Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lựa chọn một số bài tập trò chơi nhằm phát triển sức bền cho học sinh lớp 8 trường THCS hà ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.55 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Cách đây 71 năm khi cách mạng tháng 8 mới thành công, chính quyền còn
non trẻ, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, nhưng Đảng, Bác Hồ đã
sớm quan tâm đến việc xây dựng nền TDTT mới của nước nhà, một công việc
vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài để chuẩn bị cho cả dân tộc bước
vào cuộc trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Căn cứ theo quyết định của
Quốc dân đại hội VN (Quốc hội khoá 1) họp ngày 2-3-1946 định sự tổ chức của
Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thiết lập
Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Cũng vào giờ phút lịch
sử này. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục, Người viết “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả
nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước mạnh
khỏe
……Dân cường thì nước thịnh, tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập”
Hôm nay, Người đã đi xa, song những lời dạy của người vẫn vang vọng
mãi và thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.
Nghe lời Bác, hơn nửa thế kỷ qua, trên khắp đất nước ta đã xây dựng được
phong trào TDTT từ không thành có, từ yếu thành mạnh, đáp ứng yêu cầu từng
giai đoạn cách mạng. Ngày nay các hoạt động TDTT lớn mạnh về cả chất và
lượng. Đặc biệt trong hệ thống GD&ĐT. Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới và
xây dựng một hệ thống chương trình và nội dung giáo dục từ mầm non đến bậc
tiểu học, THCS. Trong chương trình thể dục THCS có rất nhiều nội dung. Trong
đó, nội dung chạy bền là một trong những nội dung chính trong chương trình thể
dục THCS và cũng là nội dung quan trọng trong chương trình HKPĐ các cấp.
Song trên thực tế sức khỏe của học sinh trong nhà trường không đồng đều và có
sự chênh lệch lớn. Vì vậy xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, tôi mạnh
dạn đưa ra vấn đề “Lựa chọn một số bài tập, trò chơi vận động nhằm phát


triển sức bền cho học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc”
2.Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để lựa chọn một số bài tập, trò chơi vận động nhằm phát triển
sức bền cho học sinh.
Học sinh biết cách tập luyện sức bền ở trong và ngoài nhà trường.
Đánh giá được hiệu quả của bài tập, trò chơi đã lựa chọn đối với việc phát
triển sức bền cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
42 học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc năm học 2015- 2016.
Nghiên cứu sách giáo viên thể dục 6,7,8,9
Các bài học chính khóa, ngoại khóa.
Các bài tập, trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho học sinh.
1


4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo.
Qua phương pháp này nhằm tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan
đến vấn đề sức bền, các tài liệu về lí luận giá dục mới, sinh lí học, tâm lí học, và
các sách chuyên môn…..nhằm làm căn cứ cho việc lựa chọn trò chơi đạt hiệu
quả cao.
4.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Phương pháp này nhằm sử dụng chất xám và kinh nghiệm của đồng
nghiệp để góp phần tìm ra các hệ thống bài tập trò chơi nhằm phát triển sức bền
cho học sinh.
4.3. Phương pháp điều tra cơ bản.
Phương pháp này nhằm nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương
nơi tôi công tác. những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, sự quan tâm tạo
điều kiện của gia đình, nhà trường và xã hội.
4.4. Phương pháp quan sát sư phạm.

Phương pháp quan sát sư phạm dùng để phán đoán và phát hiện ra những
bài tập chưa phù hợp với đối tượng học sinh.
4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sau khi đã lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập, trò chơi mang tính giả
định tôi đưa vào nghiên cứu thực nghiệm với 42 học sinh lớp 8 trường THCS Hà
Ngọc. Để chứng minh và đánh giá hiệu quả, 42 học sinh được chia làm hai
nhóm (nhóm đối chiếu và nhóm thực nghiệm)
Nhóm đối chiếu 21 học sinh
Nhóm thực nghiệm 21 học sinh

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi lựa chọn một số bài tâp, trò chơi
vận động nhằm phát triển sức bền cho học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc.
Thông qua đề tài này, tôi cố gắng truyền đạt cho các em sự hiểu biết về kiến
thức và kinh nghiệm trong tập luyện phát triển sức bền.
Tôi cũng tìm hiểu thêm về các sách hướng dẫn huấn luyện điền kinh (nội
dung chạy bền), học hỏi kinh nghiệm của các thầy, cô giáo, huấn luyện viên có
kinh nghiệm lâu năm trong huyện để lựa chọn bài tập trò chơi mang tính chất
phát triển sức bền.
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này là ở khâu lựa chọn bài tập, trò
chơi mang tính chất phát triển sức bền và phương pháp tập luyện ở từng giai
đoạn.
1.1. Cơ sở lý luận về tố chất sức bền:
Sức bền có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, nếu không có
sức bền con người vừa mới làm việc, học tập đã mệt mỏi, như vậy sẽ không làm
được việc gì có kết quả cao. Giảng dạy nội dung chạy bền là một quá trình sư

phạm mà mục đích của quá trình là giúp học sinh hình thành tính tự giác, kiên trì
không ngại khó khăn phát triển được sức bền nắm vững và hoàn thiện các bài
tập chiến thuật, phát triển tố chất thể lực, các phẩm chất đạo đức, ý chí và đạt
được thành tích cao.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động
hay tập luyện TDTT kéo dài.
Sức bền được chia làm 2 loại.
Sức bền chung: là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói
chung trong một thời gian dài.
Sức bền chuyên môn: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu,
một hoạt động lao động, hay bài tập thể thao trong một thời gian dài.
1.2. Cơ sở lý luận để “Lựa chọn một số bài tập, trò chơi vận động nhằm phát
triển sức bền cho học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc”
Giảng dạy nội dung chạy bền là một quá trình sư phạm mà mục đích của
quả trình là rèn luyện phát triển sức bền và khả năng chống lại mệt mỏi, tính
kiên trì và sự cố gắng nhưng trong giảng dạy chạy bền nếu người giáo viên
không tìm tòi,đổi mới phương pháp dạy học thì dẫn đến dạy học nội dung này
học sinh dễ nhàm chán, không thực hiện hết cự ly quy đinh.
Cơ sở lựa chọn các bài tập, trò chơi
Các bài tập nâng cao sức bền ưa khí.
Các bài tập nâng cao sức bền yếm khí.
Các động tác bổ trợ
Các trò chơi mang tính chất phát triển sức bền.
Cơ sở lý luận của quá trình dạy học các bài tập:

3


Để thực hiện tốt các bài tập nâng cao sức bền chung thì trước hết giáo
viên cần cho học sinh làm quen với sân tập và khả năng thực hiện lượng vận

động của học sinh trong một thời gian nhất định.
+ Giai đoạn 1: Cho học tập luyện với lượng vận động nhỏ, thời gian kéo dài
+ Giai đoạn 2: Học sinh tập luyện theo yêu cầu của giáo viên
+ Giai đoạn 3: Kiểm tra thanh tích theo cự ly quy định và yêu cầu về thành
tích của cự ly đó.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS.
Đặc điểm tâm lý:
Các em ở lứa tuổi này rất hiếu động, hầu hết các em chưa ý thức được
mục đích, tác dụng của việc tập luyện TDTT. Do tính hưng phấn cao hơn ức chế
nên các em tiếp thu cái mới rất nhanh, nhưng cũng rất chóng quên, thích được
tập luyện nhưng cũng rất nhanh chán. Sự hình thành các nếp nhăn ở vỏ đại não
chưa ổn định. ở lứa tuổi này các em đã hiểu chút ít về điều sai lẽ phải. Tính tự
trọng được bắt đầu xuất hiện các em thích được khen hơn là phê bình, mắng
mỏ, trong các cuộc thi đấu căng thẳng sinh ra khát vọng chiến thắng.
Đặc điểm sinh lý:
Sinh lý lứa tuổi các em phát triển rất nhanh đánh dấu một bước ngoặt cơ
thể ở lứa tuổi này nổi bật về cơ sở sinh lý, là sự hình thành giới tính, nó một
biến đổi phức tạp của việc phát triển cơ thể, từ hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô
hấp, hệ cơ, hệ xương.
Hệ thần kinh phát triển đày đủ, các trung khu phát triển đồng đều nhất là
trung khu ngôn ngữ. Hệ thống tín hiệu chiếm ưu thế.
Hệ tuần hoàn: ở lứa tuổi này các em đang phát triển cơ tim và thể tích
trọng lương lớn dần. Nhịp tim khoảng 84 lần/ phút.
Hệ vận động: Xương của các em đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ nên
thành phần hữu cơ với nước trong xương nhất là hai đầu mút xương còn nhiều
do đó xương các em có tình đàn hồi cao. Hệ cơ phát triển toàn diện các nhóm
cơ lớn phát triển nhanh, một số cơ nhỏ chưa phát triển toàn diện.
2. Thực trạng chung của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế trong những năm qua đội tuyển Điền kinh nhà trường tham gia
giải học sinh giỏi TDTT, HKPĐ cấp huyện, cấp tỉnh mặc dầu cũng đã dành được

những thành tích nhất định song mới dừng lại ở nội dung cờ vua, đá cầu, bóng
bàn, chạy ngắn, nhảy cao, nhảy xa. Còn cự ly trung bình và cự ly dài còn có
khoảng cách khá xa đối với các trường bạn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn TD trong trường tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp làm thế nào để
góp phần nâng cao và phát triển sức bền cho học sinh trường THCS Hà Ngọc
nói chung và học sinh lớp 8 của trường nói riêng.
Quan sát thực tế các buổi học, thi đấu và trực tiếp đứng lớp tôi thấy sức
bền của học sinh rất yếu, dẫn đến các em ngại tập ít hoàn thành được lượng vận
động giáo viên đề ra. Đó là lý do thôi thúc tôi đến với vấn đề “Nghiên cứu, lựa
chọn một số bài tập, trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho học sinh lớp
8 trường THCS Hà Ngọc”.
4


Để đánh giá thực trạng số học sinh thường xuyên tập chạy bền hết lượng
vận động giáo viên đề ra. Kết quả thu được như bảng 1.
Bảng 1: Kết quả điều tra cơ bản trước thực nghiệm (với 42 học sinh ở
hai lớp 8 được chia làm 2 nhóm
Nhóm đối chiếu
Nhóm thực nghiệm
(Tổ 1-2: 21HS )
(Tổ 3-4: 21HS )
Tuần
Ghi chú
Số lượt HS
%
Số lượt HS
%
chạy bền
chạy bền hết

hết cự ly
cự ly
1
7
33.3
7
33.3
2
8
38
9
42.8
3
9
42.8
8
38
4
8
38
9
42.8
5
9
42.8
9
42.8
6
10
47.6

10
47.6
Tổng
49
40.4
52
41.2
(6 tuần)
Quan sát bảng 1 cho thấy nhìn chung trước thực nghiệm cả hai nhóm
đều có nhiều nét tương đồng như số lượng, trình độ ban đầu, số lượng học sinh
thường xuyên tập luyện ở mỗi tuần tương đối như nhau. Điều này có ý nghĩa
khách quan về kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra mục đích dựa trên cơ sở tìm hiểu
những bài tập và nguyên nhân của nó để tìm ra các bài tập, trò chơi nhằm nâng
cao hiệu quả phát triển sức bền cho học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc. Để
đạt được mục đích tôi phải thực hiện giải quyết nhiệm vụ: Xác định lựa chọn
một số bài tập, trò chơi hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để tiến hành các giải pháp giảng dạy cơ bản nội dung chạy bền bằng
“Lựa chọn một số bài tập, trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho
học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc” đối với học sinh trường THCS Hà
Ngọc một cách có hiệu quả tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau:
3.1.Các biện pháp cụ thể đã tiến hành.
* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Trước mỗi tiết học, buổi tập GV chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng học tập
phải đầy đủ, đảm bảo an toàn, bố trí hợp lý, khoa học, gây hứng thú cho học sinh
các em tiếp thu và thực hiện dễ dàng hiệu quả từ đó nâng cao khả năng sáng tạo,
tự động hóa kỹ năng, từ đó giải quyết các phương pháp và hình thức tập luyện
một cách nhanh chóng chính xác đem lại hiệu quả và chất lượng cao.
Tham mưu tích cực với lãnh đạo nhà trường bổ sung cơ sở vật chất trang

thiết bị để phục vụ cho dạy và học.
Đấu mối với gia đình học sinh, tư vấn tích cực để phụ huynh tạo mọi điều
kiện về thời gian cũng như quan tâm chăm sóc cho các em.
5


Phân loại đối tượng học sinh để có bài tập, trò chơi phù hợp với từng đối
tượng nhất là phân loại, lựa chọn được những học sinh có năng khiếu để bồi
dưỡng.
Nêu các giải pháp giảng dạy cơ bản vào các giờ thể dục trong chương
trình chính khóa, điều đó sẽ đem lại cho các em có đủ các yếu tố cần thiết để
thực hiện các phương pháp và khả năng giải quyết độc lập của các em ở các nội
dung khác của một giờ học thể dục, ngoài việc vận dụng kinh nghiệm vốn có
của mình, bản thân còn sử dụng một số cách sáng tạo, linh hoạt bằng nhiều
phương pháp khác nhau.
* Sử dụng tài liệu
Sử dụng sách giáo viên thể dục 6,7,8,9:
Trong sách giáo viên thể dục 6,7,8,9 có rất nhiều bài tập, trò chơi vận
động có thể sử dụng để phát triển sức bền cho học sinh. Song không phải bài tập
nào cũng tối ưu vì vậy giáo viên khi giảng dạy cần lựa chọn sử dụng các bài tập
gây hứng thú cho học sinh là rất cần thiết, qua các bài tập cụ thể để phát triển
sức bền cho học sinh. Trên thực tế tôi đã lựa chọn và sử dụng một số bài tập, trò
chơi trong sách giáo viên thể dục 6,7,8,9 nhằm phát huy tối đa khả năng của học
sinh.
Lý luận và phương pháp thể dục thể thao:
Để tiến hành giảng dạy nội dung chạy bền cho học sinh lớp 8 trường
THCS Hà Ngọc đạt hiệu quả cao, trước hết giáo viên cần sử dụng sáng tạo, linh
hoạt các phương pháp giảng dạy như: Phương pháp sử dụng lời nói kết hợp với
phương pháp trực quan
Phương pháp sử dụng lời nói: cần nêu ngắn gọn, đầy đủ nội dung kỹ thuật

Phương pháp trực quan: Cho học sinh quan sát hình ảnh và thành tích cự
ly bền của những VĐV nổi tiếng trong nước và thế giới. đồng thời giáo viên
hướng dẫn học sinh phương pháp tập luyện hàng ngày. Sau đó các en tập ứng
dụng
+ Tập luyện có hướng dẫn của GV
+ Tự tập
Trong quá trình ứng dụng giáo viên tiếp tục hướng dẫn có như vậy mới đạt hiệu
quả cao.
* Điều tra thực tế:
Từ những thực trạng trên cho thấy trong các năm qua do điều kiện sân bãi tập
luyện chưa đáp ứng với yêu cầu tập luyện, nhận thức của phụ huynh, học sinh
không đồng đều đa số coi trọng các môn văn hóa từ đó TDTT bị coi nhẹ nên
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và thành tích của học sinh ở các giải thi đấu
cấp huyện, tỉnh những năm qua ở nội dung chạy bền chưa đạt kết quả như mong
muốn. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả giờ học, phát triển sức bền cho học
sinh và có được những thành tích khả quan giáo viên phải tiến hành giảng dạy
theo trình tự các giai đoạn và kế hoạch đã đề ra.
Biện pháp điều tra thực tế nhằm nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn về
mọi mặt để từ đó xây dựng kế hoạch tập luyện cho học sinh.
6


* Quan sát sư phạm.
Qua quan sát trực tiếp các giờ học thể dục của học sinh Trường THCS Hà
Ngọc để phát hiện ra những bài tập chưa phù hợp khi thực hiện chạy bền và trên
cơ sở đó để tìm ra một số bài tập phù hợp.
* Phỏng vấn các thầy cô trong huyện để lựa chọn bài tập, trò chơi
Để lựa chọn các bài tập, trò chơi hợp lý với độ tin cậy cao hơn.Tôi đã
phỏng vấn các thầy cô giáo dạy thể dục trong huyện về vấn đề có liên quan đến
nội dung nghiên cứu thì đa số cho rằng nếu giảng dạy một cách đơn thuần thì

học sinh sẽ nhanh nhàm chán, khó có thể đạt được thành tích như mong muốn.
Nhưng nếu giảng dạy nội dung chạy bền thông qua một số bài tập, trò chơi thì
học sinh sẽ hứng thú tập luyện hơn.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập, trò chơi vận động nhằm
phát triển sức bền cho học sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc. (n= 11)
Số người Tỷ lệ
TT
Hình thức các bài tập
tán thành
%
1 Bài tập rèn luyện sức bền ưa khí
10/11
90,9%
2 Bài tập rèn luyện sức bền yếm khí
10/11
90,9%
3 Bài tập chạy lên dốc, xuống dốc
9/11
81,8%
4 Một số động tác bổ trợ
9/11
81,8%
5 Bài tập chạy biến tốc
5/11
72,7%
6 Trò chơi tâng cầu bền
8/11
72,7%
7 Trò chơi nhảy dây bền
8/11

63,6%
8 Trò chơi người thừa thứ 3
7/11
63,6%
9 Trò chơi chạy díc dắc tiếp sức
7/11
54,5%
10 Trò chơi chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức
6/11
45,4%
11 Trò chơi chọi cóc
5/11
45,4%
Kết quả phỏng vấn cho thấy các bài tập, trò chơi 1,2,3,4,,6,7,8,9 chiếm tỷ lệ
tán thành cao hơn cả. Vậy các bài tập này được tôi đưa vào thực hiện nhằm phát
triển sức bền cho học sinh lớp 8 - Trường THCS Hà Ngọc”
Tôi đã thực nghiệm lớp 8 chia làm 2 nhóm một nhóm thực nghiệm, một
nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng học tập và rèn luyện bình thường. Lớp thực
nghiệm tập theo bài tập, trò chơi lựa chọn.
3.2. Tổ chức thực hiện
* Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.Được
chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ thàng 10 đến tháng 11 năm 2015 xác định vấn đề thực hiện,
lập đề cương và kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 2: Từ tháng 12 năm 2015 đến hết tháng 2 năm 2015 là giai đoạn
tiến hành tập luyện. Lập kế hoạch đánh giá các nội dung bài tập.
Các bài tập, trò chơi đưa vào tập luyện.
+ Bài tập rèn luyện sức bền ưa khí:
Mục đích: Tăng khả năng chịu đựng lượng vận động trong thời gian dài


7


Dùng cường độ vận động nhỏ, thời gian vận động kéo dài (6-10 phút đối với
học sinh nữ, 8-12 phút đối với học sinh nam), khống chế tần số mạch lá 130140 lần/ phút.
+ Bài tập rèn luyện sức bền yếm khí:
Được thực hiện trong thời gian ngắn (Từ 3-8 ’’) tốc độ thực hiện bài tập
khoảng 95% tốc độ tối đa, thời gian nghỉ giữa các lần nối tiếp từ 1,5-2 ’ và
thường giữa các nhóm là 2-3 phút. Tính chất nghỉ ngơi là tích cực. Số lần lặp lại
tùy thuộc vào trình độ tập luyện của học sinh sao cho tốc độ không bị giảm.
+ Bài tập chạy lên dốc, xuống dốc
Tùy thuộc vào điều kiện tập luyện của học sinh mà giáo viên hướng dẫn học
sinh chạy lên dốc, xuống dốc.
Chạy lên dốc: Chạy bậc thang ở nhà cao tầng, mỗi bước chạy phải theo bậc
thang phù hợp. Thông thường độ dốc càng lớn, độ ngả thân người ra trước càng
nhiều, đùi nâng cao, hai tay phối hợp tự nhiên để giữ thăng bắng. Diện tích bàn
chân trước chạm đất ít hơn so với chạy bình thường
Chạy xuống dốc: Tùy theo độ xuống dốc lớn hay nhỏ mà điều chỉnh thân
người và bước chạy cho phù hợp. Nếu độ dốc không lớn lắm có thể lợi dụng lực
hút của Trái Đất để tăng tần số và độ dài bước chạy. Nếu độ dốc lớn thân trên
ngả ra sau, Vai và má ngoài bàn chân hướng về hướng chạy. Khi má ngoài bàn
chân trước chạm đất cần miết xuống như một cái phanh (thắng) ghìm không cho
người dúi về trước, hai tay phối hợp tự nhiên để giữ thăng bằng.
+ Một số động tác bổ trợ.
Chạy bước nhỏ
Chạy nâng cao đùi
Chạy đạp sau
Chạy vòng số 8
+ Trò chơi tâng cầu bền
Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một quả cầu, khoảng cách giữa người này

và người kia cần phù hợp để di chuyển.
Cách chơi: Sau lệnh của chỉ huy, tất cả học sinh đồng loạt tâng cầu. Có thể
tâng cầu bằng má trong, má ngoài, đùi, mu bàn chân nhưng tâng liên tục trong 25 phút. Nếu để cầu rơi nhanh chóng nhặt cầu để tiếp tục tâng cho liên tiếp.
+ Trò chơi nhảy dây bền
Chuẩn bị: Mỗi học sinh một dây nhảy ngắn, đứng khoảng cách giữa người
này và người kia khoảng 1-2m
Cách chơi: Sau lệnh của chỉ huy, tất cả học sinh cùng bắt đầu nhảy và nhảy
liên tục với nhịp chậm khoảng 2-5 phút. Nếu để dây vướng chân thì điều chỉnh
dây để tiếp tục nhảy sao cho liên tục như một hoạt động bền.
+ Trò chơi người thừa thứ 3
Chuẩn bị: sân rộng 15x15m trở lên. Người chơi 20-30 người chia thành mỗi
nhóm 2 người đứng trên đường vòng tròn, người trước, người sau. Nhóm nọ các
nhóm kia 2-3m (dùng phương pháp điểm số theo chu kỳ 1-2, 1-2 để chia nhóm).
Người chỉ huy chọn một đôi vào vòng tròn đứng đối lưng với nhau.
8


Cách chơi: Chỉ huy ra tín hiệu cho một người chạy và một người đuổi bắt.
Người chạy luồn lách qua chỗ trống giữa các nhóm ở trên đường tròn.
Người đuổi cố gắng đập tay vào người chạy khi đó lập tức người đuổi trở
thành người đuổi trở thành người chạy và ngược lại. Người chạy nếu muốn nghỉ
ngơi thì mau chóng đứng vào trước mỗi nhóm. Nhóm đó từ 2 người trở thành 3
người và người đứng cuối cùng là người thừa thứ 3 và phải chạy để người đuổi
tiếp tục đuổi.
+ Trò chơi chạy díc dắc tiếp sức
Chuẩn bị: Chia lớp thành hai đội có số lượng bằng nhau đứng sau vạch xuất
phát.
Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau tối thiểu là 1,5m, mỗi vạch dài
6m. Cách vị trí xuất phát của mỗi đội khoảng 3m và sang phải 5m rồi sang trái
5m lần lượt cắm cờ 4-6 điểm chuẩn tạo thành đường chạy díc dắc

Cách chơi: Khi có lệnh em số 1 chạy theo đường díc dắc vòng qua lần lượt
các cờ chuẩn quy định, đến cờ cuối cùng thì chạy díc dắc ngược về vạch xuất
phát, đưa tay chạm với bạn số 2, thi thường về tập hợp cuối hàng. Sau khi số 1
xuất phát số 2 tự động tiến vào vị trí xuất phát chờ khi số 1 chạm tay, nhanh
chóng thực hiện như số 1. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào
xong trước ít phạm quy đội đó thắng cuộc.
Các trường hợp phạm quy:
XP trước lệnh hoặc chạy trước khi chạm tay bạn.
Chạy không hết quãng đường quy định
Không vòng qua cờ.
Giai đoạn 3: Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2016 lấy số liệu thu được trong
quá trình thực hiện, viết và hoàn thành SKKN.
* Phân tích kết quả thực hiện: Chạy bền là một nội dung quan trọng trong
chương trình thể dục THCS, nội dung này đòi hỏi người tập phải có tính kiên trì,
chịu khó và nắm được kỹ chiến thuật, biết phân phối sức trong khi tập luyện và
thi đấu mới có thể đạt thành tích cao.
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
Trên thực tế những bài tập, trò chơi lựa chọn trên có nâng cao được hiệu quả
phát triển sức bền cho học sinh hay không? Mức độ đến đâu? Để đánh giá một
cách khách quan về tác động của các bài tập, trò chơi đã lựa chọn tôi đã tiến
hành 1 thực nghiệm trên chính đối tượng nghiên cứu và chia thành 2 nhóm.
Nhóm thực nghiệm tổ 1- 2 lớp 8: Cho 21 học sinh này thực hiện các bài tập
đã lựa chọn
Nhóm đối chiếu tổ 3-4 lớp 8: Gồm 21 học sinh thực hiện các bài tập thông
thường
Áp dụng các bài tập, trò chơi đã lựa chọn của mình vào nhóm thực nghiệm
và cho cả hai nhóm tiến hành tập luyện song song với nhau trong thời gian 6
tuần mỗi tuần tập 2 buổi.
Sau 6 tuần tập luyện kết quả kiểm tra cho thấy ở bảng 3


9


Bảng 3: (Số lượng học sinh lớp 8= 42hs (nhóm 1: 21hs; nhóm 2: 21hs)

Tuần
1
2
3
4
5
6
Tổng
(6 tuần)

Nhóm đối chiếu
(Tổ 1-2: 21HS )
Số lượt HS
%
chạy bền
hết cự ly
11
52,3
11
52,3
12
57,1
13
61,9
14

66,6
15
71,4
49

60,3

Nhóm thực nghiệm
(Tổ 3-4: 21HS )
Số lượt HS
%
chạy bền hết
cự ly
17
80,9
19
90,5
19
90,5
18
85,7
19
90,5
20
95,2
52

Ghi chú

88,9


Kết quả bảng 3 cho thấy rõ . Lớp thực nghiệm tổ 3-4 lớp 8 có đưa vào sử
dụng một số bài tập, trò chơi đã lựa chọn kết quả cao hơn hẳn so với lớp đối
chứng. Như vậy tôi đưa một số bài tập, trò chơi nhằm phát triển sức bền cho học
sinh lớp 8 trường THCS Hà Ngọc vào ứng nghiệm, thực nghiệm là hoàn toàn
đúng với phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
học tập môn chạy bền. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do sử dụng các phương
pháp, giải pháp giảng dạy mang tính khoa học toàn diện của giáo viên và sự nỗ
lực của học sinh trường THCS Hà Ngọc.

10


III. KT LUN, KIN NGH
1. Kt lun:
T nhng kt qu thu c tụi i n kt lun sau:
nõng cao hiu qu phỏt trin sc bn cho hc, giỏo viờn cn ht sc
linh hot kt hp vi cỏc bi tp, trũ chi sao cho hp lớ vi tng tit dy, khụng
cú phng phỏp no l ti u vỡ vy giỏo viờn khụng th tuyt i húa bt c
phng phỏp hay bin phỏp no, mun cú tit dy thnh cụng phi s dng khộo
lộo, linh hot, hp lớ cỏc phng phỏp dy hc theo c trng b mụn cú nh
vy hiu qu gi hc mi c nõng lờn.
La chn mt s bi tp, trũ chi nhm phỏt trin sc bn cho hc sinh
lp 8 trng THCS H Ngc mt cỏch hp lý trong ging dy ni dung chy
bn s lm tng hng thỳ say mờ, kớch thớch tớnh t giỏc, tớch cc, kiờn trỡ ca
hc sinh, trờn c s ú phỏt trin sc bn ng thi tng th lc cho cỏc em
2. kin ngh:
Nh trng:
Tham mu vi cỏc cp lónh o b sung thờm c s vt cht ,trang thit b
dy hc.

Mua, b sung thờm cỏc loi sỏch lut mi .
Phũng giỏo dc v o to :
Mụn Giỏo dc th cht l mụn hc cú kh nng thu hỳt, lụi kộo hc sinh tham
gia mt cỏch tớch cc, tuy nhiờn c s vt cht l mt ro cn khụng nh trong
quỏ trỡnh ging dy hoc t chc cỏc cuc thi ú l dng c tp luyn, dựng
dy hc mc dự tụi ó c gng tn dng cỏc c s vt cht cú sn hoc dựng
t lm song vn cha ỏp ng c nhu cu trong mt tit dy thc hnh. Vỡ
vy tụi mong rng phũng giỏo dc, b sung c s vt cht, to iu kin cho b
mụn ging dy cú nh vy kt qu mụn hc mi t hiu qu cao nht.
Trờn õy l SKKN La chn mt s bi tp, trũ chi nhm phỏt trin sc
bn cho hc sinh lp 8 - Trng THCS H Ngc. Trong quỏ trỡnh ỏp dng v
trin khai thc hin thi gian cú hn, ti liu tham kho cũn hn ch nờn khụng
trỏnh khi nhng thiu sút. Tụi mong c s úng gúp ý kin ca cỏc ng chớ.
Xác nhận của thủ trởng
đơn vị

H trung, ngy 10 thỏng 3 nm 2016
Tụi cam oan khụng coppy
Ngi vit
Nguyn Th Tho

Dơng Thị Thu Hơng
Xỏc nhn ca phũng GD&T H Trung

11


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo viên thể duch 6,7,8,9
2. Giáo trình trò chơi vận động.

3. Lý luận và phương pháp TDTT
4. Sách kỹ chiến thuật huấn luyện Điền kinh (Phần chạy bền)

12


Phụ lục: Danh mục các chữ viết tắt
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Học sinh
Giáo viên
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Sáng kiến kinh nghiệm
Vận động viên
Hội khỏe phù đổng
Giáo dục và đào tạo

Viết tắt
HS
GV

TDTT
THCS
SKKN
VĐV
HKPĐ
GD&ĐT

MỤC LỤC

13


5
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung

Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu

1
3. Đối SỞ
tượng
nghiên
cứuVÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
1
GIÁO
DỤC
4. PHÒNG
Phương pháp
nghiên
cứu. VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG 1
GIÁO
DỤC
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng chung của vấn đề trước khi áp dụng
4

9
10

sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
KIẾN
KINH
NGHIỆM
4. Hiệu quả củaSÁNG

sáng kiến
kinh
nghiệm
đối với hoạt

5
9

động giáo dục.
11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
11
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP, TRÒ CHƠI
12
1. Kết luận
11 8
NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH LỚP
13
2. Kiến nghị.
11

ĐỀ TÀI:

TRƯỜNG THCS HÀ NGỌC, HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Ngọc
SKKN thuộc môn: Thể dục


14
THANH HÓA, NĂM 2016


(*Font Times New Roman, cỡ 16, đậm, CapsLock;** Font Times New
Roman, cỡ 15,CapsLock)

MỤC LỤC

15


16



×