Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phẩn mở bài cho bài văn nghị luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.21 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỤC LỤC………………………………………………………………… 1
I. Mở đầu...................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề
2
tài......................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………... 2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………... 2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….. 2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................. 3
1. Cơ sở lí luận............................................................................................. 3
2. Thực trạng và nguyên nhân vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
3
nghiệm...................................................................................................
2.1. Thực trạng vấn đề.................................................................................. 3
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận............... 4
3. Giải pháp thực hiện.................................................................................. 5
3.1. Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh……………………. 5
3.1.1. Khái niệm đoạn văn mở bài………………………………………..
5
3.1.2. Yêu cầu của phần mở bài…………………………………………... 5
3.1.3. Cấu tạo phần mở bài……………………………………………….. 6
3.2. Cách viết phần mở bài……………………………………………….. 7
3.2.1. Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài……………………………... 7
3.2.2. Xác định cách nêu vấn đề (cách mở bài)…………………………… 7
7
3. 2.3. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế…………………………...
7
* Mở bài trực tiếp………………………………………………………….


7
Cách 1: Mở thẳng vấn đề………………………………………………...
8
Cách 2: Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt……………………………...
8
* Mở bài gián tiếp…………………………………………………………
Cách 1: Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả……………………………………. 8
9
Cách 2: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự)………………...
9
Cách 3: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)………………….
10
Cách 4: Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá hoặc nhận định của một tác giả…
10
Cách 5: Đoạn dẫn dựa vào xuất xứ và những thông tin khác về tác phẩm.
10
Cách 6: Đoạn dẫn có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, hoặc một
Trang 1


câu chuyện kể……………………………………………………………...
3.3. Mẹo viết phần mở bài cho học sinh yếu………………………………
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao……………………………………………….
III. Kết luận và kiến nghị………………………………………………….
1. Kết luận....................................................................................................
2. Kiến nghị..................................................................................................
Tài liệu tham khảo........................................................................................
Phụ lục..........................................................................................................


12
13
14
14
14
15
16

I. Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài
Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng và kể cả thi chọn
học sinh giỏi, câu hỏi nghị luận văn học có một vị trí hết sức quan trọng. Câu
hỏi nghị luận văn học vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu
hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 4 đến 5 điểm trong thang điểm 10) góp
phần làm nên thành công của bài thi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại
và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, nên khi làm bài văn nghị luận văn học
thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm
văn điểm không đạt được như mong muốn.
Để làm nên một bài văn nghị luận văn học thành công cần phải đạt được
nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng
có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài khơng chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài
viết mà cịn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà
Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu
đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta
thường tìm nó rất lâu”.
Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn
nghị luận văn học, tuy nhiên khơng có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó
khăn của học sinh khi viết mở bài. Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận văn
học luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn đạt và trình bày.
Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận văn học, tôi nhận thấy giáo viên cần

phải hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ
năng chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận một tác phẩm văn
học nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung khiến tơi trăn trở, suy ngẫm, tìm
tịi để đưa ra một hướng dạy học giúp học sinh nâng cao hiệu quả khi làm văn
nghị luận văn học. Đó cũng chính là những lý do để tôi lựa chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận
văn học’’
2. Mục đích nghiên cứu.
Trang 2


Đề tài này nhằm định hướng thao tác viết phần mở bài cho bài văn nghị luận
đúng và hay đồng thời giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm một
bài văn và hạn chế tối đa học sinh yếu trong việc xậy dựng hoàn chỉnh một văn
bản nghị luận. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà
trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các kiểu mở bài cơ bản và ứng dụng vào phần mở bài cho các tác
phẩm văn học lớp 12.
SKKN được áp dụng đối với học sinh THPT đặc biệt là lớp 12 - Trường THPT
Hà Văn Mao trong các giờ học tìm hiểu tác phẩm văn học, ơn buổi chiều, ôn thi
tốt nghiệp THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
đến nội dung của SKKN như: Lí thuyết về phần mở bài, Phương pháp mở bài.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - đối chứng giữa các lớp với
nhau, kết hợp tìm hiểu tâm lí của các em trong quá trình học tập.
Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thơng qua nhóm chun mơn.
Rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lí luận.
“Văn hay khơng kể văn dài
Chỉ mở đầu bài là biết văn hay”
Câu nói mà chúng ta thường nghe trên đã nói lên tầm quan trọng của phần mở
bài đối với một bài văn. Tất nhiên một bài văn hay cần nhiều kĩ năng song viết
mở bài là một kĩ năng quan trọng là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng
tạo và độc đáo hay khơng. Nằm ở vị trí đầu tiên trong bố cục ba phần (mở bài,
thân bài, kết bài) của một bài văn nói chung cũng như nghị luận nói riêng, phần
mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết và giúp người đọc cảm nhận
trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Một mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được
sự quan tâm của đông đảo người đọc. Bên cạnh đó, nó cịn tạo thêm hứng thú
cho người viết. Ngược lại, người đọc mất cảm tình khi tiếp xúc với một bài văn
có phần mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch
lạc của người viết. Từ tâm lí tiếp nhận khơng tốt, người đọc có thể mặc nhiên
quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng.
Từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về phần mở
bài trong văn bản nói chung và văn nghị luận nói riêng. Tiêu biểu là một vài
cuốn sách hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn và hướng dẫn Làm văn như:
Phương pháp làm văn nghị luận (Thẩm Thệ Hà); Tài liệu hướng dẫn học mơn
Làm văn (Nguyễn Quang Ninh); Giáo trình làm văn (Đình Cao, Lê A); Dàn bài
Tậplàm văn 12 (Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng); Kĩ năng làm văn nghị luận phổ
thông (Nguyễn Quốc Siêu); 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn
(Nguyễn Quang Ninh); Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông
(Nguyễn Đăng Mạnh); Muốn viết được bài văn hay (Nguyễn Đăng Mạnh chủ
Trang 3


biên). Nhìn chung đa số các cuốn sách đều đã đề cập đến phần mở bài, tuy nhiên
kết quả nghiên cứu chưa được sâu sắc và trọn vẹn như khi bàn về phần thân bài.

Vì vậy hi vọng những kinh nghiệm của tôi trong thực tiễn giảng dạy sẽ phần
nào tháo gỡ những khó khăn trong q trình rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài
cho học sinh.
2. Thực trạng và nguyên nhân vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.1. Thực trạng vấn đề.
Thực tế của nhiều năm chấm thi và trực tiếp dạy học, tôi nhận thấy phần mở
bài trong bài làm văn nghị luận của học sinh còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Một
số lỗi thường gặp của học sinh khi viết mở bài cho đề văn nghị luận:
- Nhiều học sinh làm bài không có khơng có mở bài, khơng giới thiệu u cầu
đề. Hay nói chính xác hơn, học sinh khơng xác định được bố cục bài viết nên
khi làm bài không phân biệt được mở bài hay thân bài. Vì vậy, học sinh khi làm
bài là trực tiếp giải quyết vấn đề mà thiếu phần đặt vấn đề, thậm chí nhiều học
sinh chép lại y nguyên yêu cầu của đề để thay cho phần mở bài.
- Mở bài không nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu mở bài không giới
thiệu được yêu cầu sẽ không đảm bảo yêu cầu của phần mở bài đồng thời khi
viết bài sẽ diễn đạt lan man, thiếu luận điểm để làm rõ vấn đề đặt ra.
- Mở bài dài dịng, khơng nêu được giới hạn phạm vi vấn đề cần nghị luận.
Viết mở bài dài dòng sẽ khiến mất thời gian, cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài.
Mở bài dài dòng sẽ gây nhàm chán cho người đọc đồng thời có thể dẫn đến xa
đề, lạc đề ở phần thân bài.
- Mở bài bằng việc dẫn dắt ngôn từ sáo rỗng, gượng ép. Khi học sinh không
hiểu yêu cầu của đề bài, khơng phân tích đề ra thường “bịa ra” mở bài để dẫn dắt
vấn đề. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận.
Những hạn chế của học sinh khi viết mở bài cho bài văn nghị luận xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
2.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của phần mở bài:
Mở bài là phần khó nhất trong bài văn nghị luận. Học sinh viết được một mở
bài đạt yêu cầu không chỉ giới thiệu được vấn đề mà còn phải làm tiền đề cho

phần thân bài, tạo tâm thế tiếp nhận cho người đọc đồng thời phải có tính sáng
tạo, mới mẻ để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Viết được mở bài đồng nghĩa với
học sinh nhận thức được yêu cầu đề, biết cách phân tích đề ra và có định hướng
viết thân bài và kết bài. Vì vậy, mở bài là phần đầu của bài làm văn nghị luận
nhưng mở bài cũng chi phối đến các yếu tố khác trong quá trình làm bài văn
nghị luận.
2.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ học sinh:
Đây là nguyên nhân chủ yếu và căn bản nhất dẫn đến những hạn chế của học
sinh khi viết phần mở bài:
- Học sinh không nắm vững lý thuyết làm bài văn nghị luận, trước hết là lý
thuyết viết mở bài. Khi vào phòng thi, học sinh cứ đặt bút viết theo cảm tính,
Trang 4


nghĩ gì viết nấy, khơng chịu để ý đề u cầu nghị luận cái gì, cứ viết chung
chung, tràn lan, linh tinh, khơng có chọn lọc. Cho nên mở bài rồi chuyển xuống
thân bài chưa nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị luận. Những mở bài như vậy
sẽ trở nên mơ hồ, dễ lạc đề, lệch đề, xa trọng tâm yêu cầu đề, thậm chí là lan
man, lạc đề.
- Khi làm bài thi, học sinh có thói quen khơng thực hiện thao tác phân tích
đề. Khơng phân tích đề, dẫn đến nhiều mở bài không xác định đúng yêu cầu của
đề, không xác định được phạm vi đề đặt ra. Việc khơng phân tích đề làm cho bài
viết của học sinh vừa hệ thống luận điểm không rõ ràng, không chặt chẽ vừa làm
cho mở bài lan man. Phân tích đề là bước đầu tiên của việc làm bài văn nghị
luận nhưng đồng thời đó cũng là bước hết sức quan trọng để có thể viết được
một mở bài hay. Khơng tiến hành thao tác phân tích đề, dẫn đến học sinh trong
quá trình làm bài nghĩ đến đâu, viết đến đó. Đây là nguyên nhân đa số học sinh
gặp phải kể cả với những học sinh học khối để ôn thi Đại học, Cao đẳng.
- Bên cạnh đó cịn có ngun nhân: học sinh khơng chịu khó rèn luyện trong
q trình học. Chính điều này làm cho học sinh không thành thạo khi viết mở

bài. Ngay cả với học sinh giỏi, việc tự viết bài để rèn luyện và hồn thiện kỹ
năng cũng rất ít. Học sinh phần lớn chỉ chờ giáo viên đọc chép, khơng có ý thức
tự mày mị, tìm kiếm. Chính vì vậy, để ôn thi học sinh phải học thuộc cách viết
của giáo viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo.
2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ giáo viên:
Hạn chế trong viết mở bài cho đề văn nghị luận còn xuất phát từ phương pháp
dạy học của giáo viên: Trong quá trình dạy học, giáo viên tập trung hướng dẫn
học sinh phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm. Giáo viên khơng
dành thời gian hình thành kỹ năng viết mở bài cho học sinh. Bên cạnh đó, một
số giáo viên hiện nay lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức về mặt lý
thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, một tiết học trên lớp, học
sinh ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết mở bài của mình.
3. Giải pháp thực hiện.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các em làm tốt
phần mở bài như sau:
3.1. Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh.
3. 1.1. Khái niệm đoạn văn mở bài.
Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở đầu của một bài văn.
Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trị định hướng cho tồn
văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và
thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần
mở bài có vai trị gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. Vì
thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc
vấn đề gì? Có 2 cách mở bài:
* Mở bài trực tiếp: Giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra. Đó là cách
mở bài mà người xưa thường nói: “mở cửa sổ thấy núi”. Cách này thường ngắn
Trang 5


gọn, dễ làm hơn nhưng đôi khi kém phần thu hút người đọc, và thường dành cho

đối tượng học sinh trung bình.
* Mở bài gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách
nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý
cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Mở bài theo cách này tạo được sự
uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài
này nếu không nắm vững sẽ dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết vì thế
cách mở bài này thường dành cho học sinh khá giỏi có vốn kiến thức về lý luận
văn học cũng như phải có vốn văn chương kha khá. Nhất là phải đọc nhiều sách,
“bụng phải có chữ nghĩa”.
3.1.2. Yêu cầu của phần mở bài.
* Yêu cầu chung.
Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết.
Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và
phải cân đối với phần kết bài.
Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn
phong cách giới thiệu, diễn đạt. Nói tóm lại, phần mở bài phải tạo được âm
hưởng chung, định hướng chung cho cả bài viết.
* Những điều cần tránh khi viết mở bài.
Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
Tránh ý dẫn dắt khơng liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
Tránh nêu vấn đề q dài dịng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần thân bài
lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
* Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay.
Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn
đề một câu.
Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì?
Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở đây là
gì?
Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ
viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo

ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự
bất ngờ.
Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu
chi phối giọng văn của tồn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải
tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm
giác khó chịu bởi sự giả tạo.
3.1.3. Cấu tạo phần mở bài.
Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài) và thường có cấu tạo 3
phần. Thơng thường học sinh có thể viết từ 3 đến 5 câu văn. Đoạn văn ấy cũng
có ba phần: phần mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn
Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu liên
quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết
Trang 6


lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định,
hoặc một câu chuyện kể…
Phần giữa đoạn (nêu giới hạn của vấn đề): Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong
thân bài, tức là luận đề (Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có liên quan đến
vấn đề nghị luận). Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra,
tự khái quát. Đối với phân tích bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao
trùm mang tư tưởng chủ đề mà người đọc cảm nhận được.
Phần kết đoạn (nêu vấn đề nghị luận): Nêu phương thức nghị luận và phạm vi
tư liệu sẽ trình bày. Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của người viết
về tác phẩm, về nhân vật ... Đây là phần trọng tâm của mở bài. Vấn đề nghị luận
có thể đã được nêu ở đề bài (người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đoạn
trích, câu trích ở đầu bài) nhưng cũng có khi người viết phải tự rút ra, tự khái
quát khi tìm hiểu đề bài.
Có thể rút ra cơng thức viết đoạn mở bài như sau:
(Phần mở đầu) Câu 1

(Phần giữa) Câu 2
(Phần kết) Câu 3
Dẫn dắt vấn đề
Nêu tác giả, tác phẩm
Nêu vấn đề nghị luận
3.2. Cách viết phần mở bài.
3.2.1. Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài.
Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như
tồn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định
được vấn đề thì phải tìm hiểu đề bài. Bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi: Bài
làm cần viết về cái gì? Từ đó xác định kiến thức cần nêu. Ở khâu này tôi yêu
cầu học sinh hãy dùng bút tơ đậm những từ chìa khóa trong đề ra và lấy đó làm
từ trọng điểm cho phần mở bài của mình.
Lưu ý: Học sinh khi đọc đề cần xác định thật rõ ràng những yêu cầu của đề
theo hướng:
- Về nội dung: Cần xem yêu cầu vấn đề cần nghị luận có giới hạn ở đâu? giai
đoạn nào? Tác phẩm nào? đề tài gì?chủ đề gì ?...
- Về hình thức: Quan tâm đến kiểu bài mà đề yêu cầu: Phân tích, bình luận,
bình giảng... hay đi kèm 2 kiểu bài hoặc tổng hợp các kiểu?
3.2.2. Xác định cách nêu vấn đề (cách mở bài).
Tùy theo năng lực của bản thân của mình mà học sinh lựa chọn cho mình cách
mở bài phù hợp ( mở bài trực tiếp hay gián tiếp).
- Mở bài trực tiếp. Có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm
phần dẫn dắt (thời gian, khơng gian và hồn cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Mở bài gián tiếp. Thường mở theo các cách sau: Diễn dịch (suy diễn); quy
nạp; tương đồng, tương phản (đối lập); mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu
câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số….
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tổng kết : “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở
phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường khơng thay đổi,
viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay

đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.
Trang 7


3. 2.3. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế.
* Mở bài trực tiếp
Cách 1: Mở thẳng vấn đề:
- Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
Ví dụ 1 : Phân tích nhân vật Mị trong ‘’ Vợ chồng A Phủ ”của Tơ Hồi.
Mở bài 1 : Mị là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chồng Aphủ ” (1).
Hình ảnh Mị là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực
dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ
vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng Đảng soi đường.
Phân tích: Bài làm trên thực hiện giới thiệu ln vấn đề : Mị là nhân vật trung
tâm trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) bi kịch và sức sống tiềm
tàng.
Cách 2: Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, khơng gian và hồn
cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Dẫn dắt bằng cách nêu bối cảnh làm vấn đề xuất hiện như : thời gian, khơng
gian, địa điểm xảy ra sự kiện gì liên quan đến tác phẩm/vấn đề ; xuất xứ của tác
phẩm văn học.
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
Ví dụ 1 ta thêm câu dẫn để thành MB mới như sau :
Mở bài 2: Một trong những thành công của tác phẩm ‘Vợ chồng APhủ’’ là
nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong đó tiêu biểu là nhân vật người phụ nữ miền
núi + Đoạn MB1 trong VD1.
* Mở bài theo cách gián tiếp.

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Có thể rút ra kết luận bản chất của một
mở bài hay hoặc không hay theo lối viết mở bài gián tiếp phụ thuộc hoàn toàn
vào các cách dẫn . Dưới đây tơi xin trình bày một số cách mà học sinh dễ áp
dụng và đạt hiệu quả cao.
Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần:
- Phần mở đầu đoạn: Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề
chính cần nghị luận.
(Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể
là một câu thơ, một câu danh ngơn hoặc một câu chuyện kể…)
- Phần giữa đoạn:
Nêu luận đề (nếu bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư
tưởng chủ đề mà bản thân cảm nhận được).
- Phần kết đoạn: Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày, tầm
quan trọng và ý nghĩa của vấn đề.
Các học sinh chỉ việc sử dụng theo công thức :
Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng
của vấn đề, ý nghĩa.
Trang 8


Lưu ý : Sau đoạn dẫn thì 3 nội dung cịn lại khơng nhất thiết phải xếp theo trình
tự như đã nêu trên.
Cách 1: Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả.
Yêu cầu : Nêu tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách +
đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 1 ta có mở bài sau :
Mở bài 3: Tơ Hồi là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8
và đồng thời cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Trong số rất nhiều tác phẩm giá trị của ơng có tập Truyện Tây Bắc mà
trong đó ấn tượng nhất vẫn là Vợ chồng A phủ + Đoạn MB1 trong VD1.

Tương tự ta có thể áp dụng kiểu mở bài này cho nhiều đề bài khác.
Ví dụ2: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
Mở bài: Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn
liền với hơi thở ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất
thật thà, coi trọng nghĩa tình, rất nhân hậu và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác
phẩm tiêu biểu của Kim Lân được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng
tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả tâm lý. Kim Lân đã
mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm trạng
nhân vật bà cụ Tứ.
Cách 2: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự).
Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh, tác phẩm...) làm cầu
nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 1 ta có mở bài sau :.
Mở bài 4: Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cơ gái có
q khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và
những con người mới, nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn
phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tơ
Hồi + Đoạn MB1 trong VD1.
Tương tự ta có thể áp dụng kiểu mở bài này cho nhiều đề bài khác.
Ví dụ 3 : Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Mở bài: Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn
Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách
đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị
Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam cao,
thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ,
tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Hình ảnh Chí Phèo qua
tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám ảnh hình tượng
đó.
Ví dụ 4 : Tình u q hương, đất nước là một nét nổi bật của thơ thời kì

kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Hãy phân tích những nét chung và đặc
điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc (Tố
Hữu) Đất nước(Nguyễn Khoa Điềm) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi).
Trang 9


Mở bài :
Tình yêu quê hương đất nước là một nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong
văn học nước ta. Đó là cảm hứng chủ đạo của thơ ca kháng chiến chống Pháp,
thấm đượm trong từng ngòi bút thơ, đến từng bài thơ: một cô gái thăm lúa nhớ
chồng, một bài ca vỡ đất, những người lính Tây Tiến, những bà Bầm, bà Bủ, cho
đến cả mối tình Núi Đôi và tiếng súng Viếng bạn…tất cả đều được ủ nóng và
chiếu sáng bằng tình u q hương đất nước. Trong mạch cảm hứng chung ấy,
Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) và Đất nước (Nguyễn Đình
Thi) nổi lên như những tiếng thơ sâu lắng thiết tha,những gương mặt tiêu biểu
nhất về quê hương đất nước.
Cách 3: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)
Yêu cầu: Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 1 ta có mở bài sau:
Mở bài 5: Chúng ta đã gặp khơng ít những số phận người phụ nữ bi thương
trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một
nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học
cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy
làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mị
trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài + Đoạn MB1 trong VD1.
Cách 4: Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá hoặc nhận định của một tác giả.
Yêu cầu : Lấy 1 đánh giá của một tác giả uy tín có nội dung trùng với vấn đề
đã xác định được làm điểm tựa để phát triển tiếp hoặc lấy chính ý kiến của tác
giả khi nói về tác phẩm của mình.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 1 ta có mở bài sau :

Mở bài 6: Khi nhận định về nhân vật Mị, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết:
“ Mị là linh hồn của truyện Vợ chồng A Phủ.”+ Đoạn MB1 trong VD1.
Mở bài 7: Theo nhà văn Tơ Hồi “ nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải chuẩn
bị nhân vật trước tiên ”. Từ quan điểm ấy tác giả đã xây dựng được một số nhân
vật để lại ấn tượng thẩm mĩ trong lòng người đọc + Đoạn MB1 trong VD1.
Cách 5: Đoạn dẫn dựa vào xuất xứ và những thông tin khác về tác phẩm
Yêu cầu : Lấy các thông tin liên quan đến vấn đề sau khi chọn lọc các chi tiết
quan trọng hấp dẫn bố trí thành đoạn dẫn.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 1 ta có mở bài sau :
Mở bài 8: Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện
được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. Truyện
viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn
bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành
công nhân vật Mị + Đoạn MB1 trong VD1.
Cách 6: Đoạn dẫn có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, hoặc một
câu chuyện kể…
Yêu cầu : Lấy một câu thơ, một câu danh ngôn, hoặc một câu chuyện kể…có
liên quan đến vấn đề bố trí thành đoạn dẫn.
Trang 10


Ví dụ 5: Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
nói:“Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống,nghệ thuật nhất
định sẽ khô héo”.
Hãy làm rõ ý kiến trên bằng một số tác phẩm văn học?
Với đề bài này chúng ta có thể viết được những kiểu mở bài sau:
Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có
bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý
tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện
thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ

mối quan hệ máu thịt này.
Mở bài 2: Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về
chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ. Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng
gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện
thực
cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy.
Chưa tin ư? Bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem.
Ví dụ 6: “Rừng xà nu” ( Nguyễn Trung Thành), “Những đứa con trong gia
đình” (Nguyễn Thi ) là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của
con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Anh( chị )hãy so sánh và làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác
phẩm trong sự thể hiện chủ đề đó?
Với đề bài này chúng ta có thể mở bài bằng một đoạn thơ như sau:
Mở bài :
Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn khơng sợ các lồi sên!
( Mùa thu mới-Tố Hữu)
Hình ảnh những con người Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca như một niềm thơ
lớn và trở thành phần hồn của mỗi người con đất Việt. Yêu biết mấy hình ảnh
những người dân q tơi: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn
thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm
tịi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của con người. Tôi nhớ mãi một Tnú, cụ Mết
trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; chị Chiến, anh bộ đội tên Việt
trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Họ là hiện thân của vẻ đẹp
con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước
sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên, nhắc nhở ta về
một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước
mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại, tôi khơng khỏi ngỡ ngàng vì người dân

mình đẹp q, dũng cảm q ; và lịng tơi tưởng như được sống lại những ngày
còn chiến tranh, bom đạn ấy.

Trang 11


Tóm lại : Có hàng trăm cách mở bài khác nhau, trên đây chỉ là vài gợi ý để học
sinh có thể chủ động áp dụng. Những gợi ý này cũng có thể dùng khéo léo để
mở bài cho bài văn nghị luận xã hội.
Trên đây, tôi đã cố gắng tóm lược những vấn đề căn cốt của việc làm mở bài
một bài văn nghị luận văn học. Để viết được mở bài đúng và hay thì học sinh
cần đọc kỹ phần1 trong bài sau đó mới theo ứng dụng tại phần 2.Việc ứng dụng,
để dễ hiểu tôi chỉ lấy 1 ví dụ dạng phân tích nhân vật của Nghị luận văn học.
Thực tế đề thi sẽ có rất nhiều vấn đề nhưng thao tác cơ bản vẫn là tìm vấn đề
định nghị luận là gì ? Hãy viết nháp nó ra hồn chỉnh. Dựa trên bản nháp đó tùy
theo sở trường năng lực điều kiện của mình, nếu gặp những kiến thức có các
dạng gợi ý trên đây, học sinh sẽ thêm vào đoạn dẫn là có thể có một mở bài hoàn
hảo.
3.3. Mẹo viết phần mở bài cho học sinh yếu.
Ngồi những kĩ năng mở bài tơi đã trình bày ở phần trên, trong phần này tơi sẽ
hướng dẫn đối tượng học sinh học yếu cách mở bài an tồn, nhưng sẽ khơng
được điểm cao. Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp vào phịng thi tâm lí hồi
hộp, khơng nghĩ ra được mở bài, vậy thì hãy bỏ ra 5 phút để học thuộc những
“mẫu ” có sẵn, vào phòng thi chỉ việc thay tên tác phẩm, tên nhân vật, hoặc thay
vấn đề nghị luận là được.
Cụ thể, ví dụ mở bài sau:
Nam Cao là một cây bút chun về truyện ngắn. Ơng đã rất thành cơng ở các
tác phẩm khai thác đề tài về những con người bị tha hóa trong xã hội cũ . Một
trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Chí phèo”. Tác phẩm
khắc họa thành cơng chân dung nhân vật Chí phèo, người nơng dân lương thiện

bị đẩy vào con đường tha hóa.
Các em có thể dùng mở bài này cho rất nhiều tác phẩm liên quan.
Ví dụ:
Kim Lân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các
tác phẩm khai thác đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn ” Vợ nhặt”. Tác phẩm khắc họa thành
công chân dung nhân vật Bà cụ Tứ, một bà mẹ nơng dân nghèo, có tấm lòng
nhân hậu….
Nguyễn Tuân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ơng đã rất thành cơng ở
các tác phẩm khai thác đề tài về những con người tài hoa trong xã hội cũ. Một
trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “ Chữ người tử tù”. Tác
phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Huấn cao, một người tài hoa xuất
chúng, có khí phách và thiên lương trong sáng…
Các em có thể chế ra hàng loạt những mở bài tương tự, kể cả những đề thuộc
lĩnh vực khác.
Ví dụ: Huy cận là một cây bút xuất sắc trong phong trào thơ mới. Ông đã rất
thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài phong cảnh sông nước quê
hương. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Tràng giang”.
Trang 12


Bài thơ được gợi hứng từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước…
Một số mẫu có sẵn, các em có thể học thuộc:
1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay
động và chiếm trọn trái tim người đọc cịn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn
… đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ơng đã ghi dấu ấn sâu đậm
trong lịng người đọc về hình ảnh của một (tùy đề bài u cầu phân tích nhân vật
nào thì khái qt nhân vật đó)
2. Thời gian vẫn trơi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện
một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng

những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời
gian. Tác phẩm “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác
phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn….(nếu người ta yêu cầu phân
tích đoạn trích)
3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những
trang vàng vào lịch sử dân tộc. Rất nhiều văn nghệ sĩ đã có được cảm hứng sáng
tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành
cơng góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. Tác phẩm“……..”của nhà
văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.
Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu
bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm (tên) …đã thật sự để lại dấu ấn
sâu sắc trong lòng người đọc (Mở bài như thế này áp dụng với các bài văn viết
về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến,…
4. Trong những tháng năm đánh Mỹ gian khổ mà hào hùng của dân dộc Việt
Nam, bao người nghệ sĩ đã viết về vẻ đẹp của đất nước, đã mở đường đến với
không gian núi sông, con người đất mẹ. Và hôm nay đây đọc lại những vần thơ
ấy ta không khỏi xúc động bồi hồi. Bài thơ /Đoạn thơ ….. của …… là một ví dụ
điển hình cho vẻ đẹp của đất nước và cũng là vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc.
( Mở bài áp dụng cho những tác phẩm viết về quê hương, đất nước như Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm/ Nguyễn Đình Thi……….. )
5. Chúng ta đã gặp khơng ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác
phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi
kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng,
vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ
đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật….
của nhà văn/ nhà thơ…..
6. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết
thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập chung viết về họ đó là
người phụ nữ. Trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phải kể
đến tác phẩm….

Mở bài này áp dụng cho những tác phẩm viết về người phụ nữ như: Truyện
Kiều, Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ chồng APhủ…
Từ các mẫu có sẵn trên các em có thể viết sẵn vài mẫu mở bài để dùng trong
những trường hợp cần thiết. Tất nhiên, với những mẹo nhỏ này tôi không
Trang 13


khuyến khích các em đạo văn, sao chép, vì văn chương khơng chấp nhận điều
đó, nhưng “ bước đường cùng” thì cũng nên xem những mẫu có sẵn này như là
một bảo bối vậy.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao.
Phương pháp này đã được áp dụng trong năm học 2015 – 2016, chương trình
ban cơ bản.
Tơi tiến hành dạy học thể nghiệm ở 2 lớp của khối 12 có chất lượng ngang
nhau đề kiểm tra và thời gian như nhau là 15 phút đã thu được kết quả như sau:
Với lớp 12A2: không vận dụng hướng dẫn học sinh cách viết mở bài.
Với lớp 12A3: vận dụng hướng dẫn học sinh cách viết mở bài.
Kết quả thu được:
Điểm
Tỉ lệ Điểm
Tỉ lệ
2 -> 4
%
5 -> 7
%
6
15
28
70

2
6,06
18
54,55

Điểm Tỉ lệ
Điểm Tỉ lệ
1 -> 2
%
trên 8
%
12A2
0
0
6
15
12A3
0
0
13
39,39
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Để nâng cao hiệu quả bài làm văn nghị luận một tác phẩm văn học phải kết
hợp nhiều yếu tố khác nhau, từ xây dựng hệ thống luận điểm, lựa chọn dẫn
chứng, sử dụng các thao tác lập luận, viết các đoạn văn,... trong đó một mở bài
hay, hấp dẫn có một vai trị hết sức quan trọng. Có nhiều cách khác nhau để viết
mở bài. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Lựa chọn
cách mở bài phù hợp sẽ góp phần khơng nhỏ đến thành công của cả bài viết.
Một mở bài cho đề văn nghị luận đáp ứng được tiêu chí: đúng - đủ - hay là đã

không dễ dàng, dạy học để hình thành kỹ năng cho học sinh lại càng khó khăn
hơn. Những cách mở bài trên đều là những cách mở bài cơ bản nhất có thể vận
dụng vào dạy học cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đáp ứng được những
yêu cầu khác nhau của mỗi kỳ thi. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm, hạn
chế và yêu cầu riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để viết được mở
bài gián tiếp hay, học sinh phải nắm vững cách mở bài trực tiếp. Từ mở bài trực
tiếp đến mở bài gián tiếp mà tơi đã trình bày để hướng dẫn cho các em đều có
sự tăng dần về độ khó, về tính sáng tạo. Vì vậy giáo viên phải tùy thuộc vào đối
tượng học sinh, tính chất kỳ thi để lựa chọn dạy học và rèn luyện cách mở bài
phù hợp nhất.
2. Kiến nghị
Việc lựa chọn cách mở bài trong dạy học, giáo viên phải nắm được đặc điểm
của đối tượng học sinh, tính chất kỳ thi để mang lại hiệu quả cao nhất.
Việc sử dụng các dạng mở bài khác nhau trong quá trình dạy học cho học sinh
cần phải linh hoạt, điều quan trọng là từ kỹ năng học sinh đã có được, các em có
Lớp

Trang 14


thể sáng tạo ra những mở bài hay, những cách mở bài mới. Khơng nên gị bó khả
năng sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình dạy học các tiết làm văn, giáo viên khơng chỉ hình thành cho
học sinh kỹ năng viết phần mở bài của đề văn nghị luận văn học mà còn cần
thiết cả kỹ năng mở bài cho đề văn nghị luận văn xã hội. Với thời lượng dạy học
trên lớp, giáo viên sẽ khơng có thời gian để hướng dẫn và hình thành kỹ năng
viết phần mở bài cho học sinh. Vì vậy, dạy học cách viết mở bài phải được vận
dụng thường xuyên trong thời gian dạy khối, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy học bài
luyện tập về thao tác luận,... đặc biệt là ở tiết trả bài.
Trước một vấn đề tưởng rằng: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi!” nhưng vào thực tế

dạy học lại gặp rất nhiều khó khăn. Trên đây là những trăn trở và tâm huyết của
bản thân trong thực tiễn dạy học. Nó mang tính chất gợi ý cơ bản để định hướng
cho giáo viên và học sinh tham khảo. Mong q đồng nghiệp góp ý để đề tài
hồn thiện nhằm nâng cao phần nào chất lượng dạy – học môn ngữ văn.
Tài liệu tham khảo.
1. Sách giáo khoa văn 12 - tập 1, 2 - NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên văn 12 - tập 1, 2 - NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Đăng Mạnh - Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội - 2002.
4. Nguyễn Quang Ninh - Tài liệu hướng dẫn học bộ môn làm văn. Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội - 2006.
5. Nguyễn Quốc Siêu Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông. Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội - 2005.

Trang 15


PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
Thời gian: 15 phút.
Đề bài: Hãy viết phần mở bài cho đề bài sau:
Trình bày cảm nhận của anh chị về hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng”
của nhà thơ Xn Quỳnh.
Trích dẫn một số mở bài tiêu biểu của học sinh
Mở bài 1: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các
nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ
nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da
diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Bài thơ “Sóng” được sáng tác
năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình ). Đây là
một bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

khi thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
Mở bài 2: Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ của bà là
tiếng lịng của một tâm hồn ln ln khao khát tình u, gắn bó hết mình với
cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời
thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là
nhà thơ của tình yêu. Bà viết nhiều, viết hay về tình u nhưng có lẽ “Sóng” là
bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương,
một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim
người phụ nữ.
Mở bài 3: Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca . Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã
viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ . Ta bắt gặp một
Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn
Bính mơ màng tìm về tình u đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn
thùng cái duyên con gái… nhưng chỉ đến Xuân Quỳnh, cái khát vọng rất đỗi đời
thường của con người đó mới được bộc bạch , mà bộc bạch một cách chân thành
như chính cuộc đời nhà thơ vậy : một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa
Trang 16


thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu
đương. Để bày tỏ được nỗi khát vọng ấy, Xuân Quỳnh đã tìm được một hình
tượng thật đặc sắc –“Sóng” – Bài thơ được rút từ tập “Hoa dọc chiến hào”
(1968 ).
Mở bài 4: Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình u là điều mà con người
không thể hiểu nổi.” Thật vậy, từ ngàn đời nay tình u ln là điều bí ẩn, là đề
tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải
tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu đã
từng ví von “Yêu là chết trong lịng một tí”, Đỗ Trung Qn cũng từng thốt lên
rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát
hương” , đặc biệt là “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm

những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu
nữ khi nói về tình u trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn
thuở của con người.
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 Năm 2016.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hoài

Trang 17



×