Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú Đại học Quốc Gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.59 MB, 89 trang )

I.I VV VAST TH Ạ C SỸ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯÒNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÒI SỐNG SINH VIÊN NỘI TRÚ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘỊ
■ a •
Chuyên mành: Quản lý giáo dục
Mã sô : 60.14.05
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Sư PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Quốc Bảo
Người thực hiện : Đinh Thị Tuyết Mai
Hả Nội, tháng 10 năm 2003
MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U
01
1. Lý đo chọn để tài 01
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứ u 03
3. Mục đích nghiên cứ u 03
4. Đối tượng nghiên c ứ u 03
5. Nhiệm vụ nghiên c ứ u 03
6. Giả thuyết khoa h ọ c 04
7. Phạm vi nghiên c ứ u 04
8. Phương pháp nghiên cứu 04
9. Cấu trúc luận v ăn 05
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đê nghiên cứu

06
1.1. Một số khái niệm cơ b ản
06
1.1.1. Khái niệm quản lý 06


1.1.2. Khái niệm quản lý giáo đục 09
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà trường 17
1.1.4. Khái niệm sinh viên 18
1.1.5. Khái niệm ký túc xá 18
1.1.6. Khái niêm đời sống sinh viên nôi trú 19
1.2. Các đặc thù hoạt động của sinh viên trong đời sống Ký túc xá 20
1.2.1. Hoạt động tự h ọ c 20
1.2.2.Hoạt động văn hóa, thể th ao 21
1.2.3. Quan hệ giao lưu trong và ngoài ký túc x á 21
1.3. Yèu cầu quản lý đời sống sinh viên trong ký túc xá 23
T rang
1.3.1. Quản lý theo nguyên tắ c 23
1.3.2. Quản lý theo nội q u y
25
1.4. Nội dung quản lý đời sông sinh viên trong ký túc x á

26
1.4.1. Quản lý các hoạt động đầu vào
27
1.4.2. Quản lý và tổ chức các hoạt động trong đời sống sinh viên nội
trú 27
1.4.3.TỔ chức các hoạt động đầu r a 29
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú
Đại học Quốc gia Hà Nội 30
2.1.Vài nét về Đại học Quốc gia Hà N ội 30
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia Hà N ộ i

30
2.1.2. Hệ thống tổ chức của Đại học Quốc gia Hà N ộ i


31
2.1.3. Cơ chế quản lý ở Đại học Quốc gia Hà N ộ i 33
2.2. Thực trạng công tác quản lý đời sông sinh viên nội trú Đại học Quốc
gia Hà N ộ i 34
2.2.1. Hệ thống tổ chức của Trung tâm Nội trú sinh viên - Đại học
Quốc gia Hà Nội 35
2.2.2.CƠ chế quản lý sinh viên nội trú 36
2.2.3.Đánh giá thực trạng công tác quản lý Sinh viên nội trú thông qua
kết quả khảo s á t 38
2.2.4. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình quản lý đời sống cho
Sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà N ộ i

54
Chương 3: Một sô biện pháp tăng cường công tác quản lý đờỉ sống
sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà N ộ i

57
3.1. Nguyên tắc xây dựng những biện pháp
57
3.2. Một sô biện pháp tăng cường công tác quản lý đời sống sinh viên
nội trú Đại học Quốc gia Hà Nội
57
3.2.1. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các đoàn thể trong
nhà trường cùng với việc giáo dục ý thức cho sinh v iên

57
3.2.2. Đổi mới công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú

59
3.2.3. Tăng cường quản lý các hoạt động tự học, văn thể mỹ, giao lưu,

sinh hoạt tập thể trong các ký túc x á 60
3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác tổ chức và quản lý
đời sống cho sinh viên nội tr ú 63
3.2.5.Tuyển chọn, bố trí và có chế độ đãi ngộ đối với cán b ộ
64
3.3. Khảo nghiệm tính khả th i 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
1. Kết lu ận 70
2.Khuyến n ghị 71
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn để tài.
Bước vào thế kỷ 21, giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và
thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: quy mô được mở rộng; chất
lượng có những chuyển biến, dân trí được nâng cao Đặc biệt là đối với giáo
dục đại học. Hệ thống đại học nước ta trước đây được xây dựng nhằm mục tiêu
cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ. Trước yêu cầu của công
cuộc đổi mới toàn diện, theo xu hướng phát triển đại học của khu vực và trên
toàn thế giới, hệ thống đại học Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém: chuyên
ngành đào tạo quá hẹp, tình trạng khép kín, cục bộ trong hoạt động đào tạo
giữa các trường, trong khi đó hiện tượng phân tán, trùng lắp nhiệm vụ đào tạo
trên một địa bàn vẫn còn tồn tại.
Hiện nay, Việt nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước nên cần nhiều nhân lực chất lượng cao, có đủ tri thức và phẩm chất
đạo đức để lĩnh hội và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại
vào công cuộc xây dựng đất nước. Muốn được như vậy, phải có sự đầu tư thích
đáng cho nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Hơn mười năm qua, giáo
dục đại học đã phải chịu một sức ép rất lớn do nhu cầu học tập ngày càng tăng,
chúng ta đã mở rộng quy mô đào tạo nhưng sự đầu tư trở lại cho giáo dục đại
học còn hạn hẹp. Các phương tiện kỹ thuật, vật chất phục vụ cho đào tạo,

nghiên cứu khoa học sinh viên nói chung và đời sống sinh viên nội trú nói
riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó hầu hết các trường đại học
lại tập trung ở các thành phố lớn, nơi có đời sống sinh hoạt cao, sinh viên ở các
tỉnh xa về học tập gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chất lượng đào tạo bị ảnh
1
hưởng ít nhiều do sinh viên cứ thường xuyên phải lo canh cánh trong lòng về
nơi ăn, chốn ở. Do đó muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo thì cần
tạo cho sinh viên nội trú một môi trường sống trong sạch, lành mạnh, đầy đủ
cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ngay tại Đại học Quốc gia Hà Nội - một trung tâm đào tạo đại học đa
ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trực thuộc Chính phủ nhưng cuộc sống của
sinh viên nội trú vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Có một bộ phận không
nhỏ học sinh, sinh viên nội trú, do sống xa gia đình, bị ảnh hưởng những mặt
trái của cơ chế thị trường, không làm chủ được bản thân, đã có những biểu
hiện xuống cấp về đạo đức. Một nguyên nhân nữa là do việc quản lý thời gian
ngoài giờ iên lớp của sinh viên nội trú vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các
điều kiện đảm bảo cho việc tự học và sinh hoạt của sinh viên còn thiếu thốn;
đời sống tinh thần còn chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên tham gia vào các
trò giải trí lành mạnh, hạn chế các tệ nạn xã hội.
Chính điều này nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vế lý luận và thực tiễn
đòi hỏi cần phải nghiên cứu và giải quyết. Quá trình quản lý sinh viên nội trú
là quá trình đề ra mục đích, nội dung, biện pháp và tổ chức cho sinh viên tham
gia các họat động giáo dục để tự hoàn thiện nhân cách của mình. Với ý nghĩa
đó, công tác quản lý sinh viên nội trú giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá
trình rèn luyện nhân cách và hình thành phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.
Việc nghiên cứu đề tài “ Một sô biện pháp tăng cường quản lý đời
sống sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà Nội” sẽ phần nào giải quyết
được vấn đề còn tồn tại trong các ký túc xá, hơn nữa đây cũng thuộc chuyên
ngành quản lý giáo dục mà tác giả đang theo đuổi, nên tác giả đã chọn đề tài
trên để có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, nhằm

2
góp phần nâng cao chất lượng dào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội và đóng góp
nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Ở Việt Nam có nhiều cơ quan nghicn cứu về công tác học sinh, sinh
viên (bao gồm cả sinh viên nội trú và ngoại trú) như các cơ quan chức năng
của Bộ giáo dục - Đào tạo, trung ương Đoàn Thanh niên, hội sinh viên, các
trường đại học, cao đẳng, trung học
Gần đây, có một số luận văn Thạc sỹ khoa học nghiên cứu về những vấn
đề có liên quan đến đề tài này như sau:
1. Trần Công Thanh: Thực trạng và các biện pháp giáo dục nếp sống
cho sinh viền nội trú trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mã số 5.07.03, luận văn
Thạc sỹ khoa học giáo dục, Hà Nội, 1999.
2. Đoàn Trung Dung: Các giải pháp quản lý họat động ngoài giờ lên hyp
của sinh viên nội trú trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, mã số 5.07.03, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục,
TP. Hổ Chí Minh, 2001.
Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề quản lý
sinh viên nội trú.
ở Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu về
công tác học sinh sinh viên nói chung và công tác sinh viên nội trú nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này để tập trung nghiên cứu những giải pháp
tổ chức đời sống cho sinh viên nội trú của Đại học Quốc gia Hà Nội, nhằm đáp
ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp tănR cường quản lý đời sống sinh viên nội trú
3
trong các ký túc xá của Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đôi tượng nghiên cứu
Công tác quản lý sinh viên nội trú trong các ký túc xá của Đại học Quốc

gia Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý- đời sống sinh viên nội trú.
5.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú của Đại
học Quốc gia Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý đòi sống sinh viên nội trú
trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học
Với đề tài này, tác giả hy vọng đưa ra được một số giải pháp có tính khả
thi, áp dụng vào công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú Đại học Quốc gia
Hà Nội. Nhằm nâng cao đời sống cho sinh viên, phục vụ nhiệm vụ đào tạo
ngày càng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội, đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước trong giai đoạn hiện nay, đổng thời mang tính chất đột phá, tiên
phong trong việc phục vụ sinh viên nội trú.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình quản lý đời sống sinh viên từ năm 1996 đến năm
2002 tại 2 ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu lý
luận liên quan đến vấn đề quản lý sinh viên nói chung và sinh viên nội trú nói
riêng. Làm cơ sở lý luận cho khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp
4
tăng cường quản lý đời sống sinh viên trong các ký túc xá Đại học Quốc gia
Hà Nội.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng kết công tác sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà Nội trong
những năm qua.
- Điều tra bằng phiếu hói ý kiến sinh viên nội trú, cán bộ quản lý, giáo
vụ trường, khoa.

- Lấy ý kiến chuyên gia, đàm thoại, phỏng vấn.
- Quan sát: Đời sống, sinh họat và các hoạt động của sinh viên trong các
ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Dự kiến nội dung luận văn gồm
- M ở đầu: Nêu một số vấn đề chung của đề tài
- Chương 1: Cơ sở lv luận của vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đời sống sinh viên nội trú
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chương 3: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý đời sống
sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Cuối luân văn có phần kết luận và khuyên nghị
- Ngoài ra còn có phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CO BẢN
1.1.1. Khái niệm quản lý:
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và q uy m ô ra sao đều cần
phải có sự quản lý và ngưdi quản lý để tổ chức đó hoạt động và đạt được mục
đích của mình.
V ậy hoạt động q uản lý là gì?
Khi nghiên cứu về q uản lý có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau:
a. Tiếp cận truyền thống.
- Tiếp cận theo kinh nghiệm thực tiễn: Cách tiếp cận này phân tích sự
quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, m à thông thường là thông qua các
trường hợp cụ thể. N ó dựa trên sự tin tưởng: qua việc nghiên cứu những trường
hợp thành công hoặc sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những người
quản lý cũng như những d ự định của họ để giải quyết những vấn đề đặc trưng,
từ đó giúp họ hiểu được phải làm như th ế nào để quản lý một cách hiệu quả
trong hoàn cảnh tương tự.[ 11, tr 37 - 38 j
- Tiếp cận theo thuyết hành vi (hay thuyết quan hệ con người): Dựa trên
ý tưỏng cho rằng quản lý là làm cho công viộc hoàn thành thông qua con

người. Do đó việc nghiên cứu nên tập trung vào mối liên hệ giữa người với
người. Đ ây là trường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản lý
và vào niềm tin khi con người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu
thì “ con người nên hiểu con người” [ 11, tr 39]. Học thuyết này giúp cho người
quản lý ứng xử m ột cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền. Thay vì
Chương 1:
cơ sở LÝ LUẬN CỦA VÂN ĐỂ NGHIÊN cứu
6
quá chú trọng tới các chức năng của người quản lý, Ihuyết này gắng hướng cỉẫn
cách (how) người quản lý thực hiện cái (what) họ phái làm.
- Tiếp cận theo ỉỷ thuyết quyết đinh: Dựa trên sự tin tưởng vào quyết
định của những người quản lý, người ta chỉ cần tập trung vào việc ra quyết
định, sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định, tức là lựa
chọn trong số các khả năng để có thể rút ra m ột đường lối hành động. Theo
quan điểm này, trước hết các nhà quản lý phải ra các quyết định (quyết định cá
nhân hoặc theo nhóm có tổ chức) sau đó phân tích quá trình ra quyết định.
b. Tiếp cận theo ỉý thuyết hệ thống
Đây là m ột quan điểm hiện đại, được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên
cứu khác nhau, đặc biệt trong quản lý.
Hệ thống, được hiểu là một tập hợp các bộ phận hay thành tố liên hệ
tương hỗ hoặc phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên m ột thể thống nhất hoàn
chỉnh, bao gồm:
+ Đ ầu vào của hệ thống: Là các nguồn nhân lực, vật lực và thông tin sẽ
được đưa vào quá trình chuyển đổi.
+ Quá trình chuyển đổi: Chính là các công nghệ được sử dụng để biến
đổi đầu vào thành đầu ra của hệ thống.
+ Đầu ra của hệ thống: Là kết quả quá trình chuyển đổi.
+ Liên hệ ngược: Là một dạng thông tin về trạng thái và kết quả hoạt
động của hệ thống.
Lý thuyết hệ thống đã được nhận thấy có khả năng áp dụng vào lý

thuyết và khoa học quản lý. Lý thuyết quản lý với tư cách là m ột hệ thống cần
có những giới hạn nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, song nó vẫn là một
hệ thống mở đối với môi trường. Do đó khi lập k ế hoạch, các nhà quản lý phải
7
tính tới các biến ngoại sinh như: thị trường, kỹ thuật công nghệ, các lực lượng
xã hội, các lụât lệ và những sự điều chỉnh
Như vậy, qua m ột vài cách tiếp cận, ta có thể nói: Q uản lý, xét cho
cùng là sự tác động của chủ thể quàn lý vào hệ thống, trong đó chủ yếu tác
động vào hoạt động của con người nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội nhất
định đồng thời cũng là mục tiêu của hệ thống. Bởi vậy, vai trò hoạt động của
quản lý là rất lớn đối với tất cả các bình diện kinh tế - xã hội. V.I. Lẽ Nin đã
nói về sự cần thiết của quản lý : “ Trong lao động xã hội, hay lao động chung
trực tiếp trên quy m ô khá lớn đểu đòi hỏi phải có m ột sự chỉ đạo ít hay nhiều
để điều hòa các hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung. Tức là
những chức năng phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác
với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể sản xuất đó. Bất kỳ lao
động nào có tính xã hội và chung trực tiếp, được thực hiện với quy mô tương
đối lớn đều ít nhất cần đến sự quản lý. M ột người chơi vĩ cầm thì tự điều khiển
mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”. [ 12, tr 5]
Hay, quản lý là quá trình lộp kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
công việc của các bộ phận, thành viên thuộc một hệ thống và việc sử dụng các
nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định.
Trong đó:
• Lập k ế hoạch: Là một chức năng của quản lý, lập k ế hoạch có nghĩa là
xác định m ục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các
biện pháp để thực hiện được m ục tiêu, mục đích đó. Hay có thể thấy, chức
năng này gồm 3 bước:
1. Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức.
2. X ác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được
mục tiêu này.

3. Quyết định xem những hoạỉ động nào là cần thiết để đạt được
các mục tiêu đó.
• Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và
các nguồn lực cho các thành viên của đơn vị để họ có thể đạt được các mục
tiêu của đơn vị m ột cách có hiệu quả. ú hg với những m ục tiêu khác nhau đòi
hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lý cần lựa chọn
cấu trúc cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có. Quá trình đó
gọi là thiết k ế tổ chức và quan trọng nhất là tổ chức thực hiện k ế hoạch để đạt
m ục tiêu.
• Lãnh đạo: Đ ó là việc định hướng và điều khiển, tác động và giúp đỡ
những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Hoạt
động lãnh đạo là làm việc với con người (tập thể, cá nhân).
• K iểm tra: Đ ó là công việc quản lý xem xét đối chiếu, đánh giá các
hoạt động của đơn vị và thực hiện các m ục tiêu đề ra.
Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
+ X ây dựng chuẩn thực hiện
+ Đ ánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn
+ Nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh hoạt động. Trong trường học
cần thiết thì có thể điều chỉnh mục tiêu.
Khi nói đến quản lý con người, quản lý quá trình (việc) hay quản lý cơ
sở vật chất (trường sở, trang thiết bị, quản lý nhà xưởng, phòng học, phòng thí
nghiệm , m áy m óc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu ), ta cần hiểu là quản
lý nội dung của các hoạt động tương ứng với từng nhiệm vụ quản lý ở các đối
tượng quản lý đó.
1.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục;
a. Một vài định nghĩa về quản lý giáo clục
K hoa học quản lý giáo dục là một bộ phận chuyên biệt của khoa học
9
quản lý nói chung, nhưng là một khoa học tương đối độc lập vì tính đặc thù
của nền giáo dục quốc dân.

Theo tác giả M .l.KonđacỐp: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện
pháp (tổ chức, k ế hoạch, kiểm tra ) nhằm đảm bảo vận hành bình thường các
cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và m ở rộng hệ thống cả
về số lượng và chất lượng.[12, tr 8J
Theo tác giả N guyễn N gọc Quang: Q uản lý giáo dục là hộ thống tác
động có m ục đích, có k ế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thể hiện đúng tính chất
của nhà trường XHCN V iệt nam , mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học -
giáo dục thế hệ trẻ; đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái
mới về ch ất.[12, tr 8]
N hư vậy: quản lý giáo dục là một quá trình tổ chức, điéu khiển, điều
chỉnh các yếu tố tham gia và có ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục (tầm vĩ mô
hay vi m ô) phát huy m ặt tích cực, hạn ch ế tối đa khó khăn để đạt hiệu quả,
nâng cao chất lượng giáo dục.
b. Mục tiêu của quản lý giáo dục
Thông qua định nghĩa về quản lý giáo dục ta có thể thấy m ục tiêu của
quản lý giáo dục. Đ ó chính là trạng thái mong m uốn trong tương lai đối với hệ
thống giáo dục, đối với trường học, hoặc đối với những thông số chủ yếu của
hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trường. N hững thông số này được xác định
trên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. M ục tiêu này được xác định gồm:
- Đ ảm bảo quyền học sinh vào các ngành học, các cấp học, lôfp học
đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn.
- Đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng đạt hiệu q u ả đào tạo.
10
- Phát triển tập thể sư phạm đủ và đổng bộ; nâng cao về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và đời sống.
- Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng, đoàn thể quần
chúng để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
- Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội để

làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ.
c. Đối tượng của quản ỉý giáo dục
Về thực chất, đối tượng quản lý trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều
phải là sự hoạt động của m ột người hay m ột tập thể, với những đối tượng và
nhiệm vụ nhất định.
Theo Nguyễn Đức Trí: Đối tượng của quản lý quá trình giáo dục đào tạo
là sự hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và tổ chức sư phạm
của nhà trường trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình giáo dục đào
tạo nhằm đạt được m ục tiêu giáo dục đào tạo đã quy định với chất lượng cao.
[ 15, tr 2]
Người ta cũng có thể nói ngắn gọn rằng: đối tượng của quản lý quá trình
giáo dục - đào tạo là các hoạt động giáo dục - đào tạo hay các quá trình giáo
dục đào tạo ở nhà trường.
Q uá trình giáo dục đào tạo được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình dạy
học và giáo dục, là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động
của nhà trường. Do đó, quản ỉý quá trình giáo dục và đào tạo là bộ phận chủ
yếu nhất trong toàn bộ công tác quản lý nhà trường. Sự phân hóa của quá trình
giáo dục đào tạo trong nhà trường chính là nền tảng phân hóa chức năng, xác
định cơ ch ế tổ chức quản lý và tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đào tạo
trong nhà trường.
11
Công tác quản lý quá trình giáo dục đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự họat
động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong việc thực hiện k ế hoạch
và nội dung chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường.
cỉ. Phương pháp quản lý ỳ áo dục
Cũng như bất cứ một hệ thống quản lý nào khầc, quản lý giáo dục phải
sử dụng các phương pháp quản lý chung. Tuy nhiên, các phương pháp quản lý
khác phải là đa năng, hoàn toàn đúng với mọi trường hợp, vấn đề là người sử
dụng, vận dụng nó m ột cách linh hoạt sẽ cho kết quả cao hơn.
Có nhiều phương pháp quản lý được áp dụng trong quản lý quá trình

giáo dục - đào tạo:
+ Phương pháp tổ chức hành chính: Là cách tác động của chủ thể quản lý
vào đối tượng bị quản lý trên cơ sở quan hệ quyền lực tổ chức hành chính. Cơ
sở của phương pháp này là dựa vào quy luật tổ chức. N ghĩa là hệ thống tổ chức
nào cũng có quan hệ tổ chức, m à ở đó nhà quản lý sử dụng quyền uy và sự
phục tùng nhờ dựa vào bộ m áy tổ chức nhà nước.
+ Phương pháp tâm lý: Là phương pháp tác động của chủ thể q u ả n lý vào
đối tượng quản lý thông qua tâm lý, tư tưởng, tình cảm con người. Cơ sở tác
động là các quy luật tâm lý con người và các chức năng tâm lý của con người
(định hướng, điều khiển). Nội dung phương pháp này là: Kích thích tinh thần
tự giác, sự say mê của con người. M uốn thành công nhà quản lý phải hiểu rõ
m ình, hiểu tâm lý đối tượng.
+ P h ư ơ n g pháp kinh tế: có nghĩa là người quản lý áp dụng các chỉ tiêu
định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất: tăng giờ, tiển lương,
phụ cấp, tiền thưởng để người cán bộ, giáo viên thấy rằng m ình được quan
tâm và cố gắng công tác tốt hơn.
12
+ Phương pháp thuyết phục: Là phương pháp tác động vào nhận thức của
con người vì nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng và ngược lại. Phương
pháp này được gắn với tất cả các phương pháp khác và sẽ được nhà quản lý sử
dụng đầu tiên. Nếu không đạt hiệu quả thì mới dùng đến phương pháp khác.
M ỗi phương pháp quán lý có vai trò riêng, nhằm tác động vào từng mặt
khách thể quản lý. Bởi vậy, người quản lý cần phải vận dụng một cách linh
hoạt các phương pháp trên. Đặc biệt, trong quản lý giáo dục, người quản lý
không chỉ quản lỷ đơn \ị m inh bằng các phương pháp cơ bản trên, bởi vì bản
thân m ỗi cán bộ, giáo 'iên, học sinh luôn có sẵn những phẩm chất, nhân
cách củ a một nhà giáo dục, việc sử dụng các phương pháp quản lý một cách
khéo léo sẽ đem lại lại hệu quả cao.
e. Đặc điểm của qiản lý giáo dục.
M uốn quản lý quí trình giáo dục đào tạo đạt được kết quả như mong

m uốn. Người quản lý cầi phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
* Phải n ắ m vững bải chất của quá trình.
G iáo dụiG đào tạo 'à quá trình kết hợp hoạt động của cán bộ, giáo viên,
học sinh, sinh viên nhằn cải biến nhân cách của học sinh, sinh viên theo mục
tiêu xác định đlo nhà trườig tổ chức và chỉ đạo.
Đối tượmg của qui trình giáo dục đào tạo chính là nhân cách của học
sinh, sinh viên nói chunị trong nhà trường và nhân cách của cá nhân từng học
sinh, sinh viên nói riêng.
Nhân cá«.ch của COI người là một vấn đề phức tạp, tuy nhiôn chúng ta có
thể hiểu về nhâm cách nhr sau:
Nhân cátđh của m à con người là tổng thể những đặc điểm tâm lý riêng
tương đối ổn đỊỊrah gọi cbdiỉg là thuộc tính tâm lý, kết hợp với nhau thành một
13
chính thể, tạo nên phẩm chất năng lực và bản sắc riêng của người đó. Một cách
tổng quan, nhân cách gồm 2 bộ phận chủ yếu: phẩm chất và năng lực.
N hân cách của con người được biểu hiện ra cũng như chỉ hình thành và
phát triển trong hoạt động giao tiếp xã hội của người đó.
N hân cách vừa có tính chủ thể vừa có tính khách thể.
Tính chủ thể của nhân cách thể hiện trong mối quan hệ thông qua nhân
cách của mình mà từng cá nhân tác động lên đối tượng (tự nhiên - xã hội) bằng
việc tham gia các hoạt động lao động sản xuất, học tập cũng như các hoạt
động chính trị, xã hội khác
Tính khách thể của nhân cách thể hiện trong mối quan hệ thông qua
nhân cách của m ình m à từng cá nhân thừa nhận, tiếp thu và thực hiện những
yêu cầu do xã hội quy định.
Kết quả quá trình giáo dục đào tạo tác động lên mặt khách thể của nhân
cách học sinh, sinh viên chỉ phát huy tác dụng tối đa khi nó thúc đẩy, hướng
dẫn được m ặt chủ thể nhân cách học sinh, sinh viên, tức là làm cho họ tích
cực, độc lập, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tu
dưỡng rèn luyện đạo đức, tác phong. N hân cách học sinh, sinh viên với tính

chất 2 mặt đó, trong quan hệ với quá trình giáo dục đào tạo lại vừa là đối
tượng, vừa là sản phẩm . Đ ó chính ỉà điểm khác biệt giữa quá trình giáo dục
đào tạo với các hoạt động lao động khác.
Đặc điểm về tính hai m ặt của nhân cách đòi hỏi nhà quản lý phải biết
kết hợp hợp lý hai m ặt đó trong việc tổ chức quá trình giáo dục đào tạo học
sinh, sinh viên - là chủ thể đồng thời là đối tượng của quá trình giáo dục đào
tạo.
N hân cách của học sinh, sinh viên có những đặc điểm chung (đặc điểm
lứa tuổi, trình độ, phản ánh thời đại). Đó là cơ sở của việc đào tạo theo mục
14
tiêu, nội dung chung cho những tập thể học sinh, sinh viên được sắp xếp thành
các lớp, các tổ học sinh, sinh viên. Nhân cách học sinh, sinh viên có những đặc
điểm riêng (đặc điểm sinh học, tính khí, cá tính) làm cho nhân cách mỗi học
sinh, sinh viên có m ột bản sắc riêng độc đáo, cá biệt. Trong quản lý giáo dục
đào tạo cần phải tôn trọng những đặc điểm riêng này làm phong phú đời sống
tập thể, xã hội.
* Phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của quá trình
Chức năng của quá trình giáo dục đào tạo phải đồng thời thực hiện: Giáo
dục, giáo dưỡng và phát triển. Trong mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn
nhau nhằm cải biến và phát triển nhân cách học sinh.
N hiệm vụ cơ bản của quá trình giáo dục đào tạo là: Dạy người, dạy
nghề, dạy phương pháp với mục tiêu là: thái độ, kiến thức, kỹ năng.
Trong thực tế ba chức năng đó được thể hiện với m ức độ ít nhiều khác
nhau tùy theo nội dung và tính chất của từng giai đoạn trong quá trình giáo dục
đào tạo, nhưng bao giờ cũng phải có và cần được quản lý, tổ chức thực hiện để
đảm bảo nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo.
V iệc quản lý quá trình giáo dục đào tạo đòi hỏi các cán bộ quản ỉ ý nói
chung, cán bộ quản lý quá trình giáo dục đào tạo nói riêng và giáo viên phải có
sự hiểu biết đúng và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên của quá trình giáo
dục đào tạo tránh sự lệch lạc do nhiều yếu tố khách quan tác động lên quá

trình đó.
* P h ả i n ắ m v ữ n g n ộ i d u n g c ủ a quá trình.
Nội dung của quá trình giáo dục đào tạo là nội dung của các quá trình
bộ phận hợp thành quá trình giáo dục đào tạo, các quá trình này có những mục
tiêu, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phải đóng góp vào việc thực hiện mục
tiêu quản lý cũng như m ục tiêu chung của nhà trường.
15
v ề mặt nội dung, quá trình giáo dục đào tạo có thể được phân chia
thành 2 quá trình bộ phận là:
- Q uá trình giáo dục đào tạo trên lớp, trong nhà trường: là toàn bộ các
hoạt động dạy học và giáo dục được tiến hành trong lớp, trong nhà trường theo
các m ục tiêu giáo dục đào tạo, khung k ế hoạch giảng dạy và chương trình môn
học, chuyên đề mô đun đ ã được các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo cấp trên
của nhà trường quy định.
- Quá trình giáo dục đào tạo ngoài lớp, ngoài nhà trường: là toàn bộ các
hoạt động dạy học và giáo dục được thực hiện ngoài giờ lên lớp như quy định
trong k ế hoạch giảng dạy và chương trình các môn học bắt buộc.
Các hoạt động giáo dục đào tạo ngoài lớp bao gổm: việc tự học ngoài
giờ lên lớp, sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ,
hoạt động chính xã hội, lao động sản xuất trong nhà trường.
Các hoạt động giáo dục đào tạo ngoài nhà trường bao gồm: Các hoạt
động chính trị xã hội, họ at động đoàn thể, hoạt động đội, lao động công ích
vófi địa phương, cộng đồng, tham quan, thực tế tại các địa phương, thực tập tốt
nghiệp.
* Phải nắm vững các yếu tố của quá trình.
Q uá trình giáo dục đào tạo là sự vận động của m ột hệ thống do nhiều
yếu tố cấu thành, chúng được gọi là các yếu tố của quá trình giáo dục đào tạo.
Mỗi yếu tố của quá trình giáo dục đào tạo có những tính chất, đặc điểm riêng
và có những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình giáo dục đào tạo.
Giữa các yếu tố có m ôi quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ta có thể chia các

yếu tố của quá trình giáo d ụ c thành 2 nhóm:
+ Nhóm các yếu tô giáo dục đào tạo.
N hóm này bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến họat động cải
16
biến nhân cách học sinh, sinh viên. Đ ó là: Mục tiêu giáo dục đào tạo, nội dung
giáo dục đào tạo, phương pháp giáo dục đào tạo, hình thức tổ chức giáo dục
đào tạo và giáo viên, học sinh. Trong đó giáo viên là yếu tố chủ đạo, học sinh,
sinh viên là yếu tô trung tâm của quá trình giáo dục đào tạo và cuối cùng là kết
quả dạy học và giáo dục.
+ Nhóm các yếu tô đảm bảo.
Nhóm này gồm các yếu tố không có quan hệ trực tiếp đến hoạt động cải
biến nhân cách học viên, nhưng không thể thiếu được, bởi vì chúng tạo điều
kiện cho các hoạt đông của giáo viên, học sinh.
Đó là: Các yếu tố đảm bảo về chính trị, tinh thần.
Các yếu tố đảm bảo về tổ chức, quản lý.
Các yếu tố đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà trường
Nhà trường ỉà m ột tổ chức thiết chế chính trị - xã hội trong đó có m ột
cấu trúc hoàn chỉnh, toàn vẹn bao gồm các thành tố: m ục tiêu đào tạo, nội
dung đào tạo, phương pháp đào tạo, lực lượng đào lạo (người thầy), chủ thể
đào tạo (người trò) đ ồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của tổ chức đào tạo, điều
kiện đào tạo, cơ chế đào tạo và bộ m áy đào tạo nhằm truyền đạt kiến thức
thông qua hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh.
Trong nhà trường, lực lượng quyết định của nhà trường là người dạy,
nhân tố trung tâm nhất là người học. Do vậy, để làm tốt chức năng nhiệm vụ
của mình, mọi hoạt động trong nhà trường đều phải xoay quanh đối tượng là
người học.
Hay có thể nói, quản lý nhà trường là quản lý tất cả các hoạt động của
các thành tố trong tổ chức nhà trường về mục tiêu, nội dung, phương pháp, lực
v - L Đ / t ỏ r

lượng và chủ thể đào tạo đồng thời quản lý lâì cả các mặt về tổ chức, môi
trường, điểu kiện, cơ chế và bộ máy đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.4. Khái niệm sinh viên
Theo ngôn ngữ H án Việt, từ “ sinh viên” được diễn nghĩa ra là người
bước vào cuộc sống, cuộc đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm sinh
viên được dùng để chỉ người học ở bậc đại học {Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất
bản Đà N ẵng - Trung tâm từ điển học , Hà Nội - Đ ã N ẩng, 1997).
H iện nay, khái niệm sinh viên cũng đã được Nhà nước thể chế hóa, pháp
lý hóa thuật ngữ bằng Luật giáo dục do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt N am , kỳ họp thứ 4, khóa X thông qua, đã thống nhất cách gọi đối
với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh. Trong đó khái niệm sinh viên như
sau:
Sinh viên là danh từ được gọi chung cho những người đang học tại các
trường đại học và cao đẳng.
1.1.5. Khái niệm ký túc xá
Theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại
học, cao đẳng trung học chuyên nghệp và dạy nạhề do Bộ giáo dục đào tạo
ban hành năm 1997, thì ký túc xá sinh viên (hay còn gọi là khu nội trú) là
những cơ sở thuộc quyền quản lý của trường bao gồm : nhà ở, nhà ăn, sân chơi,
bãi tập, câu lạc bộ và các phương tiện khác để phục vụ học sinh, sinh viên nội
trú ăn, ở, sinh họat, học tập và rèn luyện nhằm góp phần thực hiện tốt mục
tiêu, nhiệm vụ đào tạo của trường.
Theo cách định nghĩa trên, có thể nói:
Ký túc xá chính là ngôi nhà thứ 2 của sinh viên nôi trú, là nơi sinh viên
trở về sau những giờ học tập (thậm chí là lao động) m ệt m ỏi, căng thẳng. Ở
đây, các em nghỉ ngơi, thư giãn, và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường
18
nhật khác phục vụ nhiệm vụ học tập của mình. N ên rất cần tạo ra một không
khí vui tươi, đầm ấm , thoải mái và nề nếp để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên những bước tự lập đẩu đời.

Ký túc xá cũng là trường học thứ 2 của học sinh, sinh viên nội trú. Bởi
vì với đặc thù của giáo dục đại học, sinh viên ngoài việc học tập trên lớp còn
còn phải nghiên cứu khoa học, do đó ký túc xá chính là nơi để sinh viên nội trú
tiến hành công việc tự học và nghiên cứu khoa học của m ình, bên cạnh đó có
những tính cách của sinh viên không thể hiện rõ trong môi trường học tập,
nhưng sẽ bộc lộ rất rõ trong môi trường sống. Do đó, ký túc xá chính là nơi
phát hiện và có biện pháp hạn chế sự phát triển của cái xấu và khuyến khích
phát triển những mặt tốt trong tính cách của sinh viên. Đây chính là môi
trưòng để hoàn thiện, phát triển nhân cách và định hướng nghề nghiệp trong
tương lai của sinh viên.
Học sinh, sinh viên nội trú là những người đang học tại trường và được
trường bố trí ở trong ký túc xá theo quy định của nhà trường, tùy theo khả
năng về chỗ ở trong ký túc xá của trường đó.
Học sinh, sinh viên nội trú được quyền ăn, ở, tự học, sinh hoạt trong khu
nội trú theo đúng nội quy, quy định của nhà trường và của ký túc xá; được
quyền tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần do khu nội
trú tổ chức.
1.1.6. Khái niệm đời sống sinh viên nội trú
Theo tác giả N guyễn Lân (Từ điển từ và ngữ Việt Nam, nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí M inh, 1998, trang 678), khái niệm đời sống được hiểu theo
nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại của sinh vật. Đối với con người, khái
niệm đời sống chính là sự hoạt động của người ta trong từng lĩnh vực.
Ví dụ: Đời sống vật chất, đời sống tinh thẩn.
19
N hư vậy, có thể hiểu, đời sống sinh viên nội trú đó là toàn bộ các hoạt
động của sinh viên tại ký túc xá. Các hoạt động này bao gồm: tự học; giao lưu;
hoạt động thể thao, văn hóa, sinh hoạt cá nhân Các hoạt động này góp phần
hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên, phục vụ m ục tiêu đào tạo của
nhà trường.
1.2. CÁC ĐẶC THÙ CỦA ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TRONG KÝ TÚC XÁ

N hư trên đã nói, đời sống sinh viên nội trú là toàn bộ các hoạt động
ngoài giờ lên lớp của sinh viên. Bao gồm các hoạt động chính sau:
1.2.1. Hoạt động tự học
Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học
bằng hành động của chính m ình hướng tới những mục đích nhất định. Nó vừa
ià phương tiện, vừa là mục tiêu của quá trình giáo dục đào tạo nói chung ở nhà
trường. Có hai loại tự học: tự học trong giờ lên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp.
Tự học trong giờ lên lớp thường được thực hiện dưới sự hướng dãn của
giáo viên bộ môn.
Tự học ngoài giờ lên lớp đối với sinh viên nội trú thường được thực hiện
tại Ký túc xá. Trong quá trình tự học, người học tự xác định m ục tiêu, sắp xếp
bố trí công việc theo m ột trình tự hợp lý, phân phối thời gian cho từng công
việc, lựa chọn địa điểm và phương tiện, tự huy động năng lực cá nhân để hoàn
thành từng công việc, tự kiểm tra và tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình
để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Đ ây là một hoạt động chủ yếu của sinh viên sau giờ lên lớp nên rất cần
được tổ chức và quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, với chức năng của m ình, ban
quản lý các ký túc xá chỉ có thể tạo điều kiện cho sinh viên nội trú tự tổ chức
các hình thức tự học của mình như dành riêng phòng với đầy đủ những trang
thiết bị cần thiết cho sinh viên tự học với những nội quy, quy định cụ thể. Để
20
hoạt động tự học của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn cần có sự phối hợp của
nhiều tổ chức trong trường đại học.
1.2.2. Hoạt động văn hóa, thể thao
Việc học tập là nhiệm vụ chính của học sinh, sinh viên. Song không thể
phủ nhận được vai trò của các hoạt động văn hóa thể thao. Những hoạt động
này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì vậy,
nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của sinh viên là rất lớn, thể hiện; họ đòi hỏi
được thưởng thức, tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần. Đây ỉà nhu
cầu chính đáng, cần được đáp ứng, tuy nhiên khi tổ chức cho sinh viên nội trú

tham gia các hoạt động này ngoài những lợi ích do nó m ang lại, cần phải đề
phòng những tác hại. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi nước ta hội nhập
và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Cùng với những tri thức để
chúng ta học tập thì cũng có không ít những mặt trái của nền văn minh hiện
đại, không phù hợp với những giá trị truyền thống của Việt N am cũng dễ dàng
xâm nhập vào nước ta, ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của sinh viên. Cần
tổ chức và quản lý những hoạt động văn hóa thể thao trong các ký túc xá sao
cho sinh viên có những giây phút thư giãn để nâng cao thể chất, học tập tốt
hơn đồng thời vẫn lĩnh hội được những giá trị tinh thần tốt đẹp.
1.2.3. Quan hệ giao lưu trong và ngoài ký túc xá
Sinh viên đại học hầu hết đều đang ở độ tuổi còn rất trẻ, nên nhu cầu
giao lưu rất lớn. Môi trường xã hội là môi trường thực tiễn rất cần thiết để sinh
viên làm quen, sau này bước vào đời khỏi bd ngỡ. Trong m ôi trường xã hội có
vô số các yếu tố tác động tích cực đổng thời cũng có không ít những yếu tố tác
động tiêu cực đến nhận thức của sinh viên. Hầu hết các sinh viên đều đang ở
độ tuổi ham hiểu biết, thích khám phá, song do tuổi còn trẻ nên việc xác định
những mối quan hệ cần thiết hay không cần thiết cho bản thân m ỗi sinh viôn
21

×