Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng áp dụng cơ chế một cửa quốc gia tại cục hải quan tp hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy tôi trong ba năm học 2013
- 2015 tại Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Dƣơng Văn Bạo đã tận tình
giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thiện luận
văn thạc sĩ.
Cảm ơn những đồng nghiệp của tôi cũng nhƣ những chuyên gia trong và
ngoài ngành Hải quan đã cộng tác, hỗ trợ, tƣ vấn cho tôi nhiều điều bổ ích cho nội
dung luận văn đạt nhƣ kết quả mong muốn.
Học viên: Trần Thị Thu Hà

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii


MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..............................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ CƠ
CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA (VNACCS/VCIS)..................................................... 7
1.1 Cơ sở lý luận chung về thủ tục hải quan điện tử ................................................ 7
1.1.1 Khái niệm về hải quan, thủ tục hải quan và thủ tục hải quan điện tử ............. 7
1.1.3 Lợi ích của thủ tục hải quan điện tử ............................................................... 10
1.1.4 Vai trò của thủ tục hải quan điện tử ............................................................... 11
1.2. Khái quát chung về cơ chế một cửa quốc gia và hệ thống thông quan tự động
VNACC/VCIS ......................................................................................................... 12
1.2.1 Khái quát chung về cơ chế một cửa quốc gia (National Single Window, viết
tắt là NSW): ............................................................................................................. 12
1.3. Điều kiện áp dụng cơ chế một cửa quốc gia trong thủ tục hải quan điện tử.... 19
1.4 Mối quan hệ giữa Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS và Cơ chế
một cửa quốc gia. .................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG
ÁP DỤNG CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI
PHÒNG ................................................................................................................... 27
2.1. Giới thiệu chung về Cục Hải quan Tp. Hải phòng........................................... 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Tp. Hải Phòng ................ 27
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức .................................................................................... 31
2.1.3 Thực trạng về đội ngũ cán bộ công chức ...................................................... 31
2.2 Phân tích thực trạng thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ chế một
cửa quốc gia tại Cục Hải quan Tp Hải phòng ......................................................... 32
iii



2.2.1 Thủ tục hải quan trong giai đoạn trƣớc năm 2005 ......................................... 32
2.2.2. Kết quả thực hiện hoạt động thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Cục Hải quan Tp. Hải phòng ................................................................................... 34
2.3 Một số hạn chế, yếu kém................................................................................... 46
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
THEO HƢỚNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA ............................ 48
TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG................................................................ 48
3.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử .......................................... 48
3.1.1 Đẩy mạnh hoàn thiện khai báo trƣớc các chỉ tiêu thông tin của tờ khai trên hệ
thống dữ liệu điện tử ............................................................................................... 48
3.1.2 Áp dụng hiệu quả công tác thông quan trƣớc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu .... 48
3.1.3. Nâng cao tầm quan trọng của công tác áp dụng quản lý rủi ro ..................... 49
3.1.4. Đẩy mạnh việc cắt giảm một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhƣng vẫn
đáp ứng yêu cầu quản lý .......................................................................................... 50
3.1.5 Hoàn thiện trong việc tra cứu, kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tự
động ......................................................................................................................... 51
3.1.6. Xây dựng công tác xác định trị giá hải quan tự động ................................... 51
3.1.7. Xây dựng hệ thống tự động áp mã số, tính thuế hàng hóa XNK. ................. 52
3.1.8 Hoàn thiện công tác tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của
doanh nghiệp. .......................................................................................................... 53
3.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ chế một
cửa quốc gia tại Cục Hải quan Tp Hải phòng ......................................................... 54
3.2.1. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách giải quyết thủ tục ..................................... 54
3.2.2 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin ................... 55
3.2.3. Biện pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ....................................... 56
3.2.4. Biện pháp hoàn thiện cơ chế phối kết hợp giữa ngành Hải quan và các Bộ,
Ngành có liên quan .................................................................................................. 57
3.2.5. Biện pháp xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục
hải quan điện tử. ...................................................................................................... 58


iv


3.2.6. Áp dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động thông quan điện tử đƣợc hiệu quả
(Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan) .............................................................. 59
3.2.6.1. Áp dụng quản lý rủi ro ............................................................................... 59
3.2.6.2. Sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra sau thông quan .............................. 61
3.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho
cộng đồng doanh nghiệp ......................................................................................... 63
3.2.8 Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ hải
quan ......................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................66

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

WTO

Tổ chức thƣơng mại Thế giới

WCO

Tổ chức Hải quan Thế giới


CCC

Hội đồng hợp tác hải quan

WB

Ngân hàng Thế giới

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

NWS

Cơ chế một cửa quốc gia

NACCS

Hệ thống thủ tục hải quan tự động của hải quan Nhật Bản

CIS

Hệ thống thông tin tình báo

VAN


Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng

CA

Tổ chức cấp chữ ký số

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

XNK

Xuất nhập khẩu

CNTT

Công nghệ thông tin

TTHQĐT

Thủ tục hải quan điện tử

C/O

Giấy Chứng nhận xuất xứ

Tp

Thành phố


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số liệu
Tên bảng
bảng
1.1
So sánh các bƣớc củaa quy trình thủ tục hải quan điện tử và thủ

Trang
8

tục hải quan truyền thống
2.1

Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013 tại Cục Hải quan 35
Tp Hải Phòng

2.2

Số lƣợng tờ khai xuất nhập khẩu năm 2014

vii

37


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số liệu

hình
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4

Tên hình
Sơ đồ cơ chế hoạt động của VCIS
Sơ đồ tổng quan về cơ chế hoạt động của Hệ thống
VNACCS/VCIS
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Tp Hải phòng
Trình độ đội ngũ cán bộ công chức Cục Hải quan Tp. Hải
Phòng
Quy trình Thực hiện TTHQTT quan truyền thống
Mô hình công nghệ thông tin thực hiện TTHQĐT qua CVAN

Trang
21
22
30
32
32
40

2.5

Mô hình công nghệ thông tin trong TTHQĐT hiện nay


41

2.6

Mô hình hệ thống tiếp nhận tự động VNACCS

41

2.7

Sơ đồ vận hành thủ tục hải quan điện tử Việt Nam hiện nay

43

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý Nhà nƣớc về hải quan là thể chế rất quan trọng điều chỉnh các hoạt
động xuất nhập khẩu, giao lƣu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại đầu
tƣ du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời là công cụ để
phòng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia
và an toàn xã hội.
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giớ,
chịu tác động của các mối quan hệ ngoại thƣơng ngày càng đa dạng, quan hệ
thƣơng mại thế giới ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện các hình thức bảo hộ mới,
cung ứng trao đổi hàng hóa ngày càng nhanh chóng, các loại hình vận chuyển đa
phƣơng thức và thƣơng mại điện tử ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, Vì
vậy, nhiệm vụ của Ngành hải quan nói chung và của Cục Hải quan Tp Hải phòng

nói riêng ngày càng nặng nề, khối lƣợng công việc gia tăng nhanh chóng.
Trong khi đó, hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan vẫn phải dảm bảo
thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt là phải
thông quan nhanh, giảm thiểu chi phí cho Doanh nghiệp, tạo môi trƣờng thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc
và của thành phố Hải phòng, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc.
Phƣơng thức thực hiện thủ tục hải quan truyền thống với đặc thù là tất cả các
bƣớc trong quy trình thủ tục đó đều phải thực hiện bằng thủ công, sự tiếp xúc trực
tiếp giữa hải quan và doanh nghiệp thƣờng xuyên đã ngày càng bộc lộ nhiều khiếm
khuyết. Một số những hạn chế đó là: Doanh nghiệp phải kê khai và nộp toàn bộ
các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan bằng giấy đã làm tăng chi phí trong in ấn,
vận chuyển cho cả hải quan và doanh nghiệp; thời gian thông quan hàng hóa kéo
dài làm tăng thêm chi phí, mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm hiệu quả
trong khi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hải quan, doanh nghiệp không biết đƣợc
tình trạng bộ hồ sơ hải quan của mình đang đƣợc xử lý ở khâu nào dẫn đến những

1


phiền hà và khó khăn của doanh nghiệp rất khó định lƣợng, dễ phát sinh tiêu cực
giữa hải quan và doanh nghiệp.
Đến năm 2005, thực hiện Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005
của Thủ tƣớng Chính phủ, ngành hải quan đã triển khai thí điểm thủ tục hải quan
điện tử tại Cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Tp Hải phòng. Sau một
thời gian thực hiện đã cho thấy lợi ích của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
rất lớn nhƣ: tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thủ tục hành chính, tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa, tăng năng suất và hiệu quả
công việc của cơ quan hải quan, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và minh
bạch hóa công tác quản lý.
Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2013, sau 07 năm thí điểm thì thủ tục hải quan

điện tử mới bắt đầu đi vào thực hiện chính thức trên phạm vi cả nƣớc.
Dựa trên nền tảng công nghệ của Hệ thống thông quan tự động NACCS/CIS
đƣợc áp dụng hiệu quả ở Nhật Bản, ngày 25/03/2014, Tổng cục Hải quan đã ban
hành quyết định số 865/QĐ-TCHQ ngày 25 tháng 3 năm 2014 về việc Ban hành
Kế hoạch triển khai hệ thống VNACCS/VCIS thuộc Dự án triển khai thực hiện Hải
quan điện tử và một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa Hải quan. Tháng 4/2014,
VNACCS/VCIS - hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia do
Nhật Bản tài trợ đã chính thức đi vào vận hành tại một số Cục Hải quan nhƣ: Hà
Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng…và bƣớc đầu ghi nhận những tín hiệu
tốt đây là bƣớc đột phá trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Việc chuyển đổi
thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phiên bản thông quan tự động 4.0 sang
VNACCS/VCIS không chỉ là bƣớc đi quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa của
Hải quan Việt Nam và tiến tới thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, kết
nối Cơ chế một cửa ASEAN mà còn mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích
to lớn.
Đến nay, hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS) vẫn
tồn tại nhiều mặt hạn chế cần đƣợc khắc phục và hoàn thiện. Về thể chế: quy trình
thủ tục hải quan điện tử chƣa đƣợc sửa đổi kịp thời cho phù hợp với hệ thống

2


VNACCS/VCIS, các quy định thế chế chủ yếu xây dựng cho khâu thông quan
trong khi nhiều khâu nghiệp vụ khác vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mực, chính
phủ điện tử chƣa đƣợc xây dựng tổng thể đồng bộ và vẫn còn nhiều dở dang. Về
mô hình nghiệp vụ hải quan và mô hình tổ chức cán bộ: chủ yếu vẫn dựa trên nền
tảng nghiệp vụ và tổ chức của thủ tục hải quan truyền thống. Cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin: hệ thống xử lý dữ liệu điện tử còn chƣa hoàn thiện, hoạt động chƣa
ổn định, thiếu các chức năng, tiện ích hỗ trợ, phần mềm đầu của doanh nghiệp
chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu quản lý. Nguồn nhân lực: Việc sử dụng và

vận hành hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam đòi hỏi phải có một
đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc đào tạo đồng bộ theo các bƣớc của quy trình, có
trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, thành thạo trong giao tiếp với môi trƣờng điện tử
và sử dụng các công cụ điện tử, đội ngũ doanh nghiệp và đại lý hải quan còn có
nhiều hạn chế khi tham gia thủ tục hải quan điện tử.
Những hạn chế, tồn tại trên đây đã và đang đặt ra những vấn đề cần phải
đƣợc giải quyết trƣớc mắt để hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian
tới. Là ngƣời công tác trong ngành hải quan, một mặt nhận thức đƣợc những giải
pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử, mặt khác muốn nghiên cứu và đóng góp
vào quá trình công tác của bản thân, vì vậy ngƣời viết đã chọn đề tài “Hoàn thiện
thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ chế một cửa quốc gia tại Cục
Hải quan Tp Hải phòng” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Phân tích một số vấn đề lý luận về hải quan, thủ tục hải quan, thủ tục hải
quan điện tử, cơ chế hải quan một cửa quốc gia; nghiên cứu kinh nghiệm của hải
quan một số nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Phân tích thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Tp
Hải phòng trong những năm qua, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình
thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ chế một cửa quốc gia.

3


Đề xuất cụ thể mục tiêu, quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp cần hoàn thiện thủ
tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Hải quan
Tp Hải phòng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài đã nghiên cứu Thủ tục hải quan điện tử, đánh giá, phân tích những
bài học kinh nghiệm về những ƣu điểm và những nhƣợc điểm, hạn chế của việc
thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng. Từ đó đề tài đã

đƣa ra các giải pháp, đề xuất sẽ giúp cho việc hoàn thiện TTHQĐT tại Cục Hải
quan TP. Hải Phòng nói riêng và của Việt Nam nói chung, góp phần thực hiện mục
tiêu xây dựng Cục Hải quan TP. Hải Phòng thành Cục Hải quan điện tử mà Đảng
bộ Cục Hải quan TP. Hải Phòng xác định.
- Đề tài nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho doanh
nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực tế áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua.
- Thực hiện TTHQĐT theo hƣớng áp dụng cơ chế một cửa quốc gia tại các
Chi trực thuộc Cục Hải quan TP. Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về mặt không gian
- Kinh nghiệm thực hiện thông quan điện tử của một số nƣớc trên thế giới,
đặc biệt là các quốc gia trong vùng Đông Nam Á (Asean) và Đông Bắc Á (Nhật
Bản, Hàn Quốc).
- Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ chế
một cửa quốc gia của Việt Nam và của Cục Hải quan TP. Hải Phòng trong thời
gian qua
4.2.2. Về mặt thời gian
+ Về thời gian thu thập số liệu: Nghiên cứu thực trạng thực hiện TTHQĐT
trong 05 năm 2010-2015 và đề xuất giải pháp hoàn thiện Thủ tục hải quan điện tử.

4


+ Về thời gian thực hiện: 06 tháng, bắt đầu từ tháng 03/2015 đến tháng
08/2015.
4.2.3 Về mặt nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan điện tử

và việc hoàn thiện thủ tục này theo hƣớng áp dụng cơ chế một cửa quốc gia bao
gồm các nội dung: thủ tục hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, nhận thức về
vai trò của TTHQĐT; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong TTHQĐT,
đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho TTHQĐT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu: tổng hợp, hệ thống hóa phân
tích, thống kê, so sánh, mô tả thực trạng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài.
Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn (với nguồn thông tin thứ
cấp của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Tp. Hải Phòng).
Để làm đƣợc điều này, ngƣời viết đã tiến hành xây dựng và phân tích ma trận
SWOT.
6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiện nay tại Việt Nam và
Cục Hải quan Tp. Hải Phòng nói riêng.
- Nhận định, đánh giá và dự báo các tình huống sẽ xảy ra trong hoạt động quản lý
nhà nƣớc về hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Đề xuất các giải pháp tối ƣu để hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp
dụng cơ chế một cửa quốc gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hải quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia
(VNACCS/VCIS)

5


Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng cơ
chế một cửa quốc gia tại Cục Hải quan Tp Hải phòng
Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử theo hƣớng áp dụng
cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Hải quan Tp Hải phòng


6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA (VNACCS/VCIS)
1.1 Cơ sở lý luận chung về thủ tục hải quan điện tử
1.1.1 Khái niệm về hải quan, thủ tục hải quan và thủ tục hải quan điện tử
1.1.1.1 Hải quan
Hải quan là cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện chủ quyền quốc gia trong giao
thƣơng quốc tế. Thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế, an toàn xã hội bằng việc kiểm
tra, giám sát, kiểm soát, thu thuế và phí, thông quan và nagwn ngừa hành vi vi
phạm pháp luật, gian lận thƣơng mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa,
quá cảnh hàng hóa, phƣơng tiện vận tải xuất nhaajo cảnh và quá cảnh.
1.1.1.2 Thủ tục hải quan:
Theo quy định tại điều 4, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014
thì:
Thủ tục hải quan là các công việc mà ngƣời khai hải quan và công chức hải
quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phƣơng tiện vận
tải.
1.1.1.3 Thủ tục hải quan truyền thống
Thủ tục hải quan truyền thống là thủ tục hải quan đƣợc thực hiện bằng hình
thức thủ công và bắt đầu có sự ứng dụng cơ giới hóa một phần trong quản lý hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh phƣơng tiện vận tải tại mỗi quốc
gia.
1.1.1.4 Thủ tục hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận,
xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp
luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan.


7


1.1.1.5 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử:
Bảng 1.1 So sánh các bƣớc củaa quy trình thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải
quan truyền thống
T
T

NỘI DUNG

TTHQĐT

TTHQTT

1

Tiếp nhận dữ liệu khai báo

Máy

Máy

2

Kiểm tra logic dữ liệu khai báo

Máy


Thủ công

3

Kiểm tra sơ bộ số liệu khai báo

Máy

Thủ công

4

Cấp số tờ khai

Máy

Máy

5

Phân luồng tờ khai

Máy

Máy

6

Kiểm tra phân luồng


Máy

Thủ công

7

Kiểm tra chi tiết hồ sơ

Máy kết hợp
thủ công

Thủ công

8

Kiểm tra thực tế hàng hóa

Phƣơng tiện
kỹ thuật, thủ
công

Thủ công

9

Xác nhận thông quan

Máy

Thủ công


10

Trao đổi thông tin giữa hải quan và DN

Máy

Thủ công

11

Luân chuyển thông tin giữa các bộ phận hải
quan

Máy

Thủ công

12

Lƣu chứng từ tại cơ quan Hải quan

Máy

Thủ công

13

Lƣu chứng từ tại doanh nghiệp


Máy

Thủ công

(Trích nguồn Ban cải cách hiện đại hóahải quan - Cục HQ Tp. Hải Phòng)
Nhƣ vậy, so với thủ tục hải quan truyền thống thì thủ tục hải quan điện tử đã điện tử hóa
đƣợc 09 bƣớc trong tổng số 13 bƣớc của quy trình nghiệp vụ hải quan.

8


Bảng 1.2 Những điểm cải tiến của TTHQĐT so với thủ tục hải quan truyền thống
Hải quan truyền thống

Hải quan điện tử

Thông tin khai báo

Yêu cầu khai báo trên các Yêu cầu khai báo dạng
mẫu văn bản cố định
mã hóa vào hệ thống máy
tính

Hồ sơ hải quan

Tập hợp các loại chứng Tập dữ liệu điện tử gồm
từ
các tiêu chí thông tin khai
báo và chứng từ hỗ trợ
điện tử hóa. Pháp luật

chấp nhận hồ sơ hải quan
điện tử có giá trị nhƣ hồ
sơ bản giấy nếu đáp ứng
đƣợc các điều kiện nhất
định.

Phƣơng thức tiếp nhận Ngƣời khai hải quan trực Ngƣời khai hải quan gửi
khai báo
tiếp đến trụ sở cơ quan các thông tin qua mạng
hải quan đẻ nộp hồ sơ
đến hệ thống thông tin
điện tử của cơ quan hải
quan.
Cách thức xử lý thông tin Trực tiếp xử lý từng
chứng từ kèm theo hồ sơ
hải quan, đối chiếu, kiểm
tra tính thống nhất, chính
xác của nội dung khai
báo

Hệ thống thủ tục hải quan
điện tử tự động kiểm tra,
đối chiếu đối với các chỉ
tiêu thông tin khai báo

Cách thức phản hồi thông Phải có sự hiện diện của
tin
Doanh nghiệp và công
chức hải quan. Công chức
hải quan thông báo trực

tiếp cho ngƣời khai hải
quan về kết quả xử lý và
hƣớng dẫn thực hiện các
bƣớc tiếp theo của quy
trình

Xử lý thông tin điện tử,
phản hồi trực tiếp các
thông điệp điện tử vào hệ
thống CNTT của ngƣời
khai hải quan

9


1.1.3 Lợi ích của thủ tục hải quan điện tử
1.1.3.1. Đối với cơ quan Hải quan
Việc khai báo dữ liệu điện tử cho phép cơ quan hải quan sử dụng công cụ
quản lý rủi ro để đánh giá tính chất của từng lô hàng, qua đó đƣa ra các quyết định
kiểm tra phù hợp (Luồng xanh: chấp nhận thông quan theo khai báo của ngƣời khai
hải quan, Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, Luồng đỏ: kiểm tra hồ sơ và thực tế
hàng hóa).
Thông quan điện tử góp phần đẩy mạnh công tác cải cách phát triển và hiện
đại hóa hải quan, chuyển đổi từ phƣơng thức quản lý hải quan thủ công sang
phƣơng thức quản lý hiện đại với sự trợ giúp của phƣơng tiện điện tử, đồng thời
thực hiện đúng các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với định hƣớng
phát triển của Hải quan thế giới và khu vực.
Thông quan điện tử góp phần đảm bảo việc thống nhất, đơn giản hóa thủ tục,
rút ngắn thời gian thông quan và hạn chế việc tiếp xúc của công chức hải quan với
ngƣời làm thủ tục hải quan, hạn chế các tiêu cực phát sinh trong quá trình làm thủ

tục hải quan.
1.1.3.2 Đối với người khai hải quan
Ngƣời khai hải quan đƣợc khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính
kết nối mạng internet và đƣợc thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện đƣợc
miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời đƣợc sử
dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của ngƣời khai hải quan, ký và đóng dấu của
doanh nghiệp để đi xuất hàng, nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa
trên đƣờng đối với các lô hàng thuộc diện đƣợc miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn
kiểm tra thực tế hàng hóa.
Ngƣời khai hải quan có thể khai báo hải quan bất kì lúc nào và đƣợc cơ quan
hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính, đƣợc quyền ƣu tiên thứ tự kiểm
tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bên cạnh đó, ngƣời khai hải quan cũng đƣợc cơ quan hải quan cung cấp thông tin
10


về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan, từ đó góp phần giảm bớt tiêu cực nảy sinh từ nhân viên làm thủ tục của
ngƣời khai hải quan.
Ngƣời khai hải quan đƣợc cơ quan hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần
mềm khai báo hải quan điện tử và tƣ vấn trực tiếp miễn phí, đƣợc lựa chọn nộp lệ
phí làm thủ tục hải quan cho từng tờ khai hoặc nộp lệ phí theo tháng. Đối với các
hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu đơn
giản, doanh nghiệp không phải nộp những chứng từ điện tử đã đƣợc lƣu tại cơ
quan hải quan nhƣ trong thủ tục hải quan truyền thống. Thông tin giữa hệ thống
của hải quan và doanh nghiệp đƣợc quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.
Từ những lợi ích trên sẽ giúp ngƣời khai hải quan giảm thời gian, chi phí
làm thủ tục hải quan và có thể chủ động trong quá trình khai báo hải quan, sắp xếp
thời gian đi nhận hàng.

1.1.4 Vai trò của thủ tục hải quan điện tử
Cải cách hiện đại hóa là xu hƣớng hoạt động tất yếu của quản lý nhả nƣớc
nói chung và quản lý nhà nƣớc về hải quan nói riêng, phù hợp với định hƣớng phát
triển của Hải quan thế giới và khu vực. Trong thời gian vừa qua, ngành Hải quan
đã đẩy mạnh nỗ lực cải cách hiện đại hóa, thực hiện thông quan điện tử chính là
thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, đồng thời
cũng là bƣớc chuẩn bị quan trọng cho hàng loạt các hoạt động hiện đại hóa ngành
Hải quan sau này.
Thực hiện thông quan điện tử là bƣớc chuẩn bị nguồn nhân lực và kinh
nghiệm thực tế, từ đó góp phần bảo đảm tính hiệu quả của quá trình thực hiện kết
quả đầu ra của Dự án Hiện đại hóa Hải quan do Ngân hàng Thế giới (Dự án WB)
tài trợ. Nhƣ vậy, việc triển khai thực hiện thông quan điện tử không mâu thuẫn với
việc triển khai Dự án WB. Mục đích cơ bản của thực hiện thí điểm thông quan điện
tử là nhằm giúp tổng kết kinh nghiệm, tìm tòi, thử nghiệm mô hình phù hợp, giúp
11


cho việc triển khai chính thức của Dự án WB đỡ mất thời gian và kinh phí thử
nghiệm.
Ngoài ra, việc thực hiện thí điểm thông quan điện tử cũng còn tạo cơ sở để
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý hải quan nhằm tiến đến ứng dụng
những phƣơng thức quản lý hải quan hiện đại, là tiền đề để triển khai cơ chế một
cửa quốc gia và góp phần thúc đẩy phát triển thƣơng mại điện tử.
1.2. Khái quát chung về cơ chế một cửa quốc gia và hệ thống thông quan tự
động VNACC/VCIS
1.2.1 Khái quát chung về cơ chế một cửa quốc gia (National Single Window, viết
tắt là NSW):
Theo quy định tại điều 4, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014:
Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép ngƣời khai hải quan gửi thông tin,
chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà

nƣớc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông
tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nƣớc quyết định cho phép hàng hóa đƣợc xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng
hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
Cơ chế hải quan một cƣ̉a quốc gia theo quy định tại Điều

1 Quyết định số

48/2011/QĐ-TTg là một hệ thống tích hợp, bao gồm: Cổng thông tin một cửa quốc
gia, hệ thống thông q uan của cơ quan hải quan , các hệ thống cấp phép của Bộ
Công Thƣơng, hệ thống thông tin của Bộ Giao thông vận tải và các hệ thống công
nghệ thông tin khác (dƣới đây gọi là các hệ thống xử lý chuyên ngành).
1.2.2 Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS
1.2.2.1 Khái quát chung về hệ thống VNACC/VCIS
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (Vietnam Automated
Cargo Clearance System - VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo
(Vietnam Customs Intelligent Database System - VCIS) (gọi tắt là hệ thống
12


VNACCS/VCIS) do Nhật Bản tài trợ cho Hải quan Việt Nam có nhiều điểm mới
và thay đổi so với hệ thống thông quan điện tử hiện đang áp dụng nhƣ: Chức năng
tính thuế tự động đƣợc hoàn thiện; Rút ngắn thời gian làm thủ tục bằng cơ chế
phân luồng tự động do hệ thống thông quan điện tử đƣợc áp dụng ở nhiều khâu
(quản lý hàng đi/đến tại cảng, chỉ tiêu nhập dữ liệu ở VNACCS/VCIS đƣợc tích
hợp nhiều hơn các tiêu chí trên vận đơn, bản lƣợc khai vào chỉ tiêu khai báo trên tờ
khai); Tăng cƣờng kết nối giữa các bộ, ngành thông qua cơ chế một cửa quốc gia
(NSW); Lấy thông tin của dữ liệu đã đăng ký để khai báo xuất nhập khẩu; Thực
hiện đăng ký khai báo trƣớc; Quản lý hàng tạm nhập tái xuất…
Tháng 04 năm 2014, Cục Hải quan Tp Hải phòng đƣợc thí điểm thực hiện hệ

thống VNACCS/VCIS. Việc vận hành hệ thống này là bƣớc tiến lƣớn của ngành
hải quan, dẫn tới những thay đổi cả về thủ tục hải quan và cách thức thực hiện quy
trình nghiệp vụ hải quan.
1.2.2.2 Hệ thống VNACCS/VCIS với quy trình, thủ tục hải quan
* Đối với khai báo hải quan:
So với khai báo hải quan hiện tại, tiêu chí khai báo hải quan trong hệ thống
VNACCS/VCIS sẽ có tiêu chí khai báo đầy đủ hơn, vì các thông tin cơ bản về hợp
đồng, hóa đơn, vận đơn, các chứng từ khác có liên quan có thể khai trên tờ khai hải
quan. Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ xử lý hoàn toàn tự động từ việc tiếp nhận, xử lý
và phân luồng với thời gian xử lý diễn ra rất nhanh (trong khoảng 3 giây) nhờ chức
năng kết nối với các hệ thống khác (e-Manifest, e-Invoice, e-Payment…).
Theo Luật hải quan cho phép doanh nghiệp khai báo trƣớc 15 ngày kể từ
ngày đăng ký. Quá thời hạn này thì tờ khai không còn giá trị làm thủ tục hải quan
và phải hủy. Khi thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS, ngƣời khai hải quan đƣợc
phép khai tạm trên hệ thống, chỉ đến khi có hàng thì khai hải quan chính thức. Hệ
thống VNACCS/VCIS đƣợc thiết kế theo hƣớng phải có hàng mới đƣợc đăng ký tờ
khai chính thức. Trong trƣờng hợp đặc biệt, việc hủy hồ sơ khai báo chỉ đƣợc phép
sau khi đƣợc sự chấp nhận của hải quan. Hệ thống sẽ kiểm tra để không xảy ra khai
báo trùng.
13


* Đối với việc khai bổ sung sau thông quan
Hệ thống VNACCS/VCIS cho phép ngƣời khai khai bổ sung sau thông
quan. Việc đính chính nội dung khai báo sẽ do ngƣời khai thực hiện. Nếu hải quan
phát hiện ra những sai sót trong nội dung khai báo thì thông báo cho ngƣời khai hải
quan biết để hiệu chỉnh và khai bổ sung. Nếu ngƣời khai không chấp nhận khai bổ
sung thì vẫn cho thông quan, nhƣng những nghi vấn sẽ đƣợc thông báo cho bộ
phận kiểm tra sau thông quan và điều tra. Khi đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục
nộp thuế tăng thêm trên hệ thống VNACCS/VCIS. Tuy nhiên, việc xử lý tiền thuế

nộp thừa không thực hiện trên hệ thống VNACCS/VCIS.
Việc tiếp nhận hồ sơ khai báo: Hiện tại, cán bộ hải quan tại khâu đăng ký sẽ
tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ hải quan (đối với thủ tục truyền thống) và tờ khai hải
quan (đối với thủ tục điện tử). Khi áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS, hệ thống sẽ
tự động kiểm tra và tiếp nhận, nếu không sẽ đánh lỗi.
Chuẩn hóa loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu: Loại hình xuất nhập khẩu, hệ
thống VNACCS/VCIS đã thiết kế theo hƣớng chuẩn hóa các chế độ quản lý theo
Công ƣớc Kyoto nhƣ: xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ tạm, chế xuất - gia công - sản
xuất xuất khẩu, vận chuyển bảo thuế, phƣơng tiện vận tải. Trong đó không phân
việt giữa loại hình hàng hóa thƣơng mại và phi thƣơng mại. So với hiện hành của
Việt Nam trong hệ thống thống kê có đến hơn 170 loại hình quản lý khác nhau,
VNACCS chuẩn hóa còn hơn 40 loại hình cụ thể; hệ thống VNACCS hỗ trợ khai
đơn giản đối với hàng hóa trị giá thấp.
Quản lý hàng tạm nhập tái xuất: Hệ thống hỗ trợ thông tin quản lý hàng hóa
tạm nhập tái xuất, có chức năng kiểm tra thanh khoản và kết xuất báo cáo từ cấp
chi cục, cấp cục, cấp tổng cục đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.
* Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển bảo thuế
So với thủ tục hiện tại, quy trình đối với hàng vận chuyển bảo thuế trong hệ
thống VNACCS/VCIS gộp các quy trình hiện tại thành một quy trình nhằm mục
đích đơn giản hóa, chuẩn hóa để áp dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ tối đa công
tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, cụ thể: Cấp phép vận chuyển đƣợc thực
14


hiện tại hải quan nơi quản lý hàng hóa đi; Dùng chung một thủ tục khai báo cấp
phép vận chuyển cho khai báo đi, vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực; Hàng
hóa nhập khẩu đƣa vào kho của nhà máy gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất:
Khai cấp phép vận chuyển kết hợp khai báo nhập khẩu tại hải quan nơi đi; Khai
cấp phép vận chuyển tại hải quan nơi đi, khai nhập khẩu tại hải quan nơi quản lý
nhà máy; hàng hóa xuất khẩu đƣa từ kho của nhà máy gia công, sản xuất xuất

khẩu, chế xuất: khai xuất khẩu kết hợp khai cấp phép vận chuyển.
* Việc áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS sẽ làm tăng trách nhiệm của các
bên tham gia
Ngƣời xuất khẩu, nhập khẩu, ngƣời vận chuyển, kinh doanh dịch vụ kho, bãi
cảng… các bên tham gia thực hiện quản lý theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cụ
thể nhƣ sau:
- Nguyên tắc kiểm tra, giám sát: Doanh nghiệp vận chuyển tự quản lý, hoặc
hải quan kiểm tra rồi giao cho doanh nghiệp vận chuyển tự quản lý, hoặc hải quan
hoặc doanh nghiệp kiểm tra, giám sát đến khi hàng đến đích.
- Yêu cầu khai báo thời gian dự kiến đi, đến của hàng hóa khi khai cấp phép
vận chuyển; khai báo hàng hóa đã khởi hành (khai BOA); khai báo hàng hóa đƣợc
vận chuyển đến đích.
Theo dõi xử lý quy trình thủ tục hải quan: Trong quá trình xử lý thủ tục hải
quan, quá trình phân công xử lý tờ khai, chỉ đạo thực hiện và kết quả xử lý của
lãnh đạo và chuyên viên đều đƣợc hệ thống lƣu vết tự động. Chức năng này của hệ
thống giúp kiểm soát đƣợc quá trình xử lý công việc của cán bộ, công chức hải
quan.
1.2.2.3 Hệ thống VNACCS/VCIS với chương trình quản lý thuế, giá, thanh toán
- Trị giá tính thuế: Hệ thống VNACCS/VCIS cho phép gộp một số chỉ tiêu
của tờ khai trị giá theo phƣơng pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Do đó,
về cơ bản, đối với phƣơng pháp trị giá giao dịch không cần phải khai riêng tờ khai
trị giá nhƣ hiện nay, trừ các trƣờng hợp tờ khai có nhiều hơn 7 khoản điều chỉnh
15


(gồm cả I và F), vì trên màn hình khai báo có 7 ô khai báo khoản điều chỉnh gồm 2
khai báo cho I, F và 5 ô cho 5 khoản điều chỉnh khác. Hệ thống tự động phân bổ
các khoản điều chỉnh theo tỷ lệ trị giá hóa đơn, từ đó tự động tính toán trị giá tính
thuế cho từng dòng hàng.
- Thuế và tính thuế: Hệ thống hiện tại không cho phép tính thuế tự động. Hệ

thống VNACCS/VCIS hỗ trợ việc tính thuế tự động, tự động tìm thuế suất theo mã
HS (đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu), theo mã phân loại thuế suất (đối với
các loại thuế khác: thuế VAT, thuế tiệu thụ đặc biệt, thuế tuyệt đối, thuế hỗn
hợp…). Tuy nhiên, hệ thống cũng có cơ chế linh hoạt để ngƣời khai có thể tự nhập
thuế suất. Bên cạnh đó, hệ thống VNACCS/VCIS còn có chức năng tính toán các
loại thuế khác khi phát sinh (nhƣ thế bảo vệ môi trƣờng, thuế tự vệ, thuế chống bán
phá giá, thuế chống phân biệt đối xử…).
- Kiểm tra, tham vấn giá: Hệ thống VNACCS/VCIS đƣợc thiết kế theo
hƣớng đáp ứng chính sách quản lý trị giá tính thuế phù hợp với tình hình thực tế
của Việt Nam, cho phép kiểm tra giá trong quá trình thông quan đối với các mặt
hàng có nguy cơ gian lận cao về trị giá; cho phép tham vấn trong hoặc sau thông
quan (theo quy định của chính sách quản lý của từng thời kỳ).
- Quản lý danh mục ƣu đãi miễn thuế và danh mục thiết bị đồng bộ: Hệ
thống VNACCS/VCIS cho phép xử lý hoàn toàn tự động đối với quản lý danh mục
ƣu đãi miễn thuế. Trong hệ thống VNACCS/VCIS cũng có chức năng hỗ trợ quản
lý danh mục thiết bị đồng bộ thông quan việc chuyển thông tin từ VNACCS/VCIS
sang hệ thống trung gian để xử lý tự động.
- Ấn định thuế trong thông quan: Khi hải quan tiến hành kiểm tra thuế trong
thông quan, sau thông quan nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu doanh nghiệp khai bổ
sung. Nếu doanh nghiệp không khai bổ sung theo yêu cầu của hải quan thì hải quan
mới thực hiện việc ấn định thuế. Khi đó, hệ thống VNACCS/VCIS sẽ xuất thông
báo ấn định thuế cho ngƣời nộp thuế. Quyết định ấn định thuế sẽ do cơ quan hải
quan cấp theo đúng quy định.
16


- Thanh toán thuế: So với quy định hiện hành, ngƣời khai hải quan phải xác
định trƣớc các hình thức sẽ thanh toán; Một lô hàng chỉ đƣợc sử dụng một hình
thức thanh toán; Hình thức thanh toán đƣợc bổ sung thêm thanh toán bằng hạn
mức qua ngân hàng, bảo lãnh chung tự động trừ lùi trên toàn quốc và đƣợc khôi

phục tƣơng ứng với số thuế đã nộp.
1.2.2.4 Hệ thống VNACCS/VCIS với các tiêu chí quản lý rủi ro
- Phân luồng xử lý tờ khai: Trên cơ sở các tiêu chí rủi ro (tiêu chí lựa chọn)
đƣợc thiết lập trên hệ thống VCIS, hệ thống VNACCS sẽ thực hiện phân luồng xử
lý tờ khai, thông qua việc đối chiếu những thông tin khai báo trên tờ khai với
những thông tin của tiêu chí lựa chọn. Ngoài việc thiết lập các tiêu chí đơn lẻ trên
giao diện của VCIS, trƣờng hợp thiết lập số lƣợng lớn tiêu chí sẽ đƣợc thiết lập
thông qua bảng dữ liệu (CFS).
Nhằm đảm bảo tốc độ xử lý nhanh của hệ thống, chỉ một số tiêu chí trong
trƣờng hợp cần thiết mới đƣợc truyền dữ liệu tức thời từ VCIS sang VNACCS
phục vụ cho việc phân luồng tờ khai. Tiêu chí lựa chọn đƣợc xây dựng dựa trên cơ
sở các chính sách quy định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, dựa trên việc xếp
hạng đánh giá doanh nghiệp cũng nhƣ việc phân tích, đánh giá rủi ro của đơn vị
chuyên trách quản lý rủi ro. Trong đó, hệ thống đƣợc thiết kế để tự động lựa chọn
kiểm tra các đối tƣợng không đáp ứng các điều kiện cấp phép trên cơ sở trao đổi
dữ liệu điện tử với các bộ, ngành khi triển khai cơ chế một cửa.
Các tờ khai luồng xanh không còn đƣợc hiển thị trên màn hình kiểm tra tại
cửa khẩu, công chức hải quan chỉ có thể xử lý hoặc chuyển luồng các tờ khai luồng
vàng và luồng đỏ.
Phân luồng cấp phép vận chuyển bảo thuế và sàng lọc thông tin manifest: Hệ
thống VNACCS/VCIS cho phép thiết lập các tiêu chí sàng lọc thông tin manifest
để lựa chọn có trọng điểm các thông tin trƣớc thông quan, từ đó có cơ sở theo dõi
và thiết lập các tiêu chí lựa chọn kiểm trong thông quan. Đối với cấp phép vận
chuyển bảo thuế, hệ thống VNACCS cũng cho phép lựa chọn các đối tƣợng trọng
17


×