Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS tiến nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.25 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CHO HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THCS TIẾN NÔNG

Người thực hiện: Trương Văn Cường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tiến Nông
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ thuật

THANH HOÁ NĂM 2017


1. Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Với kinh nghiệm hơn mười năm giảng dạy môn mĩ thuật tại trường THCS
Tiến Nông, từ học kì II năm học 2011 - 2012 tôi được phân công điều động làm
công tác giảng dạy liên trường tại trường THCS Nông Trường, huyện Triệu Sơn;
do được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh của cả 2 trường tôi cũng rút ra
được cho bản thân mình những kinh nghiệm quý báu. Trong môn học mĩ thuật ở
cấp THCS ngay từ những bài học đầu tiên tôi luôn hướng dẫn, định hướng cho
học sinh phân biệt 4 phân môn trong môn mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật; vẽ
theo mẫu, vẽ tranh, vẽ trang trí. Thường thì phải đến gần giữa học kì I hoặc hết
học kì I năm lớp 6 học sinh mới có thể nắm bắt chắc chắn về các phân môn
được, với học sinh khối 7, 8, 9 thì các em đã hiểu và phân biệt được. Trong các
dạng bài học này ngay tiêu đề của bài cũng đã định hướng cho học sinh các
nhiệm vụ của mình trong giờ học, qua từng phân môn, cụ thể là:


* Phân môn thường thức mĩ thuật:
Học sinh phải nắm bắt được các kiến thức cơ bản của một giai đoạn, thời
kì, xu hướng, trào lưu nghệ thuật hay những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của một
giai đoạn mĩ thuật nào đó... phân môn này còn yêu cầu học sinh có kĩ năng tư
duy vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, khoa học, biết cách xâu chuỗi, so
sánh nhiều kiến thức có liên quan và áp dụng vào với thực tế đời sống của địa
phương hay có ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống...
* Phân môn vẽ tranh:
Học sinh hiểu nhiệm vụ của mình là phải vẽ tranh theo một đề tài chung,
ví dụ: Vẽ tranh: đề tài bộ đội, vẽ tranh: đề tài mẹ của em, vẽ tranh: đề tài ngày
nhà giáo Việt Nam, vẽ tranh: đề tài lễ hội ...ở phân môn này tuy học sinh phải vẽ
theo 1 đề tài đã cho sẵn nhưng tính sáng tạo của các em lại rất đa dạng được thể
hiện ở cách lựa chọn hình thức thể hiện như: Bố cục, hình ảnh, cách sử lí không
gian, sử dụng màu sắc và dùng nét...
* Phân môn vẽ theo mẫu:
Học sinh hiểu công việc của mình là phải vẽ theo một, hai hay nhiều mẫu
vật được bày trên bàn mẫu: Vẽ theo mẫu: Cái ấm tích và cái bát; Mẫu có dạng
hình trụ và hình cầu; Lọ hoa và quả... Phân môn này học sinh cũng có hứng thú
vì được nhìn thấy mẫu vật với màu sắc đa dạng ngay trước mắt chứ không phải
tưởng tượng hay thụ động nghe kiến thức.
* Phân môn vẽ trang trí:
Học sinh cũng được đặt trong 1 yêu cầu giống nhau như: Trang trí đĩa
tròn, trang trí hình vuông, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật, trang trí đường
diềm... Trong phân môn này tuỳ từng khối lớp mà học sinh vận dụng các nguyên
tắc vào trang trí; ví dụ như nguyên tắc xen kẽ, nguyên tắc đối xứng, nguyên tắc
nhắc lại... tính sáng tạo của học sinh còn được thể hiện ở việc lựa chọn màu sắc
và tìm các hoạ tiết thích hợp như hoa, lá, chim muông hay sóng nước...
Tôi đã có một cuộc khảo sát nhanh thì thấy rằng trong 4 phân môn học
sinh yêu thích 2 phân môn hơn là phân môn vẽ tranh và phân môn vẽ trang trí.
Nếu như trong phân môn vẽ tranh muốn có tác phẩm đẹp phải cần nhiều bước,

yếu tố đòi hỏi nhiều đến năng khiếu thì phân môn vẽ trang trí cốt yếu là học sinh
2


phân biệt được 2 loại hình (2 dạng) của trang trí: Trang trí cơ bản và Trang trí
ứng dụng. Phân môn vẽ trang trí đòi hỏi yếu tố cơ bản là sự phù hợp giữa họa
tiết, màu sắc, chỗ đặt hoạt tiết với hình, đồ vật trang trí.
Trong 1 tiết học phân môn vẽ trang trí ngoài việc gây hứng thú cho học
sinh bằng cách sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt và hợp lí giáo viên còn
phải có khả năng diễn đạt gợi mở, khả năng đặt học sinh vào các tình huống “có
vấn đề” một cách tự nhiên, khả năng thị phạm trên bảng và một số hình ảnh so
sánh, đối chiếu sinh động, các giáo cụ trực quan cho các bài vẽ trang trí do giáo
viên được cấp hoặc sưu tầm, tự làm để sử dụng trong giảng dạy... Nói như vậy
để thấy để đạt được mục tiêu bài học cần rất nhiều yếu tố.
Để làm rõ thêm một số vấn đề, giúp học sinh phân biệt nhanh, rõ về 2 dạng
chính của phân môn vẽ trang trí là trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng, nâng
cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, chất lượng các bài vẽ trang trí của học sinh,
giúp các em có thể áp dụng kiến thức để trang trí một số đồ dùng, đồ vật, tham
gia có ích vào các công việc của lớp, của trường hoặc tại gia đình mà tôi chọn đề
tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại
trường THCS Tiến Nông”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Học sinh hiểu hệ thống kiến thức khoa học, đầy đủ và chính xác về nội
dung bài học, các kĩ năng được luyện tập trong bài học, biết vận dụng kiến thức,
kĩ năng cùng sự sáng tạo của mình để tạo ra các sản phẩm trong các bài thực
hành. Biết phương pháp, cách thức để lĩnh hội kiến thức; thêm yêu quý, trân
trọng những sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật của tinh hoa văn hoá của dân tộc và
các giá trị nghệ thuật của nhân loại, biết phân tích, tổng hợp và nhìn nhận, đánh
giá… qua các hình ảnh, vật mẫu, ví dụ ... Qua từng bài học học sinh biết tích lũy
kinh nghiệm để dần dần hình thành cho mình thói quen khi tiến hành bài vẽ,

hình thành những tông màu riêng cho từng bài thực hành riêng biệt.
Học sinh phân biệt được dạng bài bằng cách tự đặt và trả lời được các câu
hỏi trước khi làm bài: Trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng? Trang trí ứng
dụng dựa trên các hình cho sẵn hay tự tạo dáng rồi mới trang trí? Trang trí hình
cơ bản thì dựa trên những nguyên tắc như thế nào?, áp dụng các nguyên tắc ấy
ra sao?, trang trí ứng dụng đồ vật này thì nên chọn họa tiết nào?, Màu sắc sử
dụng nên dùng tông nào cho phù hợp?...
Với việc triển khai đề tài tất cả các học sinh sẽ đạt được yêu cầu về chuẩn
kiến thức kĩ năng của phân môn:
- Tất cả các bài thực hành vẽ trang trí đều được xếp loại đạt yêu cầu, có nhiều
bài đẹp, sáng tạo.
- Giúp học sinh khối 6 phân biệt nhanh, rõ, chính xác 2 dạng bài của phân môn:
Dạng bài trang trí ứng dụng và dạng bài trang trí cơ bản. Vận dụng linh hoạt,
hợp lí các nguyên tắc trang trí cơ bản, hoàn thành tốt các bài trang trí cơ bản:
Trang trí hình tròn, hình vuông, đường diềm ...
- Giúp học sinh khối 7, 8, 9 nắm bắt, vận dụng tổng hợp kiến thức về họa tiết,
màu sắc, bố cục, trọng tâm trong dạng bài trang trí ứng dụng, phân biệt sâu hơn,
chính xác hơn về 2 dạng bài trang trí ứng dụng:
3


+ Dạng bài trang trí ứng dụng trên cơ sở các hình cơ bản: Trang trí chiếc khăn
để đặt lọ hoa, trang trí đĩa tròn, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật ...
+ Dạng bài tạo dáng và trang trí ứng dụng: Tạo dáng và trang trí lọ hoa, tạo dáng
và trang trí chậu cảnh, tạo dáng và trang trí thời trang ...
- Nâng cao hơn một bước chất lượng đào tạo mũi nhọn thông qua việc giáo viên
giao cho học sinh trong đội tuyển HSG các dạng trang trí ứng dụng yêu cầu cao.
- Rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn nữa những ưu điểm và khắc phục tối đa các
nhược điểm của các phương pháp dạy học.
- Bước đầu đưa các kiến thức về dạy học theo định hướng phát triển năng lực

học sinh và kiến thức về xây dựng chương trình dạy học áp dụng trong đề tài ở
một số thời điểm trong khi nghiên cứu đề tài.
- Sau khi nghiên cứu đề tài, nếu khả thi đề tài sẽ được áp dụng từ năm học 2017
– 2018 và các năm học tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trường THCS Tiến Nông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm các bài vẽ mẫu, bài vẽ của họa sĩ, bài vẽ của học sinh các khóa trước
về trang trí hình tròn, hình vuông, đường diềm, hình chữ nhật... để làm phong
phú kênh hình ảnh đến với học sinh. Ngoài ra tùy theo nội dung bài dạy, điều
kiện cụ thể mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp như: Chuẩn bị các
kiểu khăn để đặt lọ hoa (lớp 6: Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa), chuẩn bị một
số cái đĩa tròn với họa tiết (lớp 7: Trang trí đĩa tròn), màu sắc khác nhau, chuẩn
bị một số đồ vật hình chữ nhật: khăn, khay, thảm... được trang trí đa dạng (lớp 8:
Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật), chuẩn bị 4 đến 5 cái túi xách với các vật
liệu, họa tiết, màu sắc khác nhau (lớp 9: Tạo dáng và trang trí túi xách) .v.v.
- Sưu tầm các bài dạy mẫu về phân môn vẽ trang trí của các đồng nghiệp trong
Tỉnh, trong Huyện hoặc trên mạng Internet…
- Phối hợp cùng cán bộ phụ trách thư viện - Thiết bị trường học.
- Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm; cán bộ lớp.
- Tự kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên, chủ yếu dùng kiểm tra vẽ
trang trí thực hành trên lớp (trong các tiết bồi dưỡng đối với học sinh giỏi), qua
việc giao bài tập về nhà...
- Phối hợp cùng Đội TNTP nhà trường trong các hoạt động: Thi báo tường, làm
băng rôn, khẩu hiệu, thi vẽ tranh cổ động hoặc các cuộc thi vẽ tranh...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nhiều năm qua vấn đề đổi mới phương pháp luôn là vấn đề được ngành
giáo dục quan tâm. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về đổi mới phương pháp và tất
cả đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Theo tôi đổi mới

phương pháp là vấn đề cần thiết nhưng đổi mới như thế nào là vấn đề quan
trọng. Với môn mĩ thuật - môn học đặc thù, là nghệ thuật của thị giác. Cũng như
nhiều môn học khác quá trình áp dụng kiến thức có thể ngay lập tức sau giờ học
như việc thực hành ngôn ngữ (môn ngữ văn), việc nữ công gia chánh, việc nhà
giúp đỡ bố mẹ (môn sinh học, công nghệ...), việc tính toán (môn toán, vật lí...)
hay việc rèn luyện thân thể (môn thể dục)... môn mĩ thuật cũng có thể giúp học
4


sinh áp dụng kiến thức được ngay sau khi học bài như việc học sinh biết lựa
chọn những đồ dùng, vật dụng phù hợp với bản thân mình, việc sắp xếp góc học
tập, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, “có bố cục”. Riêng phân môn trang trí sau khi
được cung cấp kiến thức học sinh ngoài việc làm được bài thực hành theo ý
thích các em còn vận dụng vào thực tế để giải quyết các công việc như: Cùng
nhóm/lớp trang trí được 1 tờ báo tường, tự mình trang trí được 1 cái thiệp chúc
mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11, tự tay mình trang trí được những chiếc
nhãn vở xinh xắn, phù hợp với bản thân mình hoặc tự tạo dáng và trang trí được
1 số bộ trang phục mặc ở nhà...
Dạy học là một nghệ thuật nhất là dạy học mĩ thuật nếu người giáo viên
không sử dụng nghệ thuật đúng lúc và đúng chỗ thì không những không mang
lại hiệu quả gì mà còn có khi vừa mất thời gian vừa không thu được hiệu quả
mong muốn. Điều đó được chứng minh khi giáo viên cung cấp kiến thức cho
học sinh nhưng học sinh không phân biệt được kiến thức, không xử lí được
thông tin, yêu cầu của giáo viên. Với mục tiêu rút ngắn thời gian giảng dạy lí
thuyết, dành thời gian trên lớp nhiều cho học sinh thực hành để giáo viên quan
sát hết được quá trình làm việc của từng học sinh, nâng cao hiệu quả các bài
thực hành không còn cách nào khác là giáo viên phải truyền đạt kiến thức ngắn
gọn, dễ hiểu. Học sinh có thể hiểu, triển khai được bài vẽ thực hành ngay trong
phân môn vẽ trang trí thể hiện ở chỗ: nếu là bài trang trí cơ bản các em vận dụng
các nguyên tắc trang trí vẽ được bài vẽ có trọng tâm, cân đối, hài hòa, màu sắc

tươi sáng... nếu là bài trang trí ứng dụng thì hình vẽ, họa tiết, màu sắc đều phù
hợp với đồ vật được tạo dáng và trang trí.
Cơ sở lí luận chung nhất khi tôi chọn và giải quyết đề tài nghiên cứu này
như đã giới thiệu ở phần đặt vấn đề chính là nhận thức đúng đắn đặc điểm của
môn học: “Mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp”[3], “Mĩ thuật là nghệ thuật của thị
giác”[3] (theo lời danh họa Nguyễn Phan Chánh) nên cơ sở lí luận của đề tài
nghiên cứu này chính là kích thích vào thị giác của học sinh bằng kênh hình
trong quá trình lên lớp. Với trang trí hình cơ bản: Điểm cốt yếu là dạy cho học
sinh sử dụng thành thục, linh hoạt các cách sắp xếp, cho học sinh quan sát nhiều
ví dụ về đối xứng, xen kẽ, lặp lại, mảng hình không đều ... qua các bài mẫu của
họa sĩ, của học sinh khóa trước... (chủ yếu dùng cho học sinh lớp 6). Với trang
trí ứng dụng: Cho học sinh tiếp xúc với nhiều hình ảnh thực tế các đồ dùng, vật
dụng... song song với việc cung cấp kiến thức để học sinh có thể tự tạo ra các
sản phẩm ứng dụng mang đậm dấu ấn bản thân.
Trong bố cục 1 bài dạy phân môn vẽ trang trí có 5 bước thì có tới 4 bước
có thể sử dụng kênh hình đó là các bước: Kiểm tra bài cũ, quan sát nhận xét,
cách vẽ, củng cố kiến thức trọng tâm. Nếu giáo viên biết phát huy tối đa tác
dụng và hiệu quả của kênh hình trong giảng dạy theo tôi đó là con đường ngắn
nhất để có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy của học sinh trong
phân môn vẽ trang trí.
Trong trang này: Đoạn từ “ Trong bố cục ... đến ... kiến thức trọng tâm” được tham khảo từ
TLTK số 4. Đoạn tiếp theo tác giả tự viết.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
5


Nhiều năm học qua với thực tế giảng dạy phân môn vẽ trang trí trong
trường THCS tôi nhận thấy nhờ kinh nghiệm tích lũy, phương pháp, kĩ thuật dạy
học hợp lí và cách tiếp cận ngày càng tốt hơn của giáo viên đã giúp học sinh có

nhiều tiến bộ nhanh và rõ ràng hơn nhiều. Về mặt nhận thức đây là một phân
môn quan trọng của môn mĩ thuật bởi trong thực tế đời sống có rất nhiều điều
liên quan đến phân môn này từ việc sinh hoạt hàng ngày của học sinh đến lựa
chọn trang phục, đồ dùng, sắp xếp nhà cửa, không gian sống, tham gia các hoạt
động ngoại khóa của Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường, trang trí lớp học... Có
nhiều bài kiểm tra định kì và kiểm tra học kì ở phân môn này ... Thực trạng kết
quả các bài thực hành của học sinh thuộc phân môn vẽ trang trí tuy ngày càng
được cải thiện nhưng điều mà giáo viên mong mỏi thực sự là sự sáng tạo trong
khi vẽ trang trí còn ít. Ở các bài trang trí cơ bản vẫn là họa tiết hoa 4 cánh đơn
giản xuất hiện thường xuyên, chưa nhiều bài có nhiều lớp, mảng. Ở các bài trang
trí ứng dụng vẫn có nhiều học sinh chọn phương án sao chép trong sách giáo
khoa, sao chép phần thị phạm của giáo viên, sao chép bài mẫu, thậm chí là chép
lại các đồ vật trong gia đình mình. Chưa có nhiều bài có tiếng nói riêng của cá
nhân, có sự sáng tạo triệt để.
Trong sách giáo khoa mĩ thuật ở các bài vẽ trang trí thường có rất nhiều
hình ảnh minh họa cho bài học (có nhiều bài vài chục hình: tạo dáng và trang trí
chậu cảnh, túi xách...) điều đó vô tình làm cho 1 số em nhác thêm khi sẵn có
chép sang bài thực hành của mình nên đa phần sau khi vẽ trang trí các bài vẽ
thường có bố cục nghèo nàn, họa tiết cẩu thả, màu sắc đơn điệu.
Đội tuyển học sinh giỏi của trường trong thời gian tập trung ôn luyện hay
khi giáo viên giao bài tập về nhà thường ôn với phân môn vẽ tranh. Khi có bài
vẽ trang trí học sinh chưa chủ động trong chọn họa tiết, bố cục, màu sắc. Đây là
một thực trạng dễ hiểu khi các em đang quen phong cách phóng túng, tự do,
thoải mái khi vẽ tranh đến khi gặp bài tạo dáng - trang trí ít nhiều cần sự tỉ mỉ,
chính xác, cân đối, cẩn thận khiến các em cảm thấy ngại. Giải quyết thực trạng
của vấn đề này chính là giải bài toán phương pháp làm bài thực hành vẽ trang trí
để thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh, tăng cường hứng thú với một
phân môn rất thú vị trong môn mĩ thuật.
Học sinh khối 6 chưa phân biệt được thế nào là trang trí cơ bản và thế nào
là trang trí ứng dụng. Thường thì tới giữa hoặc cuối năm học học sinh mới nhận

ra sự khác nhau nhưng cách giải quyết 2 dạng bài này còn chung chung, chưa có
dấu ấn riêng với từng dạng bài.
Học sinh khối 7, 8, 9 còn chưa phân biệt rõ ràng giữa trang trí ứng dụng
theo các hình có sẵn: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật (Trang trí chiếc khăn
đặt lọ hoa, trang trí đĩa tròn, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật...) với tạo
dáng và trang trí các đồ vật (Lọ họa, chậu cảnh, thời trang ...)
2.2.1. Thực trạng của giáo viên khi nghiên cứu đề tài:
- Là giáo viên được đào tạo chính quy, được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và
thực tiễn đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy; hoàn thành chương trình BDTX các
năm học theo quy định. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề do phòng
GDĐT Triệu Sơn tổ chức và được tham dự chuyên đề “Dạy học, kiểm tra, đánh
6


giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” hè năm 2014; Tập huấn “Xây
dựng chương trình nhà trường” tháng 12/2016 do Sở giáo dục và đào tạo Thanh
Hóa tổ chức… với các kiến thức rất mới mẻ và hữu ích.
- Được tham gia dự thi trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp.
- Được tham gia chấm thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi trong nhiều năm học nên
có dịp tiếp xúc, học hỏi với nhiều đồng nghiệp cùng giảng dạy môn mĩ thuật
trong các hội thi, được tiếp xúc với các đối tượng học sinh của nhiều trường trên
địa bàn huyện Triệu Sơn.
- Được sự chỉ bảo dìu dắt tận tình của các đồng chí chuyên viên và cốt cán
bộ môn Mĩ thuật của phòng GD&ĐT Triệu Sơn trong công tác chuyên môn.
- Trong các năm học vừa qua năm học nào tôi cũng tham gia viết SKKN,
và đã có 06 SKKN xếp loại A, 02 SKKN xếp loại B, 01 SKKN xếp loại C cấp
trường, 01 SKKN được HĐKH cấp Huyện xếp loại C (năm học 2012 - 2013).
- Được ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn tạo điều kiện, giúp
đỡ nhiệt tình.
- Thường xuyên sưu tầm các hình ảnh, tài liệu có liên quan và có thời gian

để làm một số giáo cụ trực quan, cập nhật các dạng phiếu học tập ...
+ Nhược điểm:
- Nhiều năm học vừa qua Phòng GD&ĐT Triệu Sơn, Sở GD&ĐT Thanh
Hóa không tổ chức thi học sinh giỏi nên sự tích luỹ, giao lưu chuyên môn và học
hỏi đồng nghiệp còn hạn chế.
- Nhà trường chưa có phòng học chức năng, trong thư viện không có các
thiết bị, đồ dùng dạy học như yêu cầu của môn học; chủ yếu là do giáo viên, học
sinh tự làm nên vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ.
- Do nhiều lí do khách quan nên giáo viên chưa sưu tầm được nhiều đồ
dùng dạy học hoàn hảo cho giờ dạy và học sinh chưa có điều kiện để thực sự
tham gia vào các hoạt động làm đồ dùng dạy học. Một số đồ dùng dạy học đòi
hỏi đầu tư công phu và tốn kém không có điều kiện đáp ứng.
2.2.2. Thực trạng của Học sinh khi nghiên cứu đề tài:
+ Ưu điểm:
- Học sinh của nhà trường (đối tượng nghiên cứu đề tài) đa số là những
học sinh ngoan, lễ phép, rất ham thích môn học mĩ thuật, có ý thức, tự giác trong
học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà.
- Có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập, vở thực hành mĩ thuật theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng... đủ đáp ứng nhu cầu học tập.
+ Nhược điểm:
- Một số ít học sinh còn nghịch và nhác làm bài tập ở nhà, cẩu thả trong
việc bảo quản đồ dùng học tập, nhiều học sinh còn có tâm lý xem nhẹ môn học.
- Học sinh gặp khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu trong môn học do điều
kiện sống còn khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
- Do chưa có phòng học chức năng nên học sinh chưa được học đúng quy
trình dạy học mới; nhiều khi còn mất tập trung bởi các yếu tố ngoại cảnh.
2.2.3. Thực trạng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khi nghiên cứu đề tài:
- Giáo viên sưu tầm được nhiều tài liệu tham khảo có giá trị sử dụng cao
trong việc nghiên cứu đề tài.
7



- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập theo quy định
nhưng sách tham khảo không có.
2.2.4. Thực trạng chỉ đạo của cấp trên khi nghiên cứu đề tài:
- Ban giám hiệu nhà trường, công đoàn và tổ khoa học xã hội đã tạo điều
kiện tốt nhất có thể để giáo viên và học sinh có thể dạy và học trong điều kiện
nhà trường chưa có phòng học chức năng. Ngoài ra do đây là môn học đặc thù
nên lãnh đạo nhà trường rất quan tâm tới các cuộc thi vẽ tranh, các bài thực hành
của học sinh. Môn học mĩ thuật được tạo mọi điều kiện tốt nhất trong dạy và
học.
2.2.5. Thực trạng đối tượng nghiên cứu đề tài:
Cuối năm học 2015 - 2016 toàn trường chỉ có 1 học sinh xếp loại chưa
đạt. Đa số học sinh đều đủ khả năng để tự làm bài tập và được xếp loại đạt yêu
cầu.
Phấn đấu đến cuối năm học 2016 - 2017 có 100% học sinh được xếp loại đạt yêu
cầu. 100% hoàn thành các bài thực hành thuộc phân môn vẽ trang trí hiệu quả,
đạt mục tiêu giáo viên đề ra.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân
môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS Tiến Nông”. tôi xin nêu một số
giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp đối với Giáo viên:
Chuẩn bị kĩ càng các bước lên lớp, giáo áo, giáo cụ trực quan, phiếu học
tập và các công cụ hỗ trợ khác (Máy chiếu đa năng, bảng phụ, mẫu vật thật,
tranh trực quan …)
2
Tìm chọn các cách truyền đạt cho học sinh các kiến thức phải cô đọng,
dễ hiểu, từ đó hướng dẫn các kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi của học
sinh. Với mục tiêu là mang đến cho học sinh một sự định hướng thẩm mĩ, thái

độ thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn giáo viên phải xem dạy học chính là
một nghệ thuật. Sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học phụ thuộc rất nhiều
vào sự chuẩn bị và nghiên cứu của giáo viên cho bài dạy.
Xác định kênh thông tin quan trọng nhất của môn học mĩ thuật là kênh
hình vì vậy khi dạy các bài thuộc phân môn vẽ trang trí nhất thiết phải cần nhiều
bài vẽ trang trí của các họa sĩ (Giáo viên sưu tầm qua nhiều kênh sau đó in ra
trên chất liệu tốt để lưu giữ, sử dụng lâu dài), bài trang trí của các học sinh khóa
trước (Sưu tầm ngay khi kết thúc các năm học, hàng năm có thay thế, chọn lọc
lại để sử dụng), giáo cụ trực quan diễn tả các bước để học sinh có thể tham khảo,
lắng nghe phân tích để đúc rút cho mình những kinh nghiệm khi vẽ bài (Giáo
viên có thể sử dụng 1 số hình vẽ diễn tả các bước tiến hành theo sách giáo khoa
hoặc tự tạo ra các bước tiến hành sao cho học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng).
2

Trong trang này: Mục 2.3.1: Đoạn từ “Tìm chọn các ... đến ... của học sinh” được tham
khảo từ TLTK số 1. Đoạn từ “ Xác định kênh ... đến ... dễ vận dụng” được tham khảo từ
TLTK số 1, 2. Các đoạn khác tác giả tự viết.

8


Ngoài ra trong quá trình lên lớp giáo viên phải linh hoạt sử dụng các kĩ
thuật dạy học:
- Kỹ thuật động não.
- Kỹ thuật dạy học qua trải nghiệm.
- Kỹ thuật tia chớp.
- Kỹ thuật thông tin phản hồi.
- Kỹ thuật bể cá.
- Kỹ thuật động não viết.
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học đã định trước, thường

xuyên kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh, luôn đặt học sinh
vào tình huống “có vấn đề” để học sinh sẵn sàng tư duy, sẵn sàng hành động.
Chuẩn bị đầy đủ các giáo cụ trực quan: Đồ dùng, vật dụng trong các bài trang trí
ứng dụng (tối thiểu 3,4 đồ dùng trong 1 tiết học để học sinh quan sát) ví dụ như:
Chiếc khăn để đặt lọ hoa, đĩa tròn, hộp bánh, hộp kẹo, hộp mứt, túi xách, quần
áo thời trang... sắp xếp thời gian hợp lí, sử dụng các kĩ thuật dạy học linh hoạt,
không để thời gian “chết”, chọn phương pháp phù hợp cho đối tượng phù hợp.
Chọn những hình ảnh trực qua sinh động, ấn tượng thay vì những lí giải dài
dòng. Giáo viên cũng cần làm cho không khí của giờ học mĩ thuật luôn thân
thiện, sôi nổi và hào hứng, tạo không khí vui vẻ. Cuối mỗi tiết học phân môn vẽ
trang trí giáo viên phải nhận xét ưu, nhược điểm, của một số bài để cả lớp cùng
nhau rút kinh nghiệm.
Khi hoạt động cá nhân là khi học sinh thể hiện vai trò tích cực, chủ động
nhiều nhất nên giáo viên tập cho học sinh tư duy và sáng tạo độc lập.
Với đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học
sinh tại trường THCS Tiến Nông” tôi chia học sinh thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất là học sinh khối 6: Phân môn vẽ trang trí ở lớp 6 các em
được học tất cả là 9 tiết trong đó có 1 tiết chép họa tiết, 2 tiết về màu sắc, 2 tiết
trang trí cơ bản (đường diềm và hình vuông - kiểm tra HK I), hai bài kẻ chữ, 1
bài trang trí ứng dụng (trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa). Trong đề tài nghiên
cứu ở đối tượng này tôi tập trung giúp học sinh lớp 6 nắm bắt đầy đủ nội dung
cách sắp xếp trong trang trí, biết cách vận dụng linh hoạt kiến thức để vẽ được
bài trang trí cơ bản có trọng tâm, đạt yêu cầu. Về màu sắc: giúp học sinh phân
biệt được: màu gốc, màu nhị hợp, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu
lạnh ... biết cách phân biệt các kiểu chữ, cách sắp xếp dòng chữ. Về trang trí ứng
dụng chỉ có 1 bài nhưng rất quan trọng đó là giúp các em phân biệt được 2 dạng
trang trí, bước đầu tiếp cận với trang trí ứng dụng. Học sinh phải nhận thức được
rằng: Trang trí cơ bản là trang trí vào các hình cơ bản như hình tròn, hình vuông,
hình chữ nhật... Trang trí ứng dụng là trang trí các sản phẩm ứng dụng dùng
trong gia đình và cuộc sống: cái khăn, cái khay, cái thảm, hộp bánh, cái đĩa, cái

lọ hoa, cái chậu cảnh, cái quạt giấy, cái túi xách...
Nhóm thứ 2 là học sinh khối 7, 8, 9 do ít nhiều các em đều đã biết về
trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng ở năm học lớp 6, vào năm lớp 7 ngoài tiết
trang trí đầu tiên (tạo họa tiết trang trí) là hàng loạt tiết trang trí ứng dụng như:
tạo dáng và trang trí lọ hoa, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật, chữ trang trí,
trang trí đĩa tròn, trang trí đầu báo tường... lớp 8, lớp 9 cũng chủ yếu là trang trí
ứng dụng: trang trí quạt giấy, tạo dáng và trang trí chậu cảnh, trình bày khẩu
hiệu, trình bày bìa sách, tạo dáng và trang trí mặt nạ, vẽ tranh cổ động, trang trí
lều trại, tạo dáng và trang trí túi xách, tập phóng tranh ảnh, trang trí hội trường,
9


tạo dáng và trang trí thời trang... tất cả các bài trang trí ứng dụng trên tuy chỉ có
1 kiến thức trọng tâm để học sinh hoàn thành bài vẽ đạt yêu cầu theo chuẩn kiến
thức kĩ năng đó là phải nắm vững và vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí
cơ bản, kết hợp vốn sống, kinh nghiệm để trang trí đồ vật phù hợp với tính năng
sử dụng (để dùng hay bày trang trí trong từng không gian nhất định...). Khi dạy
phần quan sát nhận xét giáo viên nên cho học sinh xem cả bài mẫu trên giấy và
xem cả các sản phẩm thật đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết vừa đáp ứng
yêu cầu về thời gian, vừa cho học sinh quan sát được nhiều hình ảnh kết hợp
phương pháp dạy học thuyết trình. Đây có thể là yếu tố quyết định đến hướng
làm bài của học sinh. Khi giáo viên vẽ thị phạm thì nên vẽ nhanh 3 cách làm bài
chủ yếu trong vẽ trang trí: đối xứng, tự do, kết hợp cả đối xứng và tự do. Nếu
thời gian không đủ để làm việc này thì phải chuẩn bị giáo cụ trực quan thể hiện
các cách làm này, có thể biểu diễn cả 3 cách trên cùng 1 bảng phụ hoặc slide nếu
dùng máy chiếu đa năng.
Giáo viên cần phân tích rõ ràng, cụ thể để học sinh khối 7, 8, 9 hiểu và
phân biệt sâu hơn về sự giống và khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng
dụng. Sự đa dạng của trang trí ứng dụng: Có thể trang trí ứng dụng trên cơ sở
các hình cơ bản: Như các bài trang trí đĩa tròn, trang trí đồ vật có dạng hình

chữa nhật... hoặc có thể trang trí ứng dụng hoàn toàn sáng tạo trong tạo dáng và
trang trí: Tạo dáng và trang trí lọ hoa, chậu cảnh, túi xách, thời trang ... Có thể
xem dạng bài tạo dáng và trang trí là dạng bài thể hiện sự sáng tạo cao nhất
trong phân môn vẽ trang trí đối với học sinh bởi ở đó học sinh được tự mình
định ra kích thước, tỉ lệ, vị trí, hình dáng của các đồ vật được trang trí cũng như
việc tô màu hoàn thiện, tạo ra 1 đồ vật như thật.
Về bồi dưỡng học sinh giỏi trong các tiết học vẽ trang trí: Giáo viên yêu
cầu học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn mĩ thuật của toàn trường trong
từng tiết học nâng cao ý thức tự chủ trong công việc, có 1 cuốn vở nháp để thể
hiện nhiều phác thảo họa tiết, cách thể hiện trước khi giáo viên định hướng.
Giáo viên cũng yêu cầu học sinh trong 1 bài vẽ trang trí phải làm tối thiểu 2
dạng bài, khi có thời gian giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá bài ngay tại lớp để các
học sinh khác có thể nghe và rút kinh nghiệm cho mình, khi tập trung đội tuyển
thì cho học sinh này nhận xét bài của học sinh kia trước khi giáo viên kết luận về
từng bài. Số bài vẽ của học sinh giáo viên phải lưu giữ lại làm giáo cụ để giảng
dạy cho các học sinh khác, theo tôi đây chính là những hình ảnh quan trọng
trong quá trình học sinh tiếp cận với kênh hình. Ngoài các chủ đề trang trí theo
khối lớp trong sách giáo khoa giáo viên cần ra thêm các chủ đề quen thuộc với
cuộc sống của các em, các chủ đề mang tính chất thời sự để cho học sinh vẽ.
Một điều quan trọng nữa là giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu liên quan
đến môn học, khi các em đã có ý thức rồi thì đi đâu, làm gì hễ thấy có 1 họa tiết,
1 hình ảnh nào đẹp các em cũng giữ lại làm tư liệu cho bản thân.
Sắp xếp lại chỗ ngồi của học sinh (nếu thấy cần thiết) trong thời gian đầu
giờ để các học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém nếu thấy cần thiết.
Thường xuyên bổ sung kiến thức trên mạng Internet đặc biệt là những
hình ảnh có thể trình chiếu được để phục vụ quá trình dạy học lâu dài. Đây là
10


vấn đề rất quan trọng bởi mỗi một hình ảnh giáo viên sưu tầm được là thêm một

cơ hội cho học sinh học hỏi và tiến bộ.
2.3.2. Giải pháp đối với học sinh:
Học sinh đóng vai trò tích cực trong các giờ học để có thể đạt 3 mục tiêu
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà giáo viên đưa ra. Học sinh phải có ý thức sưu
tầm các tư liệu, tài liệu liên quan đến bài học, đề tài đã được tiếp cận. Trong khi
giáo viên sử dụng, khai thác máy móc, tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học và
các công cụ hỗ trợ khác học sinh phải tích cực, chủ động để tiếp thu kiến thức.
Học sinh phải tự rèn luyện các kĩ năng mà giáo viên hướng dẫn như: kĩ năng làm
việc độc lập, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng động não, kĩ năng động não
viết…
Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu mà giáo viên đưa ra trong quá trình dạy
học. Các em thuộc đội tuyển học sinh giỏi ngoài trách nhiệm làm bài tập trên lớp
học chính, lớp học bồi dưỡng còn phải có trách nhiệm giúp đỡ các học sinh yếu
kém theo sự phân công.
2.3.3. Giải pháp khi sử dụng tranh ảnh - Đồ dùng, thiết bị dạy học - Phiếu học
tập:
3
- Chuẩn mẫu vật minh họa cho từng tiết vẽ trang trí ứng dụng. Các mẫu
vật này cần đáp ứng chuẩn kiến thức - kĩ năng, phù hợp với tiêu chuẩn trong
sách giáo khoa, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và tập quán sinh hoạt của địa
phương. Việc này rất khó bởi lẽ đòi hỏi giáo viên rất công phu sưu tầm, sắp xếp,
chuẩn bị. Đơn giản như việc chuẩn bị 1 bài dạy về tạo dáng và trang trí lọ hoa
ngoài việc chuẩn bị bài mẫu thì phải chuẩn bị tối thiểu 3 lọ hoa khác nhau cả về
hình dáng, màu sắc, họa tiết và cách trang trí...
- Sử dụng máy chiếu đa năng trong giảng dạy sẽ là giải pháp tối ưu để
chuyển tải hình ảnh, thông điệp, kiến thức của bài giảng bởi máy chiếu đa năng
là công cụ giúp cho phép giáo viên chuyển tải dung lượng của kênh hình nhiều
nhất đến học sinh trong thời gian ngắn nhất. Máy chiếu đa năng còn giúp giáo
viên giảng dạy một cách khoa học, nhẹ nhàng, lôi cuốn và hấp dẫn bởi sự nhanh
nhẹn, chính xác, thẩm mĩ và đa dạng trong hình thức thể hiện của nó. Tranh ảnh

khi sử dụng máy chiếu đa năng để trình chiếu cần chọ lựa và nên là bản gốc
hoặc là phiên bản chuẩn đáp ứng phải thật màu, rõ nét. Cũng chỉ nên xem máy
chiếu đa năng là công cụ thay thế cho bảng phụ vì với học sinh trong môn mĩ
thuật vẫn thích nhất là được nhìn tự tay thầy giáo thị phạm.
- Nếu có điều kiện cần trang bị đầy đủ các bộ tranh - ĐDDH lớp 6, 7, 8, 9
trước hết để đồng bộ với SGK và chuẩn các kiến thức kĩ năng và để học sinh dễ
dàng quan sát, đối chiếu, nhận xét.
- Phải chọn lọc các hình ảnh được chọn để phóng to làm giáo cụ.
- Sưu tầm và yêu cầu học sinh cùng sưu tầm nhiều họa tiết, nhiều bài
trang trí về các đồ dùng, vật dụng trong gia đình, trong cuộc sống, sưu tầm cả
những đồ vật được trang trí đẹp, lưu giữ lại bài trang trí của các học sinh khóa
trước, của các học sinh giỏi đã ôn các năm học trước.
3

Trong trang này: Mục 2.2.3: Đoạn từ “Chuẩn bị mẫu vật ... đến ... cách trang trí” được tham
khảo từ TLTK số 5. Đoạn tiếp theo tác giả tự viết.

11


- Khi sử dụng phiếu học tập trong dạng phân môn vẽ tranh tốt nhất nên dùng
phiếu học tập dạng hình ảnh có sẵn: Phiếu học tập về hoàn thiện họa tiết, phiếu
học tập về tô màu cho đồ dùng đã được tạo dáng, phiếu học tập dạng có 1 kích
thước chung yêu cầu thay đổi vị trí, tỉ lệ; ví dụ tạo dáng và trang trí lọ hoa:
chung 1 kích thước yêu cầu học sinh thay đổi vị trí, tỉ lệ của miệng, cổ, vai, thân,
đáy lọ để có từ 3 đến 5 hình dáng khác nhau...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã được sử
dụng để giải quyết vấn đề:
Trong quá trình học tập các chuyên đề nâng cao kiến thức và kĩ năng dạy
học và qua tự học, nghiên cứu cùng đồng nghiệp, qua sách báo, băng hình, tài

liệu … đặc biệt là bản thân đã tiến hành một số đổi mới phương pháp giảng dạy,
vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học trong các bài vẽ trang trí tôi nhận thấy
có những hiệu quả rõ rệt qua sự tiến bộ của học sinh. Với sự phân biệt về trang
trí cơ bản và trang trí ứng dụng, các nguyên tắc, bước làm bài trang trí cơ bản,
cách chọn họa tiết, màu sắc, hình thức làm bài trang trí ứng dụng phù hợp với đồ
vật trang trí... với việc đổi mới trong cách hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến
thức, tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan chuẩn bị kĩ càng, cách thị phạm đa
dạng tôi nhận thấy rằng học sinh thực sự thích thú và hào hứng, nhập tâm vào
giờ học. Quan trọng hơn cả là hiệu quả dạy học được đẩy lên rất cao khi mà các
bài kiểm tra của học sinh rất đa dạng về ý tưởng cũng như thể hiện. Khả năng
làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng trình bày ý tưởng cũng
được nâng cao rõ rệt. Các kĩ thuật dạy học của giáo viên được vận dụng và phát
huy hiệu quả tối đa như: Kĩ thuật động não, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật thông tin
phản hồi…
Trong năm học 2016 - 2017 Hội đồng Đội huyện Triệu Sơn có phát động
cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi Triệu Sơn với vệ sinh môi trường và an toàn thực
phẩm”, tôi đã hướng dẫn cho học sinh toàn trường tham gia thi đầy đủ và thu
được 375 bài dự thi của cả 2 chủ đề, tuy nhiên đến thời điểm báo cáo đề tài vẫn
chưa có kết quả thi gửi về trường. Qua cuộc thi đã có rất nhiều bài có chất lượng
tốt, thể hiện tư duy và cách thể hiện mới lạ. Đặc biệt 8/10 bài đạt giải cấp trường
đều được vẽ theo lối vẽ trang trí rất sáng tạo, chặt chẽ và đẹp mắt.
Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2017 về chất lượng học sinh toàn trường ổn
định theo chiều hướng tốt lên, khi chấm bài giáo viên đánh giá bằng xếp loại và
cả bằng điểm (khi vào sổ chỉ xếp loại) để khi trả bài học sinh biết mình đang
đứng ở vị trí nào? Nhược điểm là gì?.. Ví dụ xếp loại Đạt ở mức 7 điểm thì giáo
viên chấm vào vở thực hành là Đ7. Theo thống kê ở phân môn vẽ trang trí số
học sinh được điểm Đ6 trở lên tính tới thời điểm này là trên 70% (Thời điểm
này năm học 2015 - 2016 là dưới 50%).
Chất lượng đào tạo mũi nhọn được nâng cao. Học sinh giỏi khối 6 đã biết
phân biệt rõ ràng 2 dạng trang trí, vận dụng linh hoạt các nguyên tắc trang trí cơ

bản trong trang trí hình cơ bản. Học sinh giỏi khối 7, 8, 9 hiện nay có thể tự
mình triển khai 3 cách làm bài ở tất cả các hình cơ bản hoặc bài trang trí ứng
dụng với họa tiết, màu sắc đa dạng, hài hòa. Riêng với dạng bài tạo dáng và
12


trang trí ứng dụng học sinh đã có thể tự định ra kích thước, tỉ lệ, vị trí các đồ vật
theo ý tưởng của mình, tự tìm, sắp xếp họa tiết và tìm những màu sắc thích hợp
để hoàn thiện bài vẽ vừa đảm bảo yêu cầu giáo viên đưa ra vừa mang đậm dấu
ấn cá nhân.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1 Kết luận:
Sau thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi nhận thấy chất lượng của
học sinh được nâng cao rõ rệt thông qua các bài thực hành vẽ trang trí. Năm học
2016 - 2017 tuy chất lượng dạy và học của cả thầy và trò chưa được kiểm định
qua các kì thi học sinh giỏi do các cấp tổ chức nhưng qua công tác kiểm tra đánh
giá định kì trên 8 lớp của nhà trường, qua các hoạt động ngoại khóa mà học sinh
tham gia, qua thái độ học tập trên lớp... tôi thấy chất lượng học sinh có những
chuyển biến theo chiều hướng rất tích cực. Trong các bài thực hành của phân
môn vẽ trang trí đã có nhiều bài có chất lượng tốt về tạo dáng, tìm và sắp xếp
họa tiết, thể hiện màu sắc ... đặc biệt là chất lượng học sinh rất đồng đều trong
các bài vẽ trang trí, đa số đã dám đột phá trong cách tìm cách thể hiện khác lạ,
tạo ra nhiều bài trang trí ứng dụng bắt mắt và độc đáo.
3.2 Kiến nghị:
+ Nhà trường tạo điều kiện cho môn mĩ thuật có 1 phòng học chức năng
đáp ứng nhu cầu dạy học đặc thù.
+ Nhà trường mua sắm thêm một số bộ tranh, ảnh, thiết bị, đồ dùng trực
quan phục vụ cho môn học mĩ thuật.
+ Phòng GD&ĐT tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi môn mĩ thuật
hàng năm để đánh giá và động viên quá trình dạy học của giáo viên và học sinh.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016 - 2017 của tôi viết
về đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại
trường THCS Tiến Nông”, Trong quá trình thu thập, xử lý thông tin, số liệu, sắp
xếp nội dung, cách hành văn ... không thể tránh được thiếu sót. Kính mong được
hội đồng nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm các cấp và các anh chị đồng nghiệp
góp ý để tôi có thể chỉnh sửa hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 04 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Lê Văn Hồng (Chủ biên) NXB Giáo dục
[2]. Tâm lí học đại cương - Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên) - NXB Giáo dục
[3]. Phương pháp dạy Mĩ thuật - Nguyễn Quốc Toản - NXB Giáo dục
[4]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Mĩ thuật trung học
cơ sở - Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) - NXB Giáo dục
[5]. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật - Tác giả:
Đàm Luyện - Bạch Ngọc Diệp - Nguyễn Quốc Toản - NXB Giáo dục
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: violet.vn
- Nguồn: tailieu.vn

[7]. Tham khảo tài liệu THCS 35, THCS 36 trong chương trình bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên THCS: “Giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống
cho học sinh THCS”

14


MỤC LỤC
STT Mục
1
2
3
4
5
6
7
8

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2

9
10


2.3
2.4

11
12
13

3
3.1
3.2

Tên tiêu đề

Trang

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị


1
1
2
3
3
3
3
5
7
11
12
12
12

15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trương Văn Cường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Tiến Nông, huyện Triệu
Sơn.

TT
1.

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Một số kinh nghiệm
Phòng giáo
giảng dạy phân môn Vẽ tranh dục và đào
ở trường THCS Tiến Nông.
tạo

Kết quả
đánh giá
Năm học
xếp loại
đánh giá
(A, B,
xếp loại
hoặc C)
C
2012 - 2013

16



×