Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nâng cao công tác quản lý đội tàu vận tải biển tại công ty TNHH việt hải trong điều kiện áp dụng công ước quốc tế về lao động hàng hải MLC 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 9 năm 2015

Trần Anh Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS.
Nguyễn Mạnh Cường đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và
viết luận văn.
Em xin cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô tại Viện đào tạo sau đại học,
trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời
gian em học tập tại trường.
Em xin cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc công ty TNHH Việt Hải đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng em xin kính chúc các Thầy Cô giáo dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý của mình.

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................. ii


Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu ........................................................................ v
Danh mục các bảng .................................................................................................. vi
Danh mục các hình .................................................................................................. vii
Mở đầu....................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 4
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Việt Hải. ......................................................... 4
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh vận tải biển trong nước và quốc tế hiện
tại của công ty TNHH Việt Hải............................................................................. 9
1.3. Giới thiệu Công ước quốc tế về Lao động Hàng hải MLC 2006................. 11
1.4. Tổng quan về quá trình chuẩn bị và triển khai áp dụng Công ước quốc tế
về Lao động Hàng hải MLC 2006 vào đội tàu công ty TNHH Việt Hải. ........... 18
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀU DƯỚI ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI MLC 2006 HIỆN NAY NÓI
CHUNG VÀ TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT HẢI NÓI RIÊNG.............................. 25
2.1. Thực trạng triển khai và áp dụng Công ước Lao động Hàng hải MLC
2006 trong công tác quản lý, khai thác tàu của các Công ty Vận tải biển ở Việt
Nam. .................................................................................................................... 25
2.2. Thực trạng công tác triển khai áp dụng Công ước Lao động Hàng hải
MLC 2006 tại Công ty TNHH Việt Hải.............................................................. 32
2.3. Đánh giá thực tế kiểm tra của Chính quyền cảng trong và ngoài nước về
việc tuân thủ Công ước MLC 2006 đối với đội tàu của Công ty TNHH Việt
Hải trong thời gian qua. ....................................................................................... 48

iii


Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐỘI TÀU VẬN
TẢI BIỂN CÔNG TY TNHH VIỆT HẢI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG HÀNG HẢI MLC 2006. ..................... 51

3.1. Những yêu cầu đối với các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
đội tàu trong điều kiện áp dụng Công ước MLC 2006. ...................................... 51
3.2. Các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tàu tại công
ty TNHH Việt Hải phù hợp với điều kiện áp dụng Công ước MLC 2006. ........ 54
Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 67
Phụ lục 1. Biên bản kiểm tra PSC tàu Great Trust Dragon 2 tại Chrismast Island,
Australia ............................................................................................................ 1/PL1
Phụ lục 2. Hợp đồng lao động công ty TNHH Việt Hải ................................... 1/PL2

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

BDI

Baltic Dry Index

DMLC

Declaration of Maritime Labor Compliance

DWT

Dead weight tonnage


ILO

International labour organization

IMO

International maritime organization

ISM code

International safety management code

ISPS

International ship & port facility security code

ITF

International transport federation

MARPOL

International Convention for the Prevention of Pollution

MLC

Mairtime labour convention

PSC


Port State Control

SOLAS

Safety of life at sea

STCW

International Convention on Standards of Training,
Certification and Watchkeeping for Seafarers

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VRQC

Viet Nam register quality and safety management system
certification center

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng
Các khiếm khuyết về lao động hàng hải dẫn đến việc tàu bị
lưu giữ bởi thành viên Paris-MOU từ ngày 20/8/2013 đến

20/8/2014

vi

Trang
31


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Tàu Việt Phú 09 – 2367 DWT

5

1.2

Tàu Việt Hải 06 – 3160 DWT

6

1.3

Tàu Tàu Việt Hải Star - 4061 DWT


6

1.4

Tàu Great Trust Dragon 1– 4375.9 DWT

07

1.5

Tàu Great Trust Dragon 2– 4375.9 DWT

07

1.6

Tàu Việt Hải Sun – 7203 DWT

08

1.7

Tàu Thịnh Cường – 6881 DWT

08

1.8

Tàu TC Friendship – 6800 DWT


09

1.9

MLC 2006 trở thành trụ cột thứ 4 của các bộ luật hàng hải

12

1.10

Ấn phẩm MLC 2006 của ILO

18

2.1

17 Thuyền viên cùng đại diện của ITF trên tàu Thái Sơn 18

28

2.2

Tàu ILC FRIENDSHIP

29

2.3

Tỉ lệ các khiếm khuyết liên quan đến MLC khiến tàu bị lưu


32

giữ bởi thành viên Paris-MOU từ ngày 20/8/2013 đến
20/8/2014.
2.4

Công tác bảo quản trang thiết bị, thực tập cứu sinh, cứu hỏa 37
trên tàu Great Trust Dragon 2

2.5

Thuyền viên tàu Great Trust Dragon 2 tại Singapore tháng
10 năm 2014

vii

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành vận tải đường biển. Với hơn 3260 km chiều dài bờ biển, vị trí địa lý
của Việt Nam nằm ở khu vực rất quan trọng và thuận lợi trong tuyến hoạt động
hàng hải quốc tế từ các nước Châu Âu, Châu Phi, Nam Á đi tới các cường quốc có
nền kinh tế phát triển trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc mở rộng hoạt
động kinh tế biển thì ngành hàng hải nước ta đã có những sự phát triền vượt bậc.
Hiện nay đội tàu biển Việt Nam đã có hơn 1700 chiếc, thêm vào đó gần nửa triệu

tấn tàu của chủ tàu Việt Nam hiện đang mang cờ nước ngoài, sản lượng hàng hòa
vận tải biển không ngừng gia tăng đòi hỏi các chủ tàu Việt Nam phải không ngừng
học hỏi phát huy các thế mạnh nhằm duy trì đội tàu mạnh, có năng lực cạnh tranh
với các cường quốc vận tải biển khác trên thế giới. Đội tàu phát triển nhanh, việc
duy trì quản lý và khai thác tàu hiệu quả, an toàn và tuân thủ các công ước quốc tế
về hàng hải là một thách thức lớn đối với chủ tàu Việt Nam. Gần đây nhất, Công
ước quốc tế về lao động hàng hải MLC 2006 đã đời bên cạnh những công ước đã
được triển khai áp dụng như: Bộ luật về quản lý an toàn (ISM Code), Bộ luật quốc
tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code) và Công ước quốc tế về tiêu chuẩn
huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho tuyền viên (STCW).
Công ước quốc tế về Lao động Hàng hải (MLC 2006) đi vào hiệu lực đã tạo
ra nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực hoạt động hàng hải, tác động trực tiếp
đến hoạt động quản lý, kinh doanh của các Chủ tàu, Người quản lý tàu, quản lý
thuyền viên. Việc thực hiện và duy trì công ước về lao động hàng hải MLC 2006
đã gặp rất nhiều khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay, ảnh hưởng lớn tới các
công ty vận tải biển trong nước nói chung và công ty TNHH Việt Hải nói riêng đòi
hỏi công ty phải nghiên cứu và xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và khai thác
tàu hiệu quả, an toàn và phòng tránh ô nhiễm môi trường biển.

1


2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu và tìm ra những khó khăn của công ty
TNHH Việt Hải trong công tác quản lý đội tàu vận tải biển của công ty dưới điều
kiện áp dụng công ước lao động hàng hải MLC 2006 và tìm ra các phương án để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý tàu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp khảo sát thực tiễn, kết
hợp nghiên cứu khoa học quản lý đội tàu với thực tế trong quá trình thực hiện công

tác quản lý và khai thác đội tàu vận tải biển tại Công ty TNHH Việt Hải trên tuyến
vận tải biển khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Ấn Độ.
Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề chính là công tác áp dụng, triển khai
Công ước quốc tế về Lao động Hàng Hải MLC 2006, khắc phục khó khăn, nâng
cao hiệu quả khai thác tàu, đảm bảo an toàn hàng hải và phòng chống ô nhiễm mỗi
trường biển.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học :
Đề tài Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp khảo sát thực tiễn, kết
hợp nghiên cứu khoa học quản lý đội tàu với thực tế trong quá trình thực hiện công
tác quản lý và khai thác đội tàu vận tải biển tại Công ty TNHH Việt Hải trên tuyến
vận tải biển khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Ấn Độ.
Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề chính là công tác áp dụng, triển khai
Công ước quốc tế về Lao động Hàng Hải MLC 2006, khắc phục khó khăn, nâng
cao hiệu quả khai thác tàu, đảm bảo an toàn hàng hải và phòng chống ô nhiễm mỗi
trường biển.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài Luận văn đã vận dụng những kinh nghiệm thực tế, những kiến thức về
khoa học quản lý để nghiên cứu, đề xuất những biện pháp cải tiến, đổi mới công
tác quản lý đội tàu vận tải biển tại Công ty TNHH Việt Hải trong điều kiện áp
dụng công ước quốc tế về Lao động Hàng hải MLC 2006, qua đó khắc phục những
khó khăn còn tồn tại, đồng thời phát huy những lợi thế, những ưu điểm nhằm đảm

2


bảo việc thực hiện triệt để, tuyệt đối quy định của Công ước và Bộ luật mà vẫn
đảm bảo được việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty, đảm bảo công
tác an toàn và đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Nội dung đề tài Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các Công ty Vận
tải biển có quy mô họat động tương tự Công ty TNHH Việt Hải trong việc áp dụng

Công ước MLC 2006.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Việt Hải.
1.1.1. Thông tin về doanh nghiệp:
Công ty TNHH Việt Hải là một doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập
lần đầu ngày 10/9/1994, sửa đổi lần thứ 3 ngày 17/4/2009 theo giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh số: 046655 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng
cấp. Công ty cũng đã được cục thuế Thành Phố Hải Phòng cấp Mã số thuế:
0200122277 ngày 27/8/1998.
Địa chỉ trụ sở chính: 10/97 Mê Linh, Phường An Biên, Quận Lê Chân, TP.
Hải Phòng.
Văn phòng giao dịch: 18 Cù Chính Lan, Phường Minh Khai, Quận Hồng
Bàng, TP. Hải Phòng.
Điện thoại: 0313.745760

Fax: 0313.745545

Email:
Website: www. Viethaiship.com.vn
Tài khoản: 021.01.01.0669978
Mở tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hảng Hải
Đại diện công ty: Ông Trịnh Thế Anh Chức vụ: Giám Đốc
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh:
- Đại lý mua bán vật tư hàng hóa.
- Dịch vụ vận tải.
- Xuất nhập khẩu ủy thác hàng hóa, xuất khẩu nông sản thực phẩm, thủy sản,

lâm sản, khoáng sản, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm.
- Nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, nguyên phụ liệu và
phương tiện vận tải.
- Vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng.
- Đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng
không.

4


- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Vận tải hàng hóa ven biển.
- Vận tải hàng hóa viễn dương.
- Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan.
- Bán buôn than đá và các loại nhiên liệu rắn khác.
- Bán buôn xi măng.
- Bán buôn phụ gia xi măng.
1.1.3. Vốn điều lệ: 25.001.000.000 VNĐ
(Hai mươi lăm tỉ, một triệu đồng chẵn)
1.1.4. Một số hình ảnh về đội tàu của Công ty TNHH Việt Hải:

Hình 1.1 Tàu Việt Phú 09 – 2367 DWT

5


Hình 1.2 Tàu Việt Hải 06 – 3160 DWT

Hình 1.3 Tàu Việt Hải Star - 4061 DWT


6


Hình 1.4 Tàu Great Trust Dragon 1 - 4375.9 DWT

Hình 1.5 Tàu Great Trust Dragon 2 - 4375.9 DWT

7


Hình 1.6 Tàu Việt Hải Sun – 7203 DWT

Hình 1.7 Tàu Thịnh Cường – 6881 DWT

8


Hình 1.8 Tàu TC Friend Ship – 6800 DWT
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh vận tải biển trong nƣớc và quốc tế hiện
tại của công ty TNHH Việt Hải.
Công ty TNHH Việt Hải tiền thân là một đơn vị chuyên đảm nhận việc mua
bán, vận chuyển các nguồn hàng như: Xi măng, Thạch Cao, Clinker từ các nhà
máy xi măng từ khu vực phía bắc vận chuyển đi tất cả các cảng miền Trung, miền
Nam Việt Nam và xuất khẩu đi các thị trường khác trên thế giới như: Bangladesh,
Malaysia … bằng tàu biển, sử dụng đội tàu của công ty và thuê tàu của các đơn vị
khác để vận chuyển, năng lực vận tải và kinh nghiệm của công ty được xây dựng
và phát triển từ năm 1994 cho đến nay.
Bắt kịp xu thế hiện đại hóa và không ngừng gia tăng năng lực vận tải, công
ty TNHH Việt Hải đã bắt đầu triển khai mua bán và đóng mới đội tàu vận tải viễn

dương từ những năm 2003 - 2004, phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa ngày
một lớn của công ty cũng như chuyên chở hàng cho các đơn vị thuê tàu khác trong
nước và ngoài nước. Không chỉ là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà công ty
TNHH Việt Hải còn cung cấp các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và
9


chi nhánh như dịch vụ đại lý, giao nhận& logistic, sửa chữa tàu, cung ứng dầu
nhờn, vật tư, cung cấp thuyền viên... cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết.
Công ty TNHH Việt Hải đã thiết lập, thực hiện, duy trì, vận hành có hiệu quả Hệ
thống Quản lý An toàn, Chất lượng và Môi trường và thường xuyên chú trọng bổ
sung và cải tiến nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của Bộ luật Quản
lý An toàn Quốc tế (ISM Code), tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Công ước Lao động
hàng hải.
Với bề dày truyền thống và sự tâ ̣n tâm với khách hàng , công ty TNHH Việt
Hải tự hào là một trong những công ty vận tải biển ngoài quốc doanh hàng đầu của
Việt Nam, phục vụ đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, Công ty
TNHH Việt Hải đang khai thác và quản lý đội tàu vận tải hàng khô và hàng rời
chuyên dụng gồm 8 tàu trọng tải từ 2400 DWT đến 7200 DWT, đây là những tàu
được đóng mới ở các nhà máy đóng tàu của Việt Nam và Nhật Bản, hoạt động chủ
yếu trong vùng biển biển nội địa, khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Ấn
Độ. Nhằm tối ưu hóa năng lực vận chuyển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường, chiến lược đầu tư, phát triển, tái cơ cấu đội tàu hàng rời theo hướng đồng
bộ hóa, hiện đại hóa và trẻ hóa, tăng kích cỡ và loại bỏ những tàu không còn phù
hợp với thị trường luôn được Công ty đặc biệt coi trọng.
Theo quy luật phát triển chung của ngành công nghiệp vận tải biển trong
nước và quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Việt Hải
cũng đã gặp nhiều thuận lợi và khó khăn trong thời kì những năm 1994 cho đến
hiện tại, từ năm 2012 đến nay tình hình kinh doanh của các công ty vận tải biển
trong nước nói chung và công ty chúng tôi nói riêng liên tục gặp nhiều khó khăn.

Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic ( BDI) vẫn liên tục ở mức rất thấp kể từ
năm 2012 đến này, trong khi đó giá dầu không ngừng tăng cao song việc tìm
hàng để tàu chạy cũng không dễ dàng. Bởi hàng rời không nhiều, nhiều tàu chỉ
kiếm được hàng chạy một chiều, chiều về lại chạy rỗng dẫn đến chi phí tăng cao,
thu không bủ đù chi. Hơn nữa, áp lực trả nợ ngân hàng do nhiều khoản tiền đã
vay để đóng tàu rất lớn, gây rất nhiều áp lực cho công ty vì đa số các món vay để

10


đóng tàu trong thời kì cực thịnh của vận tải biển những năm 2007 -2008, đến thời
điểm này một số khoản vay đã đến lúc đáo hạn.
Thương mại thế giới vẫn chưa khả quan dẫn đến cước vận tải khó có thể
tăng đột biến bởi tình trạng dư thừa tải trọng tàu chở hàng đang khá phổ biến.
Mặt khác, gánh nặng tiềm tàng tác động không nhỏ lên chi phí vận hành tàu biển
của các chủ tàu Việt Nam còn ở những thay đổi trong ngành hàng hải quốc tế như
việc áp dụng bộ luật an toàn hàng hải ISM code, an ninh hàng hải ISPS, bộ luật
về đào tạo và cấp chứng chỉ cho thuyền viên STCW 95, công ước về lao động
hàng hải MLC 2006 và cả tình trạng cướp biển , khủng bố quốc tế tràn lan, tình
trạng lừa đảo thương mại, xung đột về pháp luật giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, vượt qua tất cả mọi khó khăn thách thức như trên, công ty TNHH
Việt Hải với sự điều hành của ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên công ty,
đã từng bước đưa công ty thoát khỏi khó khăn, hoạt động kinh doanh vận tải biển
đã đạt được nhiều sự khởi sắc và thành công nhất định.
1.3. Giới thiệu Công ƣớc quốc tế về Lao động Hàng hải MLC 2006.
1.3.1. Sự ra đời, phạm vi áp dụng, thời hạn hiệu lực của Công ước quốc tế về
Lao động Hàng hải MLC 2006.
Thế giới hiện có khoảng 1,2 triệu thuyền viên làm việc trên các tàu biển vận
chuyển khoảng 90% hàng hóa thương mại toàn cầu. Đứng trước nhu cầu vận
chuyển hàng hóa ngày càng tăng, việc nâng cao chất lượng và đảm bảo quyền lợi,

nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên biển là một vấn đề đang được thế giới hết
sức quan tâm. Công ước lao động hàng hải năm 2006 ( MLC2006) được tổ chức
lao động quốc tế ILO thông qua tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 23 tháng 2 năm 2006
với tổng số 314 phiếu thuận và không có phiếu trống sau hơn hai tuần làm việc với
hơn 1000 người tham dự đến từ 106 quốc gia và đã chính thức có hiệu lực từ ngày
20 tháng 8 năm 2013.
Công ước được xây dựng trên cơ sở tập hợp 68 công ước về lao động hàng
hải đã được ILO thông qua từ năm 1919 (năm ILO ra đời) và hợp nhất thành một

11


công ước nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêu chuẩn, hướng dẫn phù hợp với hoạt
động hàng hải hiện nay và loại bỏ những quy định không còn phù hợp.
Công ước quy định tiêu chuẩn về quyền và lợi ích của thuyền viên, nhằm
thống nhất với quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người
trên biển, 1974 và sửa đổi bổ sung (SOLAS), Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn
luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên, 1978 và sửa
đổi bổ sung (STCW), Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển,
73/78 (MARPOL) để nâng cao an toàn và chất lượng vận tải biển quốc tế. Mặc dù
Công ước mới được thông qua nhưng đã nhận được sự đồng thuận rất cao của cộng
đồng hàng hải quốc tế. Đây chính là mục đích mà MLC năm 2006 đã điều chỉnh và
đang được cộng đồng hàng hải quốc tế đồng tình tham gia.
Công ước MLC là “Trụ cột thứ tư của pháp luật hàng hải quốc tế, cùng với
ba công ước của tổ chức hàng hải quốc tế IMO về an toàn, an ninh hàng hải và
phòng ngừa ô nhiễm mỗi trường, đó là: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng
con người trên biển năm 1974 SOLAS, Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn
luyện, cấp chứng chỉ và trực ca thuyền viên năm 1978 STCW, và công ước quốc tế
về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định
thư năm 1978 MARPOL, tạo nên nền tảng pháp lý cho hạt động vận tải biển trong

thế kỉ XXI”.

Hình 1.9 MLC 2006 trở thành trụ cột thứ 4 của các bộ luật hàng hải

12


Đến nay, công ước MLC đã nhận được sự phê chuẩn của 65 quốc gia thành
viên ILO với tổng dung tích đội tàu biển tổng cộng chiếm trên 80% đội thương
thuyền toàn cầu.[5]
Mục tiêu của MLC là quy định tiêu chuẩn về quyền và lợi ích của thuyền
viên, nhằm thống nhất với quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng
con người trên biển, 1974 và sửa đổi bổ sung (SOLAS), Công ước quốc tế về tiêu
chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên,
1978 và sửa đổi bổ sung (STCW), Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu
từ tàu biển, 73/78 (MARPOL) để nâng cao an toàn và chất lượng vận tải biển quốc
tế. Mặc dù Công ước mới được thông qua nhưng đã nhận được sự đồng thuận rất
cao của cộng đồng hàng hải quốc tế.[2]
Hiện nay, quốc gia mà tàu treo cờ không thể thực thi việc kiểm tra, giám sát
liên quan đến điều kiện làm việc của thuyền viên, thiệt hại đến sức khỏe của
thuyền viên và sự an toàn của tàu biển hoạt động trên các vùng biển quốc tế.
Thông thường, thuyền viên làm việc ở nước ngoài và dưới sự quản lý của chủ tàu
hoặc tổ chức quản lý thuyền viên nước ngoài, do đó, phải tuân thủ một tiêu chuẩn
quốc tế. Tất nhiên, tiêu chuẩn này cần phải được quy định theo luật pháp của quốc
gia thành viên, đặc biệt là chính quyền của quốc gia mà tàu treo cờ trong việc bảo
đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Công ước quy định các tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải
biển, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển trong xu hướng toàn
cầu hóa, đồng thời tạo thuận lợi cho các quốc gia thành viên xây dựng và áp dụng
các tiêu chuẩn theo điều kiện của mình thông qua luật pháp của quốc gia nhằm bảo

vệ điều kiện tối thiểu của thuyền viên khi làm việc trên biển.
Nội dung điều chỉnh của MLC đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự
phối hợp giữa chính quyền của các quốc gia và các cơ quan chức năng tại cảng để
xem xét chấp thuận thực hiện một hệ thống kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng
nhận sức khỏe do ILO soạn thảo và khuyến nghị sử dụng rộng rãi trên các cảng thế
giới.[2]

13


Phạm vi áp dụng
- Đối với thuyền viên: Công ước này áp dụng cho tất cả các thuyền viên là
những người thuộc thuyền bộ hoặc được thuê làm việc trên tàu biển thuộc phạm vi
điều chỉnh của MLC, không phân biệt quốc tịch mà tàu mang cờ. Trong trường
hợp không xác định được người nào là thuyền viên thuộc phạm vi quy định của
Công ước này hay không thì các cơ quan chức năng của những nước thành viên
Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của
các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.
- Đối với tàu biển: Công ước này cũng áp dụng cho mọi tàu biển, dù thuộc sở
hữu Nhà nước hay tư nhân hay phục vụ cho các hoạt động thương mại hay không,
trừ tàu cá hoặc tàu tương tự tàu cá, thuyền buồm. Công ước này không áp dụng
cho các loại tàu quân sự hoặc tàu chiến. Trường hợp không xác định được một con
tàu nào đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này hay không thì các cơ
quan chức năng của những nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết
định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.[5]
Trong trường hợp một cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng một
quy định nào đó trong Điều IV, khoản 1 đối với tàu treo cờ một quốc gia thành
viên của Công ước này mà chưa phù hợp với điều kiện hiện tại thì quy định đó sẽ
không bắt buộc áp dụng với điều kiện là vấn đề này được luật pháp quốc gia hoặc
các thỏa thuận quy định chưa thống nhất. Quyết định áp dụng cuối cùng sẽ được

thỏa thuận với các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên có liên quan và chỉ áp dụng cho
tàu có tổng dung tích dưới 200 GT và không hoạt động tuyến hàng hải quốc tế.[2]
Công ước MLC thiết lập các yêu cầu tối thiểu liên quan đến điều kiện sống
và làm việc đối với thuyền viên, bao gồm các nội dung lớn sau đây:
-Yêu cầu tối thiểu đối với thuyền viên làm việc trên tàu.
- Điều kiện tuyển dụng thuyền viên.
- Khu vực sinh hoạt, phương tiện giải trí, thực phẩm và việc cung cấp thực
phẩm cho thuyền viên.
- Việc tuân thủ và thi hành công ước.

14


Các tàu thương mại có tổng dung tích từ 500GT trở lên thực hiện các chuyến
đi quốc tế yêu cầu phải có giấy chứng nhận Lao động hàng hải MLC và bản công
bố phù hợp lao động hàng hải DMLCI và DMLCII để chứng minh tàu tuân thủ các
yêu cầu của công ước.
Trong quá trình hoạt động, khi đến cảng nước ngoài, tàu sẽ được chính
quyền cảng thực hiện kiểm tra (kiểm tra PSC) để xác nhận sự đáp ứng thỏa mãn
các quy định của công ước MLC. Trong trường hợp phát hiện có khiếm khuyết
nghiêm trọng trên tàu liên quan đến việc thực hiện công ước, tàu có thể bị chính
quyền cảng lưu giữ cho đến khi khiếm khuyết được khắc phục một cách thỏa
đáng.[2]
Các tổ chức, cá nhân cần phải thực thi các yêu cầu của MLC 2006 bao gồm:
Chính phủ, chính quyền hàng hải, Cơ quan thanh tra hàng hải, Cơ quan đăng kiểm
tàu, Các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu, Chủ tàu, Các công ty tuyển chọn và
cung ứng thuyền viên, Thuyền viên.
1.3.2. Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về Lao động Hàng hải MLC 2006.
Công ước gồm 3 phần chính, gồm 16 điều khoản, phần quy định và phần Bộ
luật với 5 mục, có phụ bản liên quan đến hệ thống cấp Giấy chứng nhận sức khỏe

thuyền viên và tàu biển. Trong đó bao gồm những quy định cụ thể về các nguyên
tắc điều chỉnh chung, các tiêu chuẩn và khuyến nghị thực hiện từng nội dung của
Bộ luật, cụ thể:
Phần 1: Nội dung Công ước gồm 16 điều, quy định chung về các từ ngữ,
khái niệm cơ bản để hiểu thống nhất trong Công ước; nguyên tắc và quyền cơ bản
của quốc gia thành viên tuân thủ, thuyền viên và quyền lợi của thuyền viên, trách
nhiệm thực thi Công ước; quy định về phần A và phần B của Bộ luật, trong đó quy
định và điều khoản của Phần A trong Bộ luật là bắt buộc, quy định và điều khoản
trong phần B không có tính bắt buộc, tham vấn các chủ tàu, thuyền viên và hiệu
lực của Công ước.
Phần 2: Quy định và Bộ luật bao gồm các quy định và tiêu chuẩn (Phần A)
và khuyến nghị (Phần B) trong Bộ luật được quy định theo 5 nội dung chính được

15


đề cập tại 68 điều ước về lao động hàng hải trước đây. Ngoài ra, có bổ sung một số
nội dung về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe phù hợp với tiêu chuẩn sức khỏe
thuyền viên, ví dụ như tác động của tiếng ồn và độ rung tới điều kiện làm việc của
thuyền viên và các khu vực nguy hiểm.
- Mục 1. Điều kiện tối thiểu với thuyền viên làm việc trên tàu biển
- Mục 2. Điều kiện thuê thuyền viên
- Mục 3. Điều kiện sinh hoạt, giải trí và thực phẩm của thuyền viên
- Mục 4. Điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi xã hội, an ninh cho
thuyền viên
- Mục 5. Điều khoản thi hành
Cả 5 nội dung đề cập đều đã được đề cập tại các Công ước Lao động Hàng
hải trước đây và được bổ sung sửa đổi phù hợp với thực tiễn hiện nay. Công ước
chỉ bổ sung một số nội dung mới liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
của thuyền viên để phù hợp với tiêu chuẩn sức khỏe hiện nay như là tác động của

tiếng ồn và chấn động khi làm việc và những rủi ro trong môi trường làm việc trên
tàu. Mục V của Công ước đề cập đến việc kiểm tra của chính quyền quốc gia mà
tàu treo cờ thông qua các tổ chức được Chính phủ ủy quyền (RO) hoặc kiểm tra tại
cảng biển nước ngoài thông qua hệ thống kiểm tra Nhà nước cảng biển (PSC) trên
cơ sở các quy định của Công ước Lao động trước đây, tuy nhiên có chỉnh sửa để
đưa ra những tiêu chuẩn kiểm tra hài hòa với các công ước hàng hải quốc tế
(SOLAS, MARPOL, STCW) liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường.
Phần 3: Phụ lục liên quan: mẫu biểu hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện
Công ước như: mẫu Giấy chứng nhận lao động hàng hải và tuyên bố tuân thủ Công
ước đính kèm, Giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời.
Khi có hiệu lực, tất cả các tàu biển (bất kể treo cờ của quốc gia thành viên
hay không) trọng tải bằng hoặc lớn hơn 500GT chạy tuyến quốc tế phải được kiểm
tra để cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải (Maritime Labour Certificate –
MLC) và khai báo tuân thủ lao động hàng hải (Delaration of Maritime Labour

16


Compliance – DMLC). Các tàu trọng tải bằng hoặc lớn hơn 500GT treo cờ của
quốc gia thành viên khi hoạt động trong khu vực cảng của quốc gia này cũng buộc
phải có MLC.[2]
Hơn nữa các tàu thuyền đến từ các quốc gia không phải là thành viên của
công ước cũng phải tuân thủ theo quy chế “ không ưu đãi” trong việc thực thi công
ước. Việc kiểm tra được tiến hành bởi cơ quan thanh tra hàng hải của quốc gia tàu
treo cờ (FSC) và cơ quan kiểm tra của cảng ( PSC). Nội dung kiểm tra bao gồm
việc tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và các biện pháp thực thi các yêu
cầu của MLC 2006 được xác định cụ thể theo 14 điểm[3]:
- Tuổi tối thiểu.
- Giấy chứng nhận y tế.

- Năng lực thuyền viên.
- Hợp đồng lao động.
- Việc sử dụng dịch vụ cung cấp và tuyển lao động tư nhân được cấp phép và
chứng nhận.
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.
- Trình độ thuyền viên cung cấp cho tàu.
- Chỗ ăn ở.
- Các trang thiết bị sinh hoạt, làm việc trên tàu.
- Lương thực thực phẩm.
- Sức khỏe, an toàn và phòng chống tai nạn.
- Hệ thống chăm sóc y tế trên tàu.
- Quy trình khiếu nại trên tàu.
- Việc chi trả lương.
Các tổ chức, cá nhân cần phải thực thi các yêu cầu của công ước MLC 2006
bao gồm:
- Chính phủ, chính quyền hàng hải.
- Cơ quan thanh tra hàng hải.
- Cơ quan đăng kiểm tàu.

17


- Các chủ tàu và người khai thác tàu.
- Các công ty tuyển chọn và cung ứng thuyền viên.
- Thuyền viên.
Với Công ước Lao động Hàng hải 2006, nhiều yêu cầu mới đã được đưa ra
cho các Chủ tàu và các dịch vụ cung cấp cho Chủ tàu. Theo đó, “Tất cả các dịch vụ
cung ứng và tuyển chọn thuyền viên tư nhân phải hoạt động tuân thủ hệ thống cấp
phép, chứng nhận và các quy định pháp luật khác. Khi tuyển chọn thuyền viên từ
các nước không là thành viên của công ước, chủ tàu phải chịu trách nhiệm về việc

tuân thủ các quy định nói trên”[5]. Để thỏa mãn yêu cầu này, các dịch vụ cung ứng
lao động phải tuân thủ theo “Tiêu chuẩn cấp bằng cho văn phòng cung ứng thuyền
viên và dịch vụ cung ứng, tuyển chọn tư nhân” được sửa đổi vào tháng 10 năm
2007.

Hình 1.10 Ấn phẩm MLC 2006 của ILO
1.4. Tổng quan về quá trình chuẩn bị và triển khai áp dụng Công ƣớc quốc tế
về Lao động Hàng hải MLC 2006 vào đội tàu công ty TNHH Việt Hải.
Việt Nam là quốc gia ven biển có chiều dài bờ biển 3.260 km với 37 cảng
biển, gồm gần 170 bến cảng lớn nhỏ với tổng chiều dài cầu cảng là 39.674m. Hiện
tại, đội tàu biển Việt Nam có khoảng 1.490 tàu lớn, nhỏ với tổng trọng tải gần 6,1

18


×