Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường THCS thành tân, thạch thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.66 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRAN
G

I
II
III
1
2
3
4
IV
V
VI

Tóm tắt đề tài
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giới thiệu
Phương pháp nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Thiết kế
Quy trình nghiên cứu
Đo lường
MỘT
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG


Phán
tíchSỐ
dữKINH
liệu và NGHIỆM
kết quả
Bàn luận
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS THÀNH TÂN,
Kết luận và khuyến HUYỆN
nghị
THẠCH THÀNH

1
2
4
5
5
5
7
8

Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Thắng
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Tân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): quản lý

THANH HÓA, NĂM 2016
1


MỤC LỤC

NỘI DUNG

1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.1.1
.
2.1.2
.
2.1.3
.
2.1.4
.
2.1.5
.
2.2.
2.1.1
.
2.2.2
.
2.3.

2.4.
3.
3.1.
3.2.


TRANG

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Khái niệm về KNS

1
1
2
3
3
3
3
3

Phân loại KNS

3

Mục tiêu giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông

3

Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh


4

Nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường

4

Thực trạng về KNS của học sinh trường THCS Thành Tân
Ưu điểm

5
7

Hạn chế, tồn tại

7

Các giải pháp để nâng cao KNS cho học sinh
Giải pháp thứ nhất
Giải pháp thứ hai
Giải pháp thứ ba
Giải pháp thứ tư
Giải pháp thứ năm
Giải pháp thứ sáu
Giải pháp thứ bảy
Hiệu quả của sáng kiến
KẾT LUẬN
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2

8
8
10
12
14
15
16
17
18
19
19
20
21
22
22
24

2


1. MỞ ĐẦU:
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình làm công tác quản lý chuyên môn, quản lý nhà trường, tôi
nhận thấy: việc nghiên cứu, tìm hiểu để đề ra những giải pháp mới và tổng kết
những kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao KỸ NĂNG SỐNG (KNS) cho học
sinh là một việc làm cần thiết bởi những lý do sau:

1.1.1. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có tầm quan trọng rất
lớn trong nhà trường phổ thông:
- Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
Kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái
độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn
vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một
cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu
đời và làm chủ cuộc sống của mình.
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con
người. Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS còn
giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được
ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
- Giáo dục KỸ NĂNG SỐNG là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Các em học sinh chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người
quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kỹ
năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu
sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được
đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực.
Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết cho thế hệ thiếu niên,
nhi đồng, tạo nền tảng để các em tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.

3



+ Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự
kiên trì, bền bỉ, tháo vát… Thông qua các bài học và các hoạt động, vận động
trong quá trình dạy KNS, trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì,
giúp cho các em học sinh nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
+ Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết lắng nghe, chia
sẻ, sống có trách nhiệm, các em biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
+ Về giao tiếp- ngôn ngữ: giáo dục KNS cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp
hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.
+ Về nhận thức: giáo dục KNS giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức,
ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mêm học tập suốt đời.
+ Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho
giai đoạn trưởng thành: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng
thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ
tự tin bước vào cuộc sống mới cho giai đoạn trưởng thành.
- Giáo dục KỸ NĂNG SỐNG nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội,
trong Luật Giáo dục năm 2005:
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra nhiệm vụ: Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực... đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục KỸ NĂNG SỐNG cho học sinh trong các nhà trường phổ
thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, đã có khoảng 160 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa
KNS vào nhà trường, trong đó có hơn 150 nước đã đưa vào chương trình chính
khóa. Đó là xu thế chung của thế giới mà giáo dục Việt Nam cần hội nhập.
1.1.2. Xuất phát từ tình hình thực tế, từ thực trạng về KNS của học
sinh nói chung và học sinh trường THCS Thành Tân nói riêng.
- Một số học sinh có kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với
căng thẳng, kiểm soát cảm xúc để thể hiện đúng mức độ, biết chia sẻ và đồng
cảm, có lòng tự trọng, tự tin và có được một số KNS cơ bản.
- Một bộ phận học sinh KNS còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, xã Thành Tân
là vùng miền núi đặc biệt khó khăn nên nhiều HS còn thiếu quá nhiều những

4


KNS cơ bản, nhất là những kỹ năng trong đời sống công nghiệp hóa hiện đại và
năng động.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi chọn đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS THÀNH TÂN, HUYỆN THẠCH THÀNH

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nắm vững hơn về những vấn đề: khái niệm, cách phân loại, mục tiêu,
nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong trường phổ thông.
- Nghiên cứu, tìm ra những biện pháp để giáo dục KNS cần thiết cho học
sinh trường THCS Thành Tân.
- Hệ thống những kinh nghiệm đã được áp dụng tại đơn vị.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu, tổng kết về những vấn đề:

- Đặc điểm, tình hình về KNS của học sinh trường THCS Thành Tân.
- Tổng kết về một số kinh nghiệm giáo dục KNS cho học sinh tại trường
THCS Thành Tân trong phạm vi các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(không đề cập đến việc tích hợp vào các môn học)
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu.
2. NỘI DUNG:
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
2.1.1. Khái niệm về KNS:
Giáo dục KNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác,
hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân
với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người và của cá nhân
với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng
thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.
2.1.2. Phân loại KNS:
Có nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS. Trong giáo
dục chinh quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân loại theo
các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng
cụ thể như sau: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm
sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin...

5


- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng
cụ thể như: giáo tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,

bày tỏ sự thông cảm, hợp tác...
- Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năng
cụ thể như: tìm kiếm và sử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề...
2.1.3. Mục tiêu GD KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông:
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam được thể hiện rõ trong các nghị quyết
của Đảng, và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005 là chuyển từ mục tiêu
cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần
thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Mục tiêu giáo dục của nước ta phù hợp với 4 trụ cột của giáo
dục theo quan niệm của UNESCO: (i) học để biết, (ii) học để làm, (iii) học để
tồn tại, và (iv) học để chung sống;
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm
các mục tiêu sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các
tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình
và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2.1.4. Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh:
- Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và
tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Vì
vậy việc tổ chức các hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội
quan trọng để giáo dục KNS có hiệu quả.
- Trải nghiệm: KNS chỉ có được khi người học được trải nghiệm qua các
tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ
không chỉ nói về việc đó. Vì vậy, cần tổ chức các hoạt động cho học sinh tự trải
nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
- Tiến trình: Giáo dục Kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày

một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ thay đổi hành vi.
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người
học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy người học
thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.
- Thời gian- môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục
được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào
các tình huống “thật” trong cuộc sống.
6


2.1.5. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục ở
Việt Nam những năm qua, nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà
trường phổ thông bao gồm những KNS cơ bản, cần thiết sau:
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng xác định giá trị
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
- Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng ra quyết định

- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng kiên định
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
- Kỹ năng đạt mục tiêu
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin
2.2. THỰC TRẠNG VỀ KNS CỦA HỌC SINH THCS THÀNH TÂN:
Qua khảo sát, tìm hiểu cho thấy những hoạt động và kỹ năng của HS thực
hiện được trước khi áp dụng các biện pháp như sau:
(tính bằng tỉ lệ %: số HS thực hiện hoạt động&hành vi/TS HS được khảo sát)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG, KỸ NĂNG

TỈ LỆ %

Kỹ năng phòng, chống đuối nước:
- Biết bơi
- Có kiến thức cơ bản phòng và chống cho bản thân
- Có kiến thức cơ bản phòng, chống và cứu giúp người khác
- Biết cách thoát hiểm trong những tình huống gay cấn

43
17
9
5

GHI CHÚ

Chào hỏi khi gặp người trên:

7



- Có chào
- Chào hỏi lễ phép, lịch sự, văn hóa

86
42

Xưng hô vói bạn bè và các học sinh khác:
- Bạn, tôi, anh, chị, em
- Gọi tên HS bằng cách ghép tên bố mẹ, ông bà

23
18

Tự tin giới thiệu bản thân trước đông người hoặc trong khi
tổ chức các sự kiện

12

Mạnh dạn chất vấn và bày tỏ chính kiến

13

Khi có khách hoặc người lạ đến nhà hoặc đến trường:
- Chào
- Giao tiếp xã giao
- Hợp tác, tư vấn, giúp đỡ
- Có phương án phòng vệ, thoát hiểm


88
22
11
6

Biết cách xin lỗi

76

Biết cảm ơn

48

Nói tục

52

Thường xuyên dùng tiếng địa phương, tiếng dân tộc trong
giao tiếp

67

Dùng tiếng Anh trong giao tiếp sơ đẳng với người nước
ngoài: chào, giới thiệu bản thân, hỏi giờ, hỏi địa chỉ, tên
người, cảm ơn, xin lỗi, mời làm gì đó... (đề nghị thực hiện,
giúp đỡ, hợp tác)
- Biết và dám thực hiện khi được động viên, khích lệ:
- Tự tin, chủ động:
Hiểu biết và thực hiện những ND cơ bản về an toàn giao
thông đường bộ

Tham gia giao thông và các phương tiện GT khác nhau:
- Biết cách đi xe khách
- Biết cách đi xe buýt
- Biết cách đi cầu thang máy
- Biết cách phòng và thoát hiểm khi lạc đường
Tắt đèn, quạt và máy tính khi không sử dụng (ở nhà và cả ở
trường)
Biết làm việc nhỏ trong gia đình:
- Mua những vật dụng nhỏ thiết yếu

3
0.7
57

26
5
3.5
6
61

64
8


- Giặt quần áo
- Nấu cơm
- Nấu thức ăn thông thường
- Rửa bát
- Quét nhà, sân, vườn
- Làm việc khác


35
41
32
54
78
79

Biết mua các sản phẩm ở siêu thị

2

Tham gia các hoạt động tập thể ở thôn, bản

69

Có văn hóa trong ẩm thực:
- Có kỹ năng cơ bản như: mời, chọn chỗ ngồi, dùng dụng
cụ, cách lấy đồ ăn...
- Tự nhiên, tự tin và có văn hóa tham gia giao lưu ẩm thực
nơi lạ và đông người

63
19

Qua số liệu trên, bản thân rút ra nhận xét về KỸ NĂNG SỐNG của học
sinh trường THCS Thành Tân như sau:
2.2.1. Ưu điểm:
- Nhiều học sinh ngoan, chăm chỉ học tập. Một số học sinh có đủ kiến
thức và những hiểu biết cơ bản để giao tiếp, ứng xử văn hóa, có ý thức chấp

hành kỉ luật và tinh thần tập thể trong mọi hoạt động.
- Một số học sinh có kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với
căng thẳng, kiểm soát cảm xúc để thể hiện đúng mức độ, biết chia sẻ và đồng
cảm, có lòng tự trọng, tự tin, biết phối hợp với bạn bè, thầy cô, người lớn để giải
quyết các tình huống khó khăn khi gặp phải.
- Một số học sinh biết tự phục vụ bản thân, biết làm một số công việc nhỏ
trong gia đình để giúp đỡ bố mẹ, biết tự bảo vệ mình và có hiểu biết để phòng
tránh tai nạn thương tích…
2.2.2. Hạn chế, tồn tại:
- Kỹ năng giao tiếp của nhiều học sinh còn yếu, nặng tính bản năng, biểu
hiện như: thiếu lễ phép với người trên tuổi, ngôn ngữ giao tiếp với bạn bè, cử
chỉ, hành vi thiếu văn hóa, không biết giao tiếp, ứng xử với khách hoặc người lạ,
nơi đông người và trong các hoạt động tập thể...
- Một bộ phận học sinh thiếu ý thức tập thể, chấp hành kỷ luật kém, chưa
thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường, các quy định nơi công
cộng như: bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm nước và điện...
- Một số học sinh chưa biết kiểm soát cảm xúc, ít chia sẻ, đồng cảm,
thiếu tự tin trong cuộc sống, ít quan tâm giúp đỡ gia đình, bạn bè, và mọi người;
khả năng hợp tác trong các hoạt động tập thể còn non yếu.

9


- Khá nhiều học sinh chưa biết cách tự bảo vệ mình, kỹ năng thoát hiểm
trong những tình huống gay cấn cũng như việc phòng tránh tai nạn thương tích;
những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông còn quá hạn chế...
- Nhiều em chỉ quen hưởng thụ, chưa biết tự phục vụ bản thân, chưa biết
những hoạt động, thao tác đơn giản, cơ bản trong cuộc sống như: giặt quần áo,
nấu cơm, mua những vật dụng nhỏ...
- Là vùng miền núi đặc biệt khó khăn nên nhiều học sinh còn hạn chế về

sự hiểu biết và thích ứng với môi trường giao tiếp, phương tiện giao thông, dụng
cụ sinh hoạt...mang tính hiện đại, công nghiệp và kỹ thuật số.
- Kiến thức về môn tiếng Anh còn non yếu, khả năng vận dụng trong cuộc
sống còn yếu kém hơn nữa.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KNS CHO HỌC SINH:
GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, thực hiện
trong nhà trường; triển khai đến tất cả HS và CB, GV; Mở sổ “SỔ THEO DÕI
VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH ”.
Hoạt động này trường THCS Thành Tân đã tổ chức, duy trì liên tục và
phát huy hiệu quả từ năm học 2014-2015 ngay sau khi có kế hoạch chỉ đạo của
Phòng GD&ĐT Thạch Thành về việc nâng cao kết quả GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH.
Bộ quy tắc ứng xử, quy tắc thực hiện trong nhà trường, cách đánh giá
được quy định rõ trong “SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH ” như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

A,
GIAO
TIẾP,
ỨNG
XỬ

1- Gặp người lớn tuổi (đặc biệt là thầy,
cô giáo) phải chào lễ phép (trừ trường
hợp đang học; nếu cần thiết GV sẽ
hướng dẫn HS chào bằng cách vỗ tay
đồng loạt)

2- Hợp tác, giúp đỡ nếu có khách đến
trường và cần sự hỗ trợ.
3- Xưng hô “BẠN” và “TÔI” hoặc cách
khác lịch sự, trong sáng, thân thiện.
4- Xin lỗi khi làm phiền, cảm ơn khi
được giúp.
5- Không gọi bạn bè ghép tên cha mẹ,
ông bà, ghép đôi nam nữ.
6- Không chế giễu người khuyết tật,
người có hoàn cảnh đặc biệt…
7- Không cổ súy cho những hành động
sai trái.

NGƯỜI
ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

- Trừ 1đ/lần vi phạm.
………

Tất cả
CB, GV,
NV và HS

……….
- Trừ 2đ/lần vi phạm.
10



8- Không dùng tiếng lóng, tiếng dân tộc
trong giờ học, trong giao tiếp với người
không biết.
……….
9- Không được vô lễ với người trên,
không được có những hành động phản
cảm, mất lich sự: nhại động tác, lè lưỡi,
hò hét, ê, ồ, chỉ trỏ, khạc nhổ...
10- Không nói tục, nói bậy, chửi bới,
gây sự, chống đối khi phạm lỗi.
11- Không làm việc riêng, mất trật tự khi
tập trung, tổ chức các sự kiện…
12- Không gây gổ đánh nhau.

B,
AN
TOÀN
GIAO
THÔNG

C,
GIỮ
GÌN
VỆ
SINH

C,
GIỮ
GÌN
VỆ


1- Không đi xe đạp ở sân trường.
2- Xe đạp phải có phanh và các thiết bị
an toàn tối thiểu; đến trường dựng xe
ngay ngắn theo hướng dẫn của Bảo vệ
trường.
3- Khi tan trường ra về: mỗi lớp đi 2
hàng: Hàng đi bộ thẳng tiến ra cổng
trường, hàng đi xe đạp vào lấy xe. Sau
đó chủ động xếp 1 hoặc 2 hàng chung
toàn trường. Khi ra đến đường cái, quan
sát thấy đảm bảo an toàn mới rẽ theo
hướng về nhà (đi bên phải đường)
1, Vệ sinh cá nhân: quần áo sạch sẽ,
đầu tóc gọn gàng, áo đủ khuy, mặc đồng
phục vào các ngày đầu tuần và các ngày
lễ theo quy định của nhà trường. Không
nhuộm tóc, móng tay, móng chân.
Không uống nước lã, ăn quà vặt.
2, Vệ sinh lớp học: không vứt rác ra lớp
hoặc cất dấu trong ngăn bàn, các vật
dụng trong lớp được để ngay ngắn đúng
nơi quy định và sạch sẽ (chổi, hốt rác,
bình nước, cốc uống nước, khăn trải bàn,
lọ hoa, khăn lau tay của GV…), không
có mạng nhện trong lớp.
3, Vệ sinh chung khuôn viên trường:
a, VS khu vực trường, sân trường do
lớp phụ trách: không có rác, giấy loại,
que cọc, vỏ bao bì, túi nilon…

b, Vòi nước, hố rác, nhà vệ sinh: không
xả rác ra khu vực vòi nước, đổ rác vào
hố rác, gọn gàng, đi vệ sinh đúng quy
định.

BGH
(trực
ban):
thứ 3;5;7
& Đoàn
TN: thứ
2;4;6 +
GV bộ
môn.

- Trừ 5đ/lần vi phạm.

- Trừ 2đ/lần vi phạm.

GV trực + Trừ 1đ/lỗi; mỗi một
BGH,
lỗi bị trừ điểm 1
TPT, GV lần/buổi.
bộ môn.
GV trực +
BGH,
TPT, GV
bộ môn.

- Dụng cụ bẩn: trừ

1đ/dụng cụ/lần.
- Dụng cụ để không
đúng nơi quy định:
trừ 1đ/d.cụ/lần.

PTLĐ +
BGH, GV - Nếu sân trường
trực, TPT. bẩn: trừ 1 đến
10đ/lần.
Tất cả
- Trừ 2đ/lần vi phạm.
CB, GV
và HS

11


SINH

D,
BẢO
VỆ
CỦA
CÔNG

c, VS toàn bộ khuôn viên trường: HS
Tất cả
phải có trách nhiệm giữ VS chung,
CB, GV,
không được vứt rác ra sân trường, thấy

NV và HS
bạn vứt rác phải nhắc nhở và thông báo
cho GV trực hoặc BGH trực.
a, Thiết bị, đồ dùng trong lớp học:
GV trực +
- Bàn, ghế ngay ngắn, không viết, vẽ bậy
BGH,
lên bàn, ghế, tường, bảng…
TPT, GV
- Có đầy đủ vật dụng: (chổi, hốt rác,
bộ môn.
bình nước, cốc uống nước, khăn trải bàn,
lọ hoa, khăn lau tay của GV…)
- Phải tắt đèn, máy tính và quạt khi
không dùng (kể cả học nhóm, học nhờ)
CB, GV,
b, Dùng nước uống và nước rửa: đủ
NV&HS
dùng, không lãng phí, không làm hư
hỏng.
c, Các thiết bị, vật dụng khác:
- sử dụng đúng quy cách, không nghịch
hoặc dùng cẩu thả gây hỏng hóc.
Tất cả
- Không leo trèo cây, bẻ cành, vặt lá,
CB, GV,
không trèo lên lan can, bàn ghế.
NV và HS
- Không chơi các trò chơi vân động
mạnh như bóng chuyền, bóng đá… ở

sân giữa và sân trên.

-Vứt rác ra sân
trường: trừ 1 đến 5đ.

- Trừ 1đến 10đ/lỗi.
- Thiếu: trừ 1đ/dụng
cụ.
- Không tắt thiết bị
điện: trừ 1đ/dụng
cụ/lần.
- Mất, hỏng:đền&trừ
1=>20đ/dụng cụ.
-Dùng lãng phí: trừ

-Hỏng: đền&trừ 3đ.
- Trèo cây, bẻ cành,
trèo lan can, bàn
ghế: trừ 2đ/HS/lần.
-Làm hỏng:đền&trừ
1=>10đ.
- Chơi bóng ở sân
giữa, sân trên: trừ
1đ/HS.

Cách sử dụng sổ “đánh giá KNS các lớp” như sau:
BẢNG THEO DÕI CÔNG TÁC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
NĂM HỌC ………………….
( Người đánh giá ghi thứ tự sự việc vào cột (1), trừ điểm theo quy định vào cột (5),

ghi thời gian đánh giá và ký tên vào cột (6). Cuối tuần Tổng phụ trách Đội tổng hợp
điểm của các lớp đạt được )
TT

(1)

HỌ ,TÊN NGƯỜI
ĐÁNH GIÁ

HỌ, TÊN NGƯỜI
VI PHẠM

NỘI DUNG VI PHẠM

(2)

(3)

(4)

ĐIỂM

100đ/tuần

(5)

GHI CHÚ

(6)


12


Kết quả RÈN LUYỆN KNS là một tiêu chí quan trọng để đánh giá học
sinh và các lớp hàng tuần, tháng, học kỳ và 3 đợt thi đua trong năm học.
GIẢI PHÁP THỨ 2: Triển khai các nội dung cơ bản về luật giao thông
đường bộ; tổ chức hội thi “CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG”.
Kế hoạch, quy chế và thể lệ tổ chức hội thi như sau:
1, Thời gian tổ chức: Phù hợp nhất là tháng 8 trong năm học. Sau thời
gian nghỉ hè, học sinh được hoạt động tự do nên có thể ý thức kỷ luật ít nhiều sẽ
buông lỏng. Vì vậy, những tuần học đầu tiên các em cần học tập quy chế kết hợp
với việc triển khai các nội dung cơ bản về luật Giao thông đường bộ, sau đó tổ
chức hội thi.
1, Đối tượng dự thi: Tất cả học sinh của trường THCS Thành Tân. Mỗi
lớp là 1 đội thi. Trong đó, giám sát là GV chủ nhiệm, Đội trưởng là lớp trưởng
(ngồi vị trí số 1, 5 HS thuộc đội nòng cốt ngồi tiếp theo đội trưởng.
2, Nội dung thi: những kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ.
3, Thể lệ và cách thức tổ chức thi:
Các đội bắt thăm thành 2 bảng, mỗi bảng 5 đội; ban tổ chức chọn ra 2 đội
hạt giống. Các đội trong cùng bảng sẽ đấu loại trực tiếp để chọn 1 đội nhất và 1
đội nhì bảng vào thi đấu vòng chung kết.
Phần 1: Trắc nghiệm kiến thức an toàn giao thông.
Ban tổ chức sẽ đưa ra 10 câu hỏi chung cho các lớp. HS suy nghĩ và viết
vào bảng con trong thời gian 30s. Khi ban tổ chức báo hiệu hết giờ, tất cả HS
giơ cao đáp án của mình. bộ phận giám sát sẽ thống kê số HS trả lời đúng và báo
cho thư ký hội thi. Mỗi HS trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Kết thúc phần 1, ban tổ
chức sẽ tính tổng điểm chia theo sĩ số HS để được kết quả phần 1. Điểm tối đa
cho toàn bộ phần thi là 100đ.
Phần 2: Tự luận về kiến thức an toàn giao thông.
Đội trưởng lên bốc thăm chọn câu hỏi. Sau đó đội nòng cốt (6HS) thảo

luận, có thể tham khảo thêm ý kiến của HS trong lớp để đưa ra câu trả lời. Thời
gian chuẩn bị là 1 phút. Số điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 50 điểm. Trong thời
gian 1 phút, nếu đội chơi chính không có câu trả lời hoặc trả lời sai thì các đội
còn lại có quyền trả lời và phần điểm đó được dành cho đội có câu trả lời đúng.
Lưu ý: Nếu đội xin trả lời mà trả lời sai thì sẽ bị trừ 20đ và quyền trả lời
chỉ dành cho 1 đội có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất.
Phần 3: Giải nghĩa từ.
Mỗi đội chọn cử 2 HS. Ban tổ chức cho đội thi bắt thăm bộ câu hỏi (gồm
có 10 từ hoặc cụm từ liên quan đến ATGT). Sau đó, HS thứ nhất cầm bộ đề gợi ý
cho HS thứ 2 trả lời để tìm ra những từ và cụm từ trong đáp án. Khi gợi ý không
được dùng từ có trong bộ câu hỏi, không dùng tiếng địa phương; được dùng
ngoại ngữ và các ngôn ngữ hình thể như động tác, điệu bộ, khẩu hình...
Mỗi câu trả lời đúng được 10đ; điểm tối đa cho phần thi là 100đ.
13


Phần 4: Tiểu phẩm về AN TOÀN GIAO THÔNG.
Trong thời gian tối đa 5 phút, các đội thi thể hiện phần thi tiểu phẩm về
ATGT. Điểm tối đa cho phần thi là 100đ dựa trên các tiêu chí:
Nội dung:
- Phản ánh được tình hình ATGT.
- Có các tình huống tham gia giao thông, giải quyết được các tình huống
đó có tính thực tế và thuyết phục.
- Có tính giáo dục.
- Có tính hài hước, thông minh.
Nghệ thuật:
- Hoá trang, trang điểm.
- Diễn xuất trôi chảy, lưu loát, tự nhiên, có tính sân khấu.
- Diễn cảm lời thoại, biểu cảm bằng động tác, hình thể, khuôn mặt.
GIẢI PHÁP THỨ 3: Triển khai các nội dung cơ bản về nội trợ, nấu ăn,

văn hóa trong sinh hoạt tập thể, giao tiếp trong ẩm thực; tổ chức hội thi KỸ
NĂNG SỐNG với nội dung “NỘI TRỢ VÀ SINH HOẠT TẬP THỂ”.
(Hoạt động này trường THCS Thành Tân đã tổ chức, duy trì liên tục 3
năm từ năm học 2013-2014 đến nay và được HS đặc biệt yêu thích)
Kế hoạch tổ chức và những quy định về hội thi như sau:
- Thời gian: từ ngày 02/3 đến 07/3 hàng năm. Lí do chọn thời điểm này:
+ Thời tiết thời điểm đó thường không quá nóng hoặc quá lạnh, không
mưa => thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tập thể, sinh hoạt ngoài trời.
+ Hoạt động còn có tác dụng giáo dục các em học sinh có những nhận
thức về ngày 8/3, có những hoạt động thiết thực để tri ân và chúc mừng những
người phụ nữ thân thiết với các em (bà, mẹ, chị, em, cô giáo...)
+ Thời điểm này vừa ra tết và là đang là thời gian thu hoạch mía (cây
công nghiệp thương phẩm trồng đại trà tại địa phương). Chính thời gian này các
em học sinh sẽ dễ có cơ hội có tiền để tham gia tổ chức hoạt động.
- Số tiền cần dùng: 25.000đ/HS.
+ Với quy định số tiền 25.000đ đã được bản thân tính toán kỹ để không
quá ít làm cho bữa cơm đạm bạc, gây khó khăn cho học sinh và cũng không quá
nhiều để học sinh phải biết tiết kiệm, rèn luyện cho các em kỹ năng biết “liệu
cơm gắp mắm”, “liệu bò, đo chuồng”.
+ Số tiền trên không được xin bố mẹ với lý do để tổ chức hoạt động mà
phải do các em phải tự “làm ra”. Để có được số tiền đó học sinh có thể “làm ra”
bằng cách: làm thêm trong thời gian nghỉ tết như thu hoạch mía, bán các sản
phẩm mà các em đã thu góp, nuôi trồng được (làm kế hoạch nhỏ), “lì xì” (truyền
thống của người Việt mà đại đa số HS nào cũng có) thậm chí kể cả “xin tiền”...
Với quy định này học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng “kiếm tiền” từ đó
các em sẽ nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc, mạnh dạn, khéo léo trong giao
tiếp, năng động, linh hoạt trong tư duy.
14



+ Số tiền này được nộp cho thủ quỹ lớp trước khi tổ chức thi 1 ngày,
không nộp ngay sau khi nghỉ tết đến trường.
Với quy định này học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng “giữ tiền, tiết kiệm
tiền” từ đó các em sẽ biết quý trọng sức lao động, thành quả lao động.
- Các món ăn phải được chế biến tại trường:
Không mua đồ ăn sẵn (VD: xôi, bánh các loại, nem, giò, chả...)
Mục đích là để HS được thao tác, được hoạt động và rèn luyện kỹ năng.
- Nhiên liệu:
+ Dùng nhiên liệu chính là bếp củi + 2 nồi cơm điện và có thể dùng 1
hoặc 2 chảo điện, bếp từ hoặc dụng cụ sử dụng điện khác. Mục đích của quy
định này là để cho HS rèn luyện với loại nhiên liệu sử dụng đại trà, phổ biến ờ
vùng miền núi và làm quen với dụng cụ sử dụng điện hiện đại khác.
+ Không dùng bếp ga mini (không an toàn), bếp ga gia đình (không ảnh
hưởng đến nếp sinh hoạt của gia đình học sinh), bếp ga công nghiệp (không tốn
kém, lãng phí, không rèn luyện được kỹ năng quen thuộc, phổ biến).
- Tổ chức thực hiện:
+ 10h30 ngày n (trước ngày thi 2 ngày): tập trung nghe phổ biến quy chế
thi, nhận vị trí tổ chức nấu, vị trí bày bàn, sắp mâm của lớp.
+ 7h đến 7h15 ngày n+2 (ngày thi): các lớp tập trung, điểm danh, giáo
viên được cử giám sát kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị dụng cụ và kiểm tra
lượng tiền trước khi đi mua nguyên liệu.
+ 7h15 đến 8h: học sinh đi mua nguyên liệu, giáo viên giám sát đánh giá.
Đây là hoạt động rèn luyện kỹ năng “chi tiêu tiền”, lựa chọn, thảo luận, thương
lượng, ra quyết định ...trong việc mua nguyên liệu.
+ 8h đến 8h15: GV giám sát kiểm tra, đánh giá việc mua nguyên liệu.
+ 8h15 đến 10h30: tổ chức nấu ăn và bày mâm. Trong thời gian này Ban
giám khảo đi chấm điểm việc tổ chức hoạt động (chú ý các kỹ năng phối hợp
tập thể, thái độ nghiêm túc, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng quản lý
thời gian, sự phối hợp, tinh thần...)
+ 10h30 đến 10h45: ban giám khảo đi chấm điểm kết quả sản phẩm.

+10h45 đến 11h30: tổ chức liên hoan và giao lưu; ban giám khảo chấm
điểm về hoạt động liên hoan và giao lưu ẩm thực của học sinh các lớp. (chú ý về
văn hóa ẩm thực, thái độ tự tin, kỹ năng giao tiếp trong sinh hoạt tập thể,
trong môi trường đông người...)
+ 11h30 đến 11h45: thu dọn, làm vệ sinh khu vực nấu và khu vực liên
hoan, dọn rửa dụng cụ, bát đĩa, nhận lại dụng cụ đã phân công trước đó.
- Quy định, bảng điểm chấm:
BIỂU ĐIỂM CHẤM HỘI THI KNS: NỘI TRỢ VÀ SINH HOẠT TẬP THỂ
CÁC NỘI DUNG THI

LỚP
15


6A

6B

6C

7A

7B

8A

8B

9A


9B

9C

1, Chuẩn bị mang dụng cụ (2đ)
2, Mua nguyên liệu (2đ)
1, Phong phú, có dưỡng chất,
hài hòa (3đ)
II, CHẤT
2, Bày trí đẹp (2đ)
LƯỢNG
(12đ)
3, Vệ sinh (3đ)
4, Ngon miệng (4đ)
III, TINH 1, Nghiêm túc, khẩn trương
THẦN VÀ (1đ)
KỶ LUẬT 2, Phối hợp tốt (2đ)
(4đ)
3, Vui vẻ, thân thiện (1đ)
TỔNG ĐIỂM (20đ)
I, CHUẨN
BỊ (4đ)

Điểm thi KNS trên được tổng hợp vào điểm tổng sắp của các lớp trong
đợt thi đua 26/3 hàng năm.
GIẢI PHÁP THỨ 4: Tổ chức cho học sinh đi học ngoại khóa tại các
khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các thành phố lớn, trung tâm
thương mại, khu vui chơi giải trí....
(Hoạt động này trường THCS Thành Tân đã tổ chức, duy trì 18 năm, từ
năm học 1998-1999 đến nay và được HS đặc biệt yêu thích)

Kế hoạch tổ chức và thực hiện hoạt động này như sau:
a, Xây dựng ND hoạt động này trong KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC.
b, Bàn bạc, thảo luận với cha mẹ học sinh trong phiên họp phụ huynh đầu
năm học.
c, Trước khi tổ chức 2 tuần, làm tờ trình xin phép Phòng GD&ĐT và báo
cáo UBND xã để thông qua chủ trương và xin tiền hỗ trợ.
d, Gửi thư ngỏ đến các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo
tâm để xin tiền hỗ trợ.
đ, Gửi thông báo đến gia đình học sinh với các nội dung sau:
+ Thời gian tổ chức: có mặt tại trường vào ...giờ; kết thúc hành trình tại
trường vào...giờ.
+ Địa điểm học ngoại khóa.
+ Nguồn kinh phí: nhà trường, quỹ Đội, các nhà tài trợ, UBND xã hỗ trợ,
học sinh đóng góp thêm.
+ Dự chi kinh phí: mua thuốc dự phòng và các vật dụng nhỏ cần thiết
(khăn và giấy lau, túi bóng...), tiền ăn các bữa, nước uống, tiền chụp ảnh chung
toàn đoàn, tiền ngủ (nếu đi 2 ngày), lệ phí tham quan, tiền mua quà cho HS khối
6 và những HS đăng ký (khối 7; 8; 9 hướng dẫn tư vấn cho HS tự mua), tiền
thuê xe.
+ Danh sách giáo viên phụ trách các lớp kèm theo số điện thoại liên lạc.

16


e, Mời 3 đại diện Hội cha mẹ HS và 1 nhân viên của trạm y tế tham gia.
g, Liên hệ với các địa chỉ quen thuộc ở nơi đến học ngoại khóa để chủ
động về nơi ăn, ngủ, hướng dẫn viên...
h, Họp đoàn để triển khai những nội dung sau:
+ Thông báo kế hoạch của chuyến học ngoại khóa.
+ Thông báo và giao nhiệm vụ cho các giáo viên phụ trách học sinh và

phụ trách các đầu việc do trưởng đoàn phân công.
+ Thông báo công khai các khoản tiền thu và dự chi.
+ Quán triệt những quy chế, quy định, kỹ năng cần học tập của đợt học
ngoại khóa; đặc biệt chú ý: uống thuốc chống say xe, đảm bảo thời gian tập
trung, các nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông trên xe khách, xe buýt, đi
bộ trên đường phố, qua ngã rẽ nhiều lối, kỹ năng giao tiếp nơi công cộng nhất là
khu di tích lịch sử, nơi tôn nghiêm, kỹ năng giao tiếp ẩm thực tập thể, cách sử
dụng cầu thang máy, các dụng cụ trong phòng điều hòa khép kín, cách mua hàng
ở cửa hàng, quán, chợ bình thường và trong siêu thị, kỹ năng giao tiếp cơ bản
với người lạ và nhất là người nước ngoài (nếu gặp), giữ gìn vệ sinh nơi cộng
cộng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn (ốm đau, lạc đường, mua vật
dụng, các sử dụng các phương tiện, vật dụng....kể cả việc đi vệ sinh)
i, Tổ chức cho học sinh đi học ngoại khóa theo kế hoạch.
k, Họp đoàn tổng kết, rút kinh nghiệm, thông báo tài chính.
GIẢI PHÁP THỨ 5: Tham mưu với chính quyền địa phương, thông
qua Đảng ủy, UBND xã để phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các thôn,
bản tập hợp các em học sinh thực hiện một số hoạt động tập thể trên địa
bàn dân cư:
Cụ thể là các việc:
a, Vệ sinh, đường làng, ngõ xóm (đã thực hiện được 5 năm, từ năm 2011)
b, Vệ sinh nhà bia tưởng niệm liệt sỹ của xã. (đã thực hiện được 8 năm)
c, Tổ chức Hội thi “KIẾN THỨC VĂN HÓA VÀ HIỂU BIẾT XÃ HỘI”
theo đơn vị các thôn. (đã thực hiện được 14 năm, từ năm 2001 và trở thành cuộc thi
truyền thống của học sinh THCS giữa các thôn vào dịp 20/11 hàng năm. Nội dung
này, tôi đã tổng kết kinh nghiệm và viết đề tài được giải A cấp huyện và giải B cấp tỉnh
năm học 2006-2007).

Quy chế và thể lệ tổ chức hội thi như sau:
1, Đối tượng dự thi:
Mỗi đội thi có 5 HS các lớp 6, 7, 8, 9 trong địa bàn các thôn và 1 công dân

của thôn (không hạn chế nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính....Người này chỉ tham
gia thi phần 4: thi cùng cổ động viên)
2, Nội dung thi:
- Kiến thức văn hóa: những kiến thức cơ bản trong chương trình THCS.

17


- Hiểu biết xã hội: những hiểu biết về xã hội (lịch sử, pháp luật, văn hóa,
nghệ thuật, thể thao...) của quê hương Thành Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa, về
Tổ quốc Việt Nam và thế giới.
3, Thể lệ và cách thức thi:
Các đội bắt thăm thành 2 bảng, mỗi bảng 5 đội; ban tổ chức chọn ra 2 đội
hạt giống. Các đội trong cùng bảng sẽ đấu loại trực tiếp để chọn 1 đội nhất và 1
đội nhì bảng vào thi đấu vòng chung kết.
Phần 1: Thi kiến thức văn hóa tổng hợp.
Các đội bắt thăm bộ câu hỏi cho đội mình. Bộ câu hỏi gồm có 10 câu hỏi
về các môn: vănx2, toánx2, lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ. Mỗi đội cử đại diện
để trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10đ. Thời gian thi là 90s; điểm tối
đa là 100đ.
Phần 2: Thi hiểu biết xã hội.
- Vòng 1: “trả lời câu hỏi”: có 10 câu hỏi dành chung cho các đội thi.
Trong 30s đội nào có tín hiệu trước sẽ dành được quyền trả lời. Điểm trả
lời cho mỗi câu hỏi đúng là 20đ.
Nếu đội dành quyền trả lời, trả lời sai thì thời gian còn lại cho các đội còn
lại có quyền trả lời. Nếu các đội có tín hiệu trả lời cùng thời điểm thì nội dung
trả lời của mỗi đội được ghi vào giấy và được ban tổ chức công bố và cho điểm.
Điểm tối đa cho phần thi là 200đ.
Nếu không có đội nào trả lời được thì khán giả tham gia trả lời. BTC sẽ có
phần quà dành cho khán giả trả lời đúng.

- Vòng 2: “Tiếp sức vòng tròn”: đề thi là một câu hỏi có nhiều đáp án
(VD: kể tên các huyện, thị của tỉnh Thanh Hóa). Các đội thi lần lượt nêu đáp án
theo thứ tự. Cách tính điểm sẽ theo thứ tự từ thấp đến cao tương ứng với các đội
bị loại khỏi vòng thi nhanh hay chậm là 20; 30; 40; 50; 60đ. Đội thi không nêu
được đáp án nào: 0đ.
Phần 3: Thi kiến thức văn hóa tự chọn
Có 2 hộp màu đựng đề thi:
Màu đỏ gồm các môn: toán, lý, hóa, sinh.
Màu xanh gồm các môn: văn, sử, địa, ngoại ngữ.
Các đội chơi chọn lĩnh vực sở trường (KHTN hoặc KHXH). Ban tổ chức
sẽ cho các đội tham gia một trò chơi dân gian. Đội nào thắng sẽ được trả lời câu
hỏi thuộc lĩnh vực sở trường, đội thua sẽ phải trả lời câu hỏi thuộc lĩnh vực
không sở trường. Mỗi đội được trả lời 1 câu; thời gian chuẩn bị là 60s. Nếu trả
lời đúng thì được 40đ (cho lĩnh vực sở trường) hoặc 20đ (cho lĩnh vực không sở
trường). Nếu trả lời sai hoặc không trả lời được thì các khác được quyền trả lời.

18


Nếu không có đội nào trả lời được thì khán giả sẽ tham gia trả lời. Ban tổ
chức sẽ có phần quà cho khán giả trả lời đúng.
Phần 4: Thi cùng cổ động viên. Mỗi đội cử 1 HS và 1 cổ động viên.
Ban tổ chức cho cổ động viên bắt thăm bộ câu hỏi (gồm có 10 từ và cụm
từ). Cổ động viên gợi ý cho HS trả lời để tìm ra những từ và cụm từ đó. Mỗi câu
trả lời đúng được 10đ. Thời gian trả lời là 60s. Khi gợi ý không được dùng từ có
trong bộ câu hỏi hoặc dùng tiếng địa phương; được dùng ngoại ngữ và các ngôn
ngữ hình thể như điệu bộ, động tác, khẩu hình...
GIẢI PHÁP THỨ 6: Tổ chức “HỘI THI TIẾNG ANH”
Quy chế và thể lệ tổ chức hội thi như sau:
1, Đối tượng dự thi: Tất cả học sinh của trường. Mỗi lớp là 1 đội thi.

Trong đó, giám sát là GV chủ nhiệm, Đội trưởng là lớp trưởng (ngồi vị trí số 1)
2, Nội dung thi: những kiến thức cơ bản về chương trình tiếng Anh HS
đã học từ tiểu học đến thời điểm thi (thường tổ chức và cuối tháng 3 trong đợt
thi đua 26/3); chú trọng về nội dung Tiếng Anh trong giao tiếp.
3, Thể lệ và cách thức tổ chức thi:
Phần 1: Chào hội thi và giới thiệu bản thân, giới thiệu trường, lớp.
Mỗi lớp cử 1 HS thực hiện phần thi trên. Điểm tối đa cho phần thi là 20đ
dựa trên các tiêu chí: nội dung lời giới thiệu, mức độ chính xác về từ ngữ, ngữ
pháp tiếng Anh và nghệ thuật diễn xuất.
Phần 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. (câu hỏi ở mức độ “nhận biết”)
Ban tổ chức cho 5 câu hỏi trắc nghiệm chung cho các lớp. Nội dung câu
hỏi thuộc chương trình lớp 6 đến thời điểm thi. HS suy nghĩ và viết vào bảng
con trong thời gian 30s. Khi ban tổ chức báo hiệu hết giờ, tất cả HS giơ cao đáp
án của mình. bộ phận giám sát sẽ thống kê số HS trả lời đúng và báo cho thư ký
hội thi. Mỗi HS trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Kết thúc phần 1, ban tổ chức sẽ
tính tổng điểm chia theo sĩ số HS để được kết quả vòng 1. Điểm tối đa cho toàn
bộ phần thi là 20đ.
Phần 3: Trả lời câu hỏi tự luận. (câu hỏi ở mức độ “vận dụng”)
Ban tổ chức chuẩn bị 10 câu hỏi được chia thành từng khối lớp. Đội
trưởng bắt thăm câu hỏi cho lớp mình. Sau thời gian 1 phút, GV giám sát thu kết
quả làm vào giấy của HS. BTC chấm 3 đến 5 bài làm của HS (trong đó có 1 bài
do lớp tự chọn, số bài còn lại do Ban tổ chức chọn ngẫu nhiên bằng cách quay
“chiếc nón kỳ diệu”). Điểm tối đa cho toàn bộ phần thi là 30đ.
Phần 4: Câu hỏi tình huống.
Trong thời gian tối đa 5 phút, các đội thi thể hiện đoạn diễn tình huống
bằng tiếng Anh. Điểm tối đa cho phần thi là 30đ dựa trên các tiêu chí: nội dung
của kịch bản, mức độ chính xác về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Anh, nghệ thuật diễn
xuất và kết quả trả lời của các lớp còn lại.

19



GIẢI PHÁP THỨ 7: Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền phòng,
tránh tai nạn thương tích và đuối nước.
Để thực hiện giải pháp trên, bản thân đã chỉ đạo nhà trường tiến hành các
nội dung sau:
1. Tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương
tích và đuối nước trong các bài giảng của chương trình chính khóa.
2. Tổ chức buổi tuyên truyền và giao lưu, thảo luận về chuyên đề phòng,
tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho GV và HS toàn trường.
3. Tổ chức các buổi thực hành, tập huấn và diễn tập về phòng chống đuối
nước với các nội dung sau:
- Dạy cho học sinh kỹ thuật các kiểu bơi thông thường, dễ tập.
- Kỹ năng thoát hiểm cho bản thân khi gặp các tình huống đuối nước.
- Kỹ năng cứu giúp người bị nạn; gồm các nội dung sau:
+ Kỹ năng tìm nguồn trợ giúp, ứng cứu. (các dụng cụ cứu nạn và tìm, gọi
thêm người)
+ Kỹ năng cứu nạn bằng các dụng cụ: dây, cây, vật nổi...
+ Kỹ năng cứu nạn bằng cách tiếp cận trực tiếp (bơi ứng cứu)
+ Kỹ năng thoát hiểm trong khi cứu nạn.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Qua các năm học tích cực thực hiện giáo dục KNS cho HS bằng các biện
pháp nêu trên, kết quả đã cho thấy KNS của HS chuyển biến tích cực. Cụ thể:
- Kết quả học tập văn hóa của học sinh có sự chuyển biến rõ nét. Đặc biệt,
học sinh đã được tăng cường, bổ sung những kiến thức, những kỹ năng cơ bản,
sơ đẳng trong giao tiếp tiếng Anh.
- Giao tiếp ứng xử: giảm đáng kể các hiện tượng yếu kém, HS ngoan hơn,
biết những kỹ năng giao tiếp lịch sự, văn minh và tự tin hơn.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; biết bảo vệ của công.
- HS cơ bản đã có kiến thức, ý thức và KN tham ra giao thông đường bộ.

- HS đã có nhiều kỹ năng về nội trợ trong gia đình, kỹ năng giao tiếp khi
sinh hoạt tập thể, văn hóa ẩm thực, sự tự tin trước đám đông. Ngoài ra, học sinh
còn được giáo dục về việc “kiếm tiền”, tiết kiệm tiền, biết giữ tiền, sử dụng tiền
để mua bán.
- Việc tổ chức học ngoại khóa cho HS đã có tác dụng rất lớn cho việc giáo
dục KNS cho HS. Khi bước chân ra khỏi gia đình, xa cách sự đùm bọc của bố
mẹ, các em được trải nghiệm nhiều điều mới lạ và học hỏi được nhiều điều lý
thú, trong đó có những sự vật, hiện tượng các em chưa bao giờ được biết.
- Những hoạt động làm vệ sinh tập thể trên địa bàn dân cư, học sinh được
rèn luyện: thói quen sinh hoạt vệ sinh, sạch sẽ; kỹ năng hợp tác trong làm việc
tập thể; Kỹ năng làm vệ sinh gia đình và đường làng, ngõ xóm và đặc biệt là
những nơi tôn nghiêm; Biết kính trọng, tưởng nhớ những người đã khuất và đặc
20


biệt biết tôn thờ, tri ân và ghi nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã có công
lao cho đất nước.
- Qua các cuộc thi, học sinh được rèn luyện rất nhiều về hầu hết các kỹ
năng được nêu trong mục 2.1.5. Ví dụ như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng
ứng phó với căng thẳng, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra
quyết định, kỹ năng hòa nhập với môi trường mới, người lãnh đạo mới, kỹ năng
giao tiếp, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn....vv.
- Qua việc giáo dục, tuyên truyền về phòng, tránh tai nạn thương tích và
đuối nước cho học sinh đã có kết quả rất tốt. Số học sinh biết bơi đã nhiều hơn
đáng kể. Các em đã được trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản
về phòng chống tại nạn và đuối nước cho bản thân. Vì vậy, trong nhiều năm qua,
những hiện tượng đáng tiếc về tai nạn và đuối nước thuộc học sinh lứa tuổi cấp
THCS trên địa bàn địa phương không xảy ra bất kỳ trường hợp nào.
- Đặc biệt, qua các hoạt động giáo dục KNS đã đem đến tình cảm gắn bó
giữa học sinh với nhà trường, bạn bè, thầy cô. HS có thêm niềm vui đến trường.

Các em rất hào hứng với những hoạt động giáo dục KNS, nhất là hoạt động HỌC
NGOẠI KHÓA và NỘI TRỢ VÀ SINH HOẠT TẬP THỂ.
Tất cả các chuyển biến và kết quả đạt được nêu trên được minh chứng qua
bảng khảo sát số liệu: (xem phụ lục 1)
3. KẾT LUẬN:
3.1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện những nội dung của đề
tài, bản thân đã đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống lại và nắm vững hơn về những kiến thức liên quan đến nội
dung giáo dục kỹ năng sống: khái niệm, cách phân loại, mục tiêu, nguyên tắc,
nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong trường phổ thông.
- Nghiên cứu, tìm ra những biện pháp cần thiết để giáo dục KNS cho học
sinh trường THCS Thành Tân.
- Tổng kết những kinh nghiệm đã được áp dụng tại đơn vị như sau:
GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, thực hiện trong
nhà trường; triển khai đến tất cả HS và CB, GV; Mở sổ “ SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH
GIÁ CÔNG TÁC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH ”.
GIẢI PHÁP THỨ 2: Triển khai các nội dung cơ bản về luật giao thông
đường bộ; tổ chức hội thi “CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG”.
GIẢI PHÁP THỨ 3: Triển khai các nội dung cơ bản về nội trợ, nấu ăn,
văn hóa trong sinh hoạt tập thể, giao tiếp trong ẩm thực; tổ chức hội thi KỸ
NĂNG SỐNG với nội dung “NỘI TRỢ VÀ SINH HOẠT TẬP THỂ”.
GIẢI PHÁP THỨ 4: Tổ chức cho học sinh đi học ngoại khóa tại các khu
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các thành phố lớn, trung tâm thương mại,
khu vui chơi giải trí....
21


GIẢI PHÁP THỨ 5: Tham mưu với chính quyền địa phương, thông qua
Đảng ủy, UBND xã để phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các thôn, bản tập

hợp các em học sinh thực hiện một số hoạt động tập thể trên địa bàn dân cư:
Cụ thể là các việc:
- Vệ sinh, đường làng, ngõ xóm
- Vệ sinh nhà bia tưởng niệm liệt sỹ của xã.
- Tổ chức Hội thi “KIẾN THỨC VĂN HÓA VÀ HIỂU BIẾT XÃ HỘI”
GIẢI PHÁP THỨ 6: Tổ chức “HỘI THI TIẾNG ANH”
GIẢI PHÁP THỨ 7: Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền phòng,
tránh tai nạn thương tích và đuối nước.
Tóm lại: tất cả các giải pháp nêu trên đã được áp dụng thành công tại
trường THCS Thành Tân và đem lại những kết quả rất tốt về giáo dục văn hóa,
đạo đức và đặc biệt là giáo dục KỸ NĂNG SỐNG cho học sinh (như đã nêu
trong phần 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN). Do vậy, các hoạt động, các giải
pháp giáo dục kỹ năng sống đã được sự sự quan tâm, đồng thuận và ủng hộ của
lãnh đạo, nhân dân địa phương về công tác giáo dục của nhà trường nói chung
và giáo dục kỹ năng sống nói riêng.
Qua quá trình áp dụng các giải pháp tại đơn vị, tôi nhận thấy khả năng
ứng dụng tại đơn vị rất tốt, có tính khả thi cao, không gặp nhiều khó khăn trong
quá trình thực hiện, hiệu quả đạt được rất lớn, được giáo viên, học sinh, phụ
huynh ủng hộ. Chính vì vậy, nhiều giải pháp đã trở thành hoạt động mang tính
truyền thống của nhà trường hàng chục năm qua.
Cũng theo nhận định của bản thân, những giải pháp giáo dục nâng cao
KNS của trường THCS Thành Tân còn có khả năng vận dụng ở các đơn vị
trường học khác bởi tính khả thi và hiệu quả đạt được của nó.
3.2. KIẾN NGHỊ:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện giáo dục KNS cho HS, bản thân có
một số kiến nghị sau:
- Kiến nghị Bộ GD&ĐT: cần giảm tải chương trình để HS có nhiều thời
gian hơn cho việc trải nghiệm và học KNS.
- Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các trường
học (phòng học, sân chơi, nhà tập, dụng cụ, đồ dùng giảng dạy...) để các nhà

trường có điều kiện làm công tác giáo dục tốt hơn, đặc biệt là các đơn vị ở vùng
đặc biệt khó khăn như THCS Thành Tân – Thạch Thành.
Do khả năng cá nhân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong được các đồng chí đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục góp ý, bổ
sung để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

22


XÁC NHẬN CỦA P.HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

NGUYỄN MẠNH THẮNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ XII.
2, Luật Giáo dục năm 2005
3, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
4, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ).
5, Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực – Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam- Nhóm tác giả: PGS.TS Đặng Quốc Bảo – TS.

Nguyễn Thị Bảy – ThS Bùi Ngọc Diệp – TS. Ngô Thị Tuyên.
6, Giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học cơ sở - Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam – Nhóm tác giả: Đặng Thúy Anh – Lê Minh Châu- Nguyễn Thị
Việt Hà – Nguyễn Thị Thanh Mai – Trần Thị Tố Oanh – Phạm Thị Thu Hương –
Lưu Thị Thủy – Đào Vân Vi.

23


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH
SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KNS

(tính bằng tỉ lệ %: số HS thực hiện được/tổng số HS được khảo sát)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG, KỸ NĂNG

Kỹ năng phòng, chống đuối nước:
- Biết bơi
- Có kiến thức cơ bản phòng và chống cho bản thân
- Có kiến thức cơ bản phòng, chống và cứu giúp người khác
- Biết cách thoát hiểm trong những tình huống gay cấn
Chào hỏi khi gặp người trên:
- Có chào
- Chào hỏi lễ phép, lịch sự, văn hóa
Xưng hô vói bạn bè và các học sinh khác:
- Bạn, tôi, anh, chị, em
- Gọi tên HS bằng cách ghép tên bố mẹ, ông bà
Tự tin giới thiệu bản thân trước đông người hoặc trong khi
tổ chức các sự kiện


KQ
ĐẠT
ĐƯỢC

SO SÁNH VỚI
TRƯỚC KHI
ÁP DỤNG

81
68
36
34

43
17
9
5

98.9
81

86
42

97
0

23
18


72

12

24


Mạnh dạn chất vấn và bày tỏ chính kiến

68

13

Khi có khách hoặc người lạ đến nhà hoặc đến trường:
- Chào
- Giao tiếp xã giao
- Hợp tác, tư vấn, giúp đỡ
- Có phương án phòng vệ, thoát hiểm

98
76
56
48

88
22
11
6


Biết cách xin lỗi

91

76

Biết cảm ơn

79

48

Nói tục

9.3

52

Thường xuyên dùng tiếng địa phương, tiếng dân tộc trong
giao tiếp

16

67

28
16

3
0.7


86

57

78
66
61
58

26
5
3.5
6

98

61

Biết làm việc nhỏ trong gia đình:
- Mua những vật dụng nhỏ thiết yếu
- Giặt quần áo
- Nấu cơm
- Nấu thức ăn thông thường
- Rửa bát
- Quét nhà, sân, vườn
- Làm việc khác

81
79

78
68
86
92
90

64
35
41
32
54
78
79

Biết mua các sản phẩm ở siêu thị

86

2

Dùng tiếng Anh trong giao tiếp sơ đẳng với người nước
ngoài: chào, giới thiệu bản thân, hỏi giờ, hỏi địa chỉ, tên
người, cảm ơn, xin lỗi, mời (đề nghị thực hiện, giúp đỡ, hợp
tác) làm gì đó...
- Biết và dám thực hiện khi được động viên, khích lệ:
- Tự tin, chủ động:
Hiểu biết và thực hiện những ND cơ bản về an toàn giao
thông đường bộ
Tham gia giao thông khác:
- Biết cách đi xe khách

- Biết cách đi xe buýt
- Biết cách đi cầu thang máy
- Biết cách phòng và thoát hiểm khi lạc đường
Tắt đèn, quạt và máy tính khi không sử dụng (ở nhà và cả ở
trường)

25


×