Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh nghiệm quản lý chỉ đạo tổ chức dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh trong môn giáo dục công dân tại trường THCS nga thanh, nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 23 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nay là chỉ thị
05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta
đang ra sức thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Qua gần 10 năm thực hiện, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” đã trở thành cuộc vận động cách mạng sâu rộng, có sức lan tỏa và
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Học sinh trung học cơ sở (THCS), lứa tuổi tập làm người lớn, những chủ
nhân tương lai của đất nước hơn ai hết phải được hiểu rõ về cuộc vận động,
được thực hành trong những chuẩn mực đạo đức cụ thể.
Thực tế những năm gần đây, cùng với những đổi mới, cải cách trong giáo
dục, các vấn đề giáo dục kỹ năng sống, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực, phương tiện dạy học...đang được giới chuyên môn
quan tâm, đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên khái niệm dạy học tích hợp, tổ chức dạy
học tích hợp như thế nào cho có hiệu quả vẫn còn là một vấn đề khó.
Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng của các nước
trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đó là tăng cường tích hợp, đặc
biệt là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Một nghiên cứu mới đây của
Viện khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nước
cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Tuy
nhiên hiện nay, việc xây dựng chương trình ở tiểu học về cơ bản đã quán triệt
tinh thần tích hợp. Còn ở THCS vẫn chưa rõ ràng, nên quản lý chỉ đạo tổ chức
dạy học theo hướng tích hợp ở các bài học cụ thể môn giáo dục công dân vẫn là
một giải pháp “tình thế” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Tổ chức tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trong dạy học chính là đảm bảo “nguyên tắc vàng” trong dạy học
giáo dục công dân: “dạy học phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn” và
việc tiến hành cụ thể như thế nào vẫn còn là vấn đề khó.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn tiến hành một số biện pháp


chỉ đạo giáo viên dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn giáo dục công dân lớp 6, 7, 8, 9 ở trường
THCS Nga Thanh, Nga Sơn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của mình
trong năm học 2016 - 2017 này.

1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp giáo viên, học sinh hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh, từ đó có cách vận dụng trong học tập và rèn luyện đạo đức, trở thành
những công dân có ích cho xã hội.
Tìm ra hướng tổ chức dạy học tích hợp trong môn giáo dục công dân, cụ
thể là tích hợp bài dạy học với các vấn đề thời sự, vấn đề chính trị có ý nghĩa
thời sự…giúp học sinh được thực hiện các hoạt động thiết thực, các em được
hòa nhập vào thế giới cuộc sống. Từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức
cần thiết của một công dân Việt Nam có trách nhiệm với bản thân, gia đình và
cộng đồng.
Nhân rộng, triển khai, phổ biến trong bộ môn khác, góp phần xây dựng
nền tảng cho việc tổ chức thực hiện chương trình nội dung tích hợp sẽ được Bộ
Giáo dục và Đào tạo thống nhất thực hiện vào năm 2018.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chủ đề, nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
có thể tích hợp và giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh THCS.
Những bài học trong chương trình có liên quan đến chủ đề và nội dung “
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Những kinh nghiệm, nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh tại trường
THCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được dạy học tích hợp nội dung “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Những phương pháp, biện pháp quản lý chỉ đạo dạy học tích hợp thành

công trong môn giáo dục công dân ở trường THCS.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, nghiên cứu tài liệu; sách
giáo khoa; sách giáo viên; các sách viết về Bác; các văn kiện đại hội, nghị quyết
của Đảng các cấp và các chỉ thị có đề cập đến cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thực hiện giảng dạy thử nghiệm trực tiếp trên lớp 7A, 7B, 8A, 8B trường
THCS Nga Thanh với các phương pháp dạy học truyền thống: diễn giảng, đàm
thoại, kể chuyện, nêu gương...kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại
như: thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, liên hệ và tự
liên hệ thực tế.
Tổ chức điều tra, khảo sát nắm bắt mức độ tiếp thu kiến thức và hình
thành kỹ năng của học sinh trước và sau khi tổ chức dạy học để kết luận về ưu
điểm, nhược điểm cũng như khẳng định thành công của SKKN.
Quan sát, thống kê, so sánh, phân tích, xử lý số liệu thu thập được để nhận
xét kết quả, kết luận chính xác về hiệu quả và khả năng áp dụng.

2


B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục và
Đào tạo về tích hợp.
Thực hiện hướng dẫn số 11- HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư
tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong toàn ngành với mục đích “Làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,
viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành nhận thức sâu sắc về
những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư ; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các
tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”.
Một trong những điểm mới của chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15 tháng 5 năm
2016 của Bộ Chính trị khóa XII so với Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị
khóa XI là sự quan tâm đặc biệt đến yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương
số 29 - NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ Chính
trị không chỉ dành riêng một nội dung để yêu cầu về công tác giáo dục tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn chỉ
rõ từng nội dung cần đưa vào chương trình để bảo đảm phù hợp với cấp học, bậc
học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo thời kỳ mới.
Dự thảo khung chương trình giáo dục phổ thông mới (dự kiến áp dụng
vào năm 2018) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dạy học sẽ theo hướng tích
hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Như vậy
nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả các bài dạy học theo hướng
tích hợp ở thời điểm hiện nay chính là bước “dọn đường” có ý nghĩa thực tiễn để
rút kinh nghiệm và tiến hành tốt hơn trong thực tế khi bắt đầu thực hiện chương
trình tích hợp do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn.
Mục tiêu môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học
sinh những chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân phù hợp với lứa
tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách con người
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Nội dung các bài trong chương trình giáo dục công dân THCS thể hiện rõ
nét vai trò của công dân trong các quan hệ xã hội, quan hệ với công việc, quan
hệ với môi trường sống và lý tưởng của đảng, của dân tộc nên tích hợp với cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là hoàn toàn
hợp lý. Hiệu quả của việc làm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong xây dựng
nền tảng tinh thần, tư tưởng, lý tưởng sống cho các em học sinh THCS.

Hơn nữa, một trong những nguyên tắc của dạy học môn giáo dục công
dân là phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn, tức là học sinh liên hệ giữa
3


bài học giáo dục công dân với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, tập thể,
địa phương. Điều đó hoàn toàn phù hợp với cuộc vận động chính trị sâu rộng
đang được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hưởng ứng mạnh mẽ và có hiệu
quả tương đối rõ nét, tạo sự chuyển biến quan trọng trong đời sống tinh thần, tư
tưởng của đất nước.
2. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng
dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình
thành những kiến thức kỹ năng mới; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất
là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Bàn
đến tích hợp là bàn về vấn đề nội dung chứ không phải là phương pháp dạy học.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu tích hợp trong quá trình dạy học, người tổ chức
phải vận dụng được các phương pháp dạy học tối ưu để có thể chuyển tải hết các
nội dung cần thiết.
Tích hợp có thể được vận dụng ở nhiều môn học, nhiều nội dung trong
một môn học và lồng ghép các nội dung cần thiết vào một môn học. Tích hợp có
thể tiến hành ở các cấp độ khác nhau: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích
hợp liên hệ.
3. Các chủ đề có thể tích hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy giáo dục công
dân ở trường trung học cơ sở.

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy học
giáo dục công dân THCS có thể tích hợp theo những nội dung chủ yếu sau:
Tấm gương về một con người giàu lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân
hậu, hết mực vì con người.
Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, giản dị và khiêm
nhường.
Tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất cứ
đặc quyền, đặc lợi nào…
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.
1. Thực trạng về phía nhà trường.
1.1.Thuận lợi:
Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo cho việc dạy học tích
hợp. Thư viện đạt chuẩn nên sách và tài liệu tham khảo đáp ửng đủ.
Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát việc dạy học tích hợp trong các bộ
môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân.
1.2. Khó khăn.

4


Trường chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất còn thiếu phòng học chức năng nên
cũng có những khó khăn nhất định.
2. Thực trạng về phía giáo viên.
2.1. Thuận lợi:
Trong quá trình học ở trường sư phạm, giáo viên được đào tạo liên môn
nên có sự am hiểu nhất định về kiến thức các môn học. Do vậy việc dạy học tích
hợp tương đối dễ thực hiện, thậm chí nhiều giáo viên đã tiến hành nhưng chưa đi
sâu và chưa gọi thành tên cụ thể mà thôi.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có cơ hội tốt để triển

khai dạy học tích hợp.
Bản thân các giáo viên đứng lớp môn giáo dục công dân là đảng viên, nên
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, việc nắm bắt các chủ đề
học tập và làm theo Bác qua từng năm khá đơn giản. Thực hiện nhiệm vụ tích
hợp này chính là cách giáo viên đưa chủ trương, cuộc vận động của Đảng gần
hơn, thực tế hơn với học sinh.
2.2. Khó khăn.
Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách thức tiến hành một bài dạy học
môn giáo dục công dân theo hướng tích hợp.
Khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn về bài
học bộ môn cũng như phải mất dày công thiết kế giáo án, chuẩn bị các điều kiện
để tiến hành một bài dạy học đạt hiệu quả.
3. Thực trạng về phía học sinh.
3.1. Thuận lợi.
Học sinh THCS, nên việc thực hiện dạy học tích hợp có những thuận lợi
nhất định do các em đã có vốn kiến thức cơ bản.
Các em học sinh đã được biết đến cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngay từ khi bước vào năm học đầu cấp, nên
tích hợp nội dung này trong một bài học cụ thể cũng có những thuận lợi nhất
định.
3.2. Khó khăn.
Do xu thế chọn ngành nghề hiện nay và quy định các môn thi trong tuyển
sinh nên đa số phụ huynh và học sinh kém mặn mà với môn giáo dục công dân
do vậy việc yêu cầu học sinh thực hiện các bước chuẩn bị cho một tiết dạy học
thành công cũng gặp những khó khăn nhất định.
4.Thực trạng hiểu biết, kỹ năng của học sinh về vấn đề tích hợp.
Qua phiếu khảo sát, chúng tôi nắm bắt thực tế việc hiểu biết của học sinh
về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, như
sau:


5


Số
Hiểu biết của em Không biết Có biết
dự
học sinh
về cuộc vận khảo SL
% SL %
sát
động
36.
141 41
29 52
9

Hiểu

Hiểu rõ

SL

%

SL

%

30


21.
3

18 12.8

Thực tế kỹ năng học tập tích hợp ở học sinh cũng còn yếu. Cụ thể như
sau:
Kỹ
năng
học
tập
tích
hợp

Số
em
dự
khảo
sát
141

Giỏi

Khá

TB

Yêú

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

20

14.2

32

22.7

50

35.5

39

27.6


Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải đưa ra một số giải
pháp chỉ đạo giáo viên dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 6,7,8,9 để học
sinh có hiểu biết cơ bản hơn về một chủ trương lớn của Đảng ta, về một cuộc
vận động cách mạng mà toàn dân đang ra sức phấn đấu. Cũng là dịp để học sinh
rèn luyện, trau dồi phẩm chất, hướng tới những giá trị đạo đức trong sáng như
tấm gương của Người.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên
dạy giáo dục công dân.
Đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Xuất phát từ quan
điểm đó, chúng tôi luôn quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, đặc
biệt là những giáo viên trực tiếp dạy học môn giáo dục công dân bằng các biện
pháp sau.
1.1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống văn hoá cho giáo viên.
Tư tưởng là yếu tố quan trọng, quyết định hành động. Tư tưởng, đạo đức
trong sáng, lối sống tốt thì mới có thể làm tốt công tác giáo dục. Trước hết chúng
tôi phải tranh thủ sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, để làm tốt công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của đảng viên, giáo viên về sự cần thiết của “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau đó yêu cầu giáo viên đăng ký thi
đua, xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo tấm gương của Người. Từ đó,
có cách theo dõi, đánh giá cụ thể giáo viên về tiến độ, chất lượng học tập và làm
theo Bác.
6


Tổ chức tạo điều kiện để giáo viên tham gia học trung cấp lý luận chính
trị, tham dự đầy đủ các hội nghị học tập nghị quyết Đảng các cấp.

1.2 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là giải pháp cực kỳ quan trọng để nâng cao
chất lượng chuyên môn nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi xây
dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, có yêu cầu rõ ràng về việc tích hợp nội dung
học tập và làm theo Bác trong các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân.
Từ đó, tổ chuyên môn mà cụ thể là giáo viên đứng lớp bộ môn giáo dục công
dân sẽ bàn bạc cụ thể về nội dung và các chủ đề có thể tích hợp cũng như cách
thức tiến hành tích hợp có hiệu quả. Trong các tiết dạy học có tích hợp của môn
giáo dục công dân, tổ chuyên môn phải sắp xếp cho các giáo viên dự, góp ý, xây
dựng, để từng bước hoàn chỉnh tiến trình dạy học cụ thể của một tiết học có tích
hợp.
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nên giáo viên đứng lớp bộ môn
giáo dục công dân đều là những người có năng lực chuyên môn và trình độ tay
nghề vững vàng, nhiều năm liền là giáo viên giỏi huyện, có nhiều học sinh giỏi
huyện, có học sinh giỏi Tỉnh.
2. Cán bộ, giáo viên phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu và thực sự là
tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” cho học sinh noi theo.
Sinh thời Hồ Chí Minh thường nói, một việc làm tốt, một người tốt có ý
nghĩa hơn trăm bài thuyết giảng đạo đức. Với môn giáo dục công dân, lời dạy
trên đúng hơn bao giờ hết cả về ý nghĩa thực tiễn và phương pháp dạy học. Giáo
viên dạy giáo dục công dân, môn học làm người, hơn bao giờ hết phải ý thức
được trách nhiệm của mình, phải là tấm gương về đạo đức, về ý thức “học tập”
và “làm theo” Bác. Đó là bài học cụ thể và có ý nghĩa nhất mà người dạy truyền
thụ cho học trò của mình. Tự học trong cuộc sống, sinh hoạt, trong ứng xử; tự
học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trình độ tay nghề, kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục tình hình mới.
Không chỉ luôn trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, người giáo viên dạy
môn giáo dục công dân còn phải là tấm gương sáng về đạo đức, yêu nghề, yêu

trẻ, có lối sống trong sáng, phải thực sự công tâm trước học sinh...
3. Tổ chức chỉ đạo cụ thể, sâu sát việc thực hiện dạy tích hợp “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới tổ chuyên môn, giáo viên.
Để tạo sự đồng bộ và nâng cao hiệu quả tích hợp, chúng tôi định hướng
thống nhất tiến trình lên lớp như sau:
3.1.Giới thiệu, hướng dẫn học sinh tìm đọc những câu chuyện về Bác Hồ có
nội dung liên quan đến bài dạy học.
Đây là một yêu cầu khá khó vì các em học sinh ngày nay ít có thói quen
đọc sách, nhất là đọc theo yêu cầu giáo viên. Để giúp học sinh, giáo viên phải
giới thiệu các đầu sách hiện có tại thư viện nhà trường cho các em tìm đọc. Nhờ
việc làm này, học sinh có thể hình dung và huy động trong vốn hiểu biết của
7


mình về những biểu hiện tiêu biểu trong tư tưởng, phong cách, đạo đức của Bác
để phục vụ tốt nhất cho tiết học.
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh tìm đọc những câu chuyện về Bác
Hồ như sau:
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, tác giả Trần Dân
Tiên, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội.
Búp sen xanh, tác giả Sơn Tùng, nhà xuất bản Kim Đồng.
Cha và con, tác giả Hồ Phương, nhà xuất bản Kim Đồng.
Từ làng Sen, tác giả Lê Lam, Sơn Tùng, nhà xuất bản Kim Đồng.
Bác Hồ viết di chúc và di chúc của Bác Hồ, tác giả Vũ Kỳ, nhà xuất bản:
Kim Đồng.
Bác Hồ kính yêu, nhiều tác giả, nhà xuất bản Kim Đồng.
117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo trung ương,
nhà xuất bản chính trị quốc gia…

Hình ảnh học sinh tìm đọc sách báo lấy tư liệu cho tiết học tại thư viện trường.

3.2. Những bước cần thiết cho một tiết dạy học tích hợp.
3.2.1. Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu tích hợp.
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học, giáo viên sẽ có
căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học
một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu bài học, vừa đảm bảo
mục tiêu tích hợp. Bởi, nếu xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp
với bài dẫn đến phá vỡ mục tiêu bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống.
Còn nếu lượng kiến thức lớn, sẽ quá sức tiếp thu của học sinh do vậy không đảm
8


bảo được thời lượng và mục tiêu. Hoặc nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ
không thực hiện được mục tiêu tích hợp…
3.2.2 Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất
quan trọng. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm
của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho
từng nội dung kiến thức để làm nổi bật được yêu cầu của bài học.
3.2.3. Lựa chọn phương pháp tích hợp, nội dung tích hợp, thời điểm tích
hợp của từng bài dạy học cụ thể.
* Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Cụ thể của phương pháp này là giáo viên sử dụng một câu chuyện kể có
thật về Bác, cũng có thể cho học sinh quan sát qua video hay nghe băng catset.
Mục đích của phương pháp
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được
học sinh tham gia nhờ đó dễ tiếp thu kiến thức hơn.
Cách thực hiện
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, kể, nghe, quan sát hoặc giáo viên kể câu
chuyện về Bác có chứa đựng các nội dung liên quan đến bài học.
Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.

Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
Giáo viên kết luận.
Lưu ý
Câu chuyện, video, băng.., có độ dài vừa phải, ngắn gọn, súc tích, chủ đề
và nội dung rõ ràng, dễ hiểu.
Nội dung tích hợp
Ví dụ 1.
Khi dạy bài Sống giản dị (GDCD lớp 7), giáo viên có thể nêu trường hợp
điển hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn
Độc lập”.
- Học sinh đọc truyện:
“Sáng sớm tinh mơ, ngày 2 tháng 9 năm 1945,…gần một triệu người dân
Việt Nam tay cầm cờ hoa, biểu ngữ đã trùng trùng điệp điệp kéo về quảng
trường Ba Đình, tràn ngập cả những phố phường xung quanh.
Trong buổi lễ long trọng, người dân Việt Nam náo nức chờ đợi được thấy
lãnh tụ, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa mới. Trong trí tưởng tượng của
mọi người, vị Chủ tịch nước đầu tiên sẽ không mặc áo hoàng bào, thắt đai thảm
ngọc như một vị Hoàng đế ngày xưa, nhưng nhất định phải ăn mặc sang trọng và
đầy vẻ uy nghiêm.
Nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài, mọi người đã vô
cùng ngạc nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, thân
mật giản dị như một người cha hiền về với đàn con. Bác mặc bộ quần áo ka-ki,
đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình dị. Cả một biển người xao
động, hò reo như sấm dậy, ai cũng cố nghển cao lên để nhìn cho rõ Người.
9


“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
Với giọng ấm áp, gần gũi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan tất cả những
gì còn xa cách giữa vị Chủ tịch nước với mọi người và Người thật sự là vị “Cha

già” kính yêu của dân tộc Việt Nam”.
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Bác Hồ đã có những cử chỉ và lời nói như thế nào trong ngày tuyên ngôn
độc lập?
- Điều đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ?
- Suy nghĩ và tình cảm của nhân dân với Bác như thế nào khi dự lễ?
Ví dụ 2
Khi dạy bài Tự lập (GDCD lớp 8), giáo viên có thể nêu trường hợp điển
hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Hai bàn tay”.
- Học sinh đọc truyện:
“Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên
Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần
cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng và mắt bạn, hỏi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả
lời:
- Tất nhiên là có chứ.
- Anh có thể giữ bí mật không?
- Có.
- Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm
như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật
ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?
- Đây tiền đây, - Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay - chúng ta
sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với
tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ
lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu
nước…”

Giáo viên nêu câu hỏi:
- Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn
tay không?
- Trên đường đi Bác đã làm những việc gì?
- Em học tập được điều gì ở Bác Hồ qua câu chuyện trên?
Những câu chuyện, hình ảnh về Bác, đặc biệt là những ngày đầy khó khăn
gian khổ nơi đất khách quê người, Người vừa tự lao động kiếm sống (phụ bếp,
đốt lò, quét tuyết..), vừa tự học ngoại ngữ, tham gia nhiều tổ chức cộng sản quốc
tế, tìm con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam đã được tái hiện sống

10


động và có sức thuyết phục lớn, giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn nội dung bài
học.

Hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở nước ngoài.
* Sử dụng phương pháp động não
Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trước khi giới thiệu bài học
mới, giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đó.
Mục tiêu của phương pháp
Tạo cho học sinh tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy
độc lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiểu về một nội dung kiến
thức.
Tạo cho học sinh làm quen với môi trường học tập tích cực, không bị áp
đặt các luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo.
Cách thực hiện
Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu
trước cả lớp hoặc trước nhóm.

Khích lệ học sinh phát biểu.
Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.
Lưu ý
11


Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu ngắn gọn.
Không nên đánh giá, phê phán trong khi học sinh phát biểu.
Nội dung tích hợp
Ví dụ
Khi dạy bài Yêu thương con người (GDCD lớp 7), giáo viên có thể sử
dụng phương pháp động não, nêu câu hỏi: Bác Hồ của chúng ta đã có những
biểu hiện như thế nào về tình yêu thương con người?
Học sinh có thể trả lời về các biểu hiện khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2
biểu hiện. Giáo viên ghi ngắn gọn tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến
trùng lặp. Giáo viên cũng có thể gợi ý để giúp các em suy nghĩ, nói đúng về một
biểu hiện nào đó. Giáo viên phân loại ý kiến, kết luận về các biểu hiện đúng.
Cuối cùng, giáo viên khen ngợi những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến
chưa đúng mà cần động viên, khích lệ để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào
các câu hỏi sau.
* Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế khi sử dụng trong dạy học
Giáo dục công dân nói chung, trong dạy học tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ
Chí Minh nói riêng. Là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh
học tập theo những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích
hợp; tạo cơ hội cho học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác
để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm.

Mục tiêu của phương pháp
Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chắc hơn.
Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên học sinh sẽ mạnh dạn hơn.
Thông qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, dễ hòa nhập
vào tập thể nhóm, tăng niềm hứng thú trong học tập đồng thời học sinh cũng có
điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác.
Cách thực hiện
Giáo viên nêu chủ đề thảo luận.
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân công
vị trí của các nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và nhận xét.
Giáo viên nhận xét và tổng kết.
Lưu ý
Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả
thảo luận của mỗi nhóm.
Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát,
lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
Nội dung tích hợp
12


Ví dụ
Khi dạy bài Liêm khiết (GDCD lớp 8), sau khi học sinh đọc phần đặt vấn
đề 1, 2, 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của
Bác Hồ trong những câu chuyện trên?
- Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào?

- Trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương đó có còn phù
hợp nữa không? Vì sao?
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và
phân công vị trí của các nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.
- Giáo viên tổng kết và nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các
nhóm.
* Sử dụng phương pháp liên hệ và tự liên hệ thực tế
Liên hệ và tự liên hệ thực tế là phương pháp tích hợp tạo ra điều kiện để
học sinh hiểu được vì sao phải học nội dung này và cách vận dụng kiến thức bài
học vào thực tế cuộc sống.
Mục tiêu của phương pháp
Làm cho nội dung bài học gắn với thực tế đời sống xã hội, đáp ứng yêu
cầu giáo dục “học đi đôi với hành”.
Tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ thái độ, tình cảm, ý kiến và cách
làm của mình.
Cách thực hiện
Trong bài dạy có nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh liên hệ về tấm gương tôn trọng kỉ luật; tấm gương kính già, yêu trẻ;
tấm gương quý trọng thời gian; tấm gương giữ chữ tín;... của Bác Hồ.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự liên hệ với bản thân.
Nội dung tích hợp
Ví dụ 1
Khi dạy bài Giữ chữ tín (GDCD lớp 8), giáo viên có thể thực hiện tích
hợp thông qua phương pháp liên hệ về tấm gương giữ chữ tín của Bác Hồ. Giáo
viên yêu cầu một học sinh đọc cho cả lớp cùng nghe câu chuyện về “Cái vòng
bạc” trong sách giáo khoa GDCD lớp 8, trang 11. Qua câu chuyện này, học sinh
sẽ hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn thế nào là giữ chữ tín.

Ví dụ 2
Khi dạy bài Pháp luật và kỉ luật (GDCD lớp 8), giáo viên có thể thực
hiện tích hợp thông qua việc liên hệ về tấm gương Bác Hồ thực hiện pháp luật.
Với bài này giáo viên có thể kể câu chuyện “Chủ tịch nước cũng không có
đặc quyền” (Trích trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 1 của Nguyễn Dung nhà xuất
bản quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001) giáo viên phân tích câu nói của Bác “Tôi
là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt
13


khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không
thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu
toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển
cử sắp tới” giáo dục học sinh: Dù đã là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn thực hiện
đúng sự công bằng và không nhận về mình một sự đặt ân nào.
Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “Gương mẫu tôn trọng luật lệ”( trích
trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ) giáo viên phân tích những việc làm của Bác: khi
vào chùa thì cởi dép ra, khi gặp đèn đỏ trên đường Bác vẫn cho xe dừng lại mà
không sử dụng quyền ưu tiên của mình.
Ví dụ 3
Khi dạy bài Đoàn kết, tương trợ (GDCD lớp 7), giáo viên có thể thực
hiện tích hợp thông qua việc liên hệ đến câu danh ngôn của Bác Hồ nói về đoàn
kết, tương trợ là sức mạnh tạo nên thành công:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
4. Sử dụng các tiết thực hành ngoại khoá để tích hợp nội dung “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Khi chỉ đạo dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn giáo dục công dân, chúng tôi mạnh dạn yêu
cầu giáo viên sử dụng các tiết thực hành ngoại khóa trong phân phối chương

trình để hướng dẫn học sinh thực hiện một số hoạt động sau.
Đối với học sinh lớp 6, 7, chúng tôi yêu cầu giáo viên tổ chức cho học
sinh thi hát, đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ.
Có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình
bày kết quả sưu tầm những mẩu truyện, thơ, bài hát về Bác Hồ? Sau đó sẽ hát,
đọc thơ hoặc kể lại một câu chuyện mà mình tâm đắc nhất và giải thích vì sao lại
chọn kể câu truyện đó? Bài học được rút ra từ câu chuyện đó là gì?

14


Hình ảnh của học sinh trong cuộc thi kể chuyện Bác Hồ tại lớp 6A
Với các học sinh lớp 8, 9 chúng tôi hướng dẫn giáo viên tiến hành thi
“rung chuông vàng” với nội dung, chủ đề xoay quanh những hiểu biết của các
em về Bác. Sau mỗi cuộc thi, chúng tôi đều có câu hỏi và bài thu hoạch của học
sinh.
Một số câu hỏi trong cuộc thi “rung chuông vàng” tại lớp 8A, 8B:
- Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? (19. 5. 1890 )
- Bác Hồ quê ở đâu ? (Xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An)
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào? (5. 6. 1911)
- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng được Bác viết năm nào?
(1961).
- Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên vào ngày tháng năm nào?
(20.2.1947).
- Bác Hồ nói “ Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu” vào thời
gian nào? Ở đâu? (Ngày 20.2.1947, trong lần đầu về thăm Thanh Hóa)
- Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Thanh Hóa vào thời gian nào? (Ngày 13, 14
tháng 6 năm 1957).
- Bác Hồ đã về thăm Thanh Hóa bao nhiêu lần? (4 lần vào các năm 1947,
1957, 1960, 1961)...

Điều đáng mừng là trong các tiết thực hành ngoại khóa theo hướng tích
hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” này, các
em học sinh tham gia rất sôi nổi, hào hứng. Tất cả các học sinh tham gia đều
được ghi điểm, coi như một điểm thực hành bộ môn, khiến các em hưng phấn
học tập. Điều quan trọng hơn là, chúng tôi thấy rằng, không chỉ thể hiện lòng tôn
kính với Bác, các em thực sự có những suy nghĩ và việc làm chín chắn trong
mỗi bài thu hoạch sau thực hành. Đó chính là thành công lớn nhất của việc tích
hợp.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG.
1. Dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chi Minh” đã kích thích hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
Nhờ có sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của ban giám hiệu, sự chuẩn bị kỹ càng
công phu của thầy và trò, việc tiếp thu lĩnh hội các bài học dễ dàng, thoải mái,
không còn khô khan, nhàm chán nữa. Học sinh sôi nổi, hứng khởi trong việc
phân tích, lấy dẫn chứng minh hoạ cho bài học cũng như trình bày hiểu biết của
mình về cuộc đời, sự nghiệp, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh. Đa số các
em tích cực tham gia xây dựng bài, thảo luận nhóm, sắm vai, nhận xét...Có
những học sinh rụt rè nhút nhát, ít phát biểu nhất cũng trở nên linh hoạt, năng
15


động tham gia tích cực trong giờ học như em Tú, em Hải Anh lớp 8, em Vân
Anh, em Quang, em Huy lớp 7...

Học sinh lớp 8A sôi nổi tham gia xây dựng bài.
2. Dạy học tích hợp thành công đã tạo tiền đề cho việc tiến hành dạy
học tích hợp ở các bộ môn khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
nhà trường.

Không chỉ tích hợp trong môn giáo dục công dân, được sự chỉ đạo của
ban giám hiệu, các giáo viên bộ môn ngữ văn, lịch sử, địa lý...trong tổ đều mạnh
dạn áp dụng tích hợp nội dung cuộc vận động trong các bài giảng của mình.
Chính sự đồng bộ đó đã giúp cho học sinh có hiểu biết sâu hơn, rộng hơn, luôn
gắn mình trong tiêu chuẩn học tập và làm theo Bác.
Điều đáng mừng nữa là cũng vì luôn áp dụng dạy học tích hợp với các
vấn đề chính trị xã hội cập nhật, nên đội tuyển học sinh giỏi các môn KHXH của
nhà trường đã giành điểm cao trong kỳ thi cấp huyện, đặc biệt là ở các câu hỏi
liên hệ, mở rộng, câu hỏi thực tế, những câu hỏi yêu cầu khả năng tích hợp, liên
hệ cao. Không chỉ hiểu biết của các em về cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được nâng lên sâu hơn, rộng hơn mà còn hình
thành ở học sinh tình cảm và niềm tin yêu vững chắc đối với vị lãnh tụ muôn
vàn kính yêu của dân tộc. Từ đó thôi thúc các em tích cực học tập, lao động và
rèn luyện phẩm chất đạo đức theo gương Người.
Kết quả hiểu biết của học sinh về cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tiến bộ rõ rệt:

16


Hiểu biết
của học
sinh
về cuộc
vận động

Số em
dự
khảo
sát

141

Không biết

Có biết

Hiểu

Hiểu rõ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0


0

0

39

27.7

102

72.3

Điều quan trọng hơn là ở chỗ, các em học sinh hình thành thói quen suy
nghĩ và làm việc theo hướng tích hợp. Không chỉ trong môn giáo dục công dân
mà các môn học khác nội dung tích hợp được giáo viên chuyển tải hết sức nhẹ
nhàng, có sự hưởng ứng sôi nổi từ học sinh. Sự bỡ ngỡ, lạ lẫm với tích hợp, với
liên tưởng từ các liên môn, từ thực tế đã hoàn toàn mất đi thay vào đó là thói
quen suy nghĩ, làm việc tích hợp, liên hệ, mở rộng. Tôi thấy đó là cái “được” lớn
nhất về kỹ năng học tập của học sinh từ SKKN này. Cụ thể như sau:
Kỹ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số
năng
HS
học
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
tập
tích
141
30
21.3
49
34.7
56
39.7
6
4.3
hợp
Cũng từ hiểu rõ về cuộc vận động, học sinh tích cực hơn trong mọi phong
trào. Số học sinh vi phạm nội quy giảm đáng kể, không còn học sinh nói tục,
đánh nhau hay bỏ tiết, bỏ buổi....
Chất lượng rèn luyện hạnh kiểm nhờ đó được cải thiện rõ nét:
Chất
lượng
hạnh
kiểm

Số
HS
141


Tốt
SL
139

Khá
%
98.6

SL
2

TB
%
1.4

SL
0

Yếu
%
0

SL
0

%
0

17



Học sinh tích cực trồng và chăm sóc cây nhớ ơn Bác Hồ trong vườn trường.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Tổ chức quản lý, chỉ đạo dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh vào môn giáo dục công dân THCS là một vấn đề tuy không mới,
nhưng khó. Khó ở chỗ để tổ chức thành công đòi hỏi phải được sự thống nhất
đồng lòng của cả tập thể sư phạm, sự chỉ đạo quyết liệt của ban giám hiệu, sự
hưởng ứng của các giáo viên đứng lớp, và trên hết vẫn là rất nhiều tâm huyết từ
người thầy. Không thực sự yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm với cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì không thể bỏ rất
nhiều công sức để nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo ra những cách làm mới lôi cuốn
học sinh hứng thú với tiết học. Khó ở chỗ, sau tiết dạy, giáo viên tiếp tục phải
tìm hiểu, gọt rũa, rút kinh nghiệm cho một bài giảng thật sự thành công để tiếp
tục áp dụng sau đó. Và cùng với đó là sự theo dõi, đánh giá khả năng lĩnh hội
bài học để biến thành hành vi và thói quen của học sinh. Từ những bài học giáo
dục công dân rất trừu tượng đến những việc làm hết mình vì dân, vì nước cụ thể
của Bác, học sinh sẽ học được gì, vận dụng chúng ra sao trong quá trình học tập
và rèn luyện của mình? Theo dõi quá trình đó mới thật sự khó. Bởi đơn giản,
dạy học môn giáo dục công dân là dạy làm người, hơn thế là giáo dục một thế hệ
chủ nhân tương lai của đất nước sống có lý tưởng, hoài bão, biết học tập và làm
theo Bác.
Từ quá trình chỉ đạo tổ chức dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy môn giáo dục công dân lớp 6,

18


7, 8, 9 ở trường THCS Nga Thanh, tôi nhận thấy rằng để tổ chức dạy học tích

hợp với các vấn đề chính trị xã hội thành công, cần đảm bảo các yếu tố sau:
Thứ nhất, cán bộ quản lý, giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, về
ý thức học tập và làm theo Bác cũng như phải thực sự tâm huyết với việc tích
hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Đó là chìa khóa mở ra những tìm tòi sáng tạo trong hàng loạt khó khăn
mà giáo viên phải vượt qua.
Thứ hai, khi xác định nội dung và vấn đề tích hợp cũng như thời điểm tích
hợp phải đảm bảo tính hợp lý. Nội dung tích hợp phải bám sát chuẩn kiến thức
kỹ năng, đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học. Lượng kiến thức
tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định và vừa sức với học
sinh.
Ba là, giáo viên phải biến quá trình dạy học tích hợp thành quá trình học
sinh tự huy động kiến thức, kỹ năng có sẵn của mình để hoàn thành các yêu cầu
mới của giáo viên. Để làm được điều đó, người thầy phải nghiên cứu, vận dụng
các phương pháp, phương tiện dạy học tối ưu để kích thích học sinh biến quá
trình học thành qúa trình tự nghiên cứu, tự xử lý, tự nhận xét, đánh giá...như thể
các em đang tham gia trong một hoạt động trải nghiệm thực tế vậy. Và điều đó
sẽ đem lại thành công cho tiết học có tích hợp.
II. KIẾN NGHỊ.
1.Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
Cần tổ chức tập huấn chuyên đề dạy học tích hợp cho giáo viên nói chung
và giáo viên giáo dục công dân nói riêng.
2. Với tổ chuyên môn.
Những giáo viên cùng chuyên môn giáo dục công dân nên thực hiện thống
nhất về các chủ đề tích hợp và sử dụng đồng bộ ở các khối lớp để tạo kết quả
cao nhất về hiểu biết và kỹ năng của học sinh.
Trên đây là trải nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình quản lý, chỉ đạo
tổ chức dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trong dạy học môn giáo dục công dân tại trường THCS Nga Thanh,
mong muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp. Nhưng vì năng lực có hạn, SKKN

không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự góp ý, trao đổi từ quý đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Đinh Thị Kim Dung

19


MỤC LỤC
TT

1

2

Tên mục

Trang

A. MỞ ĐẦU

1


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN

3

1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo về tích
hợp.

3

2. Khái niệm về dạy học tích hợp.


4

3. Các chủ đề có thể tích hợp nội dung cuộc vận động.

4

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN.

4

1. Thực trạng về phía nhà trường

4

1. Thực trạng về phía giáo viên

5

2. Thực trạng về phía học sinh

5

3. Thực trạng hiểu biết và kỹ năng của học sinh về vấn đề tích hợp.

5

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy giáo
dục công dân.

2. Cán bộ quản lý, giáo viên phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu và thực sự là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
3. Tổ chức chỉ đạo cụ thể, sâu sát việc thực hiện dạy học tích hợp tới tổ chuyên môn,
giáo viên.

6

6

7

4. Sử dụng các tiết thực hành ngoại khoá để tích hợp nội dung “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
7

14

20


15
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

CỦA BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
1. Dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” đã kích thích hứng thú học tập bộ môn của học sinh.

15

2. Dạy học tích hợp thành công đã tạo tiền đề cho việc tiến hành dạy học tích hợp ở

các bộ môn khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
16

3

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

I. KẾT LUẬN

18

II. KIẾN NGHỊ

19

1. Với phòng giáo dục và đào tạo huyện

19

2. Với tổ chuyên môn

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21



STT

Tên tài liệu

1

Nhà xuất bản Giáo dục, Sách giáo khoa giáo dục công dân 7.

2

Nhà xuất bản Giáo dục, Sách giáo khoa giáo dục công dân 8.

3

Nhà xuất bản Giáo dục, Sách giáo viên giáo dục công dân 7.

4

Nhà xuất bản Giáo dục, Sách giáo viên giáo dục công dân 8.

5

Nhà xuất bản Thanh Hóa 2017, Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời
Bác.

6

Nhiều tác giả, Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI, nhà xuất bản Giáo dục, 2006

7


Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2002.

8

Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nhà xuất
bản Văn hóa - Dân tộc, Hà Nội, 2000.

9

Võ Nguyên Giáp: Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.

10

Phạm Văn Đồng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,
lương tâm của thời đại, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970.

11

Chỉ thị số 03 - CT/TW ngày 31/3/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

12

Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

13


Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng cộng sản Việt Nam.

14

Nhiều tác giả, Bác Hồ kính yêu, Nhà xuất bản Kim Đồng.

15

Ban Tuyên giáo trung ương, 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia…

Ghi chú

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ
LÊN.

22


Họ và tên: Đinh Thị Kim Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường THCS Nga Thanh.
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp
đánh giá
xếp loại


Kết
quả
đánh
giá
xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Một số biện pháp quản lý chỉ đạo tuyển chọn và bồi dưỡng
học sinh giỏi ở trường THCS

Phòng

B

2006- 2007

2

Kinh nghiệm tổ chức các tiết ngoại khóa giáo dục công dân 9
hướng tới “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”

Phòng


A

2008-2009

3

Kinh nghiệm tổ chức các tiết ngoại khóa giáo dục công dân 9
hướng tới “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”

Sở

B

2008-2009

4

Kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh qua bài “Tự
chủ” môn giáo dục công dân 9 ở trường THCS Nga Thanh

Phòng

A

2010-2011

5


Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh có hoàn
cảnh khó khăn: bố mẹ đi làm ăn xa ở trường THCS Nga
Thạch, Nga Sơn.

Phòng

A

2012-2013

6

Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh có hoàn
cảnh khó khăn: bố mẹ đi làm ăn xa ở trường THCS Nga
Thạch, Nga Sơn.

Sở

C

2012-2013

7

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học
đườngtại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn

Phòng

A


2014-2015

8

Kinh nghiệm tổ chức dạy học tích hợp nội dung “Học tập
và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
năm 2015 trong bài chỉ công vô tư môn giáo dục công dân 9
tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn

Phòng

A

2015-2016

23



×