Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN: Lồng ghép nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào công việc quản lý và xây dựng nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 24 trang )







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


LỒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH” VÀO CÔNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ XÂY
DỰNG NHÀ TRƯỜNG

LÒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO CÔNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ XÂY
DỰNG NHÀ TRƯỜNG

MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5
3. Đối tượng nghiên cứu: 5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 5
5. Phương pháp nghiên cứu: 5
II. PHẦN NỘI DUNG 5
1. Cơ sở lý luận 5
2. Thực trạng: 6
a. Về thuận lợ i - Khó khăn: 7
b. Thành công, hạn chế: 8


c. Mặt mạnh, mặt yếu: 8
d. Các nguyên nhân yếu tố tác động: 9
3. Giải pháp, biện pháp: 9
a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 9
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên 12
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp 17
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 17
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 17
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
1. Kết luận 18
2. Kiến nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20















DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình1: Ảnh những phế liệu đã không còn sử dụng. Nhưng tập thể giáo
viên trường MN Hoa Lan đã tái chế được thành những bộ đồ dùng,đồ chơi
cho học sinh học tập 10
Hình 2: Giấy khen giáo viên nhà trường đạt giải A cấp huyện hội thi kể
chuyện về “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 11
Hình 3: Ảnh giáo viên đang kể chuyện về Bác cho học sinh lớp lá về chủ
đề quê hương đất nước Bác Hồ
Hình 4: Hình ảnh nhà trường từ ngày đầu mới thành lập (năm 2005) 13
Hình 5: Hình ảnh nhà trường sau 7 năm hình thành và phát triên 14
























SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
LÒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO CÔNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ XÂY
DỰNG NHÀ TRƯỜNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Để thực hiện tốt cuộc vận động và“ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” đây là một việc làm hết sức cần thiết vì nó là một tài
sản vô cùng qúi báu của Đảng ta, của dân tộc ta và cũng là một trong những
cơ sở của nền giáo dục Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn
trăn trở mình là một người lãnh đạo trong công tác trồng người cần phải làm
gì? Để đưa nhà trường tiến bộ và phát triển theo yêu cầu của giáo dục hiện
nay. Trong những năm qua bộ chính trị đã triển khai nghị quyết 03- CT/TW
về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tôi khẳng định rằng tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội tham nhũng tiêu cực.
- Năm học 2012-2013 là năm học phát huy tinh thần lao động sáng tạo
của mỗi cán bộ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và
tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” xuất phát từ đó bản thân tôi nhận thức rằng rèn luyện
đạo đức và tự học để phấn đấu vươn lên. Để thực hiện được điều này, tôi tự

thấy mình là người Đảng viên được rèn luyện và tu dưỡng, học tập tấm gương
của Bác phải có tinh thần phấn đấu, vượt khó và phối hợp tốt cùng các ban
nghành ,

đoàn thể để luôn giữ vững nhà trường tiên tiến cấp huyện và tiến tới đạt
trường chuẩn quốc gia vào năm 2014-2015.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Trường Mầm Non Hoa Lan được tách ra từ trường tiểu học Nguyễn
Viết Xuân từ tháng 12 năm 2005. Trường được tách ra nhằm phát triển sự
nghiệp giáo dục Mầm non trên địa bàn xã EaTóh cũng như sự nghiệp giáo dục
nói chung, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục huyện Krông Năng.
Nhiệm vụ của đề tài là vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, qua việc làm thực tế của bản thân để hoàn thành tốt
nghĩa vụ của người Đảng viên và làm tốt công tác chỉ đạo và quản lý trong
nhà trường. Qua một thời gian phấn đấu và tự rèn luyện về học tập và làm
theo tấm gương của Bác cho đến nay đã có sự tiến bộ rõ rệt so với những năm
đầu mới thực hiện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Vận dụng giữa học tập lý luận, chuyên môn để lãnh đạo tập thể hội
đồng sư phạm trong nhà trường phát triển tốt về mọi mặt. Đối tượng áp dụng
là con người trong tập thể nhà trường.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương của Bác vào công tác
chỉ đạo tập thể để phấn đấu rèn luyện.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng từ tình hình thực tiễn, qua cơ sở lý luận được học tập qua
tài liệu, qua những câu chuyện về Bác được thể hiện trong hội thi kể chuyện
về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để rút ra phương pháp nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

- Là một người bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường tôi luôn luôn vận
động tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu cao tinh thần học
tập và làm theo tấm gương của Bác thông qua nhiều hoạt động, nhiều phong

trào như phổ biến các câu nói hay, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của
Bác, mở các hội thi sưu tầm tranh ảnh các bài thơ, bài hát ca ngợi về Bác Hồ
để thi trong nhà trường.
- Tạo góc sách tư liệu về Bác cho cán bộ giáo viên nhân viên, phụ huynh,
học sinh tham khảo.
- Cán bộ giáo viên trong nhà trường đều nhiệt tình, có trách nhiệm trong
công tác giảng dạy, đã tham gia đầy đủ các phong trào do cấp trên, ngành,
trường phát động.
2. Thực trạng:
- Vấn đề nghiên cứu: Vận dụng tốt việc học tập và làm theo tấm gương của
Bác trong công tác điều hành quản lý lãnh đạo các phong trào trong trường
học.
- Một là xây dựng đội ngũ có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn
kết, thương yêu chung sức chung lòng cùng nhau xây dựng nhà trường vững
mạnh.
- Hai là xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hiện tại của giáo dục
mầm non.
- Ba là tham mưu tốt với các cấp các nghành quan tâm tạo điều kiện cho
nhà trường trong các mặt hoạt động.
- Bốn là tạo uy tín tốt, phối hợp chặt chẻ với gia đình, nhà trường và xã
hội.
- Năm là quan tâm chăm sóc dạy dỗ học sinh và giúp đỡ học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi, gia đình nghèo.
- Sáu là học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
tất cả cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường.
- Bảy là làm tốt công tác phát triển Đảng.

- Tám là thực hiện đúng chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên trong
nhà trường và giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo yên
tâm công tác.

a. Về thuận lợi - Khó khăn:
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn được sự quan tâm của các cấp
các nghành đã cung cấp tư liệu, hình ảnh và phát động các phong trào, hội thi
về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tập thể hội đồng
sư phạm trong nhà trường, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong quá trình công
tác, có tinh thần đoàn kết cùng nhau hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
- Nhà trường thường xuyên phát động các phong trào như: sưu tầm các
tranh ảnh, bài hát câu chuyện, tổ chức các hội thi về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho cán bộ giáo viên.
- Tạo góc sách tư liệu về Bác cho bán bộ giáo viên và phụ huynh học
sinh xem
- 95% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ luôn
được sự quan tâm giúp đở của nghành chủ quản, cấp uỷ Đảng, chính quyền
địa phương, Hội cha mẹ học sinh. Điều kiện kinh tế của cán bộ giáo viên ổn
định an tâm công tác.
* Khó khăn:
- Do đặc thù của nghành học giáo viên phải dạy hai buổi trên ngày nên
việc sưu tầm về các tư liệu và tổ chức các hội thi còn có phần hạn chế.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế nên có phần
ảnh hưởng tới công tác dạy và học của nhà trường.
- Các lớp học ở các thôn buôn còn phải học nhờ hội trường thôn và một
số thôn chưa mở được lớp học cho nên huy động số trẻ 3 đến 4 tuổi chưa cao.
- Năm đầu tiên nhà trường tổ chức mở bán trú nền có phần gặp khó khăn
trong công tác quản lý.

- Khuôn viên nhà trường thiếu chiều rộng nên không đủ diện tích để xây
dựng phòng học đáp ứng tốt kế hoạch mở lớp và tiến tới xây dựng trường
chuẩn quốc gia.
b. Thành công, hạn chế:

* Thành công:
- Qua các cuộc vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
đã vận dụng tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có
những thành công như sau.
- Đối với tập thể giáo viên trong nhà trường đã có lòng tin tuyệt đối với
ngành và ban giám hiệu nhà trường. Đã nhận thức được tinh thần làm chủ, và
ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực công tác. Có như vậy chất lượng
dạy và học của nhà trường mới được nâng lên.
- Đối với các ban ngành đoàn thể, qua những đợt thanh tra kiểm tra thì
kết quả chất lượng của nhà trường ngày càng được nâng cao và đã được các
cấp các nghành ghi nhận và từ đó nhà trường đã được sự quan tâm nhiều hơn.
- Nhà trường đã xây dựng được môt khối đoàn kết nội bộ trong nhà
trường , Không có tình trạng quan liêu,tham nhũng, lãng phí và vi phạm phẩm
chất đạo đức nhà giáo.
* Hạn chế:
- Việc chỉ đạo về cơ sở lý luận của hiệu trưởng còn hạn chế chưa có kinh
nghiệm
Nhiều để vận dụng trong quá trình thực hiện.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Vận dụng trong công tác chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, cán bộ
giáo viên nhân viên đã tự giác nhận thức được trách nhiệm của mỗi người cần
phải làm gì cho bản thân, cho tập thể. Do đó trong những năm gần đây nhà
trường đã tiến bộ rõ rệt hơn cụ thể là:
- Chất lương dạy và học của nhà trường càng ngày được nâng cao có hiệu
quả tốt hơn.

- Số lượng giáo viên thi đạt cấp tĩnh, cấp huyện đạt tỉ lệ cao năm sau cao
hơn năm trước.
- Nhà trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp huyện và cơ quan văn hoá.

- Cán bộ giáo viên nhân viên đều có ý thực tự học tập và rèn luyện nêu cao
tình thần học tập và làm theo tấm gường của Bác đã thể hiện qua các việc làm
cụ thể qua các phong trào hoạt động của các ban nghành đoàn thể . Cho nên
chất lượng dạy học của nhà trường có nhiều chuyển biến rõ rệt . Được cấp
trên cũng như phụ huynh học sinh tin tưởng ghi nhận những thành tích mà
nhà trường đã đạt.
* Mặt yếu:
Còn một số bộ phận nhỏ giáo viên chưa nêu cao hết tinh thần trách nhiệm
của bản thân nên kết qủa của một số tiết dạy về chương trình đổi mới hiệu quả
chưa cao.
d. Các nguyên nhân yếu tố tác động:
Qua vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương của Bác trong những
năm qua là chủ đề trọng tâm của nhà trường. Cho nên mọi hoạt động đã đi
vào nề nếp có hiệu quả đã tác động rất lớn đến mỗi cán bộ giáo viên, nhân
viên. Qua các đợt mà nhà trương đã phát động đã thấm nhuần sâu sắc đến
từng đống chí để nhận thức được rõ trách nhiệm của mỉnh trong mọi lĩnh vực
hoạt động.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Vận dụng thông qua các hoạt động trong nhà trường
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường cùng các ban nghành đoàn thể, trong
giáo dục và các tổ chức quần chúng khác cùng phát triển cho sự nghiệp giáo
dục mầm non .
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp.
* Nội dung:
- Mọi hoạt động của nhà trường đều vận dụng để chỉ đạo như Bác Hồ của
chúng ta đã dạy: “Cần kiệm”. Chính vì vậy là người giáo viên mầm non muốn

có giờ dạy tốt cần phải biết chịu khó, cần cù biết tiết kiệm tận dụng tối đa các
phế liệu như các võ bia, ống hút, các mảnh vải vụn, các chai lọ để làm đồ

dùng dạy học phục vụ cho các môn học một cach có khoa học mang tính chất
sáng tạo, phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Giáo viên cần biết lồng ghép các tiết
dạy theo hướng tích hợp với nhiều hình thức, Nhất là lồng ghép các bài hát
câu chuyện ca ngợi về đức tính thật tha, tiết kiệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
và phối hợp nhiều biện pháp để cải tiến phương pháp dạy tốt, truyền tải kiến
thức cho học sinh một cách có hiệu quả thiết thực.


Hình1: Ảnh những phế liệu đã không còn sử dụng. Nhưng tập thể giáo viên
trường MN Hoa Lan đã tái chế được thành những bộ đồ dùng,đồ chơi cho
học sinh học tập
- Phối hợp với các Đoàn thể tham gia, thực hiện tốt các phong trào do
ngành đề ra như tham gia hội thi cấp trường, cấp xã, cấp huyện kể chuyện về
“tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua hội thi đã đạt giải A cấp huyện .


Hình 2: Giấy khen giáo viên nhà trường đạt giải A cấp huyện hội thi kể
chuyện về “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Tổ chức các buổi tuyên truyền về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường cùng học tập và
noi theo.
- Thông qua các tiết dạy theo chủ đề, chủ điểm giáo viên tự sáng tạo, tìm tòi,
sưu tầm những câu nói hay. Những bài hát, những câu chuyện về tấm gương
của Bác, đưa các bài hát, bài thơ, câu chuyện lồng ghép vào các tiết dạy theo
chủ đề, chủ điểm. Để từ đó khắc sâu vào tri thức của trẻ luôn biết yêu quí Bác
Hồ, yêu quê hương đất nước và thích hát, múa những bài về Bác. Chăm chỉ
học tập ngoan ngoãn để cuối tuần được tặng hoa bé ngoan xứng đáng là cháu
ngoan Bác Hồ.


















Hình 3: Ảnh giáo viên đang kể chuyện về Bác cho học sinh lớp lá về chủ đề
quê hương đất nước Bác Hồ
* Cách thực hiện: Thông qua các hoạt động của nhà trường và của ngành vận
dụng vào công tác quản lý để xây dựng trường học phát triển toàn diện về mọi
mặt.
- Nêu cao tinh thần làm chủ, đoàn kết chặt chẽ trong toàn thể giáo viên
trong trường thành một khối thống nhất kết hợp có hiệu quả giữa các tổ chức
trong nhà trường như chi bộ, công đoàn và các ban ngành khác.
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên
- Ban giám hiệu cụ thể là hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt và vận dụng tốt việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thông qua các đợt sinh
hoạt chính trị, văn hóa do ngành triển khai. Làm tốt công tác phong trào xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Phấn đấu làm tốt mọi chỉ tiêu, kế hoạch đề ra cụ thể là.

* Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối thống nhất, từng
bước ổn định cơ sở vật chất, phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia
1. Thực hiện lời dạy của Bác “phải nêu cao tinh thần làm chủ tập thể phải
giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, trong cơ quan bởi đoàn kết là sức
mạnh to lớn”.Nhờ sức mạnh đoàn kết , chung sức, chung lòng của tập thể nhà
trường. Mà từ ngày mới thành lập trường “Mẫu giáo Hoa Lan” mới chỉ có 08
cán bộ giáo viên và 285 em học sinh, các cháu đến trường còn phải ngồi trên

những bộ bàn ghế của học sinh tiểu học không đúng kích thước của tuổi mầm
non,phòng học thiếu, đồ dùng đồ chơi , trang thiết bị, không đáp ứng đủ cho
công tác dạy và học. Toàn trường mới chỉ có 4 phòng học tại điểm trường
trung tâm đã xuống cấp và 2 phòng tại điểm trường Tân Lộc, Tân Bắc, các
lớp học ở một số thôn buôn chưa đủ điều kiện để mở lớp, xung quanh khuôn
viên nhà trường chưa có cây xanh bóng mát, chưa có tường rào bao quanh,
cổng trường, cho các cháu vui chơi, học tập. Cho nên đã ảnh hưởng đến chất
lương dạy và học của nhà trường ngay buổi đầu mới thành lập .


Hình 4: Hình ảnh nhà trường từ ngày đầu mới thành lập ( năm 2005)
- Nhưng với tinh thần làm chủ và sự đoàn kết thống nhất cao tôi đã cùng
phó hiệu trưởng và 6 đồng chí giáo viên đã nêu cao tinh thần làm chủ, chủ
động từng bước tháo gỡ những khó khăn ban đầu đưa các hoạt động của nhà
trường vào nề nếp.
- Tròng những năm đầu mới thành lập các cháu đến trường không có bàn
ghế để ngồi học tôi đã xuống gặp ban giám hiệu trường TH Nguyễn Viết
Xuân, Trường TH Ngô Quyền đê xin những bộ bàn ghế hư hỏng về tu sữa cho
các cháu ngồi học cho phù hợp với tuổi mầm non.
- Để giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất, Ban giám hiệu trường đã tích
cực tham mưu với phòng giáo dục Huyện krông năng. UBND xã Eatóh đầu tư


xây dựng thêm phòng học, phòng hiệu bộ, xây tường rào bao quanh khuôn
viên nhà trường và biển trường Mầm Non Hoa Lan.
- Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu với ban tự quản thôn xây hội
trường và huy động nguồn đóng góp từ phụ huynh học sinh về trang thiết bị
lớp học để tiến hành mở lớp trong thôn nhằm huy động tối đa trẻ đến lớp và
tạo điều kiện cho học sinh học tập thuận lợi .
Nhưng với sự quan tâm của các cấp các nghành và đặc biệt là sự nổ lực
phấn đấu của 08 cán bộ giáo viên nhân viên cho nên chỉ trong vòng 2 năm
nhà trường đã xây dựng được thêm 4 phòng học, 02 phòng hiệu bộ và mở
được 5 điểm trường ở các thôn buôn đóng trên địa bàn xã. Huy động phụ
huynh đóng góp đổ sân bê tông, làm nhà vòm mái che, mua sắm trang thiết bị
trường học đảm bảo tốt cho công tác dạy và học. Sự phối hợp giữa nhà
trường và xã hội đã phát huy tốt tác dụng. Trường Mầm non Hoa Lan từng
bước hình thành và phát triển.

Hình 5: Hình ảnh nhà trường sau 7 năm hình thành và phát triên
2. Thực hiện lời dạy của Bác “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành
công, thành công, đại thành công”. Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ nêu
cao tính thần trách nhiệm . Tôi đã cùng tập thể hội đồng sư phạm trong nhà
trường luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong công tác. Muốn đoàn kết

cao phải thực hiện nghiêm lời dạy của Bác là “Cần - kiệm - liêm - chính, Chí
công vô tư”, phải phát huy và nêu cao tinh thần làm chủ tập thể của giáo viên
và các ban ngành trong trường.
Từ nhận thức trên. Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường đã luôn luôn tiên phong
đầu tàu gương mẫu tích cực, đi đầu trong công tác. Phát huy dân chủ tập
trung, công khai minh bạch trong thu, chi và công tác thi đua tránh không để
tình trạng vi phạm bệnh thành tích nhà giáo. Trong các cuộc họp chi bộ, hội
đồng sư phạm giáo viên đã bàn bạc và thống nhất cho các nội dung cụ thể cần
triển khai. Do đó khi thực hiện các đồng chí Đảng viên, giáo viên đã nêu cao

tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Với trách nhiệm của người hiệu trưởng, căn cứ các kế hoạch của trường
đã đề ra, tôi luôn theo sát kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, động
viên, biểu dương và đề nghị ban thi đua khen thưởng kịp thời cho các cá nhân
tiên tiến, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh những tồn tại cần khắc phục. Với
tinh thần thẳng thắn, liêm chính tôi cùng các đồng chí giáo viên trong trường
đã nêu cao tinh thần đoàn kết và nhất trí cao trong các năm học, xây dựng nhà
trường ngày càng tiến bộ có hiệu quả cao.
* Xây dựng chi bộ “ Trong sạch vững mạnh” là nhân tố lãnh đạo mọi
thành công của nhà trường.
1. Trong những ngày đầu mới tách trường . Nhà trường còn phải sinh
hoạt ghép cùng chi bộ trường Nguyễn Viết Xuân. Đến năm 2006 tôi đã tham
mưu với Đảng uỷ xã Eatóh bổ sung đảng viên tăng cường để chi bộ đủ điều
kiện để thành lập chi bộ độc lập, và tôi được đảng phân công nhiệm vụ đảm
nhận chức vụ bí thư chi bộ tôi đã cùng các đồng chí Đảng viên trong chi bộ
nêu cao tinh thần trách nhiệm của Đảng viên. Nêu cao vai trò lãnh đạo của
Đảng, chi bộ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ lãnh đạo trong từng năm học, các
nhiệm vụ chủ yếu của năm học đều đã được triển khai và thực hiện có hiệu
quả. Đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đã được triển khai sâu rông trong toàn trường. 100% cán bộ công

nhân viên chức đã tham gia, hàng năm đều có đánh giá của mình về việc thực
hiện cuộc vận động.
2. Để đảm bảo nguồn nhân lực và công tác cán bộ:
Tôi cùng các đồng chí cán bộ luôn luôn quan tâm đến công tác phát triển
Đảng viên. Đến nay chi bộ đã có 08 đảng viên và đã hoàn tất hồ sơ kết nạp
cho 1 quần chúng kết nạp vào đảng và có 4 đoàn viên đã học xong lớp cảm
tình đảng, do đó vị trí và vai trò lãnh đạo của chi bộ ngày càng được nâng
cao.
3. Phát huy vai trò trách nhiệm của công nhân viên chức và các đoàn

thể quần chúng trong trường. Với trách nhiệm là Bí thư chi bộ, hiệu trưởng
nhà trường tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đoàn thể trong
trường. Đặc biệt quan tâm xậy dựng Công Đoàn trường. Trong nhiều năm liên
tiếp Công Đoàn đã hoạt động tích cực, động viên tinh thần đoàn kết, phát
động phong trào thi đua sâu rộng nhất là cuộc vận động “3 không”, cuộc vận
động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Đổi mới quản lý
nâng cao chất lượng giáo dục” do ngành Giáo dục phát động, đã mang lại
hiệu quả tích cực tạo tiền đề vững chắc đưa trường ngày một đi lên.BCH
Công Đoàn đã 6 năm liên tục đạt công đoàn cơ sơ vững mạnh.
Trong 6 năm từ khi tách chi bộ cho đến nay, chi bộ luôn luôn đạt trong
sạch vững mạnh. Chi bộ thực sự là nhân tố quan trọng trong lãnh đạo hoạt
động của trường mẫu giáo Hoa Lan góp phần xây dựng trường ngày một tiến
bộ đã nhiều năm được Ủy ban Huyện Krông Năng khen thưởng.
Qua đợt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tôi cảm
nhận được rằng Bác Hồ luôn là một vì sao sáng nhất, một tấm gương vĩ đại,
cả cuộc đời người đã cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân. Đúng như đồng
chí Lê Duẩn đã viết “Dân tộc ta đã sinh ra Hồ Chí Minh, và chính người đã
làm rạng rỡ dân tộc ta, đất nước ta”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thế giới công nhận là “Anh hùng giải
phóng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới”.

- Tư tưởng đạo đức của người rất trong sáng và sâu sắc. Trong quá trình
công tác và với trách nhiệm là 1 Đảng viên, tôi nguyện nêu cao tinh thần trách
nhiệm, tích cực nghiên cứu học tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Bác,
phấn đấu góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng trường
tiên tiến, góp phần vào sự nghiệp trồng người và sự nghiệp xây dựng đất nước
ta ngày càng tươi đẹp hơn như mong ước của Người.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp.
- Trong công tác quản lý chỉ đạo, người hiệu trưởng vận dụng và đề ra các
giải pháp phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường từ đó đúc kết lại

sao cho hài hòa để mọi người thấy được các giải pháp chỉ đạo của mình là
hợp lý, họ có trách nhiệm tham gia xây dựng cho những giải pháp đó có kết
quả hơn và đề ra các biện pháp thích hợp nhất để cán bộ giáo viên lấy đó làm
mục tiêu phấn đấu và thực hiện.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Trong những năm qua mỗi cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục được
học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu, tôi nhận thấy rằng
những kết quả và giá trị khoa học của vấn đề được Bác Hồ dày công vun đắp
đó chính là tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của
nền giáo dục Việt Nam. Trong di chúc Bác đặc biệt quan tâm đến nền giáo
dục, từ các lời dạy của Bác về giáo dục, đạo đức. Hiện nay trong công cuộc
đổi mới giáo dục chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề “Giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục”. Trong những năm
học qua được xem là năm học “Đổi mới về quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục”, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện chỉ thị số 06/CT – TW ngày 7
tháng 11 năm 2006 của bộ chính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí minh”. Việc làm này thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong
các nhà trường và trong mỗi cán bộ Đảng viên.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.

- Trong những năm qua, cán bộ giáo viên hưởng ứng cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị của bộ chính
trị. Tôi nhận thấy rằng đây chính là một tài sản vô giá của dân tộc và là cơ sở
bền vững cho mỗi người Đảng viên, cán bộ giáo viên học tập và noi theo. Từ
những câu chuyện về Bác lời dặn dò của người “Vì lợi ích trăm năm trồng
người”, chính vì lẽ đó, tôi cảm nhận được rằng mình phải làm gì để dưa sự
nghiệp giáo dục mầm non của xã mình phụ trách tiến lên đáp ứng nhu cầu
hiện tại. Với bao khó khăn vất vả khi mới thành lập trường, từ chỗ cả trường
không có phòng học nào đúng quy cách mà chỉ là những phòng học tạm bợ,

cơ sở vật chất quá nghèo nàn thiếu thốn, học sinh đến lớp chưa đầy đủ, phụ
huynh học sinh còn coi nhẹ ngành học mầm non. Tinh thần giảng dạy và trách
nhiệm của giáo viên chưa cao, trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp.
Nhưng với sự quan tâm của ngành, của xã đến nay trường chúng tôi đã xóa
hết được những gì gọi là tạm bợ. Các ngành các cấp đã quan tâm hơn đến bậc
học, phụ huynh đã nhận thức rõ việc đưa con em đến trường là cần thiết để
cháu vào lớp 1, đội ngũ giáo viên 100% được chuẩn hóa về trình độ, trong
một kỳ thi đại học dã có 6 cán bộ giáo viên đậu tốt nghiệp trong một năm và
số giáo viên còn lại đang theo học lớp đại học, cao đẳng. Phấn đấu đạt 80%
trên chuẩn .
Trường đã có chi bộ riêng, và công tác phát triển Đảng được chú trọng hơn.
Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang. Chi bộ liên tục đat chi bộ trong sạch
vững mạnh, Trường tiên tiến cấp huyện , Công đoàn cơ sở vững mạnh. Nhà
trường năm năm liền đạt cơ quan văn hoá cấp huyện. Có thể nói rằng giá trị
khoa học của vấn đề đã có những kết quả thật lớn lao, có tác dụng lớn đến
chất lượng công tác trong giai đoạn hiện nay.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi
người cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng nhà trường cần phải học tập và
nghiên cứu những nội dung nào và áp dụng linh hoạt trong công tác chỉ đạo,

quản lý nhà trường cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đơn vị, của địa
phương mình phụ trách.
- Nội dung nghiên cứu chủ yếu là phải nắm bắt tình hình thực tại. Người
hiệu trưởng phải là người tiên phong, đầu tàu gương mẫu có chuyên môn
vững vàng , đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp, phải “Cần - kiệm - liêm –
chính, chí công vô tư”, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, biết xây
dựng tập thể sư phạm có tinh thần đoàn kết, nhất trí hoàn thành mọi nhiệm vụ
đề ra, đối tượng nghiên cứu chính là nhân tố con người.

- Qua các năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” Bản thân tôi cũng như mỗi cán bộ giáo viên trong nhà
trường, phải tự mình luôn phấn đấu, tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo
đức lối sống, thấm nhuần những bài học quý giá mà Bác đã để lại từ đó tự
nhận thức được trách nhiệm của bản thân luôn phấn đấu hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao và ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ, biết vận dụng để giáo dục học sinh và vận động người thân trong
gia đình và mọi người trong cộng đồng xã hội, sống và làm việc theo tấm
gương của chủ tịch Hồ Chí Minh Xây dựng xã hội công bằng, văn minh và
tiến bộ .
2. Kiến nghị
Để thực hiện đúng như lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định“ Mẫu
giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Kính đề nghị các cấp các nghành
và mọi người trong cộng đồng xã hội cần quan tâm nhiều hơn nữa cho sư
nghiệp giáo dục đặc biệt là nghành học mầm non.
Cụ thể là: Các cấp, các nghành cần tổ chức nhiều hơn các phong trào,
các buổi học tập, các hội thi về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,để cán
bộ, giáo viên, nhân viên học tập và có chí hướng phấn đấu.
Về cơ chế chính sách cần phải sữa đổi bổ sung cho hoàn thiện và ưu
tiên cho giáo viên mầm non vì đặc thù của giáo dục mầm non khác hoàn toàn
với các nghành đào tạo khác cả về cơ sở vật chất trang thiết bị, nghiệp vụ, kỷ
năng, cách thức, nhiệm vụ, thời gian.

Đồng thời sớm tách riêng các tổ mẫu giáo còn học chung với trường
tiểu học không phù hợp với độ tuổi trẻ mầm non vì“ Trẻ mẫu giáo học mà
chơi,chơi mà học”
Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục,
nhằm đưa nghành giáo dục nói chung và nghành học mầm non nói riêng phát
triển vững chắc góp phần đào tạo những “mầm non”, những thế hệ công dân.
Đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong công cuộc

đối mới và xây dựng CNXH của Đảng và nhà nước cũng như của thế giới.

EaTóh, ngày 15 tháng 2 năm 2013
Người viết


Nguyễn Thị Xuân Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Một số câu nói hay của chủ tich Hồ Chí Minh.
- Dành cho cô học:
1. Trong trường cần có dân chủ Dân chủ nhưng trò phải kính thầy
thầy phài quý trò chứ không phải là cá đối bằng đầu.
2. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong
3. Cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ thực sự trung thành của
nhân dân và phải luôn luôn xứng đáng là người công bộc của dân .
4. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho
mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà ? Mình
phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi
ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào ?
5. Trời có bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông, đất có bốn phương: đông,
tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.

6. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tường phài được tự do Đối với mọi
vấn đề, mọi người được tự bày tỏ ý kiến của mình góp phần tìm ra
chân lý.
7. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho
mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình
phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích
Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào.

8. Nay tuy châu chấu đá voi. Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.
9. Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có một mùa xuân ấm áp.
10. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
II. Một số câu chuyện hay về Bác.
- Dành cho các cô đọc.
1. Mẩu chuyện “ VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒ”
Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách
đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên
Khi tất rách chưa kịp vá, panh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay
chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:
Đấy, có trông thấy rách nữa đâu Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê
không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:
Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý
Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.
Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở
Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác
quanh Bác thường nhận xét).
Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước
ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác
nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công

tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng
thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng
chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải
Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa
thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.
Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le

ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc,
Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi
phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi
một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”
Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí
Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài
mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn,
đừng để người ta ăn thừa của mình”.
Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu sử dụng tiền bạc,
cơ sở vật chất của Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện nhưng
vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.
Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương
của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với
cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng
ta không học tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng
ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất?
2 . Mẩu chuyện “ NHÀ BÁC KHÔNG CÓ THỎ ĐÂU !”
Đồng chí Vũ Kỳ, người đã nhiều năm đã giúp việc cho Bác Hồ kể lại:
Một lần, các cháu thiếu nhi vào Phủ Chủ tịch ríu rít quanh Bác. Một em hỏi:
- Thưa Bác, chúng cháu muốn xem nhà Bác Hồ ạ.
Bác cười tươi:
- Đây không phải là nhà Bác, đây chỉ là nơi làm việc của Bác thôi. Để Bác
dẫn các cháu đi xem vườn hoa nhé!
Một cháu chạy vội bị vấp ngã, cô giáo chạy lại dỗ cháu:

- Nín đi! Nín ngoan, cô yêu, rồi cô cho đi xem con thỏ của Bác Hồ nuôi.
Bác ngắt một bông hoa, đến gần cháu bé dỗ:
- Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa nhỏ, chứ nhà Bác không có thỏ đâu!
Cháu bé nín khóc, cầm hoa, một tay nắm ngón tay Bác để Bác dắt đi. Sau đó,
Bác nói riêng với cô giáo:

- Đối với các cháu, dù còn nhỏ, cũng nên nói sự thật, làm gương tốt và tạo
thói quen tốt cho các cháu.
3. Mẩu chuyện “ HAI LẦN GẶP BÁC ”
Trung thu năm 1966, Thành đoàn tổ chức cho Câu lạc bộ thiếu nhi biểu
diễn tại Nhà hát thành phố, có báo cáo mời Bác Hồ đến vui với các cháu.
Sắp đến giờ mở màn, mọi người nóng lòng mong Bác đến. Tôi (Lê Bùi) đang
khẩn trương chuẩn bị phía trong sân khấu, thỉnh thoảng lại khẽ hé ri đô nhìn
ra các hàng ghế đầu xem Bác tới chưa, nhưng chỗ Bác vẫn để trống mà phía
sau đã ngồi đầy ắp ba tầng nhà hát.
Chợt có tiếng reo to: “Bác Hồ! Bác Hồ!”. Tôi quay lại đã thấy Bác
đứng sau cánh gà trong bộ quần áo lụa giản dị, tay cầm chiếc quạt giấy nhẹ
nhàng quạt cho mấy cháu đứng bên. Bác hỏi:
- Hôm nay các cháu biểu diễn gì?
- Dạ thưa Bác, hôm nay chúng cháu biểu diễn ca múa nhạc ạ.
Bác hỏi tiếp:
- Thế có tiết mục văn nghệ dân tộc không?
- Thưa Bác, có ạ.
Các cháu ríu rít quanh Bác, còn tôi, vì hồi hộp quá không biết nên thưa
với Bác điều gì. Bác đi thăm các đồng chí phục vụ nhà hát rồi xuống xem
biểu diễn. Tối biểu diễn hôm đó thành công tốt đẹp, vui, sôi nổi hơn bao giờ
hết.
Một lần khác, tôi dẫn gần 100 cháu và cán bộ phụ trách vào biểu diễn
phục vụ khách tại Phủ Chủ tịch.
Khi các cháu vừa hoá trang và chuẩn bị xong thì Bác và một số đồng
chí từ nhà sàn đi tới trên con đường xoài mát rượi. Các cháu ùa ra đón Bác,

còn tôi và mấy cán bộ đội chỉ đứng ngây ra nhìn Bác và đàn cháu nhỏ. Cháu
nào cũng muốn chen vào để được gần Bác, để được Bác cầm tay, xoa đầu và
hỏi han. Bác và các cháu đi dần về phía sân khấu nơi Bác sẽ tiếp khách.
Chợt Bác hỏi:

- Hôm nay các cháu làm gì mà đánh phấn, má hồng thế này? Thế không đánh
phấn thì có biểu diễn được không? - Bác hỏi tiếp.
Các em đồng thanh trả lời:
- Thưa Bác có ạ.
Cán bộ phụ trách chúng tôi lúc ấy đều hiểu ý Bác: không nên quá câu
nệ hình thức son phấn đối với tuổi thơ trong những buổi sinh hoạt thế này.
Cuối buổi biểu diễn, Bác cùng khách gọi các cháu đến để chia kẹo và
chụp ảnh cùng.


×