Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số bài tập trong môn chạy ngắn để phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.67 KB, 19 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TĨNH GIA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên: Phạm Đình Cần
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
SKKN thuộc môn: Thể dục
Năm học 2010-2011
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước đòi hỏi con người phải
phát triển toàn diện về mọi mặt Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ để đáp ứng yêu
cầu của xã hội. Trong các mặt của đời sống xã hội, thể dục thể thao (TDTT) là
một mặt của nền giáo dục tiên tiến, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần
của xã hội được sáng tạo và sử dụng hợp lý nhằm hoàn thiện thể chất cho con
người, làm phong phú nếp sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người,
góp phần vào sự nghiệp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài” để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII đã nêu: “…phải đào tạo con người trong sáng về đạo đức, phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, là động lực của sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”.
Trong các môn thể thao được nhiều triệu người trên thế giới yêu thích và tập
luyện thì điền kinh là môn thể thao chiếm một vị trí quan trọng trong việc rèn
luyện và tăng cường sức khỏe cho con người, là nội dung bắt buộc chủ yếu
trong công tác giáo dục thể chất (GDTC) ở các trường phổ thông. Nó là
phương tiện GDTC, là môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút mọi người
tham gia tập luyện. Do nhu cầu và trình độ phát triển TDTT ở Việt Nam và
trên thế giới ngày càng có nhiều phong trào với quy mô rộng lớn như chạy vì
sức khỏe, phong trào Olympic…
Thành tích thể thao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về kỹ thuật về thể
lực trong đó yếu tố thể lực bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và năng


lực phối hợp vận động. Trong rất nhiều yếu tố khác nhau đó yếu tố sức nhanh
đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là tiền đề để phát huy thành tích thể thao.
Công tác đào tạo và huấn luyện thể dục thể thao tại các cấp học phổ
thông, việc giảng dạy sức nhanh là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu
lựa chọn các bài tập cho phù hợp với đối tượng để phát huy hơn nữa thành
tích thể thao, bồi dưỡng vận động viên thể thao cho đất nước.
2
Thực trạng công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp phổ
thông cho thấy, công tác huấn luyện và giảng dạy còn mang tính tự phát, chưa
chú trọng áp dụng cơ sở lý luận khoa học TDTT. Công tác tập huấn, huấn
luyện thi đấu thường diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khi có giải và có lịch thi
đấu mới tập trung để huấn luyện cho nên các em không phát huy được hết khả
năng, năng lực của mình dẫn đến thành tích thể thao bị hạn chế.
Trên thực tế có nhiều học sinh có năng khiếu nhưng do không được
phát hiện kịp thời, không có diều kiện để phát huy hết trình độ nên thành tích
thể thao của họ còn hạn chế.
Tại các giải thi đấu, Hội khỏe phù đổng từ cấp cơ sở (cấp trường) cho
đến cấp toàn quốc, điền kinh luôn là nội dung thi đấu sôi nổi được nhiều
nguời yêu mến. Trên thế giới, điền kinh được coi là môn thể thao “Nữ hoàng”
bởi những giá trị mà môn điền kinh mang l ại.
Tại Việt Nam, điền kinh luôn là sự lựa chọn trong tập luyện và thi đấu
của nhiều tầng lớp khác nhau, bởi sự phong phú và đa dạng các nội dung của
điền kinh và sự phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau. Điền kinh đã mang về
nhiều tấm huy chương cao quý cho thể thao thành tích cao của đất nước. Có
thể kể đến như: Chạy 100m (Vũ Thị Hương - Huy chương Vàng – Seagames
24), Chạy 800m nam (Phan Văn Hóa – Huy chương Vàng – Seagames 20),
Chạy ngắn nữ (Phan Thị Thu Lan – Huy Chương Vàng – Seagames 21)…
Trong điền kinh, chạy ngắn là một trong số các môn có lịch sử phát
triển lâu đời. Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trong săn
bắn, hái lượm… chạy ngắn dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát

triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức nhanh, sự linh hoạt, khéo léo.
Và ngược lại trong tập luyện và thi đấu chạy ngắn đòi hỏi vận động viên phải
có những phẩm chất khác nhau về kỹ thuật và thể lực trong đó sức nhanh là
yếu tố rất quan trọng.
Từ sự phân tích nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một
số bài tập trong môn chạy ngắn để phát triển sức nhanh cho học sinh lớp
8”.
Mục đích, thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn
một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh của trường.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số bài tập phát
triển sức nhanh cho học sinh trường THCS Thị Trấn.
Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập
phát triển sức nhanh cho học sinh trường THCS Thị Trấn Tĩnh Gia.
3
1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sức
khoẻ nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, Bác kêu
gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng
cao thể lực cho mọi người. Bác Hồ rất tin yêu thế hệ trẻ, Người quan tâm và
săn sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ.
Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch định đường lối quan
điểm TDTT, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đường lối quan điểm TDTT do mình
đề ra. Đường lối quan điểm của Đảng thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng về TDTT trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc,
xây dựng đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
Từ khi giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc, năm 1975 đến năm
1985 công tác TDTT càng được Đảng và nhà nước quan tâm một cách thường
xuyên để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban

chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và
phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây
dựng con người mới, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đó đầu năm
1979 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục,
trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát
động phong trào thể dục vệ sinh yêu nước trong các nhà trường để củng cố và
tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Trong những năm 1975-1985
các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982)
luôn luôn xác định vai trò, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi
dưỡng con người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hoá để phục vụ nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho
học sinh sinh viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể
thao. Chính vì vậy, năm 1983 Chính phủ đã cho phép Bộ giáo dục, Tổng cục
Thể dục thể thao phối hợp với các đoàn thể Thanh - thiếu niên - nhi đồng tổ
chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn
luyện thân thể, tập luyện thể thao của học sinh cả nước. Đại hội TDTT toàn
quốc lần thứ nhất năm 1985 đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi
đấu và đạt thành tích cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích
xuất sắc, giữ nhiều kỷ lục quốc gia.
4
Bước vào thời kỳ đổi mới, khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986) trong công tác thể dục thể thao nói chung và công tác
giáo dục thể chất trong các trường học luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan
tâm đầu tư và đòi hỏi chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là
một yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý
kinh tế an ninh quốc phòng trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước
trên con đường đổi mới.
Sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu của
Đảng và Nhà nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng VII (1991) thì vấn

đề giáo dục thể chất và hoạt động Thể dục thể thao trong các trường học được
nâng lên yêu cầu mới có tính cấp bách để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người cả về trí tuệ và về thể chất, sức khoẻ. Vì lẽ đó năm 1993 Hội nghị Ban
chấp hành TW lần thứ 4 (Khoá 7) nhấn mạnh tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo, cụ thể là “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế
hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học,
cấp học, ngành học”. điều đó góp một phần quan trọng vào thành tựu đổi mới
đưa đất nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội vào năm 1975
mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1996) đã khẳng định.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong
những năm tới. Nghị quyết Trung ương khoá VII đã khẳng định: “Giáo dục
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách
hàng đầu Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI Muốn
xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn
diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải
là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là
trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có
giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”.
Tóm lại: Thể dục thể thao có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã
hội, là một mặt không thể thiếu của xã hội. Thông qua TDTT con người được
phát triển toàn diện hơn, rèn luyện được các đức tính cần thiết trong cuộc
sống như sự kiên trì bền bỉ, sự nhẫn nại, tinh thần vượt khó… Chính vì những
lẽ đó Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác thể dục thể thao ngay cả
trong thời chiến lẫn trong thời bình.
2. Cơ sở thực tiễn.
5
Trường THCS Thị Trấn – Tĩnh Gia được thành lập từ năm 1990. Sau
hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay CSVC của nhà trường đã khang
trang (đạt chuẩn Quốc gia), diện tích gần 6.000m
2

, với 2 dãy lớp học cao tầng.
Đội ngũ giáo viên gồm 21 giáo viên, tổng số 318 học sinh. Nhà trường luôn
quan tâm tới công tác giáo dục toàn diện trong đó đặc biệt quan tâm tới công
tác giáo dục thể chất.
Về cơ sở vật chất nhà trường đã đầu tư khá đầy đủ dụng cụ, trang thiết
bị phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường. Trường có khu Giáo dục
thể chất được quy hoạch xây dựng đảm bảo phục vụ cho giảng dạy, huấn
luyện và thi đấu thể thao.
Bộ môn thể dục nhà trường có 2 giáo viên, các thầy đều rất nhiệt tình,
yêu nghề và có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Trong các môn mũi nhọn của nhà trường, chạy ngắn là môn được các
em học sinh yêu thích, nhưng đây là nội dung đòi hỏi ở VĐV có nhiều phẩm
chất khác nhau về trình độ thể lực và kỹ thuật trong đó có yếu tố về sức
nhanh.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường và nhóm bộ môn thể
dục, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức
nhanh trong nội dung chạy cho HS khối lớp 8 của trường.
3. Tổ chức nghiên cứu.
a) Đối tượng, thời gian nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: một số bài tập phát triển sức nhanh trong chạy
ngắn cho học sinh chạy ngắn trường THCS Thị Trấn.
- Đối tượng thực nghiệm: gồm 30 HS khối lớp 8 trường THCS Thị
Trấn- Tĩnh Gia. Để đánh giá hiệu quả, tôi sử dụng phương pháp so sánh.
- Thời gian thực nghiệm từ tháng 10/2010 đến tháng 4 năm 2011.
b) Địa điểm nghiên cứu.
- Trường THCS Thị Trấn - Tĩnh Gia
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê.
6
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Quá trình thực nghiệm được cụ thể hoá bằng kế hoạch và nội dung các
bài tập. Cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TUẦN THỨ NHẤT.
Buổi thứ nhất: Khởi động chạy chậm một vòng quanh sân tập, tập bài
tập phát triển chung 10
/
(chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau) 3 lần x
20m.
Cơ bản:
+ Trò chơi vận động phát triển sức nhanh (10 - 15
/
) .
+ Chạy tăng tốc độ 2 lần x 30m : 10
/

nghỉ giữa quảng 5 phút
+ Trò chơi người thừa thứ 3: 5’
Kết thúc: Chạy thả lỏng trên sân cỏ học sinh tự thả lỏng cho nhau.
Buổi thứ 2: Khởi động chạy chậm một vòng sân tập, bài tập thể dục tay
không 6 động tác, ép dẻo 10
/
, bài tập bổ trợ (chạy bước nhỏ, chạy nâng cao
đùi, chạy đạp sau) .
Cơ bản:
+ Trò chơi vận động phát triển sức nhanh: 10
/

.
+ Chạy tiếp sức (2 x 30
m
)
+ Chơi trò chơi người thừa thứ 3 : 10 - 12
/
.
Kết thúc: Chạy thả lỏng 1 vòng sân tập.
Buổi thứ 3: Chạy khởi động chậm 2 vòng sân trường, tập bài tập thể
dục tay không phát triển chung 10
/
. Bài tập bổ trợ chuyên môn 10
/
.
Cơ bản:
+ Tiếp sức tổng hợp (2 x 30
m
) nghỉ giữa quãng 5’
+ Bật nhảy lò cò trên cát
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi bóng chuyền 6: 12
/
.
Kết thúc: Đi bộ thả lỏng 1 vòng sân tập, xếp thành 2 hàng dọc, chuyển
đấm lưng cho nhau .
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TUẦN THỨ 2.
Buổi thứ nhất: Khởi động chạy hai vòng sân tập: khởi động chung và
khởi động chuyên môn, ép dẻo 15
/
.
7

Cơ bản:
+ Chạy 2 x 30
m
tốc độ cao nghỉ giữa 2’
+ Bật xa tại chỗ 5 tổ nghỉ giữa 1’
Kết thúc: Chạy thả lỏng 2 vòng sân.
+ Kết hợp một số bài tập thả lỏng tại chỗ.
Buổi thứ hai: Khởi động chạy chậm 400m : Bài tập phát triển chung +
ép dẻo, khởi động chuyên môn 15
/
.
Cơ bản:
- Chạy 30m xuất phát cao: 3 lần x 30m (nghỉ 3 - 5
/
).
- Nhảy lò cò từng chân 1 : 2 lần x 20m , nghỉ 3
/
.
- Bật nhảy tại chỗ luân phiên bằng 2 chân lên bục cao: 3 tổ x 40 lần,
nghỉ giữa 2’
- Tổ chức trò chơi: Lò cò tiếp sức: 10
/
.
Kết thúc: Chạy thả lỏng 7
/
.
Buổi thứ 3: Chạy khởi động 2 vòng sân, bài tập phát triển chung,
chuyên môn, ép dẻo dây chằng: 15
/
.

Cơ bản: Chạy tăng tốc độ cao: 3 lần x 30m (nghỉ 3 phút) và 2 lần x
60m (nghỉ 4 phút) với tốc độ tối đa.
- Chạy đạp sau 2 tổ x 40m, nghỉ giữa quãng 3 phút.
- Tổ chức bóng đá mini: 15
/
.
Kết thúc: Chạy thả lỏng nhẹ nhàng 2 vòng sân tập .
- Làm một số động tác thả lỏng tại chỗ như: đấm , xoa và day chân.
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TUẦN THỨ 3
Buổi thứ nhất: Khởi động chạy chậm 2 vòng sân, Khởi động chung,
khởi động chuyên môn : 15
/

Cơ bản: Trò chơi vận động sức nhanh: 10
/
.
- Chạy nâng cao đùi 25m x 3 lần, nghỉ 3
/
.
- Chạy 30m xuất phát thấp: 2 tổ x 5 lần, nghỉ 3
/
.
- Tổ chức chơi bóng đá: 20
/
.
Kết thúc: Chạy thả lỏng tích cực: 10
/
, kết hợp một số bài tập xoa bóp.
8
Buổi thứ hai: Chạy khởi động 2 vòng sân, khởi động chung, chuyên

môn: 15
/
Cơ bản:
- Tập xuất phát với các tư thế CB khác nhau (đứng - ngồi: lưng, vai,
mặt hướng chạy xuất phát).
- Chạy 30m tốc độ cao: 2-3 lần.
- Tổ chức chơi trò chơi Lò cò tiếp sức: 5-8 phút.
Kết thúc: Thả lỏng tích cực: 10
/
.
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TUẦN THỨ 4:
Buổi thứ nhất: Khởi động: chạy chậm 2 vòng sân, khởi động chung và
chuyên môn , ép dẻo: 30
/
.
Cơ bản: Xuất phát cao: 2 lần x 30m : tốc độ tối đa nghỉ 3
/
.
- Lò cò từng chân một: 2 tổ x 30m/1 chân, nghỉ giữa 2 tổ 3 phút.
- Tập sức mạnh cơ tay, ngực, lưng, bụng: 3 tổ x 12 lần, nghỉ giữa 3
/
.
- Trò chơi vận động: Nhảy cừu: 10 - 15
/
.
Kết thúc: Chạy thả lỏng trên sân cỏ.
Buổi thứ hai: Khởi động nội dung như buổi thứ nhất.
Cơ bản: Kiểm tra chỉ số các Test.
+ Chạy 60m xuất phát thấp (s)
+ Bật xa tại chỗ (cm).

+ Bật cao tại chỗ (cm) .
Kết thúc: Thả lỏng tích cực, kết hợp một số động tác xoa bóp.
Buổi thứ 3 : Khởi động như buổi tập trên
Cơ bản: Kiểm tra đánh giá năng lực thích ứng với lượng vận động.
Kết thúc: Thả lỏng tích cực, kết hợp một số động tác xoa bóp.

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tôi sử dụng phương pháp so sánh
song song hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
9
- Phương pháp toán học thống kê. Phương pháp này được sử dụng
trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý các số liệu đề tài, các tham số và các
công thức toán thống kê truyền thống được trình bày trong cuốn “Đo lường
thể thao”. Các tham số đặc trưng mà tôi quan tâm là:
x
, t, δ, r, W.
1. Giá trị trung bình cộng:
n
x
x
n
i
i

=
=
1
2. Phương sai:
2
2

1
( )
δ
1
=

=


n
i
i
x x
n
(Với n < 30)
3. Độ lệch chuẩn:
2
δδ
=
4. So sánh 2 số trung bình quan sát:
2 2
A B
A B
A B
x x
t
n n
δ δ

=

+
(với n < 30)
Trong đó:
2 2
2
( ) ( )
2
A B
A B
x X x X
n n
δ
− + −
=
+ −
∑ ∑
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu của đề tài được tôi xử lý bằng phần mềm ứng dụng Microsoft Excel trên
máy vi tính.
2. Một số khái niệm có liên quan.
a) Khái niệm sức nhanh:
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy
định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của động tác cũng như tác dụng
thời gian của phản ứng vận động.
10
Sức nhanh được thể hiện ở nhiều hoạt động vận động khác nhau:
VD: Đi, chạy, bơi, đua xe đạp
b) Phân loại sức nhanh: Sức nhanh được phân thành các dạng khác
nhau như:
Sức nhanh phản ứng vận động đơn giản: Là sự đáp lại những tín hiệu

biết trước nhưng xuất hiện đột ngột bằng động tác định trước (VD: Phản ứng
với tiếng súng phát lệnh trong xuất phát )
Sức nhanh phản ứng vận động phức tạp: Gồm: Phản ứng đối với vật di
động và phản ứng lựa chọn.
Sức nhanh tốc độ: Là tốc độ phản ứng nhanh trong khoảng thời gian
ngắn.
3- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS.
a) Đặc điểm sinh lý.
Ở lứa tuổi 12-16 cơ thể các em có sự phát triển mạnh mẽ nhưng không
cân đối: Hoạt động của các tuyến nội tiết tạo ra sự thay đổi rõ nét về hình thể
(chiều cao và cân nặng), thay đổi về khối lượng các bắp thịt và lực cơ, các em
thường có những cử động lúng túng, vụng về, dễ dẫn đến những rối loạn tạm
thời.
* Hệ thần kinh: Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, sự ức chế phân biệt
bị kém đi, các em dễ bị "hậu đậu", có nhiều động tác phụ. Những phản xạ có
điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp hình thành nhanh hơn những phản
xạ với tín hiệu ngôn ngữ.
* Hệ cơ: Ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng chậm so với hệ xương,
số lượng sợi cơ tăng, chiều dài sợi cơ phát triển mạnh. Đàn hồi cơ tăng nhưng
không đều do đó để củng cố phát triển sức nhanh. Khi áp dụng các bài tập cần
nâng từ từ các lượng vận động để các em dễ thích nghi một cách hợp lý nhất.
Tránh năng lượng vận động đột ngột dễ dẫn đến chấn thương. Cơ không đồng
đều chủ yếu là cơ nhỏ và dài, do đó cơ hoạt động sớm dẫn đến mệt mỏi.
* Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn tiếp tục phát triển và hoàn thiện, trọng
lượng và số lượng chứa của tim tương đối hoàn thiện. Tim đập từ 65-75 lần /
phút, phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt. Sau vận
động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng.
11
* Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi này làm biến đổi về trạng tháichức năng của hệ
hô hấp và có sự thay đổi về chiều dài của một chu kỳ hô hấp, diện tích tiếp

xúc của phổi khoảng 90-110cm. Tỷ lệ thở ra, hít vào thay đổi độ sâu và tần số
hô hấp. Dung tích sống và không khí phổi tăng, khả năng hấp thụ oxy gần đạt
tối đa. Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu, nên sự co giãn của lồng ngực
nhỏ, chủ yếu co giãn cơ hoành.
* Hệ xương: Xương giảm tốc độ phát triển (trọng lượng và số lượng
chứa) sụn ở hai đầu xương còn dài, nhưng sụn chuyển thành xương ít. Cột
sống đã ổn định về hình dáng nhưng chưa được củng cố, dễ bị cong vẹo.
* Hệ máu: Trong giai đoạn này đối với các em hoạt động cơ bắp làm
cho hệ máu có những thay đổi nhất định. Hàm lượng Hêmôglôbin cũng như
hồng cầu trong máu đều tăng làm cho dung dịch oxy trong máu cũng tăng lên
sau các hoạt động xảy ra nhanh.
* Trao đổi chất và năng lượng: Ở giai đoạn này đòi hỏi về các chất
đường, đạm, mỡ và muối khoáng rất lớn, quá trình chuyển hóa xảy ra rất
nhanh, lượng tế bào một mặt chuyển hóa cho quá trình trưởng thành của cơ
thể, mặt khác để cung cấp cho quá trình vận động thể lực.
b) Đặc điểm tâm lý.
Các em ở tuổi này đã tỏ ra mình đã lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh
coi trọng mình, các em đã có sự hiểu biết ưa hoạt động có nhiều hoài bão ước
mơ. Do đó quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em
tiếp thu cái mới nhanh nhưng cũng chóng chán nản. Khi đạt được một số các
kết quả sẽ dẫn đến sự tự mãn nên tác động không tốt đến tập luyện. Khi tiến
hành luyện tập cần nhắc nhở, chỉ bảo tận tình ân cần nhẹ nhàng động viên
khen thưởng kịp thời. Có một số em tiếp thu chậm, tự ty từ đó các em tỏ ra
chán nản từng bước bê trễ, vì vậy ta cần động viên khích lệ ngay, có định
hướng và hiệu quả của bài tập được nâng lên.
4. Kết quả nghiên cứu:
a. Thực trạng trình độ sức nhanh trong chạy ngắn của HS trường
THCS Thị Trấn.
Để có cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành kiểm
tra trình độ sức nhanh của HS khối nhà trường trước thực nghiệm.

Đánh giá trình độ sức nhanh của HS chúng tôi đã sử dụng các test sau:
- Chạy 60
m
xp thấp (s)
12
- Test bật xa tại chỗ (cm)
Kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thành tích các test chạy 60m xuất phát thấp, bật xa tại chỗ của
hai nhóm trước thực nghiệm:
Các test kiểm tra
Chạy 60m xuất
phát thấp (s)
Bật xa tại chỗ
(cm)
NĐC NTN NĐC NTN
X
9.51 9.52 185,9 155.7
δ
0.045 1.682
t 1.063 1.256
13
Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy ở cả 2 test hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm với kết quả t
tính
< t
bảng
, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng
xác suất p > 0,05. Điều đó chứng tỏ trình độ của hai nhóm là tương đương
nhau.
b) Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức nhanh trong

chạy ngắn cho HS lớp 8 trường THCS Thị Trấn.
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện các
môn điền kinh, tôi tổng hợp được một số bài tập huấn luyện sức nhanh và tiến
hành phỏng vấn các giáo viên TD có kinh nghiệm trong huyện để lựa chọn
bài tập. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn bài tập phát triển sức nhanh (n=25):
STT Tên bài tập Kết quả
Số người
đồng ý
Tỷ lệ %
1 Chạy tăng dần tốc độ (2x30m, 2x60m) 22 88%
2 Bật ếch bằng 2 chân trên cỏ 14 58,3%
3 Chạy tiếp sức (2 x 30
m
) 21 84%
4 Tiếp sức tổng hợp (2 x 30
m
) 21 84%
5 Chạy 2 x 30
m
tốc độ cao 23 92%
6 Bật nhảy lò cò trên cát 20 80%
7 Chạy 60
m
vượt vật cản 19 76%
8 Bật nhảy 7 bước – 10 bước 9 36%
9 Bật xa tại chỗ 19 76%
10 Bật xa liên tiếp 20 76%
11 Bật nhảy tại chỗ luân phiên bằng 2 chân
lên bục cao

22 88%
14
Từ kết quả tại bảng 2, tôi lựa chọn những bài tập có sự đồng thuận cao
(từ 75% trở lên) của các giáo viên để sử dụng huấn luyện sức nhanh cho HS
khối 8 trường THCS Thị Trấn. Kết quả, tôi đã lựa chọn và áp dụng 9 bài tập
sau đây:
1. Chạy tăng dần tốc độ
+ 2 x 30
m
: Từ 10 đến 15
m
đầu thì chạy với tốc độ bình thường, còn 15m
sau chạy với tốc độ tối đa.
+ 2 x 60
m
: 30
m
sau chạy với tốc độ tối đa.
2. Chạy tiếp sức (2 x 30
m
)
Chia học sinh thành 4 đội mỗi đội có số học sinh bằng nhau.
3. Tiếp sức tổng hợp (2 x 30
m
)
Hình thức như chạy tiếp sức nhưng thực hiện các bài tập khác nhau như
15
m
lò cò bằng một chân, 15
m

bằng hai chân, 15
m
chạy nâng cao đùi, 15
m
chạy
với tốc độ cao
4. Chạy 2 x 30
m
tốc độ cao
5. Bật nhảy lò cò trên cát
6. Chạy 60
m
vượt vật cản
Cứ 10
m
lại căng một dây ngang đường chạy cách mặt đất khoảng 50 -
60cm để bật nhảy qua và chạy về đích.
7. Bật xa tại chỗ
8. Bật xa liên tiếp
9. Bật nhảy tại chỗ luân phiên bằng 2 chân lên bục cao 30-40cm.
c) Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức nhanh cho HS lớp 8
trường THCS Thị Trấn.
Kết thúc thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ sức nhanh
của vận động viên qua 2 test: chạy 60m xuất phát thấp, bật xa tại chỗ.
Kết quả được trình bày tại bảng 3
Bảng 3. Thành tích các test chạy 60m xuất phát thấp, bật xa tại chỗ của
hai nhóm sau thực nghiệm:
15
Chỉ số
Các test kiểm tra

Chạy 60m
XP thấp (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
NĐC NTN NĐC NTN
X
10.45 10.06 186 192.2
δ
0.068 2.046
t
tính
2.263 2.296
t
bảng
2.131
Lập biểu đồ:

Kết quả tại bảng 3 với giá trị trung bình của hai nhóm trong cả 2 test có sự
khác biệt, t
tính
< t
bảng
ở ngưỡng xác suất p < 0,05. Vậy có thể khẳng định rằng
các bài tập đã lựa chọn, áp dụng cho đối tượng nghiên cứu đã mang lại hiệu
quả rõ rệt. Qua đó cho phép tôi bước đầu có thể kết luận:
- Sức nhanh của nhóm thực nghiệm đã được phát triển hơn hẳn nhóm
đối chứng. Đặc biệt trong nhóm thực nghiệm có 01 học sinh là em Vũ Thị
Thu (lớp 8A2 lên lớp 9A2) đạt được thành tích xuất sắc ở nội dung chạy ngắn
(100m nữ): Đạt giải Nhất cấp huyện, 02 giải Nhất cấp tỉnh (100m cá nhân và
Tiếp sức 4x100m nữ đồng đội)
Kết quả này hoàn toàn khách quan bởi việc phân chia nhóm khá đồng

đều, điều kiện thực nghiệm như nhau, chỉ khác về nội dung bài tập.
16
10.45
10.06
186
192.2
0
50
100
150
200
Chay 60 XPT Bat xa tai cho
NĐC
NTN
C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số bài tập
phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 8 trường THCS Thị Trấn Tĩnh Gia, tôi
đã lựa chọn được 9 bài tập đó là:
1. Chạy tăng dần tốc độ
+ 2 x 30
m
: Từ 10 đến 15
m
đầu thì chạy với tốc độ bình thường, còn 15m
sau chạy với tốc độ tối đa.
+ 2 x 60
m
: 30
m

sau chạy với tốc độ tối đa.
2. Chạy tiếp sức (2 x 30
m
)
Chia học sinh thành 4 đội mỗi đội có số học sinh bằng nhau.
3. Tiếp sức tổng hợp (2 x 30
m
)
Hình thức như chạy tiếp sức nhưng thực hiện các bài tập khác nhau như
15
m
lò cò bằng một chân, 15
m
bằng hai chân, 15
m
chạy nâng cao đùi, 15
m
chạy
với tốc độ cao
4. Chạy 2 x 30
m
tốc độ cao
5. Bật nhảy lò cò trên cát
6. Chạy 60
m
vượt vật cản
Cứ 10
m
lại căng một dây ngang đường chạy cách mặt đất khoảng 50 -
60cm để bật nhảy qua và chạy về đích.

7. Bật xa tại chỗ
8. Bật xa liên tiếp
9. Bật nhảy tại chỗ luân phiên bằng 2 chân lên bục cao khoảng 40 -
50cm.
Sau khi thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn, kết
quả cho thấy bước đầu đã có sự khác biệt khá rõ rệt ở hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm trong 2 test kiểm tra: chạy 60m xuất phát thấp, bật xa tại chỗ.
Ngoài ra, thành tích mũi nhọn nội dung chạy ngắn của HS đã được nâng lên
rõ rệt.
Điều này có thể khẳng định các bài tập mà tôi lựa chọn là hoàn toàn
khả quan và có thể vận dụng trong công tác giảng dạy và huấn luyện cho HS
trong nội dung chạy ngắn tại các trường THCS giúp nâng cao chất luợng
giảng dạy nội dung điền kinh nói chung, chạy ngắn nói riêng.
17
2. Một vài đề xuất, kiến nghị:
- Đối với các nhà trường: Cần quan tâm đầu tư mua sắm dụng cụ, trang
thiết bị phục vụ dạy và học bộ môn Thể dục đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo
quy định của Bộ GD& ĐT. Thực hiện định mức khen thưởng trong môn Thể
dục ngang bằng với các môn văn hoá.
- Đối với cấp huyện, cấp tỉnh:
+ Ngành GD và ngành tài chính cần xem xét có sự phối hợp và chỉ đạo
thống nhất trong việc thực hiện chi trả chế độ phụ cấp ngoài trời cho đội ngũ
GV Thể dục ở các huyện trong tỉnh đảm bảo đúng quy định của Nhà nước;
+ Công tác thi đua khen thưởng: Nên đánh giá cho điểm và khen
thưởng cho GV, HS có thành tích môn TD ngang bằng như các môn học
khác.
Quá trình thực nghiệm đề tài, vì những lý do khách quan và chủ quan
nên phương pháp sử dụng cũng như kết quả nghiên cứu không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót, kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là bước đầu.
Rất mong nhận được sự góp ý Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng

nghiệp và để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tĩnh Gia, ngày 10 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện
Phạm Đình Cần
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí, “Sách giáo khoa điền kinh”, Nxb TDTT, 1996.
2. P.N.Gôikhơman, “Điền kinh trong trường phổ thông”, Nxb TDTT,
2001.
3. Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên, “Sinh lý thể dục thể thao”, Nxb
TDTT, 1995.
4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Văn Thành, “Tâm lý học lứa tuổi
và tâm lý học sư phạm”, Nxb TDTT – Hà Nội, 2004.
5. Nguyễn Thế Truyền – Lê Bửu, “Lý luận và phương pháp thể dục thể
thao trẻ”, Nxb TDTT – Hà Nội, 1991.
6. Trường ĐHSP TDTT Hà Tây, “Giáo trình Điền kinh”, Nxb TDTT – Hà
Nội, 2004.
7. Nguyễn Đức Văn, “Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao”, Nxb
TDTT, 1987.
19

×