Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại quận ngô quyền thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu ứng dụng mô hình Chính quyền điện
tử tại Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi. Tất cả các nội dung trong luận văn này hoàn toàn đƣợc xây dựng và
phát triển từ những quan điểm của cá nhân, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Mai Khắc
Thành. Các số liệu và kết quả có trong luận văn là hoàn toàn chính xác.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Minh Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Sau mô ̣t thời gian đƣơ ̣c ho ̣c tâ ̣p ta ̣i trƣờng , điều quan trọng nhất đối với mỗi
học viên là khối lƣợng kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức đó

. Kế t quả của

quá trình này, phần nào thể hiện trong luận văn tốt nghiệp . Với sự nỗ lƣ̣c của bản
thân cùng với giúp đỡ và tạo điều kiện của Viê ̣n Đào ta ̣o sau Đa ̣i ho ̣c , trƣờng Đại
học Hàng Hải Viê ̣t Nam và quý thầy cô , em đã có cơ hội đƣợc tiếp cận và tìm hiểu
thực trạng triển khai mô hin
̀ h Chính quyề n điện tử ta ̣i Quâ ̣n Ngô Quyề n thành phố
Hải Phòng, và chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn:
-

TS. Mai Khắ c Thành – Phó trƣởng khoa Kinh tế , đã tận tình hƣớng dẫn em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.



-

Quý thầy cô của Viê ̣n Viê ̣n Đào ta ̣o sau Đa ̣i ho ̣c đã giúp đỡ cho em nền tảng
kiến thức để có thể hoàn thành tốt luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với cái nhìn và suy nghĩ còn chƣa đầy đủ
cũng nhƣ hạn chế về mặt thực tiễn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện
kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân ta ̣o điề u kiê ̣n tố t hơn trong
quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 18 tháng 8 năm 2016

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ 3
1.1.

Khái niệm Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử ........................................ 3


1.2.

Các giai đoạn của Chính phủ điện tử: ............................................................. 5

1.3.

Vai trò của CPĐT............................................................................................ 7

1.4.

Mô hình chính quyền điện tử trong việc thực hiện dịch vụ hành chính công 8

1.4.1. Dịch vụ hành chính công ................................................................................ 8
1.4.2. Các thành phần trong mô hình chính quyền điện tử: ...................................... 9
1.5.

Các nghiệp vụ giao dịch trong mô hình CQĐT ............................................ 15

1.6.

Định hƣớng phát triển hệ thống CQĐT Quốc gia......................................... 17

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN
TỬ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN TP HẢI PHÒNG .................................................. 20
2.1.

Đặc điểm tình hình Quận Ngô Quyền .......................................................... 20

2.2.


Thƣ̣c trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại quận Ngô Quyền: ................. 21

2.2.1. Cơ sở hạ tầng CNTT: .................................................................................... 21
2.2.2. Cơ sở dữ liệu: ................................................................................................ 23
2.2.3. Các ứng dụng nghiệp vụ: .............................................................................. 23
2.2.4. Dịch vụ công ................................................................................................. 29
2.2.5. Kênh truy cập: ............................................................................................... 30
2.2.6. Nhân lực về CNTT ........................................................................................ 30
2.3.

Ứng dụng mô hình CQĐT Quâ ̣n Ngô Quyề n ............................................... 31

2.3.1. Dịch vụ hạ tầng: ............................................................................................ 32
2.3.2. Dịch vụ dữ liệu .............................................................................................. 32

iii


2.3.3. Dịch vụ nền tảng: .......................................................................................... 33
2.3.4. Dịch vụ ứng dụng:......................................................................................... 33
2.3.5. Dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng thể (EAI) ................................................... 34
2.4.

Hệ thống ứng dụng trong CQĐT Quận Ngô Quyền ..................................... 34

2.4.1. Phần mềm ứng dụng quản lý chuyên ngành ................................................. 36
2.4.2. Phần mềm ứng dụng giao tiếp điện tử .......................................................... 36
2.4.3. Phần mềm ứng dụng văn phòng điện tử ....................................................... 38
2.4.4. Phần mềm ứng dụng quản trị nội bộ ............................................................. 39
2.4.5. Nền tảng phát triển CQĐT ............................................................................ 39

2.4.6. Nền tảng tích hợp ứng dụng .......................................................................... 41
2.4.7. Nền tảng phát triển ứng dụng........................................................................ 43
2.4.8. Các ứng dụng hạ tầng CNTT ........................................................................ 44
2.5.

Kết quả đạt đƣợc: .......................................................................................... 45

2.6.

Những tồn tại chƣa giải quyết ....................................................................... 45

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ƣ́NG DỤNG MÔ
HÌNH CQĐT TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............... 47
3.1. Đinh
̣ hƣớng xây dựng hệ thống CQĐT Quận Ngô Quyền .............................. 47
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả mô hình CQĐT tại Quận Ngô Quyền thành
phố Hải Phòng: ........................................................................................................ 52
3.2.1. Biê ̣n pháp đầu tƣ về cơ sở hạ tầng ................................................................ 52
3.2.2. Biê ̣n pháp đầu tƣ về dịch vụ dữ liệu ............................................................. 52
3.2.3. Biê ̣n pháp đầu tƣ về dịch vụ nền tảng ........................................................... 57
3.2.4. Biê ̣n pháp đầu tƣ về dịch vụ ứng dụng ......................................................... 58
3.2.5. Đào tạo và truyền thông ................................................................................ 61
3.3. Hiê ̣u quả đa ̣t đƣơ ̣c sau khi áp du ̣ng các biê ̣n pháp: .......................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 64
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 81

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

CQĐT

Chính quyền điện tử

CPĐT

Chính phủ điện tử

CNTT-TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

TSLCD

Truyền số liệu chuyên dùng

UBND

Ủy ban nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

HTTT


Hệ thống thông tin

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GDĐT

Giáo dục đào tạo

CBCC

Cán bộ công chức

CBCCVC

Cán bộ công chức - viên chức

ĐTVT

Điện tử viễn thông

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng

Tên bảng

Tra
ng

Số lƣợng máy trạm, máy chủ của Quận
2.1

25
Thông số đƣờng truyền mạng

2.2

25
Số lƣợng thiết bị mạng

2.3

25
Hạ tầng bảo mật, an toàn an ninh thông tin

2.4

25
Hiện trạng cơ sở dữ liệu


2.5

26

2.6

Tiến độ hoàn thành dịch vụ công trực tuyến

42

3.1

Tiến độ hoàn thành dịch vụ công trực tuyến

43

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
hình

Tên hình

1.1 Khái quát Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử
Mô hình thành phần chi tiết của Chính quyền điện tử

1.2


Trang
11
17

cấp Thành phố hoặc tỉnh
Mô hình ý niệm về ngữ cảnh của HTTT CQĐT Quốc

1.3

21

gia
2.1 Mô hình hạ tầng phòng máy chủ tại Quận

26

2.2

Trang thông tin điện tử Quận Ngô Quyền

34

2.3

Mô hình kiến trúc HTTT CQĐT quận Ngô Quyền

35

2.4


Mô hình phân tầng hệ thống ứng dụng cho CQĐT

40

3.1

Các cấp độ trƣởng thành của hệ thống CQĐT

67

3.2

Các cấp độ phát triển dịch vụ công trực tuyến

68

3.3

Mô hình CSDL tập trung quận Ngô Quyền

73

3.4 Mô hình dịch vụ ứng dụng quận Ngô Quyền

78

3.5 Mô hình dịch vụ ứng dụng quận Ngô Quyền trong tƣơng
lai


79

3.6

Mô hình dịch vụ công trực tuyến

vii

80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn
chủ trƣơng và định hƣớng: “Xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân”; xây
dựng và hoàn thành “Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” và xây
dựng “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cùng với xu hƣớng chung của thế
giới, xây dựng Chính quyền điện tử Việt Nam là một yêu cầu tất yếu, khâu đột phá
trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ nhân dân, góp phần quan trọng thành công cho
các chủ trƣơng định hƣớng đó. Chính quyền điện tử Quận Ngô Quyền sẽ là xu
hƣớng tất yếu để chính quyền nâng cao chất lƣợng hoạt động chỉ đạo điều hành,
xúc tiến và thu hút đầu tƣ, phát triển thƣơng mại, du lịch; nâng cao tính minh bạch,
cải tiến môi trƣờng, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa dạng, nhanh
chóng; chất lƣợng phục vụ cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp và du khách ở
mức độ cao.
Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của
thành phố Hải Phòng đã có bƣớc phát triển nhanh, góp phần nâng cao hiệu quả
trong quản lý nhà nƣớc và phát triển kinh tế xã hội. Hạ tầng công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT-TT) của thành phố đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, một số
cơ quan nhà nƣớc cấp sở, ngành và UBND các quận, huyện đang đƣợc thiết lập kết

nối vào Mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) và đã có kết nối Internet.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nƣớc, cung cấp
dịch vụ công cho ngƣời dân và doanh nghiệp luôn đƣợc thành phố quan tâm và chú
trọng phát triển. Các cơ quan nhà nƣớc sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng
dùng chung và phần mềm chuyên ngành. Một số các sở, ban, ngành, huyện, thị xã,
thành phố có trang thông tin điện tử và đang từng bƣớc triển khai hệ thống cung
cấp dịch vụ công “một cửa điện tử”. Những nỗ lực này đã phát huy hiệu quả, thiết
thực trong công tác lãnh chỉ đạo, chuyên môn hằng ngày tại các cơ quan, đơn vị,
nâng cao năng suất, chất lƣợng công việc, mang nhiều thuận lợi đến cho ngƣời dân
và doanh nghiệp.
Trong thời gian qua Quận Ngô Quyền đã và đang triển khai Dự án “Xây
dựng Chính quyền điện tử Quận Ngô Quyền” nhằm cụ thể hóa định hƣớng và lộ

1


trình triển khai ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng mô hình hoàn chỉnh về hệ
thống Chính quyền điện tử cấp thành phố. Mô hình Chính quyền điện tử sẽ giúp
phát triển và duy trì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính đảm bảo
03 giảm (giảm thủ tục, giảm thời gian và giảm chi phí), thay đổi phƣơng pháp làm
việc, tăng lợi thế canh tranh, tác động tích cực đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội,
Quốc phòng, An ninh của thành phố Hải Phòng.
Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình Chính
quyền điện tử tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ của
mình.
2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình chính quyền điện tử.Qua đó tiến hành
phân tích thực trạng việc ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại Quận Ngô
Quyền, TP Hải Phòng.Từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiê ̣u
quả ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại quận Ngô Quyề n thành phố Hải

Phòng.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là mô hình chính quyền điện từ và việc
ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại Quận.
- Không gian nghiên cứu tại Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2015 đến nay.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, em sử dụng phƣơng pháp phân tích,
phƣơng pháp thống kê.Ngoài ra có sử dụng phƣơng pháp chuyên gia thông qua đặt
câu hỏi trực tiếp với những ngƣời đang triển khai mô hình chính quyền điện tử tại
Quận Ngô Quyền.
5.Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: Khái quát chung về mô hình chính quyền điện tử.
CHƢƠNG 2: Thực trạng việc ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại
Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
CHƢƠNG 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả ứng du ̣ng mô hình chính quyền
điện tử tại Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
2


CHƢƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử
“Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính đƣợc diễn vào những năm 70
của Thế kỷ trƣớc tại các nƣớc phát triển, tiếp theo là quá trình chính phủ các nƣớc
đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan
chính phủ, khái niệm chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùng với
những khái niệm khác nhƣ thƣơng mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, …”
“Vào những năm 1995-2000 chính phủ điện tử đã đƣợc các nƣớc tiếp thu và

ứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng đƣợc các nƣớc coi nhƣ một
giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính phủ, phục vụ
ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ngày nay, với sự bùng nổ của các phƣơng tiện
di động, băng rộng, công nghệ, … nên nhiều nƣớc đã đẩy mạnh phát triển chính
phủ điện tử đa dạng hơn, liên thông hơn dƣới khái niệm chính phủ di động, chính
phủ ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phƣơng tiện.Đã có rất nhiều tổ chức và chính
phủ đƣa ra định nghĩa “Chính phủ điện tử”. Tuy nhiên, hiện không có một định
nghĩa thống nhất về chính phủ điện tử, hay nói cách khác, hiện không có một hình
thức chính phủ điện tử đƣợc áp dụng giống nhau cho các nƣớc.”"
Khái niệm Chính phủ điện tử:
Hiện nay có nhiều cách hiểu về Chính phủ điện tử (CPĐT) nhƣ sau:
“Chính phủ điện tử bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là
Internet, để cải thiện việc cung cấp dịch vụ của chính phủ tới công đân, doanh
nghiệp và các cơ quan nhà nƣớc khác. Chính phủ điện tử cho phép công dân tƣơng
tác và nhận dịch vụ từ chính phủ và địa phƣơng 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong
tuần”.
Hay:“Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụ
ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn”.
“Hoặc một cách chi tiết: “Chính phủ điện tử là việc các cơ quan chính phủ

3


sử dụng công nghệ thông tin (nhƣ máy tính, các mạng diện rộng, Internet, và sử
dụng công nghệ di động) có khả năng biến đổi những quan hệ với ngƣời dân, các
doanh nghiệp, và các tổ chức kháccủa Chính phủ (làm việc và trao đổi qua mạng
không cần đến trực tiếp công sở). Những công nghệ đó có thể phục vụ những mục
đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến ngƣời dân tốt hơn, cải thiện những
tƣơng tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, tăng quyền cho ngƣời dân thông qua

truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý của chính phủ hiệu quả hơn”.
Khái niệm Chính Quyền điện tử:
“Chính quyền điện tử đƣợc hiểu là chính phủ điện tử đƣợc triển khai tại
Tỉnh, thành, đến cấp xã, phƣờng”.
Nói chung mục đích của CPĐT là nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận và
cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho ngƣời dân. Quan trọng
hơn nữa, CPĐT còn nhằm mục tiêu tăng cƣờng năng lực của chính phủ theo hƣớng
điều hành, quản lý có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn
các nguồn lực kinh tế- xã hội của đất nƣớc vì mục tiêu phát triển.
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về Chính phủ điện tử nhƣng
chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung về Chính phủ điện tử nhƣ sau:
- "Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và viễn
thông để tự động hoá và triển khai các thủ tục hành chính.
- Chính phủ điện tử cho phép các công dân có thể truy cập các thủ tục hành
chính thông qua các phƣơng tiện điện tử nhƣ Internet, điện thoại di động, truyền
hình tƣơng tác.
- Chính phủ điện tử là Chính phủ làm việc với ngƣời dân 24/24 giờ, 7 ngày
mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm, ngƣời dân có thể thụ hƣởng các dịch vụ công dù
họ ở bất cứ đâu."
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng Chính phủ điện tử có nhiều điểm khác
so với Chính phủ truyền thống.Với Chính phủ truyền thống, quá trình quản lý hành
chính trong nội bộ các cơ quan nhà nƣớc diễn ra thủ công, tốn nhiều công sức, thời

4


gian và tiền bạc.Dân chúng không thể liên lạc với Chính phủ ngoài giờ hành chính,
không thể ở bất cứ nơi nào ngoài trụ sở của các cơ quan nhà nƣớc.Ngƣời dân
không thể đăng ký lấy giấy phép kinh doanh, làm khai sinh cho con mình hay đóng

thuế trƣớc bạ 24/24 giờ, 7/7 ngày và ở bất cứ đâu.Chính phủ điện tử có thể khắc
phục đƣợc những hạn chế này của Chính phủ truyền thống.
"Ngoài ra, sự khác biệt chủ yếu giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền
thống là sự khác biệt về tốc độ xử lý giữa các thủ tục hành chính đƣợc tự động hóa
so với các thủ tục hành chính đƣợc xử lý thủ công. Việc tự động hoá thủ tục hành
chính của Chính phủ điện tử cho phép xử lý các thủ tục nhanh hơn, gọn hơn, đơn
giản hơn rất nhiều. Không những thế, thông tin đƣợc cung cấp cho ngƣời dân còn
đầy đủ, chính xác và dễ dàng hơn, ngƣời dân cũng đỡ mất nhiều chi phí để thu thập
các thông tin này."
Nói tóm lại Chính phủ điện tử là một Chính phủ hiện đại hơn nhiều so với
Chính phủ truyền thống.Chính phủ điện tử là mục tiêu mà các cơ quan Chính phủ
các cấp sẽ tiến dần từng bƣớc tới và có lẽ không bao giờ có thể nói rằng Chính phủ
điện tử đã đƣợc xây dựng xong.
1.2. Các giai đoạn của Chính phủ điện tử:
Chính phủ các nƣớc có các chiến lƣợc khác nhau để xây dựng Chính phủ
điện tử.Tuy nhiên, hầu hết các nƣớc đang xây dựng thành công Chính phủ điện tử
chọn cách chia dự án phát triển Chính phủ điện tử làm 3 giai đoạn nhỏ. Các giai
đoạn này không phụ thuộc lẫn nhau, tức là không cần phải giai đoạn này hoàn
thành thì giai đoạn kia mới bắt đầu.
 Giai đoạn sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để mở rộng truy
cập thông tin của Chính phủ
“Chính phủ tạo ra khối lƣợng lớn thông tin, hầu hết các thông tin này đều có
ích đối với cá nhân và doanh nghiệp.Internet và các công nghệ thông tin hiện đại
khác có thể chuyển các thông tin này nhanh chóng hơn và trực tiếp tới công
dân.Việc thực hiện giai đoạn này rất đa dạng về nội dung, do đó mỗi nƣớc cần dựa
vào khả năng của mình để có cách triển khai phù hợp. Chẳng hạn đối với các nƣớc

5



đang phát triển, cơ sở tầng phục vụ cho việc phát triển và triển khai Chính phủ điện
tử còn kém so với các nƣớc công nghiệp, nên bắt đầu giai đoạn này bằng việc phổ
biến thông tin Chính phủ trên mạng, tập trung phổ biến các điều lệ, quy tắc, các
văn bản pháp luật…”
Khi triển khai thực hiện giai đoạn này cần chú ý những điểm sau:
- Bắt đầu bằng việc thông tin có ích tới công chúng hàng ngày, chú ý tới
ngôn ngữ địa phƣơng;
- Luôn cập nhật thông tin trên trang Web của Chính phủ
- Tập trung vào những nội dung phục vụ phát triển kinh tế, chống tham
nhũng, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài…
 Giai đoạn tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào Chính phủ
"Nhƣ đã nói ở trên, các trang Web phổ biến thông tin Chính phủ chỉ là bƣớc
đầu của Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử phải có khả năng lôi kéo, thu hút dân
chúng tham gia vào các hoạt động của Chính phủ, kết hợp với các nhà hoạch định
chính sách ở mọi cấp của Chính phủ. Củng cố, tăng cƣờng sự tham gia này sẽ tạo
dựng đƣợc lòng tin từ phía công chúng vào Chính phủ."
Những điểm cần lƣu ý khi xây dựng trang Web tƣơng tác giữa Chính phủ
và dân chúng:
- Phải cho công chúng thấy kết quả của việc họ tham gia vào các hoạt động
của Chính phủ;
- Phân tích, lý giải những vấn đề chính sách phức tạp một cách dễ hiểu;
- Thuyết phục công chúng tham gia;
- Sử dụng các phƣơng tiện truyền thông để phổ biến kiến thức về Internet.
Khi thực hiện giai đoạn này, các Chính phủ cần chú ý lập ra những diễn đàn
giữa Chính phủ và công dân.Những diễn đàn nhƣ vậy sẽ tạo ra những cuộc thảo
luận trực tuyến trong đó mọi ngƣời có thể tham gia trao đổi ý kiến về những vấn đề
chính sách của chính phủ.
 Giai đoạn cung cấp rộng rãi các dịch vụ của Chính phủ qua mạng
"Chính phủ có thể bắt đầu bằng việc cho phép ngƣời dân thực hiện giao dịch


6


qua mạng.Chính phủ chịu áp lực từ phía khu vực tƣ nhân khi khu vực này bắt đầu
thực hiện giao dịch kinh doanh trên mạng.Thêm vào đó, khả năng sử dụng giao
dịch qua mạng làm giảm chi phí, tăng năng suất cũng là một nguyên nhân quan
trọng khiến Chính phủ phải suy tính. Trƣớc kia, các dịch vụ nhƣ đăng ký hộ tịch
hay ra hạn thẻ căn cƣớc phải mất một thời gian dài chờ đợi nhận kết quả. Bằng
cách cung cấp dịch vụ trực tuyến, chỉ cần ngồi ở nhà hay tại nơi làm việc, trạm
điện thoại và bật máy vi tính lên để nối vào mạng của Chính phủ, công dân sẽ nhận
đƣợc nhiều dịch vụ do các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm cung cấp."
Có lẽ động lực lớn nhất trong việc cung cấp các dịch vụ trên mạng là để rút
gọn, tinh giảm bộ máy nhà nƣớc và quá trình thực hiện các thủ tục hành chính từ
đó tiết kiệm tiền bạc và nâng cao hiệu quả trong dài hạn. Thêm vào đó, bằng cách
tự động hoá các thủ tục hành chính đặc biệt là trong lĩnh vực thu thuế, Chính phủ
hi vọng sẽ hạn chế đƣợc hiện tƣợng tham nhũng, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc
trong khi vẫn duy trì đƣợc lòng tin của dân chúng vào Chính phủ.
1.3. Vai trò của CPĐT
“Điểm chủ yếu của CPĐT là xây dựng chiến lƣợc dài hạn, có phạm vi sâu
rộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng các
yêu cầu của ngƣời dân thông qua việc thay đổi các hoạt động nhƣ quản lý cán bộ,
công nghệ và quy trình công việc. Do vậy, CPĐT cần mang lại kết quả là cung ứng
hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho ngƣời dân, doanh nghiệp,
các cơ quan và nhân viên chính phủ.”
Vai trò của Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân cũng nhƣ các doanh
nghiệp, cụ thể bao gồm các lợi ích sau:
 Cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi đối tƣợng;
 Đơn giản hoá các thủ tục hành chính;
 Đảm bảo việc xử lý các thủ tục hành chính một các công khai, công bằng,

tin cậy, ổn định và kịp thời;
 Tiết kiệm thời gian và tiền bạc;

7


 Tăng tính thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ của Chính phủ;
 Chính phủ điện tử cũng góp phần làm trong sáng bộ máy nhà nƣớc, hạn
chế và loại trừ hiện tƣợng tham nhũng.
Ngoài ra, bộ máy nhà nƣớc có thể đƣợc tinh giảm nhờ áp dụng công nghệ
thông tin, giúp tiết kiệm ngân sách dành cho chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian và
nâng cao hiệu quả trong các hoạt động của các cơ quan Chính phủ.
1.4. Mô hình chính quyền điện tử trong việc thực hiện dịch vụ hành
chính công
1.4.1. Dịch vụ hành chính công
Dịch vụ công là những hoạt động dịch vụ của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc
hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tƣ nhân đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền thực
hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ những nhu cầu thiết yếu chung của
cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn
định xã hội.
"Dịch vụ hành chính công: Là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý
nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân. Do vậy, cho đến nay, đối tƣợng
cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do
nhà nƣớc thành lập đƣợc ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công.
Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nƣớc. Để thực hiện chức năng
này, nhà nƣớc phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp nhƣ cấp giấy
phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,..."
Dịch vụ hành chính công trực tuyến:
- Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác
của cơ quan nhà nƣớc đƣợc cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trƣờng

mạng internet.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ
các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và
cho phép ngƣời sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ

8


theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện đƣợc gửi trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện
đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và
cho phép ngƣời sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch
vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận
kết quả đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và
cho phép ngƣời sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) đƣợc thực hiện trực tuyến. Việc
trả kết quả có thể đƣợc thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện
đến ngƣời sử dụng.
1.4.2. Các thành phần trong mô hình chính quyền điện tử:
- Ngƣời sử dụng;
- Kênh truy cập;
- Giao diện với ngƣời sử dụng;
- Các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ;
- Lớp tích hợp;
- Các dịch vụ dùng chung;
- Cơ sở dữ liệu;
- Cơ sở hạ tầng;
- Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên.


Hình 1.1: Khái quát Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử

9


Chi tiết của các thành phần
 Ngƣời sử dụng
Là những ngƣời sử dụng các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp bao
gồm ngƣời dân; các doanh nghiệp; các cán bộ công chức, viên chức nhà nƣớc.
 Kênh truy cập
Là các hình thức, phƣơng tiện qua đó ngƣời sử dụng truy cập thông tin, dịch
vụ mà chính phủ điện tử cung cấp. Các hình thức này bao gồm và không giới hạn
bởi các trang thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử (website/portal), thƣ điện tử
(email), điện thoại (cố định hoặc di động), máy fax, hoặc có thể đến trực tiếp gặp
các cơ quan chính phủ. Trong đó:
- Trang thông tin điện tử: Là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông
tin trên môi trƣờng mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
- Cổng thông tin điện tử: Là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi
trƣờng mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà
qua đó ngƣời dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
 Giao diện với ngƣời sử dụng
“Thành phần đảm bảo việc lấy ngƣời sử dụng làm trung tâm trong cung cấp
dịch vụ. Thành phần này cung cấp các khả năng liên quan trực tiếp đến quản lý
ngƣời sử dụng dịch vụ (cả bên ngoài lẫn bên trong), các nghiệp vụ tƣơng tác với
ngƣời sử dụng dịch vụ, nằm ở phía ngoài (front end) của một nghiệp vụ và là giao
diện với nhiều đối tƣợng sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, thành phần này còn đảm bảo
sự nhất quán về việc truy cập sử dụng dịch vụ, ứng dụng của ngƣời sử dụng dịch
vụ trên các kênh truy cập khác nhau. Đây là thành phần đảm bảo sự thông suốt cho
ngƣời sử dụng trong việc sử dụng đa kênh truy cập.”

 Các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ
Đây là thành phần cơ bản trong mô hình thành phần của chính quyền điện
tử. Thành phần này bao gồm các dịch vụ công trực tuyến mà chính phủ điện tử
cung cấp cho ngƣời dân, doanh nghiệp thể hiện trong mối quan hệ tƣơng tác giữa

10


các cơ quan chính phủ và ngƣời dân (G2C), và giữa các cơ quan chính phủ và các
doanh nghiệp (G2B). Trong đó
- Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực
thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
cấp cho tổ chức, cá nhân dƣới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các
lĩnh vực mà cơ quan nhà nƣớc đó quản lý.
Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải
quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.
- Dịch vụ công trực tuyến: Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác
của cơ quan nhà nƣớc đƣợc cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi
trƣờng mạng.
Thành phần này cũng bao gồm các dịch vụ, ứng dụng phục vụ các cơ quan
chính phủ, thể hiện quan hệ tƣơng tác giữa các cơ quan chính phủ (G2G) ở trên.
Nội dung này bao gồm và không giới hạn một số ứng dụng sau:
- Ứng dụng nghiệp vụ: Là các ứng dụng phục vụ tác nghiệp các nghiệp vụ
của các cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan chính phủ.
- Các ứng dụng bên trong: Là các ứng dụng cung cấp các khả năng hỗ trợ
việc quản lý hiệu quả và thực hiện các nghiệp vụ bên trong nhằm nâng cao khả
năng quản lý tài nguyên (con ngƣời, tài sản hữu hình, tài chính, tài nguyên số, …)
của các cơ quan, từ đó, góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt độngcủa các
cơ quan nhà nƣớc nói chung, bao gồm các ứng dụng nhƣ:
+ Quản lý tài chính: Cung cấp các chức năng kế toán và tài chính, các thủ

tục cho phép quản lý ngân sách, quỹ và việc chi tiêu, đầu tƣ của một cơ quan;
+ Quản lý nhân sự: Cung cấp các khả năng hỗ trợ việc tuyển dụng và quản
lý nhân sự của một cơ quan;
+ Quản lý tài sản: Cung cấp các khả năng hỗ trợ việc mua sắm, kiểm soát và
truy vết các tài sản của một cơ quan;
+ Quản lý tài nguyên số: Cung cấp các khả năng hỗ trợ sự tạo thành, quản lý
và phân phối các tài sản sở hữu trí tuệ và tài sản số trong toàn bộ đơn vị;

11


+ Truyền thông: Cung cấp các khả năng đảm bảo việc truyền dữ liệu, thông
điệp, thông tin ở các định dạng khác nhau và hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau. Với
xu thế hội tụ về công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, một hệ thống truyền
thông hội tụ cung cấp các khả năng cơ bản nhƣ sau: Hội thoại thời gian thực, tin
nhắn tức thời, hội nghị thoại, hội nghị truyền hình, quản lý sự kiện/tin tức, quản lý
cộng đồng, truyền thông thoại.
+ Cộng tác: Cung cấp các khả năng cho phép truyền thông tức thời và chia
sẽ nội dung, lịch làm việc, thông điệp, ý tƣởng, và quan điểm tại các cơ quan thuộc
địa phƣơng.
- Ứng dụng liên cơ quan: Là các ứng dụng thực hiện sự kết nối, chia sẻ
thông tin, dữ liệu, tài liệu giữa các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp. (Tham chiếu: Quyết định
số 1605/QĐ-TTg, Phụ lục III, Danh mục nhóm các dự án, nhiệm vụ quy mô quốc
gia). Ví dụ:
+ “Quản lý văn bản và điều hành: Cung cấp khả năng thực hiện trao đổi văn
bản điện tử chính thức giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau, thay cho phƣơng thức
trao đổi văn bản giấy nhƣ hiện nay.
- Các ứng dụng cho cán bộ: Bao gồm các ứng dụng chỉ dành riêng cho các
cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nƣớc nói chung, bao gồm:

+ Đào tạo từ xa: Nhóm các ứng dụng phục vụ nâng cao kỹ năng, bồi dƣỡng
nghiệp vụ cho cán bộ của địa phƣơng từ xa thông qua sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông hội tụ;”
+ Cung cấp thông tin phục vụ cán bộ, công chức, viên chức: Cung cấp các thông
tin về lƣơng, hƣu, mất sức… cho các cán bộ, công chức, viên chức của địa phƣơng;
+ Quản lý tri thức: Là ứng dụng cung cấp khả năng xác định, thu thập và
chuyển đổi các tài liệu, báo cáo và các nguồn thông tin khác thành các thông tin
hữu ích hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 Lớp tích hợp
"Thành phần cung cấp khả năng tích hợp các ứng dụng và dịch vụ nói

12


chung, nhằm tạo ra các dịch vụ tích hợp nhƣng không phá vỡ cấu trúc, gián đoạn
hoạt động của các ứng dụng/dịch vụ đang hoạt động. Thành phần này tạo cơ sở cho
nhiều ứng dụng/dịch vụ khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách thông suốt
trong một môi trƣờng không thuần nhất về nền tảng phát triển các ứng dụng và
dịch vụ, từ đó, hƣớng đến cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao theo cơ chế liên
thông. Bên cạnh đó, thành phần này còn cho phép các hê ̣ thố ng ƣ́ng du ̣ng mới truy
nhâ ̣p vào các hê ̣ thố ng ƣ́ng du ̣ng có sẵn , nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực đã
đầu tƣ vào các hê ̣ thố ng và nề n tảng có sẵn."
 Các dịch vụ dùng chung
Đây là các dịch vụ đƣợc sử dụng chung cho nhiều cơ quan chính phủ trong
tỉnh, hỗ trợ các ứng dụng nghiệp vụ và dịch vụ công trực tuyến. Đây là một thành
phần quan trọng của mô hình, việc triển khai thành công các dịch vụ dùng chung
sẽ góp phần đáng kể đảm bảo tránh lãng phí, đầu tƣ trùng lặp, nâng cao khả năng
kết nối của các hệ thống khi sử dụng chung các dịch vụ cơ bản.
Một số ví dụ về dịch vụ dùng chung nhƣ dịch vụ thƣ mục (Directory
service), dịch vụ định danh, xác thực, phân quyền truy cập.

 Cơ sở dữ liệu
“Thành phần này bao gồm các cơ sở dữ liệu (cũ và mới), các cơ sở dữ liệu
này không tồn tại độc lập mà phục vụ cho các chƣơng trình ứng dụng nhƣ các dịch
vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ ở trên.”
Cơ sở dữ liệu đƣợc định nghĩa là là tập hợp các dữ liệu đƣợc sắp xếp, tổ
chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông tin qua phƣơng tiện điện tử.
(Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa XI).
 Cơ sở hạ tầng
Thành phần cung cấp hạ tầng, phƣơng tiện, nền tảng phục vụ cho ngƣời sử
dụng và các ứng dụng, cụ thể bao gồm:
- Trang thiết bị người dùng cuối: Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính xách
tay, các thiết bị hỗ trợ cá nhân phục vụ công việc của các cán bộ, các trang thiết bị
phục vụ việc truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của ngƣời dân và doanh nghiệp.

13


- Hệ thống mạng: Thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng kết
nối các dịch vụ nền và các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng mục tiêu sẵn sàng
phục vụ nhu cầu truyền nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các cơ quan nhà
nƣớc. Cơ sở hạ tầng mạng đối với một địa phƣơng đó là sự kết hợp của mạng diện
rộng WAN, mạng thành phố/đô thị MAN, mạng cục bộ LAN, mạng riêng ảo
(VPN), mạng Internet.
- Nền tảng, máy chủ: Bao gồm nền tảng là các hệ điều hành, các máy chủ
khác nhau trong các hệ thống thông tin.
- Hệ thống an ninh, bảo mật: Là hệ thống đƣợc xây dựng và duy trì đảm bảo
cho chính quyền điện tử cấp tỉnh thực hiện sứ mệnh/chức năng trọng yếu của mình
trƣớc sự tấn công, xâm nhập gây phá hoại/lợi dụng các hệ thống thông tin trong
chính quyền điện tử cấp tỉnh, dẫn đến gây hƣ hỏng/gián đoạn việc sử dụng các hệ
thống này.

 Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên
“Thành phần này bao gồm các yếu tố phục vụ chung, hỗ trợ, tác động, duy
trì tất cả thành phần ở trên. Thành phần này bao gồm và không giới hạn các chính
sách về An toàn, bảo mật thông tin. Đó là một tập các tiêu chuẩn đảm bảo cung cấp
các dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin trong sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của
chính quyền điện tử cấp tỉnh. Các thành phần bộ phận của mô hình thành phần đều
có các quan ngại về mức độ an toàn bảo mật thông tin, và các giải pháp cần đƣợc
phát triển và quản trị ở mức tổng thể để có thể áp dụng cho tất cả các thành phần
thuộc mô hình.”
- Truyền thông và Đào tạo:
+ Truyền thông: Thực hiện chức năng truyền tải thông điệp về giá trị của
việc sử dụng các ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức về
chính quyền điện tử nói chung cho các đối tƣợng liên quan.
+ Đào tạo: Đào tạo các chủ thể liên quan thực hiện việc lập kế hoạch phát
triển chính quyền điện tử cấp tỉnh, triển khai phát triển các hệ thống trong chính
quyền điện tử, và mua sắm tài sản trong chính quyền điện tử cấp tỉnh, nhận thức ý

14


nghĩa của mô hình thành phần, và sẵn sàng xây dựng các ứng dụng, dịch vụ và cơ
sở hạ tầng thông tin tuân thủ theo các đặc tả quy định trong mô hình thành phần.
Chi tiết về các thành phần trong mô hình thành phần chính quyền điện tử
đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 1.2: Mô hình thành phần chi tiết của Chính quyền điện tử
cấp Thành phố hoặc tỉnh

Các nghiệp vụ giao dịch trong mô hình CQĐT
“Các dịch vụ của CPĐT tập trung vào 4 nhóm khách hàng chính: ngƣời dân,

cộng đồng doanh nghiệp, các công chức chính phủ và các cơ quan chính phủ. Mục
đích của CPĐT là làm cho mối quan hệ tác động qua lại giữa ngƣời dân, doanh
nghiệp, nhân viên chính phủ và các cơ quan chính phủ với chính phủ trở nên thuận
tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.”
Trong hệ thống CPĐT, từng cá nhân có khả năng đƣa ra yêu cầu đối với một
dịch vụ cụ thể của chính phủ và nhận đƣợc dịch vụ đó thông qua Internet hoặc một
số cơ chế đƣợc vi tính hóa. Trong một số trƣờng hợp các dịch vụ của chính phủ
đƣợc cung cấp thông qua một văn phòng chính phủ thay vì nhiều văn phòng chính

15


phủ. Trong một số trƣờng hợp khác các giao dịch chính phủ đƣợc hoàn tất mà
không phải liên lạc với các nhân viên chính phủ.
Có 4 dạng dịch vụ chính phủ bao gồm: Chính phủ với công dân (G2C),
Chính phủ với doanh nghiệp (G2B), chính phủ với ngƣời lao động (G2E), chính
phủ với chính phủ (G2G).
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C
(Government to Citizen)
"G2C bao gồm phổ biến thông tin với công chúng, các dịch vụ công dân cơ
bản nhƣ gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/ khai tử/ đăng ký kết hôn và kê khai
các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng nhƣ hộ trợ ngƣời dân với các dịch vụ cơ bản
nhƣ giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thƣ viện và rất nhiều dịch vụ
khác."
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B
(Government to Business)
"Các giao dịch G2B bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau đƣợc trao đổi giữa
chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách,
biên bản ghi nhớ, các quy định và thể chế. Các dịch vụ đƣợc cung cấp bao gồm
truy suất thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phếp, đăng ký kinh

doanh, xin cấp phép và nộp thuế. Các dịch vụ đƣợc cung cấp qua G2B cũng hỗ trợ
việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các
yêu cầu của doanh nghiệp vƣa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển."
Ở mức cao hơn, G2B bao gồm việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyến
giữa nhà sản xuất và chính phủ để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho chính
phủ.Một ví dụ điển hình là các web- site mua sắm điện tử sẽ cho phép những ngƣời
dã đăng ký và đƣợc chấp nhận có thể tìm kiếm các ngƣời mua và ngƣời bán hàng
hóa, dịch vụ.tùy theo từng phƣơng pháp các ngƣời mua và ngƣời bán có thể xác
định giá cả hoặc mở thầu. Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên
minh bạch và giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia đấu thầu các dự

16


ánlớn của chính phủ. Hệ thống này cũng giúp cho chính phủ có thể tiết kiệm chi
tiêu nhiều hơn thông qua việc cắt giảm chi phí cho ngƣời môi giới trung gian và
giảm chi phí hành chính của các đại lý mua bán.
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ và các cán bộ công chức, viên
chức (G2E)
“Các cán bộ, công chức, viên chức trong chính phủ cũng là những ngƣời dân
trong xã hội, nên các dịch vụ cung cấp cho ngƣời dân (G2C) cũng thực hiện cho
các công chức chính phủ, ngoài ra các cơ quan chính phủ còn cung cấp các dịch vụ
chỉ dành cho những ngƣời làm việc trong các cơ quan chính phủ, nhƣ cung cấp
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, học từ xa (e-learning), quản lý tri thức,
cung cấp các thông tin về lƣơng, hƣu, mất sức…”
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G
(Government to Government)
Các giao dịch G2G đƣợc triển khai ở 2 cấp độ: ở địa phƣơng hoặc trong
nƣớc hoặc ở cấp độ quốc tế. Các dịch vụ G2G là các giao dịch chính phủ trung

ƣơng/ quốc gia và các chính quyền địa phƣơng, giữa các vụ và các công ty cơ quan
có liên quan.Đồng thời các giao dịch G2G là các dịch vụ giữa các chính phủ và có
thể sử dụng nhƣ một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.
1.5. Định hƣớng phát triển hệ thống CQĐT Quốc gia
“Hệ thống thông tin CQĐT Quốc gia đƣợc xây dựng để hƣớng tới các mục
tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế và xã hội của đất nƣớc. Việc phát triển hệ thống
thông tin CQĐT Quốc gia cần đáp ứng đƣợc 6 định hƣớng chủ yếu sau:
- Phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn
- Thúc đẩy việc cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nƣớc
- Trợ giúp các cơ quan chính phủ ra quyết định chính xác và hiệu quả
- Xây dựng hình ảnh thân thiện của Chính phủ đối với ngƣời dân và các tổ
chức quốc tế”
- Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nƣớc

17


- Tăng cƣờng các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của ngƣời dân và
doanh nghiệp
- Các đối tƣợng tham gia sử dụng hệ thống thông tin CQĐT đƣợc chia làm
4 nhóm chính sau:
- Ngƣời dân bao gồm công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài
- Doanh nghiệp và tổ chức khác
- Lãnh đạo và quản lý TW, Bộ ngành và Địa phƣơng
- Cán bộ công chức làm việc tại TW, Bộ ngành và Địa phƣơng
Hệ thống thông tin CQĐT phải đƣợc kết nối trao đổi thông tin với các hệ
thống bên ngoài gồm có:
- Các hệ thống thông tin của tổ chức chính trị xã hội khác (Đảng,
MTTQ,…)
- Các hệ thống thông tin của ngƣời dân và doanh nghiệp

- Các hệ thống thông tin của chính phủ và tổ chức quốc tế
- Các hệ thống ứng dụng trên Internet gồm mạng xã hội, dịch vụ thông tin
và các ứng dụng tiện ích

Hình 1.3: Mô hình ý niệm về ngữ cảnh của HTTT CQĐT Quốc gia

18


×