Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cảng vụ hàng hải hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS.Đặng Công Xƣởng đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu
này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, ngƣời đã đem
lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau
đại học Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các tổ chức, các nhân đã hợp tác chia sẻ
thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦACẢNG VỤ
HÀNG HẢI .................................................................................................................................. 4
1.1LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm quản lý……………………………………………………….…...4
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nƣớc ............................................................................ 6
1.2LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI ....... 12
1.2.1 Mô hình quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam ..................................................... 12
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ Hàng hải ........................ 16
1.2.3Dịch vụ cảng biển ........................................................................................................... 17
1.3 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC TẠI CẢNG BIỂN ....................................................................................................... 18
1.3.1 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 ............................................................................... 18
1.3.2 Các văn bản dƣới luật ................................................................................................... 19
1.4 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC HÀNG HẢI ................................................. 22
1.5 NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TẠI CẢNG BIỂN .................................... 23
1.5.1 Khái niệm năng lực quản lý nhà nƣớc tại cảng biển ............................................. 23
1.5.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý nhà nƣớc tại cảng biển ......................... 24
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦACẢNG VỤ
HÀNG HẢI HẢI PHÒNG ..................................................................................................... 25
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG ................................. 25
2.1.1 Tổng quan về cảng biển Hải Phòng........................................................................... 25
2.1.2 Các loại hình hoạt động tại cảng biển Hải Phòng .................................................. 29

2.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tại cảng biển Hải Phòng .......................... 31
2.2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI CẢNG BIỂN HẢI
PHÒNG ....................................................................................................................................... 35
2.2.1 Các hoạt động hàng hải ................................................................................................ 35
2.2.2 Công tác quản lý giao thông tàu biển khu vực cảng Hải Phòng ........................ 36
iii


2.2.3 Thực trạng về công tác An toàn hàng hải tại cảng Hải Phòng ........................... 37
2.2.4 Thực trạng công tác điều tra tai nạn hàng hải và kiểm tra, giám sát các hoạt
động hàng hải trong vùng nƣớc cảng biển Hải Phòng .................................................... 40
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA CẢNG VỤ
HẢNG HẢI HẢI PHÒNG ..................................................................................................... 41
2.3.1 Giới thiệu Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ................................................................. 41
2.3.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ........................... 44
2.3.3 Thực trạng về hoạt động phối hợp giữa Cảng vụ Hàng hải và các cơ quan
quản lý nhà nƣớc tại cảng biển Hải Phòng......................................................................... 49
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG
CÔNG TÁCQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦACẢNG VỤ HÀNG HẢI HẢI PHÒNG
....................................................................................................................................................... 56

2.4.1 Đánh giá chung về kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc của
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ................................................................................................ 56
2.4.2 Đánh giá chung về hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ
Hàng hải Hải Phòng ................................................................................................................. 57
CHƢƠNG 3:BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀNƢỚC
CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI HẢI PHÒNG .................................................................... 59
3.1 PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2016VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN.............................................................................................................................. 59
3.1.1 Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2016 ......................................................................... 59

3.1.2 Giải pháp tổ chức thực hiện......................................................................................... 59
3.1.3 Cơ chế chính sách và quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở tại cảng biển Hải Phòng ... 61
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI HẢI PHÒNG .................................................................... 63
3.2.1 Công tác quản lý hoạt động hàng hải trong khu vực cảng biển Hải Phòng ............ 63
3.2.2 Kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải và xử lý vi phạm .................................... 68
3.2.3 Công tác an ninh hàng hải............................................................................................ 69
3.2.4 Công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão ........................... 69
3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phƣơng tiện của Cảng vụ Hàng
hải Hải Phòng ............................................................................................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 74

iv


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng
Biểu đồ chiều dài cảng và lƣợng hàng hóa thông qua
cảngbiển Hải Phòng

Trang
27


2.2

Biểu đồ lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng

27

2.3

Đặc điểm địa hình các luồng tại thành phố Hải Phòng

33

2.4

Bảng biểu diễn độ sâu luồng qua các năm từ 2008 đến năm

35

2014
2.5

2.6

2.7

Bảng số liệu các vụ tai nạn đƣợc điều tra trong vùng nƣớc
cảng biển Hải Phòng từ năm 2012 đến năm 2015
Bảng thống kê số lƣợng tàu thuyền và hàng hóa thông qua
khu vực cảng biển Hải Phòng năm 2014 và năm 2015
Bảng thống kê số lƣợng tàu thuyền và hàng hóa thông qua

khu vực cảng biển Hải Phòng năm 2013 - 2015

vi

38

47

50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Mô phỏng hoạt động quản lý

6

2.1

Tổng chiều dài và lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển Hải
Phòng

27


2.2

Lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng

28

2.3

Biểu đồ lƣợt hành khách và lƣợt tàu qua cảng biển Hải Phòng

29

2.4

Hệ thống bến cảng tổng hợp và container

29

2.5

Đặc điểm địa hình luồng Hải Phòng

33

2.6

Kế hoạch điều động tàu trên trang Website Cảng vụ Hàng hải
Hải Phòng


48

vii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử và sự phát triển của ngành hàng hảichứng minh rằng kinh tế biển
luôn đƣợc đánh giá là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ lực là cảng biển. Nơi
nào có cảng biển, nơi đó thành phố sẽ phát triển về công nghiệp nặng, kinh tế và
ngoại thƣơng. Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng đẩy mạnh.
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm bên bờ Biển Đông - cầu nối quan
trọng giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Hiện
nay hầu hết khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hóa chuyển tải đƣợc vận
chuyển bằng đƣờng biển qua Biển Đông. Với vị trí thuận lợi về địa kinh tế và địa
chính trị, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có một số Nghị quyết,
chính sách về lĩnh vực liên quan đến biển. Trong giai đoạn tới, xuất phát từ nhu
cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền của quốc gia đối với biển, đảo, vùng trời của tổ quốc, yêu cầu nƣớc ta
cần phải có chiến lƣợc biển toàn diện để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của
biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội theo chủ nghĩa xã hội, hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng ven
biển đƣợc xác định là ngành cơ bản, đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc
liên kết và đẩy mạnh kinh tế, xã hội không chỉ tại vùng biển mà còn tại các vùng
miền khác trong cả nƣớc. Ngoài ra, phát triển cảng biển còn tạo động lực mạnh mẽ
thúc đẩy các ngành khác nhƣ: vận tải biển, công nghiệp đóng tàu, dịch vụ hàng hải,
dịch vụ xuất nhập khẩu và cung ứng tàu biển.
Với sự kiện Việt Nam ký kết Hiệp định TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dƣơng) năm 2015, số lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam bằng
đƣờng biển dự báo còn tăng cao. Điều này đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác

nâng cấp hệ thống cảng Việt Nam, đặc biệt là vấn đề cải cách thủ tục hành chính,
đƣợc xem là “điểm yếu” trong hoạt động thƣơng mại quốc tế. Theo đánh giá của
Cục Hàng hải Việt Nam, trong thời gian tới, nhiều chủng loại tàu, đặc biệt các tàu
1


có trọng tải lớnsẽ cập cảng tại hệ thống cảng biển Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu
đó, bên cạnh việc mở rộng quy mô của các cảng biển Việt Nam, vấn đề nâng cao an
toàn trong hoạt động hàng hải cũng nhƣ năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
hàng hải cần đƣợc xem trọng.
Quản lý Nhà nƣớc về hàng hải là sự tác động của Nhà nƣớc vào các đối
tƣợng quản lý để tổ chức và phối hợp hoạt động của các đối tƣợng đó, bảo đảm
thực hiện đúng đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc nhằm
đạt mục tiêu phát triển ngành theo định hƣớng đề ra. Với tƣ cách là “Cơ quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hàng hải tại cảng biển và vùng nƣớc cảng
biển”, Cảng vụ hàng hải giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý của
ngành. Vì vậy, việc tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả đối với công tác quản lý nhà
nƣớc về hàng hải tại khu vực cảng biển là một vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, việc đảm bảo an toàn hàng hải và an
ninh các tàu thuyền hoạt động trong khu vực cảng biển là cần thiết, cấp bách và đòi
hỏi phải có phƣơng án theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng đề tài
“Biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ hàng hải Hải
Phòng” là cần thiết với mục đích đáp ứng các mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội
của thành phố, thực hiện nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc đối với vùng cảng
biển Hải Phòng.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc và quản lý
nhà nƣớc tại cảng biển.
Thứ hai, đánh giá thực trạngquản lý nhà nƣớc của Cảng vụ Hàng hải Hải
Phòng trong giai đoạn 2011- 2015.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc của Cảng
vụ Hàng hải Hải Phòng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu năng lực quản lý nhà nƣớc của
Cảng vụ hàng hải trong điều phối giao thông và quản lý tàu thuyền ra, vào cảng, di
chuyển và phối hợp điều tiết giao thông, dự báo đâm va, phối hợp tìm kiếm cứu
2


nạn, chỉ báo vị trí, tốc độ chạy tàu trong các khu vực hạn chế, việc neo đậu, tình
trạng tàu và hàng hoá... trên cơ sở các quy định của pháp luật hàng hải hiện hành
khi tàu thuyền hoạt động tại khu vực cảng Hải Phòng trong giai đoạn 2011 - 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc hoàn thành dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê số liệu liên quan đến hàng hoá, hành
khách, tàu thuyền hoạt động tại khu vực cảng biển Hải Phòng, để nắm rõ tình hình
hoạt động của tàu thuyền tại cảng, các chủng loại hàng hoá, số lƣợng, kích thƣớc,
tải trọng các loại phƣơng tiện thƣờng xuyên ra vào cảng, các khu neo đậu, chuyển
tải, mật độ giao thông tại luồng hàng hải và khu vực cảng biển.
- Phƣơng pháp thu thập, phân tích các dữ liệu liên quan đến tình hình khí
tƣợng thuỷ văn, địa hình địa lý tại vùng biển Hải Phòng để xác định những thuận
lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên có thể ảnh hƣởng tới hoạt động hàng hải của
tàu thuyền, hạn chế hay thuận lợi của việc quản lý nhà nƣớc của cơ quan chức
năng đối với hoạt động của tàu thuyền.
- Phƣơng pháp so sánh và lựa chọn:Trên cơ sở những nghiên cứu về tình
hình hoạt động của tàu thuyền, những thuận lợi hay khó khăn của cơ quan chức
năng do điều kiện tự nhiên mang lại, những thành tựu khoa học có thể áp dụng vào
việc quản lý, khả năng tài chính và hiệu quả của việc đầu tƣ từ đó đƣa ra phƣơng
án khả thi nhất.
5. Cấu trúc của Luận văn

Cấu trúc của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục
lục, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1:Lý luận chung về quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ hàng hải.
Chƣơng 2:Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ Hàng hải Hải
Phòng
Chƣơng 3: Biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc của Cảng vụ
Hàng hải Hải Phòng.

3


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA
CẢNG VỤ HÀNG HẢI
1.1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
1.1.1 Khái niệm quản lý
Hiện nay, thuật ngữ “Quản lý” có nhiều cách giải thích khác nhau. “Quản
lý” theo cách hiểu chung nghĩa là điều hành, chỉ huy. Quản lý đƣợc hiểu theo hai
góc độ: góc độ tổng hợp mang tính chính trị, xã hội và góc độ mang tính hành
động thiết thực[11]. Cả hai cách nhìn nhận này đều có cơ sở khoa học và thực tế.
- Quản lý hiểu theo góc độ tổng hợp mang tính chính trị xã hội rộng lớn là

sự kết hợp giữa kiến thức và lao động[11].
Sự phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời gắn liềnba yếu tố nổi lên rõ nét,
đó là tri thức, lao động và quản lý,trong ba yếu tố này, sự kết hợp hài hòa giữa tri
thức và lao động tạo thành quản lý. Nó thể hiện trƣớc hết ở chế độ chính sách, ở
cơ chế, biện pháp quản lý và nhiều khía cạnh tâm lý xã hội khác. Ngƣời quản lý
phải biết điều hành tổ chức sao cho ngƣời bị quản lý luôn có đƣợc tinh thần lao
động thoải mái, tâm huyết, đóng góp năng lực và trí tuệ đểtạo ra thành phẩm,
mang lại lợi ích cho bản thân, cho xã hội.

- Quản lý hiểu theo góc độ mang tính hành động thiết thực [11].

Theo quan điểm này, quản lý gồmba loại hình:
+ Thứ nhất: con ngƣời điều khiển các đồ vật vô tri vô giác để bắt chúng phát
triển và thực hiện theo ý chí của ngƣời điều khiển, gọi là quản lý trong kỹ thuật.
+ Thứ hai: con ngƣời điều khiển các vật hữu sinh không phải con ngƣời, để
bắt chúng phải thực hiện theo ý chí của ngƣời điều khiển, gọi là quản lý trong sinh
học, thiên nhiên, môi trƣờng,...
+ Thứ ba: con ngƣời điều hành con ngƣời gọi là quản lý xã hội.
4


Quản lý xã hội đƣợc Các Mác đánh giá là “chức năng đặc biệt sinh ra từ tính
chất xã hội hoá lao động” [6].
Nhấn mạnh nội dung trên Các Mác chỉ rõ: Tất cả mọi lao động xã hội trực
tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn thì ít nhiều
cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung... Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì phải cần phải có nhạc trƣởng [6].
Từ đó, ta có thể hiểu: quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với
quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của ngƣời quản lý.
Quản lý ra đời chính nhằm mục đích mang lại hiệu quả lớn hơn, năng suất
cao hơn trong công việc. Thực chất của quản lý con ngƣời trong tổ chức nhằm đạt
mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất[5].
Tóm lại, có thể hiểu đầy đủ và toàn diện về “Quản lý” nhƣ sau:
“Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản
lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, cơ cấu tổ chức để đạt đƣợc mục đích đặt ra trong điều kiện biến động
của môi trƣờng”[5].

Hoạt động quản lý có thể hiểu gồm các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hoạch định: nghĩa là xác định mục tiêu, xây dựng chiến lƣợc quyết định

những công việc cần làm trong tƣơng lai và lên các kế hoạch hành động.
- Lãnh đạo: nghĩa là định hƣớng, giúp và đôi khi thực hiện công việc cùng

các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt đƣợc mục tiêu theo kế hoạch đã
đề ra.
- Kiểm soát: nghĩa là giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch

đề ra.
Có thể mô phỏng hoạt động quản lý nhƣ sau:
5


QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ
Lập kế hoạch
NGUỒN LỰC
- Nhân lực
- Tài lực
- Vật lực
- Thông tin

Lập kế hoạch

13

Lập kế hoạch

KẾT QUẢ

- Đạt mục tiêu
- Mục tiêu đúng
- Hiệu quả cao

Lập kế hoạch

Hình 1.1: Mô phỏng hoạt động quản lý
1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Theo giáo trình Nhà nƣớc và pháp luật, quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc
hiểu là: Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình điều hành, tổ chức các hoạt
động trong xã hội để đạt những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động, tổ chức, điều chỉnh mang tính quyền lực
Nhà nƣớc, thông qua hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc bằng công cụ, phƣơng tiện,
cách thức tác động của Nhà nƣớc đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính
trị,văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống theo đƣờng lối, Nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc [5].
Quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc là hoạt động tổ chức, điều hành của bộ
máy Nhà nƣớc, đƣợc hiểu là bao hàm sự tác động tổ chức của quyền lực Nhà nƣớc
trên các phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Theo cách hiểu này, quản lý
nhà nƣớc đƣợc đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm
chủ".

6


Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và

hoạt động của con ngƣời theo pháp luật, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, các cơ quan Nhà nƣớc nói chung cần thực
hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà
nƣớc nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của đơn
vị mình.
1.1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước
Trong hệ thống xã hội, nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội nhƣ: Đảng,
Nhà nƣớc, tổ chức chính trị xã hội,đoàn thể nhân dân, các hiệp hội...Các chủ thể
hoạt động quản lý khác nhau nên quản lý nhà nƣớc có những điểm khác biệt.
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nƣớc là cơ quan quản lý hành chính
trong bộ máy Nhà nƣớc thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tƣ
pháp.
Thứ hai, đối tƣợng quản lý nhà nƣớc là nhân dân và các tổ chức
trong phạm vi tác động quyền lực nhà nƣớc.
Thứ ba, vì tính đa dạng, phong phú về lợi ích, hoạt động của các
nhóm ngƣời trong xã hội, quản lý nhà nƣớc diễn ra trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống gồm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng, ngoại giao nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Thứ tƣ, quản lý nhà nƣớc mang tính quyền lực của nhà nƣớc, lấy
pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội[11].
Trong quản lý nhà nƣớc, quản lý hành chính là hoạt động đa dạng, trung
tâm, chủ lực vì hoạt động hành chính mang tính tổ chức và điều hành để thực hiện
tính chất quyền lực nhà nƣớc trong quản lý xã hội.
Quản lý hành chính nhà nƣớc, tuy nhiên, có phạm vi hẹp hơn quản lý nhà
7


nƣớc. Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền hành
pháp của Nhà nƣớc, nghĩa là hoạt động chấp hành và điều hành. Thứ hai, chủ thể

của quản lý hành chính nhà nƣớc bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức, viên
chức hành chính nhà nƣớc trong hệ thống Chính phủ từ cơ sở đến Trung ƣơng.
Do đó, quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc hiểu là hoạt động thực thi quyền
hành pháp của Nhà nƣớc.Đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, bổ sung bằng
quyền lực pháp luật nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con ngƣời do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ƣơng đến cơ sở
tiến hành để đảm bảo những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện,
nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn
các nhu cầu hợp pháp của con ngƣời trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
[5].
1.1.3. Hình thức và phương pháp quản lý nhà nước
1.1.3.1 Hình thức quản lý nhà nước
Hình thức quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu là sự biểu hiện về hoạt động quản lý
của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong công tác thực hiện các chức năng
nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ chức [5].
Các hình thức quản lý hành chính nhà nƣớc gồm:
- Những hình thức pháp lý đƣợc pháp luật quy định cụ thể về nội

dung, trình tự và thủ tục. Hoạt động này là hình thức quản lý quan trọng,
thiết yếu và đƣợc phân loại nhƣ sau:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Là hình thức pháp lý
quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nƣớc của các chủ thể quản
lý hành chính nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Ban hành văn bản áp dụng pháp luật: là hình thức hoạt động chủ
yếu của các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Nội dung của hình thức này là
áp dụng một hoặc nhiều quy phạm pháp luật vào trƣờng hợp cụ thể,
8


trong những điều kiện cụ thể. Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật

phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính cụ
thể.
+ Các hoạt động mang tính chất pháp lý khác: Là hình thức pháp
lý quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Hoạt động
này đƣợc tiến hành khi phát sinh những điều kiện tƣơng ứng đƣợc định
trƣớc trong quy phạm pháp luật nhƣng không cần ban hành văn bản áp
dụng pháp luật. Đó là những hoạt động nhƣ: đăng ký những sự kiện nhất
định; áp dụng những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp
luật;hoạt động công chứng; lập và cấp một số giấy tờ nhất định.
- Những hình thức không pháp lý chỉ đƣợc pháp luật quy định

khuôn khổ chung để tiến hành lựa chọn phƣơng thức, cách thức quản
lý[5].
Đây là hình thức hoạt động thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền,
pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền đƣợc lựa chọn việc thực hiện để
đảm bảo tính chủ động, hiệu quả của hoạt động[5].
1.1.3.2 Phương pháp quản lý nhà nước
Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc là áp dụng các phƣơng pháp điều hành, tổ
chức trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc với mục đích các chức năng,
nhiệm vụ cũng nhƣ thẩm quyền của cơ quan đó và các chức vụ quản lý hành chính
nhà nƣớc đƣợc thực hiện đảm bảo, hiệu quả[11].
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc sử dụng rất nhiều phƣơng pháp quản lý và
đƣợc phân làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất: Các phƣơng pháp quản lý chung.
- Phƣơng pháp kế hoạch hoá: Ở tầm vĩ mô của Nhà nƣớc,

phƣơng phápnày đƣợc dùng để đặt chƣơng trình mục tiêu và xây dựng
kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; dự báo xu thế vàxây dựng chiến
9



lƣợc phát triển kinh tế - xã hội; lập quy hoạch tổng thể và chuyên ngành.
Ở tầm vi mô của cơ sở, phƣơng pháp này đƣợc dùng đểđánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối, tính toán các chỉ tiêu kế
hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra.
- Phƣơng pháp thống kê: Đƣợc các cơ quan hành chính nhà nƣớc

sử dụng để tiến hành điều tra khảo sát, phân bố, sử dụng các phƣơng
pháp tính toán nhƣ: số bình quân gia quyền, chỉ số, tƣơng quan quyết
định, tƣơng quan hồi quy... để đánh giá thực trạng và phân tích nguyên
nhân của hiện tƣợng quản lý, làm cơ sở khoa học ban hành quyết định
quản lý. Sử dụng các phƣơng pháp thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý
để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng.
- Phƣơng pháp toán học:áp dụng các phƣơng pháp toán học nhƣ

sơ đồ mạng, ma trận, vận trù học... trong điều hành, tổ chức; sử dụng
máy điện toán để thu thập, xử lý và lƣu trữ thông tin; toán học hoá các
chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội; tính toán các cân đối liên ngành
trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý.
- Phƣơng pháp tâm lý - xã hội: là phƣơng pháp tác động vào tâm

tƣ, tình cảm, nguyện vọng của ngƣời lao động, xây dựng môi trƣờng lao
động thân thiện, quan tâm, tạo dựng không khí hồ hởi, sôi nổi, thúc đẩy
niềm yêu thích công việc, nhiệt huyết, đam mê của ngƣời lao động gắn
bó với tập thể, không chỉ giải quyết cho họ những vƣớng mắc trong công
tác, mà còn động viên, giúp đỡ họ những lúc khó khăn trong cuộc sống
thƣờng nhật.
- Phƣơng pháp sinh lý học: bố trí nơi công tác phù hợp với sinh

lý, nguyện vọng củangƣời lao động, tạo ra môi trƣờng thoải mái trong

làm việc nhằm tăng hiệu quả lao động [5].
Nhóm thứ hai: bốnphƣơngpháp chủ yếu của khoa học quản lý.
- Phƣơng pháp giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức: là phƣơng pháp tác

10


động về tƣ tƣởng, tinh thần của con ngƣời để họ giác ngộ lý tƣởng, ý
thức chính trị và pháp luật, nhận biết đúng - sai, tốt - xấu. Trên cơ sở ý
thức đúng sẽ dẫn đến hành động tốt, con ngƣời sẽ có trách nhiệm, có kỷ
luật, lƣơng tâm, không vi phạm pháp luật, hăng hái lao động. Việc giáo
dục chính trị, tƣ tƣởng không nên mang tính giáo điều, hô hào suông mà
nên là những việc làm, hành động cụ thể, có kế hoạch thực hiện rõ ràng
cho từng giai đoạn phát triển nhất định, trang bị cho ngƣời lao động đủ
kiến thức, năng lực, tâm huyết để đảm đƣơng công việc do yêu cầu thực
tiễn. Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng không chỉ đối với đối tƣợng quản lý mà
cả đối với chủ thể quản lý.
- Phƣơng pháp tổ chức (biện pháp tổ chức): là biện pháp rèn

luyện con ngƣời vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cƣơng thông qua các quy
chế, quy trình, nội quy hoạt động của cơ quan, bộ phận và phải cƣơng
quyết thực hiện một cách nghiêm túc, dân chủ và công bằng. Thực hiện
tốt biện pháp này, trách nhiệm và kỷ luật đƣợc giữ vững và nâng cao,
dẫn đến hiệu quả công việc cao. Ngƣợc lại nếu tƣ tƣởng không lành
mạnh, ổn định, sẽ dẫn tới hiệu quả công việc thấp, gây mất đoàn kết nội
bộ.
- Phƣơng pháp kinh tế (hiệu quả): là phƣơng pháp tác động gián

tiếp đến hành vi của đối tƣợng quản lý thông qua đòn bẩy kinh tế, tác
động đến lợi ích của con ngƣời[5].

Việc tác động đến lợi ích sẽ làm cho các khách thể quản lý phải tự
giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình tốt nhất mà không phải
đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần. Tuy nhiên, phải biết kết hợp đúng đắn ba
loại lợi ích: lợi ích ngƣời lao động, lợi ích tập thể và lợi ích Nhà nƣớc.
Trong đó, lợi ích ngƣời lao động là động lực trực tiếp, lợi ích Nhà nƣớc
là tối cao.
- Phƣơng pháp hành chính (cấm đoán, bắt buộc): là phƣơng pháp

11


quản lý bằng cách đƣa ra các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc
đối với đối tƣợng quản lý, yêu cầu đối tƣợng quản lý chấp hành thực
hiện nghiêm túc. Đặc trƣng của phƣơng pháp này là sự tác động trực tiếp
lên đối tƣợng bằng cách quy định đơn phƣơng nhiệm vụ và phƣơng án
hành động của đối tƣợng quản lý.
Phƣơng pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt
động quản lý. Cơ sở của phƣơng pháp này là nguyên tắc tập trung, dân
chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dƣới đối với cấp trên và tính chất
bắt buộc thi hành những mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đối với cấp dƣới.
Phƣơng pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý
đƣợc tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ luật nhà nƣớc.
Phƣơng pháp hành chính đƣợc thực hiện qua các nội dung:
+ Quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính
nhà nƣớc.
+ Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dƣới quyền,
giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó.
+ Thoả mãn đơn phƣơng yêu cầu hợp pháp của công dân.
+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của
cấp dƣới.

+ Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế cần thiết[5].
Nhƣ vậy, trong bốn phƣơng pháp này, phƣơng pháp giáo dục tƣ tƣởng, đạo
đức là chủ yếu, phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và nghiêm túc. Biện pháp tổ
chức là hết sức quan trọng, mang tính khẩn cấp. Phƣơng pháp kinh tế là biện pháp
cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc. Phƣơng pháp hành
chính là rất cần thiết, nhƣng phải đƣợc sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý.
1.2 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
1.2.1 Mô hình quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam
Công tác tổ chức quản lý và đầu tƣ xây dựng, khai thác cảng biển Việt Nam
hiện nay đƣợc điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt Bộ Luật
12


Hàng hải Việt Nam, Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng và các luật liên quan khác.Theo
quy định tại các luật này, công tác quản lý nhà nƣớc chuyên ngành tại cảng biển
đƣợc giao cho các cơ quan, cụ thể nhƣ sau:
1.2.1.1 Về mô hình chức năng cảng biển
Trong những năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã phát triển một cách
vƣợt bậc về số lƣợng và chất lƣợng. Theo chính sách đổi mới của Đảng và Chính
phủ, chủ thể quản lý cảng biển Việt Nam đƣợc mở rộng gồm cả hình thức quản lý
nhà nƣớc và hình thức liên doanh. Đầu tƣ phát triển cảng biểnyêu cầu một nguồn
vốn lớn hơn rất nhiều so với đầu tƣ vào các lĩnh vực khác của ngành hàng hải. Mô
hình quản lý cảng biển nhƣ vậy có thể đƣợc chia theo các mô hình chức năng sau:
-

Mô hình công ty nhà nƣớc quản lý trực tiếp: hầu hết các cảng tổ chức

theo mô hình này. Hiện nay doanh nghiệp cảng đƣợc thành lập và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, sở hữu, bảo dƣỡng, khai thác, cung cấp các dịch vụ
xếp dỡ hàng hóa và trực tiếp quản lý lực lƣợng lao động tại cảng.

-

Mô hình công ty thƣơng mại hóa cảng: một số cảng đƣợc tổ chức theo

mô hình này. Hoạt động của cảng gắn liền với chức năng kinh doanh của Công ty
thƣơng mại đó.
1.2.1.2 Về mô hình quản lý khai thác cảng biển
Về cơ quan quản lý cảng, đối chiếu với các nƣớc trên thế giới, mô hình của
Việt Nam có thể đƣợc xếp vào các hình thức sau:
- Mô hình cảng dịch vụ công: Đây là mô hình quản lý cảng biển mà Nhà
nƣớc sở hữu toàn bộ vùng đất, vùng nƣớc cảng biển và Nhà nƣớc xây dựng toàn bộ
kết cấu hạ tầng, đầu tƣ nhà xƣởng kho bãi, trang thiết bị, quản lý nguồn nhân lực
thực hiện các dịch vụ.
Ƣu điểm: Mô hình này có thế mạnh là tập trung trong đầu tƣ, xây dựng và
hoạt động điều hành khai thác cảng biển.

13


Hạn chế: Mô hình này đòi hỏi đầu tƣ nguồn vốn lớn nên hạn chế đổi mới,
hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ tiên tiến trong quản lý khai thác cảng. Nó
không tận dụng đƣợc khả năng, nguồn vốn đầu tƣ vào trang thiết bị xây dựng, vận
chuyển, sự nhanh nhạy, linh hoạt trong kinh doanh của tƣ nhân; mô hình quản lý
kém nhạy bén, linh hoạt trong giải quyết công việc, hiệu quả trong khai thác, thiếu
tính cạnh tranh, thiếu sự đổi mới, đồng thời gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn
lực, đầu tƣ không đủ do can thiệp của Chính phủ, phụ thuộc vào nguồn ngân sách
Nhà nƣớc. Việc khai thác không có định hƣớng cho ngƣời sử dụng, định hƣớng
theo thị trƣờng [12].
- Mô hình cảng công cụ: Đây là mô hình quản lý cảng biển mà Nhà nƣớc sở
hữu toàn bộ vùng đất, vùng nƣớc cảng biển và Nhà nƣớc xây dựng toàn bộ kết cấu

hạ tầng, đầu tƣ nhà xƣởng kho bãi, trang thiết bị. Tƣ nhân thuê kết cấu hạ tầng, bến
và cung cấp dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, lƣu kho bãi.
Ƣu điểm: Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, mua sắm thiết bị chính
nên tránh đƣợc đầu tƣ trùng lặp.
Hạn chế: Do Nhà nƣớc tổ chức quản lý cảng và tƣ nhân chia sẻ dịch vụ bốc
xếp hàng hóa dẫn đến tình huống xung đột vì thành phần tƣ nhân không sở hữu
thiết bị chủ yếu nên có xu hƣớng thực hiện chức năng là nơi tập trung nhân công,
không phát triển thành công ty có bảng cân đối tài sản lành mạnh. Điều này đã tạo
ra sự bất ổn và không mở rộng doanh nghiệp trong tƣơng lai. Mặt khác, Nhà nƣớc
mua thiết bị, giao cho tƣ nhân khai thác nên nguy cơ đầu tƣ không hiệu quả và
thiếu sự đổi mới [12].
- Mô hình chủ cảng: Đây là mô hình quản lý cảng biển mà Nhà nƣớc sở
hữu toàn bộ vùng đất, vùng nƣớc cảng biển và Nhà nƣớc xây dựng toàn bộ kết cấu
hạ tầng. Tƣ nhân thuê cầu bến để khai thác, thuê đất để xây dựng kho bãi, đầu tƣ
toàn bộ trang thiết bị để thực hiện bốc xếp, vận chuyển, lƣu kho bãi.
Ƣu điểm: Kết hợp hài hòa lợi ích, phát huy tối đa lợi thế của Nhà nƣớc, tƣ
nhân. Tƣ nhân khai thác ổn định do hợp đồng dài hạn, ổn định, có quyền đầu tƣ
14


thiết bị cần thiết cho hoạt động của mình; cân đối đƣợc đầu tƣ Nhà nƣớc và đầu tƣ
tƣ nhân nên hạn chế đƣợc sƣ phân tán nguồn lực Nhà nƣớc, phân bố rủi ro, đồng
thời tạo sự nhạy bén, linh hoạt cho thị trƣờng.
Hạn chế: Dễ gặp nguy cơ vƣợt quá công suất do áp lực của các nhà khai thác
tƣ nhân; nguy cơ phán đoán nhầm thời gian thích hợp để tăng công suất [12].
- Mô hình cảng tƣ nhân: Đây là mô hình quản lý cảng biển mà tƣ nhân sở
hữu toàn bộ vùng đất, vùng nƣớc cảng biển và xây dựng toàn bộ kết cấu hạ tầng,
đầu tƣ nhà xƣởng kho bãi, trang thiết bị, quản lý nguồn nhân lực thực hiện các dịch
vụ.
Ƣu điểm: Mô hình này vận dụng tối đa tính linh hoạt trong đầu tƣ, xây dựng,

khai thác cảng, không chịu sự can thiệp của Chính phủ; chủ trƣơng phát triển cảng
biển theo định hƣớng thị trƣờng, xây dựng chính sách biểu giá của cảng. Trƣờng
hợp tái phát triển, có khả năng thu đƣợc giá cao trong việc bán đất xây dựng cảng,
tạo cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh nếu khu đất có vị trí chiến lƣợc.
Nhƣợc điểm: Nguy cơ phát sinh hành vi độc quyền, chính quyền khó thực
thi các chính sách kinh tế dài hạn trong kinh doanh khai thác cảng. Nếu phải xây
dựng lại khu vực cảng, chính quyền sẽ mất chi phí mua đất [12].
1.2.1.3 Về phân định vai trò của Chính phủ và Cơ quan quản lý cảng trong
đầu tư phát triển và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cảng biển
Cơ sở hạ tầng cảng biển đƣợc hiểu là các hạng mục nhƣ kho bãi, đƣờng giao
thông trong cảng, cầu bến, các trang thiết bị xếp dỡ, luồng lạch, hệ thống điều hành
dẫn tàu, phao tiêu, báo hiệu (hệ thống đèn biển), kè chắn… Có thể chia thành hai
nhóm:
- Nhóm hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo an toàn hàng hải gồm phao tiêu,

báo hiệu, luồng lạch, báo hiệu, đèn biển, hệ thống quản lý tàu ra vào cảng…
- Nhóm cấu trúc hạ tầng (gồm kho bãi, cầu bến, đƣờng giao thông trong

cảng) và các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa trong cảng.
Trong đó, nhóm hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo an toàn hàng hải là hạng
mục phục vụ chung cho các đối tƣợng vì trên cùng một đoạn luồng có thể có nhiều
15


cảng khác nhau nhƣ luồng lạch, kẻ chắn đƣợc xếp vào nhóm kinh doanh phi lợi
nhuận nên việc đầu tƣ phát triển, bảo dƣỡng thƣờng do Chính phủ thực hiện, thông
qua các Doanh nghiệp nhà nƣớc công ích.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Cảng vụ Hàng hải
Cảng vụ Hàng hải là “cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về
hàng hải tại cảng biển và vùng nƣớc cảng biển” [4].Theo quy định tại Bộ luật Hàng

hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Tham gia ý kiến xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong

khu vực quản lý và tổ chức giám sát, kiểm tra thực hiện sau khi cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện quy định về công tác quản lý hoạt động hàng hải tại

cảng biển và khu vực quản lý; triển khai kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ
thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và
khu vực theo dõi quản lý.
- Tạm giữ tàu biển theo quy định; thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của

cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Cấp phép, giám sát tàu biển ra, vào và hoạt động tại cảng biển; không cho

phép tàu biển vào cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an
ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng.
- Tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nƣớc biển; huy động ngƣời và

phƣơng tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô
nhiễm môi trƣờng.
- Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền tai

nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Tổ chức thực hiện đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên; thu, quản lý, sử

dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

16



- Chủ trì, điều hành việc kết phối hợp hoạt động giữa Cảng vụ Hàng hải và

các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại cảng biển.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [13].

1.2.3 Dịch vụ cảng biển
Dịch vụ cảng biển là các chức năng phục vụ cảng biển, từ khái niệm về cảng
biển có thể thấy hai chức năng phục vụ của cảng chủ yếu cho tàu và hàng hóa. Do
đócác dịch vụ tại cảng biển có thể đƣợc chia nhƣ sau:
1.2.3.1 Đối với hàng hóa ra vào cảng
Cảng biển là nơi quá trình chuyên chở hàng hóa có thể đƣợc bắt đầu, tiếp tục
hoặc kết thúc. Do vậy, hàng hóa có thể đƣợc hƣởng các dịch vụ sau tại cảng biển:
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa vận chuyển đƣờng biển: loại hình hoạt động

kinh doanh thay mặt khách hàng kiểm đếm số lƣợng hàng hóa thực tế khi giao
hoặc nhận với tàu, phƣơng tiện vận tải khác, khi xếp dỡ hàng vào container hoặc
khi nhập hoặc xuất kho.
- Dịch vụ bảo quản hàng hóa: hoạt động lƣu kho lƣu bãi trong thời điểm

hàng hóa ở trong cảng chờ chủ hàng lấy, giao hàng cho ngƣời chuyên chở trong
thời gian chuyển tiếp để vận chuyển đến cảng đích.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển: loại hình hoạt

động kinh doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục
giấy tờ, chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa với ngƣời chuyên chở và cơ
quan chuyên môn khác.
Ngoài ra, cảng biển còn phục vụ các dịch vụ nhƣ thực hiện sửa chữa bao bì,
đóng gói hàng hóa, kẻ kí mã hiệu cho hàng hóa.Nếu trong quá trình chuyên chở

đến ngƣời nhận, hàng hóa bị tổn thất trong phạm vi có thể sửa chữa tại cảng.
1.2.3.2 Đối với tàu ra vào cảng
Cảng là nơi tàu ra vào, neo đậu trong mỗi hành trình. Vì vậy, mọi hoạt động
điều hành giao dịch với tàu đều phải thực hiện tại cảng biển, cụ thể là:
- Dịch vụ đại lý tàu biển: là hoạt động thực hiện các dịch vụ đối với tàu và

hàng tại Việt Nam thay mặt chủ tàu nƣớc ngoài.
17


- Dịch vụ môi giới hàng hải: là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách

hàng công việc liên quan đến phƣơng tiện vận tải biển và hàng hóa, mua bán tàu,
thuê tàu, thuê thuyền viên.
- Dịch vụ lai dắt tàu biển và hoa tiêu hàng hải.
- Dịch vụ cung ứng tàu biển: là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu

lƣơng thực phẩm và dịch vụ đối với thuyền viên…
- Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: là hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà,

sơn, gõ rỉ, sửa chữa, bảo dƣỡng các thiết bị động lực, thông tin, đƣờng nƣớc, ống
hơi, hàn vá từ mớn nƣớc trở lên và các sửa chữa nhỏ khác.
- Dịch vụ cứu hộ hàng hải.
- Dịch vụ thông tin và tƣ vấn hàng hải.

1.3 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC TẠI CẢNG BIỂN
1.3.1 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005
Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng hải, Bộ luật Hàng hải
Việt Nam 2005 là văn bản pháp quy có giá trị pháp lý cao nhất. Bộ luật Hàng hải

Việt Nam 2005 đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI và bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Bộ luậtHànghảiViệtNamđiềuchỉnhtoànbộcácđốitƣợngthamgiahoạtđộnghàng
hải bao gồm: tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, hàng hoá vận chuyển bằng đƣờng
biển,hành

kháchđibằngđƣờngbiển,cáccơquandịchvụ,phục

vụtrongngànhhànghải:đạilýtàubiển và môi giới hàng hải, công ty hoa tiêu, dịch vụ
lai dắt, bảo hiểm hàng hải… và các mối quan hệ hàng hảikhác.
Tại khoản 1 điều 1 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam nói rõ phạm vi điều
chỉnh của luật “Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy
định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn
hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động

18


×