Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7,8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.98 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

TỪ THI PHÁP LOẠI THỂ TỚI VIỆC NÂNG CAO
HIỆU QUẢ DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG LUẬT
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7, 8

Người thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực Môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
A
I
II
III
1
2
3
B
I
II
1


2
III

1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4

2

PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng – phạm vi – phương pháp nghiên cứu
Đối tượng
Phạm vi
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Ưu điểm

Tồn tại
Những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thơ
Đường luật từ thi pháp loại thể
Nắm được nguồn gốc và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường
luật.
Những lưu ý cụ thể khi dạy thơ Đường luật.

IV
V
1
2

Thiết kế thử nghiệm
Kết quả kiểm nghiệm – so sánh, đối chứng
Trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian nghiên cứu vận dụng sáng kiến kinh nghiệm

9
17
17
18

VI
C
I
II

Bài học kinh nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mức độ, phạm vi của SKKN

Kiến nghị

18
19
19
20

1

4
5


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học văn để làm gì?
“Kích thích để một cái đẹp trong văn học nghệ thuật được phát triển và sinh sôi
nảy nở trong tâm hồn học sinh, để đi đến sự nổ vỡ im lặng trong tâm linh các
em là mục đích của việc dạy học văn” ( Nguyễn Viết Chữ - “ Phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương theo loại thể”).
Trước yêu cầu, mục đích của việc dạy học văn, là người giáo viên đứng
trên bục giảng tôi không tránh khỏi trăn trở dạy một tác phẩm văn chương thế
nào cho ra nhẽ, đọc một câu thơ sao cho “ vang nhạc sáng hình”? Giữa nói và
làm quả là một khoảng cách xa và rất khó.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 7, lớp 8 một số giáo viên
thường cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó với lý do: Thơ Đường luật
phức tạp về niêm – luật, đặc biệt là có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố Hán
Việt. Việc đưa một số bài thơ Đường luật vào chương trình sách giáo khoa lớp 7,
lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh? Đây là nỗi băn khoăn,
trăn trở của rất nhiều giáo viên. Thông qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổi

với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường chúng tôi nhận thấy rằng ý
kiến trên đây là chưa thỏa đáng. Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ
Đường luật, học sinh cũng không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn
dắt, gợi ý của giáo viên một cách có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng
tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ
Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ
việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm bắt nội dung – một nội
dung chứa đựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của các thi sĩ thuở trước. Hơn
nữa, nguyên tắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh được thực
hiện rất cụ thể trong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng Việt –Tập
làm văn được gọi theo một cái tên rất thích hợp là Ngữ văn ) mà thơ Đường luật
có thể xem là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là để luyện
tập. Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng từ
Hán Việt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Khi dạy thơ Đường luật, giáo viên cần cho học sinh thấy được rằng thơ
văn cổ là một bộ phận rất quan trọng, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca
Việt Nam – mặc dù là thể thơ bắt nguồn từ thơ ca Trung Quốc. Do đó, việc phân
tích thơ Đường luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên bản chữ Hán,
với bản dịch nghĩa, dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý nghĩa bài thơ và đánh
giá tác phẩm một cách đúng đắn. Muốn dạy thơ Đường luật ở lớp 7, lớp 8 có
hiệu quả, chúng ta nên dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung chương trình
SGK, phù hợp với việc đổi mới dạy và học theo hướng tích cực hóa do BGD &
ĐT đề ra.
Với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút được trong
những năm qua khi giảng dạy ngữ văn 7 và 8, tôi xin trình bày một số suy nghĩ
của mình đối với chuyên đề : “ Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả
dạy học thơ Đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7, 8”
1



II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi đặt ra vấn đề này tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những
kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi
nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn
môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế . . .
Đối với môn Ngữ văn, Hán Việt là lớp từ quan trọng. Vì vậy, việc học tập,
tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu tố
Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong các
bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách vận
dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật là
một nhu cầu cần thiết đối với học sinh.
Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu
thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự. Học sinh vừa học để
rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính
thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở
lớp 7, lớp 8 là những tác phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị
về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng văn học của dân tộc cũng như của
nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn cảm thấy lúng
túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đến
một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7, 8.
Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với
những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với
những tác phẩm này, học sinh THCS quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của
người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày
nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho
thời Nho học thuở xưa.
Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho một số tác phẩm, vì phải dạy như
thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với đặc trưng
thể loại, với nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Đây chính là mục

đích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh
nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh khối 7, 8 của trường THCS Hoàng
Sơn – Nông Cống – Thanh Hóa năm học 2015 -2016
2. Ph¹m vi nghiªn cøu:
- Tìm hiểu về:
+ Đặc trưng thi pháp của các thể thơ Đường luật
+ Cách dạy một số văn bản thơ Đường luật ở Ngữ văn 7, 8 ( thể thất ngôn bát cú
Đường luật, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ).
3. Phương pháp nghiên cứu

2


Trong quá trình viết tôi có sử dụng các phơng pháp: Quan
sát, so sánh, đối chiếu, điều tra, phỏng vấn, phơng pháp
nghiên cứu tài liệu

B. PHN NI DUNG
I. C S L LUN CA VN
Nhng bi th ng lut tuy chim mt thi lng khụng ln trong
chng trỡnh ng vn trung hc c s nhng do c im riờng bit ca th loi,
th ng lut thc s l i tng thỏch thc kh nng chim lnh ca ngi
dy vn v ngi hc vn. Xut phỏt t nhng vn thc tin trong ging dy
theo cm nhn ca cỏ nhõn tụi thỡ thc s giỏo viờn rt s khi thao ging v th
ng lut bi vỡ bn thõn cú nhng giỏo viờn cha cm nhn ht c cỏi hay
ca nhng bi th ng lut, nm bt lut th cũn m mng cho nờn gp phi
khú khn khi dy trờn lp. i vi giỏo viờn cũn hn ch thỡ vic yờu cu i

vi hc sinh lp 7, 8 tip thu v lnh hi nhng nột tinh hoa ca th ng lut
nh theo mc tiờu bi hc qu l mt vn cũn khú khn. õy cng l mt vn
ht sc trn tr i vi mi giỏo viờn khi ng lp.
Nh vy c s nghiờn cu: Nghiờn cu qua vic dy v hc th ng
lut trng Hong Sn trờn a bn xó Hong Sn Nụng Cng.
II. THC TRNG VN
1. u im
Trong nhng nm qua bn thõn tụi cng nh cỏc ng nghip trong t
chuyờn mụn ó t chc rt nhiu chuyờn v vic nõng cao cht lng dy th
ng lut trong nh trng khi lp 7 v lp 8. Ngoi ra cũn lm nhng
chuyờn hi tho v nm bt c im th ng lut v cỏch dy nhng bi
th ng lut khú trong chng trỡnh. Trong nhng chuyờn ú chỳng tụi ó
chỳ ý ti vn s dng dựng trc quan nh tranh nh minh ha v bng ph
to hng thỳ hc tp cho hc sinh nhng hiu qu cha cao vỡ tranh v minh
ha cho nờn cha m bo chớnh xỏc cao.
Trong quỏ trỡnh ging dy v th ng lut giỏo viờn cng ó cú gng
kt hp gii ngha t, hỡnh nh, in c, in tớch, hc sinh hiu rừ ý ngha
ca tng cõu th. Hng dn hc sinh phỏt hin, phõn tớch cỏi hay ca nhón t
trong bi th. Phõn tớch ngh thut (so sỏnh, tng trng, , v cỏc bin phỏp
ngh thut khỏc nu cú). Liờn h so sỏnh (nu cn). Qua cỏc hot ng suy lun ,
phõn tớch, phỏt hin, tho lun, nhn nh, giỏo viờn giỳp hc sinh tng hp,
khỏi quỏt bi th. Giỏo viờn giỳp hc sinh bỡnh lun ỏnh giỏ bi th v cỏch
miờu t cnh, cỏch ngh, cỏch din t tỡnh cm, cm xỳc ca tỏc gi.
2 Tn ti
Qua d gi ng nghip v thc t ging dy ca bn thõn, tụi nhn thy cú
mt s vn tn ti trong quỏ trỡnh dy nhng bi th ng lut nh sau:
- Giỏo viờn cha chỳ ý tớch hp vi phõn mụn Ting Vit dự cú rt nhiu kh
nng tớch hp bi dng vn t Hỏn Vit cho hc sinh, trong khi ú vn t
Hỏn Vit ca hc sinh cũn rt nhiu hn ch.
3



- Nội dung bài giảng còn hời hợt chưa có chiều sâu chủ yếu giáo viên còn mang
tính chất diễn xuôi nội dung của bài thơ. Giáo viên chưa khai thác hết được ý
nghĩa của bài thơ. Học sinh cảm nhận nội dung văn bản rất mơ màng một cách
bị động.
- Thực tế ,đa số giáo viên chưa chú ý vào phần giải thích ý nghĩa của các từ Hán
Việt chỉ chú ý hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ trong phần dịch
thơ. Vì thế mà học sinh nắm nội dung của bài học rất lơ mơ, không có kỹ năng
phân tích thơ Đường luật, không biết so sánh đối chiếu giữa phần nguyên tác với
bản dịch thơ, không nắm được nghệ thuật cơ bản . Khi hướng dẫn học sinh bản
thân giáo viên vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa thơ Đường luật với những bài thơ
thuộc thể thơ cổ phong Trung Quốc.
Thơ Đường luật là một nội dung kiến thức rất khó nhất là về đặc điểm
nghệ thuật có niêm luật chặt chẽ, gò bó, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, một số
bài ngôn ngữ bác học, trang trọng, cổ xưa, lại mới đưa vào chương trình Ngữ
văn 7, 8 điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Một số bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán nhưng vốn hiểu biết về từ Hán
Việt của các em còn hạn chế, lại ít sách tham khảo. Bên cạnh đó, học sinh chưa
có thói quen tự giác trong việc tìm, giải nghĩa các yếu tố Hán Việt để hỗ trợ cho
việc học thơ Đường luật. Như vậy dạy học thơ Đường luật như thế nào để đem
lại hiệu quả vẫn là trăn trở của không ít thầy cô giáo dạy môn Ngữ Văn.
III. NHỮNG KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
THƠ ĐƯỜNG LUẬT TỪ THI PHÁP LOẠI THỂ
1. Nắm được nguồn gốc và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.
1.1 Nguồn gốc của thơ Đường luật
Ở Trung Quốc, trước đời Đường ( 618 – 907) thơ chỉ cần có vần là được.
Từ đời Đường trở đi, người ta bày ra niêm, luật, đối chặt chẽ cho thơ. Đó là thơ
Đường luật cũng còn gọi là “cận thể” để phân biệt với thơ không cần luật trước
đó là thơ “cổ phong” . Đặc trưng cơ bản của thơ “cổ phong” là không có sự hạn

định chặt chẽ về số câu, số tiếng trong câu thơ, số câu trong bài thơ, về quan hệ
bằng trắc, về cách gieo vần và cách đối ngẫu. Đây là lối thơ tương đối tự do hơn
thơ cận thể đời Đường. Ví dụ cụ thể như bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
Đỗ Phủ ( Ngữ Văn 7 - Tập I ) là một bài thơ Đường (Trung Quốc) thuộc thể thơ
“cổ phong” chứ không phải thơ Đường luật. Như vậy thơ Đường luật đó là thể
thơ được làm theo luật đặt ra từ thời nhà Đường ở Trung Quốc ( 618 – 907 ) có
quy định chặt chẽ về luật thơ, số câu, số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp.
Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là thời đại hoàng kim
của thơ ca cổ điển phương Đông. Vì thế mà ở Việt Nam, từ đời Lý trở về sau,
thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Dù làm thơ chữ Hán hay chữ
Nôm, các thi nhân thời xưa đa số đều vận dụng theo thể Đường luật.
1.2. Đặc trưng thi pháp của các thể thơ Đường luật
Các thể thơ Đường luật trong chương trình ngữ văn THCS gồm: thât ngôn
bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường
luật. Thực tế trong quá trình giảng dạy rất nhiều giáo viên còn mơ màng về đặc
4


điểm của thể thơ chính vì thế mà dẫn đến dạy sai hoặc khai thác không đúng
hướng của một bài thơ Đường luật. Cho nên nắm chắc được đặc thi pháp loại thể
là điều hết sức cần thiết khi dạy thơ Đường luật.
* Cách luật ở một số bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau:
- Số câu, chữ: Mỗi bài thơ gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
- Cách gieo vần: Cả bài thơ chỉ có một vần ( độc vận ) gieo ở cuối các câu 1. 2.
4. 6. 8 ( chính lệ ) hoặc 2. 4. 6. 8 ( ngoại lệ ).
- Về đối ngẫu: Thực hiện ở bốn câu giữa( cặp câu thực, cặp câu luận), gồm đối
ý, đối thanh và đối từ loại.
- Luật bằng trắc: Trong câu thơ thì các tiếng “ Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục
phân minh” nghĩa là ở mỗi câu, các tiếng đứng ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứ
năm thì có thể bằng hoặc trắc, còn các tiếng nằm ở vị trí thứ hai, thứ tư, thứ sáu

thì phải tuân thủ nghiêm, làm khác đi là thất luật.
- Niêm: Tiếng thứ hai ở câu 1 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 8, tiếng
thứ hai ở câu hai phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 3, tiếng thứ hai ở câu 4
phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 5, tiếng thứ hai ở câu 6 phải cùng thanh
với tiếng thứ hai ở câu 7. Tóm lại, niêm là tiếng thứ hai của các câu sau đây phải
cùng thanh: 1 – 8; 2 – 3; 4 – 5; 6 – 7 -> nếu làm sai quy định này gọi là thất
niêm.
- Nhịp trong câu thơ thất ngôn Đường luật là 4/ 3:
“ Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà
Cỏ cây chen đá / lá chen hoa ”
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang )
- Bố cục: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục gồm bốn phần :
Đề, thực, luận, kết.
* Đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt :
Kết cấu của một bài thơ thuộc thể thơ này gồm bốn phần: Khai, thừa,
chuyển, hợp. Các yếu tố khác như vần, luật, niêm, đối đều phải tuân thủ theo
quy định chặt chẽ như ở thể thơ thất ngôn bát cú vừa nêu ở trên.
Dựa vào những đặc điểm của thể thơ Đường luật đã nêu trên kết hợp với
thực tế giảng dạy tại trường THCS bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số
vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy các bài thơ Đường luật trong chương trình THCS
để giúp cho học sinh có một cách tiếp nhận nội dung bài học một cách tương đối
đầy đủ và có kỹ năng phân tích một bài thơ Đường luật đúng theo đặc trưng của
thể loại .
2 Những lưu ý cụ thể khi dạy thơ Đường luật.
2.1. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Một số bài hoàn cảnh ra đời ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa của bài thơ.
Giáo viên không hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là
một điều rất đáng tiếc chưa đủ toát lên được tinh thần ý nghĩa của bài thơ.
Ví dụ khi dạy bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ( Phan Bội
Châu - Ngữ văn 8 - tập I ) để giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những chí

sỹ yêu nước đầu thế kỷ XX phải cho học sinh xác định hoàn cảnh ra đời của bài
thơ khi tác giả Phan Bội Châu đã từng bị kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912.
5


Ông viết để tự an ủi mình và cũng là để động viên khích lệ ý chí cách mạng của
đồng chí mình. Qua dòng cảm xúc của tác giả, chúng ta có thể cảm nhận được
một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của người cách mạng lúc sa cơ, rơi vào vòng tù
ngục. Họ đã bất chấp mọi gian khổ, hi sinh, thậm chí khi phải đối diện với cái
chết, họ cũng không hề sờn lòng nản chí. Như vậy chỉ với hoàn cảnh ra đời của
bài thơ bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh làm rung động lòng người...
Khi phân tích thơ Đường luật cần tạo tâm thế cho học sinh khi tiếp nhận
nội dung của bài thơ thì việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và hoàn cảnh lịch sử là
điều hết sức cần thiết .
2.2 Vận dụng phương pháp tích hợp
Tại sao lại phải vận dụng phương pháp tích hợp khi dạy thơ Đường luật ?
Nếu tích hợp thì tích hợp ở chỗ nào và tích hợp như thế nào cho hiệu quả ?
Như chúng ta đã biết đa số các bài thơ Đường luật là làm bằng chữ Hán
chính vì vậy mà khi tiếp cận văn bản học sinh rất là bỡ ngỡ và dường như không
hiểu nên không có hứng thú khi học thơ Đường luật mà ngược lại rất sợ học
những bài thơ này. Khi ta dạy một bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán thì việc
cho học sinh tìm hiểu chú thích phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt là điều
cần thiết nên làm vừa có tác dụng giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức,
nắm chắc và có chiều sâu kiến thức nhưng đồng thời bồi dưỡng vốn từ Hán Việt
cho học sinh làm phong phú thêm vốn từ cho các em và từ việc hiểu nghĩa của
từ, các em bước đầu vận dụng từ Hán Việt trong thực hành giao tiếp và trong
việc tạo lập văn bản . Như vậy đó chính là sự tích hợp giữa phân môn văn với
tiếng Việt. Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các
yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:
Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán

Việt ngay sau khâu đọc văn bản ( giáo viên có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học
sinh bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh )
Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân
tích văn bản. Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh đọc
phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan.
Ví dụ khi phân tích câu 1 của bài thơ “ Nam quốc sơn hà” ( Sông núi
nước Nam ) ( Ngữ văn 7 - tập I): “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Giáo viên có thể hỏi : Ở dạng phiên âm, câu thơ này có nghĩa như thế nào?
Dựa vào chú thích số ( 1) trong SGK, hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong “Nam
đế”? Cách dùng từ “ đế” trong trường hợp này có tác dụng gì?
- Đế là vua, vương cũng là vua. Nhưng đế được coi là lớn hơn vương.
-> Vậy chữ đế trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các
hoàng đế Trung Hoa thể hiện rõ thái độ tự tôn, niềm tự hào dân tộc.
Như vậy khi phân tích câu thơ giáo viên đã lồng ghép giải nghĩa các yếu
tố Hán Việt đó chính là cách tích hợp văn bản với tiếng Việt. Không chỉ có bài
“ Nam quốc sơn hà ” mà còn rất nhiều bài khác nội dung tích hợp được chú ý
tới bút pháp sáng tác và cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, nhà thơ.
2.3 Đối chiếu nguyên tác với bản dịch
Khi phân tích tác phẩm thơ Đường luật, được làm bằng chữ Hán thì một
công việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua đó là giáo viên giúp học sinh so
6


sánh đối chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ để có điều kiện hiểu
rõ, hiểu chính xác nội dung, dụng ý của tác giả. Thực tế trong quá trình giảng
dạy có rất nhiều giáo viên không chú ý đến khâu này, ở trên lớp chỉ bám vào
phần dịch thơ để hướng dẫn học sinh khai thác mà quên đi bản nguyên âm. Cho
nên việc khai thác nội dung nghệ thuật của văn bản rất hời hợt. Qua thực tế
giảng dạy một số năm trước tôi thấy không phải bài thơ Đường luật nào bằng
chữ Hán cũng có phần dịch thơ sát nghĩa với phần phiên âm, lột tả hết được ý

nghĩa của phần phiên âm.
Thao tác so sánh không phải nhằm chê người dịch thơ mà là bước đầu tập
dượt một thao tác khoa học nhỏ để rèn kỹ năng khi phân tích một bài thơ Đường
luật và đồng thời để học sinh thấy được bất cứ một cảm nhận văn học nào cũng
phải dựa trên câu chữ có cơ sở để khẳng định. Thao tác này theo cá nhân tôi
thiết nghĩ đó là thao tác vô cùng quan trọng trong một tiết dạy thơ Đường luật.
Nếu giáo viên chưa làm được điều này thì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
tiết dạy như tôi đã trình bày ở trên.
2.4 Hướng cho học sinh chú ý tới các nhãn tự .
Nhãn tự - các từ có tính chất chìa khóa để làm nổi bật cái thần của bài thơ
vì ngôn từ trong thơ Đường luật hết sức hàm súc, cô đọng, giàu chất tưởng
tượng, giàu cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ trong bài thơ “ Vọng lư sơn bộc bố”
( Xa ngắm thác núi lư) . Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ là tác giả sử
dụng ngôn ngữ tinh luyện, chính xác và giàu hình ảnh. Trong mỗi câu thơ, Lý
Bạch dùng một “thi nhãn” ( mắt thơ ) để miêu tả. Thi nhãn ở đây là những động
từ: “sinh” ( phát ra ở câu 1), “quải”( treo – câu 2). Hai động từ “ phi lưu” (bay,
chảy ) đặt ở đầu câu 3 diễn tả tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác. Hai tính
từ nối tiếp “ trực há ”( thẳng xuống ) gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên nhiên
của thác núi Lư. Nếu sự bất ngờ, đột biến của từ ngữ được Lý Bạch thể hiện ở
ba câu trên, thì đến câu thơ cuối, động từ “ lạc ”( rơi tuột ) được tác giả sử dụng
tài tình khéo léo làm nổi bật nội dung của toàn bộ bài thơ. Tất cả các nhãn tự
trên đều lột tả được thần thái của cảnh sắc làm nổi bật được cái cảnh tượng thiên
nhiên hùng vĩ, tráng lệ đẹp huyền ảo. Dưới ngòi bút của Lý Bạch, hình ảnh của
thác núi Lư trở lên sống động, mãnh liệt và kỳ vĩ. Qua đó giúp ta cảm nhận được
tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, tình yêu thiên nhiên say đắm của tác giả.
Vì ngôn từ trong thơ Đường luật hết sức hàm súc cô đọng, ý tại ngôn
ngoại nên khi khai thác giáo viên luôn hướng dẫn học sinh bám vào từ ngữ đặc
sắc độc đáo trong câu thơ để phân tích tìm ra ý thơ mà tác giả đã gửi gắm.
2.5 Chỉ ra được phép đối ngẫu cụ thể và phân tích tác dụng.
Đối ngẫu là một đặc điểm trong thơ Đường luật. Ví dụ trong bài “ Qua

đèo Ngang ” ( Ngữ văn 7 - tập I ) giáo viên có thể hướng cho học sinh khai thác
nghệ thuật đối ở cặp câu thực và câu luận: Đối thanh, đối về từ loại, đối ý. Nghệ
thuật đối gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm
rạp, câu dưới gợi sự ít ỏi lèo tèo thưa thớt của những quán chợ nghèo
-> Làm cho cảnh đèo Ngang càng thêm vắng vẻ hoang sơ bộc lộ nỗi buồn man
mác của lòng người trước cảnh tượng đầy vẻ xa lạ.
Tương tự như thế ở các bài thơ Đường luật khác thì giáo viên cần phải
cho học sinh phân tích nghệ thuật đối và tác dụng của nó. Sự đăng đối giữa các
7


cặp câu trong bài làm cho bài thơ không những cân đối hài hòa mà còn tạo chất
nhạc vừa tạo họa cho bài thơ. Tuy nhiên không phải bài thơ Đường luật nào
cũng cần khai thác nghệ thuật đối . Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ
động linh hoạt lựa chọn khai thác nghệ thuật đối cho phù hợp với nội dung yêu
cầu bài thơ.
2.6 Chọn cách phân tích một bài thơ Đường luật phù hợp, linh hoạt với nội
dung của bài thơ (căt ngang theo bố cục luật thơ hoặc phân tích theo lối bổ dọc)
Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lý nhất là cắt
ngang theo bố cục. Phải chăng bao giờ “cắt ngang” cũng là một phương pháp tối
ưu với một bài thơ Đường luật?
Thông thường là trong tiết giảng thơ Đường luật trên lớp Giáo viên hay
phân tích cắt ngang theo bố cục ( bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn phần : khai - thừa
– chuyển – hợp ; bài thơ bát cú cũng có bố cục bốn phần : đề - thực – luận –
kết) . Nếu giáo viên trong quá trình giảng dạy bài thơ Đường Luật nào cũng
phân tích theo bố cục trên thì có lúc sẽ rơi vào chỗ gượng ép khiên cưỡng.
Thực tế, không phải bài thơ nào cũng có kết cấu bốn phần một cách cứng
nhắc như vậy. Do đó khi phân tích kết cấu của một bài thơ Đường luật phải bám
sát vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt cái khuôn bốn phần đó vào bất cứ
bài nào mà giáo viên cần phải linh hoạt để làm nổi bật nội dung của bài thơ.

Ví dụ cũng là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “ Qua đèo
Ngang” giáo viên có thể phân tích theo bố cục đề - thực – luận – kết nhưng đối
với bài “ Bạn đến chơi nhà” cần phải phân tích theo lối “bổ dọc” tức là theo
mạch cảm xúc của nhà thơ cụ thể như sau:
+ Phần thứ nhất: Câu 1 cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
+ Phần thứ hai: Câu 2 -> câu 7 cảm xúc về gia cảnh
+ Phần thứ ba: Câu 8 cảm nghĩ về tình bạn.
Tóm lại phân tích văn bản theo cách nào là tùy thuộc vào thực tế của văn
bản không nên rập khuôn một cách máy móc miễn là làm sao phải làm nổi bật
được cái thần thái của bài thơ.
2.7 Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc sáng tạo
“ Thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng khác gì một tiếng kêu vô
vọng trên giữa cánh đồng hang và đầy cỏ dại” ( N.I. Kudriasep).
Đọc sáng tạo - đây là phương pháp sinh ra từ đặc trưng bộ môn. Đòi hỏi
người đọc, người nghe đều phải chú ý đến từ, câu nhịp điệu… gây cảm xúc và
kích thích hoạt động hình dung tưởng tượng, biết phân tích, đánh giá, thưởng
thức tác phẩm. Phương pháp đọc sáng tạo tác động đến người đọc, người nghe
cả âm thanh và tư tưởng cùng một lúc. Phương pháp này hầu như thường trực
trong tiết học, lúc bắt đầu xem xét, sau khi phân tích tác phẩm văn chương.
Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài thơ thì cách đọc đúng cũng là
vấn đề rất quan trọng. Đọc diễn cảm , đọc cho âm vang bài thơ lên bổng xuống
trầm, cách ngắt nhịp, chú ý ở những từ ngữ có gí trị biểu cảm bởi vì thơ Đường
luật có tính hàm súc cao.
2.8 Vận dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin.

8


Trong một giờ giảng văn nói chung và một giờ giảng văn về thơ Đường
luật nói riêng ta cần sử dụng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả .

Trước hết, giáo viên khi soạn bài cần phải xác định nội dung nào cần trình
chiếu và quan trọng là phải trình chiếu vào lúc nào cho phù hợp tránh tình trạng
đưa một cách tràn lan, sử dụng các hiệu ứng rất rối học sinh khó quan sát.
Ví dụ khi dạy bài “ Vọng lư sơn bộc bố ” của Lý Bạch (Ngữ văn 7- tập I )
thì giáo viên cần phải đưa nguyên tác, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ lên màn
chiếu phục vụ trực tiếp việc học sinh so sánh đối chiếu giữa bản dịch thơ và
nguyên tác để làm nổi bật được nội dung , dụng ý của tác . Giáo viên sưu tầm
hình ảnh cho học sinh quan sát một số thác nước (Thác Cam Li ở Đà Lạt; Thác
Bản Dốc ở Cao Bằng , thác nước Angét cao nhất thế giới...) phần giới thiệu bài
để tạo sự hấp dẫn theo dõi chú ý của học sinh ngay từ đầu...
Ngoài việc sử dụng tranh ảnh thì giáo viên còn sử dụng trình chiếu vào
những chỗ cần thiết như khắc sâu và nhấn mạnh nội dung kiến thức cơ bản ở
mỗi phần phân tích thì giáo viên có thể đưa lên màn chiếu.
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi được đúc rút từ sự trải
nghiệm thực tế của bản thân và của đồng nghiệp trong những năm đã dạy về thơ
Đường luật . Tuy nhiên không phải khi dạy bất cứ một bài thơ Đường luật nào
chúng ta cũng phải đưa vào khai thác tất cả các nội dung trên như vậy nó hơi
cứng nhắc mà trước hết giáo viên cần nắm vững kiến thức để lựa chọn cách khai
thác sao cho phù hợp với nội dung bài học để mang lại hiệu quả cao.
IV. THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM
Sau đây là một tiết soạn minh họa cụ thể về một bài thơ Đường luật
trong chương trình Ngữ văn 7 - tập I
Tuần 9
Tiết 34
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
( Vọng lư sơn bộc bố)
( Lí Bạch )
A. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thác núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong

tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ, bước đầu có ý thức và biết sử dụng
phần dịch nghĩa ( kể cả phần dịch nghĩa từng chữ ) trong việc phân tích tác
phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, niềm say mê khám phá, thưởng thức cái đẹp.
B. Phương pháp và phương tiện
- Phương pháp: đọc diễn cảm, tích hợp, gợi tìm, thảo luận, phát vấn…..
- Phương tiện :
+ Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về thác nước…
+ Trò : đọc kỹ phần nguyên tác , dịch nghĩa, dịch thơ và phần chú thích giải
nghĩa các từ Hán Việt, trả lời câu hỏi sách giáo khoa .
C . Tiến trình dạy học
9


1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
? Em hãy kể tên những bài thơ trữ tình trung đại được sáng tác theo thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt Đường luật? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ này?
3. Bài mới:
* Giới thiệu vào bài mới: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một bài thơ
cũng được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng đây là bài thơ
do chính các nhà thơ Đường sáng tác. Bài thơ sẽ mở đầu cho chùm thơ Đường
của các nhà thơ Đường mà các em sẽ học . Đó là bài “ Vọng Lư Sơn bộc bố” của
một nhà thơ nổi danh được người đời mến mộ gọi là “ thi tiên”
? Cả lớp đọc thầm nghĩa từng chữ trong tên nhan đề bài thơ ở phần chú thích
SGK Trang 109. Hãy cho biết trong nhan đề bài thơ có những chữ nào mà em
đã được học ? ( Vọng: xa trông, Sơn: núi)
Thông qua nhan đề em hãy xác định đối tượng mà tác giả miêu tả trong bài thơ
là gì? – Học sinh trả lời. Giáo viên trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh một số

thác nước nổi tiếng:

Thác Camly – Đà lạt – Lâm Đồng

Thác An-ghet

10


Thác núi Lư cũng là một kỳ quan nổi tiếng của Trung Quốc, cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú đã làm rung động và chắp cánh cho hồn thơ lãng mạn của Lý
Bạch.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Chân dung nhà thơ Lý Bạch

Nội dung
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả ( chân dung Lý Bạch )

? Em hãy nêu những hiểu biết của em
về tác giả và về tác phẩm?

- Lý Bạch ( 701 – 762) là nhà thơ
nổi tiếng của Trung Quốc đời nhà
Đường. Ông được mệnh danh là “thi
tiên”.
- Sáng tác trên 1000 bài thơ

Chiếu bài thơ gồm cả ba bản.
b. Tác phẩm:
- Là một bài thơ hay viết về đề
tài thiên nhiên.
- Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và
-Giáo viên chiếu bài thơ lên trên phong cách thơ Lý Bạch.
bảng, gọi học sinh đọc với giọng rắn2 . Đọc và tìm hiểu chú thích
rỏi, rõ ràng chú ý nhịp điệu của bài
thơ là nhịp 4/3.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu chú
thích
Hoạt động 2
II . Phân tích
Phân tích tác phẩm
? Thông qua bản dịch thơ và dịch
nghĩa, có mấy nội dung được phản
ánh trong văn bản này?
- Cảnh thác núi Lư; Tâm trạng của
nhà thơ.
1. Cảnh thác núi Lư.
? Căn cứ vào đầu đề bài thơ hãy xác - Tác giả ngắm thác từ xa
định vị trí ngắm thác của tác giả?
11


-Vọng: ngắm; Dao khan: nhìn xa, -> Dễ phát hiện ra vẻ đẹp toàn cảnh
trông xa
Câu 1:
? Vị trí này mang lại ưu điểm gì?
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

? Đọc câu thơ thứ nhất cho biết câu Nắng rọi Hương Lô khói tía bay.
thơ tả núi hay tả thác?
- Tả núi Hương Lô
? Dựa vào chú thích SGK em hãy nêu
những hiểu biết về núi Hương Lô?
- Là ngọn núi cao ở phía Tây Bắc
của dãy Lư Sơn bốn mùa mây phủ,
đứng xa trông như chiếc “lò hương”
nên gọi là Hương Lô.
? Có một nhà văn nhận xét: “Trong
thơ Lí Bạch, Hương Lô được khám
phá ở sự tương tác giữa mặt trời và
núi” em có cho lời nhận xét đó là
đúng không?
? Dựa vào những từ ngữ nào trong
câu thơ mà em cảm nhận được sự
tương tác đó?
-> Sử dụng động từ: chiếu, sinh
Từ : chiếu, sinh
? Các từ trên thuộc từ loại nào mà em
đã được học? Hãy giải thích nghĩa
của hai từ đó?
? Các chi tiết đó gợi tả một cảnh
tượng như thế nào?
- Ngọn núi Hương Lô đang tắm trong
ánh nắng mặt trời và những làn hơi
nước phản quang ánh sáng mặt trời
đã chuyển thành một màu tím vừa
rực rỡ vừa kỳ ảo. Với động từ
“ sinh” ở nguyên tác, ánh sáng mặt

trời xuất hiện như chủ thể làm cho
mọi vật sinh sôi, nảy nở trở lên sống
=> Hương Lô rực rỡ, lung linh, huyền ảo
động.
? Em có nhận xét gì về cảnh núidưới ánh nắng mặt trời.
Hương Lô?
? So với bản dịch thơ với nguyên tác,
em thấy khác như thế nào?
- Không dịch chữ “Sinh” mà dịch
thành “Bay”
? Không có từ “Sinh” thì ý nghĩa của
12


câu có gì thay đổi không?
- Sự vật mất đi mối quan hệ giao
hoà, không khí huyền ảo bị xua tan.
- Câu thơ thứ nhất tạo phông nền
làm cho vẻ đẹp của thác nước được
miêu tả trong 3 câu sau vừa như có
cơ sở hợp lý, vừa thêm lung linh
huyền ảo.
? Trên nền cảnh núi rực rỡ, lung linh, Câu 2:
huyền ảo, dòng thác được miêu tả Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Xa trông dòng thác trước sông này.
như thế nào ?
Câu thứ hai : - như một tấm lụa
buông rủ xuống giữa khoảng vách -> So sánh
núi và dòng sông
? Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ

thuật gì?
? Đây là cảnh tĩnh hay động? - tĩnh.
? Từ nào biến dòng thác vốn tuôn - Từ Quải - treo, đã biến dòng thác
chảy ầm ầm xuống núi thành bứcđang chảy( cái động ) thành giải lụa
tranh phong cảnh tĩnh lặng? - “ treo” trắng mềm mại treo trước dòng sông (cái
? So sánh câu thơ dịch với nguyêntĩnh ).
tác, em thấy bản dịch thơ bỏ đi mất
từ nào? Từ đó có ý nghĩa gì?
- Còn sót từ “Quải” - treo. Vì vậy
câu thơ dịch chỉ là một câu kể thông
thường không có gì gợi cảm.
? Như vậy từ Quải (treo) cùng phép
so sánh độc đáo đã vẽ nên một vẻ đẹp-> Thác núi Lư tĩnh lặng, tráng lệ,
mới của thác núi Lư. Đó là vẻ đẹp gì? mềm mại, nên thơ.
? Thác nước như một nhà văn đã tả “
Như sấm động, như ngàn con ngựa hí
vang trời” mà tại sao Lý Bạch lại tả
như tấm lụa treo rủ xuống. Em thấy
sự so sánh có hợp lý không? Vì sao?
- So sánh hợp lý. Vì tác giả quan sát
từ xa nên không nhìn thấy sự chuyển
động của dòng nước. Nước chảy
thành dòng liên tục, trắng xoá trông
xa tưởng như nước ngưng lại kết Câu 3:
thành một dải lụa mỏng buông rủ “ Phi lưu trực há tam thiên xích”
xuống
(Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước
Học sinh đọc câu thơ thứ 3.
? Cảnh ở câu 3 có gì khác với cảnh ở
câu 2?

13


- Cảnh từ tĩnh chuyển sang động...
? Những từ nào đã đưa dòng thác trở - Phi lưu: Nước chảy như bay- nước
lại thế động ? Em hãy giải thíchlao vun vút đến chóng mặt.
- Trực há: Rơi thẳng xuống ( từ độ
nghĩa của hai từ trên?
cao ba ngàn thước)
-> Động từ mạnh gợi độ cao và độ
dốc của thác nước.
? Việc sử dụng các động từ mạnh như
vậy có tác dụng gợi tả đặc điểm gì
của thác nước?
- Núi cao, Vách đá dựng đứng hun -> Thác núi Lư đẹp dữ dội, mạnh
mẽ, hùng vĩ.
hút choáng ngợp.
? Ở câu thơ thứ 3, Lý Bạch lại cho ta
thấy vẻ đẹp khác của thác núi Lư. Đó
là vẻ đẹp như thế nào?
Chính vẻ đẹp độc đáo , kỳ diệu ấy
của núi Lư đã chắp cánh cho hồn
thơ phóng khoáng, lãng mạn của Lý
Bạch bay cao ca ngợi công trình kỳ
Câu 4
vĩ , tráng lệ của thiên nhiên, tác giả
- Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
đã đưa một nét vẽ phóng thần tình ở
( Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây )
câu cuối của bài thơ.

Tưởng giả Ngân Hà tuột khỏi mây.
? Trong câu thơ cuối, tác giả đã sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em
-> So sánh: Dòng thác như dải Ngân Hà
hãy chỉ rõ biện pháp nghệ thuật đó?
? Em đã nhìn thấy sông Ngân Hà
chưa? Dựa vào chú thích SGK, em
hãy miêu tả lại?
14


- Sông Ngân là dải mây màu trắng
vắt ngang bầu trời do các ngôi sao li
ti hợp thành, thường nhìn thấy trong
những đêm trời quang.
? Hãy phân tích cách sử dụng từ ngữ
của tác giả “ Nghi thị”, “ lạc” trong
câu thơ để thấy rõ việc dùng từ độc
đáo, táo bạo?
- GV bình: “Nghi thị”: Tức là đã
biết sự thực không phải vậy mà vẫn
cứ tin là thật. Đó là nhờ ma lực của
nghệ thuật. Chữ " lạc” dùng rất đắt
vì dòng Ngân Hà vốn nằm theo chiều
ngang vắt qua bầu trời, còn dòng
thác lại đổ theo chiều thẳng đứng
cho nên tác giả dùng chữ “ lạc” là
hết sức hợp lý thần tình.
? Tại sao ngắm nhìn thác núi lư mà
nhà thơ lại “ nghi thị” – ngỡ là sông

Ngân từ chín tầng trời rơi xuống?
- Vì: Thác núi Lư và sông Ngân đều
có những nét giống nhau về màu sắc
( màu trắng) và sự kì ảo. Dải Ngân
Hà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh,
lung linh. Mặt trời chiếu vào thác
cũng như dải ánh sáng lấp lánh lung
linh.
? Em có nhận xét gì về biện pháp so
sánh mà tác giả sử dụng trong câu
 Sáng tạo, bất ngờ, độc
thơ?
? Để tạo được một hình ảnh sáng tạo,
đáo, trí tưởng tượng
độc đáo như vậy , tác giả cần có năng
phong phú
lực nào?
? Tưởng tượng và so sánh thác như- > Thác núi Lư đẹp kì vĩ , huyền ảo
dòng sông Ngân rơi từ chín tầng trời
xuống nghĩa là tác giả đã khái quát
được những vẻ đẹp nào của dòng
thác?
-> GV bình: Với hình ảnh thơ độc
đáo ấy, tác giả đã nối liền mặt đất
với bầu trời, nối cõi thực với cõi ảo,
đưa giải Ngân Hà chỉ có trong tưởng
tượng kia xuống trần gian này và
đưa vào dòng thác núi Lư đẹp đến
15



huyền ảo kia mãi đi vào cõi vĩnh
hằng của cái đẹp muôn thuở, cái đẹp
của ước mơ và khát vọng. Với hình
ảnh so sánh ấy, câu thơ cuối thực sự
là câu “danh cú” “ thần cú” đúng
như Tô Đông Pha ( Đời Tống) nhận
xét: Trời khiến Ngân Hà sa xuống
đất, xưa nay chỉ có bài thơ của Lý
Bạch mà thôi!
? Sau khi tìm hiểu, em hãy nêu những
2. Tình cảm của nhà thơ trước
cảm nhận của em về thác núi Lư ?
Thác núi Lư
GV chuyển: Bài thơ không chỉ đơn
thuần là tả cảnh mà trong cảnh còn
- ngắm, trông, tưởng
có tình.
? Tìm trong bài thơ, các từ chỉ sự có
-> Thể hiện sự say mê khám phá
mặt của nhà thơ nơi thác núi Lư?
? Sử dụng các từ đồng nghĩa như vậy những vẻ đẹp tráng lệ của thiên
nhiên với một tình cảm đắm say,
có tác dụng gì?
mãnh liệt.
=> Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với
? Ở đây Lý Bạch đã bộc lộ lòng yêu những vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, phi
quí thiên nhiên đến mức nào? Từ đó thường của thiên nhiên; tính cách
em hiểu gì về tâm hồn và tính cách mãnh liệt, hào phóng.
III. Tổng kết:

thơ Lý Bạch?
1.Nghệ thuật:
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh tổng kết - Ngôn từ chọn lọc,
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng - Có những hình ảnh liên tưởng, so
từ ngữ , hình ảnh của tác giả trongsánh bất ngờ độc đáo.
2.Nội dung:
bài thơ
? Với những từ ngữ hình ảnh đó góp- Ca ngợi vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy,
phần làm nổi bật nội dung gì của bàitráng lệ của thác núi Lư.
- Bộc lộ tình yêu thiên nhiên , tính
thơ?
? Qua bài thơ em hiểu thêm được gìcách mạnh mẽ, hào phóng của
về tâm hồn và tính cách nhà thơ Lý nhà thơ.
Bạch?
? Sau khi học bài thơ em rút ra bài
học gì khi làm văn tả cảnh?
3 .Luyện tập củng cố:
Qua bài học hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của
thác núi Lư ?
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ , nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Chuẩn bị bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
D. Rút kinh nghiệm
16


V. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM – SO SÁNH, ĐỐI CHỨNG
1. Trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy
Trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy tôi tiến hành

khảo sát việc học sinh nắm bắt kiến thức về thơ Đường luật bằng một số bài
kiểm tra một tiết, mười lăm phút. Thời gian khảo sát đối với học sinh khối 7
( năm học 2015- 2016 ) vào tuần 9 của chương trình , khi học sinh đã học hai thể
loại thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. Kết quả cụ thể như sau:
Chất lượng môn Ngữ văn khối 7 qua khảo sát giữa học kì I:
Lớp

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
số SL
%
SL
%
SL
%
SL
7A
30
2
7
06
20
14
47
08
7B
30
2

7
04
13
15
50
09

%
26
30

Đối với khối 8 vào đầu năm học 2015 -2016 ( vì các em đã được học toàn
bộ thơ Đường luật ở lớp 7) thì kết quả cụ thể như sau:
Lớp
8A
8B


số
26
25

Giỏi
SL
%
3
12
2
8


Khá
SL
05
06

%
19
24

Trung bình
SL
%
12
46
12
48

Yếu
SL
06
05

%
23
20

Qua kết quả khảo sát cho thấy kết quả học tập còn thấp, ít em cảm nhận
được cái hay của thơ Đường luật . Sự cảm nhận văn bản thơ Đường luật của học
sinh rất nông cạn đa số học sinh chỉ nêu được đề tài nói đến trong bài thơ và một
khía cạnh nội dung rất nhỏ, còn nghệ thuật và đặc điểm cơ bản thơ Đường luật

như nghệ thuật đối, bố cục, cách gieo vần ngắt nhịp, dấu hiệu nhận biết thể thơ,
và cách khai thác hình ảnh từ ngữ trong thơ Đường luật hầu như các em còn rất
bỡ ngỡ. Kết quả của học sinh cũng phản ánh một phần những lúng túng của giáo
viên. Chính vì bản thân luôn trăn trở trước kết quả giảng dạy thơ Đường luật nên
tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về vấn đề khai thác thơ Đường
luật như thế nào cho hiệu quả.
2. Sau một thời gian nghiên cứu vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian nghiên cứu vận dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi có khảo
sát lại chất lượng học sinh năm học 2015 -2016 thì kết quả có sự chuyển biến, cụ
thể như sau:
- Chất lượng khối 7 qua khảo sát cuối học kì I
Lớp
7A
7B


số
30
30

Giỏi
SL
%
4
13
3
10

Khá
SL

08
06

%
27
20

Trung bình
SL
%
13
43
16
53

Yếu
SL
05
05

%
17
17

17


- Chất lượng môn Ngữ văn khối 8 qua khảo sát cuối học kì II
Lớp
8A

8B


số
26
25

Giỏi
SL
%
5
19
4
16

Khá
SL
8
8

%
31
32

Trung bình
SL
%
9
35
10

40

Yếu
SL
4
3

%
15
12

Qua kết quả của học sinh cho thấy:
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về thơ Đường luật (bố cục, vần,
đối, nhịp thơ ...) , biết phân tích ý nghĩa giá trị của một bài thơ Đường luật, bước
đầu biết phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hay. Đặc biệt đã rèn được kỹ năng so
sánh đối chiếu bản nguyên tác,dịch nghĩa, dịch thơ. Trong quá trình làm bài các
em cũng đã có sự chú ý bám vào từ ngữ hình ảnh đặc sắc trong bài thơ để làm
nổi bật được thần thái của bài thơ.
- Vốn từ Hán Việt của học sinh phát triển lên rất nhiều. Ngoài ra các nội dung
mà các văn bản trên đề cập, cách thể hiện tình cảm của các nhà thơ học sinh
cũng học tập được rất nhiều: Tình cảm với quê hương, tình cảm giữa con người
với con người. Từ đó giáo viên sẽ tích hợp phần Tập làm văn: Văn biểu cảm.
- Điều quan trọng là học sinh bước đầu tỏ ra rất hứng thú với việc học các bài
thơ này . Các tiết học không khô khan như tôi vẫn thường nghĩ lúc đầu . Nhiều
học sinh có cảm nhận rất tốt về các bài thơ có nội dung gần gũi quen thuộc - ví
dụ: “ Xa ngắm thác núi Lư ”( lớp7 ) hay văn bản “ Qua đèo ngang” ( lớp 7 )
hoặc văn bản “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” ( lớp 8 ).
Tất cả những kết quả đạt được trên sẽ giúp ích cho học sinh rất nhiều khi
các em tiếp tục được tiếp xúc với thể loại thể thơ này ở các lớp trên . Quá trình
tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu thơ Đường luật qua thi pháp loại thể qua mỗi

tiết học Văn bản đã có sự ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập môn Ngữ Văn
của học sinh không chỉ qua những con điểm mà quan trọng hơn là qua thái độ
thích thú của các em với các tiết học của bộ môn hết sức quan trọng này.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những trải nghiệm thực tế qua quá trình vận dụng thi pháp loại thể để nâng
cao hiệu quả dạy học thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8 bước
đầu thành công, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau đây:
- Phải có sự nghiên cứu bài học thật kĩ càng, sự chuẩn bị chu đáo cả về phía
giáo viên và học sinh.
- Giáo viên phải nắm chắc được khái niệm, đặc điểm, bản chất của thơ Đường
luật và biết cách vận dụng linh hoạt vào từng văn bản sao cho phù hợp với bố cục và
nội dung bài học để học sinh thấy hứng thú và mới mẻ.
- Giáo viên nên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để tiết kiệm thời gian và tạo
sự hấp dẫn cho bài học sinh động và hiệu quả.

18


C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. MỨC ĐỘ, PHẠM VI TÁC DỤNG CỦA SKKN
Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng tôi luôn trăn trở,
tâm huyết với nghề, tôi hiểu con đường tôi đang đi và sự nghiệp tôi đã lựa chọn.
Bởi vậy tôi luôn khao khát được cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người
thiêng liêng và cao cả với tấm lòng “ Tất cả vì học sinh thân yêu.”
Từ những kiến thức và phương pháp sư phạm được đào tạo đến việc
truyền đạt những kiến thức ấy tới học sinh là cả một chặng đường dài, đòi hỏi
người giáo viên phải không ngừng vươn lên, học hỏi và sáng tạo. Để dạy tốt
môn Ngữ văn là cả một nghệ thuật, điều đó có nghĩa là người giáo viên chính là
một nghệ sĩ sao cho đến với mỗi giờ học, học sinh thấy hứng thú, say mê.
Đặc biệt dạy và học thơ Đường luật, theo tôi, dẫu là một tiết học còn

nhiều khó khăn nhất định, nhưng nếu giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo, nắm bắt
được đặc trưng thể loại thơ Đường luật, đồng thời biết vận dụng, kết hợp các
phương pháp và khéo léo dẫn dắt học sinh phân tích và cảm nhận cái hay cái đẹp
của thơ Đường luật thì hiệu quả dạy và học sẽ cao hơn. Chúng ta đang tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học nên từ nội dung chương trình sách giáo khoa đến
phương pháp dạy học mới cũng còn nhiều vấn đề phải bàn để hoàn thiện dần
dần . Vì thế theo tôi những đề xuất, những đóng góp của giáo viên nhằm cải tiến
chất lượng học tập bộ môn không phải là một sớm một chiều có thể thành công
ngay được mà nó là sự tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều năm học .
Những đề xuất đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm “ Từ thi pháp loại thể
tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ Đường luật trong chương trình ngữ
văn lớp 7, 8” chỉ là những kinh nghiệm, đóng góp của cá nhân tôi đã vận dụng ở
tại trường THCS Hoàng Sơn và bước đầu đạt hiệu quả cụ thể ở mức độ học sinh
đã nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản cũng như dấu hiệu nhận diện đặc
điểm của thể thơ Đường luật, điều này có tác dụng hỗ trợ tốt cho các em học
sinh lớp 8 khi làm văn thuyết minh về một thể loại văn học ( thơ thất ngôn bát
cú ) không còn cảm thấy bỡ ngỡ.
Tuy nhiên một vài cách giải quyết vấn đề mà tôi trình bày ở trên chắc
chắn sẽ mang chủ quan cá nhân. Song theo tôi điều quan trọng nhất là bản thân
mỗi người dạy phải tự nghiên cứu, tự tìm tòi cho mình một hướng đi, một
phương pháp dạy để đạt được hiệu quả giờ dạy cao nhất . Còn vận dụng như thế
nào để đạt được điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng giáo
viên, tuỳ điều kiện của từng trường .
“ Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ Đường
luật trong chương trình ngữ văn lớp 7, 8” là vấn đề hết sức cần thiết để giúp
học sinh cảm thụ bằng tri giác những tình cảm đẹp, nhãn quan thẩm mỹ của các
thi nhân thời xưa một cách tường tận, âu cũng là cách học phù hợp với xu hướng
hiện đại mang tính chất “ôn cổ tri tân”.
19



Với kinh nghiệm thực tế qua việc thực hiện đề tài này, tôi mong được
đóng góp thêm một ý kiến nhỏ vào quá trình thảo luận kinh nghiệm mà các đồng
nghiệp đang tham gia rất sôi nổi. Tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và
học môn Ngữ Văn nói chung và thơ Đường luật nói riêng.
II. KIẾN NGHỊ
Bên cạnh việc tự bản thân giáo viên không ngừng hoàn thiện trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, tôi có một vài đề xuất như sau: Các cấp quản lý đầu tư thêm các
trang thiết bị dạy học cho bộ môn Ngữ văn đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại như
máy chiếu bởi hiện nay như ở trường tôi mới chỉ có 1 máy, không đáp ứng đủ nhu
cầu của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Phòng giáo dục cần tổ chức các buổi
hội thảo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và thảo luận về các sáng kiến dạy học từ các
bản sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao hằng năm để chúng tôi có điều kiện học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến, đề xuất của cá nhân tôi, rất mong được sự góp
ý, bổ sung của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày25 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thanh Huyền

20



21


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Tập I – NXB giáo dục
2. Sách giáo viên ngữ văn 7 tập I – NXB Giáo dục
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập I, II – NXB giáo dục
4. Sách giáo viên ngữ văn 8 - tập I, II – NXB Giáo dục
5. Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp – Hoàng Hữu Bội – NXB Giáo
dục
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 )
môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
7. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích
cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
8. Giáo trình Phương pháp dạy học văn - Tập II – NXB Giáo dục , 1991
9. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - Nguyễn Viết Chữ



×