Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử địa phương bài 1 lịch sử hải dương từ nguồn gốc đến thế kỉ x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 25 trang )

THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử
Bài 1 trong chương trình lịch sử tỉnh Hải Dương”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn khoa học lịch sử
3. Tác giả: Phan Thị Trang
+ Sinh ngày 17/02/1979
+ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
+ Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Sao Đỏ.
+ Điện thoại: 092254214
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Trường THCS Sao Đỏ
5. Đơn vi áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Sao Đỏ
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trong dạy học, giáo viên sử dụng các loại thiết bị như: Máy chiếu, máy
quay vật thể, đài đĩa, tranh ảnh, các loại tài liệu có liên quan.
- Giáo viên sử dụng CNTT qua soạn giáo án điện tử và áp dụng trong việc
dạy học trên lớp.
- Các phương tiện cần thiết cho việc tham quan học tập tại khu di tích.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: áp dụng lần đầu vào tháng 2 năm
2014.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Phan Thị Trang

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:


2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1 Điều kiện:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện đề tài:
- Các văn bản chị đạo của các cấp chính quyền
- Sự ủng hộ về mọi mặt của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
2.2 Thời gian: băt đầu từ năm học 2013-2014.
2.3 Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 6 trường THCS.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Đây là đề tài hoàn toàn mới do bộ giáo dục và đào tạo đề cập đến trong
năm học 2012-2013 thông qua các cuộc thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức
liên môn trong dạy học và giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Nhằm chuẩn bị
cho việc thay sách giáo khoa vào năm 2015 của bộ giáo dục và đào tạo.
- Tính sáng tạo của sáng kiên: Vấn đề này hoàn toàn có khả năng phát huy
được tính sáng tạo sự tư duy của người dạy và người học trong quá trình dạy và
học.
+ Giúp giáo viên chuyển từ dạy học theo định hướng nội dung thành định
hướng phát triển năng lực của người học. Giáo viên được chủ động trong việc xây
dựng các chủ đề dạy học phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường.
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá
trình tham gia học tập, học sinh được chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ năng của
nhiều môn học thông qua việc vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Thông qua việc học tập của mình để hình thành những phẩm chất năng lựccho bản
thân như sự sáng tao,học tập hợp tác, các kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, ky
năng tự học...
3.2 Khả năng áp dụng:
Tính khả thi của sáng kiến là rất lớn có thể áp dụng cho các môn học trong
nhà trường THCS và các cấp giáo dục khác.
- Qua một thời gian cá nhân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lí luận vừa áp dụng vào
dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường thì kết quả đạt được rất tốt. Bằng

những quan sát định tính tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh
tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra cáctri thức mới với những biểu hiện
như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới được hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng
quy trình logic của sự nhận thức: các em được quan sát được trải nghiêm thực tế rồi
rút ra kiến thức. Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
2


- Các em được phát huy kiến thức của nhiều môn. Tạo động lực cho học sinh
học toàn diện các môn tránh xu hướng học lệnh ở các em...
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
- Qua bài học, học sinh tiếp thu được kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào
cuộc sống để giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Học sinh biết liên kết các kiến thức giao thoa với môn học, tạo hứng thú
học tập cho các em, rèn các kĩ năng một cách đầy đủ và toàn diện.
- Năng lực dạy học tích hợp liên môn của giáo viên được nâng cao: Giáo
viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên
môn. Các giáo viên các môn liên quan được tăng cường trao đổi thảo luận về các
kiến thức liên quan về việc lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động
dạy học. Biết tích hợp vừa đủ kiến thức các môn tránh trùng lặp, nặng nề, cũng
không xem nhẹ, bỏ qua, nhưng cũng không biến giờ học mất đi đặc trưng bộ môn.
- Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
5.1 Đối với giáo viên:
- Cần phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn,
nghiên cứu nội dung chương trình môn lịch sử ở từng khối lớp để xác định được
các nội dung cần dạy học liên môn.
- Xây dựng được các chủ đề, các nội dung dạy học tích hợp, các chủ đề định
hướng phát triển năng lực của học sinh.

- Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các môn liên quan để
xác định mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, phương tiện dạy học,
cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xây dựng được quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp
với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo
thực hiện được các mục tiêu dạy học, đựơc thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học
sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động. (Thiết kế
giáo án)
5.2 Đối với học sinh:
- Các em phải chủ động, tích cực cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến
thức môn học trong các giờ học. Từ bỏ phương pháp học lệch, học tủ...
- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực
tiễn.
- Thực hiện mọi yêu cều của giáo viên ở trên lớp cũng như viecj học tập và
tìm hiểu bài ở nhà...
5.3. Đối với tổ nhóm chuyên môn:
Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm theo hướng dạy học tích
hợp liên môn bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp để dạy thử
nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức.
3


5.4 Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tiếp tục các chuyên đề, hội thảo các cuộc thi tạo sân chơi cho người dạy và
học phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Ủng hộ về mọi mặt cho việc thực hiện các đề tài về dạy học tích hợp liên
môn.

4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ''Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục". xuất phát từ quan đ iểm chỉ đạo: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
xa hội.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là đổi mới những vân đề lớn, cốt lõi,
cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo dén mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính
sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước đến hoạt động quảng trị của các cơ sở giáo dục và việc tham gia của gia
đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các ngành học, bặc
học.
Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài.Chuyển mạnh quá trình giáo duc từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển năng lực toàn diện và phẩm chất của người học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội.
Nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả giáo dục;
đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập
của người dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của môi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, sống
tốt và làm việc hiệu quả...
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ
sở những quan điểm tích cực về quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tịch
5



hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết các vấn đề
phức tạp và làm cho việc học tập trở lên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc
các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện một cách riêng rẽ. Tích hợp là một
trong những quan điemr giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học giúp đào
tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực đểgiair quyết các vấn đề
của cuộc sống hiện tại. Tích hợp là tư tưởng,nguyên tắc và là quan điểm hiện đại
trong giáo dục. Đối với nền giáo dục nước ta hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng
phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với phân môn
trong nhà trường phổ thông.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp , tổ hợp các nội
dung từ các môn học trong lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp
mới hoạc lồng ghép các nội dung cần thiết vào các nội dung vốn có của môn học ví
như lồng ghép nội dung văn học, địa lý vào bộ môn lịch sử và ngược lại là sự kết
hợp của kiến thức các môn học lại với nhau...
Theo đề án đổi mới căn bản toàn diện, dạy học tích hợp là định hướng về
nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức để học sinh biết huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết
các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thưc, kĩ năng mới, phát triển
được năng lực cần thiết, nhất là các năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập và
trong thực tiễn cuộc sống...
Từ ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn, yêu cầu thực tiễn của giáo dục
hiện đại và thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi nhận thấy dạy học tích
hợp liên môn là xu thế tất yếu và có tính khả thi.
2- Cơ sở thực tiễn:
Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết
về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người.
Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện
còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự

6


kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ
thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học…nên chưa tạo được sự hứng thú học sử
đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ
hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn.
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo
viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích
thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo
viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có
những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học…
để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
3.Thực trạng của vấn đề
Thực hiện nghị quyết TW 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà
nước về định hướng phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp
phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả của giáo dục còn thấp so với yêu cầu, các
phương pháp giáo dục còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành.Giáo dục còn nhiều
yếu kém hiện tượng học lệnh, học chưa xác định được mục tiêu đúng đắn còn phổ
biến.Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm sửa đổi chưa theo kịp đổi
mới, thiếu tâm huyết thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp...
Trong nhà trường đơn vị nơi tôi công tác mục tiêu dạy và học môn lịch sử
nói riêng và các môn học khác nói chung vẫn chưa định hướng đúng với vị trí của
nó, việc dạy môn này chủ yếu do nhu cầu trước mắt của học sinh là học để kiểm tra
để thi, học thụ động các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm
hiểu khai thác kiến thức môn học trong các giờ học, các em vẫn đang theo xu
hướng học lệnh, chưa đảm bảo yêu cầu của việc phát triển toàn diện.


7


Giáo viên giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường còn thiếu về loại hình đào
tạo, nhiều thầy cô đã nhiều tuổi không kịp thích ứng với cái mới nên ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng môn học
Từ năm học 2012 - 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên
môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy
học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì
vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều
khó khăn lúng túng.
4. Giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp sưu tầm sử liệu
- Phương pháp phân tích,tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn
- Dạy thử nghiệm trên lớp, dạy học tại di tích.
4.2 Một số nội dung tích hợp cụ thể:
* Tích hợp với môn Ngữ Văn:
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến
thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để
thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo
nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn
học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên
sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Văn học và Lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho
môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có
thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Bánh chưng bánh giầy, học
sinh sẽ hiểu về phong tục tập quán của dân tộc, những câu thơ nói lên lòng yêu quê

hương đất nước khí phách anh hùng bất khuất...
8


*Tích hợp với môn Địa lí:
-Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương ngày nay.- Kết hợp tài liệu giới thiệu
thêm về địa giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu rằng địa giới của Hải Dương
xưa rộng hơn ngày nay. (Lúc mới thành lập 1831 HD là một tỉnh rộng lớn bao gồm
từ Bình Giang đến Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng và huyện Đông Triều của Quảng
Ninh.)
* Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Không những môn Lịch sử chỉ gần gũi trong nội dung kiến thức với môn
Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật.
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh
phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã
hội các thời kỳ lịch sử.
Bằng kiến thức Mĩ thuật hãy trình bày họa tiết cách bài trí trên mặt trống
đồng.
Trống đồng Hữu Chung có đường kính mặt 0,82m cao 0,76m. Tâm mặt trống là
hình mặt trời 12 tia. Vành hoa văn người trang sức lông chim đã được cách điệu.
Vành 10 chim bay ngược chiều kim đồng hồ có hai hình trâm bố trí xen kẽ đối
nhau. Rìa mặt trống có 4 khối tượng cóc có hoa văn trang trí.
Trống đồng Hữu Chung được xếp vào nhóm trống đồng muộn của trống Đông
Sơn. Được lưu giữ ở bảo tàng tổng hợp tỉnh Hải Dương.
*Tích hợp kiến thức công dân
Tại khoản 3 điều 17 luật di sản văn hóa quy định: Nhà nước khuyến khích việc
truyền dạy và giới thiệu về di sản văn hóa.

9



A- GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Chương 1.
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ XV
Bài 1
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Sự thay đổi về tên gọi và địa danh của Hải Dương qua các thời kỳ (từ
nguồn gốc đến thế kỷ XV)
- Những dấu tích của văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương
- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Hải Dương và tinh thần đấu tranh
anh dũng của nhân dân Hải Dương trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Sử dụng kiến thức liên môn ( Văn, địa, âm nhac, mĩ thuật, GDCD, Di sản )
vào học tập
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát bản đồ
- Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh
- Kỹ năng tích hợp và Kỹ năng toàn diện
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể của địa phương.
- Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống
- Giáo dục ý thức tôn trọng và học hỏi
II. CHUẢN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
10



1. Giáo viên: chuẩn bị
- Hệ thống bản đồ về Hải Dương và bản đồ các tỉnh phía Bắc
- Hệ thống tranh ảnh về trống đồng tại Hải Dương và những thành tựu văn
hóa Hải Dương.
- Phim tư liệu về văn hóa Hải Dương thời kỳ này (nếu có)
- Tài liệu về Lịch sử Hải Dương
2. Học sinh: CBB theo yêu cầu của GV
-Sưu tầm tài liệu và tranh ảnh về HD thế kỉ I- X
-Vẽ phác họa về di tích đền Sinh - đền Hóa ( Qua buổi tham quan học tập
tại khu di tích)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức:
Ngày 18 tháng 02 năm 2014- Lớp 6A Sĩ số: 41 vắng: 01(P) (Ngọc Anh)
2. Giới thiệu bài mới
( tích hợp văn học – âm nhạc bài “ hát về Hải Dương”)
Ca khúc: hát về Hải Dương do cô giáo Phan Thị Trang thê hiện
Mỗi người Việt Nam ai cũng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc “Dân
tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” .
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
« Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam »
Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một thiên anh hùng
ca rạng rỡ với biết bao chiến công oanh liệt. Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều
bước thăng trầm, con đường mà dân tộc Việt Nam đã trải qua đầy gian nan nguy
hiểm. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, không để cho kẻ thù khuất phục,
không để cho chông gai thử thách của lịch sử cản bước, dân tộc ta anh dũng, kiên
cường giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên những trang sử vẻ vang.
Và lịch sử dân tộc được tạo bởi lịch sử của từng vùng, từng miền. Hải Dương của
chúng ta là một vùng, miền của tổ quốc. Muốn hiểu được lịch sử dân tộc trước hết

cần phải hiểu được lịch sử của địa phương. Vậy Hải Dương hình thành và phát
11


triển như thế nào, có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu trong
bài học hôm nay
1. Dạy và học bài mới
Hoạt động dạy - học
- GV đưa bản đồ tình Hải Dương. ( MC)
? Hãy nêu hiểu biết của em về vị trí địa
lý của HD
-Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương
ngày nay.
Tích hợp kiến thức địa lí
GV:Nằm ở TTĐB sông Hồng có tọa độ
địa lí từ 20041’10’’ đến 21014’20’’ vĩ độ
Bắc , từ 106007’20’’ đến 106036’35’’ kinh
độ Đông. Chiều dài lớn nhất từ Bắc
xuống Nam là 63 Km, chiều rộng từ
Đông sang Tây là 53 km. Địa hình tương
đối bằng phẳng, nhiều sông ngòi -Diện
tích đất tự nhiên 165.480 ha, dân số
trên 1,7 triệu người, gồm 10 huyện, 1 TP
và 1 thị xã.
- Kết hợp tài liệu giới thiệu thêm về địa
giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu
rằng địa giới của Hải Dương xưa rộng
hơn ngày nay. (Lúc mới thành lập 1831
HD là một tỉnh rộng lớn bao gồm từ
Bình Giang đến Thủy Nguyên thuộc Hải

Phòng và huyện Đông Triều của Quảng
Ninh.)
=> GV kết luận và bổ sung : Hải Dương
là cửa ngõ phía đông của kinh thành
Thăng Long, là phên dậu bảo vệ của
12

Kiến thức cơ bản
1- Địa danh Hải Dương qua các thời kì
lịch sử
a- Vị trí địa lí
- Nằm ở đông bắc đồng bằng sông
Hồng, là cửa ngõ phía đông của kinh
thành Thăng Long, phía Bắc giáp với
Bắc Giang, phía đông, đông nam giáp
với Quảng Ninh và Hải Phòng, phía
nam giáp Thái Bình, phía Tây, tây nam
giáp Bắc Ninh và Hưng Yên


kinh thành Thăng Long

\? Xác định trên lược đồ vị trí của thị xã
Chí Linh và nêu hiểu biết của em về
mảnh đất này.
Là một vùng bán sơn địa ở phía Bắc tỉnh
Hải Dương nằm trong vùng tam giác
kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng- Quảng
Ninh, có vị trí thuận lợi về kinh tế. Nơi
đây là một vùng cổ tích, một khu danh

thắng đặc biệt quan trọng của quốc gia
có nhiều di tích lịch sử và danh nhân văn
hóa tiêu biểu mệnh danh là vùng đất địa
linh nhân kiệt.
? Liệt kê một số di tích lịch sử mà em
biết
? Di tích đền Sinh – Đền Hóa là thờ ai,
có công lao đóng gì cho dân tộc.
? Chí Linh được công nhận là thị xã vào
ngày tháng năm nào.
GV: 12/02/ 2010
? Việc Chí Linh Được công nhận là thị
xã có ý nghĩa gì
( Khẳng định CL là một vùng đất phát
triển về kinh tế và văn hóa)
? Trách nhiệm của em đối với quê hương
CL
Học tập để góp phần làm rạng rỡ quê
hương
13

Di tích đền Sinh – Chí Linh


HS đọc đoạn : Thời kì cổ đại...Trấn Hải b- Tên gọi
Đông.
lịch sử
HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu Thời kì
-Thời
học tập:

Hùng
? Qua các thời kì lịch sử Hải Dương đã Vương
Thời
mang những tên gọi nào?
Bắc
Thời kì
Tên gọi
thuộc
- Thời Hùng Vương
- Thời Bắc thuộc
- Thời phong kiến
- Thời nay

-Thời
phong
kiến

? Theo em tên gọi Hải Dương có ý nghĩa gì?
“ ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về”
? Tại sao Hải Dương trong lịch sử luôn
được coi là một trong bốn trấn quan
trọng của kinh thành Thăng Long?
Tích hợp văn học
Văn minh châu thổ sông Hồng
Phù sa màu mỡ mênh mông một vùng
Khởi nguồn dòng chảy thủy chung
Đói no chia sẻ đã cùng bên nhau
->Đây là vùng châu thổ trù phú, thuận
lợi phát triển nghề nông và nghề chài
lưới trấn giữ phía đông, là phên dậu bảo

vệ kinh thành Thăng Long.Tùy theo từng
thời kì mà có những tên gọi khác nhau
nhưng dù là Hải Đông, Hải Dương hay
Xứ Đông, tỉnh Đông... đều là tên gọi
thống nhất về một địa danh vùng ven
14

-Thời
nay

Hải Dương qua các thời kì
Tên gọi
Bộ Dương Tuyền

Huyện An Định -> Hồng
Châu ( thuộc quận Giao
Chỉ)
Hồng lộ->Hải Đông lộ>Thừa tuyên Nam Sách->
xứ Hải Dương (Xứ Đông)> Trấn Hải Dương
Hải Dương->Hải Hưng>Hải Dương


biển, thuộc kinh thành Thăng Long.
? Em hiểu gì về nền văn minh sông Hồng

2- Vài nét về nền văn minh sông Hồng
trên đất Hải Dương

GV: Nó là nền văn minh đầu tiên và độc
đáo của Việt Nam, văn minh sông Hồng

dựa trên nền tảng kinh tế lúa nước với kĩ
thuật lưỡi cày đồng và sức kéo trâu bò,
với một kết cấu xóm làng của những
công xã nông thôn kiểu Á châu và một
mức độ phân hoá xã hội chưa cao. Vào
giai đoạn phát triển cao (văn hoá Đông
Sơn), một hình thức nhà nước sơ khai đã
ra đời: nước Văn Lang của người Lạc
Sơn (Hùng Vương) rồi đến nước Âu Lạc
của người Âu Việt và Lạc Việt (An
Dương Vương).
? Trình bày những bằng chứng của nền
văn minh sông hồng trên đất Hải Dương.
Đời Hùng Vương thứ 6, thành
Dền( nay là Ngọc Lặc-Ngọc Sơn )đã là
thủ phủ của bộ Dương Tuyền, một trong
15 bộ lạc hùng mạnh nhất nước Văn
Lang.
1961 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy
trống đồng ở làng Hữu Chung( Tứ Kỳ có
niên đại cách ngày nay khoảng 2500
năm)
GV Đưa đoạn tư liệu sau và hình ảnh
trống đồng Hữu Chung lên màn hình.
Trống đồng Hữu Chung
? Bằng kiến thức Mĩ thuật hãy trình bày
họa tiết cách bài trí trên mặt trống
15



đồng.
Tích hợp kiến thức Mĩ thuật
Trống đồng Hữu Chung có đường kính
mặt 0,82m cao 0,76m. Tâm mặt trống là
hình mặt trời 12 tia. Vành hoa văn
người trang sức lông chim đã được cách
điệu. Vành 10 chim bay ngược chiều kim
đồng hồ có hai hình trâm bố trí xen kẽ
đối nhau. Rìa mặt trống có 4 khối tượng
cóc có hoa văn trang trí.
Trống đồng Hữu Chung được xếp vào
nhóm trống đồng muộn của trống Đông
Sơn. Được lưu giữ ở bảo tàng tổng hợp
tỉnh Hải Dương.
Cuối tháng 12-1983 các nhà khảo cổ
học Hải Dương đã khai quật một ngôi
mộ cổ ở thôn Ngọc Lặc. Viện khảo cổ
học xác định đây là mộ từ thời Bắc
thuộc, giai đoạn Đông Hán (khoảng
TKI-TKII).
? Qua các bằng chứng trên em có nhận
xét gì về lịch sử vùng đất Hải Dương?

Trống đồng Hữu Chung

- Hải Dương là vùng đất có lịch sử lâu
đời, nơi phát tích của nền văn minh
HS theo dõi đoạn: Dấu tích văn hóa Hòa
sông Hồng.
Bình....có thủ lĩnh.

? Người Việt cổ đã để lại những dấu tích
nào trên đất Hải Dương?
-Dấu tích cổ:
- Dấu tích của Người Việt cổ: Công cụ
+ Thời Hòa Bình: có công cụ đá , di cốt
đá, di cốt người, mũi tên đồng, giáo
người ở núi Nhẫm Dương(Kim Môn).
đồng, trống đồng, đồ gốm...
+ Thời Đông Sơn: có mũi tên Đồng, giáo
16


đồng, rìu đồng ( Kim Môn).Hệ thống mộ
thuyền ở Kim Thành, Nam Sách, Gia
Lộc. Trống đồng ở Thanh Hà, Tứ Kỳ
+Là bộ Dương Tuyền trong 15 bộ lạc
của nước Văn Lang Có nhiều đình, đền
thờ các bộ tướng thời Hùng Vương.
HS Thảo luận cặp đôi
? Qua những dấu tích này em biết gì về
cuộc sống của người Việt cổ trên đất Hải
Dương? Từ đó em hãy so sánh với cuộc
sống của người Việt cổ trên đất nước ta
và đánh giá về trình độ văn minh của
người Việt Cổ trên đất Hải Dương? (GV
Gợi ý về các lĩnh vực của cuộc sống:
Công cụ lao động; Kinh tế; văn hóa)
* Về công cụ lao động
- có công cụ đá, đồng, gốm.
- Có Nghệ thụât đúc đồng tinh xảo

* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:Nghề chăn nuôi, trồng
trọt phát triển.
- Thủ công nghệp :Nghề dệt, đan tre và
các nghề đánh cá, săn bắt giữ vai trò
quan trọng.
* Về văn hóa
- Có ý thức tự vệ
- Có tục chôn người chết, sùng bái con
người, sùng bái tự nhiên
- GV chốt kiến thức: Nền văn hóa của
của người Việt cổ trên đất HD và trên đất
nước ta mang yếu tố tương đồng ( giống
17

=> Cuộc sống của người Việt cổ trên
đất Hải Dương khá phong phú với nghề
nông trồng lúa nước đã đạt tới trình độ
cao góp phần tạo nên nền tảng và
những nét đặc trưng của nền văn minh
Sông Hồng


nhau).
GV giới thiệu: Khi các triều đại phong
kiến phương Bắc đô hộ nước ta, Hải
Dương vẫn là một trung tâm kinh tế,
chính trị của quận Giao Chỉ. Giặc
phương Bắc đã thực hiện chính sách di
dân, đưa người Hán sang ở lẫn với

người Việt, Hải Dương với vị trí trung
tâm của đồng bằng Bác Bộ có đất đai trù
phú đã trở thành nơi định cư của nhiều
quan lại quý tộc người Hán.Vì vậy nền
kinh tế, xã hội và văn hóa Hải Dương có
nhiều chuyển biến.
Hs theo dõi đoạn tư liệu Về kinh tế...
? Kinh tế Hải Dương có chuyển biến gì?

? Về xã hội cuộc sống của người Hải
Dương có gì thay đổi?
- Có sự phân hóa sâu sắc
- Quý tộc địa chủ ngày càng đông: có
quý tộc địa chủ người Hán và người
Việt.
- Nông dân công xã bị mất đất trở thành
tá điền lệ thuộc địa chủ Hán.
=> Xã hội Việt dần bị phong kiến hóa.
? Bọn phong kiến phương Bắc đã thực
hiện chính sách văn hóa như thế nào khi
đô hộ nước ta?
- Bọn giặc phương bắc thực hiện chính
18

3- Hải Dương trong thời kì Bắc thuộc (
TK II TrCN- TK X)
a. Kinh Tế- văn hóa Hải Dương thời kì
Bắc thuộc
- Hải Dương là trung tâm kinh tếchính trị của quận Giao Chỉ.


* Về kinh tế:
- Xuất hiện công cụ sắt.
- Biết sử dụng phân bón ruộng.
- Các nghề gốm, nghề mộc, nghề trồng
dâu nuôi tằm dệt vải phát triển.
* Về xã hội:
- Có sự phân hóa sâu sắc, xuất hiện các
tầng lớp mới
=> Xã hội Việt dần bị phong kiến hóa.


sách đồng hóa.
* Về văn hóa:
- Chữ Hán và đạo nho cũng được du
nhập .
? Dân ta có theo phong tục tập quán của
người Hán không?
? Kể ra một số phong tục tập quán của
HD mà em biết.
- Nhân dân ta đã giữ vững nền văn hóa
GV: Ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, cổ truyền của dân tộc.
làm bánh trưng bánh giầy, thờ cúng tổ
tiên...

? Trong tác phẩm nào các em đã được
học có nhắc tới bánh chưng, bánh giầy.
Gv: Tác phẩm Sự tích bánh chưng bánh
giầy.
? Em hãy nhắc lại ý nghĩa của văn bản
Sự tích bánh chưng bánh giầy

Gv: Ghi lại truyền thống văn hóa của
dân tộc => Từ đó nhắc nhở chúng ta
phải biết giữ gìn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống.

Gói bánh chưng ngày tết

Hội thi bánh giầy – Lễ hội Đền Cao

19


b- Cuộc đấu tranh chống Bắc Thuộc
của nhân dân Hải Dương
HS theo dõi đoạn tư liệu:
Năm 43 ....chống quân đô hộ phương
Bắc.
? Hải Dương là địa bàn của những cuộc
khởi nghĩa nào? tướng chỉ huy là ai?
? bằng kiến thức đã học hày nêu hiểu
biết của em về vùng Lãng Bạc.
GV: Nằm ở phái đông Cổ Loa gần Chí
Linh Hải Dương đây là một miền đồi đất
cao, xung quanh là vùng đồng sâu, hồ
nước mênh mông....
?Em có nhận xét gì về việc khúc Thừa Dụ
dựng quyền tự chủ?
GV giới thiệu đền thờ Khúc Thừa Dụ
? Giá trị của di tích đền thờ Khúc thừa
Dụ được đánh giá như thế nào.

Được đánh giá là di sản của quốc gia.
? Theo em nó thuộc thể loại nào ( vật
thể , phi vật thể )
Là vật thể vì là sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa.
?Tại sao nhân dân ta lập đền thờ ông?
Trách nhiệm của các thế hệ trẻ là phải
làm gì?
- Tỏ lòng biết ơn. Khúc Thừa Dụ được
xem là người mở đầu cho chính sách
ngoại giao khôn khéo của người Việt đối
với triều đình phương Bắc: "độc lập thật
20

- Năm 43 tướng Trương Mỹ tham gia
khởi nghĩa Hai bà Trưng đã đánh chặn
quân Mã Viện tai Kẻ Sặt.

- Năm 544 tướng quân Lý Quốc Bảo
tham gia khởi nghĩa Lí Bí chặn đánh
quân Lương từ Phú Lương tới Văn
Thai
- Năm 905 Khúc Thừa Dụ(ở Ninh
Giang) chống lại nhà Đường giành
quyền tự chủ
= > Đã đặt mốc kết thúc về cơ bản ách
thống trị của phong kiến phương Bắc


sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy

chính quyền vẫn còn mang danh hiệu
của nhà Đường, nhưng về thực chất,
Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính
quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách
thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến
phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao
của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở
lấy lại nền độc lập dân tộc .
- Trách nhiệm là tôn tạo giữ gìn di tích.
- Học tập tốt, xây dựng quê hương Hải
Dương và đất nước Việt Nam ngày càng
giàu đẹp
Tích hợp kiến thức công dân
Tại khoản 3 điều 17 luật di sản văn hóa
quy định: Nhà nước khuyến khích việc
truyền dạy và giới thiệu về di sản văn
hóa.
? Đóng vai trò là một hướng dẫn viên du
lịch ( một người bản địa) em hãy giói
thiệu với du khách về mảnh đất Hải
Dương.
( HS tích hợp với văn thuyết minh)
Sau khi học sinh trình bày GV kết luận:
Văn bia lưu dấu từ lâu
Địa linh nhân kiệt nguyên màu còn đây
Vua Hùng dựng nước rồng bay
Hào hùng trang sử đất này ngàn xưa
Ngọt bùi gian khó gió mưa
Giữ nền văn hiến bốn mùa tháng năm
Hồng Hà cuộn chảy xa xăm

21

Đền thờ Khúc Thừa Dụ ( Ninh Giang)
- Tỏ lòng biết ơn công lao của những
người anh hùng dân tộc.
- Trách nhiệm là tôn tạo giữ gìn di tích.
- Học tập tốt, xây dựng quê hương Hải
Dương và đất nước Việt Nam ngày
càng giàu đẹp


Thị thành hiện đại rải nằm ven sông
Non Xanh anh đợi em mong
Hẹn về mảnh đất Hải Dương nắng vàng
3- Củng cố bài học:
( Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ Cặp đôi ăn ý”)
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước đáp án, còn câu hỏi do các em tự
nghĩ ra.
- Luật chơi:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh không được sử dụng từ lóng.
+ Không được sử dụng tiếng nước ngoài, từ đồng âm trong khi diễn đạt.
+ Không được có từ nào trùng với đáp án đã cho.
+ Người chơi gồm 1 người hỏi và 1 người trả lời.
+ Thời gian chơi: 3 phút
Đáp áp: 1.Đồng hóa; 2.Khúc Thừa Dụ; 3.Vật thể; 4.Gói bánh chưng;
5.Dân ta phải biết sử ta
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kết thúc giáo viên tích hợp âm nhạc nghe hát ca khúc
“ Chí Linh thành phố trong tim ta”


5. Kết quả đạt được:
Lớp 6A giảng dạy khi chưa áp dụng kiến thức liên môn( tích hợp)
Lớp 6A giảng dạy khi đã áp dụng kiến thức liên môn( tích hợp)
* Khi chưa áp dụng
Giỏi
SL
%
6A
41
7
19.5
* Khi đã áp dụng
Giái
Líp SÜ sè
SL
%
6A
41
12
30
Líp

Khá
SL
%
16
52,5

Trung bình
SL

%
14
29,0

YÕu
SL
%
04
0

Kh¸
SL
%
19
45

Trung B×nh
SL
%
10
25

YÕu
SL
%
0
0

22



Nội dung thu hoạch:
Bài vẽ trực tiếp
Bài văn miêu tả ( Về nhà hoàn thành)
Yêu cầu: Hãy quan sát và kí họa Yêu cầu: Em hãy viết một bài văn miêu tả về
trực tiếp toàn cảnh và kiến trúc
một di dích mà em đẫ được tham quan, học
của khu di tích đền Sinh – đền
tập?.
Hóa?
Kết quả :
Kết quả :
+ 04 em đạt điểm 9
+ 02 em đạt điểm 8,5
+ 01 em đạt điểm 8
+ 34 em đạt điểm (6,5- 7,5)
+ 30 em đạt điểm (6,5- 7,5)
+ 04 em đạt điểm 6
+ 05 em đạt điểm 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và
trong dạy học Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi
23


sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải
phần nào cũng thực hiện được.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học Sử
như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ

của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Sử trong việc đào tạo con người. Hơn
nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Sử hiện nay không phải chỉ có giáo
viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi giáo
viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học sinh không học bài, không
chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để
nâng cao chất lượng dạy - học môn Sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự
quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học
để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo
hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được
yêu cầu học tập tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ
mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện
chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh
giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các
phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp Việt Nam

24


Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn vào
giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra
một số nội dung giảng dạy ở bài 1 trong chương trình lịch sử địa phương cấp THCS
đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS trong năm học vừa qua.Tôi hy vọng

rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho
các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp
kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, Không chỉ ở môn Ngữ văn, Mĩ
thuật mà còn ở các môn khác nữa. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú
trong học tập bộ môn Lịch sử.

25


×