Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số giải pháp dổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh kinh tế hải phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm năm 2035

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.74 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KS. NGUYỄN MẠNH HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
KINH TẾ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ĐỀN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2035

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2015
a


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KS. NGUYỄN MẠNH HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
KINH TẾ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ĐỀN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2035



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ;

MÃ SỐ: 60340410

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Thủy

HẢI PHÒNG - 2015
b


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Ngày 09 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Mạnh Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Thanh Thủy, đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn này.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Đào tạo sau đại học, trƣờng

đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học
tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quí báu để giúp đỡ em một cách
vững chắc và tự tin trong công việc.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc
nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .............................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VÀ CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ................................................4
1.1. Tăng trƣờng kinh tế ......................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế ....................................................................4
1.1.2. Các thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế ................................................................4
1.1.3. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ...................................................................6
1.2. Các nhân tố tác động tới tăng trƣởng kinh tế ................................................14
1.2.1. Các nhân tố kinh tế ..................................................................................14
1.2.2. Các nhân tố phi kinh tế.............................................................................19
1.3. Các lý thuyết và mô hình tăng trƣờng kinh tế ...............................................20

1.3.1. Lý thuyết tăng trƣởng cổ điển...................................................................20
1.3.2. Lý thuyết tăng trƣởng của Karl Marx ........................................................21
1.3.3. Mô hình tăng trƣởng trƣờng phái Keynes ..................................................21
1.3.4. Mô hình tăng trƣởng tân cổ điển ...............................................................22
1.3.5. Mô hình tăng trƣởng nội sinh ...................................................................23
1.3.6. Các mô hình tăng trƣởng xét đến nhân tố phi kinh tế .................................24
1.4. Xây dựng mô hình lý thuyết áp dụng cho cấp tỉnh, thành phố và một số quan
điểm xây dựng mô hình nghiên cứu tăng trƣởng kinh tế cấp tỉnh .........................24
1.4.1. Quan điểm hệ thống trong phân tích mối quan hệ giữa địa phƣơng và trung
ƣơng .................................................................................................................24

iii


1.4.2. Quan điểm hệ thống trong phân tích quan hệ giữa các ngành, các yếu tố
trong cấu trúc kinh tế - xã hội địa phƣơng ..........................................................25
1.4.3. Quan điểm hệ thống trong phân tích tƣơng tác giữa phân hệ kinh tế địa
phƣơng trong mối quan hệ với siêu hệ: kinh tế - xã hội của địa phƣơng ...............25
1.4.4. Sử dụng các mô hình kinh tế và và hệ thống dữ liệu trong phân tích kinh tế
- xã hội địa phƣơng ...........................................................................................26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 .......................................................................28
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng ....................................................28
2.2 Thực trạng của mô hình phát triển kinh tế Hải Phòng ....................................30
2.2.1. Kinh tế Hải Phòng tăng trƣởng theo chiều rộng ........................................30
2.2.2. Tăng trƣởng kinh tế dựa vào các ngành chƣa phù hợp ...............................34
2.2.3. Chƣa thể hiện rõ vai trò của các ngành công nghiệp .................................38
2.2.3.1. Vai trò của các ngành công nghiệp.........................................................38
2.2.3.2. Hải Phòng chƣa thể hiện rõ vai trò của các ngành công nghiệp................39
2.2.4 Tăng trƣởng tập trung dựa vào kinh tế nhà nƣớc ........................................41

2.2.4.1. Tình hình tăng trƣởng kinh tế của Hải Phòng hiện nay............................41
2.2.4.2. Tăng trƣởng tập trung vào kinh tế nhà nƣớc ...........................................42
2.3. Phân tích SWOT tại Hải Phòng ..................................................................42
2.3.1. Điểm mạnh .............................................................................................42
2.3.2. Điểm yếu ................................................................................................47
2.3.3. Cơ hội .....................................................................................................48
2.4. Nguồn nhân lực nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển bền vững................50
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH KINH TẾ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2035 ....................53
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm
nhìn 2035..........................................................................................................53

iv


3.2. Một số giải pháp đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế nâng cao sức cạnh
tranh kinh tế Hải Phòng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đến năm 2025 tầm
nhìn 2035..........................................................................................................55
3.2.1. Biện pháp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, phục vụ tăng trƣởng của Hải Phòng:
.........................................................................................................................55
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác quy hoạch gắn quy hoạch với tái
cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng.......................................................57
3.2.3. Phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội ....................................................................................................................58
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ, đổi mới phƣơng thức nâng cao chất
lƣợng xúc tiến đầu tƣ.........................................................................................61
3.2.5. Tạo ra đƣợc những liên kết hợp lý giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với
các doanh nghiệp FDI thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi
giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế...........................................................................63

3.2.6. Xây dựng chiến lƣợc lộ trình tiếp thu kỹ thuật, công nghệ trong thu hút
đầu tƣ ...............................................................................................................64
3.2.7. Chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tƣ, đầu tƣ nƣớc ngoài;
cho quá trình tái cấu trúc kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng........................65
3.2.8. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc với việc thu hút và sử dụng vốn FDI ...........66
3.2.9. Tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan quản
lý nhà nƣớc .......................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................73

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

DN

Doanh nghiệp

CP

Cổ phần

TPKT

Thành phần Kinh tế


KTTB NN

Kinh tế tƣ bản nhà nƣớc

CPH DNNN

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc



Tập đoàn

TCT

Tổng công ty

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND TP


Hội đồng nhân dân thành phố

KKT

Khu kinh tế

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Các khu công nghiệp chính của Hải Phòng và các thông số 29
hạ tầng

2.2

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 phân

30

theo khu vực kinh tế
2.3

Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời


31

2.4

Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài (FDI) từ năm 2010 đến

32

2014
2.5

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời

33

điểm 1/7 hàng năm trong nền kinh tế đã qua đào tạo
2.6

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh theo loại

35

hình kinh tế
2.7

Sơ đồ ma trận Swot

44


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
2.1

Tên hình
Phân bố tổng sản phẩm trên thành phố từ năm 2010 đến

Trang
31

năm 2014
2.2

Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố từ năm 31
2010 đến 2014

2.3

Mức vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài từ năm 2010 đến 32
năm 2014

2.4

Nguồn lực lao động đang làm việc đã qua đào tạo từ năm 33
2011 – 2014

2.5


Giá trị sản xuất công nghiệp tính từ năm 2010 đến 2014

viii

36


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành công nhất định,
đó là, trình độ dân trí đƣợc nâng cao rõ rệt, đó là, đời sống dân chúng đã đƣợc cải
thiện, là sự phát triển của các thành phố, khu vực kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những
phát triển nền kinh tế nƣớc ta vẫn còn nhiều yếu kém, cụ thể, đó là việc phát triển
không đồng bộ các khu vực kinh tế, sức cạnh tranh yếu, kinh tế bị phụ thuộc các
nƣớc xung quanh, đặc biệt tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 xảy ra
đã thể hiện rõ sự yếu kém này. Để đáp ứng phù hợp với tình hình phát triển của đất
nƣớc nói chung và Hải Phòng nói riêng, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải
có những sắp xếp phù hợp với từng khu vực cụ thể, thực hiện mục tiêu phát triển
nhanh và bền vững thì việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trƣởng là một yêu cầu
rất cần thiết trong giai đoạn 2015 – 2035.
Thành phố Hải Phòng đã đạt đƣợc những thành tựu khá toàn diện và rất quan
trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trƣởng nhanh, tốc độ tăng
trƣởng GDP liên tục đạt ở mức khá, quy mô kinh tế đƣợc mở rộng, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hƣớng hiện đại. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế còn nhỏ tốc độ tăng
trƣởng nền kinh tế chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, sức cạnh tranh còn yếu, tăng trƣởng
chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tƣ và số lƣợng lao động, yếu tố năng suất các nhân tố
tổng hợp chƣa đóng góp nhiều, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu đầu tƣ bộc lộ nhiều bất
cập, hiệu quả thấp, chất lƣợng tăng trƣởng, khả năng cạnh tranh hạn chế, nguy cơ ô
nhiễm môi trƣờng tăng cao. Những hạn chế, yếu kém đó càng bộc lộ rõ rệt hơn khi

xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì những lý do trên
để góp phần vào công cuộc đổi mới của thành phố, tôi đã chọn đề tài “Một số giải
pháp dổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh kinh tế Hải
Phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
năm 2035” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu:
- Nghiên cứu thực trạng mô hình phát triển kinh tế Hải phòng: điểm mạnh,
điểm yếu
- Đề xuất một số giải pháp điều chỉnh
2.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ những nội dung, vấn đề liên quan đến mô hình tăng trƣởng
kinh tế Hải Phòng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình tăng trƣởng kinh tế của Hải
Phòng trong thời gian vừa qua.
- Thực hiện đƣa ra một sô giải pháp điều chỉnh mô hình tăng trƣởng kinh tế
phù hợp với điều kiện kinh tế hiện có của thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
3. Nội dung nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về điều chỉnh mô hình tăng trƣởng kinh tế Hải Phòng. Thực
trạng và giải pháp để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của mô hình tăng trƣởng kinh tế Hải
Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng trọng điểm của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : Thành phố Hải Phòng.
- Thời gian : Đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đƣợc thực hiện từ góc độ lý luận chung về các mô hình tăng

trƣởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh nói chung của đất nƣớc và từ góc độ thành
phố Hải Phòng nói riêng.
Để làm sáng tỏ nô ̣i dung đề tài nghiên cƣ́u , trong luâ ̣n văn này chúng t ôi đã sƣ̉
dụng phƣơng pháp phân tích , đánh giá , phƣơng pháp tổ ng hơ ̣p và phƣơng pháp
logic, phƣơng pháp tổng hợp số liệu, phƣơng pháp định lƣợng, định tích.
5. Đóng góp của luận văn vào thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp dổi mới mô hình tăng trưởng kinh
tế nâng cao sức cạnh tranh kinh tế Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

2


đến năm 2025, tầm nhìn đến năm năm 2035” có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể là:
Những đóng góp của luận văn:
+ Đánh giá những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt của công tác quản lý kinh tế và mô
hình tăng trƣởng kinh tế.
+ Nghiên cứu thực trạng mô hình tăng trƣởng kinh tế của Hải Phòng, đổi mới
mô hình tăng trƣởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng phát triển bền vững
giai đoạn từ nay đến năm 2025.
+ Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc đổi mới mô hình tăng
trƣởng kinh tế thành phố Hải Phòng.
6. Dự kiến kết quả đạt đƣơc
Sau khi thực hiện đề tài chúng ta có thể có đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
 Nêu lên đƣợc điển mạnh, điểm yếu của mô hình tăng trƣởng kinh tế của
thành phố Hải Phòng.
 Thực trạng của mô hình phát triển kinh tế Hải Phòng
 Đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển từ
nay đến 2025, định hƣớng phát triển cho thành phố đến năm 2035.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết

tắt, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng trƣởng kinh tế và các mô hình tăng
trƣởng kinh tế
Chƣơng 2: Thực trạng tăng trƣởng kinh tế của Hải Phòng từ năm 2010 đến
năm 2015
Chƣơng 3: Một số giải pháp đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế nâng cao sức
cạnh tranh kinh tế Hải Phòng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đến năm 2025 tầm
nhìn 2035.
Một số kết luận và kiến nghị

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VÀ CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1. Tăng trƣờng kinh tế
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của kinh
tế học trong nhiều thập niên qua vì rõ ràng một trong những mục tiêu quan trọng nhất
mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi là duy trì mức tăng trƣờng kinh tế
hợp lý. Nhận thức đúng đắn về tăng trƣởng kinh tế, các nguồn tăng trƣởng kinh tế, từ
đó hoạch định đƣợc chính sách tăng trƣởng kinh tế có hiệu quả, có chất lƣợng là rất
quan trọng.
Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lƣợng thực tế đƣợc tính
cho toàn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay một ngành) trong một thời
kỳ nhất định, thƣờng là một năm. Tăng trƣởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt
đối (quy mô tăng trƣởng) hoặc số tƣơng đối (tỷ lệ tăng trƣởng). Trong phân tích kinh
tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng
trƣởng kinh tế thƣờng đƣợc dùng. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa sản lƣợng tăng thêm
của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lƣợng của thời kỳ trƣớc đó hoặc thời kỳ gốc.

1.1.2.Các thước đo tăng trưởng kinh tế
Trong nền kinh tế thị trƣờng, thƣớc đo đƣợc dùng để đánh giá tăng trƣởng
kinh tế là các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Đứng trên góc độ
toàn bộ nền kinh tế, thu nhập (hay sản lƣợng) thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng giá tri:
có thể là tổng giá trị thu nhập (sản lƣợng), hoặc có thể là thu nhập (sản lƣợng) bình
quân trên đầu ngƣời. Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trƣởng theo hệ thống tài
khoản quốc gia bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GN1); trong đó chỉ tiêu
GDP thƣờng là chỉ tiêu quan trọng nhất và đƣợc sử dụng phổ biến nhất.
Tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc tạo nên
trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một
4


năm). Đây chính là tổng doanh thu bán hàng thu đƣợc từ các dơn vị, các ngành trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoặc tổng giá trị sản xuất có thể tính trực tiếp từ sản
xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) từ sản phẩm vật
chất và dịch vụ đó trong nền kinh tế quốc dân.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc nội đo lƣờng tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời
kỳ nhất định (thƣờng là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu đo lƣờng tổng
giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra
trong một thời kỳ (thƣờng là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.
Nhƣ vậy, GDP là thu nhập tạo thêm từ tất cả các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nƣớc, cho dù chủ thể sản xuất kinh doanh là ngƣời nƣớc ngoài hay
ngƣời trong nƣớc. Muốn xem xét thu nhập thuộc sở hữu trong nƣớc (GNP) thì phải
lấy GDP trừ đi thu nhập trả cho ngƣời nƣớc ngoài, đồng thời cộng thêm vào thu nhập
của ngƣời trong nƣớc nhận đƣợc từ đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

GDP có nhiều cách tính khác nhau dƣới các góc độ: sản xuất, tiêu dùng và
phân phối.
-

Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP đƣợc xác định trên cơ sở các khoản hình

thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm thu nhập của ngƣời có sức lao
động dƣới hình thức tiền công, tiền lƣơng (W), thu nhập của ngƣời có đất cho thuê
(R); thu nhập của ngƣời có tiền cho vay (In); thu nhập ròng của công ty (Pr); khấu
hao tài sản cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (thuế gián thu Ti), nghĩa là
GDP = w + R + Pr + In+ Dp + Ti.
- Nếu

tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng của Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng

của các hộ gia đình (C), Chi tiêu của chính phủ (G), Đầu tƣ của doanh nghiệp (I) và
Chi tiêu qua thƣơng mại quốc tế (Xuất khẩu (X)-Nhập khẩu (M)), tức là GDP = C +I
+ G + (X-M).
Tổng thu nhập quốc dân (GN1)
GNI- Tổng thu nhập quốc dân là chỉ tiêu xuất hiện trong SNA năm 1993 thay

5


cho chỉ tiêu GNP trong SNA năm 1968. Về nội dung thì GNP và GNI là nhƣ nhau.
Tuy nhiên, GNI tiếp cận dƣới góc độ từ thu nhập chứ không phải dƣới góc độ sản
phẩm sản xuất ra nhƣ GNP.
Thu nhập bình quân đầu người
Đổ đánh giá xác thực hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia dƣới
góc độ mức sống dân cƣ và so sánh mức sống giữa các nƣớc, ngƣời ta thƣờng sử

dụng các chỉ tiêu bình quân đầu ngƣời, chẳng hạn nhƣ GDP bình quân đầu ngƣời
(hay GNI bình quân đầu ngƣời). Khi đó, tốc độ tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu
ngƣời phụ thuộc hai yếu tố: tốc độ tăng trƣởng thu nhập (sản lƣợng) và tốc độ tăng
trƣởng dân số:
Tốc độ tăng trƣởng GDP/ngƣời = Tốc độ tăng trƣởng GDP - Tốc độ gia tăng
dân số.
1.1.3.Chất lượng tăng trưởng kinh tế
GDP hay GDP/ngƣời là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, sự biến động của chỉ
tiêu này chỉ phản ánh tăng trƣởng kinh tế về mặt lƣợng, nhƣng không dù để đánh giá
tăng trƣởng của nền kinh tế một cách toàn diện, chƣa phản ánh đƣợc chất lƣợng của
tăng trƣởng. Muốn đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng và để đánh giá tăng trƣởng về
nhiều mặt của nền kinh tế, cần xét đến nhiều chỉ số không nằm trong hệ thống tài
khoản quốc gia. Trong các thƣớc đo chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc sử dụng
ở Việt Nam và trên thế giới, có thể quy về ba nội dung chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế
có tính chất khái quát nhƣ sau:
(i)

Tăng trƣởng kinh tế xét theo các yểu tố bên trong (nội tại) của quá trình

sàn xuất xã hội nhƣ tăng trƣờng gắn liền với chuyển đổi cơ cấu, tăng trƣởng xét theo
quan điểm hiệu quả, các yếu tố tác dộng đến tăng trƣờng, tăng trƣờng gắn liền với
năng lực cạnh tranh. Nói khái quát là tăng trƣởng xét trên góc độ các yếu tố kinh tế.
(ii)

Tăng trƣởng gắn liền với nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của ngƣời

dân, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội.
(iii) Tăng

trƣởng gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái và tài nguycn thiên


nhiên, không gây ô nhiễm môi trƣờng hoặc khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt tài

6


nguyên của đất nƣớc.
Phù hợp với 3 nội dung trên có 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tăng
trƣờng kinh tế.
Các chỉ tiêu phản ánh sư chuyển dich cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thể hiện cấu trúc nội tại của nền kinh tế, đƣợc biểu hiện qua tỷ
trọng và quan hệ của các yếu tố cấu thành. Cơ cấu kinh tế quyết định sự phát triển
hài hòa, nhịp nhàng của tất cả yếu tố cấu thành và cuối cùng đem lại kết quả tăng
trƣởng chung cho nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác
nhau:
- Cơ cấu ngành và nội bộ ngành: là cơ cấu kinh tế xem xét số lƣợng và chất
lƣợng cũng nhƣ các mối quan hệ giữa các ngành và nội bộ từng ngành trong nền kinh
tế . Theo hệ thống thống kê hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đƣợc phân chia thành ba
nhóm ngành lớn là nông-lâm nghiệp-thuỷ sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái
này sang trạng thái khác theo hƣớng hiện đại hơn và tiên tiến hơn, cụ thể là tăng tỷ
trọng của các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng
nhóm ngành nông-lâm nghiệp-thuỷ sản trong GDP. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch
cơ cấu trong nội bộ từng ngành cung cần đƣợc xem xét.
-

Cơ cấu lãnh thổ là cơ cấu kinh tế đƣợc xem xét theo phân bổ lực lƣợng sản

xuất giữa các vùng lãnh thổ trong nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng
lãnh thổ vừa cần đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng để đảm bảo

tính bền vững trong quá trình phát triển, vừa phải xem xét đến vai trò động lực và thế
mạnh của từng vùng để lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển.
Các chỉ tiêu phản ánh hiêu auả kinh tế
Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hay không đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu:
năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào chủ yếu là lao động và vốn, đóng góp của năng
suất nhân tố tổng hợp (TFP) với tăng trƣởng kinh tế, và tỷ lệ chi phí trung gian trong
sản xuất.

7


Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng đầu vào lao động
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đầu vào lao động là năng suất lao động
đƣợc tính trên nhiều góc độ khác nhau. Để tính năng suất lao động cho toàn bộ nền
kinh tế (năng suất lao động xã hội), lấy GDP (theo giá cố định) chia cho số lao động
(hoặc giờ lao động). Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn, thi năng suất
lao động xã hội càng cao.
Dƣới góc độ ngành hay doanh nghiệp, thay GDP bằng các chỉ số khác tƣơng
đƣơng nhƣ giá trị sản phẩm của ngành/doanh nghiệp, từ đó có chỉ số giá trị sản phẩm
trên một giờ lao động, là chỉ số theo dõi năng suất lao động của ngành hay doanh
nghiệp.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đầu vào vốn
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ cho biết để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi
phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tƣ thực hiện trong một thời kì nhất định
(thƣờng là một năm), kí hiệu là ICOR. Do vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc
sử dụng vốn dầu lƣ trong việc tạo nên tăng trƣởng, là một trong những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lƣợng sử dụng đầu vào vốn, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế.
Hệ số 1COR thấp, chứng tỏ cần ít vốn hơn để tạo ra một đơn vị sản lƣợng, và đầu tƣ
nhƣ vậy có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo quy luật lợi tức biên giảm dần, khi nền
kinh tế tăng trƣởng thì với giả định các điều kiện khác không thay đổi, xu hƣớng là

cần phải có nhiều vốn hơn mới tạo ra đƣợc một đơn vị sản lƣợng, tức là phải cần hệ
số ICOR cao hơn. Nói cách khác, để duy trì cùng một tốc độ tăng trƣởng, cần một tỷ
lệ vốn đầu tƣ sa với GDP cao hơn.
Hệ số ICOR có thể đƣợc đo bằng số tuyệt đối hay số tƣơng đối:
Theo sổ tuyệt đối:
ICOR =

I1
Y1  Y0

(1.1)

Trong đó, II là tổng vốn đầu tƣ của năm nghiên cứu, Y1 là GDP của năm
nghiên cứu, và Y0 là GDP của năm trƣớc đó. Các chỉ tiêu về vốn đầu tƣ và GDP để
tính hệ số ICOR theo phƣơng pháp này phải đƣợc đo theo cùng một loại giá (giá thục
tế hoặc giá so sánh). Hệ số này nói lên cần bao nhiêu đồng vốn đầu tƣ năm nghiên
8


cứu để tạo đƣợc một đơn vị sản lƣợng tăng lên trong năm nghiên cứu.
Theo số tương đối: Chia cả tử số và mẫu số của (1.1) cho Y1
ICOR =

I /Y
gy

(1.2)

Trong đó, I/Y là tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP, gy là tốc độ tăng GDP. Hệ sổ
ICOR tính theo phƣơng pháp này cho biết để tăng thêm 1% GDP dòi hỏi phải tăng

thêm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP.
Năng suất nhăn tồ tổng hợp (TFP)
Cùng với các chỉ tiêu năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn thƣờng
đƣợc sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế, theo các nhà kinh tế tân cổ diển,
trong sản xuất có ba yếu tố chính làm tăng GDP: lao dộng, vốn sản xuất và các nhân
tố khác, gộp chung lại gọi là nhân tổ tổng hợp và để đánh giá hiệu quả tác động của
nhân tố này, ta có chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Năng suất nhân tố tổng
hợp chi là phần tăng GDP sau khi trừ đi vai trò của việc tăng số lƣợng lao động và
vốn đƣợc sử dụng trong sản xuất. Phần thặng dƣ này phản ánh việc tăng chất lƣợng
của các yếu tố khác, bao gồm: tổ chức lao động, chất lƣợng máy móc, vai trò của
quản lý và tổ chức sản xuất, v.v... Trên thực tế, TFP là chỉ số phụ thuộc vào hai yếu
tố: (a) tiến bộ công nghệ và kỹ thuật và (b) hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào lao
động và vốn.
Có thể thấy, tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trƣởng
kinh tế là chỉ tiêu phản ánh xác thực và tổng hợp nhất hiệu quả sử dụng các nguồn
lực sản xuất, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học
công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức, quản lý sản xuất của mỗi quốc gia. TFP tăng
nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế là nhân tố quan
trọng nhất bảo đảm duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣờng dài hạn và tránh đƣợc những biến
động kinh tế từ bên ngoài.
Tốc độ tăng TFP đƣợc xác định theo công thức (với giả định hàm sản xuất là
Cobb-Douglas):
gTFP = gY - ( gK+  gL)

(1.3)

Trong đó: gY là tốc độ tăng GDP; gK là tốc độ tăng vốn, gL là tốc độ tăng số
9



lƣợng lao động;  và  lần lƣợt là hệ số đóng góp của vốn và lao động ( + = 1),
các hệ số này thƣờng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp hạch toán tăng trƣờng hoặc
dựa trên ƣớc lƣợng hồi quy hàm sản xuất Cobb-Douglas.
Mối quan hệ giữa giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), và chi phí trung
gian (IC) trong sản xuất
Giá trị gia tăng chi bao gồm phần giá trị mới tăng thêm (mới sáng tạo ra) trong
nền kinh tế. Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất và chi phí dịch vụ đã chi ra
cho quá trình sản xuất để tạo nên giá trị gia tăng đó. Chi phí trung gian không làm gia
tăng của cải cho xã hội mà chỉ là tiêu dùng của cải vật chất và dịch vụ của xã hội
trong quá trình tái sản xuất. Mối quan hệ giữa giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và chi
phí trung gian đƣợc thể hiện nhƣ sau:
GO = VA + IC hay VA-GO-IC (1.4)
Khi nói đến tăng trƣởng kinh tế, ngƣời ta thƣờng chỉ quan tâm đến phần tăng
lên, phần giá trị mới sáng tạo VA (xét trên góc độ đơn vị sản xuất kinh doanh, ngành
hoặc nhóm ngành kinh tế) hoặc GDP (xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân).
Theo công thức trên, VA tỷ lệ thuận với GO và nghịch với 1C. Do đó, tỷ ỉệ chi phí
trung gian là một chi tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất của xã
hội, tỷ lệ này càng thấp thể hiện sản xuất càng hiệu quả.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng canh tranh của nền kinh tế
Khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế đƣợc xem xét dƣới ba góc độ: doanh
nghiệp, sản phẩm hàng hóa và quốc gia.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Để đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trong nƣớc, thƣờng sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh
hoặc trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn sản xuất

=


Lơi nhuận thƣc hiên
Vốn sản xuất

x 100
(1.5)

Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn doanh thu

=

Lơi nhuận thƣc hiên
Giá trị sản xuất

x 100
(1.6)

10


Tỷ suất lợi nhuận càng cao nghĩa là doanh nghiệp sản xuất càng có hiệu quả.
Khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và tỷ suất lợi nhuận có cùng xu thế thỉ doanh
nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và nền kinh té có chất lƣợng tăng trƣởng tốt.
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước
Hàng hóa sản xuất trong nƣớc có thể đƣợc chia làm hai loại: hàng xuất khẩu
và hàng thay thế nhập khẩu.
Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đƣợc tính bằng tỷ lệ kim ngạch xuất
khẩu trên giá trị sản xuất hay GDP.
Tỷ lệ xuất

khẩu

=

Giá trị xuất khẩu theo giá thực tế
Giá trị sản xuất theo giá thực tế

x 100
(1.7)

Tỷ lệ xuất khẩu của một đất nƣớc càng cao chứng tỏ nƣớc này sản xuất ra sản
phẩm đảm bảo chất lƣợng tốt, đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng nên xuất khẩu tốt
và do vậy là có khả năng cạnh tranh tốt và ngƣợc lại.
Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh

Giá trị xuất khẩu sản phẩm sản

của hàng xuất khẩu còn thể hiện ở

xuất từ nguyên liệu trong nƣớc

tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sản xuất
từ nguyên liệu trong nƣớc, từ nền

=

x 100

kinh tế trong nƣớc: Tỷ lệ xuất khẩu


Tổng giá trị xuất khẩu

sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu
trong nước
(1.8)

Nếu nhƣ hàng xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu trong nƣớc càng nhiều,
tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ nguycn liệu trong nƣớc càng cao, thì có nghĩa là với
cùng tổng giá trị xuất khẩu nhƣ nhau, có thể thu đƣợc nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc
hơn, lận dụng đƣợc nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân hơn.
Tỷ lệ xuất khẩu nông sản
qua chế biến

=

Giá trị xuất khẩu nông sản qua chế biến
Tổng giá trị xuất khẩu nông sản

x 100
(1.9)

11


Nông sản xuất khẩu có hai loại: nông sản nguyên dạng nhƣ lạc, cà phê hạt, hạt
tiêu hạt... và nông sản qua chế biến nhƣ kẹo lạc, kẹo vừng, các sản phẩm công nghiệp
làm từ nông sản... Cùng là xuất khẩu nông sản, nhƣng nếu qua chế biến thì giá trị gia
tăng sẽ cao, giá trị xuất khẩu sẽ lớn hơn, tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn, thu hút đƣợc
nhiều lao động tham gia vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu hơn. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với những nƣớc còn nghèo, nông sản xuất khẩu phong phú và dƣ

thừa lao động nhƣ Việt Nam.
Khả năng cạnh tranh của hàng thay thế nhập khẩu
Trên thực tế, hàng thay thế nhập khẩu thƣờng đƣợc bảo hộ bởi các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc nƣớc ta đã
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) cho thấy
những hàng rào bảo hộ này sẽ ngày càng hạ thấp và tiến đến dỡ bỏ hoàn toàn.
Năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện khả năng đạt
đƣợc tăng trƣờng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống của ngƣời dân của một nền kinh tế. Hàng năm, diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) tiến hành điều tra, so sánh và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các
nền kinh tế trên thế giới, thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trƣởng (GCI).
Chỉ số GC1 đƣợc xây dựng trên cơ sở 3 thành tố cơ bản: môi trƣờng kinh tế vĩ mô,
chất lƣợng của các định chế quốc gia và khoa học công nghệ.
Yếu tố thứ hai của GCI là thể chế công của đất nƣớc. Trong nền kinh tế thị
trƣờng, khu vực kinh tế tƣ nhân là khu vực sản xuất ra của cải. Tuy nhiên, doanh
nghiệp tu nhân vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ quốc gia và phải tuân thủ luật
pháp. Vì vậy, GCI bao hàm việc đo lƣờng chất lƣợng của định chế công và coi đó là
yếu tố quan trọng thứ hai của năng lực cạnh tranh tăng trƣờng của một quốc gia.
Yếu tố thứ ba là phát triển khoa học công nghệ của một đất nƣớc. Các nhà
kinh tế trƣờng phát tân cổ điển cho rằng nguồn gốc cơ bản của sự tăng trƣởng kinh tá
về mặt dài hạn chính là phát triển khoa học công nghệ.
WEF sử dụng các số liệu chính thức và kết quả điều tra tại trên 100 quốc gia
để xác định ba chỉ số cấu thành, nhằm biểu thị ba tiêu chí cạnh tranh tăng trƣởng

12


kinh tế nêu trên để xác định năng lực cạnh tranh của một quốc gia.
Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan tới đảm bảo phúc lợi
xã hội

Các thƣớc đo này phản ánh tác động và hiệu quả xã hội của tăng trƣởng, thể
hiện tác động lan toả của tăng trƣởng đến các đối tƣợng thụ hƣởng thành quả của
tăng trƣởng trong xã hội.
Tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với việc tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thời gian nông nhàn ở khu vực
nông thôn, tạo các cơ hội tăng thu nhập của ngƣời lao động. Các thƣớc đo chất lƣợng
tăng trƣởng kinh tế và giải quyết việc làm, tăng thu nhập bao gồm so sánh tốc độ tăng số
lao động trong nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ
lệ thời gian lao động không đƣợc sử dụng ở nông thôn, tăng trƣờng thu nhập và chi tiêu,
cơ cấu thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình...
Tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo
Trong một nền kinh tế tăng trƣởng có chất lƣợng, tăng trƣởng kinh tế phải đi
kèm xoá đói giảm nghèo. Các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ nghèo đói của quốc gia, của các
vùng, khu vực, tỷ lệ nghèo của ngƣời thiểu số, tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói, % giảm
nghèo so với % tăng trƣởng kinh tế... thƣờng đƣợc sử dụng để phản ánh mối quan hệ
giữa tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo.
Tăng trưởng kinh tế và tiến hộ xã hội
Tiến bộ xã hội là một nội dung của chất lƣợng tăng trƣởng. Tiến bộ xã hội
đƣợc thể hiện rõ nhất ở hai lĩnh vực giáo dục-đào tạo và y tế. Những tiêu chí về cơ sở
vật chất và mạng lƣới của lĩnh vực giáo dục-đào tạo và y tế, số lƣợng và cơ cấu học
sinh, số lƣợng và cơ cấu giáo viên, cán bộ y tế... gia tăng và cải thiện sẽ phản ánh
tăng trƣởng kinh tế đã dẫn đến nâng cao phức lợi xã hội cho ngƣời dân. Trình độ học
vấn và chuyên môn kỹ thuật đƣợc nâng cao, sức khoẻ và chăm sóc y tế đối với ngƣời
dân đƣợc cải thiện (tuổi thọ, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy dinh dƣỡng...) có thể coi
là kết quả của sự gia tăng phúc lợi xã hội và thể hiện rõ nét chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI), do Chƣơng trình Phát triền của Liên Hợp

13



Quốc (UNDP) đƣa ra và sử dụng lần đầu tiên năm 1990, là một chỉ tiêu tổng hợp, thể
hiện khá toàn diện tiến bộ của một quốc gia trên hai mặt kinh tế (GDP/ngƣời) và xã
hội (tuổi thọ và trình độ giáo dục). Ngoài ra, từ năm 1997, chỉ số nghèo về con ngƣời
(HPI-1) cũng đƣợc áp dụng khá rộng rãi để đo lƣờng thành tựu về phúc lợi xã hội dối
với các nƣớc đang phát triển.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Công bằng xã hội là một biểu hiện của tiến bộ xã hội. Do nội hàm rộng của khái
niệm công bằng xã hội nên khái niệm này-tuy rất thông dụng và phổ biển-nhƣng lại rất
phức tạp và khó thống nhất trong việc đo lƣờng. Trong kinh tế học, trong các công trình
nghiên cứu, các báo cáo phát triển chính thức ở cấp độ quốc gia cũng nhƣ quốc tế
thƣờng sử dụng một số công cụ và thƣớc đo chủ yếu nhƣ: đƣờng cong Lorenz; hệ số
Gini; mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản của con ngƣời; chỉ sổ phát triển xã hội tổng hợp;
chỉ số chất lƣợng vật chất của cuộc sống...
1.2. Các nhân tố tác động tới tăng trƣởng kinh tế
Việc tìm hiểu yếu tố nào tạo nên tăng trƣởng kinh tế từ lâu đã trở thành một
trong những câu hỏi trung tâm của kinh tế học. Trong quá trình phát triển của kinh tế
học, quan điểm về các nhân tổ tác động và nguồn gốc của tăng trƣởng kinh tế cũng
đã thay đổi theo thời gian, với xu hƣớng ngày càng xét đầy đủ và rõ ràng hơn những
lực lƣợng chi phối sự tăng trƣởng.
1.2.1.Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế bao gồm: vốn vật chất, lao động, vốn con ngƣời và tiến bộ
kỹ thuật đƣợc coi là bốn nhân tố cơ bản tác động đến tăng trƣởng kinh tế.Các nhà
kinh tế học cổ điển chủ trọng đến cơ chể tích lũy vốn (bao gồm tài sản tài chính và
vật chất) trong thị trƣờng cạnh tranh tự do và các nhà kinh tế này cho rằng tích lũy
vốn chính là động lực tạo nên tăng trƣởng kinh tế. Đây là một tƣ tƣởng mang tính
cách mạng trong một thời đại khi đó đất đai đƣợc coi là thứ tài sản lớn nhất. Nhƣ vậy
là phải mất tới gần 100 năm, các chính trị gia mới chấp nhận tƣ tƣởng mới mẻ này và
từ bỏ lối suy nghĩ rằng đất đai và tài nguyên thiên nhiên là thứ tài sản duy nhất cần
tích lũy và cần gây chiến tranh để đạt đƣợc sự giàu có của một quốc gia


14


(Piazza-Georgi, 2002).
Vốn vật chất
Vốn vật chất là yếu tố đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng
trƣởng kinh tế. Lƣu ý rằng, vốn vật chất có liên quan trực tiếp đến tăng trƣởng kinh
tế hàm ý toàn bộ tƣ liệu vật chất đƣợc tích lũy lại qua nhiều thế hệ của nền kinh tế,
bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xƣởng và các trang thiết bị đƣợc sử dụng
nhƣ những yếu tố đầu vào trong sản xuất.
Chúng ta có thể thấy đƣợc nhận định trên của Rostov qua một công thức rất
giản đơn về quan hệ giữa tốc độ tăng trƣờng và tỷ lệ tiết kiệm (đầu tƣ) bắt nguồn từ
mô hình tăng trƣởng Harrod-Domar của trƣờng phái Keynes:
g

s
c

Trong đó: g là tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng, s là tỷ lệ tiết kiệm và c là hệ số
gia tăng giữa vốn và sản lƣợng (ICOR). Giả định trong ngắn hạn, ICOR không thay
đổi, thì tốc độ tăng trƣờng thu nhập quốc dân sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm: tiết
kiệm và đầu tƣ càng nhiều thì tăng trƣờng càng nhanh. Cũng theo mô hình này, trờ
ngại chính đối với tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc nghèo là khả năng huy động vốn
tƣơng đối thấp do thu nhập thấp. Bởi vì tỷ lệ tiết kiệm đƣợc coi là tăng tỷ lệ với thu
nhập bình quân đầu ngƣời, nên s ở các nƣớc đang phát triển (có thu nhập thấp) chắc
chắn rất thấp, dẫn đến g thấp nếu nhƣ các vấn đề về tiết kiệm và đầu tƣ là do thị
trƣờng tự do quyết định. Cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo: thu nhập thấp -> tỷ lệ
tích lũy thấp ->trình độ kỹ thuật thấp -> năng suất thấp -> thu nhập thấp... cho thấy
khoảng cách giữa các nƣớc và các vùng phát triển với các nƣớc và các vùng kém
phát triển ngày càng gia tăng.

Lao động
Theo cách hiểu rộng, lao động gồm hai khía cạnh: lao động thô và vốn con
ngƣời. Trong việc phân tích các nhân tố tác động đến tăng trƣởng, hai khía cạnh này
thƣờng đƣợc tách riêng và biến số lao động đƣợc hiểu ở đây là số lƣợng (quy mô) lao
động, có thể tính bằng đầu ngƣời hay thời gian lao động. Những bàng chứng thực tế
đối với nền kinh tế Mỹ kể từ đại chiến thế giới lần 2 do Nicholas Kaldor đƣa ra vào
15


×