Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.91 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh là khâu đột phá trong dạy học nói
chung và dạy học ngữ văn nói riêng. Ngữ văn là môn học đặc thù đa chức
năng vừa có tính công cụ hướng tới hình thành và phát triển các năng lực
nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, năng
lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, tạo lập các kiểu loại văn bản
cần thiết trong cuộc sống,…); vừa là môn khoa học xã hội nhân văn cung
cấp những kiến thức nhất định về xã hội, văn hóa, lịch sử, giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức,… Để phát huy vai trò công cụ của môn học,
một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ
văn là dạy học sinh phát triển năng lực đọc hiểu.
Xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của bộ giáo dục đề
xuất và tiếp cận xu hướng của thế giới; đồng thời nhận thức rõ vai trò của
việc cần phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, từ năm học 2013-2014
trong đề thi có thêm phần đọc hiểu văn bản. Sự đổi mới này xuất phát từ
việc thay đổi sự kiểm tra đánh giá khả năng ghi nhớ của học sinh (kiến
thức thường do giáo viên “đọc hộ”, “cảm hộ”, “hiểu hộ” lâu nay) sang
kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm
hiểu, khám phá văn bản). Đây là sự đổi mới tất yếu, thiết thực vừa giúp
học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; vừa giúp quá trình dạy học văn gắn
bó với đời sống thực tiễn; vừa bồi dưỡng tình yêu văn chương. Tuy nhiên,
đây là kiểu bài mới được đưa vào trong đề thi tốt nghiệp, đại học cao
đẳng (năm học 2013-2014) và đề thi THPT quốc gia năm 2014- 2015;
cho nên một số giáo viên còn bối rối trong khi ôn thi; nhiều học sinh còn
lo lắng, trăn trở về phương pháp ôn luyện, kỹ năng làm bài.
Vậy làm thế nào để dạy học đọc hiểu nói chung và rèn luyện cho
học sinh kỹ năng làm phần đọc hiểu nói riêng đạt kết quả cao? Là một
giáo viên đã nhiều năm tham gia ôn luyện thi cho học sinh, nắm bắt được
tình hình thực tiễn, tôi nhận thấy cần quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng


làm bài thi phần đọc hiểu văn bản cho học sinh. Suy nghĩ và quyết tâm
thực hiện, tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao kỹ năng làm bài đọc hiểu văn
bản cho học sinh lớp 12 ” để nghiên cứu, để có những suy nghĩ sâu sắc
hơn về năng lực đọc hiểu của học sinh. Tôi mạnh dạn đưa ra để anh chị
em đồng nghiệp tham khảo, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này
phần nào giúp anh chị em đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về
công tác ôn luyện thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12.

1


2. Mục đích của đề tài
Đối với GV: Đề tài này bước đầu đã phân loại các câu hỏi phần đọc
hiểu; hệ thống các kiến thức cơ bản và một số phương pháp kỹ năng đọc
hiểu qua các dạng bài tập minh họa để đồng nghiệp có thêm tư liệu ôn
luyện thi cho học sinh.
Đối với học sinh: Đề tài góp phần xâu chuỗi các kiến thức cơ bản,
kỹ năng, phương pháp làm phần đọc hiểu một cách hệ thống để nâng cao
năng lực đọc hiểu và hiệu quả làm phần đọc hiểu trong các kì thi.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn
- Phương pháp tổng hợp và thống kê
- Phương pháp đối sánh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp tích hợp, tích hợp từ những lần đi chuyên đề và thực
tế giảng dạy môn ngữ văn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12C12 (năm học 2013-2014)
và học sinh lớp 12C4 và 12C2, 12C9 (năm học 2015 - 2016), trường
THPT Hàm Rồng.

Phạm vi đề tài: tập trung đi sâu hệ thống các kiến thức, phương
pháp đọc hiểu và kỹ năng làm phần đọc hiểu cho học sinh.

2


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm đọc hiểu văn bản
Theo PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế thuộc Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD)), định nghĩa về
đọc và đọc hiểu có sự thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế, văn
hoá, xã hội. Khái niệm học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu
về việc đọc hiểu. Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện đại đối với mỗi
cá nhân và cộng đồng, để đào tạo và chuẩn bị cho xã hội ấy một lực
lượng lao động có văn hoá, OECD đưa ra định nghĩa sau đây
về reading literacy:
“Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn
bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng
như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.”
Quan niệm này của OECD hoàn toàn phù hợp với quan niệm của
UNESCO về Literacy: “Đó là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích,
sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in ấn kết
hợp với những bối cảnh khác nhau. Literacy đòi hỏi sự học hỏi liên tục
cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức,
tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn.”
GS. Trần Đình Sử cũng khẳng định: “Đọc hiểu là đọc với năng lực
phản tư, suy ngẫm những điều đọc được. Đọc hiểu với hàm nghĩa sâu
rộng của khái niệm hiểu là phần quan trọng của hoạt động đọc, thống
nhất trong nó cả sự giải thích, phân tích và ứng dụng, làm nền tảng cho

sự hình thành tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, thị hiếu thẩm mĩ của
người đọc”.
Như vậy, đọc hiểu là quá trình nhận biết, thông hiểu, lĩnh hội và
vận dụng các giá trị của ký hiệu ngôn từ kết hợp với năng lực, tư duy và
biểu đạt của người đọc vào học tập cũng như cuộc sống. Đọc hiểu là khái
niệm bao chùm có nội dung quan trọng trong quá trình dạy học văn để
hình thành năng lực đọc hiểu trong xã hội học tập suốt đời cho học sinh.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy học tiếng mẹ
đẻ nói chung và tiếng Việt nói riêng là rèn luyện cho học sinh sử dụng
thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. Trong bốn kĩ năng ấy,
càng học lên cao, kĩ năng đọc và đọc hiểu càng được chú ý hơn cả. Có lẽ
vì thế mà Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) chủ trương coi trình độ đọc
hiểu (reading literacy) là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định năng
lực HS giai đoạn cuối của giáo dục bắt buộc (basic education).

3


Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu giáo dục học sinh trong
nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan
trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến
lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt
động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung
quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn. Vì vậy, “khởi điểm của
môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc văn bản một cách trực tiếp, nếu học
sinh không trực tiếp nắm được văn bản, hiểu được văn bản thì việc dạy
học văn coi như là dạy suông sẽ không đạt đến mức độ tình yêu văn
học”(GS. Trần Đình Sử)

1.3. Các kỹ năng đọc hiểu văn bản
Các kỹ năng cần thiết cần rèn luyện cho học sinh khi đọc hiểu văn bản
như sau:
- Tìm kiếm thông tin từ văn bản
- Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối… thông tin để tạo ra
hiểu biết chung về văn bản.
- Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản
- Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại
văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và cuộc sống.
2. Thực trạng của vấn đề
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là tình trạng học sinh ngày càng
xa rời môn văn bởi vì “chạy theo” những môn học để chọn nghề và
khoảng cách giữa văn học nhà trường với cuộc sống còn xa. Do vậy, việc
học sinh dành thời gian ôn luyện kỹ năng đọc hiểu còn ít.
Bên cạnh đó, do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên “đọc
hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diễn ra khá phổ biến. Trong các
giờ đọc hiểu, học sinh thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của
giáo viên hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Hơn nữa,
văn bản được đọc hiểu chủ yếu là văn bản văn học, có rất ít văn bản nhật
dụng được đưa vào chương trình, sách giáo khoa. Việc đánh giá kỹ năng
đọc của học sinh lâu nay thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra
miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi
chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của văn bản đã
học). Hình thức này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn
bản khác nhau của người học đặc biệt là các văn bản nhật dụng để học
sinh tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn đời sống.
Xuất phát từ quan niệm đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo
hướng phát triển năng lực học sinh, hai năm nay, đề thi môn ngữ văn đã
có sự đổi mới. Ngày 01/04/2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã gửi công văn
số 1656/BGDĐT về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đại

học cao đẳng năm 2014, trong đó có nội dung: “Đề thi môn Ngữ văn có 2

4


phần: đọc hiểu và làm văn”. Ngày 15/4/2014, Bộ GDĐT có công văn số
1933/BGDĐT-GDTrH đề nghị các sở GDĐT, các trường THPT lưu ý một
số nội dung sau: “Việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng
học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện
theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể
là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản
và kĩ năng viết văn bản”. Công văn 374/KTKĐCLGD-KT giới thiệu đề
thi minh họa Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2015 do Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2015
đã nhấn mạnh: “Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng
mở. Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần
làm văn; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30%
tổng số điểm”. Phần đọc hiểu chiếm tỷ lệ điểm khoảng 30% tổng điểm số
bài làm nhưng phần này có vai trò quan trọng quyết định điểm số toàn bài
thi, giúp thí sinh có cơ hội trúng tuyển cao.
Cấu trúc đề thi môn ngữ văn THPT quốc gia có thêm phần đọc hiểu
là sự đổi mới đột phá trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát
triển năng lực người học, tăng cường vận dụng các câu hỏi vận dụng kiến
thức chủ động, sáng tạo, tích cực gắn với thực tiễn đời sống cho học sinh.
Hiện nay, kỹ năng đọc hiểu văn bản của đa số học sinh chưa cao
nhất là đọc hiểu các văn bản nhật dụng. Kiến thức phần đọc hiểu là kiến
thức tích hợp về Tiếng Việt, Làm văn, Lý luận văn học,… như: những
hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, thể loại, các phong cách ngôn ngữ, phương
thức biểu đạt, thao tác lập luận, phép liên kết, các biện pháp tu từ, tên văn
bản, nội dung chính và các thông tin của văn bản, kỹ năng viết đoạn văn,

… Đây là mảng kiến thức khá lớn mà các em được học từ lớp 4, lớp 5
đến hết THPT, do đó, nhiều phần kiến thức các em đã quên. Hơn nữa,
phần đọc hiểu là nội dung mới trong đề thi nên các em chưa được rèn
giũa nhiều. Do đó, nhiều em cảm thấy lúng túng, lo lắng khi làm phần
đọc hiểu trong đề thi. Các tài liệu ôn luyện phần đọc hiểu này, cho đến
nay, vẫn rất hạn chế. Mặt khác, thời gian ôn luyện thi tốt nghiệp môn văn
ở nhiều trường THPT chưa được chú trọng nhiều, phần lớn dồn vào năm
lớp 12 , do vậy, cũng hạn chế thời gian cho giáo viên ôn luyện kỹ năng
đọc hiểu văn bản, bên cạnh kỹ năng làm văn. Vì vậy, đây là một thách
thức với giáo viên ôn luyện thi cho học sinh lớp 12.
3. Các biện pháp và cách thức hướng dẫn học sinh ôn luyện kỹ năng
đọc hiểu văn bản
Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế
nào là hiểu một văn bản, các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc
hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực

5


của học sinh để làm ngữ liệu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn
chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Trong giờ ôn tập, tương tác giữa thầy và trò giúp người dạy tránh
được vai trò độc diễn khô khan, học trò bớt được cảm giác thụ động, giờ
học thoát khỏi không khí nặng nề. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập nếu
làm tốt sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực.
Phương pháp ôn tập: Trong quá trình ôn tập, cần giúp học sinh ôn cả
hai mảng kiến thức lẫn kỹ năng làm bài. Kiến thức đóng vai trò nền tảng,
bởi "không có bột, không thể gột nên hồ” nhưng kỹ năng yếu thì cũng
không áp dụng được.
3.1. Giới thiệu cấu trúc của đề bài phần đọc hiếu

Cấu trúc của đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu gồm 2 phần:
Văn bản (ngữ liệu cần đọc hiểu) và Câu hỏi.
+ Phần 1: Đưa ra hai văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng,
văn xuôi hoặc thơ, có thể là văn bản hoàn chỉnh hoặc đoạn trích,…), có
thể là văn bản trong chương trình hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa
phù hợp với năng lực học sinh.
Chẳng hạn đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, ngữ liệu là đoạn văn bản
ngoài chương trình SGK; đề thi đại học khối C, ngữ liệu là đoạn thơ trích
trong bài đọc thêm “Đò Lèn” (Nguyễn Duy); đề thi đại học khối D, ngữ
liệu là đoạn thơ trích trong bài đọc thêm “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi).
Như vậy, ngữ liệu có thể trích trong bài đọc thêm hoặc một văn bản mới.
Vì vậy, các em cần có tâm thế chủ động dù là văn bản gì thì cũng sẽ làm
tốt nếu trang bị kiến thức, kỹ năng đọc hiểu tốt.
+ Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao:
Nhận biết  Thông hiểu  Vận dụng thấp  Vận dụng cao.
Điều các em cần quan tâm là những câu hỏi trong phần đọc hiểu để
vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt và đạt kết quả cao nhất.
3.2. Phân loại các câu hỏi và hệ thống các kiến thức, kỹ năng cơ bản
để làm từng dạng câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Để ôn tập một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh lập bảng tổng kết kiến thức. Đây chính là cách chắt
lọc những vấn đề cơ bản nhất, giúp các em nhớ nhanh và nhớ sâu. Có thể
hệ thống kiến thức theo các câu hỏi đọc hiểu với 4 mức độ: Nhận biết 
Thông hiểu  Vận dụng thấp  Vận dụng cao.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng dạng câu hỏi, và bổ
trợ kiến thức để có cách giải quyết ở từng cấp độ, từ đó mà hình thành
phương pháp, kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên nên sử dụng máy chiếu để hệ
thống hóa và bổ trợ kiến thức.

6



Giáo viên hướng dẫn các em học sinh hãy bắt đầu ghi nhớ các khái
niệm từ những ví dụ, từ đó mà nắm được đặc trưng cơ bản nhất của từng
khái niệm và vận dụng linh hoạt vào từng dạng câu hỏi đọc hiểu cụ thể
đạt kết quả cao nhất.
3.2.1. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thường là các dạng sau:
3.2.1.1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt.
- GV hướng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp (có thể kết hợp sử dụng máy
chiếu để bổ trợ kiến thức cho các em) để nhận diện đặc trưng của các
phương thức biểu đạt qua việc phân tích ví dụ minh họa:
Phương thức
STT biểu đạt
1
Tự sự
2
Miêu tả
3
Biểu cảm
4

Thuyết minh

5
Nghị luận
6

Đặc trưng
- Trình bày diễn biến các sự
việc (sự kiện)


Ví dụ
“…Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn
nhắm mắt…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,
cắt nút dây mây…” (Vợ chồng A Phủ)

Vào đầu tháng 3 tiết trời mát mẻ. Ông
- Tái hiện các tính chất, trạng mặt trời rọi những tia nắng vàng rực
thái sự vật, hiện tượng
rỡ xuống mặt đất….
- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián
“Mình về mình có nhớ ta
tiếp tình cảm, cảm xúc của con
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
người trước những vấn đề tự
nhiên, xã hội, sự vật...
(Việt Bắc)
-Giới thiệu đặc điểm, tính
chất, phương pháp
- Trình bày tư tưởng, quan
điểm, ý kiến đánh giá, bàn
luận về một vấn đề.

Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh
lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam…
“...Nay muốn một ngày kia nước Việt
Nam được tự do độc lập thì trước hết
dân Việt Nam phải có đoàn thể.”
(Về luân lí xã hội ở nước ta)


- Trình bày theo mẫu chung và
chịu trách nhiệm về pháp lí
Đơn từ, báo cáo, thông báo,…
các ý kiến, nguyện vọng của
cá nhân, tập thể đối với cơ
Biên bản này làm xong vào hồi 16h
Hành chínhquan quản lí.
ngày 15 tháng 03 năm 2014….
công vụ

3.2.1.2. Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng của ngôn ngữ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ví dụ, từ đó nhận diện được
đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ:

7


STT
1

Phong cách
ngôn ngữ
Phong cách
ngôn ngữ
sinh hoạt

Đặc trưng

Ví dụ


- Là phong cách ngôn ngữ
hằng ngày, mang tính chất tự
nhiên, thoải mái và sinh động,
ít trau truốt. Tính cá thể; tính
sinh động, cụ thể; tính cảm
xúc.

“-Hương ơi! Đi học đi! (im lặng)
-Hương ơi! Đi học đi! (Lan và
Hùng gào lên)
- Đây rồi, ra đây rồi (tiếng Hương
nhỏ nhẹ)

2

Phong cách
ngôn ngữ
nghệ thuật

- Là phong cách ngôn ngữ
dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực văn chương. Tính
thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu
ấn riêng của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
(Trích “Vội vàng”)


3

Phong cách
ngôn ngữ
báo chí

- Là phong cách ngôn ngữ
dùng trong báo chí, thông báo
tin tức thời sự.
- Tính thông tin thời sự; Tính
ngắn gọn; Tính sinh động, hấp
dẫn.

“Cả hai cô học trò Đà Nẵng đạt
điểm 10 tuyệt đối môn Văn kỳ thi
tốt nghiệp THPT năm 2013 đều có
chung niềm đam mê Văn học từ
nhỏ, thích thư giãn với việc đọc
truyện, sách, báo và nghe nhạc sau
những giờ học.”. (dantri.com)

4

Phong cách
ngôn ngữ
chính luận

“Một dân tộc đã gan góc chống
ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm

nay, một dân tộc đã gan góc đứng
về phe Đồng minh chống phát xít
mấy năm nay. Dân tộc đó phải
được tự do! Dân tộc đó phải được
độc lập.” (Tuyên ngôn độc lập)

5

Phong cách
ngôn ngữ
khoa học

Là phong cách ngôn ngữ dùng
trong các văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường,
thái độ đối với những vấn đề
của đời sống, chính trị - xã
hội. Tính công khai về chính
kiến,tư tưởng chính trị; tính
chặt chẽ trong lập luận; tính
truyền cảm mạnh mẽ.
- Là phong cách ngôn ngữ
dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực khoa học – công
nghệ. Tính khái quát, trừu
tượng; tính lí trí, lô-gic; tính
khách quan, phi cá thể.

6


Phong cách
ngôn ngữ
hành chính

- Là phong cách ngôn ngữ
dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực giao tiếp điều hành
và quản lí xã hội. Tính khuôn
mẫu; tính minh xác và tính
công vụ.

“Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm
kết mạc là tình trạng nhiễm trùng
mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc
virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng
với triệu chứng đặc trưng là đỏ
mắt[1]”. (nguồn Wikipedia)
“Điều 67: Nhà nước xây dựng
Công an nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, làm nòng cốt trong thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã

8


hội, đấu tranh phòng, chống tội
phạm” (Trích Hiến pháp 2013)


3.2.1.3. Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ
* GV hướng dẫn học sinh nhận diện các hình thức ngôn ngữ cơ bản:
- Ngôn ngữ trực tiếp:
+ Ngôn ngữ của nhân vật: độc thoại, đối thoại.
+ Ngôn ngữ của người kể chuyện: trần thuật.
- Ngôn ngữ nửa trực tiếp (VD: đan xen giữa lời nhân vật và lời của
người kể chuyện): trần thuật nửa trực tiếp.
• Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn và chỉ ra hình thức ngôn ngữ
trong đoạn văn bản:
“ …Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng
lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng,
bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn.
Rồi ra may mà ông trời cho khá…”
(Trích “Vợ nhặt” – Kim Lân)
 Học sinh nhận diện các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn:
+ Ngôn ngữ của nhân vật: “- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải
kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” và “- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ
chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho
khá…” (Đây là lời bà cụ Tứ nói với thị - “nàng dâu mới”)
+
Ngôn ngữ của người kể chuyện: “ …Bà lão khẽ dặng hắng một
tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” và “Tràng thở đánh phào một
cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.
Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời”
3.2.1.4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật
* Giáo viên hướng dẫn các em nhận diện các phương thức trần thuật cơ
bản:

+ Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)
+ Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình
+ Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng
điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời
nửa trực tiếp)
* Bài tập vận dụng: Đọc các đoạn văn sau và xác định phương thức trần
thuật được sử dụng trong từng đoạn văn:
a) “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của
người mẹ. Đêm nữa lại đến… Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước

9


gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ
ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng
để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn…”
(“Những đứa con trong gia đình”)
b) “Ngay lúc ấy, một chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng.
Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội
qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe
người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động
đậy tao giết cả mày đi bây giờ…”” (Chiếc thuyền ngoài xa)
c) “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có
một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc
nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng
nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…”
(Vợ chồng A Phủ)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhận diện các phương thức
trần thuật:
a) Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng

điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật Việt
b) Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật Phùng tự kể chuyện
c) Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình
3.2.1.5. Yêu cầu nhận biết các phép liên kết hình thức
* Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện các phép liên kết hình thức
cơ bản:
STT Các phép liên kết
Đặc điểm
1
Phép lặp từ ngữ
- Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ
đã có ở câu trước
2
Phép thế
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có
tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu
trước.
3
Phép nối
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ
biểu thị quan hệ với câu trước.
4
Phép đồng nghĩa, trái - Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ
nghĩa và liên tưởng
đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường
liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
• Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn; xác định và chỉ ra tác dụng của
các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình
bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam

luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm
độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định

10


không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa
bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
(Trích bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 21/05/2014,
dẫn theo trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
 Các phép liên kết:
+ Phép lặp: lặp các từ (chủ quyền, lãnh thổ, vùng biển, thiêng liêng, hòa
bình, hữu nghị)
+ Phép nối: nhưng, và, bởi vì
+ Phép thế: cụm từ “điều thiêng liêng này” thay thế cho “chủ quyền lãnh
thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng” ở câu trước.
 Tác dụng: nhờ các phép liên kết với lí lẽ đanh thép, lập luận sắc bén đã
khẳng định nhấn mạnh ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ
quyền biển đảo và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
3.2.1.9. Yêu cầu nhận diện các thao tác lập luận:
- Giáo viên bổ trợ kiến thức và hướng dẫn các em nhận diện các thao tác
lập luận cơ bản:
STT Thao tác lập luận
Khái niệm
1 Phân tích
- Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để
xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng
giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo
2 So sánh
- Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt

trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những
nét giống nhau hoặc khác nhau để thấy được đặc điểm
và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.
3 Giải thích
- Là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí,
phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó
nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho
con người. Để giải thích, thường sử dụng cách nêu
định nghĩa, liệt kê biểu hiện, so sánh với các hiện
tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại,...
4 Chứng minh
- Là sử dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một
luận điểm nào đó là đúng sự thật, vận dụng lí lẽ, dẫn
chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng
đắn.
5 Bình luận
- Là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe)
tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình
về một hiện tượng, vấn đề.
6 Bác bỏ
- Là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan
điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó,

11


nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người
đọc).
* Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn và xác định thao tác lập luận được sử
dụng chủ yếu:

“Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là
một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan
trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao
la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người
cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn
phải học thêm, học mãi mãi” (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, nhận diện thao tác lập luận
chủ yếu là: Giải thích.
3.2.1.6. Yêu cầu nhận diện các kiểu câu
* Giáo viên giúp các em bổ trợ kiến thức và hướng dẫn các em nhận diện
các kiểu câu:
- Các kiểu câu chia theo mục đích nói:
+ Câu trần thuật
+ Câu nghi vấn
+ Câu cầu khiến
+ Câu cảm thán
- Các kiểu câu chia theo cấu trúc, chức năng ngữ pháp:
+ Câu đơn / câu ghép
+ Câu khẳng định / câu phủ định, cộng đồng mạng được một
+ Câu bình thường / câu đặc biệt
* Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn và xác định kiểu câu được sử dụng
trong đoạn văn bản phân theo mục đích nói.:
“Gần đây, cộng đồng mạng được một phen dậy sóng khi xem một clip
được tung lên mạng, một cô gái kẹp ba tham gia giao thông sai luật trên
một chiếc xe máy tìm mọi cách chạy trốn cảnh sát giao thông, chạy
không được cô ta đã quỳ lạy viên cảnh sát và luôn miệng van xin rối rít
làm náo loạn cả một ngõ nhỏ.”
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện kiểu câu được sử dụng trong
đoạn văn: câu trần thuật.
3.2.1.7. Yêu cầu nhận diện các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp

Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh
nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi.
* Nhận diện các lỗi sai trong văn bản :
-Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu)
- Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)
- Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức )

12


- Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả )
* Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản:
- Đọc kỹ văn bản.Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản .
- Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu)
- Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản.
- Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ.
* Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn bản sau và xác định lỗi sai về ngữ
pháp, chính tả, cách dùng từ, tính logic...trong đoạn văn đó :
“... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có
hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối
nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà
chực quan có thể nhìn thấy”.
 Cách phát hiện lỗi sai :
+ Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn. Sai chính tả:
dữ rằn; giòng sông; chực quan
+ Dùng từ sai: đối địch. Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn
3.2.1.8. Yêu cầu nhận diện các biện pháp tu từ
* Giáo viên bổ trợ kiến thức và hướng dẫn các em nhận diện các biện
pháp tu từ cơ bản như:
- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm

tăng sức gợi hình biểu cảm.
- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức
gợi hình gợi cảm.. .
- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho
con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được
những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi
với nó.
- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây
cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc
mạnh.
- Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ
để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
* Bài tập vận dụng: Đọc và xác định các biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

13


(Viếng lăng Bác)
 Xác định biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: Mặt trời  ca ngợi sự vĩ đại của Bác và sụ biết ơn của dân tộc
với lãnh tụ kính yêu.
3.2.1.10. Yêu cầu nhận diện câu chủ đề, kết cấu đoạn văn
* Câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ

hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Các hình thức lập luận cơ bản của đoạn văn: diễn dịch, qui nạp, song
hành, tổng phân hợp, móc xích.
- Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn; các câu
sau tập trung làm sáng rõ chủ đề.
- Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn; các
câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó.
- Đoạn văn song hành: là đoạn văn mà các câu bình đẳng nhau về mặt ý
nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Đoạn văn tổng – phân – hợp: là đoạn văn có cách triển khai từ luận
điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm; qua
mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Đoạn văn móc xích: là đoạn văn triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa
ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu
sau và cứ như thế đến hết đoạn.
3.2.1.11. Yêu cầu nhận diện các thể thơ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các thể thơ: lục bát, song thất
lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, thơ tự do,…
- Để nhận diện thể thơ, các em có thể căn cứ vào số tiếng trong dòng thơ,
hoặc cách hiệp vần để nhận biết thể thơ.
3.2.2. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu: thường là các dạng sau:
3.2.2.1. Yêu cầu xác định tên văn bản, chủ đề văn bản, tóm tắt ý chính
* Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh xác định được chủ đề văn bản, tóm
tắt ý chính và đặt tên cho văn bản.
* Cách đọc và nhận biết văn bản đối với dạng câu hỏi này:
+ Đọc kỹ đoạn văn bản của đề ra.
+ Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần văn
bản ( đây là những từ mà người viết có ý nhấn mạnh thông tin muốn nói).
Tìm hiểu nội dung của những từ ngữ đó nói về điều gì ?
+ Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( các câu và các thành phần phụ của

câu trong đoạn văn bản).
+ Từ đó xác định được chủ đề của đoạn văn bản và đề xuất cách đặt tên
cho văn bản
* Bài tập vận dụng: Đọc, tóm tắt ý chính và đặt tên cho đoạn văn:

14


“Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp
nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân,
chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ
phát là thuật ngữ dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân
trực tiếp gây bệnh ví dụ như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc
ngừa thai dạng uống”
(nguồn internet)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt ý chính:
- Tăng huyết áp nguyên phát.
- Tăng huyết áp thứ phát.
- Có thể đặt tên cho đoạn văn: Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.
3.2.2.2. Yêu cầu nêu nội dung chính và các thông tin quan trọng của
văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản
* Với dạng câu hỏi này, yêu cầu:
+ Đọc kĩ văn bản
+ Gạch dưới những thông tin quan trọng của văn bản
+ Từ đó, xác định nội dung chính và ý nghĩa văn bản
* Bài tập vận dụng: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Vào ngày 4/12 tại Đồng Nai, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình
Định) lái xe tải chở khoảng 1500 thùng bia Tiger gặp tai nạn. Lập tức,
những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên
bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó,

nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì
lấy túi đựng số lon bia lẻ… Đông nghẹt người tập trung kín tại hiện
trường để “hôi của” và không ai dừng lại hành vi đáng xấu hổ này dù tài
xế van xin, gào khóc thảm thiết. Một số người còn dọa đánh khi bị tài xế
ngăn lại. Hậu quả là chỉ sau 15 phút, số lượng lớn bia bị rớt xuống
đường đã bị mọi người hốt sạch” (theo docbao.vn)
a) Từ “hôi của” được sử dụng trong đoạn văn bản có ý nghĩa gì?
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên?
 Giáo viên tổ chức học sinh đọc kĩ văn bản, thảo luận:
a) Từ “hôi của” có nghĩa: lợi dụng lấy của người khác nhân lúc lộn xộn
b) Nội dung chính của đoạn văn: Phê phán lòng tham và sự vô cảm của
một bộ phận con người trong xã hội hiện nay.
3.2.2.3. Yêu cầu nêu ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp tu từ
* Với dạng câu hỏi này, học sinh cần:
+ Đọc kĩ văn bản
+ Xác định biện pháp tu từ được sử dụng
+ Từ đó, phân tích ngắn gọn ý nghĩa, tác dụng của biện pháp tu từ đó
* Bài tập vận dụng: Đọc đoạn thơ sau và phân tích ngắn gọn tác dụng
của các biện pháp tu từ được sử dụng:

15


“Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
 Xác định biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: (sáng sớm thần Vui gõ cửa)
+ So sánh (tháng giêng ngon như cặp môi gần)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: ngon

 Tác dụng: Xuân Diệu đã ví von táo bạo vẻ đẹp của nàng xuân tràn đầy
nhựa sống, tình tứ, quyến rũ như cặp môi gần tinh tú của người thiếu nữ.
Từ đó, thi sĩ khẳng định tình yêu tha thiết với thiên đường trên mặt đất và
niềm vui sướng tận hưởng vẻ đẹp trần thế, sự quý trọng thời gian hiện tại.
3.2.3. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp:
* Dạng câu hỏi này thường yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa bình
luận,… các nội dung trong văn bản:
* Dạng câu hỏi này yêu cầu:
+ Xác định các nội dung thông tin quan trọng trong đoạn văn liên quan
đến yêu cầu giải thích
+ Bám vào luận điểm, luận cứ để giải thích cắt nghĩa ngắn gọn, sâu sắc
* Bài tập minh họa: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tối chủ nhật (22/12/2013) vừa rồi trong chương trình Việt Nam Idol, dư
luận lại thêm sốc khi chứng kiến màn quỳ lạy của một nam thí sinh 21
tuổi với mục đích van xin ban giám khảo cho anh ta cơ hội vào vòng
trong sau khi phần trình diễn của mình không đạt do chất giọng bình
thường”
(nguồn Internet)
+ Tại sao chàng thanh niên 21 tuổi quỳ lạy ban giám khảo? Đó là hành
động như thế nào?
 GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời:
+ Thí sinh nam 21 tuổi này quỳ lạy van xin để được vào vòng trong, khi
kết quả thi của anh ta không đạt.
+ Đây là hành động phi văn hóa, vì cái lợi trước mắt mà gạt bỏ danh dự
và lòng tự trọng.
3.2.4. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao:
* Dạng câu hỏi này thường yêu cầu học sinh viết sáng tạo một đoạn văn
ngắn (thường khoảng 3-7 dòng) rút ra bài học; bày tỏ suy nghĩ, hoặc
nhận xét quan niệm,… liên quan đến thông tin mà đoạn văn đưa ra?
* Với dạng câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh:

+ Đọc kĩ văn bản và câu hỏi của đề bài
+ Tìm những thông tin liên quan đến câu hỏi

16


+ Rút ra bài học, hoặc bày tỏ suy nghĩ, nêu nhận xét quan niệm,…
+ Cần viết đoạn văn ngắn gọn, đủ ý, sắc sảo.
* Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Tối ngày 19/04, lễ công bố Ngày sách Việt Nam đã diễn ra trang trọng
dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ… Ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá
trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời
sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng
tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách,…”
(Theo vietnamnet.vn, ngày 19-04-2014)
? Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 5-7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về
tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm:
+ Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng, nội dung chính, diễn đạt sắc gọn.
+ Giải thích ngắn gọn “văn hóa đọc”
+ Nêu vai trò của việc xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng
+ Nêu giải pháp.
* Dạng câu hỏi này thường là dạng câu hỏi yêu cầu viết sáng tạo, dung
lượng ngắn, dưới dạng nghị luận xã hội, vì vậy, cần rèn luyện cho học
sinh kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo cả yêu cầu về nội dung và hình thức.
3.3. Phương pháp, kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản.
Rèn kỹ năng làm bài là việc giúp các em vận dụng thuần thục kiến
thức đã có vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể mà đề bài đặt ra. Về
mặt kỹ năng làm bài, đầu tiên cần rèn luyện cho học sinh khả năng nhận
biết đề như một yêu cầu bắt buộc. Học sinh cần đọc kĩ đoạn văn bản, các

câu hỏi để nhận biết rõ ngữ liệu trích dẫn trong đề; thể loại văn bản được
trích dẫn là gì; văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ nào; có tất cả mấy
câu hỏi trong yêu cầu, mỗi câu hỏi có mấy ý cần trả lời; nội dung yêu cầu
của từng câu hỏi ra sao, mỗi nội dung đó cách trả lời như thế nào.
Từ sự nhận biết trên, học sinh sẽ định hướng được cách làm bài để
đáp ứng cả yêu cầu hình thức lẫn nội dung. Về nội dung, cần trả lời đúng,
đủ với yêu cầu câu hỏi, sát nghĩa, sâu và mang tính khoa học.
Về hình thức, chữ viết phải rõ ràng; câu trả lời phải trực tiếp, cụ
thể theo từng yêu cầu đề. Mỗi câu phải tách bạch bằng việc đánh số câu
tương ứng với số câu trong đề, trả lời trọn vẹn những ý đã hỏi. Khi hết
câu phải xuống đoạn đánh số và trả lời câu hỏi khác. Chú ý phần này
không viết thành đoạn, bài văn dài dòng mà chỉ trả lời ngắn gọn. Tùy theo
câu hỏi mà có thể trả lời bằng một đoạn văn hoặc bằng những ý gạch đầu
dòng cho tương ứng.
Cần đọc kĩ câu hỏi, trả lời đúng trọng tâm. Không được hỏi một
đằng trả lời một nẻo, hỏi hai vấn đề nhưng chỉ trả lời một, cũng không trả
lời câu này chưa xong lại sang câu khác. Về thời gian trình bày, do câu

17


đọc hiểu chiếm 30% tổng số điểm bài thi nên các em cần phân bố lượng
thời gian làm bài câu này khoảng 30 đến 40 phút trở lại cho phù hợp với
lượng thời gian 180 phút của toàn bài.

3.4. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu qua luyện tập và kiểm tra đánh giá
Bên cạnh một số biện pháp nói trên, khâu luyện tập và kiểm tra,
đánh giá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ôn luyện kĩ
năng đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 . Giáo viên nên tăng cường
cho các em thử sức với các đề bài đọc hiểu, vừa để rèn luyện kĩ năng nắm

nắt, phản hồi thông tin trong cuộc sống; vừa đáp ứng, phục vụ thiết thực
cho các kì thi tốt nghiệp, đại học (năm 2013-2014), kì thi THPT quốc gia
(từ năm 2015). Cần tăng cường luyện tập rèn kỹ năng làm bài cho các
em.
Đề minh họa và hướng dẫn
Phần đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
“... Để đảm bảo sự trường tồn và phát triển của dân tộc: một mặt, bản
thân mỗi cộng đồng dân tộc đó phải có ý thức về sự tồn tại, những bản
sắc, tiềm lực nội sinh vốn có của mình; mặt khác, bản thân những bản
sắc dân tộc cũng không bất biến mà ngày càng được hoàn thiện, thâu
nạp thêm các tính quy định mới và phát triển, chúng cần được tự giác kế
tục, khơi dậy và vận dụng một cách biện chứng để trở thành nền tảng
tinh thần của xã hội. Trong mọi xã hội, thanh niên luôn là thế hệ trẻ,
năng động, nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, ở lứa tuổi
thanh niên đang diễn ra quá trình phát triển, hoàn thiện về tâm sinh lý,
nhân cách, cá tính,... Vì thế, nếu không được định hướng đúng đắn, có
thể dẫn tới những suy nghĩ, hành động bột phát gây phương hại cho sự
phát triển lâu bền của văn hóa dân tộc. Do đó, bồi dưỡng ý thức tự tôn
dân tộc cho các thế hệ nói chung, thanh niên nói riêng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.” (tapchicongsan.org)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3. Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về lòng tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ
hiện nay (Trả lời khoảng 5 – 7 câu) theo cách tổng- phân – hợp
• Hướng dẫn trả lời:
+ Trả lời trực tiếp, ngắn gọn, đủ ý, đúng trọng tâm
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề: “Do đó, bồi dưỡng ý thức tự tôn
dân tộc cho các thế hệ nói chung, thanh niên nói riêng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.”


18


Câu 2. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: Thao tác
lập luận phân tích.
Câu 3. Về hình thức: viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, diễn đạt sắc sảo,
trình bày mạch lạc theo cách tổng – phân – hợp
Về nội dung: cần đảm bảo một số ý chính: Giải thích khái niệm
“tự tôn dân tộc”; biểu hiện về lòng tự tôn dân tộc của giới trẻ, phê phán
những hành động thiếu ý thức tự tôn dân tộc,...
4. Kiểm nghiệm
Trên đây là một số biện pháp “ Nâng cao kỹ năng làm bài đọc hiểu
văn bản cho học sinh lớp 12” mà tôi đã áp dụng trong năm học 20132014 và 2015 -2016. Kết quả cụ thể như sau:
* Năm học 2013-2014:
+ Kết quả thi tốt nghiệp: lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy, ôn luyện có kết
quả khá cao:
Lớp Sĩ số HS Điểm 8 - 9
Điểm 6 - 7 Điểm 4 - 5 Điểm 0 - 3
12C12
47
10
36
1
0
+ Kết quả thi đại học: có 4 em đạt 8,5 điểm; 12 em đạt 8,0 điểm; nhiều
em đạt điểm từ 6 – 7 điểm.
* Năm học 2015 – 2016 : Trong kì thi kiểm tra kiến thức lớp 12 do
trường tổ chức, cả ba lớp 12C2, 12C4 và 12C9 đều đạt kết quả tương đối
khả quan:

Lớp
12C9
12C4
12C2

Sĩ số HS
48
46
47

Điểm 8 - 9
15
5
8

Điểm 6- 7
32
31
32

Điểm 4 - 5
1
10
7

Điểm 0 -3
0
0
0


Kết quả này đã phản ánh được phần nào tác dụng của những phương
pháp, hình thức ôn luyện nói trên.
1.Về phía giáo viên:
Bản thân ngày càng có được sự chủ động, kiến thức được củng cố
mở rộng. Bản thân tôi cũng cảm thấy vui mừng và yêu nghề hơn, tự tin
khi thấy mình đi đúng hướng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh, nhất là trong thời điểm hiện tại khi xu thế xã hội thiên về những
môn tự nhiên.
2. Về phía học sinh:

19


Các em có sự chủ động hơn khi làm bài, biết cách làm bài đọc hiểu
để đạt hiệu quả cao. Trong quá trình học các em thể hiện sự hứng thú rõ
rệt, tin tưởng, lạc quan vào kết quả khi thi.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Dạy văn, học văn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và vận dụng
kiến thức kỹ năng vào cuộc sống quả là một công việc không dễ chút nào.
Điều đó, đòi hỏi người giáo viên cần có niềm đam mê, tâm huyết với
nghề, không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy
kinh nghiệm để khơi dậy niềm hứng thú cho học trò. Bên cạnh việc rèn
luyện kỹ năng cảm thụ văn học, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội, cần
tăng cường rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản để học sinh có thể nắm
bắt, vận dụng, phản hồi các thông tin trong cuộc sống.
2. Một số kiến nghị và đề xuất
Về chương trình, sách giáo khoa đổi mới nên giảm tải chương
trình văn học sử, tăng thêm các dạng văn bản nhật dụng nhằm tăng cường
kiểm tra năng lực nhận thức về những giá trị sống của học sinh, gắn với

những tình huống ứng xử của cuộc sống.
Về phía giáo viên: bên cạnh việc ôn luyện kỹ năng đọc hiểu cho
học sinh qua giờ luyện tập, kiểm tra cần tích hợp những vấn đề liên môn
trong dạy học đọc hiểu. Về phía học sinh: cần giúp học sinh có phương
pháp đọc, khả năng tự tìm kiếm nguồn thông tin đa dạng trong cuộc sống.
Về thời gian ôn luyện thi cho học sinh lớp 12: Thiết nghĩ rằng,
môn ngữ văn là môn học công cụ để giúp học sinh tư duy, diễn đạt, phát
triển những năng lực, giá trị sống cơ bản. Do đó, các nhà trường cần tăng
cường thêm thời gian ôn luyện cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi xoay quanh vấn đề
“Nâng cao kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12” mà
tôi đúc rút từ thực tế giảng dạy và ôn luyện thi cho học sinh. Có thể
những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh
nghiệm, nhưng với tôi đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có
được những thành công nhất định. Do kinh nghiệm còn ít ỏi nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần học hỏi, tôi mong nhận
được sự góp ý quí báu của các đồng nghiệp!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

20


Người thực hiện

Lê Thị Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, tập 1, tập 2, NXB Đại
học sư phạm Hà Nội.
2. Trần Đình Sử, Từ giảng văn qua phân tích đến đọc hiểu,
.
3. Đỗ Ngọc Thống, Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh – Nhìn từ
yêu cầu của PISA, .
4. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hướng năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, 2014
5. Một số ngữ liệu tham khảo dẫn theo nguồn từ một số Web như:
docbao.vn, tapchicongsan.org; congthongtindientuchinhphu.org,…

21


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích của đề tài
2
3. Phương pháp nghiên cứu
2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài
2
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
3
1.1. Khái niệm đọc hiểu văn bản
3

1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh 3
1.3. Các kỹ năng đọc hiểu văn bản
4
2. Thực trạng của vấn đề
4
3. Các biện pháp và cách thức hướng dẫn học sinh ôn luyện kỹ năng
5
đọc hiểu văn bản
3.1. Giới thiệu cấu trúc của đề bài đọc hiểu
6
3.2. Phân loại các câu hỏi và hệ thống các kiến thức, kỹ năng cơ bản 6
để làm từng dạng câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
3.2.1. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết
6
3.2.2. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu
14
3.2.3. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
16
3.2.4. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
16
3.3. Phương pháp, kỹ năng làm bài phần đọc hiểu
17
3.4. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu qua luyện tập và kiểm tra đánh giá
17
Một số dạng câu hỏi minh họa và hướng dẫn học sinh làm bài
4. Kiểm nghiệm
18
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
20

2. Đề xuất
20
Tài liệu tham khảo

22


23



×