Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một vài kinh nghiệm dạy học văn từ góc độ tiếp cận văn hóa học (qua ví dụ nghiên cứu, giảng dạy trích đoạn nỗi thương mình trong truyện kiều của nguyễn du)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.76 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang
I. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
II. Nội dung nghiên cứu
4
1. Cơ sở lí luận
4
1.1. Sơ lược về khái niệm văn hóa
4
1.2. Cách tiếp cận văn hóa học
5
2. Thực trạng của vấn đề
7
3. Phương pháp tiếp cận văn hóa học qua đoạn trích Nỗi thương
10
mình
3.1. Vị trí đoạn trích
10
3.2. Phân tích đoạn trích từ góc độ văn hóa học với hai khái
12


niệm Thân và Tâm
3.3. Tâm trạng, nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích và
17
những nét văn hóa trong thưởng thức nghệ thuật, thú chơi
tao nhã của người xưa
4. Kết quả thu được và bài học kinh nghiệm
20
4.1. Kết quả thu được
20
4.2. Bài học kinh nghiệm
20
III. Kết luận
21
Tài liệu tham khảo
22

KINH NGHIỆM DẠY HỌC VĂN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC
(QUA VÍ DỤ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY TRÍCH ĐOẠN “NỖI THƯƠNG MÌNH”

TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỀN DU)
Giáo viên: Lê Thị Hằng
1


Trường THPT Nông Cống II
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhiều năm trở lại đây vấn đề dạy văn và học văn trong nhà trường đã nhận
được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và tốn không biết bao giấy mực của báo chí ,
các nhà nghiên cứu, công sức của các thầy cô giáo. Chung quy lại thì, ai cũng nhận

ra, nhìn thấy cần phải đổi mới dạy văn nhưng cụ thể đổi đến đâu và như thế nào thì
vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn.
1.1.1. Xét cho cùng mọi phương pháp dạy học văn học đều liên quan đến
việc sáng tác văn học và đọc văn bản nghệ thuật. Có nhiều cách đọc văn bản, tùy
theo lý thuyết được người đọc lựa chọn. Trước đây, ở nước ta xu hướng nghiên
cứu, tiếp cận văn học theo lập trường xã hội học một thời gian dài được chú trọng.
Nhà nghiên cứu hình thức học lại quan tâm đến cấu trúc hình thức của tác phẩm.
Xem văn bản nghệ thuật như một hệ thống có giá trị nội tại, khép kín. Người ta gọi
những người nghiên cứu theo xu hướng này là nhà Thi pháp học.Tuy nhiên, trong
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, giữa các lý thuyết nghiên cứu
vẫn có mối quan hệ gắn bó với nhau, không có phương pháp nào là độc tôn, không
có sự phân tách tuyệt đối khi nghiên cứu văn bản nghệ thuật.
Có nhiều phương pháp tiếp cận tác phẩm khác nhau: tiếp cận từ góc độ ngôn
ngữ học, từ cấu trúc, thi pháp học, xã hội học vv… Trong phạm vi bài này, người
viết có một vài kinh nghiệm khi nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc
độ tiếp cận Văn hóa học. Đây là phương pháp tiếp cận văn bản tác phẩm nghệ thuật
ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra
đời.Xác lập sự chi phối của các quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị,
luật pháp, thuần phong mỹ tục…cũng như quan niệm về con người và sự chi phối
của các phương diện khác nhau trong đời sống, sinh hoạt xã hội từng tồn tại trong
2


một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm, về các mặt xây dựng nhân vật,
kết cấu, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ…Phương
pháp nghiên cứu giảng dạy từ góc độ văn hóa học mang tính tổng hợp, trung gian
giữa các phương pháp đọc văn bản khác nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng,
phù hợp với xu hướng tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật.
1.1.2. Trong nhà trường THPT hiện nay, một thực tế khách quan là học sinh
không thích học văn, đọc văn. Tại sao như vậy? Có nhiều nguyên nhân khác nhau:

Một là, xu thế chọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh
thường là khối A,B, các em thi vào các trường thuộc khối kinh tế, kỹ thuật, thương
mại hơn là các ngành nghề thuộc khối xã hội
Hai là, trong xu thế hiện đại, các tài liệu thông tin phong phú, tài liệu nghiên
cứu tác phẩm văn học phổ biến, nhiều em không biết nội dung tác phẩm như thế
nào nhưng lại đọc các bài viết phê bình, đánh giá tác phẩm ấy trước. Các loại sách,
tài liệu: Để học tốt môn văn, bài văn mẫu, bài văn chọn lọc, bài gợi ý tìm hiểu vv…
phổ biến trong thư viện, trên những quày bán sách báo và các trang web…. Vì vậy,
không cần nghiên cứu, tiếp cận văn bản tác phẩm các em vẫn làm bài văn, vẫn
“như là hiểu tác phẩm nghệ thuật” dẫn đến tình trạng nhàm chán khi lên lớp học
văn. Gần đây, trên mạng Internet có đăng một bài thơ “Tóm tắt truyện Kiều” của
một học sinh chuyên toán đã cho thấy rõ điều đó. Không cần đọc tác phẩm vẫn tóm
tắt được tác phẩm văn chương!?
Ba là, một số thầy cô giáo dạy văn lên lớp giảng dạy, chưa thật sự tìm tòi,
sáng tạo, vẫn dạy theo lối “sáo mòn” “như sách” dẫn đến các em nghe giảng đã
“biết rồi, khổ lắm nói mãi” cho nên học sinh cũng chán học môn văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ những lí do nêu trên, người viết đề xuất một phương pháp nghiên cứu,
giảng dạy tác phẩm văn học (Đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du) từ góc độ văn hóa học. Đây là một trong những phương pháp tiếp cận
3


tác phẩm văn chương hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn mà
người viết bài này đã thử nghiệm và tương đối thành công.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Truyện Kiều và đoạn trích “Nỗi thương
mình” trong chương trình lớp 10 THPT. Tôi tiến hành giảng dạy ở các lớp 10 A1 và
10 A5 trường THPT Nông Cống 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích yêu cầu như trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp
tiếp cận văn hoá học như sau:
- Phương pháp tái hiện: Đối với văn học trung đại cần phục nguyên tái hiện
không gian văn hoá cũng như những nhân tố thời đại tác động.
- Phương pháp đối chiếu, liên hệ: Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn
hoá thời đại.
- Xác định cơ sở văn hoá xã hội đã hình thành nên tác phẩm (đề tài, chủ đề,
hình thức nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác phẩm...)
- Phương pháp thuyết trình: trong quá trình tìm hiểu văn bản, giáo viên kết
hợp với học sinh bình giảng về số phận, cuộc đời, nỗi đau, sự bất hạnhThúy Kiều,
từ đó học sinh khắc sâu kiến thức của bài học đồng thời bổ trợ cho các em khi làm
bài tập tự luận.
- Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm ở một số câu hỏi khó, đọc diễn
cảm, dựng lại cuộc đời của Thúy Kiều trước và sau khi bị “Bán mình” … nhằm
mục đích phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, từ đó các em tự mình
chiếm lĩnh kiến thức của văn bản, hiểu được nỗi đau của Thúy Kiều ở lầu xanh của
Tú bà trong đoạn trích.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Sơ lược về khái niệm văn hóa
4


Văn hóa là sản phẩm của cộng đồng người, tồn tại và phát tri ển g ắn
liền với cộng đồng người ấy trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi một cộng đồng
người du có lạc hậu đến đâu vẫn có văn hóa của riêng mình. Nói văn hóa là
nói đến sự sáng tạo của con người từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất trên m ọi
lĩnh vực sinh tồn. Theo Các phương diện chính sách văn hóa Canadda – Unesco
1997 – bản tiếng Pháp, người ta đã thống kê được 256 định nghĩa khác nhau
về văn hóa. Có những định nghĩa nói về chức năng của văn hóa, có nh ững đ ịnh

nghĩa thiên về dân tộc học, xã hội học, tâm lí học, nhân học… Tùy cách ti ếp
cận mà các tác giả có những định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Tổ chức văn hoá giáo dục khoa học của Liên Hợp quốc đã đ ưa ra m ột
định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng th ể sống đ ộng các ho ạt đ ộng
sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các
thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ th ống giá tr ị, truy ền
thống, thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi dân tộc” 1.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội “Văn hoá là s ự t ổng h ợp c ủa
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ng ười đã s ản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi h ỏi của s ự sinh t ồn” 2
1.2. Văn hóa học
Văn hóa học là một bộ môn khoa học tương đối mới, nó nghiên cứu văn hóa
nói chung và các hiện tượng văn hóa riêng biệt như văn hóa gia đình, tôn giáo,
nghệ thuật, lối sống, chính trị, kinh tế, giáo dục v.v.. Theo quan niệm của V.M.
Rodin - nhà văn hóa học Nga cho rằng, Văn hóa học là một khoa học nhân văn, từ
đó tạo ra nghịch lý là không có một Văn hóa học thuần tuý. Có bao nhiêu nhà Văn
hóa học thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa văn hóa, mỗi khuynh hướng Văn hóa học
đều quy định cách tiếp cận về đối tượng của mình. Mặc dù vậy, các nhà khoa học
1Tạp chí thông tin Unesco số 2 – 1988, trang 5
2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2000, tập 3, trang 431

5


về văn hóa đều hướng đến việc xây dựng tri thức Văn hóa học theo hướng tiếp cận
liên ngành, cách tiếp cận này có thể giao tiếp được các ngành học với nhau trong
quá trình nghiên cứu. Có thể nói, cùng với triết học, sử học, các khoa học về văn
hóa và phương pháp luận khoa học, Văn hóa học thể hiện với tư cách là cơ sở của
các khoa học nhân văn.
Người đầu tiên mở đường cho nghiên cứu khoa học về văn hóa là Edward

B.Tylor với tác phẩm nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy”. Cho đến gần 40 năm sau,
từ khi cuốn sách “Văn hóa nguyên thuỷ” ra đời, năm 1909 thuật ngữ Văn hóa học
mới được khẳng định bởi Willhelm Ostwald – nhà khoa học và triết học Đức. Thuật
ngữ này dùng chỉ cho môn học mới mà ông gọi là “Khoa học về các hoạt động văn
hóa, tức là hoạt động đặc biệt của con người”.
Khi nói về bộ môn Văn hóa học, các nhà khoa học về văn hóa cho rằng, có
ba định hướng nhận thức cơ bản là: Văn hóa học triết học, Văn hóa học lịch sử và
Văn hóa học lý thuyết.
Vì thế, trong các khoa học về văn hóa, cho đến nay, đã có sự đóng góp của
nhiều môn học khác nhau như: dân tộc chí, dân tộc học, nhân học, xã hội học, tâm
lý học, ngôn ngữ học, ký hiệu học v.v.. mà trước hết và chủ yếu là hai môn: Nhân
học và Xã hội học. Tất cả các môn học này, từ nhiều khía cạnh khác nhau, chúng
nghiên cứu các hiện tượng văn hóa cũng bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Trong thực tế, có nhiều bộ môn khoa học cùng nghiên cứu văn hóa dưới
nhiều góc độ khác nhau, song không loại trừ nhau, từ đó Văn hóa học đã ra đời. Có
thể nói, Văn hóa học được xem là môn học mang tính xuyên/ liên ngành – một
khoa học tích hợp bao quát nhiều bộ môn nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa. Đây
là một phương hướng nghiên cứu lý luận bao gồm phương pháp luận và bộ máy
phân tích của Triết học văn hóa, Lịch sử văn hóa, Nhân học văn hóa và Xã hội học
văn hóa.
Khác với phần lớn các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn nghiên
cứu mọi lĩnh vực trong hoạt động đời sống của con người, được phân biệt theo đối
6


tượng đặc thù của hoạt động như: kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, nghệ thuật
v.v.. và các khoa học khác, Văn hóa học thuộc về nhóm các khoa học nghiên cứu
với tư cách khách thể tất cả các hình thức và thể loại thực hành, có mục đích trong
hoạt động sống của con người. Nhóm này bao gồm các khoa học Lịch sử, Tâm lý
học, Xã hội học, Nhân học v.v... văn hóa là một lĩnh vực rất rộng và hết sức trừu

tượng. Theo nhà giáo Đoàn Văn Chúc thì văn hóa là cái “vô sở bất tại”, muốn hiểu
biết về văn hóa cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau để có thể nhận thức về nó
một cách đầy đủ và toàn diện.
Con người không chỉ có hình hài, còn có cả một đời sống xã hội và cá nhân vô
cùng phức tạp. Văn hóa học đã không dừng lại nghiên cứu con người sinh học đơn
thuần, mà còn được mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Con người ở đây được coi như là sự tổng hoà các mối quan hệ trong đời sống
xã hội, mà con người với tư cách là chủ thể sáng tạo và là tạo vật của văn hóa.
Khi nghiên cứu các khái niệm con người văn hóa - xã hội thì nhận thấy các khái
niệm này đã có tính liên ngành, chẳng hạn con người chỉ có thể tồn tại trong những
điều kiện xã hội và văn hóa nhất định, nhưng con người cũng là chủ thể sáng tạo ra
những giá trị văn hóa và giá trị xã hội. Và xã hội là những nhóm người được tổ
chức lại theo một định chế chung đồng thời cũng bị quy định bởi một nền văn hóa
chung. Còn văn hóa là những kết quả sau cùng, những giá trị chuẩn mực xã hội
được sáng tạo bởi các thành viên xã hội.
Nói chung, Văn hóa học là những khoa học về văn hóa, nghiên cứu đời sống
xã hội và hoạt động của con người, cùng những sáng tạo văn hóa của nhân loại
trong lịch sử.
2.Thực trạng của vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu văn học ở nước ta, nghiên cứu tác phẩm văn học từ
góc độ văn hóa học đang còn ít. Tác phẩm tiêu biểu nhất tiếp cận từ góc độ văn hóa
là “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” của PGS,TS Trần Nho
Thìn. GS Phan Ngọc có tác phẩm “Văn học xét theo văn hóa học” và tác phẩm
7


“Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” vv…Có thể nói, dù nhiều vấn đề văn
học đã được nhìn từ góc độ văn hóa học, nhưng vẫn còn một số phương diện văn
hóa tiềm ẩn hệ thống đề tài, hình tượng nhân vật, ngôn từ của tác phẩm văn học vẫn
chưa được “chạm” tới. Thực tế vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu

tìm hiểu văn học từ góc độ văn hóa học cho giáo viên ở các trường ĐH, THPT,
THCS.
Ta thường hay nói “Văn học là nhân học”. Nói văn hóa học chính là nói đến
con người - nhân học. Bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng thể hiện con người và
hoạt động của con người trong một không gian thời gian nhất định. Con người
trong văn học ở mỗi thời kỳ lại có những cách thể hiện riêng, diện mạo riêng. Con
người Trung đại khác con người Hiện đại. Con người là sản phẩm của xã hội đã và
không ngừng được văn hóa hóa. Tức là thành những “khuôn”, “mẫu” riêng để ngày
càng hoàn thiện, phát triển đi lên.
Với tư cách là một thực thể văn hóa,con người bao giờ cũng tồn tại trong ba
mối quan hệ: quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với
chính bản thân mình. Mọi ứng xử của con người đều nằm trong ba mối quan hệ đó.
Điểm khác biệt của cách tiếp cận văn hóa học so với Thi pháp học là ở chỗ: tiếp
cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như là
một thế giới khép kín, có giá trị tự thân màđặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh các
quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của
các dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời gian trong tác phẩm.
Tiếp cận văn hóa học là tiếp cận khoa học liên ngành. Vận dụng tri thức tổng hợp
về lịch sử, địa lý, tôn giáo, triết học, khảo cổ học, nhân loại học…để giải mã các
hiện tượng thi pháp tác phẩm văn học.
Phương pháp này không phải là một cái gì tuyệt đối so với các phương pháp
khác. Cách tiếp cận văn hóa học chú trọng phân tích văn hóa từ phương diện lịch sử
nên nó gần với xã hội học – lịch sử. Cách tiếp cận này nhằm tái hiện lại đời sống
văn hóa trong một thời đại nhất định, do đó có nhiều trường hợp giống với công
8


việc của chú giải học, giải mã các hiện tượng văn hóa không còn tồn tại trong hiện
tại.
Ví dụ, khi phân tích vấn đề Hồng nhan bạc phận và Tài mệnh tương đố trong

truyện Kiều của Nguyễn Du. Theo quan điểm của người hiện đại Hồng nhan bạc
phận có vẻ như là vấn đề duy tâm, siêu hình. Nhưng với thời Trung đại, triết lý này
phản ánh số phận của người phụ nữ có sắc đẹp Hồng nhan thì phải chịu nhiều đau
khổ, bất hạnh.Dẫn đến quan niệm khinh ghét, xa lánh,thậm chí ghê sợ những người
xinh đẹp, nhìn sắc đẹp như là yêu ma, là nguồn gốc gây nên tai họa cho triều đại,
cho gia đình, cho chính người có sắc đẹp. Từ đó, có chủ trương trọng đức hơn trọng
sắc. Từ quan điểm của xã hội phong kiến soi vào truyện Kiều ta mới thấy cái nhìn
nhân đạo, sự vĩ đại của Nguyễn Du: nhà thơ đã vượt qua cái nhìn giai cấp, đầy định
kiến, khinh miệt người phụ nữ Tài Sắc để cảm thông chia sẻ, bênh vực cho người
phụ nữ hồng nhan! Nguyễn Du là nhà thơ nữ quyền đầu tiên của văn học Việt Nam.
Tuy nhiên,Hồng nhan bạc mệnh đặt vào không gian văn hóa Trung đại sẽ làm nổi
bật một vấn đề khác: người phụ nữ tài sắc nói chung là những người làm ra các giá
trị văn hóa nhưng lại bị xã hội khinh miệt, rẻ rúng. Bênh vực người phụ nữ đẹp và
người nghệ sỹ, Nhà thơ đã đề cao giá trị tinh thần và mở ra chân trời mới về quan
niệm con người: con người không chỉ có nhu cầu về vật chất: ăn, mặc, ở mà còn có
đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đó mới là giá trị đích thực của con người.
Chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du cần được xác định không phải bằng định ngữ
kiểu chống phong kiến chung chung mà ở những giá trị rất đỗi bình thường và hết
sức cụ thể, liên quan trực tiếp đến vận mệnh con người.
Tiếp cận văn hóa học cũng có điểm gặp gỡ với thi pháp học. Thi pháp học
mô tả các ngôn ngữ được chính tác giả sử dụng. Văn hóa học cũng quan tâm đến
hàm nghĩa văn hóa của các khái niệm ngôn từ của tác phẩm. Điểm khác biệt của
cách tiếp cận văn hóa học với thi pháp học là ở chỗ, tiếp cận văn hóa học không
chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có
giá trị tự thân mà còn có nhiệm vụ đối chiếu, so sánhcác quan niệm văn hóa của
9


thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm
về con người, về không gian, thời gian trong tác phẩm. Một hình tượng hay một thủ

pháp nghệ thuật sở dĩ hấp dẫn, có sức thuyết phục vì nó tìm được sự chia sẻ, đồng
cảm của những người cùng một nền văn hóa.
3. Phương pháp tiếp cận văn hóa học qua đoạn trích “Nỗi thương mình”
trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Dưới đây là trích đoạn “Nỗi thương mình” được trích trong Truyện Kiều từ câu
1229 đến câu 1248 :
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

10


Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó, mặn mà với ai”

3.1. Vị trí của đoạn trích
Như đã nêu ở trên, Truyện Kiều là một tác phẩm thể hiện quan niệm Tài
mệnh tương đố; Hồng nhan bạc phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Nhiều học sinh không đọc hết một phần của truyện Kiều nhưng vẫn tóm tắt được
tác phẩm, vẫn “hiểu” tác phẩm, vẫn nói được lòng thương người của cụ Nguyễn
Du. Nhưng để học sinh “yêu” truyện Kiều, “say” Truyện Kiều, hiểu tấm lòng của
cụ Nguyễn Du gửi gắm vào tác phẩm không phải là điều đơn giản. Người dạy phải
chuyển tải được “tình và ý” của Nguyễn Du, dụng ý nghệ thuật của tác giả thì học
sinh mới cảm nhận được giá trị đích thực của tác phẩm.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một ví dụ cụ thể. Đây là một trong những
đoạn hay nhất, sâu sắc nhất, cũng là đoạn thể hiện rõ nhất thân phận của người phụ
nữ hồng nhan chịu nhiều nỗi bất hạnh, khổ đau trong xã hội cũ. Đồng thời, cũng là
đoạn thể hiện rõ nhất nhân phẩm của Thúy Kiều “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn” cũng như tiếng kêu ai oán của Nguyễn Du cho thân phận nàng Kiều.
Trong phạm vi bài viết, người viết không đi vào phân tích lại đoạn trích như
trong sách hướng dẫn giảng dạy cũng như hướng dẫn đọc hiểu văn bản mà cố gắng
tiếp cận từ góc độ văn hóa học nhằm gợi mở một cách hiểu, cách đánh giá nhân vật
trong đoạn trích, qua đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn giá trị của đoạn trích cũng như
giá trị tác phẩm Truyện Kiều.
Đoạn trích Nỗi thương mình có thể chia thành ba đoạn nhỏ:
Đoạn 1 (bốn dòng đầu): Nguyễn Du miêu tả cảnh sống của Thúy Kiều giữa
chốn lầu xanh
Đoạn 2 (tám dòng tiếp theo): tâm trạng đau đớn, sự tự giày vò thể hiện vẻ
đẹp tâm hồn cao cả của Thúy Kiều
11


Đoạn 3 (những dòng còn lại): Thúy Kiều cố gắng tách mình ra khỏi cuộc
sống xô bồ chốn lầu xanh để giữ phẩm giá của mình.
Đọc đoạn trích và những tài liệu hướng dẫn đọc, hiểu đoạn trích, học sinh

cũng đã thấy được điều này. Vấn đề ở đây là làm sao chuyển tải được các nội dung
đoạn trích cho học sinh hiểu và thấu cảm nhân cách Thúy Kiều và tấm lòng nhân
đạo cao cả của Nguyễn Du gửi gắm vào trong câu chữ.
3.2. Phân tích đoạn trích từ góc độ văn hóa học với hai khái niệm Thân và
Tâm
3.2.1. “Thân” trong Truyện Kiều và trong đoạn trích Nỗi thương mình
“Thân”– thân xác là một thực thể hiển nhiên khẳng định sự có mặt của con
người trên cuộc đời, nếu không có thân xác thì cũng không có con người. Trong
văn hóa trung đại, phạm trù thâncó một vị trí rất quan trọng. Các học thuyết tôn
giáo lớn nhất ở phương Đông như Nho – Phật – Lão đều có đề cập đến phạm trù
thân. Có các cấp độ khác nhau trong việc tiếp cận một khái niệm văn hóa như khái
niệm thân. Trên thực tế có ba cấp độ: vấn đề thân được nhìn qua các học thuyết tư
tưởng tôn giáo (Nho – Phật – Đạo); vấn đề thân qua các ghi chép lịch sử và thân
được trình bày trong các tác phẩm văn học. Nho giáo chia thân thành hai phạm trù
thân xác thịt và thân danh tiết. Thân xác thịt cũng cần được bảo vệ nhưng thân danh
tiết quan trọng hơn, vào thời điểm bất đắc dĩ thì phải biết hi sinh nhục thân cho thân
danh tiết. Phật giáo chú trọng đến cái tâm nhưng cũng có một triết lí về thân. Thái
độ của nhà Phật cũng là phủ nhận cái thân, coi “sắc” (vật chất) là “không”. Tóm lại
các học thuyết tôn giáo đã gặp gỡ nhau trong chủ trương ứng xử khá nghiệt ngã,
đầy khắc kỉ đối với thân xác. Các nhà tư tưởng cổ đại tin rằng tư tưởng tiết chế dục
vọng, thủ tiêu bản năng có thể đạt được một trật tự xã hội hài hòa. Tất cả mọi người
nếu đều khắc kỉ với thân xác bản thân thì không còn ham muốn vật chất, nguồn gốc
của mọi rối loạn sẽ được khắc phục. Đó là ý nghĩa nhân đạo của các học thuyết này.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cho ta thấy có nhiều biểu hiện của một quan
niệm khá mới mẻ về thân xác của con người. Nhìn chung quan niệm này khác với
12


quan niệm coi thường thân của truyền thống văn hóa, văn học và tôn giáo mà
chúng ta vừa nói sơ lược ở phần trên. Nguyễn Du tại nhiều thời điểm đã có khuynh

hướng đề cao thân xác, coi thân xác là một phạm trù giá trị.
Thương thân, xót thân là một biểu hiện rõ nhất khi đọc đoạn trích Nỗi
thương mình.Nhà thơ đã mô tả một cách tài tình thân phận nàng Kiều ở lầu xanh
lần thứ nhất. Một số phận đắng cay, tủi nhục. Tác giả bộc lộ tình cảm thương thân,
xót thân. Nguyễn Du đã để cho nàng Kiều Tự thương mình. Qua tình cảnh của
Thúy Kiều, Nhà thơ ca ngợi nhân phẩm của Thúy Kiều. Nguyễn Du có cái nhìn
khác về thân thể con người. Đối với ông, sự tôn trọng con người trước hết phải là
trân trọng thể xác. Nguyễn Du thường công khai phê phán sự đánh đập, đặc biệt
ông chú ý đến bản thân nỗi đớn đau, nhục nhãcủa việc thân xác con người bị dày
xéo, chà đạp:
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người.
Đây là một nét khác biệt căn bản giữa Nguyễn Du và Thanh Tâm tài nhân.
Với Nguyễn Du, đó là tình cảm của con người “trông thấu sáu cõi” còn với Thanh
Tam tài nhân đó là quan niệm của xã hội phương Đông phong kiến: chuyện đòn roi
là “Chuyện thường ngày ở huyện”, chẳng ai mảy may xúc động. Với Nguyễn Du,
ông trân trọng thể xác con người, không tách bạch phần hồn và phần xác, ông coi
thân thể là một phạm trù thuộc nhân cách. Đó là một phương diện quan trọng của
chủ nghĩa nhân đạoNguyễn Du trong Truyện Kiều. Nhân đạo không phải tố cáo chế
độ phong kiến chung chung mà quan trọng hơn, chú ý đến thể xác như một phần
của nhân cách. Tôn trọng con người trước hết là tôn trọng thân xác của nó. Nhà phê
bình văn học Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều đã viết: “Có thể nói,
Truyện Kiều là tác phẩm thương thân, xót thân bậc nhất trong văn học Việt Nam
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX…Truyện Kiều đã được xây dựng sao cho nhân vật tự

13


cảm thấy được cái thân đau đớn, ê chề, nhục nhã của mình …thương thân chứ
không phải thương tài, tiếc thương chứ không phải câu chuyện bất hủ”(3).

Đoạn trích Nỗi thương mình đúng như cách lựa chọn tiêu đề của người biên
soạnlà đỉnh cao của sự Tự thương của Thúy Kiều.
Truyện Kiều không chỉ cất lên tiếng nói thương thân, xót thân mà còn là
tiếng hát ngợi ca thân, tôn vinh thân. Thương xót thân và ngợi ca thân là hai mặt
của một quan niệm thống nhất về con người trong Truyện Kiều, quan niệm này
tước bỏ màu sắc thánh nhân, đưa nhân vật trở về cuộc sống thường ngày, con người
tự nhiên. Giữa chốn lầu xanh ô nhục, giữa bao nhiêu cám dỗ của đồng tiền, của
nhục dục, Thúy Kiều vẫn “Vô cảm”. Nguyễn Du đã để cho Kiều Tự thương, tự
nhận ra nỗi ô nhục trong chốn lầu xanh.
Chúng ta ai cũng biết, khi xảy ra cơn gia biến, Kiều đã quyết định “bán mình
chuộc cha”
“Quyết tình nàng mới hạ tình,
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”
Mình tức là thân mình, là thể xác, hiện hữu vật chất của cá thể trên cuộc đời
này. Bán mình tức là không còn chủ sở hữu thân thể của mình nữa mà trao quyền
sở hữu cho người mua mình. Đó là một thực tế nghiệt ngã trong xã hội cũ. Hy sinh
tình yêu để giữ tròn chữ hiếu là một phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều, cũng là một
mô hình ứng xử có tính chất “mô típ” mang màu sắc Nho giáo. Nguyễn Du là một
nhà Nho, nên ông chịu sự chi phối của văn hóa Trung đại phương Đông. Tuy nhiên,
một điểm khác biệt giữa nàng Kiều của Nguyễn Du và nàng Kiều của Thanh Tâm
tài nhân mà nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã phát hiện phân tích: Nếu Kiều của
Thanh Tâm tài nhân có ý thức trở thành liệt nữkhông thua kém các tấm gương kim
cổ hy sinh thân mình vì cha mẹ thì Kiều của Nguyễn Du lại hành động xuất phát từ

3 Trần Đình Sử, 1997. Thi pháp Truyện Kiều tr112.

14


tình cảm cha con, một tình cảm nhân bản hơn là một ứng xử theo mẫu hình thánh

nhân.
Rơi vào lầu xanh, Kiều càng bộc lộ tấm lòng tự thương của mình. Như ta đã
biết, một số nhà Nho như Nguyễn Công Trứ, Tản Đàđã kết tội Kiều là “Tà dâm”
(Đáng đời cho cái kiếp tà dâm), trách nàng không chọn cái chết để bảo toàn danh
tiết. Kiều đã sống suốt 15 năm ô nhục chốn thanh lâu mà không tự tử, không chết
như những liệt nữ. Đứng trên quan điểm của Nho gia về trinh tiết như vậy là không
thể chấp nhận được. Nhưng đây lại là cái mới đi trước thời đại của đại thi hào dân
tộc - Nguyễn Du. Con người nhất phiến thường là hình mẫu lí tưởng của văn học
Trung đại không hề tồn tại trong nàng Kiều, mặc dù nàng là nhân vật chính diện
của nhà thơ. Nguyễn Du trong đoạn trích đã nhìn nàng Kiều, ca ngợi nàng Kiều
bằng cái nhìn đa chiều. Một mặt, ông tỏ lòng thương cảm sâu sắc cho tấm thân
trong trắng của nàng bị ô uế, tủi nhục, mặt khác ông ca ngợi nhân phẩm của nàng
“gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nói như Kim Trọng “Bụi nào cho đục
được mình ấy vay”.
3.2.1. “Tâm”trong Truyện Kiều và trong đoạn trích Nỗi thương mình
Bên cạnh nỗi thương thân, xót thân đoạn trích còn thể hiện cái tâm trong
sáng của Thúy Kiều. Chúng ta phải đặt cái Tâmtrong văn hóa cổ trung đại với cái
Tâmcủa Thúy Kiều mới làm cho học sinh hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm, vẻ đẹp
toàn bích của Thúy Kiều.
Tâm là một phạm trù hết sức quan trọng trong văn hóa phương Đông. Quan
trọng đến mức nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cái học truyền thống của phương
Đông là tâm học. Quan niệm về tâm và ứng xử đối với tâm đã chi phối sâu sắc đến
việc thể hiện con người trong văn học và khi tìm hiểu nhân vật văn học không thể
không phân tích ảnh hưởng này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này4nên trong phạm vi bài viết này người viết không đi sâu bàn về chữ tâm mà chỉ
4Trương Lập Văn (chủ biên), 1999. Tâm (Tủ sách tinh hoa về các phạm trù triết học Trung Quốc) bản dịch, Nxb
Khoa học xã hội.

15



đề cập đến như một phạm trù cần phải nghiên cứu và cho học sinh thụ cảm khi tìm
hiểu đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Trước hết, phải cho học sinh biết, trong văn học trung đại Việt Nam chữ tâm
được biểu hiện rất nhiều phương diện, có thể chia thành mấy nhóm sau đây:
(1) Thuyết lí về trạng thái lí tưởng của tâm mà tác giả tâm đắc (hư tâm, thanh

tâm, quả dục, tâm đạo lí:
(2) Ca ngợi sự lựa chọn thiên nhiên trong sạch (ẩn dật), đối lập, phê phán thế
giới vật dục, chỉ rõ vật dục là cội nguồn tội lỗi, cội nguồn bất hạnh, đau
khổ của kiếp người, xem cuộc sống đạm bạc thanh tịnh là con đường đảm
bảo hạnh phúc chân chính nhất;
(3) Cảm hứng về tính chất mộng ảo, tạm bợ, vô nghĩa của cuộc đời trần tục
đầy những tham vọng vật chất.5
Trong truyện Kiều, từ trước đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về thế giới
nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Nguyễn Du đã nêu lên một vấn đề gây tranh cãi:
Tình là nguyên nhân của khổ (Lại mang lấy một chữ tình – Khư khư mình buộc lấy
mình vào trong) và Tu là cội phúc tình là dây oan. Các nhà nghiên cứu, đọc truyện
Kiều có nhiều tranh cãi cũng xuất phát từ vấn đề này…
Đọan trích Nỗi thương mình thẻ hiện rất rõ chữ tâmcủa Kiều (và cũng là của
Nguyễn Du!
Trong hoàn cảnh tủi nhục nhất, thân xác bị đọa đày, Thúy Kiều vẫn luôn
hướng về người thân, về cha mẹ, về người yêu. Cho nên Tâm trong Truyện Kiều là
tấm lòng. Nguyễn Du đã mượn lời nhân vật Từ Hải để gửi gắm điều đó “Tấm lòng
nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: Nhân vật Truyện
Kiều sống bằng thế giới tấm lòng. Chữ lòng có nghĩa tương đương với chữ tâm,
được tác giả trung đại dùng để dịch chữ tâm. Cái mới của Nguyễn Du chính là
chuyển cảm hứng từ quan niệm con người tỏ lòng sang thế giới tấm lòng. Nói thế
giới vì nó bao quát và bao gồm cả những “lòng riêng” và “tấm riêng” không tỏ ra
5Dẫn theo Trần Nho Thìn (2008) Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Nxb Giáo dục, trang 451.


16


được mà đoạn trích Nỗi thương mình là một minh chứng cụ thể. Đêm khuy thanh
vắng “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” Kiều mới tỏ được lòng mình “Giật mình, mình
lại, thương mình xót xa”. Lần đầu tiên trong văn học Trung đại Việt Nam ta hiểu
tấm lòng là một hiện tượng tâm lí chứ không đơn thuần là một hiện tượng nghĩa lí.
Từ góc độ văn hóa học đây là một sự chuyển biến từ mô hình con người lí tưởng
Thánh nhân sang con người phàm trần. Mà sự Tỏ lòng của nhân vật Thúy Kiều là
một ví dụ cụ thể. Với Thúy Kiều lòng là tình, là xúc cảm là những phản ứng cảm
xúc trước mọi tác động khác nhau của đời sống tình cảm. Những biểu hiện tâm lí
của Thúy Kiều đều là những dạng thức tự nhiên trước những tình huống cụ thể của
cuộc sống. Giữa cuộc sống xô bồ chốn lầu xanh. Giữa thế giới của đồng tiền, của
trụy lạc, con người Thúy Kiều mới bộc lộ rõ nhân cách của mình. Người ta thương
Kiều, quý Kiều, trân trọng Thúy Kiều cũng nhờ Nguyễn Du đã miêu tả chân thực
tấm lòng của Kiều khi ở chốn lầu xanh mà đoạn trích là đỉnh điểm sự thể hiện nhân
cách cao đẹp của Thúy Kiều.
3.3. Từ đoạn trích Nỗi thương mình, hiểu thêm về tâm trạng, nỗi đau của
Thúy Kiều và những nét văn hóa trong thưởng thức nghệ thuật, thú chơi tao nhã
của người xưa.
Trong nghệ thuật trung đại, người ta hay nói đến Nghệ thuật tứ bình thì đoạn
trích là một minh chứng cụ thể mà giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu trao
đổi và tìm hiểu. Từ góc độ văn hóa thì đây là một thú chơi tao nhã của người xưa.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên, có đủ cả: phong – hoa – tuyết –
nguyệt, cảnh đẹp bốn mùa hội tụ vào nơi đây, gió xuân vi vu thổi, hoa hạ đua nhau

khoe sắc ngát hương, trăng thu sáng vằng vặc, tuyết đông phủ kín cả lầu tất cả đều
rất thực, rất sinh động như vẽ nên bức tranh đầy màu sắc, âm thanh của lầu xanh và
17


trong đó có đủ những thú vui của con người: cầm – kì – thi – họa càng tô điểm cho
bức tranh ấy thêm phần nhộn nhịp, sống động hơn bao giờ hết.
Nhưng nêu lên những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tao nhã, nên thơ ấy lại như
một sự giễu cợt, mỉa mai, chua chát. Vì dù ngụy trang khéo đến mấy, cũng không
thể che đậy nổi cái bản chất nhơ nhớp, bẩn thỉu bên trong của chốn “buôn thịt bán
người”. Đoạn thơ vì thế đồng thời hướng vào tâm trạng Kiều: Kiều luôn phải tách
mình thành hai nửa: một con người bề ngoài vui gượng, giả tạo và một con người
thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn.
Cảnh không thể vui vì lòng người nặng trĩu nỗi tê tái.. Khi gió tựa hoa kề, khi
cung cầm thi họa, lúc nào nỗi đau cũng dâng đầy và nghẹn ứ trong lòng nàng. Ý
thức về nhân phẩm một khi trỗi dậy là lại bị giày xéo, khiến nàng không nguôi bẽ
bàng, nhục nhã về thân phận. Hai từ “đòi phen” được lặp lại trong tám câu thơ càng
thể hiện rõ hơn đó là một nỗi đau thường trực, chưa lúc nào thôi dằn vặt Kiều. Nỗi
sầu của Kiều lan tỏa sang cảnh vật :
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Bằng sự thông cảm lạ lùng, và bằng tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết nên
hai câu thơ hay nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình. Từ một trường
hợp cụ thể, thơ Nguyễn Duđã vươn tới tầm phổ quát, trở thành chân lí của mọi thời.
Có thể nói hai câu thơ là đỉnh điểm của đoạn trích vì nó lột tả được sâu sắc hơn bao
giờ hết nội tâm của nhân vật từ đó lan tỏa sang cảnh vật một cách thật tự nhiên và
hợp lí. Nỗi buồn của Thúy Kiều cứ dâng lên, như sóng cồn triền miên không bao
giờ dứt, nó cứ khuấy động bên trong sâu thẳm con người Kiều để rồi đến một lúc
nào đó, tức nước vỡ bờ, nó dâng lên cuồn cuộn đánh động vào nỗi lòng, cảm xúc
của Thúy Kiều, khiến cho mọi vật qua cái nhìn của nàng đều trở nên u buồn, tăm

tối, nhuộm màu tang thương.
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai ?”
18


Giữa chốn lầu xanh mà đồng tiền lên ngôi, có bao kẻ đến rồi đi, cái còn lại
sau cùng với Kiều chỉ là sự rã rời, đau đớn cả về thể xác và tâm hồn. Ấy vậy mà tại
sao vẫn còn chỗ cho câu chuyện về tri âm, tri kỉ? Dễ hiểu vì sao sau này khi Từ Hải
đến lầu xanh với con mắt khác người và nhìn ra ở Kiều một tấm lòng tri kỉ, Kiều đã
“cảm khái” đến như thế nào. Thì ra, sâu thẳm cõi lòng, Kiều vẫn luôn mong ngóng
một tấm lòng, một người hiểu mình, hơn cả là mong chờ một hạnh phúc thực sự.
Một lần nữa ngôn ngữ nửa trực tiếp lại khiến cho câu thơ có những lớp nghĩa sâu
sắc. Sự lẻ loi của Kiều cũng chính là sự lẻ loi của Nguyễn Du. Sự khát khao tri âm
của Kiều cũng na ná như tấm lòng của Nguyễn Du trước mộ Tiểu Thanh với câu
hỏi cháy lòng:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Cũng vì câu chuyện tri âm đó mà Nguyễn Du sau này đã để Kim Trọng đánh
giá nhân phẩm Thúy Kiều trong ngày hội ngộ:
“Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay”
Trước đây có nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn tỏ ra khắt khe trong việc xét
đoán Kiều bằng nhiều cách gọi: con đĩ, tà dâm… Nguyễn Du giữ lại một cái cốt lõi
trong câu chuyện “nôm na mách qué” của mình, đó là một ý thức, một số phận, một
tấm lòng. Nguyễn Du không né tránh việc nói về thân phận nhân vật chính là kĩ nữ
giữa chốn bùn nhơ và cái cách ông miêu tả là phân tích tâm lí một cách tàn nhẫn (từ
dùng của Phan Ngọc): nhân vật tự soi mình, tự đau khổ và giày vò chính mình. Câu
nói của Kim Trọng thể hiện tấm lòng rộng mở của Kim Trọng nhưng cũng là của
Nguyễn Du – nhà thơ có tấm lòng nhân đạo vượt xa cách nhìn đầy kì thị của xã hội

phong kiến để nhìn đúng một người phụ nữ rơi vào thân phận bị cả xã hội coi
thường6.
6Dẫn theo Nguyễn Đức Hiểu – Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học (truyện Kiều) trang 11

19


4. Kết quả thu được và bài học kinh nghiệm
4.1.Kết quả thu được:
Ngạn ngữ Italia có câu: “Mọi con đường đều đến thành Rôm”. Hiểu theo
nghĩa văn chương có nghĩa là: tiếp nhận văn học có nhiều phương pháp khác nhau,
cái đích cuối cùng vẫn là đạt được mục đích như mong muốn. Phương pháp tiếp
cận Truyện Kiều và các đoạn trích trong Truyện Kiều ở THPT từ góc độ văn hóa
học là một trong những phương pháp để hiểu Truyện Kiều, giúp học sinh được tiếp
nhận tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Làm cho các em hiểu Kiều, yêu Kiều, trân
trọng những di sản văn hóa mà cha ông để lại, trao truyền cho các thế hệ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho HS
- Góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn Ngữ văn.
4.2.Bài học kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu giảng dạy từ góc độ văn hóa mang tính tổng hợp,
trung hòa giữa các phương pháp đọc hiểu khác nhưng vẫn có những đặc trưng riêng
phù hợp với việc tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật. Để vận dụng hiệu quả phương pháp
dạy học này giáo viên phải có sự tìm hiểu vận dụng tri thức tổng hợp về văn
học,lịch sử, địa lí, tôn giáo, khảo cổ học...vv (Kiến thức liên ngành).
- Cần chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp để việc sử dụng phương pháp này có tính
chủ động và hiệu quả. Không nên sử dụng này một cách miễn cưỡng, bị động và
tùy hứng.
- Khi sử dụng phương pháp dạy học này cần phải dựa vào đặc điểm, mục tiêu
cần đạt của bài học. Tùy bài đểáp dụng,không lạm dụng một cách thái quá nội dung
bài học sẽ loãng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

- Cần kết hợp giữa việc dạy và kiểm tra theo hướng tích hợp.
III.KẾT LUẬN
Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là con đẻ của người nghệ sĩ. Là sản phẩm
của một thời đại. Nhận thức phản ánh là quy luật văn chương. Vì thế Truyện Kiều
20


của Nguyễn Du là một sản phẩm của thời đại. Một thời đại đang trên đường băng
hoại về đạo đức, suy vi về chính trị, cùng kiệt về kinh tế… Truyện Kiều của
Nguyễn Dulà tiếng thở dài của thời đại, cũng là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ đối
với chế độ phong kiến đầy rẫy những bất công ngang trái lên tiếng bênh vực quyền
sống con người đặc biệt là người phụ nữ. Với một sức sáng tạo tuyệt vời. Một nghệ
thuật độc đáo có một không hai.
Phương pháp văn hoá học là phương pháp tổng hợp liên ngành nên ít phiến
diện hơn các phương pháp khác. Do đó mà nó đạt những giá trị toàn diện hơn.
Truyện Kiều nói chung, đoạn trích Nỗi thương mình nói riêng là nơi hội tụ nhưng
nét đặc trưng văn hoá Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Vì vậy sử dụng phương pháp
văn hoá học để nghiên cứu phân tích đoạn trích Nỗi thương mình là hợp lý.
Nhìn nhận và đánh giá đoạn trích Nỗi thương mình từ góc nhìn văn hoá, đem
đến cho chúng ta một cái nhìn phóng khoáng, mới mẻ tìm ra cái bản chất, cái mấu
chốt trên con đường tìm đến chân lý nghệ thuật. Tuy nhiên những vấn đề đã phân
tích ở trên chưa phải là tất cả mà đó mới chỉ là đường hướng, là một vài nét khám
phá, dưới góc nhìn văn hoá Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Tiếp cận văn hoá học sẽ mở ra nhiều hứa hẹn mới không chỉ nghiên cứu phân
tích Truyện Kiều và đoạn trích Nỗi thương mình nói riêng mà sẽ là phương pháp
hữu hiệu áp dụng nghiên cứu các giá trị văn học nói chung.
Thế nhưng nghiên cứu văn học theo phương pháp văn hoá học chắc chắn đã
và đang đặt ra những thách thức mới cho những cây bút phê bình nghiên cứu văn
chương nghệ thuật và cả những ai thích khám phá chân lý nghệ thuật.
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình liên tục, thường xuyên và lâu

dài xuất phát từ mục tiêu giáo dục và từ điều kiện thực tế của nền giáo dục. Việc
tích cực nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới là trách nhiệm của mỗi
giáo viên.Trên tinh thần đó, tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm cá nhân
trong việc dạy đọc hiểu văn bản văn học từ góc độ tiếp cận văn hóa học.
21


Nội dung đề tài hoàn toàn là những kinh nghiệm chủ quan mà tôi rút ra từ
thực tiễn.Việc vận dụng nội dung của sáng kiến này tùy thuộc rất lớn vào nỗ lực
của người dạy. Rất mong được đem đến cho thầy cô những kinh nghiệm bổ ích.
Thời gian không cho phép để bản thân có thể đi sâu nghiên cứu tìm hiểu kỹ.
Còn rất nhiều vấn đề đặt ra trong bài viết mà chưa giải quyết hết. Chắc chắn đề tài
này còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự chia sẻ bạn bè, đồng nghiệp với hy
vọng sau này sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dần để đề tài thực sự đem lại hiệu
quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 Năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Lê Thị Hằng

Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (1974). Từ điển Truyện Kiều. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội,.
2. Đặng Thanh Lê (1973). Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Giáo dục
3. Phan Ngọc (1985). Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều.

22


4. Phan Ngọc (1994) Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới.
5. Phạn Ngọc, (1998) Văn học xét theo văn hóa học
6. Đào Thái Tôn (2001). Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận. Nxb

Hội nhà văn.
7. Nhiều tác giả (2002). Truyện Kiều - Tác phẩm và dư luận. Nxb Văn học.
8. Nguyễn Quảng Tuân (2004) Chữ nghĩa Truyện Kiều. Nxb Văn học.
9. Trần Ngọc Thêm (1997). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb TP Hồ Chí
Minh.
10. Trần Nho Thìn (2007)Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa.
Nxb giáo dục.
11. Trần Ngọc Vương (1999)Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.

23



×