cũng tốn nhiều kinh phí so
với mức lương.
b. Đánh giá chung:
Như vậy qua quá trình giảng dạy, tôi rút ra một số đánh giá chung về thực
trạng sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật ở trường PTDT Nội
Trú - Bắc Yên – Sơn La như sau:
- Về nhận thức, từ Ban giám hiệu đến giáo viên giảng dạy và cả học sinh
đều thấy rằng giáo cụ trực quan rất cần thiết trong quá trình dạy học môn mỹ
thuật. Cả thầy và trò trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La đã nỗ lực dạy và
học môn mỹ thuật trong khi còn gặp nhiều khó khăn về trực quan.
- Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật đã tiến hành thiết kế
thêm nhiều đồ dùng dạy học để tiết học đạt hiệu quả cao. Bên cạnh giáo viên đã
tiến hành giảng dạy bằng công nghệ thông tin thu hút học sinh tham gia và phát
huy khả năng sử dụng máy tính của học sinh. Với những yêu cầu của giáo viên,
học sinh đã sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu cho bài học trên cơ sơ đó giáo viên
đã cho học sinh tự giới thiêu trực quan của bài học.
- Nhưng vấn đề sử dụng trực quan trong dạy học môn mỹ thuật của trường
vẫn còn nhiều khó khăn: hầu hết các đồ dùng dạy học ( trực quan ) đều do bộ
cung cấp, giáo viên không có thời gian, kinh phí để làm thêm nhiều trực quan
khác. Mỗi giáo viên lại có nhiều cách dạy khác nhau do đó họ thiết kế ra những
đồ dùng khác nhau và vấn đề bảo quản những đồ dùng trực quan đó trong thời
gian dài là rất khó.
- Cách sử dụng giáo cụ trực quan của giáo viên còn nhiều bất cập: hiệu
quả sử dụng chưa cao, vẫn còn nhiều học sinh không sáng tạo bài vẽ mà dựa vào
trực quan của giáo viên để vẽ. Cách khai thác trực quan của giáo viên chưa hợp
lý, chưa triệt để, cách treo trực quan chưa khoa học…Chưa sử dụng nhiều giáo
cụ trực quan cho việc tổ chức học theo nhóm hay tổ chức trò chơi.
Nhìn chung đối với nhà trường, vấn đề sử dụng giáo cụ trực quan trong
dạy học môn mỹ thuật bước đầu đã đạt được hiệu quả đặt biệt là việc sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy học đã mang lại hiệu quả cao nhưng cần quan tâm
hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng trực quan bởi hiện nay đồ dùng trực quan
trong dạy học môn mỹ thuật chưa đầy đủ, giáo viên chưa đủ kinh phí để thiết kế
thêm.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a. Giải pháp chung:
Qua tìm hiểu về cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tiễn về việc sử dụng giáo cụ
trực quan trong dạy học môn mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn
La, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo cụ trực quan để từ
đó có kế hoạch soạn bài dạy và chuẩn bị trực quan chu đáo, hiệu quả.
- Cần phân loại trực quan cho phù hợp với nội dung, thời gian bài dạy.
- Kích cỡ trực quan tương đối, rõ ràng, đẹp, đảm bảo nội dung để thu hút
tầm nhìn.
- Trình bày phải rõ ràng, khoa học, kết hợp với minh hoạ bảng, tạo điều
kiện cho học sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu.
- Khi học sinh làm bài giáo viên cần xem kĩ những trực quan nào cần để
lại để học sinh xem, những trực quan nào nên cất đi. Riêng đối với bài vẽ theo
mẫu cần giữ nguyên mẫu.
- Tranh ảnh, bài vẽ nên chọn nhiều chất liệu, mẫu vẽ có thể là hoa quả
nhựa để tiết kiệm và sử dụng lâu năm.
- Đối với bài Vẽ theo mẫu, giáo viên nên bố trí hai vật mẫu ở phía trên và
phía dưới để học sinh quan sát rõ hơn ( bởi hiên nay chưa có phòng học đặc thù )
- Cách sử dụng giáo cụ trực quan: có thể treo tranh theo từng bước giảng,
giảng nội dung nào treo tranh đó. Hoặc treo tất cả các tranh một lần rồi phân tích
từng tranh.
- Bảo quản, giữ gìn trực quan tranh ảnh không bị nhàu nát, nhà trường nên
trang bị tủ đựng riêng.
- Hằng năm giáo viên nên có kế hoạch đề nghị nhà trường cấp thêm kinh
phí cho việc dạy học.
- Công ty thiết bị dạy học nên sản xuất thêm nhiều trực quan không những
là tranh ảnh mà cả vật mẫu.
b. Một số giải pháp khi thiết kế giáo cụ trực quan cho các phân môn
trong dạy học Mỹ thuật:
* Phân môn “ Vẽ theo mẫu”:
- Bài “ Mẫu có hai đồ vật ”, giáo viên có thể sử dụng các mẫu như: cái ấm
tích – cái bát, cái phích - khối cầu, cái ấm nhôm – cái bát, cũng có thể sử dụng
mẫu sau :
Giáo viên nên sắp xếp mẫu khác với sách giáo khoa để dễ nhận ra học
sinh nào vẽ theo sách.
- Đối với bài học vẽ theo mẫu ở chương trình lớp 6 để học sinh nắm kĩ
hơn về các góc nhìn khác nhau, khung hình mỗi góc khác nhau, vị trí mỗi góc
khác nhau …chúng ta có thể sử dụng trực quan để chỉ rõ hơn ( như ở phụ lục 1 ).
- Đối với tiết học vẽ đậm nhạt giáo viên có thể sử dụng đèn học cá nhân để
chiếu sáng vào mẫu. Như vậy học sinh sẽ thấy rõ đậm nhạt trên vật mẫu. Trong
khi hướng dẫn học sinh cách vẽ nên dùng giấy vẽ treo lên bảng và lên bóng sẽ có
hiệu quả hơn như cách giáo viên thường hay minh hoạ bảng ( độ đậm là độ trắng
của phấn ).
- Bên cạnh giáo viên cần sử dụng một số trực quan là bài vẽ các em học
sinh năm trước để học sinh nhận xét ra những điểm chưa đúng và rút kinh
nghiệm cho bài vẽ của mình.
* Phân môn “ Vẽ trang trí ”:
- Trong hoạt động hướng dẫn học sinh cách vẽ có thể sử dụng giáo cụ trực
quan sau: ( Tên gọi: “ Ti vi màn hình phẳng ” )
Với trực quan này giáo viên có thể vận dụng cho nhiều bài trang trí khác
nhau và cả trong phân môn vẽ tranh. Tác dụng: gây hứng thú cho học sinh, tạo ra
nhiều bất ngờ khi giáo viên cho xuất hiện từng bước…Đối với cách thường sử
dụng là: vẽ sơ đồ các bước có hình vẽ như vậy khi treo lên học sinh đã thấy rõ
ngay các bước và sẽ không còn thú vị, hấp dẫn.
Không những thế, đối với bước phác mảng giáo cụ trực quan này còn giúp
cho giáo viên chuẩn bị minh hoạ nhiều cách phác mảng và mảng không hợp lý
một cách dễ dàng.
- Riêng đối với bài kẻ chữ in hoa nét đều và kẻ chữ in hoa nét thanh nét
đậm, giáo viên nên chuẩn bị những câu chữ không hợp lý về ngắt nhịp, nét chữ,
khoảng cách…để học sinh lên chỉ ra những điểm sai để từ đó chủ động cho bài
làm của mình.
- Trực quan hình vẽ của giáo viên cũng nên sử dụng nhiều chất liệu ( màu
nước, màu bột, màu sáp, sáp dầu…) để học sinh thấy rõ hiệu quả từng chất liệu.
Lựa chọn bài của học sinh cũng nên chọn phong phú về mảng, hình, màu…và
thậm chí các bài chưa đẹp để học sinh chủ động nhận xét.
* Phân môn “ Vẽ tranh ”:
- Đối với phân môn này giáo viên nên lồng ghép nội dung và không khí
tiết học sao cho thích hợp với nội dung đề tài của bài . Đặc biệt là trong phần vào
bài cần sử dụng những đồ dùng hấp dẫn thu hút học sinh.
Ví dụ: Bài “ Mẹ của em ”, giáo viên nên cho học sinh xem hình vẽ thật
đẹp về mẹ và cho cả lớp cùng hát một bài hát về mẹ…Bài “ Minh hoạ truyện cổ
tích ”, để tạo ra không khí của những câu truyện cổ tích trong toàn bộ bài dạy
chúng ta có thể mở bài bằng cách: cho một vài em học sinh đóng vai các nhân
vật cổ tích và giáo viên gợi ý, dẫn nhập vào bài…Trong toàn bộ bài này giáo
viên có thể sử dụng những câu nói mang tính cổ tích, những vật dụng trong
truyện cổ tích. Ví dụ chúng ta có thể để tất cả những đồ dùng dạy học hay trực
quan chúng ta trong một “ chiếc rương thần ”…
- Với phân môn này chúng ta cũng có thể sử dụng trực quan “ Ti vi màn
hình phẳng ” như trên.
- Nên lựa chọn trực quan điển hình, sát nội dung, thể hiện rõ nội dung.
Trực quan bài vẽ học sinh nên lựa chọn cả bài đẹp và bài chưa đẹp.
- Ở phân môn này giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ dùng phục vụ cho
trò chơi để học sinh thấy nội dung đề tài phong phú hơn…Ví dụ như: trong bài
vẽ tranh đề tài “ Trò chơi dân gian ” giáo viên có thể chuẩn bị thêm bảng, bút
phớt cho học sinh kể tên những trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại mà các em
biết.
* Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”:
- Đây là phân môn lý thuyết không thực hành, giáo viên cần chuẩn bị các
dụng cụ đầy đủ đặc biệt là tranh ảnh. Cần sưu tầm thêm tranh ảnh thông qua sách
báo.
- Trong quá trình dạy giáo viên có thể yêu cầu học sinh phân tích những
tranh ảnh sưu tầm được hoặc tổ chức các trò chơi bằng những dụng cụ trực quan
hấp dẫn tự sáng chế như chơi giải đáp ô chữ…
- Đối với phân môn này giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để
dạy học rất thuận lợi. Các tranh ảnh có thể truy cập mạng internet để chuẩn bị
cho bài giảng
Ví dụ :
google.com.vn
tranhdongho.com
mythuatvietnam.info
mythuat.vietkey.net
thanhnien.com.vn/Vanhoa/Mythuat
…
: tìm kiếm.
: tranh Đông Hồ.
: CLB Mỹ thuật.
: hoạ sĩ tiêu biểu thế kỷ XX.
: thông tin về Mỹ thuật.
* Như vậy khi thiết kế đồ dùng dạy học cho các phân môn chúng ta cần
chú ý đến nội dung, trực quan phải khoa học, dễ sử dụng và tạo được hứng thú
cho học sinh. Sau đây là một số bài học có sử dụng trực quan phong phú( xem
phần phụ lục )
Những trực quan này đã được sử dụng trong dạy học tại trường PTDT Nội
Trú - Bắc Yên`. Kết quả là học sinh rất thích thú, phát biểu bài sôi nổi và chất
lượng học tập của các em đã có chuyển biến rõ rệt ( một số bài vẽ của học sinh ở
phụ lục 2 ).
* Bi son minh ho theo SGK m thut 8
Ngày soạn: Ngy ging:
Tiết: 01 Bài: 01 - Vẽ trang trí.
* * * * * * * * * * * * * * *
1/ Mc tiờu bi hc:
a/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt đợc đặc điểm, công dụng và phơng pháp
trang trí quạt giấy.
b/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết
cách chọn họa tiết, màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt.
Sắp xếp bố cục hài hòa.
c/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong
cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo và t duy trừu tợng.
2/ Chun b ca GV v HS:
a/. Giáo viên: Một số mẫu quạt, bài vẽ của HS năm trớc.
b/. Học sinh: Đọc trớc bài, su tầm họa tiết, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
3/ Tin trỡnh dy hc:
a/ Kim tra bi c: (1
Phỳt
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học
sinh.
+ Giới thiệu bài: Quạt giấy là vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống, nó
có nhiều tiện ích rất thiết thực. Để giúp các em nắm bắt đợc đặc điểm và phơng
pháp trang trí quạt giấy, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài
Trang trí quạt giấy.
b/ Bi mi: (40 Phỳt)
T
HOT NG CA GV
HOT NG CA
H S
NI DUNG GHI BNG
6
/
Hot ng 1:
Hớng dẫn HS quan sát và
nhận xét.
- GV cho HS quan sát một
số mẫu quạt giấy có hình
dáng và cách trang trí khác
nhau.
- Cho HS thảo luận và nêu
nhận xét về: Hình dáng,
công dụng, chất liệu và họa
tiết trang trí.
- GV cho HS quan sát một
số bài vẽ của HS năm trớc
- HS quan sát một số
mẫu quạt giấy.
- HS thảo luận và nêu
nhận xét về: Hình
dáng, công dụng,
chất liệu và họa tiết
trang trí
I/. Quan sát - nhận xét
- Quạt giấy là vật dụng quen
thuộc trong đời sống hàng
ngày. Quạt dùng để quạt mát,
trang trí nhà cửa hoặc dùng để
biểu diễn nghệ thuật. Quạt
giấy có nhiều hình dáng khác
nhau, họa tiết trang trí thờng
là hoa, lá, chim, thú, phong
cảnh đợc sắp xếp đối xứng
hoặc sắp xếp tự do.
TRANG TR QUT GIY
và phát biểu cảm nhận.
- GV tóm lại những đặc
điểm cơ bản của quạt giấy.
- HS quan sát bài vẽ
và nêu cảm nhận.
8
/
Hot ng 2:
Hớng dẫn HS trang trí
quạt giấy.
* Hớng dẫn HS tạo dáng
quạt.
- GV cho HS xem một số
mẫu quạt và gợi ý để HS
lựa chọn hình dáng quạt
theo ý thích.
- GV vẽ minh họa. Nhắc
nhở HS chú ý đến tỷ lệ để
quạt có hình dáng thanh
mảnh, nhẹ nhàng.
* Hớng dẫn HS trang trí
quạt.
+ Hớng dẫn HS vẽ mảng.
- GV cho HS quan sát mẫu
quạt, yêu cầu HS nêu nhận
xét cụ thể về cách sắp xếp
các hình mảng trên quạt.
- GV vẽ minh họa, nhắc
nhở HS khi vẽ mảng cần
phải có mảng to, nhỏ, mảng
chính, phụ. Có thể sử dụng
đờng diềm để trang trí cho
quạt.
+ Hớng dẫn HS vẽ họa
tiết.
- GV cho HS quan sát và
nêu nhận xét về họa tiết
trên các mẫu quạt.
- GV gợi mở để HS lựa
chọn cách sắp xếp và họa
tiết trang trí cho quạt của
mình.
- GV vẽ minh họa.
+ Hớng dẫn HS vẽ màu.
- HS xem một số mẫu
quạt và và lựa chọn
hình dáng quạt theo ý
thích.
- HS quan sát GV vẽ
minh họa.
- HS quan sát mẫu
quạt và nêu nhận xét
cụ thể về cách sắp
xếp các hình mảng
trên quạt.
- Quan sát GV vẽ
minh họa.
- HS quan sát và nêu
nhận xét về họa tiết
trên các mẫu quạt.
- HS lựa chọn cách
sắp xếp và họa tiết
trang trí cho quạt của
mình.
II/. Cách trang trí
1. Tạo dáng.
2. Trang trí.
a. Vẽ mảng.
b. Vẽ họa tiết.
c. Vẽ màu.
- GV cho HS nhận xét về
màu sắc ở một số mẫu quạt.
Nhắc nhở HS nên lựa chọn
gam màu nhẹ nhàng hay
rực rỡ phải tùy thuộc vào
mục đích sử dụng của quạt. - HS quan sát và nêu
nhận xét về màu sắc
ở một số mẫu quạt.
26
/
Hot ng 3:
Hớng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập
theo đúng phơng pháp.
- GV quan sát và hớng dẫn
thêm về bố cục, cách chọn
và sắp xếp họa tiết.
- HS làm bài tập.
III/. Bài tập.
- Tạo dáng và trang trí quạt
giấy theo ý thích.
c/ Cng c - luyn tp (3 P)
GV: Treo, dỏn mt s bi vtrang trớ ca h/s lờn bng
Yờu cu h/s nhn xột v bi v ca bn
HS nhn xột bi v
GV ỏnh gớa ý thc hc tp ca h/s
d/ Hng dn h/s hc bi v lm bi tp nh: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trớc bài mới Sơ luợc về MT thời Lê, su tầm
tranh ảnh về MT thời Lê.
2.4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim
sỏng kin kinh nghim ny tụi ó ỏp dng i vi tt c cỏc khi lp.
Vi vic vn dng i mi phng phỏp dy hc v nhng kinh nghim
ca bn thõn trong nhng nm ging dy b mụn m thut cựng vi s phn u
n lc t hc hi, t bi dng trau di chuyờn mụn nghip v ca giỏo viờn v
tinh thn hc tp ca cỏc em hc sinh trong trng PTDT Ni Trỳ. Nm hc
2012 - 2013. Kt qu hc tp b mụn m thut do tụi ging dy cỏc khi lp
ó c nõng cao rừ rt. Kt qu c th nh sau:
- Cht lng chuyờn mụn ca giỏo viờn: Xp loi gii.
- Kt qu hc tp ca hc sinh:
Kt qu cht lng nm hc 2012 - 2013 nh sau:
Tng s Cht lng hc tp nm hc 2012 - 2013
Lớp HS Đạt Chưa đạt
TS % TS %
6A 31 29 93,5% 02 6,5%
6B 30 30 100% 0 0%
7A 29 28 96,5% 01 4,5%
7B 28 28 100% 0 0%
8A 25 23 92% 02 8%
8B 26 26 100% 0 0%
9A 32 32 100% 0 0%
9B 31 31 100% 0 0%
9C 30 30 100% 0 0%
Kết quả chất lượng sau khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 như sau:
Lớp
Tổng số
HS
Chất lượng học tập năm học 2012 - 2013
Đạt Chưa đạt
TS % TS %
6A 32 32 100% 0 0%
6B 33 33 100% 0 0%
7A 27 27 100% 0 0%
7B 29 29 100% 0 0%
8A 27 27 100% 0 0%
8B 26 26 100% 0 0%
9A 23 23 100% 0 0%
9B 26 26 100% 0 0%
So sánh với kết quả năm học 2012- 2013, từ thực tế kết quả giảng dạy như
trên đã cho tôi thấy rằng: để nâng cao hơn nữa về chất lượng giáo dục ở trường
PTDT Nội Trú nói riêng, ngoài việc chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc
tiếp thu, lĩnh hội những tri thức mới thì đòi hỏi mỗi người thầy cũng phải cần có
sự vận dụng phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ
môn và tuỳ từng đối tượng học sinh. Song song với việc tự học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân thì mỗi nhà giáo cần phải tâm huyết
với nghề, luôn kiên trì, miệt mài tìm tòi, nhiệt tình hướng dẫn học sinh học tập
một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, vận dụng những kiến thức và phương
pháp học tập mới thì kết quả học tập không ngừng được nâng cao về chất lượng.
3. Kết luận
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng phát triển và mỹ thuật cũng
đã và đang đi vào từng góc cạnh của đời sống con người. Vì thế mà môn mỹ
thuật đã được đưa vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở nhằm định
hướng thị hiếu thẩm mỹ cho các em, giúp các em biết được cái đẹp trong cuộc
sống và vận dụng những gì học được để sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cho bản thân
và xã hội.
Hiện nay, giáo dục đang được đặt lên hàng đầu, chăm lo phát triển giáo
dục là phát triển tương lai cho đất nước. Trong công cuộc cải cách giáo dục thì
môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở cũng đang được quan tâm. Từ khi ra đời
đến nay đã đạt được một số thành tích nhưng bên cạnh đó còn nhiều khó khăn về
đội ngũ giáo viên, kinh phí cho dạy học và đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật.
Trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La là một trong những trường đặc
thù của ngành giáo dục huyện Bắc Yên . Tuy vậy cơ sở vật chất hiện nay vẫn
còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học. Trong dạy học môn Mỹ
thuật vấn đề trực quan đang là vấn đề được nhà trường và các em quan tâm. Giáo
cụ trực quan của trường hiện nay chỉ do Bộ cấp, giáo viên không đủ kinh phí để
thiết kế thêm và việc sử dụng, bảo quản còn nhiều bất cập.
Đánh giá được thực trạng đó, là một giáo viên ngành sư phạm mỹ thuật tôi
đã đưa ra một số giải pháp và đã thực hiện các tiết dạy ở trên lớp hy vọng phần
nào khắc phục được khó khăn về sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học mỹ
thuật của trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La. Với sự quan tâm của các
ban ngành, nhà trường và sự nỗ lực của thầy và trò trường PTDT Nội Trú - Bắc
Yên – Sơn La chắc chắn rằng chất lượng dạy và học môn mỹ thuật ngày càng
phát triển, đạt được những mục tiên của môn học.
Thực trạng này không chỉ là ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La
mà còn tồn tại ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Hy vọng rằng
những hạn chế đó sẽ dần được khắc phục, các ban ngành quan tâm hơn nữa môn
mỹ thuật ở trung học cơ sở để môn học xứng đáng với tầm quan trọng của nó.
* Bài học kinh nghiệm
Sáng kiến này vẫn còn có nhược điểm đó là: Nếu như giáo viên không
khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỷ lại chép lại bài
vẽ ở giáo cụ trực quan, mất đi tính sáng tạo mà gây tâm lý thụ động. Vì vậy khi
áp dụng sáng kiến cần mềm dẻo, linh hoạt vận dụng phù hợp với từng đối tượng
để phát huy tối đa trí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh để bài vẽ thật sự
có chất lượng kể cả nội dung và hình thức thể hiện
* Những kiến nghị, đề xuất:
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo:
Cần quan tâm hơn nữa đến môn mỹ thuật trong chương trình trung học cơ
sở . Thiết kế nhiều đồ dùng trực quan phục vụ cho các trường trung học cơ sở
trong tỉnh. Tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các cán bộ chủ chốt môn mỹ thuật
của các huyện về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mỹ thuật.
- Đối với trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La.
Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên mỹ thuật trong dạy học. Tổ
chức nhiều buổi dự giờ để nắm bắt tình hình sử dụng giáo cụ trực quan của giáo
viên. Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học môn mỹ thuật, giúp đỡ kinh phí để
giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học.
Giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật cần chủ động xây dựng kế hoạch bài
dạy có đầy đủ trực quan. Thiết kế, sử dụng trực quan một cách đầy đủ và khoa
học.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng vào thực
tế giảng dạy cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp tôi rất mong nhận được
sự quan tâm và giúp đỡ, góp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường và các cấp
chuyên môn để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và thực thi một cách có hiệu
quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Yên, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Người viết
Nguyễn Văn Quân
Xác nhận của công đoàn nhà trường Xác nhận của BGH nhà trường