Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12a1 trường THPT quan sơn 2 làm tốt dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.19 KB, 20 trang )

Phần 1: Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng được biên soạn và giảng dạy trong
chương trình sách giáo khoa từ bậc học THCS đến THPT. Đây là kiểu bài được
kiểm tra đánh giá qua các bài viết trên lớp, đặc biệt được quy định trong cấu trúc
đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Song có một thực tế trong nhà trường hiện
nay mà giáo viên đứng lớp đều có chung nhận xét là hầu hết các em học sinh
đều hứng thú hơn cả ở phần Đọc - hiểu văn bản (đề ở phần này có 8 câu hỏi nhỏ,
chỉ cần trả lời ngắn gọn, dễ kiếm điểm vì ở đó các em chỉ cần nắm được những
kiến thức cơ bản) hơn là khi gặp những đề nghị luận xã hội. Bởi đây là kiểu bài
không dễ làm như nghị luận văn học mà ở đó đòi hỏi người viết phải có sự quan
sát, thể nghiệm, hiểu biết nhiều vấn đề về đời sống xã hội đang diễn ra xung
quanh mình và đặc biệt là phải có một phương pháp tiếp cận hợp lí. Trong khi,
phần lớn học sinh trường THPT Quan Sơn 2 nhận thức còn hạn chế, lại lười suy
nghĩ, tư duy chậm nên đã khó càng khó hơn. Mỗi khi gặp dạng đề nghị luận xã
hội , học sinh thường gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc tìm hiểu đề, lập
dàn ý, hay vụng về trong câu chữ, hoặc lan man rối rắm trong diễn đạt hành
văn…Vì vậy, việc định hướng, giúp đỡ học sinh làm tốt kiểu bài này thực sự cần
thiết. Một mặt, vừa giúp các em cải thiện, nâng cao điểm số trong quá trình học
tập thi cử, quan trọng hơn là hình thành ở các em tư duy khoa học, hành động
đúng đắn và tình cảm cao đẹp trước mọi sự việc diễn ra quanh mình.
Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhận thức rõ mục tiêu giáo dục ấy,
phần làm văn với kiểu bài nghị luận xã hội tỏ rõ tính tiên phong trong việc rèn
luyện cho người học tư duy khái quát các vấn đề xã hội và rèn luyện kỹ năng
trình bày phát biểu các vấn đề xã hội nhằm hình thành một tư thế công dân
chủ động vừa tiếp thu vừa cải biến xây dựng những chuẩn mực xã hội trong
tương lai. Đấy thực sự là điều cần thiết đối với học sinh, nhất là học sinh khối
12.
Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hội
chính là sự chuẩn bị nền tảng cho chủ nhân tương lai trở nên sắc sảo và cá tính


và hữu ích nhất. Bởi, bản thân sự xuất hiện có tính hệ thống và bắt buộc của kiểu
bài nghị luận xã hội trong các bài kiểm tra, trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia
đã nói lên sự cần thiết của kiểu bài này trong thẩm định đánh giá chất lượng giáo

1


dục. Trong hai năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thường
có 2 phần: phần đọc - hiểu và phần làm văn. Thời gian làm bài 180 phút.
Phần I: Đọc hiểu văn bản gồm 8 câu hỏi nhỏ xen kẽ các yêu cầu nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao với các câu hỏi có định hướng
rõ ràng.
Phần II: Làm văn gồm 2 câu. Câu 1(3 điểm): Yêu cầu học sinh có kĩ năng
làm bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về sự
việc hiện tượng đời sống). Câu 2 thường chiếm 4 điểm, yêu cầu học sinh biết
làm bài nghị luận về văn học, cụ thể là dạng nghị luận về bài thơ, đoạn thơ hoặc
nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
Trước yêu cầu sát với thực tiến dạy học THPT hiện nay, là giáo viên trực
tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn khối 12, tôi trăn trở làm thế nào để học sinh đọc
văn, hiểu văn để hiểu người, hiểu đời, hiểu xã hội. Nhất là các em có cái nhìn
đúng đắn, nhiều chiều trước muôn vàn hiện tượng phức tạp trong đời sống để có
lối sống đẹp: tức sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão, hành động đúng đắn và
tình cảm cao đẹp...
Mặt khác, tài liệu về việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về hiện
tượng đời sống không nhiều. Hơn nữa chất lượng học sinh trường THPT Quan
Sơn 2 khá thấp, việc tiếp thu nhận diện vấn đề xã hội gặp nhiều khó khăn. Nhiều
em học sinh 12 vẫn không biết phát biểu ý kiến, chưa định hình được hiện tượng
xã hội: đúng hay sai, phải hay trái, tích cực hay tiêu cực; chưa biết cách tìm ý,
lập dàn ý, chưa viết được một bài văn nghị luận hoàn chỉnh...
Cho nên, việc giúp các em tiếp cận, nhận diện từ đó rèn kĩ năng viết văn

nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 là vô cùng cấp thiết, không chỉ giúp học
sinh đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia mà hơn hết giúp các
em vững tin bước vào đời để nhà trường, gia đình và cả xã hội yên tâm vào thế
hệ trẻ của huyện Quan Sơn nói riêng và tỉnh Thanh nói chung. Vì những băn
khoăn, trăn trở nảy sinh trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia, tôi viết SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 12A1 trường
THPT Quan Sơn 2 làm tốt dạng đề “Nghị luận về hiện tượng trong đời sống”
trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến là giúp học sinh 12A1 biết cách nhận diện, hình
thành kĩ năng để làm tốt dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống. Đồng
2


thời, giúp các em biết cách thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng,
quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ (đồng
tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán) của mình trước một hiện tượng đời
sống... Như vậy, với sáng kiến này tôi muốn học sinh 12A1 nói riêng và học sinh
khối 12 trường THPT Quan Sơn 2 luôn chủ động, tích cực và bản lĩnh trước mọi
hiện tượng diễn ra xung quanh mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu về dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời
sống. Từ đó đưa ra định hướng, cách thức dễ hiểu nhất giúp học sinh tiếp cận,
nhận diện và có kĩ năng làm dạng đề này. Đối tượng áp dụng của sáng kiến là
học sinh lớp 12A1 và học sinh ôn khối C, D của trường THPT Quan Sơn 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi vận dụng sáng tạo một số phương pháp sau: phương
pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực
tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu,...
Đề tài giới hạn trong phân môn Làm văn. Cụ thể, áp dụng cho kiểu bài

Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12).

3


Phần 2: Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Ngay ở chương trình Ngữ văn lớp 9 các em đã được tiếp cận với dạng
nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nghị luận văn học bao giờ cũng là nội
dung và phương thức biểu đạt (nghệ thuật), là trình bày những nhận xét, đánh
giá của mình về hình tượng nhân vật, chủ đề, giá trị hiện thực, nhân đạo… thì
nghị luận xã hội là bộc lộ những quan điểm của mình trước vấn đề xã hội. Mà
vấn đề xã hội không giống vấn đề văn chương, Goethe đã từng nói: “Nếu coi
văn chương là lí thuyết thì xã hội chính là cuộc đời. Mọi lí thuyết đều màu
xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Ở đây màu xám ta hiểu theo một nét
nghĩa nào đó là cái chuẩn mực có đơn vị kiến thức cơ bản đã được cung cấp, còn
cây đời - cuộc đời xã hội thì muôn màu muôn vẻ, phong phú, đa dạng có rất
nhiều góc độ để soi chiếu. Văn nghị luận nói chung và dạng bài nghị luận về
hiện tượng đời sống nói riêng là dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề
nào đó, từ đó thuyết phục người đọc người nghe.
Làm văn nghị luận xã hội về hiện tượng trong đời sống quả thật không dễ
với đông đảo học sinh bởi kiểu bài này không chỉ đòi hỏi kĩ năng lập luận mà
còn là sự thể hiện vốn sống, ý thức quan tâm đến xã hội, bản lĩnh tư duy độc lập
và một thế giới tâm hồn phong phú nhạy cảm chân thành. Trong cuộc sống
nhiều trường hợp ta buộc phải giải thích, bày tỏ quan điểm, thái độ tư tưởng của
mình trước một vấn đề nào đó và phải thuyết phục ai đó nghe theo mình, tin
mình hoặc thuyết phục họ tin theo lẽ phải. Ví dụ đơn giản như trong nhà trường,
ta muốn khuyên bạn tránh xa trò chơi điện tử, hay khuyên bạn không nên bỏ
học, bỏ tiết...Trong gia đình ta muốn thuyết phục bố bỏ thuốc lá hoặc thôi cờ bạc
rượu chè… Tất cả đều có chung một mục đích đó là thuyết người nghe tán thành

ý kiến của mình. Như vậy thực chất là đang làm văn nghị luận trong đời sống.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang
diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm
của nhiều người như: ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn
giao thông, bệnh thành tích trong giáo dục, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô
cảm, đồng cảm và chia sẻ...
Do vậy, người viết cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài để điều chỉnh
nội dung nghị luận cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được
mặt tích cực hay tiêu cực của hiện tượng.

4


2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi
a, Về phía giáo viên
Bản thân tôi đã và đang ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Để truyền tải kiến thức, hình thành kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội nói
chung và nghị luận về hiện tượng trong đời sống nói riêng, tôi luôn học tập,
nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy đơn giản nhất, dễ hiểu và hiệu quả
nhất cho các em học sinh lớp 12A1.
Giáo viên dạy luôn chuẩn bị bài soạn kỹ càng, cùng ý thức đổi mới
phương pháp với việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên tổ chức,
hướng dẫn cách thức làm bài, luyện dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời
sống với các trường hợp khác nhau giúp học sinh hình thành kĩ năng làm bài
nghị luận.
b, Về phía học sinh
Một số em học sinh lớp 12A1 đã xác định được mục đích của việc học, có
ý chí phấn đấu để đỗ tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng xét vào các trường
ĐH, CĐ với số điểm cao nhất. Nhiều em có ý thức ôn tập tốt, tích cực tìm tòi

các dạng bài nghị luận, có ý thức tự bổ sung kiến thức, say mê trước mỗi đề văn
mà giáo viên giao cho.
Các em đã tiếp xúc và học dạng văn nghị luận về một sự việc hiện tượng
xã hội nên các em đã biết cấu trúc để làm kiểu bài này.
2.2.2. Khó khăn
a, Về phía giáo viên
Khi nghiên cứu chương trình môn Ngữ văn, tôi thấy: Số tiết dành cho
nghị luận xã hội và số tiết liên quan đến nghị luận xã hội là hợp lí (20 tiết). Điều
chưa hợp lí có tính cục bộ là: Số tiết thực hành nghị luận xã hội (10 tiết) và phần
ngữ liệu dùng cho nghị luận xã hội (7/46 đơn vị ngữ liệu) còn quá ít, chưa đủ để
đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Đa phần giáo viên không thích dạy các tiết làm văn bằng các tiết đọc văn
và tiếng Việt. Rất ít thầy cô chọn các tiết hội giảng, tiết chuyên đề ngoại khóa về
làm văn nghị luận xã hội. Thậm chí ngay trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp
thầy cô cũng không muốn dạy tiết làm văn.

5


Giáo viên đã có ý thức ra bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã
hội cho học sinh tuy nhiên thường thiên về dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
mang tính chất giáo dục ý thức mà ít đưa vấn đề xã hội vào đề văn để rèn luyện
cho các em. Hơn nữa, hệ thống bài tập chưa nhiều, đôi khi chưa cung cấp đầy đủ
cách làm các trường hợp khác nhau của dạng đề nghị luận về hiện tượng trong
đời sống dẫn đến học sinh lúng túng khi xác định hiện tượng đúng hay sai, tích
cực hay tiêu cực hoặc tồn tại cả mặt tích cực lẫn tiêu cực...Cho nên hầu hết các
em không thể triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ đúng và xác thực. Bài
văn viết rời rạc, thiếu ý, viết lan man, viết mà không có lập luận, lí lẽ, không làm
sáng tỏ được vấn đề cần bàn luận.
b, Về phía học sinh

Xu thế chung trong những năm gần đây học sinh ngại học văn, sợ học văn
hầu hết các em không hứng thú với việc học văn mà chủ yếu thiên về các môn tự
nhiên. Nhưng ở các trường THPT đóng trên địa bàn vùng cao nói chung và
trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng thì ngược lại. Đa phần các em học sinh
12A1 đều theo khối C vậy mà kĩ năng làm văn nghị luận xã hội còn nhiều hạn
chế. Nhiều học sinh đứng trước một đề văn, các em không xác định được yêu
cầu của đề bài, không phân định rõ đó là dạng nghị luận về tư tưởng đạo lí hay
nghị luận về hiện tượng đời sống, không phân biệt được đâu là hiện tượng tốt
cần học hỏi, đâu là hiện tượng tiêu cực cần lên tiếng phản đối, lên án,... Từ đó
khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thậm chí các em chỉ làm qua
loa, đại khái cho xong. Có em còn làm lạc đề hoặc bài làm thiếu ý, đoạn văn
thiếu mạch lạc rõ ràng, văn viết không linh hoạt khô cứng, không chân thật, có
phần gượng ép. Cá biệt một số em học sinh H’mông không biết cách làm dạng
đề này. Khi giáo viên giao đề thì ngay lập tức tìm sách tham khảo để chép mà
không biết đang chép cái gì, thậm chí nghĩ gì viết đó mà không hề liên quan đến
vấn đề cần nghị luận. Vì vậy, chất lượng học tập và thi cử môn Ngữ văn của học
sinh nhất là khối 12 rất đáng lo ngại?
2.2.3. Nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan: Thực tế đại bộ p buộc người
viết phải động não suy nghĩ trước khi viết.
Dàn bài của bài văn nghị luận xã hội có ba phần, nhiệm vụ của từng phần
rất rõ. Sau đây giáo viên cung cấp dàn ý, chỉ mang tính chất định hướng, tham
khảo. Học sinh có thể linh hoạt thêm bớt, đảo vị trí sao cho phù hợp với yêu cầu
nghị luận.
Dàn ý bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Thân bài:
- LĐ1: Giải thích sơ lược sự việc hiện tượng (nếu cần). Đây là ý không bắt buộc,
không phải đề văn nào cũng cần giải thích.
- LĐ2: Thực trạng của vấn đề nghị luận, tức là biểu hiện sự việc hiện tượng

trong thực tế diễn ra như thế nào.
- LĐ3: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là gì, trong đó cần đưa ra những
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- LĐ4: Hậu quả của vấn đề nghị luận, hậu quả xấu hoặc kết quả tốt.
- LĐ5: Biện pháp khắc phục hậu quả (đưa ra từng biện pháp: với cá nhân, gia
đình, xã hội....
Kết bài: Nêu suy nghĩ bài học và lời khuyên rút ra đối với mọi người.
Lưu ý khi làm kiểu bài này các ý có thể linh hoạt đổi vị trí cho nhau hoặc
có thể gộp ý cho dễ diễn đạt (chẳng hạn: có thể gộp nguyên nhân và hậu quả
hoặc sau khi nêu thực trạng thì nêu luôn hậu quả của nó có ảnh hưởng tích cực,
tiêu cực trong đời sống), chú ý liên hệ tình hình thực tế xã hội, địa phương nơi
em sinh sống để tăng tính thuyết phục cho bài văn.

11


Ví dụ: Lập dàn ý cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực học
đường trong nhà trường hiện nay?
Gợi ý:
Mở bài: - Nêu hiện tượng bạo lực học đường
Thân bài:
- Giải thích: Bạo lực học đường là gì?
- Hiện trạng.
+ Biểu hiện của hành động bạo lực học đường
+ Chứng minh (dẫn chứng tiêu biểu)
- Nguyên nhân: khách quan và chủ quan
- Hậu quả
+ Với nạn nhân:
+ Người gây ra bạo lực:
- Đưa ra các giải pháp:

- Bài học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn,
hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
Kết bài: Khái quát hiện tượng bạo lực học đường.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết bài.
Từ dàn ý có sẵn các em có thể viết thành đoạn văn, bài văn. Giáo viên
hướng dẫn các em viết thành đoạn văn tiêu biểu: mở bài, thân bài, kết bài.
Hướng dẫn viết mở bài: Học sinh rất lúng túng khó khăn khi viết mở bài
vì chưa biết cách để viết tốt phần mở bài nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh
viết mở bài. Chú ý : Mở bài là đoạn văn khởi đầu cần giới thiệu được vấn đề
nghị luận đã được đặt ra ở phần đề bài để lát nữa phần thân bài sẽ đi giải quyết.
Vì thế mở bài không được lấn sâu vào phần thân bài như giải thích, nhận xét,
đánh giá.
Hướng dẫn viết thân bài: Phần thân bài bao hàm nhiều ý (nhiều luận
điểm) để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Mỗi luận điểm là một hoặc nhiều đoạn
văn nhưng đoạn văn ấy phải đúng quy cách:
Về hình thức: Đầu đoạn phải viết hoa, hết đoạn có dấu chấm câu, các câu
văn trong đoạn phải sắp xếp theo trình tự hợp lí.

12


Về nội dung : Các câu văn trong đoạn văn đều phải tập chung làm sáng rõ
chủ đề của đoạn văn. Trong đoạn văn có câu chủ đề, các câu khác trong đoạn
làm nhiệm vụ làm sáng tỏ cho câu chủ đề. Tương tự như vậy các đoạn văn trong
bài văn cần tập trung làm sáng tỏ cho luận đề của bài văn. Mỗi đoạn văn có một
nội dung độc lập cần diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, sử dụng lí lẽ dẫn
chứng để chứng minh thuyết phục người đọc người nghe.
Giữa các đoạn văn (các luận điểm) cần có sự liên kết, chuyển ý, chuyển
đoạn nhịp nhàng bằng các phép liên kết đã học để bài văn hay, tránh gò bó, máy
móc, công thức.

Hướng dẫn viết kết bài: Phần kết bài cũng là phần quan trọng không chỉ
làm nhiệm vụ khép lại bài văn mà còn khẳng định vấn đề đã nghị luận, bày tỏ
quan điểm và mở ra những suy ngẫm đối với người đọc.
Hướng dẫn học sinh đọc và sửa bài : Thực tế học sinh không hay thực
hiện bước này. Đây là bước tương đối quan trọng. Sau khi hoàn thành bài viết
cần đọc lại để sửa lỗi như: chính tả, diễn đạt, dấu câu...Phải kiểm tra soát lỗi thật
chính xác rồi mới nộp bài. Nhưng các em thường bỏ qua bước này với lí do
thiếu giờ không đủ thời gian để đọc kiểm tra lại bài, do các em chủ quan hoặc do
một số em lười nhác... Giáo viên cần lưu ý học sinh khắc phục lỗi này và yêu
cầu các em khi viết bài cần lưu ý thời gian, viết đúng, trúng tránh dài dòng, lan
man mà thiếu thời gian đọc và sửa lỗi.
Sau khi thực hiện các bước trên, giáo viên phải thường xuyên ra đề, học
sinh làm rồi sửa đề. Công việc này được tiến hành liên tục. Vì thế, kĩ năng làm
văn nghị luận xã hội của các em học sinh lớp 12A1 tiến bộ rõ rệt.
2.4.5. Một số đề ôn luyện cho học sinh
Đề 1: Trong bài viết “Bàn về Facebook với học sinh” của cô Phạm Thị Loan
giáo viên Ngữ văn trường M.V.Lômônôxốp, Hà Nội đã nói: “Facebook là con
dao hai lưỡi”. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy
nghĩ của mình về câu nói trên.
Đề 2 : “...Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người
ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói
với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy
bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh
vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại

13


nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng
mày chết hết đi cho ông nhờ !".

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một
tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn ....”.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu)
Suy nghĩ của em về hiện tượng xã hội được đặt ra trong đoạn trích trên?
Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay?
Đề 4: (TN - 2013) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của
anh (chị) về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ
thông tin sau: Chiều ngày 30/04/2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã
Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp
12T7, Trường THPT Đô Lương 1) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới
sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam
đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi
đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
Đề 5: (TN - 2014) Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh (chị) về sự
kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 lên vùng đặc quyền kinh tế
và quyền tài phán của Việt Nam vào những ngày đầu tháng 05/2014.
2.5. Kết quả đạt được
Trên đây là một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm tốt dạng đề nghị
luận xã hội về hiện tương đời sống, tôi đưa ra để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng khi dạy Văn 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã tiến hành ra đề bài cho học sinh
lớp 12A1 viết bài. Kết quả bài viết cụ thể như sau:
Lớp

Sĩ số

Giỏi - Tỷ lệ %

Khá - Tỷ lệ %


TB - Tỷ lệ %

Yếu- Tỷ lệ %

12A1

33

4 - 12,1

20 - 60,1

9 - 27,8

0-0

Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp..
Từ kết quả trên tôi thấy có sự thay đổi đáng khích lệ, học sinh tiến bộ
hơn, số lượng bài làm đạt bài giỏi và khá tăng lên, ở lớp 12A1 tỉ lệ giỏi tăng từ
0% đến 12,1,%, khá tăng từ 21,2% lên 60,1%, bài trung bình giảm từ 42,4%
xuống 27,8%, tỉ lệ học sinh yếu không còn. Như vậy:

14


Về kiến thức: Học sinh đã hiểu và nắm được cách làm một bài nghị luận
xã hội về hiện tượng trong đời sống, biết nhận diện, chỉ ra được thực trạng,
nguyên nhân, giải pháp cụ thể cho hiện tượng; đưa ra quan điểm thái độ về một
vấn đề xã hội.. Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận. Đa số bài
viết đã đáp ứng được yêu cầu của đề, các em đạt nhiều điểm khá, không bài nào

bị điểm liệt trong trong kì thi thử do trường THPT Quan Sơn 2 và Sở GD & ĐT
Thanh Hóa tổ chức. Điều đó hứa hẹn kết quả khả quan trong kì thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia 2016 sắp tới.
Về kĩ năng: Trong quá trình làm bài rèn luyện được kĩ năng quan sát, khả
năng diễn đạt, khả năng lập luận, rèn kĩ năng dựng đoạn, viết bài.
Về thái độ: Sau thời gian thực hiện sáng kiến tôi thấy thái độ của các em
học sinh khác hẳn. Nếu trước đây các em rất sợ và ngại làm văn, lúng túng trước
một đề văn thì nay các em không còn ngại và sợ làm văn như trước. Các em tỏ
ra tích cực, chủ động và hứng thú khi giáo viên giao đề. Các em bắt tay vào làm
văn, thực hiện và tuân thủ các bước tạo lập một văn bản: tìm hiểu đề, lập dàn ý,
viết bài sau đó đọc và sửa trước khi nộp bài. Đặc biệt nhiều em còn có ý thức
chủ động tìm tòi nghiên cứu tham khảo trên nhiều kênh thông tin khác nhau,
dám tỏ bày chính kiến trước hiện tượng trong đời sống. Qua đó giúp nâng cao
nhận thức, tầm hiểu biết về xã hội để các em vững bước vào đời.
2.6. Tác dụng của việc áp dụng sáng kiến.
Sau thời gian thực hiện đổi mới phương pháp, cách thức
hướng dẫn cho học sinh 12A1 làm dạng đề nghị luận về hiện
tượng đời sống, tôi đạt được những kết quả cụ thể như sau:
Về mặt lí luận: Thực hiện việc học tập, nghiên cứu, ứng
dụng để giảng dạy, rèn kĩ năng viết văn nghị luận, kĩ năng sống
cho các em, tôi muốn góp thêm tiếng nói, quan điểm của mình
về phương pháp, cách thức giảng dạy một cách bài bản về dạng
đề nghị luận về hiện tượng đời sống. Giúp bản thân và đồng
nghiệp vận dụng các phương pháp soạn giảng phù hợp, phát
huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh và ôn thi
tốt nghiệp THPT Quốc gia một cách hiệu quả nhất.
Về mặt thực tiễn dạy và học của giáo viên và học sinh:
Đối với giáo viên: Nhờ việc luôn tìm tòi nghiên cứu, học hỏi, tích lũy
kiến thức, trình độ của giáo viên ngày càng nâng cao. Giáo viên sẽ có quan niệm
15



đúng đắn, chính kiến rõ ràng, lập luận chặt chẽ, tư duy nhạy bén... về các hiện
tượng trong đời sống. Khi đó thầy cô giáo sẽ là tấm gương thuyết phục nhất để
rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh. Như vậy, giúp học sinh
làm tốt các dạng đề nghị luận xã hội cũng chính là cách giúp bản thân giáo viên
hoàn thiện hơn trong mắt học sinh và đồng nghiệp.
Đối với học sinh: Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng
được chú trọng trong công tác dạy - học Văn hiện nay. Qua
giảng dạy, ôn luyện cho học sinh lớp 12A1 và bồi dưỡng khối
12, kết quả đạt được cho thấy các em đã hiểu, biết cách làm
văn nghị luận về hiện tượng trong đời sống. Nhiều em viết văn
lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng xác đáng, thuyết phục
giáo viên chấm.
Ví dụ: Khi viết bài văn với đề: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện
tượng vô cảm trong xã hội hiện nay, em Ngân Ánh Thùy đã nêu
bật căn bệnh vô cảm, thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và giải
pháp cho hiện tượng. Nhưng điều khiến giáo viên và học sinh
trong lớp xúc động lại bởi cái nhìn đa chiều cùng lối viết sắc
sảo, giọng văn thổn thức của một trái tim đau trước sự vô cảm
của con người hiện nay. Nhiều bài viết khác đã bộc lộ được
chính kiến, thể hiện sự am hiểu, quan tâm sâu sắc về những
hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Đó là tín hiệu đáng mừng
cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Quan Sơn
2.
Học sinh 12A1 có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng,
thái độ trong quá trình làm đề nghị luận về hiện tượng trong đời
sống vào thực tế một cách linh hoạt. Các em đã biết phân biệt
đúng/sai, phải/ trái, trắng/đen; biết bênh vực người tốt, những
người hèn yếu, biết tránh xa cái xấu, cái ác; không a dua, bè

phái; biết yêu thương, chia sẻ khó khăn với mọi người.
Phần lớn học sinh lớp 12A1 và học sinh trường THPT Quan
Sơn 2 đã biết chung tay làm sạch môi trường học đường; biết
mua bút ủng hộ trẻ em khuyết tật; biết chia sẻ những hiện
tượng thanh niên tiêu biểu điển hình qua trang facebook cá

16


nhân; biết đăng kí tham gia vào nhóm tình nguyện: Hiến máu
nhân đạo, Áo ấm mùa đông...
Về mặt xã hội: Sáng kiến đã đưa ra một số biện pháp
phù hợp, hiệu quả trong giảng dạy, nêu bật được vai trò quan
trọng của giáo viên trong việc giảng dạy, ôn luyện cho học sinh
12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Sáng kiến áp dụng đã
khơi dậy sự tìm tòi, sáng tạo, đầu tư tâm - trí - lực của giáo viên
trong giảng dạy bồi dưỡng tâm hồn, vốn sống và năng lực văn
học cũng như rèn luyện kĩ năng sống cho các em.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc áp dụng sáng kiến vào trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia, tôi đã giúp học sinh lớp 12A1 hiểu đề, cách làm bài nghị luận
về hiện tượng trong đời sống, hình thành ở các em kĩ năng viết văn nghị luận xã
hội. Qua đó, các em đã tự tin, chủ động và bản lĩnh hơn khi đối mặt với những
hiện tượng xảy ra xung quanh.
Qua kết quả khả quan khi dạy dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống
cho học sinh 12A1 và bồi dưỡng cho học sinh khối 12, tôi thấy sáng kiến này rất
thiết thực với đối tượng học sinh trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng và học sinh
THPT nói chung. Từ đó, tôi tin tưởng sáng kiến này sẽ là tài liệu quý cho bạn bè

đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh dạy hiệu quả hơn môn Ngữ văn trong trường
phổ thông.
3.2. Kiến nghị:
Thứ nhất, tôi mạnh dạn đề nghị các cấp quản lí giáo dục cần mở rộng các
đợt bồi dưỡng tập trung cho giáo viên vào từng chuyên đề, dạng đề.
Thứ hai, tổ chức hội thảo cụm liên trường để giáo viên có điều kiện giao
lưu học hỏi kinh nghiệp từ các đồng nghiệp khác ngoài nhà trường.
Thứ ba, cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng nhu cầu
của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Sáng kiến đã được vận dụng một cách hiệu quả vào việc dạy lớp 12A1 và
dạy bồi dưỡng học sinh khối 12 ở trường THPT Quan Sơn 2. Mặc dù đã cố gắng

17


trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu tuy nhiên không thể tránh được thiếu sót, hạn
chế cũng như còn vấn đề tranh cãi bàn luận. Rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của BGH, của các thầy cô giáo.
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA BGH

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người khác.

Hiệu trưởng

Người viết

Phạm Thị Phương Thảo


Nguyễn Mạnh Cường

Tài liệu tham khảo
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn tập 12, NXB Giáo dục.
2. Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào Đại học - Cao đẳng toàn quốc từ năm học
2002 - 2003 đến 2008 - 2009 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.
3. Những dạng bài nghị luận xã hội thường gặp, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục.
5. Sách giáo viên Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục.
6. Tuyển tập đề bài & bài văn nghị luận xã hội thường gặp, NXB Giáo dục.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BGH: Ban giám hiệu
2. GD& ĐT: Giáo dục và Đào tạo
3. THCS: Trung học cơ sở
4. THPT: Trung học phổ thông
5. TN: Tốt nghiệp

18


MỤC LỤC
TT
1

2

Tên đề mục
Phần 1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài


Trang
1
1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.2. Thực trạng của vấn đề

3
4
4
5

2.2.1. Thuận lợi

5

2.2.2. Khó khăn

5


2.2.3. Nguyên nhân
2.3. Khảo sát thực trạng của vấn đề
2.4. Một số biện pháp giải quyết thực trạng
2.4.1. Hướng dẫn giúp học sinh hiểu và hứng thú với dạng đề

6
7
8

19


nghị luận về hiện tượng trong đời sống
2.4.2. Hướng dẫn học sinh nhận diện dạng đề nghị luận về

8

hiện tượng trong đời sống
2.4.3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc yêu cầu của dạng đề

8

nghị luận về hiện tượng trong đời sống
2.4.4. Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về hiện

9
10

3.


tượng trong đời sống
2.4.5. Một số đề ôn luyện cho học sinh
2.5. Kết quả đạt được
2.6. Tác dụng của việc áp dụng sáng kiến
Phần 3. Kết luận và kiến nghị

13
14
15
17

4.

Tài liệu tham khảo

18

20



×