Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh thực hiện dạng đề so sánh nhân vật trong tác phẩm văn xuôi ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.54 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN DẠNG ĐỀ SO SÁNH NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI – NGỮ VĂN 12
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12, thi cử luôn là một áp lực
gây căng thẳng tâm lí. Thời gian ôn tập không nhiều, kiến thức của các môn thi
thì quá lớn. Vậy làm thế nào để cho việc ôn tập 4 môn thi tốt nghiệp THPT QG
đạt kết quả tốt? Thiết nghĩ đây không phải là bài toán đơn giản cho học sinh và
cũng là cho mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn học sinh yêu quí của
mình ôn thi đạt hiệu quả.
Trong thực tế các môn thi tốt nghiệp THPT, môn văn bao giờ cũng là môn
cố định có tính bắt buộc đối với các kì thi. Môn học này chiếm một lượng kiến
thức tương đối lớn đòi hỏi học sinh cần phải có kế hoạch ôn tập chu đáo thì mới
có thể đạt điểm cao. Để làm được điều này, bên cạnh việc nắm vững các kĩ năng
làm bài đòi hỏi mỗi học sinh phải có phương pháp làm bài hữu hiệu thì mới có
thể đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, vấn đề học môn văn hiện nay không phải
học sinh nào cũng làm được điều đó.
Để tránh gây áp lực căng thẳng về tâm lí và tạo được hứng thú cho học
sinh trong quá trình ôn thi, mỗi người thầy cần phải có một phương pháp thiết
thực để hướng dẫn các em ôn tập đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình ôn tập Ngữ văn và hướng dẫn cho các em thi cử, thiết
nghĩ có rất nhiều phương pháp được áp dụng và tất nhiên mỗi phương pháp đều
có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Song tôi thấy hiệu quả vẫn là
phương pháp hướng dẫn ôn tập cho học sinh theo cấu trúc đề thi. Trong những
năm gần đây, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần: phần I: đọc – hiểu; phần
II: làm văn. Trong phần làm văn, đề thi có định hướng 1 câu nghi luận xã hội
(3,0 điểm) và 1 câu nghị luận văn học ( 4,0 điểm). Riêng đối với câu nghị luận
văn học đề ra có thể tồn tại ở rất nhiều dạng, chẳng hạn như: Cảm nhận về một
đoạn thơ, đoạn văn, một nhân vật, một phong cách nghệ thuật... hoặc so sánh
hai đoạn thơ của hai tác giả, hai phong cách, hai nhân vật...Đề ra rất phong


phú. Cho nên việc giáo viên cần định hướng cho học sinh các phương pháp học,
phương pháp tư duy là rất cần thiết. Đặc biệt là ở dạng đề so sánh.
Dạng đề so sánh các nhân vật văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này
cần kiến thức tổng hợp , khái quát nhưng chỉ một số học sinh là có thể làm được
còn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng (kể cả đối với học sinh ở các lớp khối
C, khối D). Hơn nữa thời gian bồi dưỡng cho các em học sinh ở khối A,B chưa
nhiều, nên lâu nay các em chỉ quen với những dạng đề phân tích từng tác phẩm,
từng nhân vật, hình ảnh, chi tiết, còn kết hợp nhiều tác phẩm, nhân vật, chi
tiết...không phải em nào cũng làm được. Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn của
giáo viên thì phần đa học sinh không thể làm được dạng đề này hoặc có làm
được thì cũng không logic hoặc không thể có chất lượng cao.
1


Từ thực tế nêu trên, nên trong quá trình bồi dưỡng cho các đối tượng học
sinh tôi rất trú trọng vào dạng đề so sánh, đặc biệt là so sánh các nhân vật văn
học trong các tác phẩm văn xuôi- chương trình ngữ văn 12. Đây là một đề tài
mà chưa đồng chí giáo viên nào trong tổ Ngữ văn trường THPT Triệu Sơn 1 đi
sâu nghiên cứu. Vì vậy sáng kiến này của tôi rất mong các bạn đồng nghiệp
tham khảo.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những
giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng kĩ năng thực hiện dạng đề so sánh
các nhân vật trong tác phẩm văn xuôi – chương trình Ngữ văn 12. Nhằm giúp
các em có thêm một phương pháp học mới phục vụ tốt cho việc ôn thi TN THPT
QG đối với môn Ngữ văn, đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Các tác phẩm văn xuôi chương trình Ngữ văn 12:
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài);

Vợ nhặt (Kim Lân);
Rừng Xà nu (Nguyễn Trung Thành);
Những đứa con trong gia đình- trích- (Nguyễn Thi);
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Hướng dẫn học sinh cách làm qua các bước và hướng dẫn cụ thể một số đề.
Để hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp ở dạng đề so sánh nhân vật trong
các tác phẩm văn xuôi- Ngữ văn 12, tôi tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý;
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách diễn đạt.
Bước 3: Vận dụng một tiết dạy cụ thể.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập ứng dụng.
Đề tài mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương
pháp dạy học trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung
tâm. Dạy học theo xu thế giải quyết các dạng đề mở của bộ môn Ngữ văn. Đồng
thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn này.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
So sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản. Trong cuộc sống, khi ta tư
duy, ta đã dùng đến thao tác này rất thường xuyên như một phần tất yếu. Văn
học cũng là một lĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù, cho nên
việc sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều
hết sức tự nhiên. Từ khi có văn học, nhất là văn học viết đến nay, các nhà nghiên
cứu đã có ý thức so sánh khi tìm hiểu văn chương, đặc biệt là khi có những hiện
tượng song hành trong văn học. Có thể nhắc đến những hiện tượng song hành
tiêu biểu trong văn học Việt Nam: Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn

2



Du và Nguyễn Đình Chiểu, Cung Oán Ngâm và Chinh Phụ Ngâm,… So sánh
các hiện tượng văn chương trở thành một phương pháp nghiên cứu văn chương.
Ở đây tôi không nhắc tới so sánh văn học như một bộ môn khoa học mà được
hiểu như một kiểu bài nghị luận văn học, một cách thức trình bày khi viết bài
nghị luận.
Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác
nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu
văn”(1) . Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập
luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn
11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi
viết bài nghị Luận”(2), tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài
nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác
phẩm văn xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Ở đề tài này chúng ta nghiên
cứu vấn đề ở góc nhìn thứ ba.
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một
hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn
diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu
bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập, chưa xuất
hiện trong chương trình sách giáo khoa. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái
niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực
sự rất cần thiết song lại gặp không ít khó khăn.
Kiểu bài so sánh nhân vật văn học trong tác phẩm văn xuôi yêu cầu thực
hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện. Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra
ở các nhân vật trong cùng một tác phẩm, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác
phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của
những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng
của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa
hai nhân vật, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng
tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng nhân vật; sự đa dạng
muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp

phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hình
tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng
“bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên,
đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải
cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa
phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với
năng lực của các em . Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp
học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
Truyện ngắn là một thể loại chính của văn học Việt Nam được đưa vào
chương trình giảng dạy trong trường phổ thông. Cùng với thơ, truyện ngắn giữ
một vai trò khá quan trọng, nhằm hoàn thiện và kết thúc chương trình 12. Vì vậy
trong quá trình ra đề thi( cả thi học kì và thi TN THPT), đề rất hay ra vào phần
này. Tính từ năm 2013 trở về trước, khi chưa kết hợp hai kì thi làm một, đề thi
3


dành cho đối tượng thi TN THPT thường chỉ yêu cầu phân tích một nhân vật cụ
thể, hoặc phân tích một số nhân vật trong cùng một tác phẩm. Nhưng tính từ
năm học 2014-2015 trở lại đây, mức độ đề được nâng cao hơn đề phù hợp với
việc phân loại đối tượng học sinh ( thi TN THPT QG và Đại học) nên đề có thể
ra theo dạng khái quát: So sánh hai hay nhiều nhân vật trong các tác phẩm của
cùng một tác giả, hay của nhiều tác giả chẳng hạn.Vì vậy trong quá trình ôn tập
cho học sinh chúng ta cần chú ý thêm dạng đề này.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Theo qui định của Bộ GD-ĐT, đề thi tốt nghiệp THPT QG đối với những
môn thi trắc nghiệm ( Lí, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ) là 90 phút, còn đối với môn tự
luận (Toán, Văn, Sử, Địa) là 180 phút. Riêng đối với môn Văn ( cấu trúc đề đã
nói tới ở phần 1.1), câu nghị luận văn học là 4,0 điểm, quyết định 40% điểm của
bài thi. Chính vì vậy, ngoài ôn các dạng đề cần thiết cho học sinh, giáo viên cần
chú trọng thêm việc so sánh các nhân vật văn học trong các truyện ngắn thuộc

chương trình Ngữ văn 12.
Chương trình văn xuôi 12 gồm có 5 tác phẩm chính, đó là:
Vợ chồng A Phủ( Tô Hoài),
Vợ nhặt (Kim Lân),
Rừng Xà nu (Nguyễn Trung Thành),
Những đứa con trong gia đình- trích- (Nguyễn Thi),
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Trong các tác phẩm, bao gồm có hơn 10 nhân vật chính: Mị, A Phủ trong tác
phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Tràng, bà Cụ Tứ và người vợ nhặt trong tác
phẩm Vợ nhặt (Kim Lân ); cụ Mết,Tnú trong Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành);
chú Năm, Việt, Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn
Thi); Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn
Minh Châu)...
Đối với giáo viên, chúng ta rất dễ nhận ra rằng không phải nhân vật nào
cũng có thể đem ra so sánh được. Bởi so sánh phải dựa trên những tiêu chí
chung nào đó. Nhưng học sinh không thể hiểu rõ được điều này. Nhiều em còn
nghĩ, cứ là nhân vật văn học thì có thể đem so sánh một cách bất kì. Vì vậy khi
hướng dẫn học sinh, dựa trên những nhân vật có sẵn, ta giúp các em nhận thấy
điểm chung giữa các nhân vật để lí giải vì sao đề bài chỉ có thể ra so sánh giữa
các nhân vật đó.
So sánh nhân vật Việt, Chiến(Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi),
Tnú(Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành).
Điểm chung nổi bật của những nhân vật này: họ đều là những thanh niên yêu
nước, sinh ra trong một gia đình, một vùng quê có truyền thống cách mạng,
có lòng căm thù giặc sâu sắc, kiên cường, dũng cảm đứng lên .
So sánh nhân vật Mị( Vợ chồng Aphủ- Tô Hoài), người vợ nhặt, bà cụ Tứ (
Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài( Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn
Minh Châu)..

4



Điểm chung nổi bật của những nhân vật này: họ đều là những người phụ nữ
có những hoàn cảnh éo le nhưng vẫn mang những phẩm chất tốt đẹp của
người phụ nữ Việt Nam.
So sánh nhân vật Cụ Mết (Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành)và chú Năm
(Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi).
Điểm chung nổi bật của những nhân vật này: Họ không chỉ là những con
người yêu nước mà còn là những thế hệ đi trước tiếp sức mạnh truyền thống
yêu nước cho thế hệ trẻ.
- .....
Phương tiện dạy học của nhà trường.
Để việc so sánh nhân vật không rơi vào tình trạng thuyết giảng chung
chung, trừu tượng. Chúng ta nên sử dụng hỗ trợ công nghệ thông tin. Điều thuận
lợi đối với trường tôi dạy- trường THPT Triệu Sơn I, hiện nay đã có 11 phòng
máy chiếu đa năng, 4 máy tính xách tay và 1 nhân viên phụ tá nên việc ứng dụng
công nghệ thông tin với bài giảng là thuận lợi. Hơn nữa, học sinh dang rất hứng
thú với hình thức dạy học này. Vì thế kết hợp việc sử dụng công nghệ thông tin
trong việc hướng dẫn các kĩ năng làm bài văn so sánh về các nhân vật văn học
thường đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm tình hình học sinh trong trường phổ thông.
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là
Học sinh Huyện Triệu Sơn ở vùng nông thôn nông nghiệp là chủ yếu. Trình độ
nhận thức các em không đồng đều, các em đại đa số học theo khối A, B nên số
học sinh thực sự yêu thích bộ môn văn là rất ít. Việc đầu tư tài liệu không nhiều.
Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới cho học sinh sẽ có tác
dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý
a, Đối với dàn ý so sánh hai nhân vật trong cùng một tác phẩm.

Dàn ý khái quát:
* Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu hai nhân vật.
* Thân bài:
- Nét chung của các nhân vật.
- Nét riêng của các nhân vật.
- Đánh gía về nghệ thuật và ý nghĩa của hình tượng.
* Kết bài:
- Kết luận chung và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Ví dụ:
Đề bài: So sánh nét tính cách của hai nhân vật Việt, Chiến trong tác phẩm
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
5


Dàn ý
*Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia
đình.
- Giới thiệu hai nhân vật Việt, Chiến.
* Thân bài:
- Giống nhau:
+ Cùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng, có
mối thù sâu sắc với giặc Mĩ.
+ Là những con người dũng cảm, kiên cường.
+ Là những người con giàu tình yêu thương.
- Khác nhau:
+ Việt tính cách còn trẻ con vô tư, hồn nhiên. Vì Việt là em trai nên được má
nuông chiều, chị nhường nhịn.

+ Chiến giống má ở ngoại hình và ở cả phẩm chất đảm đang, tháo vát, “người
lớn”.Chiến là chị gái nên phải đảm đang việc nhà, kể từ khi ba má mất.
- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Ý nghĩa:
+ Ca ngợi thế hệ trẻ Miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Trong gia đình, Việt và Chiến là những khúc sông sau chảy xa nhất.
=>Khắc họa hai nhân vật Chiến và Việt tác giả muốn khẳng định, mỗi gia đình
nếu biết kết hợp giữa tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, truyền thống gia
đình với truyền thống dân tộc thì sẽ tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt
Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
* Kết bài
- Mỗi nhân vật để lại một ấn tượng riêng trong lòng độc giả.
- Tài năng của Nguyễn Thi trong việc khắc họa tính cách nhân vật.
b, Đối với dàn ý so sánh các nhân vật trong các phẩm của các tác giả khác
nhau
Dàn ý khái quát:
* Mở bài :
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
* Thân bài:
(1). Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
(2). Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng
chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
(3). So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao
tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so
sánh).

6



(4). Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng
thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là thao tác lập luận phân tích).
* Kết bài :
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Ví dụ:
Đề bài 1: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người
vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền
ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
Dàn ý
*Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt; tác giả
Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
- Giới thiệu khái quát về hai nhân vật: người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài.
* Thân bài
(1). Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích.)
Nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn
là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ
sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
mực, biết lo toan.

(2). Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
Nhân vật người đàn bà hàng chài
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản
giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,
can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ
đời.

7


(3). So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai
bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh).
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của
hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ
làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực....
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những
phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh,
trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là
những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi
tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình.
(4). Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình
diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn;

đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến
đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại
tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời
tư trong khuynh hướng nhận thức lại).
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con
người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi).
* Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau,
hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo).
Đề bài 2: Vẻ đẹp của nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi và nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
*Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa
con trong gia đình ; tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu.
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật: Việt và Tnú
* Thân bài
Điểm chung giữa Tnú và Việt:
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của
gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người con của làng Xô Man, nơi
từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước
này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu). Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống
yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ
kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa
con trong gia đình).


8


- Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau
thương mất mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn
đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Việt chứng kiến cái chết của
ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.
Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc
của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là
một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng”
dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước
thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là
bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể
bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó
đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân
Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau
thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người.
- Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt
Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không
khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống
giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát lên
vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết
tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt
vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.
Điểm khác biệt ở hai nhân vật:
+ Nhân vật Việt : Chiến đấu với tinh thần quả cảm, lạc quan, hồn nhiên,
yêu đời, tin tưởng vào cách mạng, đồng đội. Ở Việt, chủ yếu chỉ có nỗi đau về

thể xác do bị thương.
+ Nhân vật Tnú : Chiến đấu bằng ý chí quyết tâm và lòng căm thù giặc
sâu sắc, do vừa trải qua những biến cố, mất mát trong đời sống cá nhân (vợ và
con bị giặc giết chết ngay trước mắt). Ở Tnú, đó là nơi cộng hưởng cả nỗi đau
thể xác và tinh thần.
- Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch
cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là
đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh.
Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc
Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
*Kết bài
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện
trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược
đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long
trời lở đất để “ nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước”. Cuộc đời và sự hi

9


sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt
đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
Đề bài 3: so sánh nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành) và
nhân vật chú Năm trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
Dàn ý
*Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu ;
tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật: Cụ Mết và chú Năm.
* Thân bài
(1). Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập

luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
Nhân vật cụ Mết
* Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng cụ Mết là một
trong những nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được xây dựng
trong vai trò người kể chuyện và phát ngôn chi tư tưởng nhà văn trong tác phẩm.
* Những nét nổi bật:
- Cụ Mết là một già làng quắc thước, “sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ,
dội vang trong lồng ngực”, râu “đã dài tới ngực và vẫn đen bóng”, mắt sáng và
xếch ngược, ở trần, “ngực căng như một cây xà nu lớn”. Cách nói cũng khác lạ
(nói như ra lệnh; không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!”, nhừng khi vừa ý cũng chỉ nói
“Được”.
- Cụ tin tưởng mãnh liệt vào dân tộc mình, quê hương mình. Theo cụ, “không
cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, và thứ gạo mà dân tộc Strá làm ra là thứ gạo
ngon nhất rừng núi này.
- Cụ Mết chính là linh hồn của dân làng Xô Man. Cụ là người lưu giữ truyền
thống của cộng đồng, dìu dắt các thế hệ nối tiếp nhau sống xứng đáng với truyền
thống.
>>> Cụ Mết chính là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống hiên
ngang, bất khuất, cho sức sống bền bỉ của dân làng Xô Man. Cụ Mết có những
nét gần gũi với các nhân vật tù trưởng hung mạnh thể hiện khát vọng, hoài bão
của cả cộng đồng trong một số sử thi Tây Nguyên. Viết về cụ Mết, tác giả đã
phát huy cao độ sức mạnh bút pháp sử thi với cảm hứng lãng mạn lí tưởng hóa;
mặc dù đây là một già làng có thật, người đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong
kháng chiến chống Pháp (có thể sánh ngang với anh hung Núp) ở làng Xóp Dùi,
tỉnh Kon Tum.
(2). Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích.
Nhân vật chú Năm.
* Giới thiệu chung: Không phải là nhân vật chính nhưng góp phần trong việc
biểu hiện tư tưởng của tác phẩm . Nhân vật này được khắc họa thông qua dòng

hồi ức của nhân vật Việt. Và là đối tượng thông qua đó, nhà văn vẫn thể hiện
được tư tưởng của mình.
10


* Những nét nổi bật:
- Chú năm là người nông dân đậm chất Nam bộ: hiền lành chất phác, giàu cảm
xúc mơ mộng, nội tâm. Một người từng trải “ đi đây,đi đó nhiều” và cũng “ham
sông ham bến”, lời nói giản dị, mộc mạc nhưng sâu xa, ý nghĩa. Chú ví “ chuyện
gia đình ta nó dài như dòng sông, để rồi chú chia cho mỗi nguwif một khúc để
ghi vào đó”.
- Điều đáng quí ở chú Năm là chú luôn chuộng đạo nghĩa, thường trực trong chú
Năm là tinh thần” trọn tình nhà, vẹn nghĩa nước”.
- Chú Năm chính là khúc thượng nguồn trong “dòng sông truyền thống” của gia
đình,là người thư kí trung thành, là tác giả cuốn gia phả đặc biệt của gia đình.
Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ , như minh chứng
cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đó còn là những trang ghi chép tội ác của kẻ
thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản
thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm. nhắn nhủ cho hai chị em
Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho
mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm
lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.
(3). So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao
tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh).
So sánh nét tương đồng, khác biệt:
(3).a Nét tương đồng:
- Cả cụ Mết và chú Năm đều là những người lưu giữ và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời dẫn dắt, soi đường cho thế hệ trẻ. Cả hai
đều được khắc họa bằng những chi tiết đặc sắc và mang tầm tư tưởng cao.

(3).b Nét khác biệt
- Nhân vật cụ Mết mang dáng dấp của người anh hùng,của già làng Tây Nguyên,
là người lãnh đạo dân làng Xô Man trong cuộc nổi dậy chống giặc ngoại xâm.
Chú Năm mang dáng dấp của người nông dân Nam Bộ yêu nước, là người hun
đúc tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ.
* Kết bài
Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, qua hai nhân vật cụ Mết và chú
Năm, đã khái quát, phân tích và lí giải sức mạnh, chiến công của con người
miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước không chỉ ở tinh thần
của thời dại mà còn là nguồn gốc sâu xa của truyền thống gia đình, quê hương.
Chính sự hài hòa giữa tình cảm gia đình, quê hương với tình yêu nước, giữa
truyền thống gia đình, quê hương với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh
to lớn của con người Việt nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
Đề bài số 4: Cảm nhận của anh/chị về những nét đặc sắc của từng tác giả trong
việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ ở hai truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt” (Kim Lân).
Hướng dẫn
11


Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
– Tô Hoài là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho
đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp
dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn
xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.
– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt
Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim
Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông

dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong
tập “Con chó xấu xí”.
– Thông qua hai tác phẩm, Tô Hoài và Kim Lân đã thể hiện những nét đặc sắc
trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
* Thân bài
(1). Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
– Mị là một cô gái người dân tộc Mèo (H’Mông) đã kết tinh được những phẩm
chất tốt đẹp của người phụ nữ miền núi. Nhưng dưới mấy tầng áp bức khắc
nghiệt tàn bạo của cường quyền, thần quyền, hủ tục phong kiến, Mị gần như tê
liệt hết sức sống.
- Tô Hoài đã khám phá ra lòng ham sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc, tự do
tiềm ẩn mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Chính sức sống này là tiền đề quan trọng
giúp Mị thoát khỏi nhà ngục thống lí tìm đến Phiềng Sa được cán bộ A Châu dìu
dắt để trở thành người tự do, người làm chủ cuộc đời mình, chiến đấu, giải
phóng quê hương mình như một tất yếu.
– Qua nhân vật Mị, Tô Hoài đã đặt vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc chân
chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng họ phải đi từ tự phát
đến tự giác, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
(2). Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
– Nét đặc sắc về nghệ thuật của Kim Lân ở truyện này là đã sáng tạo được một
tình huống rất độc đáo: “Vợ nhặt”, nghĩa là nhặt được vợ giữa nạn đói khủng
khiếp. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, Kim Lân đã có điều kiện làm nổi rõ số
phận cùng phẩm chất nhân vật.
– Vợ Tràng: Đây là một người phụ nữ bị cái đói xô đẩy thành thân phận bơ vơ.
Và cái đói cũng huỷ hoại cả thể xác tâm hồn chị. Nhưng khi gặp người chồng
thực sự yêu thương, gặp bà mẹ chồng đôn hậu, thị đã trở thành “một người phụ
nữ hiền hậu đúng mực.”
– Bà cụ Tứ: Sống nghèo khổ dưới đáy cùng của xóm ngụ cư với dáng đi “lọng
khọng”, thân hình còm cõi, gương mặt u ám. Cuộc sống bắt bà phải sống cuộc
sống tối tăm nhưng không thể dập tắt được phần người, rất người trong tâm hồn

bà cụ già nua và nghèo khổ nhưng cần cù, chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu
con, rất mực nhân hậu, vị tha và một lòng hướng về cái thiện, về tương lai tươi
sáng.
(3). Điểm tương đồng và khác biệt:
12


- Sự tương đồng: Cùng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. Những nhân vật phụ
nữ của Tô Hoài, Kim Lân được các nhà văn quan sát, miêu tả trong xu thế hiện
thực, vận động đi lên nên số phận các nhân vật này đã đi từ bóng tối đến ánh
sáng, “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
- Sự khác biệt: Do cái nhìn khám phá riêng biệt độc đáo của từng tác giả trước
hiện thực cuộc sống nên mỗi nhân vật cũng có những biểu hiện khác nhau về số
phận và vẻ đẹp tâm hồn thật đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mị là nạn nhân của
chế độ phong kiến miền núi hà khắc mà cụ thể là cường quyền và thần quyền; bà
cụ Tứ, vợ Tràng là những nhân vật bị cái đói, cái chết đe doạ cướp đi sự sống.
Nhưng họ không mất đi hy vọng vào tương lai và luôn luôn tiềm ẩn một sức
sống mãnh liệt.
* Kết bài
Hai tác phẩm không chỉ thể hiện tài năng mà còn cả tấm lòng của hai tác
giả. Tô Hoài và Kim Lân xứng đáng là những cây bút tài hoa của nền văn học
Việt Nam.
2.3.2. Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách diễn đạt, trình bày.
Căn cứ vào bước 1, giáo viên hướng dẫn học sinh cách diễn đạt và trình
bày. Để khỏi mơ hồ, học sinh cần hiểu rõ bản chất của diễn đạt và trình bày.
- Diễn đạt: là sử dụng từ ngữ chính xác, trong sáng, câu văn đúng chuẩn với qui
tắc về câu tiếng Việt, đồng thời sử dung các biện pháp tu từ một cách hợp lí.
- Trình bày: bố cục văn bản phải rõ ràng, cân đối: phần mở bài cần giới thiệu
đúng trọng tâm vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: các luận điểm được xác lập
rõ ràng, luận cứ xác đáng( lí lẽ và dẫn chứng phải có sức thuyết phục).; Kết bài:

khái quát được vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân.
Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kĩ năng làm văn như đã hướng dẫn,
giáo viên cần cho học sinh thực hành qua một số đề cụ thể, có nhận xét và Đánh
giá những ưu và nhược điểm trong bài viết của học sinh.
Để việc hướng dẫn đạt hiệu quả, đồng thời nhằm gây hứng thú cho học
sinh, giáo viên nên chọn một số lời thoại của nhân vật và cho các em nhập vai.
Làm như vậy không chỉ tạo được không khí của giờ học mà còn tạo được những
hình ảnh về nhân vật trong tâm trí học sinh. Đó là một trong những tiền đề để
các em có thể dễ dàng so sánh các nhân vật.
Ví dụ: có thể chọn lời thoại của một số nhân vật sau:
Lời thoại của nhân vật Việt, Chiến:
- Chị Chiến: Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển,
xa nhà thì ráng học chúng bạn, thù cha mẹ mà chưa trả mà bỏ về là chú
chặt đầu.
- Việt: Chị có bị chặt đàu thì chớ chừng nào tôi mới bị.
- Chị Chiến: Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì
tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!
- Việt: Chị biết vậy sao hồi nãy chị ngăn tôi? Người ta mười tám rồi mà nói
chưa....
- Chị Chiến: Hồi đó má tính tuổi cho mày chớ bộ tao tính ha?
13


- Chị Chiến: Mai mầy viết thư cho chị Hai biết nghen?
- Chị Chiến: Thôi tao viết.
- Bây giờ chị Hai ở xa. Hai chị em mình đi thì thằng út sang ở với chú
Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì tao cho các anh ở xã
mượn mở trường học. Chí Năm nói có con nít học ê a có gìnó quét dọn
cho. Thằng út cũng học ở đây. Mầy chịu không?
- Việt: Sao không chịu?

- Chị Chiến: Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học nghen?
- Việt: Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.
- Chị Chiến: Má dặn tao hồi nào? Giờ còn tao với mầy thôi.Nếu đồng ý thì
nồi, nu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm để gởi chú Năm. Chững nào
chị Hai từ dưới biển về làm giỗ má, chị có muốn lấy gì tì chị chở về dưới,
nghen?
- Việt: Tôi nói chị tính sao cứ tính mà...
- Chị Chiến: Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má,giờ
mình đi mình trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần, nghen? Hai
công mía thì chừng nào tới mùa nhờ chú Năm đốn, để dành đó làm đám
giỗ ba má. Em cũng ừ nghen?
- Việt: Ừ!
- Chị Chiến: Còn bàn thờ má em tính gởi đâu? Gởi chú Năm cho thằng Út
nó coi, chừng là để chị Hai về đem đi?
- Việt: Mình đi đâu thì má đi theo đó chứ lo gì mà lo?....
2.3.3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh một số dàn ý:
Hướng dẫn học sinh làm đề bài số 1( trang 8): So sánh nét tính cách của
hai nhân vật Việt, Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi
Bài làm
Hy sinh với tư cách người chiến sĩ trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân
1968, nhà văn Nguyễn Thi để lại một số lượng tác phẩm không nhiều. Tuy vậy,
đó là những tác phẩm có giá trị, đặc biệt ở chỗ chúng ta góp phần khắc họa nên
bức chân dung lớn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ
cứu nước vừa qua. Những nhân vật của Nguyễn Thi đều chân thật và gây nhiều
ấn tượng, như trường hợp hai nhân vật chị em Chiến và Việt trong truyện ngắn
Những đứa con trong gia đình.
Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của
một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại
mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất

vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia
đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ đã
phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ của chị em Chiến, chỉ trong
khoảng mấy năm, lúc hai chị em vẫn còn là những đứa trẻ, họ đã phải liên tiếp
mất cha rồi lại mất mẹ. Đường đời của hai chị em Chiến như đã được vạch sẵn
chỉ có chiến đấu, giết giặc, để báo thù cho cha, cho mẹ, cũng là để tự bảo vệ
14


chính cuộc đời của mình. Đó là truyền thống gia đình, đó cũng là khát vọng
mãnh liệt nhất của hai chị em Chiến và Việt. Mang một mối thù sâu nặng với
giặc và một khát vọng chiến đấu mãnh liệt như vậy, họ sẽ chiến đấu dũng cảm
và sẽ chiến thắng, điều đó như một cái gì đã trở thành tất yếu.
Thật ra, để nói đến con đường tất yếu từ căm thù giặc đến thắng giặc đó.
Nguyễn Thi có thể chỉ cần nói về Chiến mà không nói về Việt, hoặc ngược lại.
Nhưng Nguyễn Thi đã miêu tả cả hai nhân vật ấy với nhiều nét rất riêng, rất
đáng yêu, gây cho người đọc nhiều thú vị.
Việt là một chàng trai, rồi là một người lính dũng cảm, nhưng dẫu sao Việt
cũng chỉ là một chàng trai mới lớn, và trong gia đình, thì Việt thực sự chỉ là một
cậu bé. Cái trẻ con ở Việt không chỉ bộc lộ trong những nét hiếu động, suốt ngày
thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong người.. mà cả
trong cái nét hiếu thắng, luôn luôn ưa tranh giành với người chị, không biết
nhường nhịn chị vì Việt là em trai của Chiến mà! Thật ra thì không phải Việt
không yêu thương chị mình, trái lại nữa là khác, nhưng có được một người chị
như Chiến, làm sao Việt có thể khác được?
Cho đến khi lên đường tòng quân, chuẩn bị thành người lính hay đã trở
thành người lính rồi, Việt vẫn trẻ con như thế, trẻ con và vô tư. Nghe chị bàn bạc
chuyện nhà, Việt chỉ ừ ào cho qua chuyện “chụp một con đóm đóm trong lòng
bàn tay… rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Vào đơn vị, Việt vẫn không quên
cây ná thun. Đặc biệt trẻ con, Việt không dám hé cho ai biết rằng mình có một

người chị, bởi cái lẽ giản đơn “sự mất chị”. Đánh giặc rất dũng cảm, bắn cháy xe
tăng Mỹ, Việt không hề sợ hãi, nhưng lạc trên chiến trường một mình sau trận
đánh, Việt lại sợ “con ma cụt đầu”. Sau những cố gắng phi thường, Việt gặp lại
đồng đội của mình. Việt vừa khóc vừa cười, hệt một đứa trẻ “khóc đó rồi cười
đó”.
Xây dựng hình ảnh nhân vật Việt hồn nhiên và trẻ thơ như thế, phải chăng
Nguyễn Thi muốn nói với người đọc về một thế hệ trẻ Việt Nam đã bước vào
cuộc chiến đấu rất sớm, như thẳng từ tuổi thơ mà đến. Ý đồ nghệ thuật của
Nguyễn Thi hình như còn ở chỗ này nữa: thế hệ ấy có thể rất hồn nhiên, trẻ con,
rất vô tư, vô tâm trong nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, nhưng lại cực kì
nghiêm túc trong những suy nghĩ về kẻ thù, về cuộc chiến đấu chống quân xâm
lược. Vì sao vậy? Vì bản chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu ấy. Đó là một
chiến đấu vì sự sống, cũng là một cuộc chiến đâu đầy chất tươi trẻ và lạc quan.
Chiến thì khác hẳn với Việt. Có thể Chiến cũng đã như Việt nếu Chiến có
một người chị. Nhưng chiến là chị cả của những đứa em không còn cha mẹ. Là
con gái, Chiến có cái kiên nhẫn đến gan của người phụ nữ đã từng trải cực khổ.
Chính là Chiến, chứ không phải Việt, ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho được,
đọc cho hết cuốn sổ ghi chép của gia đình đầy máu và nước mắt để nuôi dưỡng
cho mình một khát vọng khôn nguôi chiến đấu và trả thù. Là người chị, Chiến
trở thành người phụ nữ đảm đang, hy sinh, tận tụy, Chiến không kịp nghĩ gì cho
mình trước khi nghĩ đến em. Lúc nào Chiến cũng nhường nhịn em, từ việc lớn
đốn việc nhỏ. Trong cả truyện ngắn, duy nhất chỉ có một lần Chiến không
15


nhường em. Ấy là lần cả hai chị em cùng xin đi bộ đội, Chiến đã nói với anh cán
bộ tuyển quân: “Đến tết này nó mới được mười tám anh à !”
Người đọc dễ dàng chấp nhận hành động (tranh hơn) này của Chiến,
không thấy nó mâu thuẫn gì với bản tính của cô, bởi vì, ngoài khát vọng chiến
đấu, hành động của Chiến còn thể hiện một ý muốn cảm động của cô: Chiến

chưa muốn em mình sớm phải bước vào cuộc chiến đấu gian khổ.
Chiến như lớn hơn tuổi của mình, chín chắn, sâu sắc hơn. Trong cái đêm
hôm trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến đã lo lắng, lo liệu đến từng chi tiết
công việc gia đình, từ việc gửi đứa em út ở với chú, việc giao nhà, giao đất cho
ai quản lí, đến việc gửi bàn thờ má, việc cúng giỗ ba má… việc nào Chiến cũng
tính toán cẩn thận chu đáo. Trong cảm nghĩ của Việt, Chiến thật giống hệt như
má từ lời nói đến việc làm. Chiến thật đúng là hình ảnh một cô gái Việt Nam mà
truyền thống và thời đại đã sản sinh ra.
Tạo ra hai hình ảnh khác nhau như Chiến và Việt, Nguyễn Thi thật ra đã
xây dựng được những nét bổ sung để khắc họa nên hình ảnh thế hệ trẻ Nam Bộ
trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Được nuôi dưỡng bởi cùng một
truyền thống gia đình, cùng chịu chung những cảnh ngộ, lại là chị em ruột,
Chiến và Việt rất giống nhau với những cách thức biểu hiện khác nhau, hai chị
em rất thương yêu nhau. Cùng rất thương má, hai chị em cùng nuôi khát vọng
lớn lao: được chiến đấu, được trả thù cho má. Hai chị em cùng may mắn được
nhập ngũ một ngày. Dù ở hai đơn vị khác nhau, hai chị em lúc nào cũng nghĩ
đến nhau, cùng lấy việc dũng cảm trong chiến đấu và chiến công làm thước đo
để đo lòng thương đối với má.
Hướng dẫn học sinh làm đề bài số 4(trang 13):
Cảm nhận của anh/chị về những nét đặc sắc của từng tác giả trong việc thể hiện
vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ ở hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
và “Vợ nhặt” (Kim Lân).
Bài làm:
Nhân vật chính là những người lao động vốn có cuộc sống rất cực khổ,
bất hạnh. Mị trong Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài) sinh ra trong một gia đình nghèo
khổ bị bọn thống trị mà đại diện là thống lí Pá Tra đè nén, áp bức. Bà cụ Tứ,
người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên đều là những người dân lao động bị cái
đói khủng khiếp đe dọa cướp đi sự sống. Tuy vậy, ở những nhân vật nói trên
không bao giờ mất đi niềm hi vọng vào tương lai, họ luôn tiềm ẩn một sức sống
vô cùng mãnh liệt.

Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi nhân vật trong tác phẩm có số phận,
mang một vẻ đẹp tâm hồn khác nhau. Điều này thể hiện cách cảm nhận, khám
phá độc đáo riêng, giàu ý nghĩa của từng cây bút trước hiện thực đời sống. Mặc
dù họ cùng viết về một đề tài theo một mô tuýp gần gũi.
Trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài đã khắc họa số phận của người đàn bà
dân tộc H - Mông (Mèo) ở vùng núi Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống
thực dân.
16


Mị - một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, yêu đời, được nhiều chàng trai theo
đuổi nhưng do món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị bắt cóc về làm dâu nhà
thống lí. Thời gian đầu, bị làm con dâu gạt nợ, Mị đã phản kháng, tính ăn lá
ngón tự ử nhưng vì thương cha đành chấp nhận cuộc sống nô lệ. Từ đó, Mị sống
cam chịu, sống vô cảm, không còn ý thức về thời gian. Ở đây, đoạn đời tăm tối
của Mị được Tô Hoài khắc họa chân thực, cảm động. Nhà văn không chỉ dừng
lại ở đó mà còn phát hiện niềm ham sống, khao khát hạnh phúc của người đàn
bà tội nghiệp này bằng việc miêu tả sinh động sự hồi sinh của Mị.
Mùa xuân, những hình ảnh tươi trẻ, những âm thanh rạo rực của mùa
xuân đã làm sống lại tình yêu đời trong tâm hồn của Mị. Nhờ sự tác động của
men rượu, Mị hồi tưởng lại dĩ vãng tươi đẹp, cảm thấy tâm hồn mình phơi phới
trở lại, Mị chuẩn bị đi chơi như một con người tự do. Nhưng rồi A Sử trói đứng
Mị, khát vọng sống của Mị bị chà đạp rất tàn nhẫn.
Sau lần ấy, tâm hồn của Mị tưởng chừng như đã chết. Nhưng khi nghĩ đến
việc Aphủ bị trói rồi không chết đói cũng chết rét, chết khát. Mị đã vượt qua nỗi
sợ hãi cố hữu để cắt dây trói cho A Phủ, cũng là Mị đã tự giải thoát mình. Hai
người chạy đến Phiềng Sa, tham gia du kích.
Như vậy, nhờ sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do đã khiến cho nhân vật này
thoát khỏi cuộc đời nô lệ, tìm đến cách mạng và cách mạng chính là con đường
duy nhất để giải thoát, giải phóng cuộc đời cho họ.

Vợ nhặt của Kim Lân, các nhân vật trong truyện được đặt trong một tình
huống rất bi đát, khốn cùng. Họ bị cái đói rình rập, cướp đi sự sống bất cứ lúc
nào. Đấy là tình cảnh chân thực của hàng triệu người lao đọng ở Bắc Bộ trong
nạn đói năm Ất Dậu 1945. Vào thời điểm này, đứng trước hoàn cảnh như vậy,
Tràng - một người nông dân nghèo xơ xác, xấu trai, ế vợ, người xóm ngụ cư
bỗng nhặt được vợ như cái rơm, cái rác bên đường. Khi có vợ, Tràng buồn, vui
lẫn lộn, đêm tân hôn diễn ra trong ngày đói.
Người vợ nhặt là một người phụ nữ đáng thương đến nỗi không thấy tác
giả nói về lai lịch, gốc gác, quê hương, ngay cả tên gọi cũng không có. Cuộc
sống chỉ vì nghèo đói nên thị đã đánh mất những phẩm chất vốn có của người
phụ nữ. Với chi tiết này, "ăn một mạch bốn bát bánh đúc", Kim Lân đã khắc sâu
nỗi cơ cực, cơ nhục của người đàn bà này, thị trở thành người đói nhất trong
những người đói, người đáng thương nhất trong những người khốn khổ nên chấp
nhận theo không về làm vợ Tràng. Nhưng khi về làm vợ Tràng cũng là một
quyết định táo bạo.
Từ đó trở về sau, tính cách của người vợ nhặt đã dần dần thay đổi. Do đó,
trên đường về nhà, nét duyên dáng cố hữu của người con gái đã trở về với thị.
Và khi về đến nhà Tràng, cô trở nên e thẹn, rụt rè( ngồi mớm vào mép giường).
Thị tỏ rõ là một nàng dâu mới ý tứ: dậy sớm dọn dẹp, quyét tước nhà cửa, gọi
dạ, bảo vâng. Trong mắt Tràng, Thị đúng là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
17


mực...Đến bữa ăn sáng đầu tiên chỉ có cháo cám và cháo loãng, cô im lặng chịu
đựng. Và đặc biệt khi nghe tiếng trống thúc thuế, thị đã ý thức cho Tràng về hình
ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.
Cũng như Mị và A Phủ đến Phiềng Sa rồi đi theo du kích, những người
trong gia đình Tràng trước hoàn cảnh bi đát, họ đã hướng về Cách mạng, hướng
về Việt Minh, bởi lẽ, chỉ có Cách mạng mới làm thay đổi được thân phận của họ.
Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh chân thực nạn đói khủng khiếp năm

1945, Kim Lân còn khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, đó là dù rơi
vào hoàn cảnh vô cùng bi đát, họ vẫn hướng tới cuộc sống gia đình, vẫn cưu
mang nhau, vẫn tin ở tương lai...
* Lưu ý: trên đây là hai bài làm cụ thể minh họa cho việc hướng dẫn học
sinh cách triển khai hoàn chỉnh bài viết. Cứ tiếp tục như vậy, giáo viên có thể
triển khai cho học sinh những đề bài còn lại.
Như vậy, qua một số dạng đề so sánh cụ thể như trên, ta có thể nhận thấy:
ở dạng đề này không chỉ giúp học sinh có thể đánh giá tổng quát các đối tượng,
có kĩ năng so sánh các hình tượng nhân vật mà còn cho học sinh nhận thấy
những đề tài cơ bản mà văn xuôi Việt Nam hiện đại đã đề cập. Từ việc nhà văn
thể hiện sự trân trọng những giá trị của con người, thể hiện chất nhân đạo sâu
sắc trong tác phẩm ( Vợ chồng A phủ; Vợ nhặt) đến việc thể hiện niềm tin vào
những con người khốn khổ ấy( Tràng, người vợ nhặt, Mị và A phủ...) là tiền đề
cho lòng căm thù giặc, ý chí đứng lên chiến đấu của các thế hệ trong chặng
đường kế tiếp( Tnú, Việt, Chiến...). Mặt khác khi chúng ta giúp học sinh làm
dạng đề này, thì khi đi thi các em không còn lúng túng với dạng đề so sánh nữa.
Hoặc ít nhất nếu dạng đề không phải là so sánh mà là cảm nhận, phân tích một
nhân vật, các em vẫn có thể nhìn nhận và đánh giá nhân vật một cách toàn diện
hơn.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
So sánh với kết quả những năm trước khi chưa hướng dẫn học sinh đi sâu
vào rèn luyện kĩ năng thực hành kiểu bài so sánh về các nhân vật văn học trong
tác phẩm văn xuôi 12 (Ngữ văn 12- tập 2). Tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt
trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết phân tích so sánh
các nhân vật trong cùng một tác phẩm cũng như trong nhiều tác phẩm. Bài viết
của các em không còn tồn tại dưới dạng chung chung, trừu tượng. Vì hiểu cách
làm nên trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng
nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, Học sinh hiểu ngay
bài trên lớp.

Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học : 2015- 2016 với 2 lớp
có khả năng nhận thức tốt nhất của khối 12 đó là 12B1 và 12B6 như sau:
* Khảo nghiệm : bằng việc cho học sinh thực hiện hai đề bài sau:

18


Đề 1: So sánh nét tính cách của hai nhân vật Việt, Chiến trong tác phẩm Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền
ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
+ Lớp 12B1: ( lớp khi chưa được bồi dưỡng tìm hiểu các dạng đề so sánh nhân
vật văn học trong năm học).
+ Lớp 12B6 ( lớp đã được bồi dưỡng tìm hiểu các dạng đề so sánh nhân vật văn
học trong năm học).
Thu được kết quả như sau :
Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3- 4
%
%
%
%
0
0
11
24
12B1
35
(0%)
(31,4%)

(0%)
(68,6%)
12B6

49

3
(0,6%)

26
( 53%)

19
( 46,4%)

0
(0%)

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy, việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành
các dạng đề so sánh các nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi, đặc bệt là các tác
phẩm văn xuôi 12 là rất cần thiết. Bởi thực tế nó không chỉ phục vụ cho các bài
thi định kì mà cao hơn là để chuẩn bị cho kì thi TN THPT QG. Kết quả cụ thể
lớp được hướng dẫn (12B6) chất lượng cao hơn lớp chưa được hướng dẫn
(12B1), mặc dù 12B1 khả năng nhận thức cao hơn 12b6.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn
I với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao,
nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của học sinh và phương pháp dạy học cũ tôi
nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến

thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức cũng như rèn
luyện kĩ năng về kiểu bài so sánh các nhân vật trong các tác phẩm văn học, đặc
biệt là các nhân vật trong chương trình văn xuôi 12 để các em có một sự chuẩn
bị tốt cho các kì thi, đặc biệt là kì thi TN THPT QG. .
Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư liệu
trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số dạng đề
nhằm phục vụ cho việc ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12.
Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm của bản thân trên
thực tế. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận được với các dạng đề này. Đặc
biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học văn ngày một nhiều hơn.
3.2. Kiến nghị
a. Đối với người dạy và người học.
- Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
19


Đối với học sinh :
- Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên ( Đọc trước nội dung
theo hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà giáo viên đưa ra).
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham
khảo (giáo viên giới thiệu).
- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy
của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
Đối với giáo viên:
- Phải đầu tư, soạn giáo án cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và kiến thức
cũng như kỹ năng của mình.
- Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của
học sinh.
- Phải tích cực trau dồi kiến thức văn học, thành thạo trong trình chiếu
giáo án điện tử khi hỗ trợ, biết tạo được các kiến thức,hình ảnh theo yêu cầu của

bài dạy và tạo được tâm lí tốt đối với học sinh.
b. Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn.
Dạy văn cũng là một việc làm khó. Để thực hiện được điều này phụ thuộc
vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp
thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi, những giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở
trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
a. Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo,
để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
b. Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi
dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên.
c. Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong
tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh.
d. Tăng cường thêm các buổi học bồi dưỡng môn Ngữ văn cho học sinh
khối A,B.
Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016.
CAM KẾT KHÔNG COPPY.

Luân Thị Thúy Nghiệp

20


Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách diễn đạt, trình bày:
21




×