Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các bảng số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho bất cứ học vị nào.
Luận văn đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ
cho việc nghiên cứu, các nguồn thông tin đã đƣợc xử lý và trích dẫn rõ nguồn tài
liệu tham khảo theo quy định. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã đƣợc
cảm ơn.

Hải Phòng,

tháng năm 2016
Tác giả

Bùi Ngọc Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, tôi đã đƣợc các
thầy cô truyền đạt kiến thức và hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học đào
tạo thạc sĩ. Trong quá trình học tập và nghiên cứu ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng.
Đến nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình các môn học và luận văn thạc sĩ khoa học.
Trƣớc tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô trong và
ngoài trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong
suốt hơn hai năm qua và đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣơng đã giành nhiều
thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn, giúp đỡ để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Thạc sĩ.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo Phòng Tín Dụng, Phòng


Quản Lý Giải Ngân và Phòng Quản lý rủi ro – Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi đƣợc tiếp cận, thu thập hồ sơ, tài liệu để có dữ
liệu hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn của mình bằng
cả kiến thức đã đƣợc trang bị và vốn kinh nghiệm sẵn có. Tuy nhiên không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến
của quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn.
Một lần nữa tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠNMỤC LỤC ......................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ............................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................................... 3
1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng và dự án đầu tƣ ..................................... 3
1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh
tế .......................................................................................................................... 3
1.1.2
Đầu tƣ và dự án đầu tƣ - Những yêu cầu khi xem xét dự án đầu tƣ..... 4
1.2. Lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay tại
ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................... 7
1.2.1

Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tƣ ........................................ 7
1.2.2 Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của
NHTM ................................................................................................................. 7
1.2.3 Yêu cầu trong công tác thẩm định ............................................................. 8
1.2.4 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tai NHTM ............................. 9
1.2.5 Nội dung và phƣơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHTM . 10
1.3. Chất lƣợng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại
NHTM ................................................................................................................. 19
1.3.1 Chất lƣợng thẩm định tài chính dự án ...................................................... 19
1.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng thẩm định tài chính dự án trong
hoạt động cho vay của NHTM .......................................................................... 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM .................. 21
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ........................... 21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thƣơng .......................................... 22
2.1.3 Kết quả một số mặt hoạt động của Ngân hàng Công Thƣơng ................. 23
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank .................... 27
2.2.1 Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định ....................................... 27
2.2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án tại VietinBank ................................. 28
2.2.3 Giới thiệu dự án cụ thể ............................................................................. 33
iii


2.3. Một số đánh giá về chất lƣợng công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân
hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ................................................................. 54
2.3.1 Những ƣu điểm đạt đƣợc.......................................................................... 54
2.3.2 Những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại
VietinBank ........................................................................................................ 56
2.3.3 Một số nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trong công tác thẩm định

tài chính dự án tại VietinBank .......................................................................... 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẨN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ................................................................... 61
3.1. Định hƣớng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam ....................................................................................... 61
3.2.1 Giải pháp về phƣơng pháp thẩm định ...................................................... 61
3.2.2 Tăng cƣờng công tác thu thập và xử lý thông tin .................................... 67
3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................... 68
3.2.4 Giải pháp về trang thiết bị ngân hàng ...................................................... 70
3.2.5 Giải pháp về tổ chức điều hành ................................................................ 70
3.3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu
tƣ tại VietinBank ................................................................................................. 71
3.3.1 Với chính phủ và các bộ ngành liên quan ................................................ 71
3.3.2 Với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại khác72
3.3.3 Với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ..................................... 73
3.3.4 Với các khách hàng .................................................................................. 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 77

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(xếp theo thứ tự A,B,C...)
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

CN


Chi nhánh

DN

Doanh nghiệp

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NVTĐ

Nhân viên thẩm định

TCTD

Tổ chức tín dụng


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Vietinbank

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công
Thƣơng Việt Nam


TSLĐ

Tài sản lƣu động

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Bảng tình hình hoạt động huy động vốn phân theo đối

24

tƣợng khách hàng tại Vietinbank
2.2.

Bảng tình hình hoạt động sử dụng vốn phân theo đối

26

tƣợng khách hàng tại Vietinbank
2.3.


Bảng tổng lúc đầu tƣ/ dự toán đầu tƣ

35

2.4.

Bảng tiến độ giải ngân

36

2.5.

Bảng cơ cầu nguồn vốn

37

2.6.

Bảng cơ cấu và sự biến động của tài sản

38

2.7.

Bảng cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

43

2.8.


Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán

47

2.9.

Bảng cơ cấu và đòn bẩy tài chính

47

2.10.

Bảng nhóm chỉ tiêu đánh giá dòng tiền

48

2.11.

Bảng đánh giá nguồn trả nợ

49

2.12.

Bảng khảo sát lƣu lƣợng xe, giá vé và mức điều chỉnh

50

2.13.


Bảng nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án

52

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số sơ đồ,

Tên sơ đồ, đồ thị

Trang

đồ thị
2.1

Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công Thƣơng

23

2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở

23

chính

vii



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đạt đƣợc những thành tự to
lớn, có ý nghĩa lịch sử. Sau đại hội Đảng XII với đƣờng lối phát triển kinh tế theo
định hƣớng XHCN, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với tăng trƣởng,
đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Chú trọng giải quyết vấn đề cơ
cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc, cơ cấu lại ngân sách nhà nƣớc, xử lý nợ xuất và an
toàn nợ công. Trong việc phát triển kinh tế, ngành ngân hàng phải chịu trách nhiệm
lớn, một trong những trách nhiệm làm nên vai trò quan trọng đó chính là hoạt động
tín dụng, đầu tƣ. Để làm tốt công tác này (giảm tỷ lệ rủi ro, nợ xấu và đảm bảo tính
thanh khoản, nâng cao hiệu suất đầu tƣ) thì công tác thẩm định phải đƣợc đảm bảo.
Với ý nghĩa đó việc thẩm định dự án đầu tƣ góp phần cực kỳ quan trọng đối
với sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì tính cấp bách, tầm
quan trọng của công tác này đã tạo cho em một niềm say mê hứng thú đi sâu vào
tìm tòi nghiên cứu. Đồng thời, có sự tận tình hƣớng dẫn và những ý kiến đóng góp
quý báu của PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng cùng sự giúp đỡ, chỉ đạo của ban lãnh
đạo Ngân hàng Công Thƣơng đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp đề tài
“Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tƣ cho vay trung và dài hạn
tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nhằm giúp hiểu rõ hơn các vấn đề cơ bản liên quan đến dự án đầu tƣ cũng
nhƣ công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tƣ tại các ngân hàng thƣơng mại
mà cụ thể ở đây là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam. Ngoài
ra luận văn còn hƣớng tới các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng trong công tác
thẩm định tài chính dự án từ đó góp phần giúp ngân hàng Công Thƣơng hạn chế
rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu quả vốn cho vay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề thẩm định tài chính các dự án đầu tƣ cho vay trung và dài hạn tại

NHTM CP Công Thƣơng Việt Nam là đối tƣợng chính của luận văn này.
1


Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát thực trạng ngân hàng giai đoạn 2011 -2015,
đƣa ra giải pháp đề ra cho giai đoạn 2016-2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, phƣơng
pháp phân tích số liệu bằng hồi quy.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với việc nghiên cứu từ tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ thực tế,
việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác thẩm định tài chính tại ngân
hàng TMCP Công Thƣơng đƣợc nghiên cứu bao quát để đƣa ra cái nhìn toàn diện
giúp VietinBank nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại nói chung nhìn nhận
những vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định. Ngoài ra luận văn còn đề xuất
những giải pháp hoàn thiện hiệu quả trong công tác thẩm định tài chính dự án góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro.
6. Kết cấu của luận văn
Đề tài đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện ngoài lời mở đầu, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo gồm những nội dung sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tƣ của NHTM.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

2



CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.

Tổng quan về tín dụng ngân hàng và dự án đầu tƣ

1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
1.1.1.1

Khái niệm:

“Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về
tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín
dụng và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh,
trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian
nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc
và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.
Có nhiều cách phân chia tín dụng ngân hàng, tùy thuộc vào các góc nhìn.
Dƣới góc độ nhìn nhận của Ngân hàng ta có một số hình thức tín dụng ngân hàng
nhƣ sau:
* Nếu phân theo thời hạn tín dụng ta có:
- Tín dụng ngắn hạn: bao gồm các khoản tín dụng có thời hạn dƣới 12 tháng
phục vụ đối tƣợng là các doanh nghiệp cần bổ sung vốn lƣu động, hoặc các cá
nhân có nhu cầu cần tiền.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60
tháng. Loại hình tín dụng này thƣờng đƣợc dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố
định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn
thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: thời hạn tín dụng từ 12 đến 60 tháng. Loại tín dụng này đƣợc

dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản nhƣ đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp mới, các
công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất,…
* Phân theo đối tƣợng tín dụng: theo tiêu thức này, tín dụng đƣợc chia làm
2 loại:

3


- Tín dụng lƣu động: đối tƣợng sử dụng là các doanh nghiệp cần bổ sung vốn lƣu
động, các khoản vay là ngắn hạn.
- Tín dụng vốn cố định: đối tƣợng sử dụng là các doanh nghiệp cần bổ sung vốn
cố định, các khoản vay thƣờng là trung và dài hạn
*Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế: đƣợc phân chia ra làm hai
loại:
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
Bên cạnh đó còn nhiều cách phân loại khách nhƣ theo mục đích sử dụng,
theo loại tiền…
1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
* Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần
điều tiết vĩ mô nền kinh tế: thông qua việc cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh,
hoặc các cá thể vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà tín dụng thúc đẩy quá
trình tái sản xuất mở rộng. Thông qua hoạt động tín dụng mà chính phủ có thể điều
tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô bằng công cụ là ngân hàng trung ƣơng.
* Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn: Khi cần tích tụ và
tập trung vốn, các ngân hàng sẽ huy động bằng cách nâng lãi suất gửi tiền để thu
hút lƣợng tiền trong dân
* Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lƣu thông xã hội: Thông qua hình thức giao
dịch điện tử, gửi, chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng mà tín dụng làm giảm
chi phí lƣu thông xã hội

* Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội
1.1.2 Đầu tƣ và dự án đầu tƣ - Những yêu cầu khi xem xét dự án đầu tƣ
1.1.2.1 Đầu tư và dự án đầu tư
 Đầu tƣ
Theo định nghĩa chung nhất: “Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực trong
một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế xã hội”.
 Dự án đầu tƣ
4


Theo quan điểm chung nhất, dự án đầu tƣ đƣợc hiểu là tài liệu tổng hợp ,
phản ánh kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về thị trƣờng, về kinh tế, về
kỹ thuật, về tài chính,… có liên quan, ảnh hƣởng đến sự vận hành và tính sinh lời
của một công cuộc đầu tƣ.
Định nghĩa về đầu tu tại Việt Nam “Dự án đầu tư là một tập hợp những đề
xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định
nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản
phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định”.
Việc phân loại dự án đầu tƣ có thể hiểu đơn giản nhƣ sau:
Dự án đầu tư mới: là những dự án có mục tiêu tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới
để đƣa vào thị trƣờng hay những dự án tạo ra các pháp nhân mới. Các dự án thuộc
loại này phải đƣợc đầu tƣ toàn bộ nhà xƣởng, máy móc, thiết bị…
Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh: Những dự án có mục đích tăng
cƣờng năng lực sản xuất, tăng quy mô sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
cải tiến dây truyền máy móc từ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp. Hay nói cách
khác, dự án mở rộng sản xuất là dự án đƣợc thực hiện trên cơ sở một dự án cũ đang
hoạt động.
Dự án đầu tƣ bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và vận
hành các kết quả đầu tƣ.
 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ.

Ý
tƣởng
đầu tƣ

Nghiên
cứu tiền
khả thi

Thẩm định
dự án đầu


Nghiên
cứu khả
thi

Quyết
định
đầu tƣ

 Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tƣ.
Đàm phán và ký
kết hợp đồng thi
công công trình

Thiết kế và
lập dự toán
thi công

Thi công

xây lắp
công trình

 Giai đoạn 3: Giai đoạn vận hành kết quả đầu tƣ

5

Chạy thử và
nghiệm thu
sử dụng


Sử dụng
chƣa hết
công suất

Sử dụng
Công suất
công suất ở
giảm dần và
mức cao
thanh lí
nhất
Giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, tạo các bƣớc chuẩn
bị và quyết định thành công hay thất bại ở các giai đoạn sau, đặc biệt là vận hành
kết quả đầu tƣ.
Dự án đầu tƣ có một vai trò rất quan trọng trong bất cứ hoạt động đầu tƣ
nào, điều này đƣợc thể hiện: Dự án đầu tƣ là cơ sở để quyết định bỏ vốn ra đầu tƣ,
là cơ sở lập kế hoạch thực hiện đầu tƣ, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực
hiện đầu tƣ, cơ sở để thuyết phục các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho dự án, cơ

sở để thuyết phục các cơ quan quản lý Nhà nƣớc xem xét cấp giấy phép đầu tƣ, là
một trong những cơ sở pháp lý để xem xét giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong quá trình liên doanh thực hiện đầu tƣ.
1.1.2.2 Những yêu cầu khi xem xét dự án đầu tư
Để có đƣợc một dự án đầu tƣ có tính thuyết phục và thu hút các bên tham
gia, dự án đó phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Dự án phải có tính khoa học. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của dự án đầu
tƣ. Đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo tiền đề cho việc triển khai và thực hiện thành công
dự án.
- Dự án phải có tính pháp lý, tức là dự án phải phản ánh quyền lợi quốc gia trong
dự án. Nói một cách khác đi là dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, phù hợp với
chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.
- Dự án phải có tính thực tiễn. Tính thực tiễn vủa dự án đầu tƣ thể hiện ở chỗ, nó
có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế.
- Dự án phải có tính thống nhất. Các dự án phải biểu hiện sự thống nhất về lợi ích
giữa các bên tham gia và có liên quan đến dự án.
- Dự án phải có tính phỏng định. Trong nhiều trƣờng hợp, những nội dung,
những tính toán về quy mô sản xuất, chi phí, giá cả, lợi nhuận,… trong dựa án chỉ
có tính chất dự trù, dự báo do thực tế xảy ra khác xa với dự kiến ban đầu trong dự

6


án. Vì vậy, dự án phải có tính phỏng định, tuy nhiên, sự phỏng định này phải dựa
trên những căn cứ khoa học, trung thực và khách quan nhằm giảm thiểu rủi ro, hạn
chế độ bất định trong dự án.
- Dự án phải có tính hiệu quả: dự án hoạt động phải mang lại hiệu quả, có thể là
hiệu quả an sinh xã hội hoặc hiệu quả kinh tế. Một dự án chỉ đƣợc đầu tƣ khi đảm
bảo mang lại lợi ích nhất định tránh lãng phí nguồn lực.
1.2. Lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay

tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tƣ
“Thẩm định tài chính dự án là thẩm định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
tài chính của dự án. Hay nói cách khác, thẩm định tài chính là thẩm định tính khả
thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu vay vốn của dự án cũng như khả năng trả
nợ và lãi vay của dự án”.
1.2.2 Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của
NHTM
Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Điều đó đòi
hỏi mỗi khoản tín dụng đƣợc cấp ra phải mang lại tính hiệu quả thì ngân hàng mới
có thể thu lại đƣợc lợi nhuận. Khả năng thanh khoản của khoản vay đúng thời hạn
ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố: kỹ thuật, thị trƣờng, tổ chức – quản lý, tài chính...
trong đó yếu tố tài chính là quan trọng nhất, kéo theo việc thẩm định tái chính cũng
là quá trình quan trọng nhất.
Về mặt nghiệp vụ công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng giúp
cho:
- Ngân hàng có cơ sở tƣơng đối vững chắc để xác định đƣợc hiệu quả đầu tƣ vốn
cũng nhƣ khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định khả năng trả
nợ của chủ đầu tƣ. Ngăn chặn các dự án xấu, bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ,
xác định thành phần của dự án có thống nhất với nhau không.

7


- Ngân hàng có thể dự đoán đƣợc những rủi ro đánh giá khả năng và mức độ rủi
ro của dự án có thể xảy ra, ảnh hƣởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên
cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro,
đảm bảo tính khả thi của dự án đồng thời tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý
Nhà nƣớc và chủ đầu tƣ để có quyết định đầu tƣ đúng đắn.
- Ngân hàng có phƣơng án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, xác định

làm cách nào để giảm rủi ro và chƣa sẻ rủi ro một cách hiệu quả khi xác định giá
trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ hợp lý, tạo điều
kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả. Là cơ sở để ngân hàng đƣa ra các nội
dung/điều kiện khi cấp tín dụng.
- Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng
đối tƣợng và tiết kiệm vốn đầu tƣ trong quá trình thực hiện đầu tƣ dự án.
- Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong cho vay để thực hiện và phát triển có chất
lƣợng hơn. Xuất phát từ tính cần thiết, tính thực tế, tính hiệu quả của công tác thẩm
định tài chính dự án bản thân nó đã và đang tiếp tục trở thành một bộ phận quan
trọng mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng.
1.2.3 Yêu cầu trong công tác thẩm định
Ta thấy đƣợc tầm quan trọng của thẩm định tài chính dự án đầu tƣ đối với
ngân hàng, nhà đầu tƣ nói riêng và xã hội nói chung. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục
tiêu nhất định, công tác thẩm định phải đạt đƣợc những yêu cầu sau:
- Bám sát chủ trƣơng, đƣờng lối, kế hoạch phát triển từng thời kỳ của nhà nƣớc,
chính quyền địa phƣơng, các ngành, các cấp.
- Xuất phát từ chính sách tín dụng đầu tƣ của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có chính
sách tín dụng riêng (về khách hàng, hƣớng đầu tƣ, cơ cấu đầu tƣ ...) chi phối đến
công tác thẩm định.
- Công tác thẩm định phải đƣợc tổ chức thực hiện khách quan, kịp thời, chính
xác, khoa học, toàn diện, chặt chẽ.

8


1.2.4 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tai NHTM
- Bƣớc 1: Từ báo cáo khả thi cán bộ tín dụng phải xác định đƣợc mô hình
của dự án thuộc loại nào.
+ Dự án xây dựng mới: Do các yếu tố đầu vào và đầu ra đƣợc xác định rõ nên xác
định hiệu quả của dự án dễ dàng;

+ Dự án mở rộng nâng cao công suất;
+ Dự án đầu tƣ chiều sâu,hợp lý hóa quy trình sản xuất;
+ Dự án kết hợp đầu tƣ chiều sau, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng
cao công suất.
- Bƣớc 2: Phân tích và ƣớc định số liệu tính toán.
Trên cơ sở những phân tích đánh giá về thị trƣờng cung cầu sản phẩm của
dự án báo cáo khả thi của dự án báo cáo tài chính của dự án cán bộ tín dụng ƣớc
tính các chỉ tiêu quan trọng nhƣ: sản lƣợng tiêu thụ; doanh thu; nhu cầu vốn lƣu
động; chi phí bán hàng; chi phí nguyên vật liệu đầu vào; chi phí công nhân quản lý;
khấu hao; chi phí tài chính; thuế các loại….
- Bƣớc 3: Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí.
+ Bảng tính sản lƣợng và doanh thu
+ Bảng tính chi phí hoạt động
+ Bảng tính chi phí nguyên vật liệu
+ Bảng tính chi phí quản lý và bán hàng
+ Khấu hao
+ Bảng tính lãi vay vốn trung và dài hạn
+ Bảng tính lãi vay vốn ngắn hạn
+ Bảng tính nhu cầu vốn lƣu động
- Bƣớc 4: Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
+ Lập báo cáo kết quả kinh doanh
+ Lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Bƣớc 5: Lập bảng cân đối kế hoạch
Bảng cân đối kế hoạch đƣợc lập dựa vào nguyên tắc sau:

9


Tài sản = Nguồn vốn
Hay: TSLĐ + TSCĐ = Nghĩa vụ nợ + Vốn chủ sở hữu

Hay: Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + Nguyên giá TSCĐ Khấu hao lũy kế = Nghĩa vụ nợ ngắn hạn + Nghĩa vụ nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu.
Sau khi thẩm định khách hàng vay vốn và dự án đầu tƣ cán bộ tín dụng phải
đƣa ra những kết luận về tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án
đầu tƣ mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng, mức độ đáp ứng các điều kiện tài
sản bảo đảm, từ đó đề xuất ý kiến:
+ Đề nghị duyệt cho vay/không duyệt cho vay nêu rõ lý do
+ Phƣơng thức cho vay
+ Số tiền cho vay cao nhất,hạn mức tín dụng
+ Thời hạn cho vay trong đó: thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ
+ Lãi suất cho vay
+ Cách thức trả nợ gốc, lãi tiền vay
1.2.5 Nội dung và phƣơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHTM
1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư
Tổng mức vốn đầu tƣ của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết
lập và đƣa dự án vào hoạt động, gồm toàn bộ các chi phí cần thiết xây dựng hoặc
sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Tổng mức vốn này
đƣợc chia ra thành ba loại: Vốn đầu tƣ vào tài sản cố định, vốn lƣu động ban đầu
và vốn dự phòng.
 Vốn cố định: Vốn xây dựng, đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị, đào tạo và
chuyển giao công nghệ, lắp đặt thiết bị và đƣa vào thử nghiệm, mua sắm phƣơng
tiện vận chuyển cùng các chi phí khác trƣớc vận hành… Tuy nhiên, cũng cần phải
chú ý đến chi phí "chìm" - tức là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra không liên quan
đến việc dự án có khả thi hay không. Điển hình là các chi phí khảo sát địa điểm
xây dựng dự án, chi phí tƣ vấn thiết kế dự án…
Vốn cố định bao gồm những chi phí sau đây:
- Chi phí chuẩn bị:
10


+ Chi phí cho điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án.

+ Chi phí cho tƣ vấn, thiết kế, chi phí cho quản lý dự án.
+ Chi phí đào tạo, huấn luyện…
- Chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị, bao gồm các khoản mục sau:
+ Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nƣớc. Chi phí này phải phù hợp với các
quy định của Bộ tài chính về tiền thuê đất, mặt nƣớc, mặt biển.
+ Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Giá trị nhà xƣởng và kết cấu hạ tầng sẵn có.
+ Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xƣởng hoặc cấu trúc hạ tầng, tính
theo đơn giá gắn định mức của bộ xây dựng
+ Chi phí về máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt và chạy thử), phƣơng tiện
vận tải, cần đƣợc tính theo giá thị trƣờng.
+ Các chi phí khác…
 Vốn lƣu động ban đầu:
Vốn lƣu động ban đầu bao gồm các chi phí để tạo ra tài sản lƣu động ban
đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên, nhằm đảm bảo cho dự án có thể
đi vào hoạt động bình thƣờng theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự kiến. Đặc
trƣng của vốn lƣu động ròng là không đƣợc tính khấu hao và sẽ đƣợc thu hồi khi
dự án kết thúc. Vì vậy, khi tiế n hành các dƣ̣ án mới , cầ n thiế t phải tính đế n chi phí
tài trợ cho vốn lƣu động ròng ban đầu và sẽ đƣợc thu hồi khi dự án kết thúc

. Nó

bao gồm:
- Vốn sản xuất: chi phí nguyên vật liệu, điện, nƣớc, nhiên liệu, phụ tùng…
- Vốn lƣu thông: thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn
bằng tiền…
 Vốn dự phòng: là lƣợng vốn để đề phòng phát sinh thêm chi phí đầu tƣ so
với dự tính. Trong thời gian dài hạn, giá cả có thể thay đổi, tỷ giá hối đoái biến
động… khi đó vốn dự phòng sẽ đƣợc dùng để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chi
phí tăng lên, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Lƣợng vốn này thƣờng chiếm từ 1%


11


đến 5% tổng vốn đầu tƣ, tuỳ thuộc vào quy mô của dự án và độ biến động của các
biến số chính
1.2.5.2 Đánh giá tính khả thi của nguồn vốn đầu tư
Việc đánh giá tính khả thi của nguồn vốn đầu tƣ đƣợc xem xét thông qua các
nội dung sau:
- Phân tích tính khả thi và điều kiện của các nguồn vốn
- Phân tích khả năng đảm bảo đủ vốn lƣu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh của dự án.
Để làm rõ vấn đề nay khi thẩm định dự án cần quan tâm đến các hạng mục:


Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án



Thẩm định dòng tiền của dự án
Dòng tiền dự án đƣợc xác định bao gồm : Dòng tiền đầu tƣ ban đầu , dòng

tiề n hoa ̣t đô ̣ng và dòng tiề n kế t thúc dƣ̣ án.
(i) Dòng tiền đầu tƣ ban đầu đƣợc xác định bằng tổng số tiền đầu tƣ khách
hàng phải chi ra trong giai đoạn dự án chƣa đi vào hoa ̣t đô ̣ng và chƣa có doanh thu.
(ii) Dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh hàng năm đƣ ợc xác đinh
̣ theo 01
trong 02 cách sau:
Cách 1 (phƣơng pháp trực tiếp): Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm


=

Doanh thu bằng tiền - Chi phí hoa ̣t đô ̣ng bằng tiền (không bao gồ m chi phí laĩ vay
và chi phí khấu hao ) - Chi phí bằng tiền khác - Chi tiền nộp thuế (thu nhâ ̣p doanh
nghiê ̣p)
Cách 2 (phƣơng pháp gián tiếp): Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm = Lơ ̣i
nhuâ ̣n sau thuế của dƣ̣ án + Chi phí khấ u hao TSCĐ + Chi phí trả laĩ tiề n vay -/+
tăng/giảm nhu cầu vốn lƣu động +/- các thay đổi khác (lỗ/ lãi chênh lệch tỷ giá; các
khoản trích dự phòng...)
Đối với dự án nhỏ, đơn giản, dòng tiền hoạt động ròng hàng năm có thể ƣớc
tính nhƣ sau:
Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm = Lợi nhuận + khấu hao + lãi vay

12


(iii) Dòng tiền kết thúc dự án (dòng tiền thanh lý tài sản ) xuất hiện vào năm
cuối cùng của vòng đời dự án.
Dòng tiền thanh lý = Thu tƣ̀ viê ̣c thanh lý TSCĐ

- Chi từ việc thanh lý

TSCĐ không gồm thuế - (Doanh thu thanh lý TSCĐ - Chi phí thanh lý TSCĐ bao
gồ m giá tri ̣còn la ̣i của TSCĐ và các chi phí phát sinh ) * thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp + giá trị vốn lƣu động ròng đƣợc phục hồi.
Đặc biệt, khi thẩm định dòng tiền cần chú ý đố i với các dƣ̣ án không trƣ̣c
tiế p ta ̣o ra doanh thu, để xác định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án , CBTĐ
cần căn cƣ́ vào dƣ̣ báo tin
̀ h hin
̀ h sản xuấ t kinh doanh và dòng tiề n của cả


doanh

nghiê ̣p trong các năm tiế p theo. Chỉ ghi nhận dòng tiền những khoản thực thu, thực
chi (trừ chi phí cơ hội và tác động ngoại biên vẫn đƣợc xem xét đƣa vào dòng
tiền). Doanh thu điều chỉnh với chênh lệch các khoản phải thu trong kỳ để xác định
khoản thực thu trong kỳ. Tƣơng tự, chi phí điều chỉnh với chênh lệch các khoản
phải trả trong kỳ để xác định khoản thực chi trong kỳ. Và không đƣa khấ u hao vào
dòng tiền của dƣ̣ án.
1.2.5.3 Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Căn cứ vào số liệu của dự án và cơ chế chính sách của nhà nƣớc xác định
hiệu quả tài chính dự án.
 Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án
Một dự án đƣợc đánh giá là rất tốt khi dự án đó phải tạo ra đƣợc mức lợi
nhuận tuyệt đối; có tỷ suất sinh lời cao - ít nhất phải cao hơn tỷ suất lãi vay hoặc
suất sinh lời mong muốn hoặc suất chiết khấu bình quân ngành hoặc thị trƣờng;
khối lƣợng và doanh thu hoà vốn thấp và dự án phải nhanh chóng thu hồi vốn - để
hạn chế những rủi ro bất trắc.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, ngƣời ta có những chỉ tiêu tƣơng ứng dùng để
thẩm định tính hiệu quả của dự án.
- Chỉ tiêu “Giá trị hiện tại ròng (NPV)”
Giá trị hiện tại ròng của một dự án là chênh lệch giữa tổng các dòng thực thu
của dự án đã đƣợc quy về mặt bằng thời gian hiện tại với tổng các dòng chi phí đầu

13


tƣ của dự án cũng đã đƣợc quy về mặt bằng thời gian hiện tại theo một tỉ suất hoàn
vốn nhất định. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dƣơng)
hoặc giảm đi (khi NPV âm).

Công thức tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV) nhƣ sau:
NPV  C0 

C3
Cn
C1
C2


 ... 
2
3
(1  r ) (1  r )
(1  r )
(1  r ) n

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng
C0: là vốn đầu tƣ ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tƣ luồng tiền ra
nên C0 mang dấu âm.
C1, C2, C3,…, Cn: là các luồng tiền dự tính dự án mang lại các năm
1, 2, 3,…, t ;
r: là tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án.
Phƣơng pháp giá trị hiện tại ròng đƣợc xây dựng dựa trên giả định có thể xác
định tỷ suất chiết khấu thích hợp để tìm ra giá trị tƣơng đƣơng với thời điểm hiện
tại của một khoản tiền trong tƣơng lai.
Ngân hàng khi cho vay thƣờng chỉ quan tâm đến vấn đề trả gốc và lãi của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thẩm định dự án doanh nghiệp thƣờng đƣa ra tỷ lệ
chiết khấu cao để NPV>0. Vì vậy, ngân hàng cần thẩm định NPV để thẩm định
việc dự tính tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp là hợp lý hay không. Và với tỷ lệ
chiết khấu hợp lý đó thì NPV>0 sẽ giúp cho Ngân hàng khẳng định việc cho vay là

có hiệu quả.
Ƣu điểm của NPV là dựa vào dòng ngân lƣu, xét đến giá trị thời gian của
tiền tệ, phù hợp với mục tiêu tối đa nguồn lợi ích (của cải) ròng.
Nhƣợc điểm của NPV là khó hình dung, chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô mà
không cho biết thời gian nhanh hay chậm. Và lãi suất đo lƣờng chi phí cơ hội của
vốn bằng lãi suất thị trƣờng, cho nên việc giữ nguyên một tỷ lệ chiết khấu cho cả
thời kỳ hoạt động của dự án là không hợp lý. Nếu chỉ căn cú vào giá trị NPV để
lựa chọn dự án thì có thể bỏ qua những dự án có mức sinh lời lớn hơn hoặc những
dự án có khả năng sinh lời cao nhƣng thời gian thực hiện dài. Cần phải có suất
chiết khấu cho từng dự án, đây là vấn đề khó xác định của dự án.
14


Vì vậy, sự kết hợp với các chỉ tiêu khác vẫn là điều cần thiết khi tiến hành
thẩm định dự án trong các điều kiện thực tế, cụ thể.
- Chỉ tiêu “Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)”
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ hay còn gọi tỷ suất sinh lời nội bộ là tỷ lệ chiết khấu
mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0, tức giá trị hiện tại của dòng thu
nhập tính theo tỷ lệ chiết khấu đó cân bằng với hiện giá của vốn đầu tƣ. Hay nói
cách khác, nó chính là tỷ lệ sinh lợi tối thiểu của dự án.
Mỗi phƣơng án đầu tƣ đem ra phân tích đánh giá cần đƣợc tính IRR. Phƣơng
án đƣợc chọn là phƣơng án IRR lớn hơn chi phí vốn (tỷ lệ chiết khấu). IRR là lãi
suất cần tìm sao cho NPV = 0.
Nghĩa là từ CT:

NPV  C 0 

C1
C2
Cn


 ... 
0
2
1  IRR (1  IRR )
(1  IRR ) n

 Tìm IRR?

Chọn tìm 2 lãi suất r1 và r2 để sao cho tƣơng ứng với r1 ta có NPV1 > 0, ứng
với r2 ta có NPV2 < 0. IRR cần tìm ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa 2 tỷ suất chiết
khấu r1 và r2. Và áp dụng phƣơng pháp nội suy ta có đƣợc kết quả của IRR theo
công thức
IRR  r1  (r2  r1 ).

/ NPV1 /
/ NPV / 1  / NPV 2 /

Trong đó r2 > r1, NPV1 > 0 và gần 0, NPV2 < 0 và gần 0
Qua cách tính trên cho thấy IRR là tỷ suất nội hoàn từ những khoản thu nhập
của một dự án. Và cũng nhƣ chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu IRR dùng để thẩm định sự đáng
giá của dự án cũng đƣợc xác định cho hai tình huống đầu tƣ
+ Nếu 2 dự án độc lập nhau thì dự án có IRR > r ( chi phí sử dụng vốn của dự án)
sẽ đƣợc lựa chọn.
+ Nếu 2 dự án loại trừ nhau ta chọn dự án có IRR > r và lớn nhất.
Ƣu điểm là dễ hình dung, chỉ dựa vào dòng ngân lƣu của dự án mà không
cần thêm thông tin khác, hữu ích cho ngân hàng khi quyết định cho vay trên cơ sở
so sánh giữa các dự án.

15



Nhƣợc điểm là dễ nhầm lẫn với ARR (tỷ suất sinh lời kế toán), IRR chỉ tính
toán đƣợc chính xác khi dòng tiền của dự án bắt đầu âm và sau đó chuyển sang
dƣơng và giữ ở mức dƣơng, có nhiều kết quả khi gặp dòng ngân lƣu bất đồng (lợi
nhuận là không thông thƣờng), không xét đến quy mô dự án, IRR không cho phép
bạn nói bất cứ điều gì về dự án lớn đến mức nào, dễ mắc sai lầm khi so sánh các dự
án loại trừ nhau. Do đó, IRR là chỉ tiêu kết hợp, bổ trợ cho chỉ tiêu NPV.
Lƣu ý: Trong trƣờng hợp có sự xung đột giữa 2 phƣơng pháp NPVvà IRR
thì việc lựa chọn dự án theo NPV cần đƣợc coi trọng hơn để đạt mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận của dự án .
- Chỉ tiêu “Thời gian hoàn vốn (PP)”
Thời gian hoàn vốn của một dự án là một trong các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử
dụng để đánh giá giá trị kinh tế của dự án đầu tƣ. Thời gian hoàn vốn của một dự
án đầu tƣ là độ dài thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu tƣ ban đầu. Cho nên thời
gian thu hồi vốn của một dự án càng ngắn càng tốt để tránh đƣợc những biến động,
rủi ro bất định.
Công thức tính
Thời gian thu hồi vốn =

Tổng vốn đầu tƣ
Dòng thu bình quân hàng năm

=

(năm)

Ƣu điểm là đơn giản, dễ nhìn thấy và hữu ích đối với các dự án có mức độ
rủi ro cao, cần thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên nó cũng có nhƣợc điểm là khó so sánh, dễ nhầm lẫn khi so sánh

dự án dƣới góc độ lợi ích ròng và khả năng sinh lời, không tính đến quy mô và tuổi
thọ dự án, không phân biệt giữa một dự án có thu nhập ban đầu cao và một dự án
có thu nhập ban đầu thấp, không quan tâm đến điều xẩy ra sau kỳ hoàn vốn, không
lƣợng hóa rủi ro, không tính đến giá trị thời gian của tiền và qui mô của dự án. Để
xét đến giá trị thời gian của tiền ta có thể sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có
chiết khấu (DPP) – là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các
khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp vốn đầu tƣ bỏ ra ban đầu.
- Điểm hòa vốn (BEP)
16


Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu của dự án vừa đủ để trang trải các
khoản chi phí bỏ ra để thực hiện dự án
Công thức:
TS (Tổng doanh thu) = TC (Tổng chi phí)
= FC (Chi phí cố định) + VC (Chi phí biến đổi)
Cách xác định điểm hòa vốn:
Giả định doanh thu chi phí có quan hệ tuyến tính với sản lƣợng
Giá bán sản phẩm không thay đổi => TS = P*Q (Với P là giá bán và Q là sản
lƣợng)
Chi phí cố định không thay đổi khi quy mô sản xuất thay đổi
Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm (V) không thay đổi
Khi đó: TC = V*Q +FC. Tại điểm hòa vốn: TS*=TC*

-> Mức hoạt động hòa vốn (M)
Công thức:
Trong đó:

là doanh thu hòa vốn
là doanh thu lí thuyết


Ý nghĩa : M càng nhỏ càng tốt. Dự án càng hiệu quả.
- Chỉ tiêu khác:
+ Chỉ số khả năng sinh lợi (PI)
Chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiện
tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị của đầu tƣ ban đầu. Chỉ tiêu này
phản ánh một đơn vị đầu tƣ sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị. Nếu PI > 1 có
nghĩa là, dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận đƣợc.
Công thức xác định nhƣ sau:

PI 

PV
P

Trong đó: PV là thu nhập ròng hiện tại của dự án.
P là vốn đầu tƣ ban đầu.
Với PV = NPV + P
17


Theo tiêu chuẩn PI thì mỗi phƣơng án đầu tƣ đem ra xem xét cần phải tính
chỉ số PI. Phƣơng án đƣợc chọn là phƣơng án có PI >1 nếu là phƣơng án độc lập.
Còn nếu là các phƣơng án loại trừ thì còn phải chọn thêm PI lớn nhất.
+ Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
Chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân gia
quyền chi phí các nguồn tài trợ riêng biệt hiện hữu.
Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là bình quân trọng số của chi phí
sử dụng các loại nguồn vốn khác nhau đầu tƣ vào dự án (Weighted Average Cost
of Capital - WACC), và đƣợc xác định theo công thức:

WACC = E/V *Re + D/V * Rd
Trong đó: E là vốn chủ sở hữu
D là vốn vay
V=E+D
Re suất sinh lợi cổ đông kỳ vọng
Rd lãi suất vay
Tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng nợ thì
WACC là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp.
Bằng việc tính toán chỉ số này chúng ta biết đƣợc doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu
chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ. WACC của doanh nghiệp còn đƣợc gọi là tỷ suất
sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt đƣợc khi quyết định thực hiện
một dự án nào đó hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác
Chọn mức tỷ suất chiết khấu WACC. Việc chọn suất chiết khấu nào là tùy
thuộc: từng DN, từng dự án cụ thể, để đơn giản trong thẩm định dự án thƣờng chọn
WACC khoảng 12%.
 Thẩm định khả năng trả nợ của dự án
Khả năng trả nợ của dự án đƣợc đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc
và lãi) phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này đƣợc thể hiện thông qua
bảng cân đối thu chi và hệ số khả năng trả nợ dài hạn (DSCR)

18


×