Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vận dụng kiến thức tích hợp trong dạy bài thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIVAIDS 1122003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.64 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG
DẠY BÀI THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 1/12/2003
(CÔ-PHI AN-NAN)

Người thực hiện: Lê Thị Tươi
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2016
1


MỤC LỤC

SỐ TRANG

1.MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài1.
- Mục đích nghiên cứu 2.
- Đối tượng nghiên cứu 3
- Phạm vi nghiên cứu 4.
- Phương pháp nghiên cứu 5.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 6.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7.


2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
- Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục
- Hiệu quả đối với đồng nghiệp và nhà trường.
- Hiệu quả đối với bản thân
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-Kết luận 1.
- Kiến nghị 2.

1
1
2
2
2
3
3
3
5
17
18
19
19
19
19

2


1.MỞ ĐẦU

- Lý do chọn đề tài1.
Môn ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Điều đó nói
lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn
ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ
giữa môn ngữ văn với các môn hội khác. Môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến
kết quả học tập của các môn học khác và các môn học khác cũng giúp cho học sinh
học tốt môn ngữ văn… Thấy được tầm quan trọng của việc dạy học môn ngữ văn,
đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả trong giảng dạy theo hướng tích hợp đang là
vấn đề được quan tâm nhất trong dạy học hiện nay.
Tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trong trong dạy học .
Đây được coi là phương pháp dạy học hiện đại. Trong những năm gần đây, tích hợp
liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam.
Phương pháp này đang thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó
có môn ngữ văn- một trong những môn học chủ chốt trong nhà trường phổ thông.
Yêu cầu hiểu biết văn học, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho
giáo viên văn nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học văn, kích
thích sự hứng thú học văn cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo
viên dạy văn không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn phải có những
hiểu biết vững chắc về các bộ môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, sinh học …để
vận dụng vào bài giảng làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, bên cạnh hệ thống các tác phẩm văn học
giàu chất văn, đậm tính trữ tình… rất được học sinh yêu thích, thể loại văn học nhật
dụng trong chương trình cập nhật những vấn đề có ý nghĩa thời sự, có tính giáo dục
sâu sắc. Song với thể loại thiên về hình thức lập luận nghị luận, kêu gọi, hưởng
ứng, giáo dục… nếu người dạy không có phương pháp phù hợp thì người học sẽ
không hứng thú và tiếp nhận tốt bài học. Ở bài Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan, thời lượng hai tiết( Tiết 16,
17- Ngữ văn 12) với một bài phát biểu ngắn của tác giả gồm ba vấn đề chính: Thế
giới đã cam kết phòng chống và đánh bại căn bệnh AIDS/HIV; Điểm lại tình hình
và nêu nhiệm vụ mới cho toàn cầu; Lời kêu gọi khẩn thiết chống phân biệt kì thị

3


đối xử với bệnh nhân bị nhiễm AIDS/HIV, nếu dạy học theo cách truyền thống chỉ
cung cấp cho học sinh mức độ cần đạt nếu không có sự vận dụng, tích hợp với
những kiến thức của các môn học như Giáo dục công dân, sinh học… thì bài học sẽ
không tạo được hứng thú và sự tiếp nhận tích cực cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành vận dụng phương pháp tích
hợp kiến thức liên môn trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/
AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan và chúng tôi thấy được tính ưu việt và hiệu quả
trong giờ học. Cụ thể là tạo được niềm hứng thú say mê yêu thích của người học
trong quá trình học tập. Tiếp nối vấn đề này chúng tôi thực hiện dự án dạy học theo
chủ đề tích hợp tham gia dự thi và đã đạt giải nhì cấp tỉnh. Nhận thấy đã đạt được
những hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng dạy tác phẩm, lại chưa có đề tài sáng
kiến nào liên quan đến vận dụng dạy tích hợp trong tác phẩm, nên tôi đã mạnh dạn
triển khai những kinh nghiệm của mình thành sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng
phương pháp tích hợp kiên thức liên môn trong bài Thông điệp nhân ngày thế
giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan.
- Mục đích nghiên cứu 2.
Thông qua phương pháp tích hợp trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan, người dạy muốn nâng cao
hiệu quả giờ dạy, giúp học sinh tiếp nhận, biết tổng hợp kiến thức của các môn học
vào bài học đê lĩnh hội kiến thức. Từ đó học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp
để giải quyết một vấn đề. Rèn luyện cho các em cách tiếp cận mới đa chiều, tư duy
độc lập…
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc dạy học tích hợp văn bản nhật dụng và
đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học ngữ văn hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu 3
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi thuộc nhóm học sinh học
Ngữ văn khối 12, cụ thể lớp 12a1, 12a2, 12a5 của trường THPT Lưu Đình Chất.

- Phạm vi nghiên cứu 4.
Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của
Cô Phi An Nan, thuộc tiết 16,17 chương trình Ngữ văn lớp 12 và một số tiết học
khác của phần đọc hiểu văn bản nhật dụng.
- Phương pháp nghiên cứu 5.
4


Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: qua phần tổng hợp kết quả bài làm
của học sinh kiểm tra 15 phút, qua kết quả thảo luận nhóm, phiếu học tập trong giờ
học.
Phương pháp thống kê các số liệu.
Cho 3 lớp làm test trắc nghiệm về mức độ hứng thú và hiểu bài trước và sau khi
dạy bài tích hợp.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 6.
Tích hợp có nghĩa là hợp nhất, sự hòa hợp, kết hợp. Nội hàm khái niệm tích
hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới
như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần . Hiểu
như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là liên hệ mật thiết với nhau và quy định
lẫn nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức kĩ năng chỉ được tiếp thu tác
động một cách riêng lẽ, không có sự liên kết phối hợp với nhau trong lĩnh vực nội
dung hay giải quyết một vấn đề một tình huống.
Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ có hệ
thống ở các mức độ khác nhau, các kiến thức khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong
các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó.
Khoa học sư phạm nhấn mạnh, dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau, tức là dạy cho học sinh biết
cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết các tình huống cụ thể có

ý nghĩa. Mục đích là hình thành và phát triển năng lực, đồng thời chú ý xác lập mối
liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau giữa các môn học hay phân môn để
đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực
của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7.
Thực trạng dạy tác phẩm văn bản nhật dụng với phương pháp truyền thống,
chưa có sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức dẫn đến học sinh hoạt động chưa tích
cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Nếu người dạy văn chỉ khai thác những kiến
thức có trong tác phẩm mà không có sự mở rộng, liên hệ với các mảng kiến thức
liên quan khác thì giờ học sẽ đơn điệu, nhàm chán.
5


Dạy học tích hợp liên môn trong dạy tác phẩm văn bản nhật dụng - thể loại
văn học thiên về lập luận, nó có những đặc trưng riêng. Khác với các tác phẩm tự
sự nhằm miêu tả tái hiện con người, thơ lại lấy cảm xúc, lối tư duy hình tượng làm
nội dung để thể hiện những cảm xúc khát vọng tâm huyết của người viết trước một
vấn đề của đời sống xã hội,văn bản nhật dụng mang một nội dung gần gũi, bức thiết
với cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng xã hội, hướng người học tới
những vấn đề thời sự hằng ngày mà cá nhân và cộng đồng quan tâm như môi
trường, sức khỏe, dân số, bệnh hiểm nghèo… Để mềm hóa những giờ học, tăng
tính thực hành, giản lí thuyết, gắn với thực tiễn là yêu cầu đặt ra đối với với người
dạy tác phẩm văn bản nhật dụng hiện nay.
Đối với giáo viên: Khi vận dụng dạy tích hợp gặp những khó khăn nhất định.
Trước hết cần nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu bài dạy, phải tìm kiếm tài liệu,
và phải cần có một lối tư duy logic và tổng quát vấn đề.
Đối với học sinh: Học văn bản nhật dụng thường khó bởi một phần là phải
nắm được hệ thống luận điểm, những mấu nút vấn đề, thẩm thấu từ ngữ ngữ giàu
tính khái quát. Học sinh ngại học, khó nhớ dẫn đến hiểu chưa sâu giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm. Trên lớp học sinh thụ động ngồi nghe giảng, khi viết

văn sự liên hệ, mở rộng bình giá vấn đề gần như học sinh không viết được.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập và đánh giá kết quả của học sinh các
lớp khi học những bài học thuộc về văn bản nhật dụng. trước khi áp dụng phương
pháp dạy tích hợp. ( Lấy kết quả ngẫu nhiên từ một bài kiểm tra 15 phút)
Lớp

12a
1
12a
2
12a

Tổng số học Ý thức tự học và
sinh
mức độ hứng thú Giỏi
học tập của học
sinh ( %)
40
70%
25%
40

50%

5%

40

55%


15%

Xếp loại ( %)
Khá
Trung Yếu
bình
37,5
%
19,5
%
15%

Kém

27,5% 10%

0%

42,5% 30,5
%
40%
27,5

2,5%
2,5%
6


5
Tổn

g

120- 300%

205%

50%

%
68%

67,5
110%
5%
%
Khi hỏi tại sao các em lại không hứng thú học tập Và kết quả kiểm tra nội
dung kiến thức không cao thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lí do sau:
- Do nội dung bài học khô khan, thiếu chất văn.
- Do chưa thấy được giá trị tư tưởng thực sự của tác phẩm.
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Như vậy trong số các nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú học và kết quả
kiểm tra chưa cao là có liên quan đến giáo viên- đó là phương pháp giảng dạy. Nếu
không thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với bài học thì học sinh sẽ cảm
thấy giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, dễ biến giờ Ngữ văn thành bài văn thuyết minh về
một vấn đề lịch sử, sinh học hay đời sống xã hội...
2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8.
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng
nội dung kiến thức mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống thao tác tương ứng
nhằm tổ chức dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học
tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp

đặt một cách làm duy nhất. Đây là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích
hợp các kĩ năng liên môn để giải quyết nội dung tích hợp chứ không phải sự tác
dộng các hoạt động các hoạt động riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ
phân môn.
Yêu cầu giáo viên phải thay đổi cách dạy học, phải có ý thức đầy đủ về trình
độ tiếng việt và hoạt động cảm thụ của học sinh để có phương pháp phù hợp. Học
sinh phải biết vai trò biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn mạch lạc, những hình ảnh biểu
tượng và cách biểu đạt đa dạng nhất là sự liên hệ thực tế. Từ đó học sinh nắm được
chìa khóa nằm trong hệ thống biểu đạt của văn bản để tự mình có thể cảm thụ được.
Thiết kế giáo án giờ học tác phẩm văn bản nhật dụng theo hướng tích hợp
không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền
thụ cho học sinh mà là một bản thiết kế các hoạt động, các thao tác nhằm tổ chức
7


cho học sinh lĩnh hội tri thức và phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích
giáo dục của bộ môn. Đó là một bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ. Một
là hệ thống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài văn, phù hợp với
tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là một hệ thống các thao tác tương
ứng với các tình huống do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học
sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài văn một cách tích cực và sáng tạo.
Điều kiện để thực hiện.
Chuẩn bị của giáo viên.
Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp, giáo viên cần xác định đúng nội
dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc các môn
học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào, chọn hình thức để tích hợp, giáo viên
diễn giải bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh
thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học.
Xây dựng thiết kế bài học: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời
lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách

tổ chức học phù hợp. Cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy
khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh, dự kiến được các tình huống phát
sinh trước khi tích hợp liên môn.
Tìm những tài liệu liên quan đến bài dạy, giúp học sinh có cái nhìn từ toàn
cảnh đến cận cảnh của vấn đề. Soạn thảo hệ thống câu hỏi lồng ghép, khai thác khả
năng nhận biết sáng tạo của học sinh.
Chuẩn bị phương tiện dạy học như sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn,
phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá và các tiêu chí kiểm tra đánh giá
xếp loại học sinh.
Chuẩn bị các điều kiện học tập của học sinh như bài cũ, bài mới, thái độ, tâm thế
của các em.
Vận dụng các kiến thức liên môn.
*Môn Giáo dục công dân: Tích hợp bài 13- Công dân với cộng đồng
1. Kiến thức: HS nắm được:
8


+ Hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công dân trong mối quan hệ
với cộng đồng.
2. Kĩ năng: Học sinh:
+ Biết cách cư xử đúng đắn và xây dựng, hỗ trợ với mọi ngườu xung quanh.
+ Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng.
3. Thái độ:
+ Yêu quý, gắn bó và có trách nhiệm với tập thể, trường học, quê hương và
cộng đồng nơi ở
*Môn Sinh học: Tích hợp bài 30- Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ
1. Kiến thức: HS nắm được:
+ Đặc điểm của vi rút HIV, các con đường lây bệnh và biện pháp phòng
ngừa.
2. Kĩ năng: Học sinh:

+ Biết cách phòng tránh căn bệnh này.
3. Thái độ:
+ Có những nhận thức đúng đắn về HIV/ AIDS
* Kiến thức Ngữ văn lớp 9: nhắc lại kiến thức Văn bản nhật dụng
* Kiến thức về y tế dự phòng và đời sống xã hội:
+ Tham gia và phát hiện, tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên
trong cộng đồng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong đó có chiến dịch
phòng chống căn bệnh HIV / AIDS
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Văn học với Sinh
học, Giáo dục công dân, đời sống xã hội...
Sáng kiến được rút ra qua bài dạy cụ thể.
Tiết 16,17:
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG HIV/ AIDS
1/12/2003
(CÔ-PHI AN-NAN)
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
9


- Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng
hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS.
- Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng
- Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.
3.Thái độ:
- HS có ý thức, có trách nhiệm trong việc phòng chống đại dịch HIV/ AIDS.
- Giáo dục kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức: về tính chất nóng bỏng của cuộc chiến đấu phòng chống

AIDS hiện nay trên thế giới, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khi
tham gia vào cuộc chiến đấu này.
+ Ra quyết định: xác định những việc cá nhân và xã hội cần làm gì để góp
phần vào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ.
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về hiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống
AIDS hiện nay và những việc cần làm để góp phần vào cuộc chiến này.
II. Chuẩn bị .
Giáo viên: Giáo án, một số số liệu có liên quan về tác giả Cô phi an nan, phiếu học
tập, máy tính, băng đĩa, máy chiếu...
Học sinh: giấy kiểm tra, bài soạn...
III. Phương pháp
-PP: Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong
giờ đọc văn, học theo nhóm,...
- KT: động não, khăn phủ bàn
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức : 1 phút
2 . Kiểm tra bài cũ: 3 phút(Kiểm tra vở soạn của HS)
3. Bài mới:
* Hoạt động1: Khởi động: (1phút)
GV chiếu sile1 biểu tượng HIV/AIDS, và hỏi HS về biểu tượng đó ( em hãy
cho biết đây là biểu tượng gì?). Sau khi học sinh trả lời ( đây là biểu tượng về HIV/
AIDS) giáo viên dẫn vào bài: Hiện giờ, đại dịch HIV/AIDS đang hành hoành trên
10


thế giới. Chúng ta phải có thái độ ra sao trước tình hình đó, đặc biệt là trước những
người bị nhiễm căn bệnh này? Chúng ta sẽ có câu trả lời hợp lí thông qua việc tìm
hiểu bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS.
Hoạt động của giáo viên


Tiết 1.
- Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu những vấn đề
chung của tác phẩm.
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Đọc, nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận,
hoạt động cá nhân.
- Đồ dùng dạy học: máy chiếu
- Giáo viên chiếu sile3,4- biểu tượng về
HIV/AIDS.
- Giáo viên tích hợp kiến thức môn
sinh, bài 30- Sự nhân lên của vi rút
trong tế bào chủ- phần IIHIV/AIDS, trang 120- sgk lớp 10.
(?) Dựa vào hiểu biết của mình, em
hãy giải thích các thuật ngữ HIV và
AIDS?
- Giáo viên bổ sung thêm kiến thức
(Các triệu chứng của nhiều thứ bệnh
cùng xuất hiện, khả nǎng hồi phục của
cơ thể kém, đến giai đoạn phát triển
sâu của AIDS thì cơ thể không có khả
nǎng phục hồi nữa và đi đến cái chết.)
- Tích hợp KNS: HS tích hợp kiến
thức đời sống tìm hiểu về HIV/AIDS

Hoạt động
học sinh

của


Nội dung cần đạt

I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả.

* HIV – vi rút gây 2. Bố cục
ra bệnh ở người
- AIDS là tiếng
Anh, SIDA là tiếng
Pháp, cùng có
nghĩa là hội chứng
suy giảm miễn dịch
mắc phải.
- "Suy giảm miễn
dịch”: là khả nǎng
chống bệnh tật của
cơ thể yếu đi.
- ''Hội chứng“:
nghĩa là tập hợp
nhiều triệu chứng,
nhiều bệnh tật.
11


(nhận thức và giao tiếp).
+ Tự nhận thức: Nhận thức được đây
là căn bệnh thế kỉ có tính chất nóng
bỏng của toàn cầu.
+ Giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Trao

đổi về hiện trạng cuộc chiến đấu phòng
chống HIV/AIDS hiện nay tác hại, nguy
cơ lây lan của căn bệnh thế kỉ.
- Giáo viên tích hợp kiến thức môn
sinh lớp10, bài 30- phần IIHIV/AIDS, trang 121.
(?) Trình bày những hiểu biết của em
về căn bệnh HIV/ AIDS? (khái niệm,
biểu hiện, tình trạng, mức độ nguy
hiểm, cách phòng chống và trách
nhiệm của cá nhân?.
- GV: trình chiếu sile 5,6,7,8,9, và clips
1 và cung cấp thêm kiến thức cho học
sinh về HIV/AIDS.
(?) Em hãy nêu bố cục của văn bản ?
Học sinh trả lời , giáo viên khái quát và
chuyển sang hoạt động 4

*HS: Phát biểu.
- Khái niệm
- Biểu hiện
- Tình trạng cơ thể
khi bị nhiễm bệnh
- Mức độ nguy
hiểm
Cách
phòng
chống
- Trách nhiệm của
cá nhân.
* Bố cục

+ Đặt vấn đề: – Thế

- Đặt vấn đề: Từ
đầu đến "chống lại
dịch bệnh này’’ –
Thế giới đã cam kết
phòng chống và
đánh bại căn bệnh
AIDS/HIV.
- Giải quyết vấn
đề
tiếp theo ... “ đồng
nghĩa với cái chết’’

giới đã cam kết
phòng chống và
đánh bại căn bệnh
AIDS/HIV.
– điểm lại tình hình
+Giải quyết vấn đề và nêu nhiệm vụ
– điểm lại tình mới cho toàn cầu.
hình và nêu nhiệm - Kết thúc vấn đề:
vụ mới cho toàn còn lại – Lời kêu gọi
cầu.
khẩn thiết.
+ Kết thúc vấn đề:
còn lại – Lời kêu
gọi khẩn thiết.

Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn * Nhắc lại việc III. Đọc – hiểu văn

học sinh đọc- hiểu chi tiết.
cam kết của các bản.
12


- Thời gian: 50 phút
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Đọc sáng tạo,nêu vấn đề, phát vấn,
thuyết giảng, thảo luận, hoạt động cá
nhân.
- Đồ dùng dạy học: máy chiếu, Phiếu
học tập, giấy A4.
(?) Mở đầu thông điệp, tác giả đề cập
vấn đề gì?
(?) Em hãy tìm luận điểm triển khai
vấn đề đó?

(?) Chương trình hành động thông qua
đó có ý nghĩa gì?

Tiết 2.
(?) Tác giả đã tổng kết tình hình thực
hiện phòng chống HIV/AIDS như thế
nào? Thể hiện qua luận điểm nào?
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học
sinh, sau 5 phút, giáo viên gọi 4-6 học
sinh trình bày sản phẩm của mình, sau
đó thu lại và nhận xét về kết quả và
thái độ làm bài của học sinh


quốc gia trên thế
giới để đánh bại
căn
bệnh
HIV/AIDS vào năm
2001.
* Luận điểm: «các
quốc gia trên thế
giới đã nhất trí
rằng để đánh bại
căn bệnh HIV/
AIDS bằng cam
kết, nguồn lực và
hành động »
* Ý nghĩa:
Sự
thống nhất cao
trong việc đánh bại
căn
bệnh
HIV/AIDS của các
quốc gia.
- Tính tích cực, chủ
động của cộng
đồng thế giới
* Học sinh ghi ra
phiếu học tập
những ý chính:
. Những kết quả
đáng biểu dương

. Những việc chưa
làm được.
* Nêu đầy đủ cả
mặt đã làm được và
mặt còn chưa tốt

1. Đặt vấn đề
- Cơ sở của bản
thông điệp
Thế giới đã cam kết
phòng chống và
đánh bại căn bệnh
AIDS/HIV.
- Tình hình thực tế
và nhiệm vụ phòng
chống HIV/AIDS.
-Ý nghĩa:
-> Gợi lại trách
nhiệm của toàn cầu
trước đại dịch
-> Cách đặt vấn đề
ngắn gọn, khéo léo,
có định hướng cụ
thể, phù hợp vời
tâm lý, từ ngữ thể
hiện thái độ của
người viết.
2.Giải quyết vấn
đề
aTình hình thực

hiện phòng chống
HIV/AIDS đã qua
- Đưa ra một số kết
quả đạt được
- Những mặt chưa
làm được
13


(?) Từ sản phẩm của mình, em có nhận - Bao quát được
xét gì về cách triển khai vấn đề của tác những hành động
giả?
phòng
chống
HIV/AIDS từ các
quốc gia đến các tổ
chức, công ty,
-Giáo viên trình chiếu sile 10,11 thông nhóm từ thiện và
tin về HIV/ AIDS tính đến đầu năm cộng đồng…
2014 của thế giới, toàn quốc và tỉnh * Học sinh kể một
Thanh Hóa. Danh sách 10 tỉnh có số số trường hợp
người nhiễm bệnh cao nhất cả nước nhiễm HIV bước
trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
sang giai đoạn
- Giáo viên tích hợp kiến thức về đời cuối và có những
sống xã hội
cách nhìn nhận về
(?) Em hãy cho biết ở địa phương em vấn đề.
sống có những trường hợp mắc căn
bệnh thế kỉ này? và thái độ của người

sống xung quanh đối với họ như thế *Nhiệm vụ:
nào? Giáo viên gọi 3-5 em.
+Đề nghị đưa vấn
(?) Từ thực trạng của đại dịch đề HIV/AIDS lên vị
HIV/AIDS, tác giả đã đưa ra những trí hàng đầu trong
nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng chương trình nghị
đầu trong việc phòng chống căn bệnh sự về chính trị.
là gì?
+Bác bỏ tư tưởng
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật kỳ thị và phân biệt
triển khai vấn đề của tác giả?
đối xử với những
người bị nhiễm.
* Nghệ thuật:
+ Điệp kiểu câu->
- Giáo viên gợi ý những câu văn: nhấn mạnh nhiệm
(chúng ta phải…/chúng ta cần phải…/ vụ cấp bách trước
chúng ta
hiểm
họa

-Nhận xét cách đánh
giá: cách đánh giá
toàn diện và bao
quát vấn đề

b.Nhiệm vụ phòng
chống HIV/AIDS.
-Nhiệm vụ:
+ Đề nghị đưa vấn

đề HIV/AIDS lên vị
trí hàng đầu trong
chương trình nghị
sự về chính trị->
vấn đề thời sự trọng đại, khẩn
thiết.
+ Bác bỏ tư tưởng
14


không thể…không có khái niệm HIV/AIDS
“chúng ta “ và “họ”… “Trong thế giới +Câu văn giàu hình
đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
ảnh và gợi cảm,
độc đáo, bất ngờ

(?) Thái độ của người viết gửi gắm qua
cách viết?

- (Sau khi học sinh trả lời, giáo viên
chốt lại.)

(?)Thông điệp cuối cùng mà tác giả
đưa ra là gì?

* Thái độ: lời tuyên
bố thẳng thắn, chân
thành, nghiêm khắc
tầm nhìn rộng lớn
của cương vị của

một người gánh
vác trọng trách
Tổng thư kí Liên
hiệp quốc.
* Thông điệp: Hãy cùng với tôi…
Hãy giật đổ thành
lũy của sự im lặng,
kì thị và phân biệt
đối xử. Hãy sát
cánh cùng tôi…
-Nhận xét: Câu văn
ngắn, nhịp điệu
nhanh như những
hành động khẩn
trương, quyết liệt
trước hiểm họa
toàn cầu.
– Tinh thần trách

(?)Em có nhận xét gì về nhịp điệu của
những câu văn trong đoạn kết thúc văn
bản? Từ đó em suy nghĩ gì về mối nhiệm vì đồng loại
tương quan giữa văn bản và tác giả
của nó?

kỳ thị và phân biệt
đối xử với những
người bị nhiễm.
+ Không được im
lặng, phải có hành

động chống lại đại
dịch này.
- Nghệ thuật lập
luận: cách lập luận
chặt chẽ, sâu sắc,
tác động mạnh đến
tâm trí người tiếp
nhận
- Thái độ của tác
giả: thể hiện cách
nói dứt khoát, triệt
để, đúng đắn, sâu
sắc, sáng suốt, và
giàu lòng nhân ái.

3. Kết thúc vấn đề
- Lời kêu gọi cuối
cùng phòng chống
HIV/AIDS
- Thông điệp: - Hãy
cùng với tôi…Hãy
giật đổ thành lũy
của sự im lặng, kì
thị và phân biệt đối
xử. Hãy sát cánh
15


- Tích hợp môn Giáo dục công dân
lớp 10( bài 13 – Công dân với cộng

đồng, phần II - Trách nhiệm của
công dân đối với cộng đồng, trang
88,89,90)
(?)Con người cần phải sống và ứng
xử như thế nào trong cộng đồng và
đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS?
- Tích hợp KNS:
+ Tự nhận thức: Xác định được trách
nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia
vào cuộc chiến đấu này, có những hành
động thiết thực góp phần ngăn chặn sự
lây lan của căn bệnh thế kỉ này.
+ Giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Trao
đổi tìm những giải pháp để góp phần
vào cuộc chiến đấu này.
+ Xác định: xác định những việc cá
nhân và xã hội cần làm để góp phần
vào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh
thế kỉ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt
động nhóm, chia lớp học thành 4
nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng

cùng tôi…
* Mỗi cộng đồng – Lòng nhân ái, sự
đều có những nhiệt tình, tinh thần
chuẩn mực đạo trách nhiệm vì đồng
đức, quy tắc ứng loại rất đáng khâm
xử riêng và cá nhân phục.
sống trong cộng – Chính cái tâm ấy

đồng phải tuân thủ. đã tạo nên sự đặc
- Mỗi cá nhân phải sắc của văn bản
biết hòa nhập, sống
gần gũi, chan hòa
và không xa lánh
mọi người ( trong
đó có người nhiễm
HIV/AIDS).

*Học sinh trình
bày sản phẩm của
mình.
- Nhóm 1: nhóm
trưởng trình bày,
nhóm 3 nhận xét.
- Nhóm 2: nhóm
trưởng trình bày,
nhóm 4 nhận xét.
- Tinh thần thảo
- Nhóm 3: nhóm luận:
trưởng trình bày, + Nhóm 1: Thấy
nhóm 2 nhận xét
16


và một thư kí, mỗi nhóm có một nội
dung tương ứng, sau 5 phút, giáo viên
gọi các nhóm trưởng lên trình bày sản
phẩm của mình, sau đó giáo viên nhận
xét và cho điểm

NHÓM 1:
Nêu những hậu quả về căn bệnh về
HIV/AIDS gây ra …
NHÓM 2:
Nếu một người thân của em bị
nhiễm HIV/AIDS em sẽ làm gì?
NHÓM 3:
Trách nhiệm của em với vấn đề
phòng chống HIV/AIDS hiện nay?
NHÓM 4:
Thực tế ở địa phương, trường học
của em đã có những hành động gì
trong việc phòng chống HIV/AIDS?
- GV chiếu sile 17,18,19,20,21 cho HS
xem các hoạt động chung tay phòng
chống AIDS.
Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn
học sinh tổng kết bài học.
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:vấn
đáp tổng kết, thuyết trình, hoạt động cá
nhân.
- Đồ dùng dạy học: máy chiếu.
- GV hướng dẫn HS tổng kết văn bản
trên 3 khía cạnh:
- Nội dung.
- Nghệ thuật.

- Nhóm 4: nhóm được
mức

độ
trưởng trình bày, nghiêm trọng đến
nhóm 1 nhận xét
mức báo động toàn
nhân loại của đại
dịch.
+ Nhóm 2: Thấy
được trách nhiệm và
sự chia sẻ, cảm
thông của học sinh.
- Nhóm 3: Nêu
được cụ thể những
việc làm của bản
thân
- Nhóm 4: Kể được
những hành động đã
làm trong việc đẩy
lùi căn bệnh HIV/
AIDS.

* Nội dung: Ngăn
chặn đại dịch HIV/
AIDS trên cơ sở
tinh thần trách
nhiệm, tình yêu
thương và ý thức tự
bảo vệ cuộc sống
của mình
* Nghệ thuật lập
luận

- Hệ thống lập luận

IV. Tổng kết.
- Ghi nhớ SGK
trang 83
- Kỹ năng đọc hiểu
văn bản nghị luận
có đề cập vấn đề
nhật dụng:
- Nắm hệ thống lập
luận
- Sức lay động của
văn bản tới người
17


- Ý nghĩa.
- HS dựa vào ghi nhớ trong SGK để
tổng kết văn bản.
- GV củng cố lại bài học
- Giáo viên trình chiếu sile 22,23,24,
cung cấp thêm những thông tin về
những thông tin, con số của đại dịch
HIV/AIDS ở địa bàn nơi học sinh đang
sinh sống, nhằm giáo dục, tác động tới
các em để có hành động thiết thực
chung tay bảo vệ cuộc sống lành mạnh,
văn minh.
- Giáo viên mở clip2 dạy học về trung
tâm phong chống HIV/ AIDS tại địa

bàn Quang Trung 3- Phường Đông
Vệ - Thành Phố Thanh Hóa, thuyết
trình cho các em về thông tin những
người bị nhiễm HIV/ AIDS đến khám
và chữa bệnh tại đây, những việc làm
cùng chung tay giúp họ có cuộc sống
tốt hơn, ngăn chặn đẩy lùi căn bệnh
này ra khỏi cộng đồng
- Giáo viên trình chiếu sile 25, cung
cấp những con số cụ thể bị nhiễm
bệnh trên địa bàn.
(?) Sau khi xem xong clip, bản thân em
có suy nghĩ gì?
- Giáo viên chia sẻ những suy nghĩ về
thông điệp của bài học

mạch lạc, rõ ràng
- Sử dụng nhiều
câu văn cô đọng,
súc tích; ngôn ngữ
giàu hình ảnh
-Dẫn chứng tiêu
biểu, xác thực, toàn
diện
-> Sức thuyết phục
của bản thông điệp
* Giá trị nhân văn,
sức lay động của
bản thông điệp


–Học sinh trả lời
với những suy nghĩ
đa dạng về căn
bệnh, về người
bệnh, về cách ứng
xử của cộng đồng
với người bệnh.

đọc
* Ý nghĩa:
- Bản thông điệp
thể hiện thái độ
sống tích cực, một
tinh thần trách
nhiệm cao, tình yêu
thương nhân loại
sâu sắc.
- Thông điệp giúp
mọi người biết quan
tâm tới hiện tượng
đời sống đang diến
ra; biết chia sẻ,
không vô cảm trước
nổi đau của con
người.
-Ai cũng có khả
năng lây nhiễm nếu
chúng ta không biết
cách phòng tránh
Căn

bệnh
HIV/AIDS.
- Hãy sống có ý
nghĩa và tạo một lối
sống lành mạnh.
- Không được phân
biệt, kì thị, phân
biệt đối xử với
những người bị
nhiễm HIV/AIDS.
18


4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà:
GV tổng kết, khắc sâu kiến thức cơ bản, HS ghi nhớ.
GV yêu cầu học sinh về nhà lập bản đồ tư duy về nội dung bài học.
GV chuẩn bị đề kiểm tra 15 phút cho học sinh làm vào tiết sau:
(?) Em sẽ làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi của Cô-phi An-nan nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS.
+ Đề văn NLXH: Suy nghĩ của em về câu nói của Cô-phi-an-nan trong bản
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003: “Tôi kêu gọi các
bạn lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng chúng tôi đánh đổ thành
lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh dịch bệnh này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
- Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục:
Kết quả khảo sát 3 lớp 12 trước và sau khi chúng tôi áp dụng phương pháp dạy tích
hợp trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003
của Cô Phi An Nan.
Bảng đánh giá kết quả của học sinh các lớp trước khi áp dụng phương pháp dạy

tích hợp. ( Lấy kết quả ngẫu nhiên từ một bài kiểm tra 15 phút)
Lớp

12a
1
12a
2
12a
5
Tổn
g

Tổng số học Ý thức tự học và
sinh
mức độ hứng thú Giỏi
học tập của học
sinh ( %)
40
70%
25%
40

50%

5%

40

55%


15%

120- 300%

205%

50%

Xếp loại ( %)
Khá
Trung Yếu
bình
37,5
%
19,5
%
15%
67,5
%

Kém

27,5% 10%

0%

42,5% 30,5
%
40%
27,5

%
110% 68%

2,5%
2,5%
5%

Bảng đánh giá kết quả của học sinh các lớp sau khi áp dụng phương pháp dạy tích
hợp. Kết quả từ bài kiểm tra 15 phút ngay sau khi dạy xong bài học.
19


Lớp

12a
1
12a
2
12a
5
Tổn
g

Tổng số học Ý thức tự học và
sinh
mức độ hứng thú Giỏi
học tập của học
sinh ( %)
40
100%

30%

Xếp loại ( %)
Khá
Trung Yếu
bình

Kém

40%

30%

0

0%

40

87,5%

10%

20%

60%

10%

0%


40

95%

20%

40%

7,5%

0%

120- 300%

282,5%

60%

32,5
%
92,5
%

130%

17,5
%

0%


Từ sự đối chiếu kết quả học tập của học sinh trước và sau khi thực hiện phương
pháp dạy tích hợp cho thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. Về mức độ hứng thú và ý
thức tự học đã nâng lên 77,5% trong tổng 3 lớp, Tỉ lệ học sinh học kém đã không
còn, tỉ lệ học yếu của học sinh đã giảm 51,5%, Tỉ lệ học khá giỏi của học sinh đã
nâng lên đáng kể. Từ đó đã tạo được không khí học tập sôi nổi trong các nhóm học
sinh, học sinh tích cực, chủ động tư duy , bước đầu sáng tạo trong học tập.
- Hiệu quả đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Dù dạy một bài tích hợp văn bản nhật dụng cần nhiều đầu tư về mặt thời gian và
nghiên cứu tư liệu bài học, song khi chúng tôi thực hiện thành công bài dạy đã tạo
ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn để giải quyết một
vấn đề trong dạy học. Mở ra một hướng đi cụ thể cho đồng nghiệp khi triển khai
việc dạy học theo hướng tích hợp của bộ môn nói riêng và trong nhà trường nói
chung.
- Hiệu quả đối với bản thân:
Khi tìm ra một phương pháp dạy học phù hợp, mang lại hiệu quả trong giờ dạy đã
tạo được niềm vui và động lực cho bản thân trong công tác giảng dạy.
Thôi thúc bản thân tiếp tục niềm đam mê, tìm tòi đổi mới những bài dạy bằng
những phương pháp dạy học mới, tích cực.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20


- Kết luận 1.
Với việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài Thông điệp nhân ngày thế
giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan, đã mang lại hiệu quả
trong giảng dạy rõ rệt. Đó là thành công bước đầu của chúng tôi trong việc triển
khai cuộc thi dạy học tích hợp, liên môn. Từ thành công này, chúng tôi tin rằng
chúng tôi sẽ lấy lại tình yêu văn học của các em, làm mềm hóa những giờ học mà
lâu nay chúng ta vẫn cho rằng khô khan. Mỗi người giáo viên dạy văn cần ý thức

được việc đổi mới phương pháp dạy học, nhất là tích hợp kiến thức là yêu cầu quan
trọng của giáo dục hiện nay. Cần phấn đấu để mỗi giờ học ngữ văn, học sinh được
hoạt động nhiều hơn, thực hành, tư duy sáng tạo, mở rộng kiến thức đang là những
trăn trở của người dạy văn trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
- Kiến nghị 2.
Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phổ thông nên tạo điều kiện để
những giáo viên đạt giải trong các kì thi dạy học theo chủ đề tích hợp, được tham
gia các tiết dạy mẫu để các đồng nghiệp được học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất
lượng giảng dạy trong bối cảnh đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG THANH HÓA ngày 20- 05-2016
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Ký và ghi rõ họ tên
LÊ THỊ TƯƠI

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mềm hóa những giờ học về văn bản nhật dụng - http/ Việt báo/ vn.
2. Sản phẩm dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Thông điệp nhân ngày
thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003.
3. Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS.
4. Chuyên đề ứng dụng phương pháp dạy văn bản nhật dụng bằng giáo án điện tử
trong chương trình ngữ văn – Trường THCS Cao Minh.
5. Luận văn: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy phần
văn bản nhật dụng ngữ văn 12- Thạc sĩ Triệu Thanh Hương.

6. Sách giáo khoa Sinh học lớp 10- Nhà xuất bản giáo dục 2012.
7. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10- Nhà xuất bản giáo dục 2012.
8. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9- Nhà xuất bản giáo dục 2012.
9. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12- Nhà xuất bản giáo dục 2012.
10. Tài liệu tập huấn về tích hợp liên môn.

22


PHỤ LỤC
1.Đề kiểm tra phút 3 lớp 12a1, 12a2, 12a5.
Đề bài: . Em sẽ làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi của Cô-phi An-nan nhân ngày thế
giới phòng chốngHIV/ AIDS?
2.Kết quả thảo luận nhóm.
3.Kết quả phiếu học tập.
4.Clip về kiến thức HIV/AIDS.
5.Clip 2 về số liệu hình ảnh từ trung tâm phòng chống HIV/ AIDS, đường Quang
Trung 3, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa

23


24


25


×