Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container cảng VICT năm 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 72 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hiện nay ngày càng phát triển,việc
giao thương thuận lợi hơn nhờ vào hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng container.
Hàng hoá có thể đóng chỉ một chủ hàng trong một container FCL (Full Container
Load) hay nhiều container cho một lô hàng (Shipment), hoặc nhiều chủ hàng trong
một container được gọi là hàng Consolidated , hay hàng LCL (Less than container
load). Vận chuyển bằng container cũng thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng lên tàu hay
chuyển tải hàng hoá theo phương thức FI-FO (First In- First Out…)
Container được đóng theo tiêu chuẩn ISO là hệ thống vận chuyển hàng hoá
đa phương thức. Hàng hóa được đóng trong container rất dễ dàng và thuận tiện sắp
xếp trên các tàu, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng.Container là bước đột phá của cuộc
cách mạng nghành vận tải hàng hóa. Hệ thống vận chuyển hàng hóa này đã góp
phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20.Hiện nay, theo thống
kê, có khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các container và được xếp lên các
phương tiện chuyên chở.Vai trò của container trong vận chuyển hàng hóa nội địa
cũng như quốc tế nói riêng và đối với quá trình phát triển kinh tế, thương mại của
các quốc gia là rất quan trọng.Vì vậy, khai thác hiệu quả hệ thống container cũng
đóng vai trò quan trọng không kém.
Để giải phóng tàu nhanh thì việc xếp dỡ các container một cách nhanh
chóng và thuận tiện là việc làm thiết yếu, do vậy hệ thống các thiết bị xếp dỡ
container đóng vai trò trọng yếu trong các quá trình này.Khai thác hiệu quả hệ
thống thiết bị xếp dỡ container sẽ giúp các container được tháo dỡ, sắp xếp một
cách khoa học, phù hợp và hiệu quả, từ đó góp phần vận chuyển hàng hóa đạt kết
quả tốt hơn.Vai trò của nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container là
không thể bỏ qua.

1


Công ty Liên doanh Phát Triển Tiếp Vận Số 1 (FLDC) là đơn vị đầu tư khai


thác Cảng Vietnam International Container Terminal (Gọi tắt là Cảng VICT), hoạt
động trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là dự án xây dựng cảng
container chuyên dụng đầu tiên ở Việt Nam, với sự tham gia của các đối tác nước
ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác cảng và vận tải hàng hóa.VICT được
nghiên cứu khả thi từ năm 1993 và năm 1998 chính thức đi vào khai thác. Đến nay,
sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, VICT đã đạt được nhiều thành tựu trong
quá trình hoạt động, mặc dù còn một số năm giảm do tình hình suy thoái kinh tế,
dự án xây cầu Phú Mỹ... .Nhưng nhìn chung sản lượng xếp dỡ hàng hóa liên tục
tăng trong những năm gần đây, các dịch vụ chính về xếp dỡ tàu, giao nhận hàng
hóa qua sà lan, giao nhận container, hay đóng rút hàng lẻ,… đều được thực hiện
khá tốt, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của Cảng cũng
được nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên.Đặc biệt, khâu khai thác thiết bị xếp dỡ
container luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hệ thống các thiết bị xếp dỡ container tại
Cảng được bổ sung, sửa chữa, nâng cấp bảo dưỡng thường xuyên, giúp quá trình
xếp dỡ container diễn ra thuận tiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, những hạn chế trong quá trình khai thác thiết bị xếp dỡ
container vẫn còn, cụ thể, đó là những bất cập về đội ngũ nhân sự thực hiện khai
thác thiết bị xếp dỡ, các kế hoạch khai thác, nhiều thiết bị xếp dỡ chưa được khai
thác tối ưu,…Đứng trước những hạn chế này, việc đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container tại Cảng VICT trong những
năm tới là rất cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của việc khai thác thiết bị xếp dỡ
container, nhìn nhận thực tế khách quan, trong quá trình hoạt động khai thác thiết bị xếp
dỡ container tại cảng VICT những năm qua, mong muốn đề xuất các nhóm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container tại Cảng VICT cho những
năm tới, tác giả lựa chọn đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả khai thác
thiết bị xếp dỡ container cảng VICT năm 2016 - 2020" làm luận văn thạc sỹ.
2



2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container tại Cảng VICT trong những năm
tới (2016 – 2020), dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng khai thác thiết
bị xếp dỡ container tại Cảng VICT trong những năm qua (2010 – 2015).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn thực hiện ba nhiệm vụ
nghiên cứu:
- Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác
thiết bị xếp dỡ container.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container cảng VICT
giai đoạn 2010 – 2015.
- Đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container
cảng VICT giai đoạn 2016 – 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ
container của Cảng VICT.
- Quá trình tổ chức khai thác
- Quy trình hoạt động thực tế của thiết bị xếp dỡ container
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung : Luận văn nghiên cứu về vấn đề hiệu quả khai thác thiết bị xếp
dỡ container cảng VICT.

3


Về thời gian : Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả khai thác
thiết bị xếp dỡ container cảng VICT giai đoạn 2010 – 2015, và đề xuất số giải pháp

nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container cảng VICT giai đoạn 2016 – 2020.
Về không gian : Luận văn nghiên cứu trong phạm vi cảng VICT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng là: Phương pháp tham khảo tài liệu uy
tín, tham khảo ý kiến chuyên gia, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập và
xử lý dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp): Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn,…
Nhóm các phương pháp phản ánh (tính toán) mức độ ảnh hưởng của các
thành phần, bộ phận nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
4.1.Phương pháp cân đối
Biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một
phương trình kinh tế có chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố.
4.2. Phương pháp số chênh lệch
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy chênh lệch của nhân tố
đó nhân với trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị số kỳ gốc của
các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế.
4.3. Phương pháp hệ thống chỉ số
Biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một
phương trình kinh tế.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy tử số trừ đi mẫu số của
chí số nhân tố.

4


5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có ý nghĩa về mặt khoa học khi tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề
cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container, vì vậy, có thể được sử
dụng như tài liệu tham khảo dành cho các tác giả sau này nghiên cứu cùng về đề tài.
Bên cạnh đó, luận văn tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả khai thác thiết

bị xếp dỡ container cảng VICT giai đoạn 2010 – 2015, từ đó đề xuất số giải pháp
nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container tại Cảng VICT giai đoạn
2016 – 2020. Vì vậy, luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với cảng VICT, đặc biệt là
trong giai đoạn, công tác khai thác thiết bị xếp dỡ container tại cảng VICT còn
nhiều hạn chế như hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục, luận văn gồm có ba
chương chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container.
Chƣơng 2: Đánh giá hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container tại cảng
VICT giai đoạn 2010 – 2015.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ
container tại Cảng VICT giai đoạn 2016 – 2020.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC
THIẾT BỊ XẾP DỠ CONTAINER

1.1. Khái niệm – phân loại thiết bị xếp dỡ
1.1.1. Khái niệm – phân loại thiết bị xếp dỡ
1.1.1.1. Khái niệm:
Hiện nay có một số khái niệm về thiết bị xếp dỡ hàng hóa sau:
- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa là một tổ hợp máy và các bộ phận kết cấu kim loại
chịu lực có sức tải trọng cao trong khi làm việc, để di chuyển hoặc nâng hạ
các vật nặng.
- Thiết bị xếp dỡ là thiết bị cơ giới hoá được sử dụng trong ngành vận tải để
làm các tác nghiệp xếp, dỡ, phân loại và chuyển tải hàng hoá.

- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa (cargo loading/unloading equipments) là các thiết bị
được sử dụng để xếp dỡ hàng hóa lên, xuống tàu.
- Đặc điểm làm việc của các cơ cấu thiết bị nâng hạ là ngắn hạn, lặp đi lặp lại
và có thời gian dừng. Chuyển động chính của máy là nâng hạ vật theo
phương thẳng đứng, ngoài ra còn có một số chuyển động khác để dịch
chuyển vật trong mặt phẳng ngang như chuyển động quay quanh trục máy, di
chuyển máy, chuyển động lắc quanh trục ngang (nâng hạ cần). Bằng sự phối
hợp các chuyển động máy có thể dịch chuyển vật, hàng hóa đến bất cứ vị trí
nào trong không gian làm việc của nó.
1.1.1.2. Phân loại:
a. Theo phạm vi tác nghiệp hàng hoá:
- Máy móc thiết bị xếp dỡ có tác dụng thay đổi vị trí hàng hoá theo phương
thẳng đứng ( Máy móc thiết bị xếp dỡ chỉ có khả năng nâng hàng) thay đổi
độ cao của hàng hoá: ròng rọc, palent, elevater là điển hình.
6


- Máy móc thiết bị xếp dỡ có tác dụng thay đổi vị trí hàng hoá theo phương
nằm ngang. Vận chuyển hàng hoá từ vị trí A đến vị trí B: băng chuyền, thiết
bị khí nén, thuỷ lực....
- Thiết bị hỗn hợp: Vừa thay đổi vị trí của hàng hoá theo phương nằm ngang
vừa thay đổi theo phương thẳng đứng. Ví dụ như các loại cần trục, xe
nâng.....
b. Theo tính chất hoạt động của thiết bị xếp dỡ:
- Máy móc thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục: Là các máy móc thiết bị xếp dỡ
hoạt động thường xuyên, không gián đoạn, tiến hành thao tác liên tục.Quá
trình hoạt động của nó diễn ra liên tục từ lúc mở máy đến khi tắt máy.Trong
suốt quá trình đó không phân biệt được các giai đoạn lặp đi lặp lại. Điển hình
là hệ thống băng chuyền, thiết bị bơm, hút…
- Máy móc thiết bị xếp dỡ hoạt động theo chu kỳ: Quá trình hoạt động của nó

được phân ra thành các chu kỳ mà trong chu kỳ đó có giai đoạn không có
hàng, có gian đoạn có hàng. Sau mỗi chu kỳ hoạt động, các thao thác của
phương tiện lại được lặp lại như cũ. Điển hình là cần trục, xe nâng, xẻng cơ
giới…
c. Theo khả năng di chuyển:
- Máy móc thiết bị xếp dỡ cố định: Thiết bị xếp dỡ không có khả năng di
chuyển. Để hoạt động được thì hàng hoá phải được di chuyển tới phạm vi
hoạt động của thiết bị xếp dỡ.
- Ví dụ: Băng chuyền đưa than tự chảy vào thùng ôtô.(Chỉ xảy ra tại một địa
điểm, các ôtô phải nối đuôi nhau vào lấy hàng).
- Khả năng thao tác chủ động của thiết bị xếp dỡ kém tuy nhiên năng suất và
độ ổn định của thiết bị lớn.
- Máy móc thiết bị xếp dỡ có khả năng di chuyển (cơ động): Bản thân nó có
khả năng di chuyển. ưu điểm là khả năng cơ động cao tuy nhiên nhược điểm
là độ ổn định không cao.
Thiết bị xếp dỡ có khả năng di chuyển được chia ra làm 2 loại:
7


+ Thiết bị xếp dỡ tự hành: Cần trục bánh lốp, xe nâng...
+ Thiết bị xếp dỡ di chuyển nhờ thiết bị kéo: Máy dọn tuyết, trailer...
d. Theo loại hàng hoá tác nghiệp:
- Máy móc thiết bị xếp dỡ chuyên tác nghiệp với hàng bao kiện: Xe nâng,
cần cẩu...
- Máy móc thiết bị xếp dỡ tác nghiệp với hàng nặng sắt thép, container:
Cần trục....
- Máy móc thiết bị xếp dỡ tác nghiệp với hàng rời: Băng chuyền....
- Máy móc thiết bị xếp dỡ tác nghiệp với hàng quá khổ, quá nặng.
- Máy móc thiết bị xếp dỡ tác nghiệp với hàng lỏng: Thiết bị bơm hút.....
e. Theo nguồn động lực:

- Máy móc thiết bị xếp dỡ dùng động cơ hơi nước: Lạc hậu, hiệu suất sử
dụng không cao, ô nhiễm môi trường...
- Máy móc thiết bị xếp dỡ dùng động cơ đốt trong: Đang được sử dụng rộng
rãi do nguồn nguyên liệu cung cấp tiện lợi, giá thành rẻ..
- Máy móc thiết bị xếp dỡ dùng nguồn điện: Không gây ô nhiễm môi trường,
cho phép nhanh chóng đổi chiều, hệ thống phanh, hãm ổn định, hiệu suất
cao... Tuy nhiên: giá thành cao, phụ thuộc nguồn điện.
f. Theo bộ phận di chuyển:
- Máy móc thiết bị xếp dỡ di chuyển trên hệ thống bánh lốp như cần trục ôtô.
Tính cơ động cao, luồn lách được vào ngõ ngách của kho hàng; nâng trọng
thấp; độ ổn định tác nghiệp nhỏ.
- Máy móc thiết bị xếp dỡ di chuyển bằng bánh sắt: máy xếp dỡ di chuyển
trên đường ray. Độ cơ động không cao, tuy nhiên độ an toàn khi thao tác
lớn; nâng trọng lớn.
- Máy móc thiết bị xếp dỡ di chuyển bằng bánh xích: Bộ phận di chuyển
được bằng bánh xích. Độ ổn định lớn do đó thường được sử dụng khai thác
ở nơi có nền đất yếu.
8


- Máy xếp dỡ là yếu tố quan trọng trong công tác xếp dỡ hàng hoá nhằm
giảm nhẹ sức lao động nặng nhọc của công nhân, đồng thời tăng năng suất
lao động. Để hiểu và chọn loại thiết bị xếp dỡ phù hợp nhằm cơ giới hoá
công tác xếp dỡ ở mức độ cao và mang lại hiệu quả kinh tế trước hết cần
nắm vững yêu cầu đối với việc lựa chọn máy xếp dỡ, đặc tính kỹ thuật của
máy xếp dỡ.
g. Phân loại thiết bị theo tuyến xếp dỡ.
- Thiết bị tiền phương: đảm nhận công việc xếp dỡ hàng hóa từ tàu lên bờ
hoặc lên các phương tiện vận tải khác (Vận tải đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ tại cầu Cảng) và ngược lại. Thiết bị này được lựa chọn sao cho phù

hợp và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của cầu Cảng mà thiết bị phục vụ
(Năng suất, loại tàu vào Cảng, tải trọng thiết kế Cảng..). Đây là loại thiết bị
lớn, đắt tiền có tính chất quyết định chất lượng dây chuyền xếp dỡ tại
Cảng.
- Thiết bị hậu phương: là các thiết bị xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi cảng.
h. Phân theo vai trò thiết bị trong dây chuyền.
- Thiết bị chính: Là thiết bị đóng vai trò chủ đạo, quyết tới năng suất của
máng xếp dỡ.
- Thiết bị phụ: Là thiết bị có chức năng kéo dài tầm với hoặc nâng cao năng
suất của thiết bị chính. Thiết bị xếp dỡ hậu phương đảm nhận công việc
xếp dỡ hàng hóa từ kho bãi lên các phương tiện vận tải khác (Đường sắt,
đường bộ ) và ngược lại hoặc làm nhiệm vụ sắp xếp lại bãi hàng... Thiết bị
này được lựa chọn sao cho phù hợp và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của
toàn tuyến xếp dỡ trên cảng.
1.1.2. Khái niệm – phân loại thiết bị xếp dỡ container
Thiết bị xếp dỡ container là thiết bị cơ giới chuyên dùng phục vụ các
thao tác xếp dỡ container. Trong Cảng, container có các loại thiết bị xếp dỡ
sau:
9


1.1.2.1. Cẩu giàn (Container gantry crane):
Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng
container chuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức
nâng qua lan can tàu: Lift-on/Lift-off (Lo/Lo).

Hình 1.1. Cẩu giàn (Container gantry crane)
(Nguồn :vnexim.com.vn)
1.1.2.2. Cẩu chân đế (multi-function crane):
Là loại cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa, và có thể dùng để cẩu

container khi cần thiết. Lợi thế của loại cẩu này là có thể quay trở dễ dàng và
linh hoạt trong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà không cần di
chuyển.

Hình 1.2. Cẩu chân đế (multi-function crane) (Nguồn :cangvuhaiphong.gov.vn)
10


1.1.2.3. Cẩu RTG sắp xếp container (Conatiner stacking crane):
Là loại cẩu di động sử dụng để sắp xếp container trong bãi container.

Hình 1.3 Cẩu sắp xếp container (Conatiner stacking crane)
(Nguồn :vnexim.com.vn)
1.1.2. 4. Xe nâng:
Là loại thiết bị nâng hạ container qua cơ cấu càng (xe nâng phổ thông)
hoặc khớp giữ (xe nâng chụp, nâng cạnh).

Hình 1.4. Xe nâng container hàng (Reackstacker)
(Nguồn :vnexim.com.vn)

11


Hình 1. 5. Xe nâng container hàng (loại chụp nóc)
(Nguồn :vnexim.com.vn)

Hình 1. 6 . Xe nâng container bên trong (Container straddle carrier)
(Nguồn :vnexim.com.vn)

12



1.1.2.6. Rơ moóc tự nâng

Hình 1. 7. Rơ moóc container tự nâng - hạ
(Nguồn :vnexim.com.vn)
1.1.3 Hoạt động thiết bị xếp dỡ trong cảng container:
Hoạt động thiết bị xếp dỡ tham gia vào hoạt động xếp dỡ của cảng container
được mô tả theo sơ đồ sau:
1.1.3.1 Hoạt động xếp dỡ tàu.
Container được chuyển từ tàu lên bờ (thềm bến) và ngược lại. Đây là chức
năng chính của hoạt động khai thác bến. Ngoài ra, còn có các hoạt động hỗ trợ như
: Đóng mở nắp hầm hàng và chằng buộc container trên tàu. Thiết bị thường được
sử dụng là cần trục bờ (Quayside container crane), tuy nhiên cần trục tàu đôi khi
vẫn được sử dụng, nhất là với các cảng container nhỏ.
- Container hàng nhập :
+ Loại FCL : Phân tác theo hãng tàu, cỡ và loại. Với những lô hàng lớn có
thể xếp phân tác theo B/L.
+ Loại LCL : Phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác.
- Container chuyển tải : Xếp như container hàng xuất.
- Container rỗng : Xếp phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác.
- Container đặc biệt : Xếp phân tách theo cỡ và loại, chủ khai thác.

13


+ Container loại bệ phẳng (Platform – P/F), hở nóc (Open Top – O/T) : Phân
tách theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.
+ Container quá cao : Chỉ xếp 1 tầng
+ Container quá rộng: Không nên xếp thành khối, khi cần xếp cách hàng,

phân tách theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.

TÀU
A
THỀM BẾN (Berth Apron)

B2

Khu vực
chuyển tải
thiết bị

BÃI CONTAINER (Marshalling Yard)
B1

B6

B3
C1

D1

B4

Khu vực
chuyển tải
thiết bị

D2
Khu vực


xưởng sửa

kiểm tra

chửa

HQ

B5
C2

CFS

CỔN
G
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hoạt động
khai thác cảng container
CỔN
(Nguồn : TS.Nguyễn Văn Khoảng- GG
Bàioån
giảng Tổ chức- Khai thác Cảng -GTVT)
g

14


1.1.3.2 Hoạt động chất xếp container trên bãi.
- Container hàng xuất : kể cả container FCL và LCL, xếp phân tách theo cảng
dỡ hàng, tàu, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.

1.1.3.2 Hoạt động chất xếp tại kho CFS.
- Chiều cao xếp chồng của hàng hóa trong kho phải phù hợp với từng loại
hàng và kiểu bao bì của nó.
- Không được xếp chồng cao quá sức chịu tải của bao kiện hàng lớp dưới
cùng, dẫn đến đống hàng bị đổ.
- Trong những trường hợp cần thiết phải theo chỉ dẫn chất xếp của người gửi hàng.
- Người ta có thể sử dụng hệ thống giá đỡ nhiều tầng để chất xếp các loại
hàng hóa mà bao bì làm bằng vật liệu yếu, chẳng hạn như các loại hộp giấy
hay carton ...
- Đối với những loại hàng dễ hỏng, dễ vỡ như thủy tinh, gốm sứ thì nhất thiết
phải xếp trong những bao bì chắc chắn bằng gỗ và có chèn lót.
- Cần tập hợp những kiện hàng có kích thước nhỏ thành một kiện lớn (đóng
thành pallet) để có thể xếp chồng cao hơn và dễ dàng sử dụng thiết bị cơ giới
hóa. Hàng xếp trên pallet phải đảm bảo an toàn, chiều cao của hàng trên
mỗi pallet không quá 1,5 chiều dài của pallet.
- Không được xếp chồng cao hơn tại những vị trí là góc của lô hàng vì hạn
chế tầm nhìn của phương tiện và thiết bị làm va quệt gây đổ vỡ.
- Hàng hóa chất xếp tại CFS phải được phân tách thành các lô riêng biệt theo
từng phiếu gửi hàng.
- Khi xếp chồng thành nhiều lớp, giữa các lớp hàng (tier) phải có đệm lót.
- Những hàng hóa thuộc loại dính bẩn, thì nên xếp riêng về một khu vực. Tốt
nhất là xếp ngoài bãi.
- Không được xếp các kiện hàng nặng lên bên trên các kiện hàng nhẹ.
- Không được chất xếp các hàng chất lỏng, ẩm ướt bên trên các kiện hàng
khô (tránh ẩm ướt).
15


- Những kiện hàng kồng kềnh, bất tiện khi xếp dỡ thì nên xếp ở chỗ trống
hoặc gần cửa.

- Hàng nguy hiểm phải xếp tại vị trí an toàn quy định và ghi ký hiệu rõ ràng.
- Hàng có giá trị cao phải xếp vào kho tại khu vực được bảo vệ chắc chắn.
- Sử dụng đúng loại thiết bị hay dụng cụ xếp dỡ cho từng loại hàng.
- Khi chất xếp hàng tại CFS phải tạo các khe hở giữa các đống hàng để đảm
bảo thông gió nếu cần thiết.
- Khi chất xếp bằng thủ công, người công nhân chỉ được nâng kiện hàng cao
tới vai. Chỉ được bước lên đống hàng khi thực sự cần thiết.
1.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container.
1.4.1. Các chỉ tiêu sản lượng của thiết bị xếp dỡ
1.4.1.1. Sản lượng xếp dỡ (∑QXD)
Sản lượng xếp dỡ là khối lượng hàng hóa được dich chuyển hoàn thành theo
một phương án xếp dỡ nào đó. Điều này có nghĩa là: Tổng sản lượng xếp dỡ của
cảng bằng tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ theo các phương án. Có nghĩa là khối
lượng hàng được chuyển theo các quá trình xếp dỡ, nó không phụ thuộc vào cự ly
vận chuyển hàng, phương pháp xếp dỡ và các công việc phụ khác.
∑Q QXD = QXD1 + QXD2 +...+ QXDn

(Teu, cont’)

1.4.1.2. Sản lượng đảo chuyển, dời dịch ( ∑QĐC)
Sản lượng đảo chuyển dời dịch, là sản lượng hàng hoá được các thiết bị đảo
dời trong bãi, hay chuyển dời nhằm để dễ lấy những container phía dưới hoặc
trong cho việc giao hàng, hay xếp hàng lên tàu theo kế hoạch và sơ đồ của tàu.
1.4.1.3. Sản lượng công tác của thiết bị.
∑QCT = ∑QXD + ∑QĐC

(Teu, cont’)

1.4.2. Các chỉ tiêu thời gian của thiết bị xếp dỡ.
1.4.2.1. Thời gian thiết bị có theo lịch: Tc

16


Là thời gian thiết thuộc quyền quản lý, khai thác của doanh nghiệp, tính theo
ngày công lịch.
1.4.2.2. Thời gian sửa chữa, bảo dưỡng : Tsc
Là thời gian thiết bị ngừng làm việc để bảo dưỡng và sửa chữa.
1.4.2.3. Thời gian vận doanh : Tvd
Là thời gian thiết bị tham gia hoạt động kinh doanh xếp dỡ.
1.4.2.4. Thời gian bố trí làm việc : Tbtr
Là thời gian thiết bị được phân công, bố trí làm việc tại các khu vực công
tác của cảng.
1.4.2.5. Thời gian thực tế làm việc (thời gian vận hành): Tvh
Là thời gian thiết bị thực sự hoạt động (thời gian nổ máy) được tính bằng
ngày hoặc giờ.
1.4.2.6. Các hệ số sử dụng thời gian
a- Hệ số vận doanh.
Hệ số thời gian thiết bị vận doanh xác định mức độ sử thiết bị xếp dỡ để có
doanh thu trong tổng số gian thiết bị có theo lịch. Cách tính như sau :

vd =

Tvd
Tc

Muốn nâng cao hệ số ngày thiết bị vận doanh phải nâng cao ngày thiết bị tốt.
Mặt khác, phải khắc phục những yếu kém trong công tác tổ chức xếp dỡ, người
điều khiển phương tiện thiết bị thuần thục để giảm thời gian nâng hạ rỗng .
b- Hệ số vận hành kế hoạch
Hệ số thời gian thiết bị vận hành kế hoạch xác định mức độ thời gian bố trí

thiết bị xếp dỡ trên tổng số gian thiết bị có theo lịch. Cách tính như sau
lv =

Tbtr
Tvd
17


c- Hệ số vận hành thực tế.
Hệ số thời gian thiết bị vận hành thực xác định mức độ thời gian thiết bị xếp
dỡ trên làm việc thực tế tổng số gian thiết bị có theo lịch. Cách tính như sau :
vh =

Tvh
Tbtr

1.4.3. Các chỉ tiêu năng suất của thiết bị xếp dỡ.
1.4.3.1. Năng suất thiết bị tính theo thời gian vận doanh (Pvd)
Là sản lượng container (teu, cont’) thiết bị nâng, hạ trong 1 ngày vận doanh
và được tính theo công thức sau:
Pvd =

∑QCT
Tvd

Đơn vị tính: teu (cont’)/ ngày (giờ).
1.4.3.2. Năng suất thiết bị tính theo thời gian bố trí làm việc (Pbtr)
Là sản lượng container (teu, cont’) thiết bị nâng, hạ trong 1 ngày được bố trí
làm việc tại các khu vực xếp dỡ như khu hàng nhập, khu hàng xuất, kho CFS...và
được tính như sau :

Plv =

∑QCT
Tbtr

Đơn vị tính: teu (cont’)/ ngày (giờ).
1.4.3.3. Năng suất thiết bị tính theo thời gian vận hành thực tế (Pvh)
Là sản lượng container (teu, cont’) thiết bị nâng, hạ trong 1 ngày thực sự làm
việc (vận hành) tại các khu vực xếp dỡ như khu hàng nhập, khu hàng xuất, kho
CFS...và được tính như sau :

Pvh =

∑QCT
Tvh

Đơn vị tính: teu (cont’)/ ngày (giờ).
18


1.4.3.4. Hệ số sử dụng công suất thiết bị (cs):
Là tỷ số giữa năng suất vận hành thực tế của thiết bị và năng suất thiết kế
của thiết bị. Hệ số này đánh giá năng lực, trình độ của công nhân vận hành, điều
khiển thiết bị trong quá trình sản xuất; giá trị càng cao càng tốt.
cs =

Pvh *100
Ptk

cs - Hệ số sử dụng công suất thiết bị (%)

Ptk - Công suất thiết kế của thiết bị.
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả khai thác thiết bị xếp dỡ container.
1.5.1. Lưu lượng hàng hoá :
Khối lượng hàng hoá thông qua cảng quyết định việc lựa chọn của thiết bị
xếp dỡ và quy mô kho bãi chứa hàng cảng. Tuỳ theo khối lượng hàng hoá thông
qua mà chọn thiết bị xếp dỡ cho phù hợp, nhằm tận dụng tối đa năng suất thiết bị,
thời gian vận hành thiết bị, đạt hiệu quả lợi nhuận cao.
Lưu lượng hàng hoá cao thì tăng thời gian vận hành của thiết bị, thời gian
vận hành thực tế cao, chỉ tiêu khai thác thiết bị xếp dỡ tăng.
1.5.2. Chiều luồng hàng :
Quyết định các phương án xếp dỡ và lựa chọn nhân công thiết bị. Thông
thường cảng luôn xếp dỡ theo 2 chiều luồng hàng : Nhập- xuất, do vậy phương án
lựa chọn phải làm việc trên cả hai chiều.
Sản lượng của chiều luồng hàng hoá cao thì tăng thời gian vận hành của thiết
bị, thời gian vận hành thực tế cao, chỉ tiêu khai thác thiết bị xếp dỡ tăng.
1.5.3. Đặc trưng và tính chất hàng hoá :
Đặc trưng và tính chất hàng hoá ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả khai
thác thiết bị

19


- Tính chất, trọng lượng , kiểu bao bì, chủng loại container xác định việc lựa
chọn nâng trọng container.
- Ví dụ chọn thiết bị có nâng trọng thấp như sidelift cho việc nâng hạ rỗng.
- Xe nâng Reachstacker được lựa chọn xếp dỡ tại bãi lạnh, hoặc các container
hàng gạo bao đóng từ sà lan lên càu tàu do các RTG không di chuyển tới
được, hoặc các container đặc biệt.
1.5.4. Kiếu phương tiện vận tải : cho các phương án cơ giới hoá xếp dỡ.
- Phương án tàu xe : Gồm cẩu Gantry cranes bốc hàng từ tàu lên xe và ngược lại

- Phương án xe -bãi : Gồm các cẩu RTG bốc hàng từ xe xuống bãi và ngược lại
- Container lạnh : Gồm các xe nâng Reachstacker hay sidelift.
- Bãi đóng rút container : Xe nâng Reachstacker chủ đạo.
- Kho CFS : Xe nâng Reachstacker chủ đạo và các xe nâng hàng nhỏ như forklift.
1.5.5. Công tác quy hoạch mặt bằng Cảng.
Công tác quy hoạch mặt bằng Cảng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả khai
thác thiết bị xếp dỡ :
- Việc bố trí thiết bị tại bãi hàng nhập và bãi hàng xuất gồm những cẩu RTG
bánh lốp là tương đối ổn định.
- Bãi container lạnh bố trí ngoài line RTG do vậy phải sử dụng các xe nâng
Reachstacker và sidelift, việc này dẫn đến năng suất thiết bị vận hành thực tế
giảm do thời gian vận hành thiết bị tăng vì xe di chuyển và quay trở liên tục.
- Tương tự bãi container rỗng cũng được bố trí ngoài line RTG vì chỉ dùng
thiết bị có nâng trọng thấp như sidelift.
- Đường dẫn cầu tàu không đủ rộng để quay trở đầu xe, đôi lúc xảy ra nghẽn
khi xếp dỡ nhiều tàu cùng lúc.
1.5.6. Công tác sửa chửa bảo dưỡng thiết bị.
Công tác sửa chữa bảo dưỡng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả khai thác thiết bị
xếp dỡ :

20


- Thời gian bảo dưỡng sửa chữa tăng, dẫn đến thời gian bố trí thiết bị giảm,
thời gian vận doanh và thời gian vận hành thực tế giảm. năng suất khai thác
thiết bị cũng sẽ giảm.
1.5.7 Công tác quản lý và điều động thiết bị làm việc.
Công tác quản lý điều động thiết bị phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận,
giữa công nhân kỹ thuật và công nhân cầu cảng. Điều động thiết bị thường xuyên
liên tục tránh thời gian chờ sẽ tăng được năng suất xếp dỡ, theo các phương án và

qui hoạch mặt bằng cảng như :
- Phân công bố trí thiết bị xếp dỡ cầu tàu gồm các cẩu Gantry Cranes chạy trên
ray cho phương án xếp dỡ Tàu-Xe.
- Xe nâng Reachstacker được bố trí điều động đến cầu tàu cho phương án xếp
dỡ mặt hàng gạo từ sà lan đóng vào container là hợp lý tránh việc gantry
crane di chuyển nhiều.
- Các bãi hàng nhập xuất gồm các RTG chạy bánh lốp được bố trí hợp lý.
- Riêng bãi container lạnh, bãi container đặt biệt ( opentop, siêu trường, siêu
trọng…) và bãi container rỗng, thường được bố trí xe nâng reachstacker, và
sidelift cho nâng rỗng. Việc di chuyển nhiều giữa các bãi nên thời gian vận
hành thực tế của xe thấp, thời gian bố trí nhiều, các xe dễ hư hỏng dẫn đến
thời gian bảo dưỡng sửa chửa khá lớn.
1.5.8. Năng lực và tinh thần làm việc của công nhân vận hành thiết bị
Năng lực làm việc và tinh thần của công nhân vận hành thiết bị luôn phải
được bồi dưỡng và nâng cao về kỹ thuật, chăm lo về tinh thần sức khoẻ nhằm tái
tạo sức lao động, tăng năng suất, giảm rủi ro.
Tinh thần làm việc của công nhân vận hành không ổn định dẫn đến việc di
chuyển ngáng cẩu không chính xác, tăng thời gian xếp dỡ, nhưng năng suất xếp dỡ
thấp. Năng lực kém thì việc vận hành thiết thiếu chính xác cũng dẫn đến giảm năng
suất xếp dỡ do tăng thời gian vận hành thiết bị.

Đối với làm hàng giải phóng tàu, hiệu quả sử dụng thiết bị còn phụ thuộc vào:
21


- Thời gian chờ đợi của tàu: Bao gồm thời gian thủ tục cho tàu nhập cảnh,
thời gian chờ kế hoạch cập bến, chờ thời tiết... muốn rút ngắn thời gian chờ đợi đòi
hỏi đại lý tàu cần cung cấp thông tin tàu kịp thời, đầy đủ; sự mẫn cán của đại lý
viên; qui trình giải quyết thủ tục cho tàu cần đơn giản, nhanh chóng; bộ phận điều
hành khai thác phải có giải pháp tốt để giải quyết các yêu cầu phát sinh nhằm thực

hiện đúng kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh kế hoạch đã được xác lập.
- Thời gian dịch vụ: Bao gồm thời gian hoa tiêu, tàu hỗ trợ, cột mở dây để đưa
tàu cập bến, thời gian khử độc hầm hàng, thời gian giám định hàng hóa, giám định
mớn nước v.v... Để rút ngắn thời gian dịch vụ, cảng và các đơn vị liên quan có quy
chế phối hợp trên cơ sở kế hoạch của cảng làm trung tâm để hạn chế thời gian chờ đợi.
- Thời gian xếp dỡ là thời gian thực tế xếp dỡ hàng hóa từ tàu xuống cảng
hoặc ngược lại. Muốn rút ngắn thời gian xếp dỡ đòi hỏi cảng phải huấn luyện,
tuyển chọn công nhân vận hành có kỹ năng tốt, xây dựng qui trình công nghệ khoa
học cho từng loại mặt hàng. Kế hoạch khai thác bến, kế hoạch bãi, kế hoạch tàu
đều phải được thiết lập và triển khai cho các bộ phận trước khi tàu cập bến. Mặt
khác, thiết bị xếp dỡ là yếu tố quyết định năng suất xếp dỡ, do vậy cảng cần chọn
lựa thiết bị có công suất xếp dỡ cao và số lượng cẩu phù hợp với chiều dài cầu
cảng, khắc phục tình trạng đầu tư quá nhiều cầu cảng trong khi đó thiết bị ít được
chú ý đầu tư đồng bộ như tình trạng hiện nay ở các cảng.

22


CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC THIẾT BỊ XẾP DỠ CONTAINER
TẠI CẢNG VICT GIAI ĐOẠN 2010-1025
2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty LD Phát Triển Tiếp Vận Số 1 và cảng VICT.
“Nằm ở vị trí chiến lược, cạnh khu chế xuất Tân Thuận, cách Trung tâm
Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 6 km, vị trí của VICT có thể xem là lý tưởng cho
mô hình phát triển thành phố hiện đại trong tương lai.
Khách hàng sẽ tránh được nạn ách tắc giao thông khi vận chuyển hàng hóa
bằng đường bộ qua đại lộ Nam Sài Gòn hướng về phía Đồng bằng sông Cửu Long
và nối thẳng với quốc lộ 1A, hoặc bằng đường thủy từ VICT đến các điểm thông
qua nội địa nằm ở phía bắc thành phố và ngược lại.
Sau khi dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm, đường hầm Thủ Thiêm và cầu Phú Mỹ

được hoàn thành, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn để đến Cảng VICT hơn mà
không phải đi qua trung tâm thành phố.”

Hình 2.1: Vị trí cảng VICT
(Nguồn: Tóm tắt năng lực cảng biển năm 2014 của VPA)
23


Vị trí địa lý:



Điểm cực Nam: 10°45’59’’ B, 106°44’10’’ Đ
Điểm cực Bắc: 10°46’22.9’’ B, 106°44’8’’ Đ
Nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, cạnh khu chế xuất Tân Thuận và cách trung tâm
thành phố khoảng 6 km.
Hoa tiêu: bắt buộc, với các trạm hoa tiêu đặt tại Vũng Tàu và Thành Phố



Hồ Chí Minh.
Luồng vào cảng: chiều dài luồng là 85 km



Độ sâu: thấp nhất 9.7 m, trung bình 10.8 m, sâu nhất 12.1 m.


Chế độ thủy triều: nhật triều không đều, mực nước trung bình là 2.2 m.




Thời gian: GMT +7
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty FLDC và cảng VICT
VICT được đầu tư và khai thác bởi công ty liên doanh Phát Triển Tiếp Vận Số 1
(FLDC), hoạt động trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là dự án
xây dựng cảng container chuyên dụng đầu tiên ở Việt Nam, với sự tham gia của
phía đối tác nước ngoài.


Nghiên cứu khả thi : năm 1993.



Giấy phép đầu tư : ngày 22/09/1994.



Đi vào khai thác : ngày 20/11/1998.

Các cổ đông của công ty:


Tổng công ty Đường Sông Miền Nam (SOWATCO)



Công ty Mitorient (liên doanh giữa tập đoàn NOL của Singapore và Công
ty Mitsui & Co. của Nhật Bản)




Cảng VICT, là Cảng container được xây dựng có chủ định đầu tiên tại VN,
được cấp giấy phép vào tháng 9 năm 1994 và bắt đầu khai thác năm 1998, sở
hữu và quản lý bởi Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận Số 1 (FLDC), bao
gồm những cổ đông: Công ty TNHH NOL & Mitsui (Mitorient) và Tổng Công
ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam (SOWATCO).Cảng VICT nằm ở vị trí
24


chiến lược trên sông Sài Gòn và là cảng container quốc tế gần thành phố nhất,
có lợi thế do có được những nhà xuất khẩu và nhập khẩu ở khu vực lân cận như
khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Hiệp Phước và những khách hàng ở
phía Tây Bắc thuộc tỉnh Bình Dương như khu công nghiệp Sóng Thần, khu
công nghiệp Việt Nam-Singapore, cho phép những người xuất và nhập khẩu này
quản lý chi phí hàng tồn kho và chi phí vận chuyển đường bộ, sà lan trong nội
địa một cách tốt hơn bởi Cảng VICT đang hợp tác chặt chẽ với những người
chuyên chở, những chủ sở hữu sà lan và những cảng ICD để tạo thêm giá trị gia
tăng cho những khách hàng này. Khi càng ngày càng nhiều nhà xuất khẩu và
nhập khẩu hài lòng với những dịch vụ của cảng VICT thì từ từ sẽ lôi cuốn được
nhiều hãng tàu khai thác dịch vụ của họ và rồi tàu sẽ cập vào cảng VICT.


Các hãng tàu, những người xuất và nhập khẩu và các đại lý giao nhận nên bù đắp
lại chi phí cho những chủ khai thác cảng khi được cung cấp dịch vụ, đặc biệt là
những dịch vụ có giá trị gia tăng để những chủ khai thác cảng có thể tiếp tục đầu
tư hoặc tái đầu tư lợi nhuận kiếm được vào việc phát triển, mở rộng kinh doanh,
nâng cấp những tiện nghi và thiết bị và rồi khách hàng sẽ được quyền đón nhận
những dịch vụ và giá trị tốt hơn – một chu kỳ liên tục đổi mới cho tất cả những
người có quyền lợi tại Cảng.


2.1.2. Ngành nghề SXKD chủ yếu.
Ngành kinh doanh của công ty: (996/GPD9C7 do Bộ KH&ĐT cấp)
 Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển VICT
 Kinh doanh kho bãi
 Vận tải và dịch vụ vận tải thuỷ, bộ
 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đại lý Hàng Hải
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của cảng.
 Luồng vào cảng:
Dài: 84 km. Độ sâu: -8.5 m. Chế độ thủy triều: BNT không đều; chênh lệch
bình quân: 2.7 m. Mớn nước cao nhất cho tàu ra vào: -10.0m.
25


×