Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bài “lặng lẽ sa pa” môn ngữ văn lớp 9 ở trường THCS xuân dương, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.6 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY BÀI
“LẶNG LẼ SA PA” MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS
XUÂN DƯƠNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Lê Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Dương
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)
THANH HÓA, N¨m 2017

Trang


MỤC LỤC
Mục
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1
2.2



Nội dung

Trang
Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
3

2.3.
2.4
3.
3.1
3.2

nghiệm
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

5
16
16
16
17


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Đây được coi là một quan
niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự
phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa
các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến
thức. Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến
thức giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Rèn luyện
kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường...[8] Nắm vững được những kiến thức
đó, học sinh sẽ tiếp nhận tác phẩm có hệ thống, không phiến diện, không lẫn lộn…
Để từ đó, có cách nhìn nhận và đánh giá đúng về tác phẩm. Chính vì thế mà trong
một giờ học Ngữ văn, tích hợp một cách linh hoạt, sáng tạo kiến thức liên môn sẽ
giúp cho học sinh không chỉ dễ dàng tiếp cận văn bản mà còn hiểu sâu sắc hơn
những chi tiết nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nhờ vậy học sinh hiểu một
cách sâu sắc bức thông điệp mà tác giả gửi gắm, để dần thay đổi nhận thức và hành
động của bản thân để sống đẹp hơn. Thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của
phương pháp này đối với việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trong những

năm gần đây, các đồng chí giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Tung học
cơ sở Xuân Dương cũng đã có nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng vào quá trình giảng
dạy ở một số tiết thuộc các khối lớp trong chương trình cấp học. Tuy nhiên, đây là
vấn đề còn khá mới mẻ, tài liệu nghiên cứu chưa nhiều nên một số đồng chí còn e
dè, ngại tìm hiểu, ngại vận dụng hoặc trong quá trình vận dụng, nhiều đồng chí vẫn
còn rất nhiều lúng túng, bỡ ngỡ. Bản thân tôi, cũng đã có những nghiên cứu và vận
dụng quan điểm mới này vào thực tế giảng dạy và bước đầu thu nhận được những
kết quả khả quan. Đặc biệt, hưởng ứng cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” do
Bộ Giáo dục&Đào tạo phát động, từ những kinh nghiệm thực tế, tôi đã mạnh dạn
viết bài tham gia và sản phẩm của tôi đã được Ban tổ chức cuộc thi của Sở Giáo
dục&Đào tạo Thanh Hóa xếp giải Ba cấp Tỉnh. Trước những khó khăn, lúng túng
của không ít đồng nghiệp trong việc vận dụng quan điểm dạy học này, từ những
kinh nghiệm mà bản thân đúc rút được qua thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn chia sẻ
một số biện pháp, cách thức tiến hành khi soạn, dạy bài Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long) trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo hướng tích hợp các môn Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi
trường, Giáo dục kĩ năng sống. Thông qua giờ học tích hợp liên môn này, học sinh
có thể vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình ở nhiều môn học để giải quyết các
câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp người học dễ dàng
chiếm lĩnh kiến thức đồng thời ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, biết vận dụng
những hiểu biết có được từ quá trình tiếp cận tác phẩm để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi mong muốn cùng các đồng nghiệp tháo gỡ những lúng
1


túng, bỡ ngỡ, khó khăn trong việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào
thực tế giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, cụ thể là nâng cao hiệu
quả khi dạy bài bài Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) trong chương trình Ngữ

văn lớp 9.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi nghiên cứu, tổng kết những biện pháp, cách
thức khi vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp trong môn Ngữ văn và
cụ thể hơn những biện pháp, cách thức khi soạn dạy bài Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long) trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo hướng tích hợp các môn Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi
trường, Giáo dục kĩ năng sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo
sát thực tế, thu thập thông tin; Phương thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lí giáo dục: Để cụ thể
hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ
đạo, tổ chức tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây
dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù
hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
địa phương, nhà trường, chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy
học theo hướng tích hợp liên môn. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa,
Phòng Giaos dục và Đào tạo Thường Xuân, trường Trung học cơ sở Xuân
Dương cũng đã có hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn về việc xây dựng và thực
hiện dạy học theo hướng tích hợp. Đặc biệt, trong những năm học vừa qua
ngành đã tổ chức cuộc thi Dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn dành cho
học sinh.
* Khái niệm Dạy học tích hợp liên môn: Dạy học tích hợp liên môn được

hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các
kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn
thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực
tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Dạy
học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình
dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp
luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Qua việc
hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư
duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối
2


quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó sẽ
xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống;
cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau
hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể
mà học sinh sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ
động và sáng tạo của học sinh; buộc học sinh chủ động tự đọc, tự làm việc độc
lập theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn của giáo viên [7].
* Dạy học tích hợp liên môn môn Ngữ văn: Do đặc thù riêng của môn
học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích
hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Đó
có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng Tiếng Việt và Tập làm văn để giúp học sinh
thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi
dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho
học sinh cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy
nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa,
xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lí giải một hiện tượng văn học, một chi tiết
nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... Như vậy có thể

thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội
môn (giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn hay giữa những bài học
có cùng chủ đề, giữa các môn học khác trong chương trình) [7].
Đây chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên
cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp giúp giáo viên góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học bài Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng tích hợp liên môn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Theo phân tích ở trên, việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp là một
tất yếu trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng, như tôi nhận thấy, đây là vấn
đề còn khá mới mẻ, tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, để vận dụng phù hợp, hiệu quả,
đòi hỏi người giáo viên không chỉ cần có kiến thức môn mình dạy mà cần có hiểu
biết, kiến thức các môn học khác và thời gian nghiên của bài dạy để vận dụng
khéo léo, đúng mức, phù hợp với nội dung của bài nên một số đồng chí còn e dè,
ngại tìm hiểu, ngại vận dụng hoặc trong quá trình vận dụng, vẫn còn rất nhiều lúng
túng, bỡ ngỡ, vì vậy việc vận dụng phương pháp này trong thực tế thì không phải
lúc nào cũng đạt hiệu quả. Do đó chất lượng bài dạy chưa cao.
Cụ thể khi dạy học bài Lặng lẽ Sa Pa (Tiết 66,67 môn Ngữ văn 9, tập 1)
theo hướng tích hợp liên môn thì:
- Đối với học sinh: Nhiều em còn chưa chịu khó, tự giác, tích cực, chủ động
trong học tập. Việc chuẩn bị bài của các em còn mang tính đối phó, soạn qua
loa, chưa chịu khó sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, kiến thức có liên quan đến nội
dung bài học. Kiến thức xã hội còn nghèo nàn. Hơn thế nữa, khả năng tư duy
logic, tư duy tổng hợp của các em còn hạn chế, chưa biết tìm ra mối liên hệ giữa
các nội dung kiến thức liên quan đến nhau trong các môn học và vận dụng để
giải quyết vấn đề của bài học và vận dụng chính ý nghĩa của bài học vào thức tế
cuộc sống.
3


- Đối với giáo viên: Một số đồng chí chưa chưa xác định rõ mục tiêu trọng

tâm của bài để có định hướng rõ khi nhắc học sinh ở nhà soạn bài, chuẩn bị bài
chu đáo, sưu tầm, tìm hiểu những hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học để giúp
học tự tin, chủ động, mạnh dạn, tích cực trong học tập. Đồng thời để giáo viên
phân tích, lựa chọn những nội dung kiến thức liên môn cần tích hợp, chưa xác
đinh việc tích hợp là để làm gì? Tích hợp kiến thức nào, khi nào? Và tích hợp ở
mức độ nào khi soạn dạy. Cụ thể là:
+ Chưa liên hệ, phân tích sâu hoàn cảnh ra đời của truyện, gắn với bối
cảnh đất nước để liên hệ, làm rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: Chưa làm rõ
hoàn cảnh đất nước trong những năm 1970, chưa giới thiệu các phong trào yêu
nước trong giai đoạn lịch sử này và phong trào Ba sẵn sàng của Thanh niên một
thời để thấy lí tưởng sống của anh thanh niên trong truyện để thấy rõ hơn, sâu
sắc hơn những phẩm chất lịch sử của con người Việt Nam thời kháng chiến
chống Mĩ để thấy mối liên hệ của tác phẩm và chiều sâu hình tượng. Chính và
những người như anh đã ảnh hưởng tới tinh thần cô kỹ sư trẻ như thế nào trong
việc quyết định tương lai, sự nghiệp của mình.
+ Giáo viên chưa xác định mục tiêu trọng tâm của việc tích hợp, chưa có sự lựa
chọn, phân tích nội dung kiến thức sẽ tích hợp vào bài một cách hợp lí, còn lan man,
ôm đồm: Khi phân tích khung cảnh Sa Pa, giáo viên trình chiếu, giới thiệu cho học
sinh một số hình ảnh về mảnh đất Sa Pa nhưng lại quá tham, tập trung mất nhiều thời
gian cho việc giới thiệu, bình giảng về các hình ảnh. Mà theo tôi, ở đây, khi giới
thiệu chung về mảnh đất Sa Pa (vị trí địa lí, đặc điểm khí hậu, thiên nhiên, con người,
…Sa Pa, chúng ta chỉ lựa chọn trình chiếu một số hình ảnh tiêu biểu đủ để các em có
hiểu biết và cảm nhận được một cách sâu sắc nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên, con
người nơi đây để hình thành, bồi đắp cho các em lòng yêu mến, quý trọng.
+ Có khi giáo viên chưa khai thác hết ý nghĩa của các chi tiết trong truyện
để hướng đến giáo dục cho học sinh những kiến thức, kỹ năng sống rất quan
trọng: Khi giảng dạy bài này, giáo viên mới dừng lại ở việc giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng lao động có kỷ luật, kỹ thuật mà ở đây,
theo tôi, chúng ta hoàn toàn có thể tích hợp giáo dục một số kỹ năng cơ bản
khác như: kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định.

+ Có giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến
thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, trước thực trạng này, tôi không khỏi
băn khoăn, trăn trở.
Thực trạng này được phản ánh (trước khi chưa thực nghiệm), qua các bài
kiểm tra có nội dung liên quan đến bài học (truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa):
Bảng tổng hợp số lượng học sinh (Khối 9 - Trường THCS Xuân
Dương - Năm học 2013 - 2014) trong việc hiểu và vận dụng nội dung bài học
trước khi thực nghiệm:

4


Khối Năm học
9

2013-2014


số
62

Giỏi
SL
4

TL%
6,4

Khá

SL
16

TL%
28,8

Trung bình
SL
36

TL%
55,1

Yếu kém
SL
6

TL%
9,7

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định rõ những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp:
* Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp liên môn:
Một trong những việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa là vận dụng dạy học
tích hợp liên môn, tránh tâm lí ngại thay đổi, ngại khó. Mỗi giáo viên cần hiểu
rằng dạy học tích hợp liên môn làm cho người học nhận thức được sự phát triển
xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh
vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức. Đặc

biệt, với bài Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, tập 1) việc vận dụng phương pháp tích
hợp liên môn sẽ giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình ở
nhiều môn học để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm
nhằm giúp người học dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức đồng thời ghi nhớ kiến thức
một cách chủ động, biết vận dụng những hiểu biết có được từ quá trình tiếp cận
tác phẩm để giải quyết các tình huống trong thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh. Có nhận thức được điều này, giáo viên mới có tích cực tìm hiểu, vận
dụng và có những định hướng cụ thể về nội dung, phương pháp, phương tiện,
cách thức tiến hành giờ dạy có hiệu quả.
* Xác định các bước cụ thể trong việc thiết kế tiến trình dạy học:
- Giáo viên phải yêu cầu học sinh ở nhà soạn bài, chuẩn bị bài chu đáo; cần
xác định rõ mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài để có định hướng rõ ràng khi
nhắc các em sưu tầm, tìm hiểu những hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học để
giúp học tự tin, chủ động, mạnh dạn, tích cực trong học tập.
- Sau khi xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học, giáo viên
tiếp tục xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương
pháp tích hợp khi soạn giảng để từ đó phân tích, lựa chọn những nội dung kiến
thức liên môn cần tích hợp. Với kinh nghiệm bản thân, theo tôi, khi dạy tích hợp
liên môn, tôi luôn xác đinh việc tích hợp là để làm gì? Tích hợp kiến thức nào,
khi nào? Tích hợp ở mức độ nào? Và điều này được xác định, thể hiện ở ngay
trước khi giáo viên soạn giảng.
2.3.2. Các bước cụ thể trong việc thiết kế tiến trình dạy học bài "Lặng
lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập I.
* Những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt:
+ Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng con người cống hiến, quên mình vì Tổ quốc trong
tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Chất thơ trong một truyên ngắn.
5



+ Kĩ năng:
Môn Ngữ văn:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự lập;
- Kĩ năng lao động có kỉ luật và kỹ thuật;
- Kĩ năng giao tiếp;
- Kĩ năng ra quyết định.
+ Thái độ:
- Có thái độ trân trọng, yêu quý những con người đã hi sinh thầm lặng
cho quê hương và qua đó sống có lí tưởng vì đất nước.
- Biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; có ý thức bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên.
* Xác định những kiến thức liên môn cần vận dụng để giải quyết các vấn
đề của bài học:
+ Môn Địa lí: Biết được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa.
+ Môn Lịch sử: Nắm được bối cảnh lịch sử đất nước trong những năm
1970.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Thông qua bài học học sinh thể hiện tình
yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
+ Môn Giáo dục công dân:
- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người có lí tưởng.
- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời
đại ngày nay.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Sống và làm việc có kế hoạch.

- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Môn Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng sống cống hiên cho
đời qua ca khúc "Một rừng cây, một đời người" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.
* Xác định đối tượng dạy học của bài học:
+ Đối tượng dạy học: Là học sinh khối 9- Trường Trung học cơ sở Xuân
Dương.
+ Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Đa số học sinh có hứng thú học
tập, thích được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện
vọng muốn tham gia học tập.
* Xác định, lựa chọn phương pháp dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi,
nội dung kiến thức, tư liệu, hình ảnh phù hợp và dự kiến các tình huống phát
sinh trong thực tiễn để có cách xử lí phù hợp.
+ Phương pháp; kĩ thuật dạy học; phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng,...
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật KWL.
6


- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Qua phiếu học tập KWL.
+ Dự kiến thiết bị dạy học, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu - kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan
giảng bằng chương trình word, phần mềm hỗ trợ cắt nhạc.
- Sách giáo khoa: Ngữ văn 9; Địa lí 6, 9; Giáo dục công dân 6, 8, 9.
- Tài liêu Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường.
- Đồ dùng hoạt động nhóm: Phiếu học tập.
- Lược đồ trung du và vùng núi Bắc Bộ, tranh ảnh minh họa.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, soạn giảng bằng
các slides chứa thông tin, hình ảnh.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.

2.3.3. Soạn giáo án theo hướng dạy học tích hợp:
Tiết 66,67:

Lặng lẽ Sa Pa
(Nguyễn Thành Long)

A. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh đạt được:
I. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến
quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
II. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
III. Thái độ: Có thái độ trân trọng, yêu quý những con người đã hi sinh
thầm lặng cho quê hương và qua đó sống có lí tưởng vì đất nước.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
I. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu + máy tính, phiếu học tập.
- Học liệu:
+ Kiến thức về tin học để soạn bài giảng trình chiếu Powerpoint.
+ Kiến thức Ngữ văn để giúp học sinh cảm nhận được tác phẩm văn học.
+ Kiến thức Địa lí giúp học sinh xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
của Sa Pa.
+ Kiến thức Lịch sử làm rõ bối cảnh lịch sử những năm 1970.
+ Kiến thức Giáo dục công dân giúp hiểu được lí tưởng sống của thanh
niên trong những năm 1970 (phong trào thi đua yêu nước "Ba sẵn sàng"); trong
thời đại ngày nay.
+ Kiến thức Âm nhạc giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng

sống cống hiên cho đời qua ca khúc "Một rừng cây, một đời người" của nhạc sĩ
Trần Long Ẩn.
7


II. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, soạn bài, đọc - tóm tắt truyện.
- Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu….
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật
của truyện ngắn Làng của Kim Lân?
III. Bài mới: Giới thiệu bài: Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là
một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ
nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Mảnh đất tươi đẹp ấy
từng là điểm đến của nhà văn Nguyễn Thành Long trong mùa hè năm 1970 và
được ông tái hiện trong những trang văn của mình - truyện ngắn "Lặng lẽ Sa
Pa". Qua tác phẩm, nhà văn cho chúng ta hiểu rằng: "Trong cái lặng im của Sa
Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ
đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước".
Bài học hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu về mảnh đất và con người nơi
đây qua tác phẩm của ông.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
I.Tìm hiểu chung:
? Hãy trình bày những nét chính về tác giả 1. Tác giả:
Nguyễn Thành Long?
- Nguyễn Thành Long (1925- Học sinh trả lời, giáo viên chốt.
1991). Quê huyện Duy Xuyên,

- Chiếu chân dung tác giả.
tỉnh Quảng Nam, viết văn từ
kháng chiến chống Pháp.
- Ông là cây bút chuyên về
truyện ngắn và kí.
- Sáng tác của ông giàu chất
thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng
mà sâu sắc.

Chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long

? Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác
phẩm?
*Tích hợp kiến thức Lịch sử:
? Em biết gì về bối cảnh đất nước trong những
năm 1970? (miền Nam tiếp tục chiến đấu chống
Mĩ, miền Bắc tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ
nghĩa xã hội).
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý, từ hoàn
cảnh sáng tác tác phẩm gắn với bối cảnh đất
nước để liên hệ với tư tưởng, chủ đề của tác

2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Là
kết quả của chuyến đi lên
Lào Cai mùa hè 1970.
Truyện rút từ tập “Giữa
trong xanh” 1972.

8



phẩm.
- Giáo viên nêu yêu cầu giọng đọc.
- Giáo viên đọc từ đầu -> Kìa, anh ta kia.
- Học sinh đọc tiếp theo đến hết (phầnchữ to).
- Giáo viên gọi 01 học sinh tóm tắt ngắn gọn
văn bản.
- Học sinh đọc phần từ khó (Sách giáo khoa).
? Văn bản thuộc thể loại nào? Nêu phương thức
biểu đạt ?

b. Đọc, kể tóm tắt:
- Đọc:
- Tóm tắt:

c. Tìm hiểu từ khó:
d. Thể loại, phương thức
biểu đạt:
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: Tự
sự kết hợp với miêu tả, biểu
cảm và nghị luận.
e. Ngôi kể, cốt truyện và tình
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
huống truyện:
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống - Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
cơ bản của truyện?
- Cốt truyện đơn giản.
- Tình huống: Cuộc gặp gỡ

tình cờ giữa ông họa sĩ già,
cô kĩ sư và anh thanh niên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích. II. Phân tích:
* Tích hợp kiến thức môn Địa lí:
1. Khung cảnh Sa Pa:
- Giáo viên chiếu Lược đồ...yêu cầu học sinh
xác định vị trí địa lí của tỉnh Lào Cai, của
huyện Sa Pa trên lược đồ:

Lược đồ tỉnh Lào Cai

Lược đồ vùng Tây Bắc

? Em biết gì điều kiện tự nhiên, khí hậu của Sa
Pa?
- Học sinh trả lời, giáo viên giới thiệu: Nằm ở
phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện
vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm
nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ
diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên
nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo
9


của con người cùng với địa hình của núi đồi,
màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp
xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng
có nhiều cảnh sắc thơ mộng, hấp dẫn.
? Tìm trong phần đầu và phần cuối truyện
những câu văn miêu tả cảnh Sa Pa?

- Sa Pa bắt đầu vơi những
- Chiếu hình ảnh về phong cảnh thiên nhiên Sa Pa. rặng đào....hai bên đường.
- Nắng bây giờ bắt đầu len
tới, đốt cháy rừng cây...các
vòm lá ướt sương.
- Nắng đã mạ bạc cả con
đèo...một bó đuốc lớn.

Phong cảnh hiên nhiên Sa Pa
*Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường:
? Em có nhận xét gì về thiên nhiên nơi đây?
(Học sinh nêu cảm nhận về vẻ đẹp của phong
cảnh).
Hết tiết 66, chuyển sang tiết 67
- Sử dụng kỹ thuật dạy học KWL để củng cố
kiến thức ở tiết 66, tạo tâm thế cho học sinh
tiếp thu kiến thức tiết 67.
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu tiết học, trên cơ
sở đó, học sinh điền nội dung vào phiếu.
- Giáo viên phát phiếu, hướng dẫn học sinh đặt
câu hỏi và điền vào cột K (những điều đã biết),
W (những điều muốn biết), cột L (những điều
học được) sẽ hoàn thành vào cuối tiết học.
- Sau 5-7 phút, HS hoàn thành cột K, W giáo
viên chuyển sang tìm hiểu nội dung phần tiếp
theo của bài học.
- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh suy nghĩ, trả
lời:

->Phong cảnh thiên nhiên

tươi đẹp, thơ mộng.

2. Con người Sa Pa:
a. Anh thanh niên:
* Vị trí của nhân vật và cách
10


? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật
chính của truyện là ai?
? Anh thanh niên - nhân vật chính trong truyện
có vị trí như thế nào?

miêu tả của tác giả:
- Vị trí của nhân vật: Mặc dù
chỉ xuất hiện trong cuộc gặp
gỡ bất ngờ, chốc lát với các
nhân vật khác nhưng đủ để
các nhân vật khác kịp ghi
nhận một ấn tượng; có
những cảm nhận sâu sắc về
? Cách tác giả miêu tả về anh thanh niên như con người, mảnh đất Sa Pa.
thế nào ?
- Cách miêu tả của tác giả:
Anh hiện ra qua sự nhìn
nhận, suy nghĩ, đánh giá của
? Em biết gì về hoàn cảnh sống và công việc các nhân vật khác.
của anh thanh niên?
* Hoàn cảnh sống và làm
việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao
2600 m giữa cỏ cây mây mù.
- Công việc của anh là đo
gió, đo mây, đo nắng, tính
mây, đo chấn động mặt đất,
dự báo thời tiết hằng ngày,
phục vụ sản xuất.
Ảnh: Trạm khí tượng

? Em hiểu gì về tính chất công việc của anh?
- Công việc đòi hỏi sự chính
*Tích hợp kĩ năng sống: Giáo viên hướng học xác, có tinh thần trách nhiệm
sinh đến kĩ năng lao động có kỉ luật và kỹ thuật. cao.
- Nửa đêm, đúng giờ "ốp" dù
rét buốt hay mưa tuyết vẫn
phải vùng dậy ra ngoài trời
? Theo em, cái gian khổ trong công việc của để làm việc đã quy định.
thanh niên là gì?
- Gian khổ nhất là phải vượt
qua được sự cô đơn, vắng
vẻ.
? Điều gì đã giúp anh thanh niên vựơt lên hoàn * Những phẩm chất tốt đẹp:
cảnh ấy? (Lí tưởng và trách nhiệm sống của - Ý thức được công việc
một người thanh niên).
thầm lặng mà mình làm có
ích cho cuộc sống. Bởi vậy,
anh rất yêu nghề, hăng say,
tận tụy với công việc với
? Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về tinh thần trách nhiệm cao.
công việc?

- Suy nghĩ rất mới, đúng đắn
và sâu sắc về công việc đối
*Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công với cuộc sống: “Khi ta làm
11


dân, Lịch sử:
việc, ta với công việc là
? Em biết gì phong trào thi đua yêu nước trong đôi...chết mất”
những năm kháng chiến chống Mĩ? (Phong trào
"Ba sẵn sàng").
- Giáo viên chiếu hình ảnh về phong trào thanh
niên "Ba sẵn sàng".

Thanh niên miền Bắc hướng ứng PT "Ba sẵn sàng".

? Em liên hệ với lí tưởng và trách nhiệm sống
của người thanh niên ngày nay.
- Giáo viên giảng, bình và chiếu một số hình
ảnh về những việc làm tốt đẹp của thanh niên
ngày nay.

Phong trào Thanh niên tình nguyện
? Sống 1 mình nơi hoang vắng anh đã tạo cho
mình 1 cuộc sống đẹp để yên tâm công tác,
cuộc sống ấy là gì?
? Lần theo bước chân ông hoạ sĩ và cô kỹ sư ta
đến trước ngôi nhà anh ở. Em có nhận xét gì
khi bước vào ngôi nhà của anh thanh niên, về


- Tự tạo ra nguồn vui: đọc
sách, trồng hoa, chăn nuôi,
trồng cây thuốc, trồng rau...
- Sống ngăn nắp, chủ động,
12


cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống của anh?
khoa học: "một ngôi nhà 3
*Tích hợp giáo dục học sinh kỹ năng sống: gian sạch sẽ, bàn ghế, giá
Giáo viên hướng đến giáo dục Kỹ năng tự lập. sách, gọn gàng”; ngoài giờ
làm việc, anh còn trồng hoa,
nuôi gà, tự học...-> sự ngăn
nắp gọn gàng ây đã xoá tan
đi cái ý nghĩ thầm của ông
hoạ sĩ “Khách tới bất
? Qua việc đón tiếp khách, em cảm nhận thêm ngờ…”
nét tính cách nào của anh thanh niên ?
- Cởi mở, chân thành, quý
trọng tình cảm.
? Có người cho rằng, anh là người rất tình
- Tình nghĩa, chu đáo: Củ
nghĩa, chu đáo, em có đồng ý không? Hãy tam thất biếu vợ bác lái xe,
Bó hoa tươi tặng cô kỹ sư,
chứng minh ?
ấm nước trà nóng tiếp người
*Tích hợp môn Giáo dục công dân và giáo
dưới xuôi lên, làn trứng biếu
dục kỹ năng sống: Giáo viên hướng đến giáo
khách ăn đường.

dục học sinh Sống chan hòa với mọi người và
kỹ năng giao tiếp.

? Khi ông họa sĩ có ý muốn vẽ chân dung anh,
thái độ của anh như thế nào? Qua đó thể hiện
phẩm chất gì ở anh?
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật
chính, tác dụng của nó?

? Bên cạnh anh thanh niên, truyện còn có
những nhân vật nào khác?
? Suy nghĩ của ông họa sĩ về nghệ thuật và về
con người? Ngay những phút đầu tiên gặp anh
thanh niên, ông hoạ sĩ có thái độ, tâm trạng như
thế nào ?

? Vị trí của nhân vật ông họa sĩ trong truyện?
- Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên chốt ý.

- Từ chối khi ông hoạ sĩ
muốn vẽ chân dung, giới
thiệu những người khác
đáng cảm phục hơn ->Là
một người khiêm tốn.
- Nhân vật chính được miêu
tả qua điểm nhìn, cảm nhận
của nhân vật ông hoạ sĩ. Qua
đó, tập trung khắc hoạ, làm
nổi bật nhân vật chính.

b. Nhân vật ông họa sĩ và
các nhân vật khác:
* Ông hoạ sĩ:
- Là một nghệ sĩ đam mê
nghệ thuật, luôn khao khát đi
tìm đối tượng nghệ thuật,
luôn trăn trở về nghệ thuật.
- Gặp được anh thanh niên,
ông xúc đọng, bối rối; ông
biết đây là cơ hội hạn hữu
của nghệ thuật.
- Người kể chuyện nhập vào
cái nhìn, suy nghĩ của ông
họa sĩ để quan sát miêu tả từ
thiên nhiên đến nhân vật
13


? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã
tác động đến cô kĩ sư trẻ như thế nào?
*Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: Từ quyết
định của cô kĩ sư, giáo viên hướng đến giáo dục
học sinh kỹ năng ra quyết định- q uyết định
đúng đắn con đường mình đã lựa chọn.

? Bác lái xe có vai trò gì trong truyện?
? Tình cảm của bác với anh thanh niên ?

? Ngoài ra, truyện còn có những nhân vật nào
không xuất hiện trực tiếp? Họ là những con

người như thế nào? Họ có vai trò gì trong việc
thể hiện chủ đề của tác phẩm?
? Theo em vì sao tác giả không đặt tên cho các
nhân vật của mình? (Họ đại diện cho biết bao
con người lao động mới trên khắp nẻo đường
của đất nước).
? Truyện có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình,
bình luận với tự sự. Chỉ ra các chi tiết tạo nên
chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của
chất trữ tình đó.

chính của truyện.
- Từ những cảm xúc, suy tư
của ông về anh thanh niên và
những điều khác nữa đã làm
cho chân dung nhân vật
chính thêm sáng đẹp, và
chứa đựng chiều sâu tư
tưởng.
* Các nhân vật khác:
+ Cô kỹ sư trẻ: Qua cuộc gặp
gỡ với anh thanh niên, nghe
những điều anh nói, nhìn thấy
cuộc sống của anh đã khiến
cô:
- Hiểu thêm về ý nghĩa cao
quý của những con người
lao động thầm lặng như anh.
- Vững tin hơn về con
đường mà cô đã lựa chọn

(quyết định lên công tác ở
miền núi).
- Thể hiện tình cảm ơn với
người thanh niên: “Một ấn
tượng hàm ơn khó tả … anh
cho thêm cô”.
+ Bác lái xe:
- Qua lời kể của bác, kích
thích sự tò mò của ông họa
sĩ cô kĩ sư và người đọc về
sự xuất hiện của anh thanh
niên; biết được những nét sơ
lược về nhân vật chính.
+ Ông kỹ sư vườn rau và
anh kỹ sư làm bản đồ sét:
- Lao động âm thầm, lặng lẽ,
cống hiến sức mình cho Tổ
quốc.
- Góp phần thể hiện tư tưởng
chủ đề của tác phẩm.
3. Chất trữ tình của truyện:
- Các chi tiết tạo nên chất trữ
tình: Phong cảnh thiên nhiên
đẹp, thơ mộng của Sa Pa; vẻ
14


- Học sinh chỉ ra các chi tiết làm rõ vẻ đẹp trữ đẹp của cuộc sống một mình
tình của truyện.
giữa thiên nhiên lặng lẽ của

- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
anh thanh niên; cuộc gặp gỡ
tình cờ của ba nhân vật.
Nhưng chất trữ tình chủ yếu
toát lên từ nội dung truyện.
- Tác dụng: Tạo nên không
khí trữ tình cho tác phẩm,
nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp
của những sự việc, con
người rất bình dị được miêu
tả trong truyện, góp phần
làm cho chủ đề của truyện
được rõ nét và sâu sắc.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
III. Tổng kết
? Nhan đề truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” theo em có 1. Nội dung:
đúng là Sa Pa lặng lẽ không ? Vì sao?
- Truyện ca ngợi những con
(Sa Pa không lặng lẽ vì trong cái lặng im của người lao động như anh
Sa Pa có những con người đang miệt mài lo thanh niên làm công tác khí
nghĩ, làm việc cho đất nước).
tượng và cái thế giới những
- Học sinh trả lời, Học sinh khác bổ sung, giáo con người như anh. Tác giả
viên nhận xét, nhấn mạnh chủ đề của truyện.
muốn nói với người đọc:
"Trong cái im lặng của Sa
Pa...cho đất nước".
- Tác phẩm còn gợi ra những
vấn đề về ý nghĩa và niềm
vui của lao động tự giác, vì

những mục đích chân chính
đối với con người.
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình 2. Nghệ thuật:
huống, cách kể chuyện, sự kết hợp giữa các - Xây dựng tình huống hợp
phương thức biểu đạt trong truyện?
lí.
- Cách kể chuyện tự nhiên.
- Có sự kết hợp giữa tự sự,
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
trữ tình với bình luận.
- Giáo viên cho học sinh điền vào cột L (những IV. Luyện tập
điều học được) để kiểm tra mức độ tiếp thu nội
dung bài học của học sinh.
- Học sinh điền nội dung thông tin.
- Giáo viên thu phiếu, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố:
*Tích hợp KT Âm nhạc: Cho HS nghe bài hát
"Một rừng cây, một đời người" của nhạc sĩ Trần
15


Long Ẩn để bồi đắp, giáo dục lẽ sống cao đẹp.
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc diễn cảm tác phẩm, nắm vững ý nghĩa nội dung, giá trị nghệ thuật
của tác phẩm.
- Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vất:
anh thanh niên, ông họa sĩ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Đối với học sinh: Các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo

hứng thú cho các em khi học tập, các em vừa hiểu được nội dung bài học lại
vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác. Các em đã biết liên hệ và
vận dụng những kiến thức Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Tài liệu
Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục kĩ năng sống để có những cảm nhận rất tinh
tế, sâu sắc về vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, của phong cảnh Sa Pa; nắm
nội dung tư tưởng, chủ đề cũng như những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn, từ đó giúp các em vừa phát huy năng lực cá nhân vừa phát triển toàn diện
hơn về mọi mặt. Ở đây, các em có những liên hệ với bản thân một cách gần gũi,
thiết thực, biết xác định lí tưởng, lẽ sống cao đẹp cho bản thân.
Kết quả này được phản ánh qua kết quả khảo sát học sinh sau bài dạy
(phiều học tập KWL), qua các bài kiểm tra có nội dung liên quan đến bài học:
Bảng tổng hợp số lượng học sinh (Khối 9 - Trường Trung học cơ sở
Xuân Dương - Năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016) trong việc hiểu và vận
dụng nội dung bài học sau khi thực nghiệm:

62

SL
06

TL%
9,7

SL
20

TL%
32,2


Trung
bình
SL TL%
32 51,6

76

08

10,5

24

31,2

31

Năm học


số

9

2014-2015

9

2015-2016


Khối

Giỏi

Khá

54,4

Yếu kém
SL
04

TL%
6,5

03

3,9

- Đối với giáo viên: Với những kết quả như trên, đề tài này đã giúp động
viên, khích lệ tôi cùng đồng nghiệp trong trường tự tin mạnh dạn vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Thúc đẩy guiaos viên nghiên cứu, tìm
tòi và tăng cường vận dụng vào thực tế giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng bài dạy.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận: Xuất phát từ thực tế dạy học của đơn vị trong những năm
qua và yêu cầu đổi mới giáo dục, bản thân tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở tìm
nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học. Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu, tôi
mạnh dạn vận dụng quan điểm dạy học hiện đại này. Qua thực tế vận dụng, bản
thân nhận thấy đây là một phương pháp dạy học giúp phát huy tính cực của học

16


sinh, giúp các em hiểu bài sâu hơn và biết vận dụng nội dung bài học vào thực tế
cuộc sống, rèn luyện kĩ năng sống tốt hơn. Vì vậy, bản thân tôi sẽ tiếp tục vận
dụng và nhân rộng dự án này trong quá trình dạy học và không ngừng trau dồi
hiểu biết, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể vận dụng dạy - học tích
hợp một cách tốt hơn nữa. Đây cũng chính là điều kiện bước đầu để nhằm đáp
ứng quá trình đổi mới giáo dục một cách toàn diện.
Với đề tài này, việc dạy - học tích hợp liên môn bước đầu đã có những kết
quả rất khả quan. Tuy nhiên, vận dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong
phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp, hiệu quả với đặc điểm từng
bài học, môn học đòi hỏi người giáo viên không chỉ cần có kiến thức môn mình
dạy mà cần có hiểu biết, kiến thức các môn học khác và thời gian nghiên của bài
dạy để vận dụng khéo léo, đúng mức, phù hợp với nội dung của bài.
Bản thân kinh nghiệm còn ít, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi mới đưa
ra biện pháp trong một bài học (02 tiết) môn Ngữ văn (phân môn Văn học), bài
dạy minh họa là ở một tiết dạy cụ thể với một số phương pháp cụ thể mà trên
thực tế, nội dung dạy học tích hợp liên môn đã được triển khai thực hiện đồng
bộ ở nhiều môn, nhiều hình thức giáo dục, nhiều phương pháp dạy học đa dạng.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân cùng với đồng nghiệp trong trường
sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi có thêm nhiều nội dung phương pháp tích hợp ở
các bài học khác trong chương trình góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng môn học; giúp học sinh vừa phát huy năng lực cá nhân vừa phát triển
toàn diện hơn về mọi mặt: đức - trí- thể - mĩ.
3.2. Kiến nghị:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo mở các cuộc hội thảo, các chuyên đề về Dạy
học tích hợp liên môn để giáo viên được trao đổi, giao lưu, giúp họ dần thay đổi
nhận thức, nâng cao hiểu biết và xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Rất mong được các đồng chí cán bộ quản lí giáo dục, các bạn động

nghiệp góp ý, bổ sung để chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm dạy học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người thực hiện

Lê Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1. Công văn số 3535/BGDĐT- 5 GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về
việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các
phương pháp dạy học tích cực khác;
2. Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về việc
hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông;
3. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung
học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;
4. Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chỉ đạo
chuyên môn về dạy học tích hợp, liên môn của Phòng GD&ĐT Thường
Xuân, trường THCS Xuân Dương các năm học 2013-2014, 2014-2015,
2015-2016, 2016-2017.
5. Báo điện từ Vietnamnet.vn

6. Một số vấn đề chung về Dạy học tích hợp liên môn - Trường học kết
nối.edu.vvawn
7. Báo GD&TĐ.
8. Đề tài Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong dạy
học ngữ văn (Thư viện Giáo án).

DANH MỤC
18


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Xuân Dương

TT

1.

2.

3.

Tên đề tài SKKN
Một vài kinh nghiệm nhỏ góp
phần đổi mới hoạt động chấm
trả bài Tập làm văn lớp 9.
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 9 khắc phục những

lỗi thường gặp về nội dung
khi xây dựng đoạn văn nghị
luận.
Góp phần nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường cho HS
lớp 6 thông qua hoạt động
ngoại khóa môn GDCD.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD&ĐT
Thường Xuân

C

2008-2009


Phòng GD&ĐT
Thường Xuân

C

2012-2013

Phòng GD&ĐT
Thường Xuân

B

2014-2015

19



×