Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước phát triển thương mại điện tử tại thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 133 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “Một số biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc
phát triển Thƣơng mại điện tử tại thành phố Hải Phòng”, chuyên ngành Quản lý
kinh tế, Trƣờng Đại Học Hàng Hải Việt Nam là của riêng tác giả. Phần lớn những
số liệu trong luận văn phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đề xuất đƣợc chính tác
giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo hoặc có
chú thích nguồn gốc rõ ràng sau mỗi lần trích dẫn. Ngoài ra luận văn đã sử dụng
thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đƣợc trích dẫn từ
nguồn giốc rõ ràng.
Tác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các
kết quả nghiên cứu là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả xin cam đoan rằng các tài liệu tham khảo, thông tin trích dẫn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày ..... tháng ..... năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Đức Trƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, với tƣ cách là ngƣời hƣớng dẫn khoa học,
PGS, TS Đặng Công Xƣởng – Trƣởng khoa Kinh tế, Trƣờng Đại Học Hàng Hải
Việt Nam đã tận tình hƣớng dẫn, đƣa ra nhiều ý kiến định hƣớng để đề tài đi đúng
hƣớng và giải quyết đƣợc các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả và thiết thực. Qua
đây, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS, TS Đặng Công Xƣởng, ngƣời
đã giúp hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp cao học này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ về thông
tin hữu ích từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội, cơ quan sở ban ngành


thành phố và trung ƣơng. Đặc biệt là sự giúp đỡ cung cấp các thông tin, số liệu có
đƣợc từ Trung tâm Thƣơng mại điện tử, thuộc Sở Công Thƣơng thành phố Hải
Phòng, nơi tác giả đang công tác. Nhân đây, xin chân thành cảm ơn đến tất cả vì sự
giúp đỡ này đã giúp tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp cao học một các
hiệu quả.
Trân trọng cảm ơn.
Hải Phòng, ngày ..... tháng ..... năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Đức Trƣờng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ...........................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn ................................................................3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...............................5
1.1.
Tổng quan về thƣơng mại điện tử .......................................................................5
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet và TMĐT ....................................................6

1.1.2. Khái niệm Thƣơng mại điện tử ...........................................................................8
1.1.3. Phân loại Thƣơng mại điện tử ...........................................................................12
1.1.4. Lợi ích của TMĐT trong phát triển kinh tế ......................................................16
1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đến phát triển Thƣơng mại điện tử.........................18
1.2.
Nội dung quản lý nhà nƣớc về Thƣơng mại điện tử .........................................20
1.3.
Những quy định của pháp luật về Thƣơng mại điện tử ....................................22
1.3.1. Khung pháp lý cho thƣơng mại điện tử Việt Nam ............................................22
1.3.2. Tóm tắt nội dung một số văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến hoạt
động TMĐT ...................................................................................................................27
1.3.3. Một số các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hải Phòng .................28
1.4.
Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về Thƣơng mại điện tử ........29
1.5.
Kinh nghiệm phát triển Thƣơng mại điện tử tại một số quốc gia và bài học cho
Việt Nam. .......................................................................................................................30
1.5.1. Hoa kỳ ...............................................................................................................30
1.5.2. Trung Quốc .......................................................................................................32
1.5.3. Hàn Quốc ..........................................................................................................34
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................................36
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HẢI PHÒNG .............................................37
2.1.
Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng ........................................................37
2.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 37
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng giai đoạn qua ...................38
2.2.
Thực trạng phát triển Thƣơng mại điện tử tại thành phố Hải Phòng ................40
iii



2.2.1. Thực trạng phát triển Thƣơng mại điện tử tại thành phố Hải Phòng ................40
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng thƣơng mại điện tử bên trong doanh nghiệp và hộ gia đình tại
Hải Phòng.......................................................................................................................51
2.2.1.2. Tình hình ứng dụng TMĐT tại Hải Phòng .......................................................60
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động hỗ trợ phát triển thƣơng
mại điện tử thành phố Hải Phòng ..................................................................................74
2.2.3. Đánh giá về môi trƣờng TMĐT và các kiến nghị .............................................78
2.2.3.1. Theo cơ quan quản lý nhà nƣớc ........................................................................78
2.2.3.2. Theo doanh nghiệp ............................................................................................78
2.2.3.3. Theo ngƣời tiêu dùng ........................................................................................82
2.3.
Những nhận xét về công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển Thƣơng mại điện
tử tại thành phố Hải Phòng ............................................................................................83
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và những tồn tại ....................................................................83
2.3.2. Khó khăn và những nguyên nhân .....................................................................84
2.3.3. Kết luận chung ..................................................................................................85
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG ..........................................................................................................................89
3.1.
Xu hƣớng phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng ......................................89
3.1.1. Xu hƣớng phát triển TMĐT Hải Phòng ............................................................89
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với phát triển TMĐT Hải Phòng đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 .......................................................................................................................90
3.2.
Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng 91
3.2.1. Quan điểm .........................................................................................................91
3.2.2. Mục tiêu ............................................................................................................91

3.2.3. Định hƣớng phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng ...................................93
3.3.
Một số biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển
TMĐT tại thành phố Hải Phòng ....................................................................................94
3.3.1. Tăng cƣờng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng TMĐT .............................94
3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT ...................................94
3.3.3. Phát triển các sản phẩm ứng dụng Thƣơng mại điện tử. ..................................95
3.3.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Thƣơng mại điện tử ...................................95
3.3.5. Tƣ vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng Thƣơng mại điện tử ...............................96
3.3.6. Hợp tác trong nƣớc và quốc tế về Thƣơng mại điện tử ....................................97
3.3.7. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động Thƣơng mại điện tử ............97
3.3.8. Tạo cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển Thƣơng mại điện tử ...........................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................100
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................101
Phụ lục ......................................................................................................................... 1/PL1

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ viết tắt
ADSL
ASEAN

Giải Thích
Asymmetric digital subscriber line
Association of Southeast Asian Nations

B2B


Business to Business

B2C

Business to consumer

B2G

Business to Government

C2C

Consumer to consumer

EDI

Electronic Data Interchange

G2B

Government to Business

G2C

Government to consumer

G2G

Government to Government


LAN

Local Area Network

OECD
UNCTAD
USD
CNTT

Organisation for Economic Co-operation and Development
United Nation Conference on Trade and Development
US dollar
Công nghệ thông tin

CNTT & TT Công nghệ thông tin và Truyền thông
CSDL

Cơ sở dữ liệu

v


Chữ viết tắt
DNNVV
EBI

Giải Thích
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ số Thƣơng mại điện tử Việt Nam


WTO

World Trade Organization

GDĐT

Luật Giao dịch điện tử

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

KDĐT

Kinh doanh điện tử

SGD

Sàn giao dịch

TMĐT

Thƣơng mại điện tử

TMTT

Thƣơng mại truyền thống

TW
VECOM

VNĐ

Trung ƣơng
Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam
Đồng Việt Nam

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số
bảng
1.1
1.2
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

2.8


2.9

Tên bảng

Trang

Phân biệt Thƣơng mại mại truyền thống và Thƣơng mại điện tử

12

Cập nhật khung pháp lý cơ bản cho TMĐT tại Việt Nam

22

So sánh vị trí xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng

41

dụng CNTT Hải Phòng với một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam
So sánh vị trí xếp hạng về hạ tầng nguồn nhân lực cho ứng dụng

42

CNTT Hải Phòng với một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam
So sánh vị trí xếp hạng về Hạ tầng kỹ thuật CNTT Hải Phòng với

43

một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam
So sánh về Ứng dụng CNTT của Hải Phòng với một số tỉnh/thành


44

phố ở Việt Nam
Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT của 4 tỉnh/thành phố trực

46

thuộc TW trong đó có Hải Phòng, từ năm 2013-2015
Chỉ số giao dịch TMĐT B2B của 4 tỉnh/thành phố trực thuộc TW

47

trong đó có Hải Phòng, từ năm 2013-2015
Chỉ số giao dịch TMĐT B2C của 4 tỉnh/thành phố trực thuộc TW

48

trong đó có Hải Phòng, từ năm 2013-2015
Chỉ số giao dịch TMĐT G2B của 4 tỉnh/thành phố trực thuộc TW

49

trong đó có Hải Phòng, từ năm 2013-2015
Tổng hợp số liệu về sử dụng email và sở hữu số điện thoại di

59

động


2.10

Thống kê lí do mua sắm qua mạng Internet của ngƣời dân

73

2.11

Thống kê lí do không mua sắm qua mạng Internet của ngƣời dân

73

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hình
1.1
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

Tên hình

TMĐT theo mức độ số hóa

Trang
14

So sánh chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT của
Hải Phòng thời gian 2011-2015
So sánh chỉ số sẵn sàng về hạ tầng Nguồn nhân lực cho ứng dụng
CNTT của Hải Phòng thời gian 2011-2015
So sánh chỉ số sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT
của Hải Phòng thời gian 2011-2015
So sánh chỉ số sẵn sàng về ứng dụng CNTT của Hải Phòng thời
gian 2011-2015
So sánh chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT của Hải Phòng
thời gian 2012-2015

42

43

44

45

46

2.6

So sánh chỉ số giao dịch B2B của Hải Phòng thời gian 2012-2015


47

2.7

So sánh chỉ số giao dịch B2C của Hải Phòng thời gian 2012-2015

48

2.8

So sánh chỉ số giao dịch G2B của Hải Phòng thời gian 2012-2015

49

2.9

2.10

Chỉ số TMĐT tích hợp (EBI) của Hải Phòng và điểm trung bình
cả nƣớc
So sánh các chỉ số TMĐT và EBI của Hải Phòng thời gian 2012 –
2015

51

51

2.11

Tình hình sở hữu số lƣợng máy tính tại các doanh nghiệp


52

2.12

Tỷ lệ máy tính/số nhân viên đƣợc trang bị tại doanh nghiệp

53

2.13

Tỉ lệ số lƣợng máy tính trong doanh nghiệp của 5 tỉnh Việt Nam

53

2.14

Loại kết nối Internet của doanh nghiệp phân chia theo tỉnh

54

2.15

Tình hình xây dựng mạng riêng tại các doanh nghiệp năm 2014

54

2.16
2.17


Tỷ lệ doanh nghiệp phân bổ theo số ngƣời có hiểu biết về TMĐT
năm 2015
Tỷ lệ phân bổ kiến thức TMĐT của nhân viên trong doanh nghiệp
viii

55
55


2.18

Nhận thức về lợi ích ứng dụng TMĐT

56

2.19

Các mức độ đánh giá lợi ích ứng dụng TMĐT trên các góc độ

56

2.20

Các mức độ đánh giá trở ngại ứng dụng TMĐT trên các góc độ

57

2.21

Về nhận thức của doanh nghiệp đƣợc điều tra về ứng dụng TMĐT


57

2.22

Tình hình sở hữu thiết bị có khả năng truy cập Internet

58

2.23

Tình hình kết nối Internet của ngƣời dân

58

2.24

Tình hình kết nối và thời lƣợng sử dụng Internet của ngƣời dân

59

2.25

Bảng phân bố sở hữu số điện thoại di động và sử dụng địa chỉ
email năm 2014

60

2.26


Về kế hoạch ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp

61

2.27

Tỷ lệ các hình thức ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp

61

2.28

Các tính năng của website doanh nghiệp

62

2.29

Thống kê tính năng website của cả nƣớc

62

2.30

Các phiên bản máy tính và thiết bị di động của website của doanh
nghiệp

63

2.31


Phƣơng thức đặt hàng mà Doanh nghiệp sử dụng

63

2.32

Các phƣơng thức thanh toán Doanh nghiệp sử dụng

64

2.33

Các hình thức tƣ vấn khách hàng của Doanh nghiệp

65

2.34

Các phƣơng thức giao hàng Doanh nghiệp đang thực hiện

65

2.35

Tỉ lệ các phần mềm đƣợc sử dụng trong Doanh nghiệp

66

2.36


Tỷ trọng doanh số bán hàng qua kênh Internet năm 2014

67

2.37

Tỉ trọng doanh số tăng, giảm về TMĐT trên tổng doanh số của
doanh nghiệp năm 2015

67

2.38

Tỉ lệ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia sàn giao dịch điện tử

68

2.39

Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT qua các năm

68

2.40

Mục đích sử dụng Internet của ngƣời dân

69


2.41

Lần mua sắm qua mạng gần đây nhất của ngƣời dân

69

2.42

Số tiền đã mua sắm qua mạng

70

2.43

Các phƣơng thức thanh toán mua sắm qua Internet

71

ix


2.44

Các phƣơng thức thanh toán mua sắm qua Internet của ngƣời dân

71

2.45

Thống kê sản phẩm đặt mua qua nhóm sản phẩm


72

2.46

So sánh tỉ lệ % sản phẩm đặt mua của Hải Phòng với cả nƣớc

72

2.47

Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến của ngƣời dân

74

2.48

Ý kiến của cơ quan, tổ chức hỗ trợ phát triển TMĐT

78

2.49
2.50
2.51

Đánh giá của Doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ
TMĐT và dịch vụ logistics trong TMĐT
Đánh giá của DN về cơ sở hạ tầng CNTT & TT, và Internet
Đánh giá về môi trƣờng chính sách và pháp luật cho phát triển
TMĐT


79
79
80

2.52

Đánh giá về các hỗ trợ, khuyến khích khác phát triển TMĐT

80

2.53

Về đề xuất từ doanh nghiệp để phát triển TMĐT

81

2.54

Đánh giá về môi trƣờng cho phát triển TMĐT của ngƣời dân

82

x


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ngày nay, thƣơng mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành một lĩnh vực có

ảnh hƣởng cực kỳ quan trọng đến tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Sự phát
triển của TMĐT không chỉ làm thuận lợi hóa các hoạt động kinh doanh mà còn
cung cấp nhiều giá trị mới và đáp ứng những nhu cầu mới của các doanh nghiệp và
ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc
đẩy mạnh phát triển TMĐT. TMĐT vừa là công cụ, vừa là môi trƣờng để phát
triển kinh tế, xã hội.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trƣờng TMĐT toàn cầu của eMarketer, một
trong những hãng nghiên cứu thị trƣờng TMĐT uy tín nhất thế giới, doanh số bán
hàng B2C trên toàn thế giới đạt 1.671 tỷ USD năm 2015, tăng 25,1% so với năm
2014 và chiếm 7,4% tổng doanh số bán lẻ thị trƣờng toàn thế giới. Và trong năm
2016, doanh số bán hàng đã đƣợc dự đoán sẽ tăng 22,7%, đạt khoảng 2.050 tỷ
USD trên toàn thế giới. Tăng trƣởng TMĐT toàn cầu với doanh thu dự báo đạt
3.578 tỷ USD vào năm 2019.
Ở Việt Nam, TMĐT B2C phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh nhất
trong khi đó TMĐT B2B phát triển với trình độ còn hạn chế cùng với các loại hình
TMĐT G2B, G2C, G2G mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam, đi liền với các dự án
phát triển chính phủ điện tử. Năm 2015, theo Cục thƣơng mại điện tử và công nghệ
thông tin, doanh số tƣ̀ TMĐT B2C của Việt Nam đạt khoảng 4,07 tỷ USD , tăng
37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng cả nƣớc. Trung bình giá trị mua hàng trực tuyến của một ngƣời
là 160 USD, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 62%.
Tại thành phố Hải Phòng đến năm 2016, sau 5 năm thành phố triển khai Kế
hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 984/QĐ-UBND
ngày 29/06/2011 của UBND thành phố Hải Phòng nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh
nghiệp phát triển TMĐT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, đến nay thƣơng mại điện tử Hải Phòng đã có những bƣớc phát triển rõ rệt.

1



TMĐT Hải Phòng luôn thuộc nhóm đứng đầu những tỉnh thành phố trực thuộc
trung ƣơng phát triển mạnh trên cả nƣớc, trong 3 năm liên tiếp (2012, 2013, 2014)
chỉ số TMĐT Hải Phòng đƣợc Hiệp hội TMĐT Việt Nam xếp loại đứng thứ 4 cả
nƣớc; năm 2015 đứng thứ 5. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi Internet, TMĐT đã
dần trở thành công cụ phổ biến trong hoạt động của doanh nghiệp và ngƣời dân
Hải Phòng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại phát triển nhanh với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế với tổ ng mƣ́c bán lẻ hàng hóa và doanh thu dich
̣ vu ̣
tiêu dùng tăng bình quân 19,13%/năm, tính riêng năm 2015 ƣớc đạt 80.672,71 tỷ
đồng, tăng 12,69% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tổng kim ngạch kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu tăng bình quân 15,88%/năm, tính riêng năm 2015 ƣớc đạt 4.225.770
ngàn USD, tăng 18,16% so với cùng kỳ năm 2014.
Sự phát triển của TMĐT đã và đang hƣớng tới mục tiêu chung của thành phố
Hải Phòng đó là “Phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự phát triển nhanh, đột phá để xây dựng Hải
Phòng trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là
trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước” [5].
Tuy nhiên, các điều tra, nghiên cứu cho thấy trình độ phát triển TMĐT ở Hải
Phòng còn khá thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng lợi thế. Tỷ lệ doanh nghiệp và
ngƣời dân ứng dụng TMĐT chƣa cao, các công cụ và phƣơng tiện giao dịch
TMĐT phần lớn thuộc loại đơn giản, tiền mặt sử dụng còn phổ biến, còn tồn tại
nhiều trở ngại đối với các giao dịch TMĐT. Công tác QLNN và hỗ trợ TMĐT
chƣa thực sự thu hút đầu tƣ và khuyến khích đáng kể cho ngƣời dân. Phân tích
thực trạng phát triển trong thời gian qua cho thấy Hải Phòng cần xây dựng chiến
lƣợc và các giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển TMĐT trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, đề tài “Một số biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà

nƣớc phát triển Thƣơng mại điện tử tại thành phố Hải Phòng” là một công trình có
tính cấp thiết cần nghiên cứu và triển khai.

2


2.

Mục đích nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu nhằm đạt đƣợc một số các mục đích sau:
- Hệ thống hóa các lí luận cơ bản về TMĐT.
- Phân tích thực trạng phát triển TMĐT thành phố Hải Phòng trong năm

2011-2015.
- Đề xuất một số biện pháp tăng cƣờng công tác QLNN về TMĐT nhằm thúc
đẩy phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là các chỉ tiêu, số liệu, các vấn đề về tình hình ứng dụng phát triển và quản lý
TMĐT trên địa bàn thành phố của các cơ quan QLNN, doanh nghiệp và ngƣời tiêu
dùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể: Khách thể nghiên cứu của Đề tài là các doanh nghiệp,
ngƣời tiêu dùng trên địa bàn thành phố, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện chỉ riêng cho các cơ quan QLNN.
- Phạm vi không gian: Đề tài phân tích thực trạng TMĐT trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.

- Về thời gian: Phần thực trạng TMĐT chủ yếu đánh giá giai đoạn 20112015 đặc biệt tập trung các năm 2014, 2015; Phần đề xuất kiến nghị các giải pháp
đƣợc đề ra đến năm 2020.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, thông kê mô tả, đóng vai trò chủ đạo

trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh số liệu, đánh giá với
các năm khác nhau, giữa các tỉnh thành phố của Việt Nam với nhau.
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Đề tài là một công trình có ý nghĩa thực tiễn; là tài liệu tham khảo giúp thành

phố Hải Phòng nhìn thấy một phần thực trạng phát triển TMĐT thời gian qua trên

3


địa bàn đồng thời có thể đƣa ra một số biện pháp nhằm thúc đầy sự phát triển
TMĐT trên địa bàn trong thời gian tới một cách có cơ sở khoa học.
Ý nghĩa khoa học của Luận văn còn đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TMĐT;
- Đánh giá thực trạng phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011 – 2015 đối với các cơ quan QLNN, các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trên
địa bàn thành phố, từ có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phƣơng của thành
phố xây dựng chính sách, giải pháp khoa học nhằm tằng cƣờng công tác QLNN về
TMĐT góp phần thúc đẩy phát triển TMĐT nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
- Đề xuất một số biện pháp tăng cƣờng công tác QLNN về TMĐT trên địa

bàn thành phố Hải Phòng.

4


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về thƣơng mại điện tử
Hiện nay, TMĐT ngày nay đã và đang trở thành một lĩnh vực có ảnh hƣởng
cự kỳ quan trọng đến nền kinh tế của các quốc gia tiên tiến và đang dần khẳng định
vai trò kích thích tăng trƣởng trong các nền kinh tế mới nổi, có tốc độ tăng trƣởng
cao. Mạng Internet đã trở thành xa lộ thông tin, hạ tầng huyết mạch của các nền
kinh tế số và xã hội thông tin. TMĐT cũng phát triển nhanh chóng và có sự tiến bộ
không ngừng cả về lƣợng và về chất, không chỉ làm thuận lợi hóa các hoạt động
kinh doanh mà còn cung cấp nhiều giá trị mới và đáp ứng những nhu cầu mới của
các ngƣời dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy mọi quốc gia đều quan tâm đến việc
đẩy mạnh phát triển TMĐT, điều này từng bƣớc tạo ra những nền kinh tế số hóa
ngày càng cao tạo ra nhiều giá trị vƣợt trội. TMĐT là lĩnh vực có liên quan mật
thiết tới hạ tầng CNTT và TT, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nên
các quốc gia muốn hƣớng đến một nền kinh tế tri thức đều phải có những chính
sách nhằm thúc đẩy lĩnh vực này phát triển nhanh hơn nữa. Các lý thuyết về
TMĐT và phát triển kinh tế chính là một trong những nhân tố quan trọng luôn cần
đƣợc các quốc gia, các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả
ứng dụng TMĐT trong mọi hoạt động của nền kinh tế.
Sau nhiều năm phát triển, TMĐT đã khẳng định đƣợc vai trò và vị trí trong
các nền kinh tế toàn cầu, nhất là các nền kinh tế tri thức tại quốc gia tiên tiến trên
thế giới. Cùng với làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và liên tục,
TMĐT mang lại rất nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân
ở các quốc gia nhất là các quốc gia phát triển có nền kinh tế đƣợc số hóa cao. Các
quốc gia đang phát triển đặc biệt có đƣợc nhiều kinh nghiệm và bài học phát triển
từ các quốc gia tiên tiến nên có thể có đƣợc tốc độ tăng trƣởng TMĐT rất nhanh

chóng.
TMĐT bắt đầu thâm nhập nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 1997 cùng với
sự xuất hiện của Internet. Với chính sách mở cửa và khuyến khích phát triển kinh
tế, Đảng và nhà nƣớc đã có nhiều quyết sách sáng suốt nhằm nhanh chóng cải

5


thiện hạ tầng công nghệ, pháp lý và nhân lực phục vụ hoạt động TMĐT. TMĐT
ngày càng có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc đã đƣợc chính phủ ghi nhận. Báo cáo TMĐT của quốc gia do Cục TMĐT và
CNTT thuộc Bộ Công Thƣơng xây dựng và công bố hàng năm cho thấy sự tiến bộ
nhanh chóng và liên tục của TMĐT Việt Nam suốt những năm qua. Với các lợi thế
phát triển kinh tế nổi bật nhƣ chính trị ổn định, nguồn nhân lực giá rẻ, chính sách
đầu tƣ thông thoáng, thị trƣờng trẻ, cơ cấu dân số vàng, thì các doanh nghiệp thực
sự có nhiều cơ hội để phát triển TMĐT. Các doanh nghiệp TMĐT của Việt Nam
cũng trƣởng thành nhanh chóng trong những năm qua, góp phần quan trọng trong
việc tạo ra thị trƣờng TMĐT giàu tiềm năng hiện nay. TMĐT đã dần đi vào đời
sống xã hội, đồng thời, đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp TMĐT
thế giới đến thị trƣờng Việt Nam.
Việc xây dựng chiến lƣợc, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh TMĐT Việt
Nam phát triển, đồng thời nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc
trong điều kiện hội nhập chính là một thách thức. Do đó việc nghiên cứu lý luận về
phát triển TMĐT trong nền kinh tế hiện đại cần phải đƣợc quan tâm. Các chủ
trƣơng chính sách đúng đắn sẽ giúp các doanh nghiệp và ngƣời dân tham gia một
cách tích cực vào các hoạt động TMĐT tạo ra nhiều giá trị mới cho đất nƣớc, thúc
đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của toàn xã hội.
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet và TMĐT
Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau bắt đầu phổ biến từ
những năm 1990. Tuy nhiên, Internet đã có lịch sử hình thành trƣớc đó rất lâu.

Năm 1962: Ý tƣởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau (J.C.R.
Licklider).
Năm 1965: Mạng gửi các dữ liệu đƣợc chia nhỏ thành từng gói tin, đi theo
các tuyến đƣờng khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies).
Năm1967: Lawrence G.Roberts đề xuất ý tƣởng mạng ARPANET –
Advanced Research Project Agency Network tại một hội nghị ở Michigan. Bộ
quốc phòng Mỹ phát triển mạng máy tính thử nghiệm theo ý tƣởng ARPANET.

6


Năm 1969: Bộ quốc phòng Mỹ tiến hành dự án nghiên cứu ARPA (Advanced
Research Project Agency). Mục tiêu dự án là nghiên cứu các tiêu chuẩn và công
nghệ - thiết bị truyền gửi dữ liệu thiết lập hệ thống mạng toàn quốc cho phép trao
đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời, đồng thời đảm bảo cho sự hoạt động liên tục
của mạng máy tính. Hệ thống mạng đã đƣợc các nhà khoa học, các ngành công
nghiệp, các trƣờng đại học ủng hộ và đã trở thành mạng thông tin khổng lồ, có tên
là Internet nhƣ ngày nay.
Năm 1972: Thƣ điện tử bắt đầu đƣợc sử dụng (Ray Tomlinson).
1973: ARPANET lần đầu tiên đƣợc kết nối ra nƣớc ngoài, tới các trƣờng đại
học London.
Năm 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP trở thành giao thức chuẩn của
Internet. Hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt
các máy chủ.
Năm 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới.
Năm 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup
Language) cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (Hyper Text Transfer
Protocol) ra đời, Internet thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch
vụ mới. Cũng trong năm này, trên toàn thế giới đã có 3 triệu ngƣời tiếp cận đƣợc
với Internet.

Năm 1999: Theo WTO, năm 1999 đã có khoảng 300 triệu ngƣời tiếp cận tới
Internet.
Năm 2005 - 2008: Theo số liệu trong báo cáo do Liên minh viễn thông thế
giới – ITU World Telecommunication công bố, năm 2005 có 1,1 tỷ ngƣời sử dụng
internet trên toàn thế giới. Con số này tăng nhẹ vào các năm 2006 và năm 2007.
Đến năm 2008, đạt 1,5 tỷ ngƣời sử dụng.
Năm 2010: Cũng theo ITU, hơn 2 tỷ ngƣời là số ngƣời truy cập Internet tính
đến cuối năm 2010. Trong đó, số ngƣời truy cập Internet tại nhà là 1,6 tỷ, tăng 0,2
so với năm 2009. Theo đó, 162 triệu trong tổng số 226 triệu ngƣời dùng Internet
mới đến từ các nƣớc đang phát triển.

7


Năm 2012: Theo Royal Pindom, năm 2012 có 2,4 tỷ ngƣời dùng internet trên
toàn cầu. Trong đó có 1,1 tỷ ngƣời tại Châu Á, 519 triệu ngƣời dùng internet là tại
Châu Âu, 274 triệu ngƣời thuộc Bắc Mỹ và 90 triệu ngƣời dùng internet đến từ
Trung Đông. Trong các nƣớc, Trung Quốc là quốc gia có số lƣợng ngƣời dùng
internet đông nhất, 565 triệu ngƣời.
Năm 2013: Theo báo cáo của ITU World Telecommunication, trên toàn thế
giới, có 2,8 tỷ ngƣời sử dụng internet, chiếm 39% dân số toàn cầu.
Năm 2014: Theo khảo sát của eMarketer, năm 2014 có 2,89 tỷ ngƣời trên thế
giới đã sử dụng Internet. Con số này chiếm tới 40,4% dân số thế giới. Ba quốc gia
có số ngƣời sử dụng Internet cao nhất thế giới gồm: Trung Quốc với 643,4 triệu
ngƣời, Hoa Kỳ là 252,9 triệu ngƣời, Ấn Độ là 215,6 triệu ngƣời. Xét theo khu vực
thì Châu Âu có tỷ lệ dân số sử dụng Internet cao nhất (75%), tiếp đó là Châu Mỹ
(61%), Châu Á- Thái Bình Dƣơng có tỷ lệ khoảng 32% dân số sử dụng Internet
còn Châu Phi có tỷ lệ thấp nhất là 16%. Nếu tính theo tỷ lệ dân số sử dụng Internet
thì Châu Á - Thái Bình Dƣơng chỉ bằng một nửa so với Châu Mỹ, nhƣng xét theo
số ngƣời sử dụng thì Châu Á- Thái Bình Dƣơng đứng đầu với 1,3 tỷ ngƣời sử dụng

Internet, bằng khoảng 50% số ngƣời sử dụng Internet trên toàn thế giới. Có sự
chênh lệch nhỏ về giới tính, trên toàn cầu có 41% nam giới sử dụng Internet, trong
khi tỷ lệ này với nữ giới là 37%.
Từ năm 2015 – 2018: eMarketer dự đoán, tính đến hết năm 2015, có 3,07 tỷ
ngƣời sử dụng internet, chiếm 42,4%. Con số này tăng vào năm 2016, 2017, 2018
lần lƣợt là 3,25 tỷ ngƣời (chiếm 44,4%), 3,42 tỷ ngƣời (chiếm 46,3%), 3,6 tỷ ngƣời
(chiếm 48,2%).
Năm 1994: TMĐT thực sự bắt đầu đi vào đời sống xã hội, khi những sản
phẩm đầu tiên được bán trực tuyến trên Internet đến người dân.
1.1.2. Khái niệm Thƣơng mại điện tử
TMĐT là một hiện tƣợng toàn cầu xuất phát từ việc bùng nổ Internet. Nó mô
tả cách thức mà giao dịch đƣợc tiến hành qua các mạng truyền thông mà chủ yếu là
qua Internet. Đó là quá trình mua và bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin qua các

8


phƣơng tiện điện tử. TMĐT đƣợc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, “thƣơng
mại điện tử” (electronic commerce hay e-commerce); "thƣơng mại trực tuyến"
(online trade); "thƣơng mại điều khiển học" (cyber trade); "thƣơng mại không giấy
tờ" (paperless commerce hoặc paperless trade); “thƣơng mại Internet” (Internet
commerce) hay “thƣơng mại số hoá” (digital commerce). Tuy nhiên, “thƣơng mại
điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và đƣợc dùng thống nhất trong các văn bản
hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.
Khái niệm thương mại điện tử theo các lĩnh vực
Ban đầu, khi thuật ngữ “TMĐT” xuất hiện đã có nhiều cách hiểu theo các góc
độ nghiên cứu khác nhau nhƣ sau:
Công nghệ thông tin: “Từ góc độ công nghệ thông tin, TMĐT là quá trình
phân phối hàng hóa, dịch vụ, thông tin hoặc các thanh toán thông qua các mạng
máy tính hoặc bằng các phƣơng tiện điện tử khác” [12].

Từ góc độ thƣơng mại: “TMĐT cung cấp những khả năng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ và thông tin thông qua internet và các dịch vụ trực tuyến khác” [12].
Quá trình kinh doanh: “Từ góc độ quá trình kinh doanh, TMĐT đang thực
hiện kinh doanh điện tử bằng cách hoàn thành quá trình kinh doanh thông qua
mạng điện tử và với cách ấy sẽ dần thay thế cách thức kinh doanh vật thể thông
thƣờng” [12].
Từ góc độ doanh nghiệp: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh
doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các
phƣơng tiện điện tử” [12].
Dịch vụ: “Từ góc độ dịch vụ, TMĐT là công cụ mà thông qua đó có thể đáp
ứng đƣợc những mong muốn của chính phủ, các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng,
các nhà quản lý để cắt giảm giá dịch vụ trong khi vẫn không ngừng nâng cao chất
lƣợng phục vụ khách hàng và gia tăng tốc độ phân phối dịch vụ” [12].
Giáo dục: “Từ góc độ giáo dục, TMĐT là tạo khả năng đào tạo và giáo dục
trực tuyến ở các trƣờng phổ thông, đại học và các tổ chức khác bao gồm cả các
doanh nghiệp” [12].

9


Hợp tác: “Từ góc độ hợp tác, TMĐT là khung cho sự hợp tác bên trong và
bên ngoài tổ chức” [12].
Cộng đồng: “Từ góc độ cộng đồng, TMĐT cung cấp một địa điểm hợp nhất
cho những thành viên của cộng đồng để học hỏi, trao đổi và hợp tác” [12].
Từ góc độ QLNN: TMĐT bao gồm các lĩnh vực IMBSA. Mô hình này đề cập
đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT nhƣ sau:
I (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng CNTT và TT. Nếu không có nền tảng hạ tầng
dịch vụ Internet tốt thì không thể phát triển TMĐT đƣợc. Chính vì vậy, UNCTAD
đƣa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát triển chính là hạ tầng CNTT và TT.
M (Message): Các vấn đề liên quan đến thông điệp dữ liệu. Thông điệp chính

là tất cả các loại thông tin đƣợc truyền tải qua mạng, qua Internet trong TMĐT. Ví
dụ nhƣ hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng từ thanh
toán điện tử ... đều đƣợc coi là thông điệp, chính xác hơn là “thông điệp dữ liệu”.
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu phải đƣợc thể hiện trong luật về TMĐT.
B (Basic Rules): Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về TMĐT chính là các
luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến TMĐT trong một nƣớc hoặc trên khu
vực và quốc tế. Nghiên cứu điều chỉnh các quy định trong nƣớc sao cho phù hợp
với thông lệ TMĐT quốc tế nhằm giúp các hoạt động TMĐT hội nhập thuận lợi.
S (Specific Rules): Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh vực chuyên sâu
của TMĐT nhƣ chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán
điện tử,….
A (Applications): Đƣợc hiểu là các ứng dụng TMĐT, hay các mô hình kinh
doanh TMĐT cần đƣợc điều chỉnh, cũng nhƣ đầu tƣ, khuyến khích để phát triển.
Khái niệm thương mại điện tử của các tổ chức trên thế giới
Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dƣơng, 1997: “TMĐT là các giao dịch
thƣơng mại về hàng hóa và dịch vụ đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện điện
tử”.
EITO, 1997: “TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới
việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông”.

10


Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000: “TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một mạng
máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng hàng hóa và dịch vụ”.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đƣa ra định
nghĩa TMĐT: “TMĐT đƣợc định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thƣơng mại dựa trên
truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông nhƣ Internet”.
Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO định nghĩa: “TMĐT bao gồm việc sản

xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm đƣợc
giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Sau khi xem xét khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng và hẹp, một định nghĩa
mang tính tổng quát về TMĐT đƣợc đƣa ra, theo đó “TMĐT là việc tiến hành các
giao dịch thƣơng mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các
phƣơng tiện điện tử khác” [12].
Quá trình phát triển thương mại điện tử
TMĐT phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1: Thương mại thông tin.
Giai đoạn này đã có sự xuất hiện của Website. Thông tin về hàng hóa và dịch
vụ của doanh nghiệp cũng nhƣ về bản thân doanh nghiệp đã đƣợc đƣa lên web.
Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo. Việc trao đổi
thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn
đàn, chat room…Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều,
thông tin hai chiều giữa ngƣời bán và mua còn hạn chế không đáp ứng đƣợc nhu
cầu thực tế.
Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch.
Nhờ có thanh toán điện tử mà thƣơng mại thông tin đã tiến thêm một giai
đoạn nữa của quá trình phát triển TMĐT đó là thƣơng mại giao dịch. Thanh toán
điện tử đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng trực tuyến.

11


Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác.
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT hiện nay. Giai đoạn này đòi
hỏi tính cộng tác, phối hơp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà
cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan QLNN. Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng

dụng CNTT trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc
phân phối hàng hóa.
Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai KDĐT, ứng dụng các hệ thống phần
mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn
lực doanh nghiệp (ERP). Mọi hoạt động của TMĐT của doanh nghiệp đƣợc kết nối
và đồng bộ hóa và cũng chính là các hoạt động KDĐT.
1.1.3. Phân loại Thƣơng mại điện tử
Phân biệt thƣơng mại điện tử với thƣơng mại truyền thống
Khi so sánh TMĐT và TMTT có thể thấy, sự khác biệt cơ bản của hai loại
hình này là công cụ tác nghiệp trong quy trình mua hàng. Với TMTT, khi thu thập
thông tin về sản phẩm, tạo đơn đặt hàng, kiểm kê hàng trong kho hay xuất hóa đơn
chủ yếu dựa trên các biểu mẫu in sẵn. Còn với TMĐT, thì các bƣớc trên dựa trên
website và các phƣơng tiện điện tử nhƣ email, cơ sở dữ liệu.
Bảng 1.1 Phân biệt Thƣơng mại truyền thống và Thƣơng mại điện tử
Các bƣớc của quy trình
TMTT
TMĐT
mua hàng
Thu thập thông tin về sản phẩm

Viết phiếu yêu cầu mua hàng
Kiểm tra khả năng cung cấp
hàng và khẳng định giá

Tạp chí, tờ rơi, các
catalog
Các mẫu biểu in sẵn,
thƣ

Website


EDI, Email

Phone, fax

Tạo đơn đặt hàng

Dạng mẫu in sẵn

Email, Website

Gửi đơn, nhận đơn

Fax

EDI, Email

Sắp xếp ƣu tiên các đơn đặt hàng

CSDL trực tuyến

12


Kiểm kê hàng trong kho

Dạng mẫu in sẵn,
phone, fax

CSDL trực tuyến


Lập lịch xuất hàng

Dạng mẫu in sẵn

CSDL trực tuyến

Viết hóa đơn xuất kho

Dạng mẫu in sẵn

CSDL trực tuyến

Nhận hàng

Phƣơng tiện vận
chuyển

Thông báo đã nhận đủ hàng

Dạng mẫu in sẵn

Email

Gửi hóa đơn

Fax

Email


Định lịch thanh toán

Dạng mẫu in sẵn

EDI hoặc CSDL

Gửi thanh toán

Fax (qua ngân hàng)

EDI, EFT

Nguồn: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản [12]
Phân loại thƣơng mại điện tử theo loại hình tổ chức
TMĐT có một số loại hình, phụ thuộc vào mức độ số hoá ba yếu tố: sản
phẩm, các quá trình và các tác nhân tham gia giao dịch (gọi là 3Ps = Product (P1),
Process (P2) và Player (P3)). Trong mô hình này (hình 1.1), một sản phẩm có thể
là vật thể (sờ thấy, nhìn thấy, cầm nắm đƣợc) hoặc số hoá. Một quá trình kinh
doanh bao gồm quá trình trƣớc mua (tìm kiếm thông tin, tƣ vấn, so sánh giá cả),
quá trình mua hàng (đặt hàng, khai báo thông tin, xuất hóa đơn, thanh toán), quá
trình sau mua (vận chuyển, bảo hành, chăm sóc khách hàng) có thể là hữu hình
hoặc số hoá. Một tác nhân phân phối có thể là hữu hình hoặc số hoá. Ba thuộc tính
này tạo nên tám khối lập phƣơng. Trong TMTT, cả ba chiều đều mang tính vật thể.
Trong TMĐT thuần tuý, cả ba chiều đều số hoá. Tất cả các khối lập phƣơng khác
đều bao gồm hỗn hợp các chiều vật thể và số hoá gọi là TMĐT từng phần.
Ví dụ, một khách hàng truy cập vào Bkav.com.vn (bằng máy tính, điện thoại
di động hoặc thiết bị số PDA), tìm kiếm, nhờ tƣ vấn, sau đó đặt mua phần mềm
diệt virut và lựa chọn các phƣơng thức thanh toán trực tuyến (chuyển khoản, thẻ
Visa, thẻ ATM,…), sau đó nhận phần mềm qua email hoặc tải phần mềm về thông
qua đƣờng link, bảo hành phần mềm thông qua TeamView. Lúc này, hoạt động

mua của khách hàng và bán của doanh nghiệp thiết lập nên mô hình TMĐT thuần
13


tuý. Bởi vì ở đây sản phẩm, quá trình tìm hiểu thông tin, đặt mua, thanh toán, vận
chuyển và phân phối đều số hoá.

Hình 1.1 TMĐT theo mức độ số hóa
Nguồn: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản [12]
Phân loại TMĐT theo bản chất của các giao dịch hoặc các mối tƣơng tác
Trong nền kinh tế mạng của một quốc gia luôn có ba đối tƣợng chính tham
gia vào xã hội thông tin, đó là các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và ngƣời
dân, đây cũng chính là ba thành phần cơ bản tham gia vào các giao dịch điện tử nói
chung.
Các cơ quan chính phủ (Government Agencies), với vai trò xây dựng hàng
lang, điều tiết hoạt động, tạo ra môi trƣờng chung cho các thành phần khác tham
gia. Với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả của bộ máy chính quyền các quốc gia
phải xây dựng mô hình chính phủ điện tử để thuận lợi cho hoạt động của các thành
phần trong xã hội.
Các doanh nghiệp (Business), với vai trò sản xuất và cung ứng các sản phẩm,
dịch vụ, thông tin đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Để nâng cao tính
cạnh tranh phải xây dựng mô hình doanh nghiệp điện tử và tham gia TMĐT, thực
hiện các hoạt động KDĐT, nhằm giảm bớt chi phí, tăng tốc kinh doanh, tạo ra
nhiều giá trị mới cho khách hàng và xã hội.
14


Ngƣời tiêu dùng (Consumers), với vai trò trung tâm của mọi quá trình kinh
doanh, là đối tƣợng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và quyết định sự thành công
kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngƣời tiêu dùng tham gia mô hình khách hàng

điện tử để thoả mãn cao hơn các nhu cầu của mình.
Cách phân loại chung nhất của TMĐT là theo bản chất của giao dịch hoặc
mối quan hệ giữa các bên tham gia.
TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B): Tất cả những bên tham gia trong
TMĐT giữa các doanh nghiệp hoặc là các doanh nghiệp, hoặc là các tổ chức. Các
giao dịch B2B chiếm tỉ trọng lên đến 90% trong tổng giá trị giao dịch TMĐT nói
chung.
TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): TMĐT B2C bao gồm
các giao dịch bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp đến khách hàng là
cá nhân và các hộ gia đình, những ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nội dung chủ yếu
của loại hình TMĐT này là bán lẻ điện tử.
TMĐT giữa người tiêu dùng- người tiêu dùng (C2C): Ngƣời tiêu dùng giao
dịch trực tiếp với ngƣời tiêu dùng khác. Các cá nhân có thể bán một số tài sản
riêng của họ nhƣ bất động sản, ô tô, tranh nghệ thuật, đồ cổ,… Họ có thể quảng
cáo chúng trên những trang web chuyên dụng và có nhiều trang cho phép các cá
nhân đƣa tài sản của mình lên đấu giá để bán với giá cao nhất.
Thương mại di động (Mobile Commerce): Giao dịch TMĐT và các hoạt động
đƣợc thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong một môi trƣờng không dây đƣợc
gọi là thƣơng mại di động. Ví dụ, ngƣời ta có thể sử dụng điện thoại di động có kết
nối Internet để giao dịch với ngân hàng, đặt mua một cuốn sách ở Amazon.com.
Rất nhiều ứng dụng của thƣơng mại di động liên quan đến các thiết bị di động. Nếu
các giao dịch nhƣ vậy đƣợc hƣớng đến những cá nhân ở những vị trí cụ thể, tại thời
điểm cụ thể thì chúng đƣợc xem nhƣ thƣơng mại trên cơ sở định vị.
TMĐT nội bộ doanh nghiệp: TMĐT bên trong doanh nghiệp bao gồm tất cả
những hoạt động bên trong tổ chức liên quan đến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông
tin ở nhiều đơn vị và các cá nhân trong tổ chức đó. Các hoạt động có thể từ việc

15



×