Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số kinh nghiệm giảng dạy nội dung vẽ tranh ở tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.97 KB, 19 trang )

Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ TAM ĐIỆP
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

Một số kinh nghiệm giảng dạy
nội dung vẽ tranh ở tiểu học nhằm nâng cao
hiệu quả giờ dạy Mĩ thuật
==========================

Giáo viên:
Trường:
Thị xã:
Năm học:

Phạm Sơn Thu
Tiểu học Trần Phú
Tam Điệp - Ninh Bình
2013 - 2014

I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ và thông tin, nền văn minh
trí tuệ chiếm ưu thế. Có thể nói rằng: Sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào
1


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú


khả năng học tập của mọi người dân ở quốc gia đó. Đứng trước tình hình mới của
đất nước đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong
công cuộc CNH – HĐH, đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao, có năng lực giải quyết
những vấn đề do thực tiễn đặt ra …Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là hết sức
khó khăn và cấp thiết.
Xác định đưa đất nước đi lên bằng giáo dục nên trong những những năm qua
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu; giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân… Điều này
được cụ thể hóa tại Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Đảng, đến Đại Hội Đảng
lần thứ XI năm 2011 lại nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Để đáp ứng
nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên
5 mặt " Đức, trí, lao, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai
trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục.
Theo Điều 2, Luật giáo dục 2005 ghi rõ:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” và Luật
giáo dục 2005 cũng nêu rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học là “Giáo dục tiểu học
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp
tục học trung học cơ sở.” Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục
tiêu giáo dục tiểu học nói riêng là nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
cho trẻ. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là vô cùng cần thiết cần phải

được quan tâm ngay từ cấp tiểu học.
Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, lấy giáo dục thẩm mĩ
làm nhiệm vụ chủ yếu, đặc thù của môn học là phát huy tích độc lập cá nhân, thể
hiện cái tôi, cái riêng của từng học sinh... Ở tiểu học, học Mĩ thuật HS sẽ được cung
cấp những kiến thức ban đầu, đơn giản, cần thiết về mĩ thuật; Bước đầu hình thành
cho HS các kĩ năng đơn giản để hoàn thành các bài tập thực hành bằng ngôn ngữ Mĩ
thuật; Giúp HS bước đầu hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và vận dụng đưa cái
đẹp vào học tập sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, môn Mĩ thuật có tính thực tiễn có
nghĩa là “Dạy học gắn liền với thực tiễn”. Vậy làm thế nào để đưa các hình ảnh của
thiên nhiên, của cuộc sống con người vào trong tranh vẽ một cách chân thực, sinh
động theo các cảm nhận khác nhau của mỗi cá nhân? Giáo viên dạy Mĩ thuật sẽ là
2


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

người khơi dạy và hình thành những gì vốn đang tiềm ẩn trong học sinh, giúp học
sinh ghi lại một cách chính thức bằng ngôn ngữ và sản phẩm nghệ thuật.
Chương trình môn Mĩ thuật ở tiểu học gồm có những phân môn sau: Vẽ theo
mẫu;Vẽ trang trí; Vẽ tranh; Thường thức mĩ thuật; Tập nặn tạo dáng. Trong những
phân môn này, vẽ tranh đề tài là hình thức rèn luyện cho HS tập sáng tạo khi vẽ
tranh, đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu mĩ thuật của các
em phát triển… Vẽ tranh đề tài là tổng hợp kiến thức giữa các nội dung dạy học Mĩ
thuật, nó kích thích cho HS thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá tính chất, quy
luật phát triển của xã hội. Qua đó làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo, rèn luyện cho các em thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó
cũng là thời cơ để HS được hoạt động, được tiếp xúc với ngôn ngữ thực sự của mĩ
thuật.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như qua trao đổi và qua dự giờ đồng
nghiệp, tôi nhận thấy, để vẽ được một bức tranh đề tài là việc rất khó khăn với HS

tiểu học. Các bài vẽ của HS ở tất cả các khối lớp 1,2,3,4,5 còn nhiều hạn chế, không
có sự sáng tạo trong thể hiện nội dung, phần lớn là bắt chước theo mẫu vẽ của GV
hay của một số tranh tham khảo. Bên cạnh đó, đa số HS rất lúng túng khi thực hành
vẽ các bài vẽ tranh đề tài dẫn đến nhiều em chưa hoàn thành bài hoặc nhiều bài vẽ
còn dở dang hơn so với các bài vẽ ở các nội dung khác. Vậy làm thế nào đạt được
mục tiêu của môn mĩ thuật và rèn cho HS các kĩ năng cần thiết ở phân môn vẽ
tranh? Tôi xác định đó là nhiệm vụ chính của giáo viên dạy môn Mĩ thuật. Để nâng
cao hiệu quả của những bài dạy phân môn vẽ tranh giáo viên cần tìm tòi và nỗ lực
đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,
của đối tượng HS từng khối lớp, từng lớp và từng cá nhân HS.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học nội dung vẽ tranh, trong thực tế
giảng dạy tôi đã tìm tòi đưa ra một số kinh nghiệm dạy nội dung vẽ tranh ở tiểu học
nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Mĩ thuật.

II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Cơ sở lí luận.

3


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Những đặc điểm tâm lí lứa tuổi là cơ sở tâm lí cho phương pháp dạy môn Mĩ
thuật. Đối với học sinh tiểu học vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kì lạ đối với các
em. Các em có thể vẽ bất cứ lúc nào và vẽ bất cứ thứ gì. Những hình vẽ trông rất sơ
lược, đơn giản của các em đôi khi làm chúng ta từ ngạc nhiên đến cảm động, từ vui
mừng đến hy vọng. Tuy nhiên, không phải em nào cũng thích vẽ, cũng mơ ước trở
thành hoạ sĩ. Cho nên ngoài những phẩm chất Mĩ thuật vốn là mẫu số chung của mọi
tác phẩm, để cảm thụ vẻ đẹp của tranh, rồi có thể vẽ được các bức tranh đề tài theo
cảm nhận của riêng mình các em cần đặt chúng vào trong hoạt động tâm lý trẻ – quá

trình phát triển của lứa tuổi, cá tính, giới tính.
Mỹ thuật là bộ môn học nghệ thuật, người thầy phải là người có năng khiếu,
còn người học thì chưa hẳn là đã có năng khiếu. Cho nên việc dạy học bộ môn năng
khiếu là rất quan trọng, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Khi học sinh mới đang học chữ,
học vần hay các phép toán đơn giản thì việc học mỹ thuật cũng không vượt ra khỏi
quỹ đạo này. Vì ở các môn chính các em sẽ biết đọc và thành thạo chữ viết, biết tình
toán thì ở môn mỹ thuật cũng tạo cho học sinh biết vẽ và tiến tới thành một họa sĩ.
Chúng ta biết ở tiểu học là cái nền móng, là bước đi đầu tiên, chính vì thế mục tiêu
chính của môn mỹ thuật là được xác định rõ ràng, nhằm cung cấp cho học sinh
những kiến thức ban đầu về mỹ thuật hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh
hoàn thành bài tập theo yêu cầu của chương trình. Trong chương trình mỹ thuật ở
tiểu học cũng như một số môn khác thì mỹ thuật được phân ra thành nhiều phân
môn nhỏ như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mỹ
thuật. Các phân môn này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Nhưng
với học sinh nếu cho các em đề tài tự chọn thì các em vẫn thích phân môn vẽ tranh
nhất (chiếm khoảng 96% học sinh) và việc tổ chức một tiết học phân môn vẽ tranh
của giáo viên cũng cần sử dụng nhiều phương pháp nhất. Nếu dạy tốt ở phân môn
này thì giáo viên đã định hướng cho học sinh rút ngắn quá trình lĩnh hội kiến thức
bằng “cảm tính” thành quá trình lĩnh hội kiến thức “bằng lý tính”.
Vẽ tranh còn là một phân môn mà học sinh rất thích thể hiện và được vẽ mà
các em chỉ vẽ theo lối liệt kê, mang đậm yếu tố ngây thơ, hồn nhiên của các em.
Mục đích của phân môn này nhằm rèn luyện và phát triển cho học sinh trí nhớ, trí
tưởng tượng sáng tạo, giúp các em thể hiện được những nhận thức về cái đẹp của
tranh vẽ bằng đường nét, màu sắc cảm xúc của bản thân; qua đó hình thành ở các em
biết yêu cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc sống, giáo viên cần có tác
động đúng hướng và phương pháp dạy học tích cực để tạo tiền đề cho các em.
1.1- Mức độ cần đạt của dạy học phân môn vẽ tranh ở tiểu học.
- Biết cách chọn đề tài đơn giản phù hợp với khả năng.
- Biết cách chọn hình ảnh, sắp xếp hình ảnh theo đề tài.
- Biết cách vẽ màu phù hợp với nội dung đề tài.

- Biết cảm nhận được vẻ đẹp của tranh đề tài. ( chủ yếu ở lớp 4,5)
- Thể hiện được kiến thức, kĩ năng nâng cao dần từ lớp 1 đến lớp 5.
1.2 – Một số phương pháp chủ yếu trong dạy học môn Mĩ thuật.
4


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

- Phương pháp quan sát: Với môn Mĩ thuật, PP quan sát giữ vai trò rất quan
trọng vì học Mĩ thuật là học qua thị giác. Quan sát để nắm được đối tượng về hình
dáng, cấu trúc, tỉ lệ, bố cục, màu sắc, đậm nhạt… Quan sát để cảm thụ cái đẹpcủa
đối tượng. Vì vậy, khi quan sát cần từ bao quát đến chi tiết, từ cái chung đến cái
riêng. Từ đó so sánh, đối chiếu để tìm ra cấu trúc, đặc điểm của đối tượng (về chiều
ngang, chiều dọc; độ đậm, độ nhạt; to và nhỏ; cao với thấp…). Do đó, khi hướng
dẫn HS quan sát GV đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự tìm hiểu đặc điểm của đối tượng
quan sát.
- Phương pháp trực quan: Các môn học đều sử dụng PP trực quan vì tai nghe,
mắt thấy sẽ giúp HS nhận ra kiến thức nhanh hơn. Đối với môn Mĩ thuật các khái
niệm, các thuật ngữ mĩ thuật thường trừu tượng, chung chung như: hình dáng, cấu
trúc, tỉ lệ, bố cục, màu sắc và tương quan đậm nhạt… được thể hiện rõ ràng hơn ở
đồ dùng dạy học. Đồng thời qua ĐDDH, HS cảm thụ được vẻ đẹp của đối tượng một
cách cụ thể, sẽ khích lệ các em học tập.
ĐDDH Mĩ thuật có nhiều loại: vật thật, hình minh họa, tranh ảnh, bài vẽ của
HS … Đ DDH cần sát với nội dung bài học, trình bày đẹp, sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ. Khi hướng dẫn, GV cần sử dụng ĐDDH và đặt các câu hỏi gợi ý để HS suy
nghĩ, tìm ra kiến thức. GV có thể làm đồ dùng dạy học hoặc sưu tầm thêm theo nội
dung và cách dạy của mình để HS so sánh tìm ra đặc điểm đối tượng; phát triển khả
năng suy nghĩ tìm tòi về hình ảnh, về bố cục, về màu; dồi dưỡng năng lực cảm thụ,
sáng tạo cho HS.
- Phương pháp luyện tập- thực hành: Luyện tập là đặc điểm chung của dạy học Mĩ thuật. Vì dạy - học Mĩ thuật chủ yếu là thực hành. Chỉ có thực hành mới bộc

lộ hết được nhận thức, cảm thụ đối tượng của HS. Trên cơ sở các bài vẽ cụ thể, GV
gợi ý, HS tiếp thu và tự điều chỉnh mới tạo nên sự đa dạng của sản phẩm, đồng thời
phù hợp với khả năng của mỗi em.
- Phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm: Làm việc theo cặp, theo nhóm
phát huy tinh thần tập thể, khả năng phân tích của HS. Tùy theo mỗi loại bài, GV có
thể tổ chức cho HS hoạt động theo cặp, theo nhóm cho phù hợp. Ví dụ: HS có thể
làm chung bài trên giấy khổ lớn hoặc vè trên bảng ở một số nội dung xé dán, nặn, vẽ
tranh đề tài. Với các bài thường thức Mĩ thuật, GV có thể cho các nhóm tìm hiểu về
một bức tranh, một pho tượng qua câu hỏi gợi ý. HS cùng nhau nhận xét, thảo luận
và cử người trình bày ý kiến của cả nhóm, sau đó bổ sung và GV tóm tắt ND chính.
Phương pháp chủ yếu khi dạy phân môn vẽ tranh là PP luyện tập- thực hành
phối hợp với các PP quan sát, PP trực quan, vấn đáp- gợi mở, tổ chức trò chơi…
1.3- Định hướng về đổi mới PP dạy học môn Mĩ thuật.
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá HS là yêu cầu cần
thiết ở tất cả các môn học, tập trung chủ yếu vào việc tổ chức các hoạt động học tập
cho HS để các em tự lĩnh hội kiến thức và rèn các kĩ năng cơ bản phù hợp với yêu
cầu của các môn học. Đối với môn Mĩ thuật việc đổi mới phương pháp cần theo
những định hướng sau:
5


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

- Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để HS thực hành. Do vậy, GV
cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các HĐ để HS chủ động, tích cực
tham gia và phát huy hết khả năng và năng lực của mình ở mỗi bài vẽ.
- Trong mỗi tiết học, GV cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học
sao cho luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn HS,
tránh làm cho giờ học tẻ nhạt, khô cứng.
- Đối với bài vẽ tranh đề tài, GV có thể tổ chức cho HS HĐ vẽ theo tổ, theo

nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè,
thầy cô giáo.
- Có thể đưa các trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù
hợp.
- Tạo mọi điều kiện để tất cá HS chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các
hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các HS nhút nhát, chưa tích cực hoạt động.
- Về phân bố thời gian của tiết học, GV lưu ý bố trí thời gian hướng dẫn bài và
thời gian thực hành của HS sao cho hợp lí ( phần hướng dẫn của GV chỉ nên từ 10 –
14 phút, phần thực hành từ 16- 20 phút; phần đánh giá 4-5 phút). Tùy theo nội dung
từng bài, GV điều chỉnh thời gian dạy lí thuyết và thời gian thực hành cho phù hợp,
không thực hiện một cách máy móc ở tất cả các bài.
- Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, GV lưu ý giáo dục HS hiểu biết cái
đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên quá đi sâu vào rèn luyện kĩ năng
vẽ.
* Trên đây là một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề dạy – học môn Mĩ thuật
nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng là cơ sở cho việc giảng dạy môn Mĩ thuật
ở tiểu học.
2- Thực trạng của vấn đề
2.1- Về phía nhà trường:
- Trường tiểu học Trần Phú là trường có số HS đông nhất thị xã với 1316 HS/39
lớp; số HS bình quân trên lớp khoảng 35 học sinh. Là trường trung tâm của thị xã
nhưng do lượng HS đông nên năm học 2013- 2014 nhà trường chưa có phòng học
Mĩ thuật riêng. Do vậy rất khó khăn cho GV dạy môn Mĩ thuật, phải di chuyển
nhiều lớp khác nhau ảnh hưởng đến GV khi mang theo đồ dùng dạy học ở các khối
lớp khác nhau trong một buổi học. Bên cạnh đó, lượng HS trên lớp đông nên cũng
ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lí lớp học và tổ chức các hình thức dạy học của
giáo viên.
- HS của nhà trường ở nhiều các tổ dân phố khác nhau và ở các phường ngoài
địa bàn khá đông. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh chưa đồng
đều. Một số cha mẹ học sinh có quan niện sai lầm coi môn mĩ thuật là môn phụ,

không cần thiết, chỉ cần học toán, học văn là đủ nên lơ là không theo dõi, bổ sung
trang bị đủ dụng cụ học mĩ thuật cho các em mình dẫn đến tình trạng một số HS
trong một số buổi học thiếu tập vẽ, thiếu viết chì đen, thiếu màu vẽ,… Đặc biệt
không nhắc nhở các em mang vở tập vẽ, dụng cụ học vẽ đầy đủ khi có giờ mĩ thuật
nên đến giờ học mĩ thuật các em làm không kịp hoặc không làm được.
6


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh
nói riêng còn thiếu nhiều, đa phần đều in lại từ SGK, tranh ảnh mĩ thuật dù có nhưng
hạn chế chủ yếu nằm trong bộ đồ dùng hoặc do GV sưu tầm nhiều năm nên chất
lượng chưa cao, thể loại chưa phong phú. Bên cạnh đó, nhà trường chỉ có 2 bộ máy
máy chiếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp của giáo viên.
2.2- Về phía giáo viên: Nhà trường có 3 GV mĩ thuật chính quy giảng dạy ở 39
lớp (mỗi lớp 1 tiết/ tuần). Giáo viên Mĩ thuật của nhà trường đều có trình độ trên
chuẩn và tuổi đời còn trẻ nên việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học
tương đối thuận lợi. Tuy vậy, do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà
trường còn hạn chất nên ảnh hưởng rất lớn đến việc đổi mới PPDH của GV.
Với việc giảng dạy phân môn vẽ tranh, mặc dù GV đã nhận thức được nội dung,
kiến thức, PP và hình thức tổ chức dạy học nhưng việc vận dụng vào giảng dạy nội
dung này vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, khi dạy nội dung này yêu cầu GV
phải dành nhiều thời gian chuẩn bị, nghiên cứu kĩ nội dung, PP giảng dạy dẫn đến
vẫn còn tình trạng GV khi đến giờ vẽ tranh thường giao việc cho học sinh một cách
máy móc hoặc cho học sinh tự vẽ theo hình có sẵn ở Vở tập vẽ, SGK, hay đồ dùng
dạy học. Bên cạnh đó, đồ dùng trực quan của GV mà GV đưa ra sử dụng còn hạn
chế. GV sưu tầm được ít tranh, nội dung chưa phong phú, chất lượng chưa cao…
2.3- Về phía học sinh:
Học sinh có đầy đủ sách vở của môn Mĩ thuật. Đa phần các em có đủ dụng cụ

học tập như giấy, bút chì, màu vẽ… Mặt khác, qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS
rất thích học môn Mĩ thuật bởi môn học này HS được thực hành, khi giảng dạy
GVcũng nhẹ nhàng không gây căng thẳng phải hoàn thành bài ngay tại lớp như các
môn Toán và Tiếng Việt. Tuy vây, qua thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi
và qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy, để vẽ được một bức tranh đề tài là việc
rất khó khăn với HS tiểu học. Các bài vẽ của HS ở tất cả các khối lớp 1,2,3,4,5 còn
nhiều hạn chế. Qua quan sát HS vẽ tôi cũng thấy rằng các em còn lúng túng, chưa
chọn được nội dung thể hiện cho từng chủ đề của bức tranh. Bên cạnh đó, các em
thiếu tư liệu, thiếu óc sáng tạo hay dựa vào tranh mẫu GV đưa ra hoặc có sẵn trong
SGK … để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động. Mặt khác, cách bố trí,
sắp xếp bố cục như: sắp xếp hình mảng trong tranh thế nào cho cân đối, cho rõ chính
phụ còn lúng túng, phần lớn các em chỉ làm theo ý thích. Một số bài vẽ của HS phần
tô màu không đều do tranh đề tài diện tích tô rộng hơn… Do đó, tâm lí của đa số HS
rất ngại khi thực hành vẽ các bài vẽ tranh đề tài, nhiều em chưa hoàn thành bài,
nhiều bài vẽ còn dở dang hơn so với các bài vẽ ở các nội dung khác.
Sau đây là một số bài vẽ chưa hoàn thành tốt của học sinh

7


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Họ và tên: Phạm Ngọc Ánh – Lớp 4C - Trường Tiểu học Trần Phú
Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

Họ và tên: Văn Thành Long – Lớp 4E - Trường Tiểu học Trần Phú
Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

8



Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Họ và tên: Đỗ Phương Uyên – Lớp 4E - Trường Tiểu học Trần Phú
Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

2.4 – Nguyên nhân:
Nguyên nhân của hiệu quả dạy - học nội dung vẽ tranh chưa cao một phần là do
một số HS còn thiếu dụng cụ học tập môn Mĩ thuật nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn
là do giáo viên dạy môn Mĩ thuật chưa thực sự tìm tòi phương pháp giảng dạy kích
thích hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên lên lớp chủ yếu chuẩn bị đồ dùng dạy
học chưa chu đáo (không có, hoặc rất nghèo nàn, hạn chế); Việc hướng dẫn cho HS
lựa chọn nội dung tranh bằng hệ thống câu hỏi chưa được chuẩn bị kĩ càng thường
giống nhau và hạn hẹp. Việc hướng dẫn HS sắp xếp bố cục bức tranh giáo viên chưa
trú trọng đến sử dụng đồ dùng trực quan, phần hướng dẫn của GV còn qua loa, chưa
trọng tâm. GV còn có suy nghĩ sai lầm là phần thực hành là của HS cho nên việc bao
quát lớp còn hạn chế thường để HS tự do, việc GV định hướng, hướng dẫn đến từng
cá thể HS con hạn chế. Khâu kiểm tra đánh giá ở cuối bài thường làm qua loa, chưa
triệt để.
* Những vấn đề đặt ra ở trên đều không đảm bảo được yêu cầu, nội dung,
phương pháp dạy học. Từ đó, bản thân tôi suy nghĩ và quyết định nghiên cứu, học
hỏi kinh nghiệm để dạy tốt môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng
vì đây là phân môn có kết quả còn hạn chế nhất. Các em chưa hiểu được nội dung,
yêu cầu của bài vẽ; chưa hiểu trọn vẹn các câu hỏi gợi ý; chưa có óc tưởng tượng
cao; chưa quan sát hết ý của tranh.
9


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú


3- Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao hiệu quả dạy phân môn vẽ
tranh cho HS tiểu học.
Từ những khó khăn trên tôi đưa ra nhiều phương pháp, biện pháp phù hợp để
các em có cơ sở học tốt phân môn vẽ tranh.
3.1- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với tổ chức Đội trong nhà
trường.
Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách đội để tuyên truyền trong các tiết chào
cờ, tiết sinh hoạt sao để nâng cao nhận thức cho HS giúp HS yêu thích phân môn vẽ
tranh. Lồng ghép các chương trình ngoại khóa của Đội phát động cho HS vẽ tranh
theo đề tài An toàn giao thông; ô tô mơ ước; vẽ tranh theo chủ đề biển đảo, môi
trường… Lựa chọn những bức vẽ có chất lượng gửi đi dự thi cấp cao hơn. HS đạt
giải tuyên dương kịp thời.
3.2- Cần phải trú trọng ngay từ khâu thiết kế bài dạy:
Khi soạn bài GV cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy dưa vào yêu cầu cần
đạt của tiết dạy theo chuẩn kiến thức mới, xác định rõ đồ dùng dạy học cần cho
giảng dạy và các PP, hình thức tổ chức dạy học khi lên lớp
Chuẩn bị đồ dùng dạy và học chu đáo: Trước đó, nhắc nhở HS chuẩn bị dụng
cụ cho tiết học. Chuẩn bị một số đồ dùng như chì, mầu, giấy cho những HS không
may thiếu dụng cụ học tập. Về phía GV cần sưu tầm tranh để có nhiều tranh có chất
lượng tốt và đa dạng, có đủ độ lớn để HS dễ quan sát. Tranh minh họa đề tài phải có
cách vẽ khác nhau về bố cục, về hình tượng, về màu sắc. Lưu ý tranh chọn làm đồ
dùng dạy học gồm có 3 loại: Loại tốt, loại TB, loại chưa tốt. Trước khi sử dụng làm
đồ dùng dạy học cần xem xét kĩ, Suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng tranh để khi
lên lớp sử dụng được hết hiệu quả.
Dù là phương tiện kĩ thuật còn hạn chế, nhưng với những bài cần sử dụng
GAĐT mới đạt hiệu quả sẽ thiết kế và sử dụng GAĐT để giảng dạy.
Một số tranh các đề tài của học sinh các năm trước.

10



Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Họ và tên: Đinh Thế Vinh– Lớp 4C - Trường Tiểu học Trần Phú
Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp 4C. - Trường Tiểu học Trần Phú
Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

11


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Họ và tên: Phạm Khánh Huyền – Lớp 4E - Trường Tiểu học Trần Phú
Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

3.3- Nắm chắc các bước tiến hành vẽ tranh, khi giảng dạy không nên bỏ qua
hay giảng dạy qua loa một hoạt động nào.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
Giáo viên giới thiệu tranh mẫu cùng với các câu hỏi gợi ý để học sinh quan
sát, suy nghĩ nhận ra khái niệm, so sánh, phân tích tìm ra đặc điểm về đề tài sẽ vẽ,
thấy được những mảng chính, mảng phụ, những hình tượng tiêu biểu về hình dáng ,
màu sắc.
Ví dụ 1: Tập vẽ tranh Đề tài ngày hội quê em ( lớp 4)
- GV yêu cầu học sinh xem tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội và hỏi:
(?) Trong tranh, ảnh có những hoạt động lễ hội gì?
(?) Hình ảnh chính trong tranh, ảnh này là hình ảnh nào? (GV chỉ vào tranh, ảnh).
(?) Em có nhận xét gì về màu sắc trong các tranh, ảnh này?
(?) Ngoài các ngày hội các em được xem, em nào có thể kể về ngày hội ở quê mình?

- GV nhấn mạnh: Trong ngày hội có rất nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi địa phương
lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: Đấu vật, đánh đu, chọi gà,
chọi trâu, đua thuyền,…Các em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội quê hương
để vẽ tranh.
Ví dụ 2: Tập vẽ tranh Đề tài Môi trường (lớp 5)
+ Em hiÓu thÕ nµo vÒ m«i trêng?
- M«i trêng ®îc chia lµm 3 lo¹i: m«i trêng tù nhiªn; m«i trêng x· héi; m«i trêng
nh©n t¹o.
+ M«i trêng tù nhiªn gåm nh÷ng yÕu tè nµo?
12


Ngi thc hin: Phm Sn Thu Giỏo viờn Trng Tiu hc Trn Phỳ

+ Môi trờng có ảnh hởng nh thế nào đến đời sống con ngời?
+ Những hành vi nh thế nào đợc coi là phá hoại môi trờng?
+ Mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trờng?
+ Vẽ tranh về đề tài môi trờng có thể vẽ về những nội dung nào?
- Nhận xét, bổ sung, cho quan sát một số hình ảnh hoạt động bảo vệ môi trờng.
Hot ng 2: Cỏch v tranh.
Hng dn hc sinh tỡm hiu, khai thỏc ti bng li núi sinh ng, hp dn,
lụi cun cỏc em nhp cuc. Cỏch khi gi khi hng dn cỏch v tranh mt ti
no l dng lờn trc mt hc sinh mt khung cnh bng li rừ rng cú hỡnh
nh, mu sc; cú s hot ng nhm giỳp cỏc em nh li nhng gỡ ó quan sỏt c
v hỡnh dung ra tranh mỡnh nh v v b cc, hỡnh tng, mu sc th no? Li núi
ca giỏo viờn cng mang li hiu qu nh dựng dy hc.
Quy trỡnh v tranh tiu hc mang tớnh giỏo dc l ch yu, nú s thm dn
lờn trung hc c s, giỳp cỏc em s thc hin mt cỏch cú ý thc hn, t giỏc hn.
V hỡnh chớnh to trc vo khong gia tranh, cỏc hỡnh nh ph v sau sao cho tranh
sinh ng vo nhng ch no cho phự hp, trờn hay di, bờn phi hay bờn trỏi,

xa hay gn v to nh c no (Lp 4, lp 5 bc u cn xỏc nh hỡnh mng).
Chỳ ý hỡnh dỏng th ng, th tnh ca cỏc hỡnh ngi, con vt (i, ng, chy,)
hỡnh cõy, hỡnh nh, (ng, ngó, nghiờng)
V mu t do theo ý thớch, khụng nht thit phi theo mu sc thc, min sao
tranh v cú mu m, mu nht, ti sỏng phự hp vi ti v rừ trng tõm.
Hai hot ng trờn tin hnh khong 8 10 phỳt. Nờn dnh nhiu thi gian cho thc
hnh l chớnh.
Vớ d 3: Tp v tranh ti An ton giao thụng - Lp 4
- GV gi ý hc sinh tỡm, chn c ni dung ti.
(?) Em cú th chn hỡnh nh gỡ v vo tranh ca mỡnh?
- Cú th v: Cnh tham gia giao thụng trờn ng ph nh: ngũi lỏi xe, cú nh, cõy
ci. V cnh cú tớn hiu ốn . Cnh tu thuyn trờn sụng,
- GV gi ý hc sinh cỏch v:
+ V hỡnh nh chớnh trc, hỡnh nh ph sau.
+ V mu theo ý thớch. Mu phi rừ m, nht
Hot ng 3: Thc hnh.
Cng nh v theo mu, v trang trớ. Thi gian v tranh giỏo viờn cn n tng
bn theo dừi, gi ý, cú th cung cp nhng thụng tin cn thit hoc b sung nhng
kin thc hc sinh cũn lỳng tỳng. Nhng ch yu l hc sinh lm t lm bi, giỳp
hc sinh nhn ra nhng gỡ hp lý, cha hp lý iu chnh lm cho bi v rừ ni
dung, sinh ng hn. ng thi gúp ý hc sinh thy m nht trong tranh th no
l hp lýTúm li: Giỏo viờn da vo thc t m nhn xột, gúp ý hay gi m mt
cỏch c th cho phự hp, phỏt huy kh nng tỡm tũi, sỏng to ca hc sinh . ng
viờn hc sinh t suy ngh tỡm tũi l ch yu, khụng nờn gũ bú cỏc em lm bi theo ý
13


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

giáo viên. Tạo điều kiện cho các em vui vẻ học tập mà bài vẽ sẽ sinh động, có nét

riêng và đẹp hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, đánh giá là khâu cần thiết để biết được kết quả học tập của học sinh,
nhận biết được những nguyên nhân thiếu sót và tìm cách bổ khuyết, thúc đẩy tinh
thần học tập của học sinh.
- Đánh giá cần phải xuất phát từ mục tiêu, nôi dung và phương pháp học tập.
- Cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- Sau cùng giáo viên bổ sung, xếp loại bài vẽ và động viên khích lệ học sinh.
3.4 - Nắm chắc phương pháp giảng dạy phân môn vẽ tranh. Coi trọng giờ
thực hành trên lớp.
- Hướng dẫn học sinh xem tốt tranh mẫu qua các câu hỏi gợi ý để các em nhận biết.
- Nắm được cách bố cục tranh.
- Dựng hình theo mảng chặt chẽ.
- Phác họa hình hoàn chỉnh.
- Vẽ màu phù hợp; có đậm, có nhạt; làm nổi rõ nội dung tranh.
3.5 - Tăng cường quan hệ tốt với cha mẹ HS.
Vận động phụ huynh cần quan tâm nhiều về việc học tập của con em mình kể
cả các môn năng khiếu trong đó có môn vẽ như: Trang bị đầy đủ sách vở, dụng cụ
học tập cho các em; nhắc nhở các em tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3.6 - Một số lưu ý khi hướng dẫn phân môn này, giáo viên cần:
- Tránh sự áp đặt các em vẽ theo suy nghĩ, sắp xếp của giáo viên, bởi vì các
em có thế giới và ngôn ngữ riêng. Đó là những nét vẽ ngộ nghĩnh với màu sắc ngây
thơ, hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Cần quan tâm về kiến thức, kĩ năng như: bố
cục chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp hình mảng cân đối, phân rõ hình ảnh chính phụ.
- Tăng cường quan hệ tốt với phụ huynh, vận động phụ huynh quan tâm nhiều
về việc học tập của con em mình nhất là phải trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho
các em.
- Giáo viên phải biết dẫn dắt, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh, giúp các
em hình dung sinh động, rõ ràng, chi tiết một mảng của thế giới mà các em yêu
thích. Sự góp ý của giáo viên là yếu tố quyết định cho học sinh lựa chọn để sáng tạo

thành tranh.
3.7 - Nội dung giáo án 1 tiết giảng lớp 4
Bài 25: Tập vẽ tranh
Đề tài Trường em
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu đề tài trường em, biết cách vẽ được bức tranh về trường em.
- Kỹ năng: Tập vẽ được bức tranh về trường em.vẽ được tranh về trường học
của mình. HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Giáo dục: Học sinh thêm yêu mến ngôi trường của mình.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
14


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

- Một số tranh, ảnh về trường học.
-Tranh mã số TMT07M5.
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước về đề tài nhà trường.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu, tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
- Cả lớp hát bài Em yêu trường em. GV kết hợp - Học sinh hát.
đi vào bài mới.
* Hoạt động 1 (4’): Quan sát, nhận xét

- GV treo 4 tranh có 4 chủ đề khác nhau và hỏi:
- Quan sát tranh.
(?) Trong những tranh này, tranh nào vẽ về đề tài - Xung phong trả lời.
trường học?
(?) Trong bức tranh này hình ảnh chính là gì?
- Các bạn đang vui chơi ở sân
trường.
(?) Ngoài ra em còn biết ở trường còn có những - Gọi một số em trả lời.
hoạt động nào thường diễn ra?
(?) Em sẽ chọn hoạt động nào để vẽ?
- Xung phong trả lời.
- Để vẽ được một hoạt động về đề tài trường em, - Lắng nghe.
các em chỉ cần chọn một hoạt động để vẽ như: Đi
học, phong cảnh trường học, sân trường giờ ra
chơi, tập thể dục, chào cờ,… Muốn vẽ cho đẹp
các em theo dõi thầy (cô) hướng dẫn cách vẽ.
* Hoạt động 2 (4’): Cách vẽ
- GV yêu cầu học sinh chọn nội dung để vẽ tranh
về trường của mình (Vẽ cảnh nào? Có những
hình ảnh gì?).
- GV nhắc lại cách vẽ tranh:
+ Tìm chọn nội dung.
+ Phác mảng chính, mảng phụ.
+ Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài
đã chọn, vẽ hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 3 (22’): Thực hành
- Trước khi học sinh thực hành, giáo viên cho các - Xem bài vẽ của các bạn vẽ
15



Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

em xem thêm một số tranh vẽ đẹp và tranh trong đẹp.
sách giáo khoa để các em tham khảo.
- Trong khi học sinh làm bài, GV đến từng bàn
hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
- Học sinh thực hành.
* Hoạt động 4 (4’): Nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá một số bài
vẽ.
- Nhận xét bài đã hoàn thành.
- Gợi ý các em xếp loại bài vẽ và khen ngợi
những em có bài vẽ đẹp.
- Tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
* Dặn dò:
- Em nào chưa xong sẽ hoàn thành vào buổi thứ
hai.
- Nghe và thực hiện.
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi để chuẩn bị cho bài
sau: Thường thức MT: Xem tranh của thiếu nhi.
4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Nhờ áp dụng những nội dung, phương pháp và biện pháp vào các bài vẽ tranh,
tôi nhận thấy chất lượng của các bài vẽ tranh của học sinh ngày càng được nâng cao,
hạn chế loại chưa đạt yêu cầu. Những biện pháp trên tạo điều kiện cho tất cả học
sinh hoạt động tốt và tích cực tham gia, tham gia có hiệu quả các hoạt động.
Tiến hành nghiên cứu việc áp dụng kinh nghiệm mới vào giảng dạy. Đơn vị
được chọn làm mẫu là lớp 4A, có tỷ lệ HS Khá nhiều, nhưng vẫn có HS yếu kém.
Thực hiện tại 2 kỳ của năm học là HK1 và HK2. Đánh giá chuyển biến của lớp học
qua 2 kỳ. Rút ra kết luận về hiệu quả của thực nghiệm.

Tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của áp dụng kinh nghiệm giảng dạy
mới vào thực tế.
Quy đổi mức độ hoàn thành bài vẽ của học sinh
Tỷ lệ hoàn thành bài vẽ
Xếp loại
Dưới 50%
Loại B
Từ 50% đến 79%
Loại A
Từ 80% đền 100%
Loại A*

Kết luận
Không đạt yêu cầu
Hoàn thành
Hoàn thành tốt

Tổng hợp kết quả lớp 4A HK1 như sau:
Xếp loại hoàn
thành
Hoàn thành tốt

Ký hiệu

Số lượng HS

A*

5
16



Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng cộng

A
B

20
3
28

Kết quả tính toán điểm của học sinh sau khi thực hiện những ứng dụng kinh
nghiệm mới vào giảng dạy:
Kết quả HK2 của lớp 4A như sau:
Xếp loại hoàn
thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng cộng

Ký hiệu
A*
A
B


Số lượng HS
15
12
1
28

So sánh 2 kết quả trước và sau khi thực nghiệm tại lớp 4A ta thấy: Số HS
hoàn thành tốt bài tăng thêm 10 HS ứng với tỷ lệ tăng 200%, số HS chưa hoàn thành
bài giảm 2 HS ứng với tỷ lệ giảm 66,67%, đây là một kết quả tốt hơn nhiều so với
trước. Thực nghiệm cho thấy việc ứng dụng kinh nghiệm mới vào giảng dạy đã
mang lại hiệu quả.
Xếp loại hoàn
thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng cộng

Số HS
HK1
5
20
3
28

Số HS
HK2
15
12
1

28

Sơ đồ : So sánh số HS hoàn thành bài vẽ của học sinh HK2 so với HK1

17


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Như vậy Những biện pháp trên tạo điều kiện cho tất cả học sinh hoạt động tốt
và tích cực tham gia, tham gia có hiệu quả các hoạt động.
III - KẾT LUẬN
Muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật nói chung và phân môn
vẽ tranh nói riêng, người giáo viên phải có cách nhìn đúng để hình thành nhân cách
thẩm mĩ cho học sinh, nhằm mục đích giúp
học sinh nhận thức, cảm thụ và biết thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp
trong cuộc sống. Đồng thời học sinh phải biết tự mình làm ra sản phẩm mĩ thuật
theo ý thích của mình qua sự hướng dẫn của giáo viên.
- Để giảng dạy, giáo dục cho học sinh học tốt môn mĩ thuật, giáo viên phải có
trình độ cần thiết về môn mĩ thuật (Cả lý thuyết lẫn thực hành). Phải coi trọng về nội
dung phương pháp giảng dạy và áp dụng từng phương pháp cho phù hợp với nội
dung bài, nhằm thuyết phục, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh thích thú học tập.
- Tăng cường công tác soạn giảng một cách có hiệu quả, tham khảo các giáo
trình sư phạm mĩ thuật, tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho tiết dạy.
- Ngoài kiến thức trên, người giáo viên phải thường xuyên dự giờ để học tập
kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia tốt các lớp bồi dưỡng mĩ thuật do ngành tổ
chức.
- Vận động học sinh mua, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi học nhất
là học sinh nghèo.


18


Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Muốn dạy tốt phân môn vẽ tranh, người giáo viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Nghiên cứu kĩ khi thiết kế bài dạy.
- Phải xây dựng được hệ thống câu hỏi rõ ràng, phù hợp với học sinh và đúng với
nội dung bài nhằm giúp học sinh tìm chọn nội dung đề tài phù hợp để vẽ tranh có
hiệu quả.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh mẫu trực tiếp bằng mắt từ đó các em trả lời
được các câu hỏi mà tưởng tượng, hình dung ra tranh mình sẽ vẽ.
- Giáo viên khi lên lớp cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhất là tranh để minh
họa.
V. ĐỀ NGHỊ:
Đề nghị nhà trường và phòng giáo dục:
- Trang bị mẫu vẽ , tranh vẽ để phục vụ cho các phân môn của mĩ thuật.
- Trang bị bổ sung những đồ dùng dạy học đã mất hoặc không đủ.
- Cung cấp thêm các loại sách có liên quan đến môn mĩ thuật để giáo viên tự bồi
dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ.
- Hỗ trợ giáo viên kinh phí làm dồ dùng dạy học.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Đề tài đã được áp dụng tại trường từ năm học
2012-2013, đề tài được đánh giá loại A cấp
trường và cấp thị.
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI THỰC HIỆN


(Đã kí)
ĐINH QUANG NĂM

Phạm Sơn Thu

19



×