Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Để dạy tốt các quy luật di truyền cơ bản của men đen đối với học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.76 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỂ DẠY TỐT CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CƠ BẢN CỦA
MEN ĐEN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện: Trần Thị Thu.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THCS Thị trấn Thọ Xuân
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu

1

- Lý do chọn đề tài

1

- Mục đích nghiên cứu

1



- Đối tượng nghiên cứu

1

- Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.

3

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

11


3. Kết luận và kiến nghị

13 - 14

2


1. MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trước cải cách giáo dục chương trình sinh học cấp THCS 3 năm chỉ bao
gồm thực vật học và động vật học, đề cập những kiến thức về hình thái, cấu tạo
hoạt động sống, phân loại nguồn gốc các nhóm thực vật, động vật theo trình tự
tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. Về cơ bản đây là sinh học mô tả và dừng lại ở
cấp độ cơ thể, cơ quan. Nay thêm 1 năm lớp 9 chương trình cấp THCS cải cách
giáo dục có điều kiện để bổ sung kiến thức về cơ sở Di truyền học và chọn
giống. Qua phần mới này học sinh tiếp xúc với bộ phận sinh học thực nghiệm
(Sinh lí học, Di truyền học) có một số khái niệm về sự sống ở cấp độ tế bào, cấp
độ phân tử… nhiều hiện tượng trong đời sống như Di truyền tính trội Di truyền
trung gian, bệnh tật Di truyền bẩm sinh, sinh con trai, con gái, sinh đôi sinh
nhiều… nhiều vấn đề trong thực tiễn sản xuất như giống thuần chủng, thoái hóa
giống, ưu thế lai, lai kinh tế, lai cải tạo… đều liên quan tới Di truyền học. Di
truyền học đã thực sự đi vào đời sống, đây là một bộ môn khoa học rất quan
trọng. Vì vậy trong chương trình sinh học cấp THCS đã đề cập tới một phần nhỏ
nhưng rất quan trọng của bộ môn Di truyền đó là cơ sở Di truyền và chọn giống.
Đặt nền móng cho bộ môn di truyền học đó là các quy luật Di truyền cơ bản của
Men Đen mà bất cứ cuốn sách nhập môn Di truyền nào cũng đề cập các quy luật
di truyền cơ bản của Men Đen đã mở màn cho Di truyền học tiến sâu vào các
cuộc cách mạng khoa học trong lĩnh vực sinh học, đang phát triển mạnh, phát
huy tác dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất. Vì vậy đối với

giáo viên trực tiếp giảng dạy sinh học lớp 9 phần các quy luật Di truyền cơ bản
của Men Đen phải dạy như thế nào? và truyền thụ những vấn đề gì để học sinh
hiểu rằng bằng phương pháp thực nghiệm Men Đen đã phát hiện ra các quy luật
Di truyền. Học sinh nắm được nội dung các quy luật Di truyền và hiểu rõ cơ sở
tế bào học các quy luật Di truyền của Men Đen, giúp học sinh sau này học lên
tiếp cận tốt với bộ môn Di truyền học là cả một vấn đề khó. Nhiều giáo viên
không khỏi lúng túng khi dạy phần này sẽ có nhiều vướng mắc nảy sinh không
giải đáp được. Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn trao đổi một số kinh nghiệm và suy nghĩ
của bản thân khi dạy về các quy luật Di truyền cơ bản của Men Đen.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung nghiên cứu làm thế nào để dạy tốt các quy luật Di truyền
cơ bản của Men Đen đối với học sinh THCS Đây là một đề tài khó nếu nghiên
cứu một cách toàn diện bộ môn Di truyền học thì rất rộng lớn và rất nhiều vấn
đề được đặt ra như: cơ sở Di truyền và sự phát triển cá thể, Di truyền qua nhiễm
sắc thể, Di truyền ngoài nhiễm sắc thể, Di truyền học quần thể Di truyền học
người… phạm vi đề tài lớn do khả năng trình độ thời gian có hạn nên đề tài tập
trung vào phần kiến thức và phương pháp để dạy tốt các quy luật Di truyền cơ
bản của Men Đen.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung nghiên cứu làm thế nào để dạy tốt các quy luật di truyền
3


cơ bản của Men Đen đối với học sinh THCS về nội dung kiến thức cũng như
phương pháp giảng dạy. Để làm thế nào đó cho người dạy, phát huy tốt nhất khả
năng của mình khi đứng trước học sinh để truyền thụ kiến thức cũng như khai
thác sự hiểu biết và vận dụng kiến thức từ học sinh, để sau này học lên các em
hiểu được rằng chính Men Đen đã nghiên cứu và phát hiện ra các quy luật Di
truyền đặt nền móng vững chắc cho bộ môn Di truyền học phát triển rực rỡ như
ngày nay.

- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để hoàn thành tốt việc nghiên cứu đề tài “để dạy tốt các quy luật Di
truyền cơ bản của Men Đen” bản thân tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Phương pháp đặc trưng giảng dạy bộ môn Sinh học.
- Phương pháp thực nghiệm, mô tả
- Dùng suy lý quy nạp để từ kết quả thí nghiệm rút ra nội dung quy luật.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết bộ môn di truyền học là một bộ môn khoa học quan
trọng bước đầu đã được đưa vào dạy ở cấp THCS phần cơ sở Di truyền học và
chọn giống. Đây là một môn khoa học thực nghiệm lấy quan sát và thí nghiệm
làm các phương pháp nghiên cứu chủ yếu, chúng được phản ánh vào phương
pháp dạy môn Di truyền học sử dụng sự quan sát và thí nghiệm, phải được xem
là phương pháp đặc thù của bộ môn, chúng đáp ứng yêu cầu về mặt nhận thức ở
lứa tuổi học sinh (14 - 15 tuổi) là lứa tuổi mà kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu
biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư
duy thực nghiệm tư duy hình tượng cụ thể. Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi
phải lấy các phương tiện trực quan làm điểm tựa điều này phù hợp với nhận thức
Mác - Lênin. Để làm tốt vấn đề này trong giảng dạy các quy luật Di truyền cơ
bản của Men Đen là cả một vấn đề khó, một thực tế đặt ra hiện nay là điều kiện
cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học phục vụ cho bộ môn Sinh học nói chung và
phần Di truyền học nói riêng còn quá nghèo nàn, thiếu thốn. Ngay cả đội ngũ
giáo viên sinh cấp THCS về chất lượng đào tạo cũng chưa đồng đều. Chính
những vấn đề đó làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học làm thế nào để
đội ngũ giáo viên sinh tiếp cận tốt với phần Di truyền học, đặc biệt là nắm được
kiến thức, phương pháp để dạy tốt các quy luật Di truyền cơ bản của Men Đen
làm nền móng để học sinh tiếp cận tốt với bộ môn Di truyền học là một vấn đề
đặt ra trong các nhà trường THCS.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong những năm trở lại đây do dư thừa giáo viên sinh cấp THCS nhiều
ban sinh - hóa, sinh - địa ở các trường Cao đẳng Sư phạm và Đại học sư phạm
đã ngừng đào tạo. Vì vậy số giáo viên sinh cấp THCS đã học giáo trình Di
truyền ở Cao đẳng Sư phạm không nhiều, những giáo viên này từ ngày ra trường
không phải dạy Di truyền ở THCS nên đã quên nhiều. Có tình hình là trong đội
ngũ giáo viên cấp THCS những giáo viên có kinh nghiệm nghề nghiệp nhiều
4


năm được bố trí dạy ở các lớp cuối cấp, thường lại chưa học môn Di truyền học,
nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện nhà có nhiều giáo viên cao tuổi.
Như vậy hoặc phải thay đổi cách bố trí giáo viên dạy lớp cuối cấp, hoặc phải tổ
chức cho các giáo viên chưa học giáo trình Di truyền, học nghiên cứu tự học có
hướng dẫn giải đáp một cách chu đáo.
Giáo viên lớp 9 phải dạy 2 phần mới trong chương trình cấp THCS với 2
tiết/1 tuần nhiều về khối lượng, mới về nội dung đa số không khỏi lúng túng.
Đặc biệt khi dạy các quy luật Di truyền cơ bản của Men Đen có nhiều khái niệm
liên quan như: tính trạng và đặc tính, tính trạng tương phản và tính trạng tương
ứng, tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng kiểu gen, kiểu hình thể đồng
hợp, thể dị hợp hay bản chất quá trình phân li giao tử, cơ chế phân tử của tính
trội hiện tượng trội không hoàn toàn… nhiều giáo viên lo ngại vì phần Di truyền
lâu nay dạy ở lớp 12 đã bị kêu là khó nay đưa xuống dạy ở lớp 9 sẽ lại càng khó
khăn hơn. Xuất phát từ những thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một vấn đề rất nhỏ
trong giảng dạy bộ môn Di truyền học mà qua thực tế đã làm thấy có hiệu quả.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề:
Để dạy tốt các quy luật Di truyền cơ bản của Men Đen đòi hỏi người giáo
viên phải có một hệ thống kiến thức vững chắc. Phải phân biệt được hiện tượng
Di truyền, tính quy luật của hiện tượng Di truyền. Phải nắm được phương pháp
nghiên cứu độc đáo của Men Đen là phương pháp phân tích Di truyền giống lai.

Thành thạo một số khái niệm chung liên quan đến các quy luật Di truyền đặc
biệt phải nắm được nội dung cơ bản của các quy luật và cơ sở tế bào học các quy
luật Di truyền của Men Đen. Ngoài ra người giáo viên phải có phương pháp dạy
học phù hợp, năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, tạo được sự hứng
thú học tập cho học sinh.
2.3.1.Phân biệt được hiện tượng Di truyền, tính quy luật của hiện
tượng Di truyền và quy luật Di truyền:
- Hiện tượng Di truyền là “Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ
tổ tiên cho các thế hệ con cháu” nói cách khác Di truyền là sự sao chép lại các
tính trạng cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Giáo viên cần lưu ý rằng định nghĩa nên được diễn đạt theo cách hiểu
thông thường phù hợp với sự tiếp xúc ban đầu của học sinh với khái niệm, sau
này học lên học sinh sẽ hiểu chính xác hơn là bố mẹ không truyền cho con
những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản
ứng trước môi trường. Tính trạng là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và
môi trường xác định.
- Tính quy luật chỉ phản ánh những mối liên hệ bản chất, bên trong do đó
bền vững, tất nhiên và phổ biến giữa các sự vật hiện tượng quá trình khác nhau
hoặc phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của chúng. Giáo viên phải hiểu được
rằng trong các mối liên hệ đó quan trọng nhất là mối liên hệ nhân quả giúp ta
nhận thức được tính quy luật tất yếu của sự vật hiện tượng quá trình và làm chủ
được chúng dự đoán được điều sắp xảy ra. Chỉ những mối liên hệ nói chung liên
5


hệ nhân quả nói riêng được lặp đi, lặp lại nhiều lần có tính bền vững ổn định phổ
biến mới được xem là có tính quy luật.
- Quy luật di truyền là lời phát triển bằng ngôn ngữ khoa học phản ánh
từng bộ phận của tính quy luật khách quan, được phát triển từ thực nghiệm, mỗi
quy luật khoa học được xây dựng từ thực nghiệm trong những điều kiện hạn chế

và vì thế nghiệm đúng trong những điều kiện xác định.
- Đến đây giáo viên có thể thấy rằng tùy trình độ của khoa học đương thời
mà một quy luật nào đó có thể phản ánh đầy đủ hay chưa đầy đủ, khái quát
nhiều hay ít về tính quy luật tất yếu trong tự nhiên.
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền biểu hiện ở xu thế tất yếu trong
sự truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ con cháu. Bằng phương
pháp thực nghiệm di truyền người ta đã phát hiện từng bộ phận của tính quy luật
đó và phát biểu thành các quy luật di truyền.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu của Men Đen:
Đối với giáo viên khi dạy phần này phải hiểu được rằng nhờ phương pháp
nghiên cứu độc đáo như thế nào mà G. Men Đen đã phát hiện được tính quy luật
của hiện tượng di truyền. Như ta đã biết các tác giả trước thường cố gắng nghiên
cứu tính di truyền của sinh vật thể hiện ở toàn bộ các tính trạng cùng một lần.
Men Đen đã tách ra từng tính trạng và theo dõi sự thể hiện từng tính trạng đó ở
các thế hệ con cháu, đặt cơ sở cho phân tích di truyền, phương pháp độc đáo đầu
tiên của Men Đen là lai giống rồi phân tích sự di truyền các tính trạng của bố mẹ
ở các thế hệ lai, gọi tắt là phương pháp phân tích di truyền giống lai. Đặc điểm
cơ bản của phương pháp này là:
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng
tương phản, theo dõi riêng con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích xu thế biểu hiện các tính trạng bố mẹ
của các đời lai.
- Đến đây giáo viên cần phân tích được rằng nhờ sử dụng cặp bố mẹ thuần
chủng về tính trạng đem lai mà việc phân tích kết quả lai không bị nhiễu. Nhờ
dùng các cặp tính trạng tương phản (đậu hoa đỏ với đậu hoa trắng, đậu thân cao
với đậu thân thấp) mà dễ nhận biết sự di truyền các tính trạng đó ở con lai. Nhờ
dùng phương pháp thống kê và lý thuyết xác xuất mà Men Đen đã lượng hóa
được quan hệ tỷ lệ giữa các loại kiểu hình trong các thế hệ lai. Diễn đạt bằng các
biểu thức, công thức toán học.
2.3.3. Một số thuật ngữ giáo viên cần nắm vững khi dạy về các quy luật

Di truyền:
Để dạy tốt các quy luật Di truyền cơ bản của Men Đen ngoài vấn đề nắm
được phương pháp nghiên cứu của ông, giáo viên cần phải nắm và phân biệt
được những thuật ngữ liên quan đến trong quá trình giảng dạy các quy luật di
truyền. Thực tế nhiều giáo viên khi dạy chưa phân biệt được những thuật ngữ
thường dùng như tính trạng và đặc tính, tính trạng tương phản và tính trạng
tương ứng, tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng… vì đây là những thuật
ngữ thường dùng khi dạy về các quy luật di truyền cơ bản của Men Đen.
6


- Tính trạng và đặc tính:
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo riêng biệt của cơ thể
sinh vật mà nhờ đó có thể phân biệt được cá thể này với cá thể khác. Thí dụ:
Dạng hạt trơn hay hạt nhăn ở đậu Hà Lan; có sừng hay không có sừng ở bò.
+ Đặc tính là những đặc điểm về sinh lý, sinh hóa, di truyền… của sinh
vật. Thí dụ: Tính chịu rét hay chịu hạn của lúa, tỷ lệ mở ở sữa bò...
- Tính trạng tương phản và tính trạng tương ứng:
+ Tính trạng tương phản (đối lập) là các tính trạng biểu hiện trái ngược
nhau. Thí dụ: Thân cao hay thân thấp ở đậu Hà Lan, màu mắt đỏ hay mắt trắng ở
ruồi giấm.
+ Tính trạng tương ứng là hai trạng thái khác nhau của cùng một tính
trạng biểu hiện trái ngược nhau, tương phản nhau mà các gen xác định chúng
thuộc về một cặp alen.
Giáo viên cần lưu ý rằng có trường hợp tương phản nhưng không tương ứng
như tính trạng mắt trắng ở ruồi giấm do alen w thuộc gen W nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính X quy định. Còn tính trạng mắt đỏ son do alen thuộc dạng Cn + nằm trên
nhiễm sắc thể số II quy định. Các alen w và Cn không thuộc về một cặp alen. Do vậy
tính trạng “mắt trắng” và “mắt đỏ son” không phải là tương ứng.
- Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng:

+ Tính trạng chất lượng là tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục,
hoặc ở trạng thái này, hoặc ở trạng thái khác và bị chi phối bởi ít gen. Thí dụ:
Màu mắt, nhóm máu, hình dạng hạt.
+ Tính trạng số lượng là tính trạng di truyền biểu hiện liên tục do nhiều
gen chi phối: Thí dụ : Thể trọng, chiều cao ở người, sản lượng trứng ở gà, sản
lượng sữa ở bò…
- Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định,
các thế hệ con cháu mang tính trạng hoàn toàn giống bố mẹ trong thực tế, chỉ có
thể nói tới sự thuần chủng về một hoặc vài tính trạng nào đó đang được nghiên
cứu, còn các tính trạng khác có thể không thuần chủng. Cặp gen quy định tính
trạng thuần chủng ở trạng thái đồng hợp (AA hoặc aa) còn gặp gen quy định
những tính trạng không thuần chủng ở trạng thái dị hợp (Aa).
- Thế hệ xuất phát và thế hệ lai:
Sự lai giống (giao phấn ở thực vật, giao phối ở động vật) được ký hiệu
bằng dấu nhân (x) cặp bố mẹ đem lai được ký hiệu bằng chữ P. Còn gọi là thế hệ
xuất phát, cơ thể mẹ được viết trước dấu nhân, cơ thể bố được viết sau dấu nhân.
Ký hiệu o chỉ giống cái, ký hiệu o chỉ giống đực.
Ngày nay trong di truyền học người ta dùng P để chỉ cặp bố mẹ khởi đầu
(thế hệ xuất phát) F1 là thế hệ con lai thứ nhất, F 2 được tạo ra do sự tự phối của
cơ thể F1 hoặc được giao phối của các cơ thể F1.
- Kiểu gen và kiểu hình:
+ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật. Nói
cách khác, nó là cấu trúc di truyền bên trong cơ thể. Khi nói đến kiểu gen,
thường chỉ đề cập tới vài gen nghiên cứu. Thí dụ AAbb, aaBB…
7


+ Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể, là kết
quả sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện ngoại cảnh.
- Thể đồng hợp và thể dị hợp:

+ Thể đồng hợp: hợp tử hoặc cá thể mang 2 gen giống nhau trong cặp
tương ứng (AA, aa...)
+ Thể dị hợp: Hợp tử hoặc cá thể mang 2 gen khác nhau trong cặp tương
ứng (Aa, Bb…)
- Alen và cặp alen:
+ Alen là một trong các trạng thái khác nhau của cùng một gen, khác biệt
trong trình tự các nuclêotít nhưng cùng liên quan đến một tính trạng của tế bào
hoặc cơ thể.
+ Cặp alen: Là 2 gen giống nhau hoặc khác nhau thuộc cùng một gen trên
cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội. Thí dụ AA, Aa, aa…
2.3.4. Nội dung cơ bản của các quy luật di truyền của G.men Đen:
Chỉ sau khi nắm vững những vấn đề đã trình bày ở trên thì giáo viên mới
hiểu được đầy đủ nội dung các quy luật di truyền cơ bản của Men Đen và cần
nhớ rằng khi trình bày các quy luật di truyền của Men Đen có thể phân tích
thành 2 phần:
+ Phần nhận xét định tính: Phần này được diễn đạt bằng một mệnh đề
khoa học, phản ánh khuynh hướng biểu hiện các tính trạng của P ở các F lai.
+ Phần nhận xét định lượng: Phần này được diễn đạt bằng một biểu thức
toán học. Phản ánh tương quan số lượng giữa các loại kiểu hình (hoặc các loại
kiểu gen) ở F lai.
Các quy luật di truyền được nghiên cứu bằng thực nghiệm trong phạm vi
hạn chế, do đó nghiệm đúng trong những điều kiện xác định. Vì vậy việc trình
bày mỗi quy luật di truyền phải đi kèm với việc xác định các điều kiện nghiệm
đúng của nó.
Dưới đây là sự phân tích nội dung các quy luật di truyền của Men Đen
trên 3 mặt. Nhận xét định tính - nhận xét định lượng - Điều kiện nghiệm đúng.
- Quy luật phân li:
+ Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể
thuần chủng của P.

+ Từ thí nghiệm Men Đen đã rút ra kết luận:
Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng
tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li
tính trạng theo tỷ lệ trung bình: 3 trội: 1 lặn.
+ F1: 100% các cơ thể lai mang kiểu hình của tính trạng trội (dù tính trạng
trội thuộc về bố hay mẹ).
+ F2: Tỷ lệ phân tính về kiểu hình gần đúng 3 trội: 1 lặn, còn tỷ lệ phân
tính về kiểu gen gần đúng: 1 đồng hợp trội, 2 dị hợp, 1 đồng hợp lại.
- Điều kiện nghiệm đúng:
+ P thuần chủng về tính trạng đem lai
8


+ Tính trội phải trội hoàn toàn
+ Số lượng cá thể lai F2 phải đủ lớn thì tỷ lệ phân tính về kiểu hình mới
gần đúng 3 trội: 1 lặn.
- Quy luật phân li độc lập: (Còn gọi là quy luật di truyền riêng rẽ của các
cặp tính trạng).
+ Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình
phát sinh giao tử.
+ Từ thí nghiệm Men Đen đã rút ra kết luận:
Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản
di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các
tính trạng hợp thành nó.
+ Nếu P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng thì tỷ lệ phân tính về
kiểu hình F2 ứng với sự triển khai biểu thức (3 + 1)n.
+ Điều kiện nghiệm đúng:
- P thuần chủng về tình trạng đem lai
- Tính trội phải trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể lai F2 phải đủ lớn.

- Các gen quy định các tính trạng đang xét phải nằm trên các cặp nhiễm
sắc thể khác nhau.
- Sau khi trình bày được nội dung các quy luật, giáo viên phải giải thích
được kết quả thí nghiệm để làm tốt phần này giáo viên cần nắm vững những vấn
đề sau:
+ Hiện tượng di truyền liên quan đến những hạt vật chất rất nhỏ trong tế
bào được gọi là nhân tố di truyền. Nhân tố di truyền là đơn vị nhỏ nhất của vật
chất di truyền, đó là những hạt gián đoạn tồn tại riêng rẽ không hòa lẫn vào
nhau.
+ Những hạt đó tồn tại thành từng cặp tương ứng trong tế bào sinh dưỡng,
phân ly trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Sự tự nhân đôi phân ly và tổ hợp của cặp nhân tố Di truyền là cơ chế truyền đạt
các tính trạng qua các thế hệ.
+ Trong cơ thể thuần chủng thì 2 nhân tố Di truyền trong 1 cặp là giống
nhau, trong cơ thể lai thì 2 nhân tố Di truyền trong 1 cặp là khác nhau hai hạt
này tồn tại bên cạnh nhau nhưng không hòa lẫn nhau, do đó khi phân li hình
thành giao tử thì mỗi hạt vẫn giữ nguyên bản chất như trong cơ thể bố mẹ thuần
chủng. (giả thuyết về sự thuần khiết của giao tử) giả thuyết này đã được xác
nhận và cụ thể hóa bởi các tài liệu tế bào học.
- Vào đầu thế kỷ 20 khi phát hiện rõ cấu trúc của tế bào và đặc biệt là các
nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, phát hiện ra các hiện tượng nguyên phân, giảm
phân, phát sinh giao tử và thụ tinh thì thấy sự vận động của nhiễm sắc thể cũng
giống như sự vận động của các nhân tố di truyền.
Chính các nhiễm sắc thể cũng tồn tại, thành từng cặp (Cặp nhiễm sắc thể
tương đồng) trong tế bào lưỡng bội. Chúng cũng phân ly trong giảm phân khi
hình thành giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh.
9


Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm

lai một cặp tính trạng của Menđen
P

: Hoa đỏ
AA

Hoa trắng
x

aa

GP : A; A

a; a

F1 : Aa

- Hoa đỏ -

Aa

G : A; a

A; a

F2 :
o

A


a

AA
Một hoa đỏ (thuần chủng)

Aa
Một hoa đỏ (lai)

Aa
Một hoa đỏ
(lai)

aa
Một hoa trắng
(thuần chủng)

o
A

a

- Sự di truyền màu hoa trong thí nghiệm của Men Đen ở trên sẽ được giải
thích hết sức đơn giản nếu cho rằng, trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế
bào mẹ hoa đỏ đều mang alen A, cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào bố hoa
trắng đều mang alen a ở vị trí tương ứng như sơ đồ trên cho ta hiểu hoạt động
của các nhiễm sắc thể và các gen trên đó.
- Cũng tương tự như vậy đối với quy luật phân li độc lập cũng có sơ đồ
giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen như sau:
Những phân tích kết quả thí nghiệm đã xác định tỷ lệ phân li của từng cặp
tính trạng đều là 3: 1 (3 hạt vàng: 1 hạt xanh; 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn). Từ đó Men

Đen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Ông
dùng các chữ cái để ký hiệu cho các cặp nhân tố di truyền như sau:
- A quy định hạt vàng
- a quy định hạt xanh
- B quy định vỏ trơn
- b quy định vỏ nhăn
Kết quả thí nghiệm đã được
Men Đen giải thích ở hình bên
P :
AABB
x
aabb
GP :
AB
ab
F1 :
AaBb
GF1 AB; Ab; aB; ab
10


o
o
AB
F2

Ab
aB
ab


AB

Ab

aB

ab

AA BB
Vàng - trơn
AA Bb
Vàng - trơn
Aa BB
Vàng - trơn
Aa Bb
Vàng - trơn

AA Bb
Vàng - trơn
AA bb
Vàng - nhăn
Aa Bb
Vàng - trơn
Aa bb
Vàng - nhăn

Aa BB
Vàng - trơn
Aa Bb
Vàng - trơn

aa BB
Xanh - trơn
aa Bb
Xanh - trơn

Aa Bb
Vàng - trơn
Aa bb
Vàng - nhăn
aa Bb
Xanh - trơn
aa bb
Xanh - nhăn

Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen
- Đến đây giáo viên cần hiểu được rằng bằng tư duy toán học Men Đen đã
khái quát hóa các kết quả thực nghiệm lai giống.
+ Về kết quả phân tích ở F2 trong lai một cặp tính trạng.
Khi lai cặp P có kiểu gen: AA x aa thì F1 có kiểu gen Aa cây lai F 1 cho
2 loại giao tử đực A và a với tỷ lệ ngang nhau và cũng cho ra 2 loại giao tử cái A
và a với tỷ lệ ngang nhau. Khi cho cây lai F1 giao phấn với nhau hoặc cho cây lai
F1 tự thụ phấn thì cũng biểu diễn bằng công thức lai: Aa x Aa có thể diễn đạt sự
tổ hợp của 2 loại giao tử đực và 2 loại giao tử cái của F1 để tạo thành F2 như sau:
(A + a) (A + a) = 1AA : 2Aa : 1aa
Trong trường hợp A là trội hoàn toàn thì AA và Aa có chung kiểu hình của
A và tỷ lệ phân tính về kiểu hình là: 3A-:1aa (3 trội : 1 lặn) (dấu - thay cho A
hoặc a vì AA và Aa có chung kiểu hình của A nên A là kiểu hình trội).
- Về tỷ lệ phân tính ở F2 khi lai 2 cặp tính trạng:
Kết quả thực nghiệm cho thấy sự phân li về kiểu hình ở F 2 gần đúng với
tỷ lệ 9A - B - : 3A - bb : 3aa B - : 1aabb.

Tỷ lệ này được phân tích thành (3A-+1aa) (3B-+1bb) và từ đó ông nhận
thấy rằng lai hai cặp tính trạng là sự tổ hợp của 2 phép lai 1 cặp tính trạng.
Tỷ lệ các loại kiểu gen ở F2 là 1AABB + 2AABb + 2 AaBB + 4AaBb +
1AAbb + 2Aabb + 1aaBB + 2aaBb + 1aabb.
Từ tỷ lệ đó đã được Men Đen phân tích thành:
(1AA + 2Aa + 1aa) (1BB + 2Bb + 1bb)
Với kết quả lai 2 cặp tính trạng. Men Đen đã suy rộng ra kết quả lai nhiều
cặp tính trạng như sau:
Nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng thì ở F 2 xuất hiện 4
loại kiểu hình ứng với tỷ lệ: 9:3:3:1. Để ý rằng 9+3+3+1 = 9+6+1 = (3+1)2.
Từ quy luật phân li độc lập Men Đen có thể mở rộng ra cho nhiều hơn 2
cặp gen.
Ví dụ: 1 thí nghiệm với cây đậu Hà Lan có 3 tính trạng:
11


Màu hạt:
vàng: A (trội)
lục : a (lặn)
Dạng hạt:
Trơn: B (trội)
nhăn : b (lặn)
Chiều cao thân: Cao: C (trội)
thấp : c (lặn)
Khi lai các cây đồng hợp trội vàng, trơn, cao với các cây đồng hợp lặn:
Lục, nhăn, thấp ta sẽ được:
P
AABBCC
x
aabbcc

GP
ABC
abc
F1
AaBbCc
(Tất cả vàng, trơn, cao).
Các cá thể F1 có thể cho 8 loại giao tử. Phương pháp phân nhánh sau đây
cho phép ta dễ dàng xác định 8 loại giao tử này.
1/2C
1/8 ABC
1/2
B
1/2c
1/8 ABc
1/2
A
1/2C
1/8 AbC
1/2
b
1/2c
1/8 Abc
AaBbC
c
1/2C
1/8 aBC
1/2
B
1/2c
1/8 aBc

1/2
a
1/2C
1/8 abC
1/2
b
1/2c
1/8 abc
Phép lai F1 với F1 để cho F2 là:
O AaBbCc (F1)

GF1

x

O AaBbCc (F1)

ABC

ABC

ABc

ABc

AbC

AbC

Abc


Abc

aBC

aBC

aBc

aBc

abC

abC

abc

abc

Lập khung Pen nét ta sẽ được F2 với tỷ lệ kiểu hình:
27:9:9:9:3:3:3:1
Như vậy việc phân tích sự di truyền của một cặp tính trạng trong lai 1 tính
trạng đã cho phép Men Đen hiểu được sự Di truyền của 2 hay nhiều cặp tính
trạng trong các phép lai hai hay nhiều tính, vì ngày nay ta hiểu rất rõ rằng các
12


quy luật di truyền đó là do quy luật vận động của nhiễm sắc thể trong giảm phân
quy định. Thí dụ tỷ lệ phân li kiểu hình ở F 2 đối với mỗi cặp tính trạng tương
phản là: 3 : 1 tỷ lệ này chính là kết quả phân li chính xác của một cặp nhiễm sắc

thể tương đồng trong giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên sau đó của các giao tử
hình thành sau giảm phân.
Với 2 cặp tính trạng như đã biết tỷ lệ phân li đó là: 9:3:3:1 tức là (3+1) 2
với 3 cặp tính trạng tỷ lệ phân li là:
27:9:9:9:3:3:3:1 tức là (3+1)3 và với n cặp tính trạng thì công thức phân li
về kiểu hình ở F2 sẽ là (3 + 1)n với cách lý giải tương tự ta sẽ có các công thức
cơ bản trong trường hợp lai nhiều tính (n tính trạng) như sau:
TÊN CÔNG THỨC

KIỂU LAI
MỘT TÍNH

HAI TÍNH

NHIỀU TÍNH

Số kiểu giao tử do F1 tạo ra

21

22

2n

Số tổ hợp giao tử sinh ra F2

41

42


4n

Số loại kiểu hình ở F2

21

22

2n

Số loại kiểu gen ở F2

31

32

3n

Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2

(3 + 1)1

(3 + 1)2

(3 + 1)n

Tỷ lệ phân li kiểu gen ở F2

(1 + 2 + 1)1


(1 + 2 + 1)2

(1 + 2 + 1)n

Về phương pháp để giúp học sinh nắm được cơ sở tế bào học của các quy
luật phân li và quy luật phân li độc lập, giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu
bài và hình vẽ trong sách giáo khoa sau đó giáo viên có thể phóng to hình vẽ
thành tranh treo lên bảng đen và hướng dẫn chung cho cả lớp bằng cách lần lượt
nêu các câu hỏi gợi ý hoặc bằng lời thuyết minh của giáo viên.
Hoặc tốt hơn nữa có thể biến hình vẽ trong sách thành sơ đồ động mỗi yếu
tố trong sơ đồ được trình bày trên 1 miếng bìa tròn, mặt trước biểu thị kiểu hình
mặt sau biểu thị kiểu gen. Miếng bìa cứng có một cái cán để găm vào khe hở đã
cắt sẵn trên tấm bìa lớn. Khi trình bày giáo viên đặt những câu hỏi gợi ý và lần
lượt găm từng miếng bìa tròn vào vị trí tương ứng để minh họa. Theo cách
tương tự có thể kéo dài sơ đồ để trình bày tiếp về quy luật phân li độc lập.
Nếu sơ đồ động được chuẩn bị tốt, kèm theo một hệ thống câu hỏi hợp lý
thì việc trình bày quy luật sẽ đạt hiệu quả cao cả về lĩnh hội kiến thức và phát
triển tư duy theo sơ đồ động cho học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Từ những nhận thức trên trong quá trình tổ chức giảng dạy - Dạy đại trà
cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, cá nhân tôi luôn quan tâm tìm cách tổ chức
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho có hiệu quả nhất, sao cho học sinh
thấy phần di truyền học không phải là phần khó học, mà các em cảm thấy thích
13


học và học tốt phần này. Tuy nhiên trong suốt những năm dạy lớp 9 và bồi
dưỡng học sinh giỏi, sự thành công cũng chưa nhiều, có những năm đạt kết quả
tốt, song có những năm còn phải cố gắng nhưng tận dụng với khả năng nắm kiến

thức một cách vững vàng, sâu rộng, khả năng truyền thụ cho học sinh tốt thì kết
quả bao giờ cũng tốt. Đó cũng là ý kiến trao đổi để qua đó mỗi người với kinh
nghiệm của mình sẽ tìm ra được cách làm tốt nhất. Với cách giảng dạy như vậy
qua một số năm gần đây kết quả làm bài thi có liên quan đến các quy luật di
truyền cơ bản của Men Đen đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Đối với học sinh đại trà:

Năm học

Khối

Số
HS
dự
thi

Kết quả
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số
lượng

%


Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

2012-2013

9

90

13

15%

36

40%

41


45%

0

0%

2013-2014

9

95

16

17%

41

43%

38

40%

0

0%

2014-2015


9

95

21

22%

43

45%

31

33%

0

0%

- Đối với học sinh giỏi đi thi học sinh giỏi tỉnh trong 3 năm trở lại đây với
mức độ đề ra phần di truyền thường chiếm 3 - 4 câu trong tổng 9 - 10 câu của đề
thi. Qua thực tế học sinh đã tiếp cận tốt với phần này có những em đã giành
được điểm tối đa đối với các câu hỏi có liên quan đến các quy luật di truyền cơ
bản của Men Đen nói riêng và phần di truyền học nói chung.
Sau đây là bảng tổng hợp thống kê kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn
Sinh học như sau:

Số HS

đội
tuyển

Số câu
hỏi có
liên
quan

2012 - 2013

10

2013 - 2014
2014 - 2015

Năm học

Phân loại học sinh
Giỏi

Khá

Trung bình

Số
lượng

%

Số

lượng

%

Số
lượng

%

3

3

30%

5

50%

2

20%

10

3

3

30%


6

60%

1

10%

10

4

5

50%

5

50%

0

0%
14


3. Kết luận và kiến nghị :
- Kết luận:
Qua thực tiễn đã nhiều năm dạy lớp 9 cũng như dạy bồi dưỡng học sinh

giỏi, tôi tự rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Để chuẩn bị tốt cho giảng dạy nói chung và dạy phần di truyền học về
các quy luật di truyền cơ bản của Men Đen nói riêng đối với giáo viên trực tiếp
giảng dạy cần:
+ Tìm hiểu phần di truyền học một cách toàn diện về vị trí, yêu cầu, cấu
trúc của bộ môn di truyền học nói chung.
+ Tìm hiểu khái quát cấu trúc nội dung sách giáo khoa mới qua các mục
của phần di truyền học.
+ Thấy được vai trò, tầm quan trọng các quy luật di truyền cơ bản của
Men Đen - Đặt nền móng cho bộ môn di truyền học phát triển tiến sâu vào các
cuộc cách mạng khoa học trong lĩnh vực sinh học.
+ Để học tốt bộ môn di truyền học trước hết học sinh phải nắm vững các
quy luật di truyền cơ bản của Men Đen. Chính vì vậy để dạy các quy luật di
truyền Men Đen giáo viên phải chuẩn bị cho mình một hệ thống kiến thức vững
chắc, như những khái niệm liên quan, phương pháp nghiên cứu của Men Đen,
nội dung quy luật và giải thích kết quả thực nghiệm bằng cơ sở tế bào học, bằng
tư duy toán học Men Đen đã khái quát hóa các kết quả thực nghiệm lai giống
dưới dạng các biểu thức toán học khi xác định kiểu gen, kiểu hình, số loại tổ
hợp, số loại giao tử... tạo ra ở các thế hệ.
+ Sưu tầm và nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan đến di truyền học về
các quy luật di truyền cơ bản của Men Đen. Đặc biệt tài liệu bồi dưỡng phần di
truyền học giáo viên cần đọc kỹ và đi sâu vào từng phần có đối chiếu với sách
giáo khoa để có cái nhìn chung toàn phần về các quy luật di truyền cơ bản của
Men Đen. Có như vậy khi dạy giáo viên mới có thể giải đáp được những thắc
mắc phát sinh trong quá trình học mà học sinh có thể đặt ra. Vì vậy giáo viên
cần ôn tập và nghiên cứu kỹ về các quy luật di truyền cơ bản của Men Đen.
- Tự nghiên cứu là chính nếu có thắc mắc đem ra trao đổi trong nhóm
chuyên môn, hoặc trong lớp bồi dưỡng chuyên đề.
+ Giáo viên phải tập trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và nắm vững phương
pháp giải bài tập di truyền liên quan đến các quy luật di truyền của Men Đen. Vì

vậy là phần bài tập cơ bản không thể thiếu được của di truyền học.
+ Trong giảng dạy phải chú ý khai thác sâu kiến thức chương trình, có
nâng cao mở rộng hợp lý với từng phần kiến thức.
+ Phải soạn bài đầy đủ, chu đáo trước khi lên lớp, phải có phương pháp
giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đây là công việc hết sức quan
trọng và cần thiết đối với người giáo viên.
+ Phải thực sự có năng lực chuyên môn và nhiệt tình trong giảng dạy
chăm lo đến việc học tập của học sinh, không ngừng học hỏi sưu tầm tài liệu để
mở mang kiến thức nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

15


- Kiến nghị:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy môn Sinh học ở các
trường học cần được bổ sung đầy đủ.
+ Cần có phòng thực hành thí nghiệm riêng.
+ Có diện tích đất để xây dựng vườn sinh học.
+ Có đầy đủ các tài liệu tham khảo, đặc biệt các tài liệu về bộ môn di
truyền học.
+ Tạo mọi điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn thông
qua các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm, chuyên đề bồi dưỡng, tham quan, học hỏi
đồng nghiệp.
+ Cần cấp kinh phí đầy đủ để giáo viên thực hiện tốt các bài lý thuyết,
thực hành theo phương pháp đổi mới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 29 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành
(Lý luận dạy học, Sinh học phần đại cương) NXB giáo dục 2000.
2. Nguyễn Quang Vinh - Vũ Đức Lưu (Chủ biên)
Nguyễn Minh Công - Ma i Sỹ Tuấn (Sinh học 9) NXB giáo dục - 2005
3. Phan Cự Nhân (Chủ biên) - Nguyễn Minh Công - Đặng Hữu Lanh
(Di truyền học tập I, tập II - NXB giáo dục - 1999)
4. Nguyễn Hải Châu - Ngô Văn Hưng
(Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Sinh học)
NXB giáo dục - 2007
5. Trần Quí Thắng - Phạm Thanh Hiền
(Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học THCS).
NXB giáo dục - 2008
6. Ngô Văn Hưng (Chủ biên) - Nguyễn Hải Châu - Đỗ Thị Hà - Dương Thu
Hương - Phan Hồng The.
(Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học THCS).
NXB giáo dục - 2009.
7. Lê Đình Trung (Chủ biên) - Trịnh Nguyên Giao.
(Ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học) NXB giáo dục - 2002.

17




×