Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Một vài kinh nghiệm dạy đọc hiểu và hướng dẫn ôn tập văn bản kịch trong chương trình trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.85 KB, 50 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

Một vài kinh nghiệm dạy đọc-hiểu và hướng dẫn ôn tập văn bản kịch trong
chương trình trung học phổ thông
1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1.1 Từ thực tế bài học:
- Văn bản kịch là một kiểu loại văn bản mới được đưa vào giảng dạy trong chương
trình ngữ văn phổ thông vài năm gần đây. Kiểu văn bản này có những nét đặc thù : Được
sáng tác về cơ bản là để diễn, bởi đó là một môn nghệ thuật tổng hợp , gắn bó với sân
khấu như các bộ phận kết nối chặt chẽ với nhau trên một cơ thể kịch bản. Trong khi đó,
việc giảng dạy thể loại này ở nhà trường lại không phải với tính chất một loại hình nghệ
thuật, chỉ đơn giản xem xét ở góc độ văn học, cho nên để thưởng thức tác phẩm kịch
đúng với tinh thần thể loại đã là một khó khăn, chưa nói đến tổ chức cho học sinh thâm
nhập, nắm bắt các giá trị của văn bản kịch thì không phải là việc dễ dàng.
Sách giáo khoa THPT đưa vào chương trình ba văn bản kịch: “ Rô-mê-ô và Ju-liet” của U. Sếch-x-pia, “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy
Tưởng và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Đây đều là các văn bản có
giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao , nhưng không phải dễ tiếp cận. Do vậy, đọc hiểu một
văn bản kịch rất cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để đọc đúng yêu cầu đặc
trưng thể loại. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp nâng cao
chất lượng đọc hiểu và ôn tập kịch qua hai văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trích
“Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ
1.2- Từ thực tế dạy và học kịch bản văn học
- Từ người tiếp nhận: Học sinh dù ở bậc THPT nhưng thói quen, nếp nghĩ đã ăn
sâu tiềm thức khi đứng trước yêu cầu đọc hiểu một văn bản bao giờ cũng tư duy theo thói
quen khi đọc một văn bản văn học. Cho nên, học sinh thường khá lúng túng trong thao
tác đọc hiểu văn bản kịch từ khâu xác định vấn đề cho đến cách đọc từng phần và quá
trình làm bài tập vận dụng. Vẫn biết đọc hiểu kịch là công việc khó khăn với người học
nhưng hi vọng với sự hướng dẫn của người dạy học sinh sẽ chủ động và hứng thú hơn


- Xuất phát từ phía người dạy: trên thực tế có nhiều giáo viên giảng dạy văn bản
này sa đà vào tìm nội dung chính, nhân vật chính và chủ đề văn bản và nhanh chóng biến
một giờ dạy đọc hiểu thành một giờ học văn bản truyện thông thường. Nhiều giáo viên
1

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

giảng dạy kịch chủ yếu dựa vào sách giáo viên. Dù đây là bộ sách có nhiều mặt mạnh,
nó là tài liệu định hướng quan trọng cho mỗi bài giảng của giáo viên, tuy nhiên đó mới
chỉ là những gợi ý rất chung chung, người thầy cần định lượng kiến thức để dạy cho phù
hợp. Một số chưa biết lựa chọn những kiến thức cơ bản, bài giảng chưa phù hợp với
đối tượng học sinh, tham kiến thức mà chưa áp dụng lý thuyết loại thể, dẫn đến hứng
thú học văn của học sinh chưa được phát huy. Một số giáo viên tung hứng giảng dạy kịch
mà quên mất các lời thoại nhân vật, dẫn tới dạy học thoát ly kiến thức của hành động
kịch. Hầu như hoạt động liên môn để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của học sinh
với loại hình nghệ thuật tổng hợp này không có
Kết quả là học sinh học xong văn bản nhưng không hiểu gì về nghệ thuật tạo
dựng tình huống, xây dựng xung đột kịch, về cách dẫn dắt mâu thuẫn của kịch, về hành
động kịch như thế nào.Với bản thân người viết, trải qua những khó khăn ban đầu, những
vướng mắc và quá trình nỗ lực tìm ra một cách thức khai thác và hướng dẫn học sinh tiếp
cận văn bản một cách có hiệu quả , người dạy bước đầu có nhứng đúc rút làm kinh
nghiệm đem ra trao đổi cùng đồng nghiệp .
- Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, người viết chỉ bàn đến hướng tiếp cận
một văn bản kịch theo thể loại bi kịch nói chung và vận dụng qua hai văn bản : Vĩnh biệt
Cửu trùng đài- Trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Hồn Trương Ba da

hàng thịt của Lưu Quang Vũ
2. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến
- Cách dạy và học phổ biến mà cá nhân người viết cũng từng vận dụng: Coi văn
bản kịch như một văn bản văn học thông thường, tương đồng với thể loại tự sự. Việc tổ
chức giờ học đọc hiểu và ôn tập cho học sinh không khác gì giờ học đọc hiểu văn bản tự
sự: chú ý đến nhân vật cùng với đặc điểm tính cách của nó; chú ý đến chi tiết, cốt
truyện…; những câu hỏi ôn tập cũng xoay quanh các vấn đề cơ bản đó. Kết quả là , học
sinh học xong không thấy có gì khác biệt so với đọc hiểu một tác phẩm tự sự . Học sinh
khá thụ động, máy móc, trông chờ vào sách để học tốt, tài liệu tham khảo, không có khả
năng đánh giá, cắt nghĩa, lý giải vấn đề
- Cách dạy và học theo hướng tích cực, bám sát đặc trưng thể loại, bám sát yêu cầu
đổi mới trong dạy và học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục- đào tạo: Người viết chú
trọng đến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học ở nhà với các câu hỏi và hoạt động
2

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

cụ thể, vừa sức; Chú ý trang bị cho học sinh các kiến thức lý luận và lịch sử, tác giả có
liên quan( dưới các hình thức: qua bài học, qua tài liệu cung cấp trước, qua mạng
Internet) ; Thiết kế giáo án với nội dung và hệ thống câu hỏi bám sát đặc trưng thể loại
với phương pháp phù hợp như phân tích, cắt nghĩa, bình giá, tổng hợp; Tổ chức giờ học
vận dung kỹ thuật dạy học hiện đại , phát huy tính tích cực của học sinh; Hướng dẫn học
sinh ôn tập với kiểu câu hỏi đọc hiểu và vận dụng làm bài nghị luận văn học
- Cách làm thứ hai học sinh đã chủ động và hứng thú hơn, năng lực tư duy được
rèn luyện nhiều hơn. Tuy nhiên , những đổi mới ban đầu rất cần được rút kinh nghiệm để

hiệu quả bài dạy được cao hơn. Sáng kiến Một vài kinh nghiệm tổ chức dạy đọc- hiểu và
ôn tập văn bản kịch trong trường THPT hướng tới điều đó
3. Giải pháp
3.1. Về nhận thức và tư tưởng
3.1.2. Nhận thức đúng về mục tiêu bài dạy
- Mục tiêu:
+ Kiến thức:Giúp học sinh nắm vững được bi kịch của con người được phản ánh
qua hai vở kịch: khi bị dặt vào nghịch cảnh hồn nọ xác kia- hồn Trương Ba, khi có tài
năng , tâm huyết nhưng bế tắc trước hiện thực khắc nghiệt- Vũ Như Tô; Thấy được giá trị
tư tưởng của vở kịch, tài năng của tác giả qua việc dẫn dắt xung đột kịch, hành động
kịch…
+ Kĩ năng: Hình thành kỹ năng đọc hiểu một văn bản kịch
+ Thái độ: Rèn luyện một lối sống có ý nghĩa
3.1.2. Nhận thức đúng về thể loại kịch và tiểu loại bi kịch.
- Kịch: Kịch là một trong ba loại hình văn học bên cạnh tự sự và trữ tình. Kịch
được coi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn
học.
Để đến được với công chúng trong tư cách một vở diễn, kịch đòi hỏi sự tham gia
của nhiều người : đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật, nhạc công, người phụ
trách ánh sáng, âm thanh. Trong tư cách là một tác phẩm văn học, kịch tồn tại dưới dạng
kịch bản văn học, độc giả có thể cảm thụ bằng việc đọc.
Do đặc tính riêng ( sáng tác để trình diễn trên sân khấu hoặc đưa lên màn ảnh, bị
chi phối bởi các yếu tố không gian và thời gian thực tế) kịch khó có thể chứa đựng một
3

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014


Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

dung lượng hiện thực rộng lớn như trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, cũng không
mang xu hướng bộc lộ những rung động, những cảm xúc và suy ngẫm như trong các tác
phẩm trữ tình, kịch khám phá và diễn tả đời sống bằng việc phát hiện những mâu thuẫn
và xung đột, coi đó như một phương diện bộc lộ bản chất của đời sống hiện thực đồng
thời cũng làm nên hình thức tồn tại riêng biệt của loại hình kịch bên cạnh các loại hình
khác của văn học. Đây là lý do để Hêghen có thể khẳng định : Tình thế giàu xung đột là
đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch. Hoặc, nói gọn hơn, như Biêlinxki : Xung đột tạo
nên tính kịch. Xung đột kịch có thể xảy ra giữa các mặt khác nhau trong một con người,
giữa các cá nhân, giữa các nhóm cho đến các tập đoàn người với nhau hoặc có khi, giữa
một tập đoàn người với một cá nhân trong một bối cảnh xã hội và lịch sử mang tính đặc
thù.
Nét chủ đạo của kịch là kịch tính. Kịch tính được tạo ra do mâu thuẫn và xung đột
một khi đã nảy ra liền phát triển liên tục, không gián đoạn theo chiều hướng mỗi lúc một
căng thẳng cho tới tình thế đòi hỏi phải giải quyết bằng một kết cục nào đó.
Quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành động kịch.
Hành động kịch là yếu tố quan trọng hàng đầu của kịch phẩm. Không phải ngẫu nhiên
khái niệm kịch drama trong tiếng Hylạp cũng có nghĩa là hành động. Đó là sự tổ chức
các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một diễn biến logic, chặt chẽ, nhất
quán chi phối bởi một quy luật nhất định mà qua đó công chúng có thể tiếp nhận được
những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống mà kịch tác gia muốn truyền đạt
Hành động kịch lại được thực hiện bởi các nhân vật kịch. Số lượng nhân vật trong
kịch không quá đông, cũng không được khắc họa quá tỉ mỉ như trong tiểu thuyết. Nhân
vật kịch phản ánh những mâu thuẫn của đời sống đã đến độ chín muồi, Trong kịch, các
nhân vật tự xây dựng nên tính cách riêng biệt của mình chủ yếu qua ngôn ngữ mà nó thể
hiện, thường chứa đựng nhứng mâu thuẫn và đấu tranh nội tâm. Các tác giả thường sử
dụng thủ pháp lưỡng hóa nhân vật- tách đôi nhân vật nhằm tự đối thoại, biểu hiện sâu sắc
nội tâm
Ngôn ngữ kịch có ba loại :

+ Ngôn ngữ đối thoại tức lời các nhân vật đối đáp với nhau
+ Ngôn ngữ độc thoại tức lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình
+ Ngôn ngữ bàng thoại tức lời nhân vật nói riêng với khán giả
4

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

Do đó, ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc
điểm, phẩm chất của nhân vật. M. Gorki đã lưu ý điều này : Các nhân vật kịch hình
thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi.
Ngôn ngữ kịch còn mang tính hành động, tức là thứ ngôn ngữ mang đặc tính tranh
luận, biện bác, tác động trực tiếp và thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột tăng tiến tạo kịch tính
với những sắc thái tấn công phản công; thăm dò lảng tránh; chất vấn chối cãi; thuyết
phục phủ nhận; cầu xin từ chối; đe doạ, coi thường
Ngôn ngữ kịch thể hiện cao độ đặc tính sống động, giàu chất thông tục của ngôn
ngữ đời thường.
Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột có thể phân ra ba loại kịch : bi kịch, hài
kịch và chính kịch.
- Bi kịch
+ Bi kịch: là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa những nhân vật tươi sáng, trong
trẻo, cao thượng, có phẩm chất tốt đẹp, có tinh thần hướng tới cái tiến bộ với những thế
lực đen tối, thâm hiểm, độc ác
+ Xung đột bi kịch : được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể điều hòa giữa
cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn; mọi cách giải quyết những mâu thuẫn đó
đều dẫn đến cái chết, gây nên suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

+ Nhân vật bi kịch đông thời mang trong mình khát khao cao cả và những lỗi lầm
không thể tránh khỏi.
+ Nhân loại tìm thấy ở bi kịch những gì khủng khiếp mà cái ác có thể gieo rắc, áp
đặt cho mình; do đó, không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo
của nó. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh và dự
báo về một điều gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người
3.1.3. Nhận thức đúng về kỹ thuật dạy học tích cực
Trong bối cảnh mới của thời đại, đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một yêu cầu bức thiết đối với người
giáo viên, với nhà trường và ngành giáo dục nói chung .
- Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động của chủ thể- tích cực nhận
thức, có khát vọng hiểu biết và không ngừng cố gắng cả về nghị lực và trí tuệ cao để
chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực trong học tập của học sinh bộc lộ ở khả năng: Hứng thú
5

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

với học tập; tập trung chú ý dến bài học; Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học,
trao đổi, thảo luận…; có sáng tạo trong học tập; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
hiểu bài và có thể trình bày lại bài theo cách hiểu của mình; biết vận dụng tri thức để giải
quyết vấn đề thực tiễn.
- Dạy học tích cực: Hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển
tính sáng tạo của người học. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui học tập, nuôi
dưỡng khát khao sáng tạo cho người học.
3.2. Một vài kinh nghiệm dạy đọc hiểu và ôn tập văn bản kịch. ( Giải pháp trọng

tâm)
(Các chữ viết tắt: Trương Ba: TB, Vũ Như Tô: VNT; Đan Thiềm: ĐT; Hồn
Trương Ba, da hàng thịt: HTBDHT, Lưu Quang Vũ: LQV; Lê Tương Dực: LTD; Nguyễn
Huy Tưởng: NHT; Cửu Trùng đài: CTĐ hoặc CT; )
3.2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
* Định hướng: Đây là khâu đặc biệt quan trọng để người học có được tâm thế
chủ động, tự tin khi bước vào giờ học. Riêng đối với văn bản kịch, công việc này có đặc
thù riêng. Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ sao cho học sinh bước đầu thâm nhập được văn
bản theo đúng đặc trưng thể loại. Hình thức tốt nhất là giáo viên sẽ chia nhóm để giao
việc . Để công việc không dàn trải , giáo viên đồng thời nêu câu hỏi để học sinh chủ động
trong phần trình bày và chuẩn bị mang tính định hướng
* Ví dụ: Với văn bản “Hồn Trương ba, da hàng thịt”, khi dạy lớp 12 Nga , tôi đã
triển khai hướng dẫn học sinh như sau
- Giao việc theo nhóm học tập hứng thú
+ Nhóm 1: Tìm kiếm: Sưu tầm trong dân gian truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da
hàng thịt. Tìm trên mạng video vở kịch HTBDHT, giáo viên giao cho học sinh thành
thạo công nghệ cắt đoạn kịch liên quan đến bài học từ clip. Kịch chỉ bộc lộ nét dặc sắc
khi được diễn
Yêu cầu: Thấy được điểm giống và khác giữa truyện cổ dân gian và kịch của LQV về
phương diện cốt truyện, thể loại.
Thử nhận xét về thành công của vở kịch này là gì?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu thể loại kịch, và đặc điểm của bi kịch ( theo nguồn giáo trình
lý luận, mạng Internet).
6

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014


Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

Yêu cầu: nắm rõ khái niệm về kịch; đặc điểm của kịch ( xung đột, nhân vật, ngôn ngữ,
kịch thuộc loại hình sân khấu nên cần quan tâm đến đặc điểm của loại hình nghệ thuật
khi biểu diễn.
-> Hs theo đó suy nghĩ câu hỏi: Vậy đọc hiểu văn bản kịch theo em là thao tác đọc các
yếu tố nào ?( đọc xung đột kịch, hành động kịch..)
+ Nhóm 3: Tìm hiểu kiến thức về tác giả. Dù là văn bản viết theo thể loại nào
chăng nữa, những hiểu biết về tác giả thường giúp ta đọc tác phẩm tốt hơn
Yêu cầu: HS lựa chọn thông tin để tập trung nhận xét: Bối cảnh thời đại; cuộc đời; nội
dung chính trong các sáng tác kịch của LQV thường xoay quanh vấn đề gì?
Từ đây , học sinh sẽ suy nghĩ để giải đáp câu hỏi: Dựa vào các thông tin đó, em có thể
dự đoán ý nghĩa tư tưởng của vở kịch có thể là gì?
+ Nhóm 4: Lập sơ đồ diễn biến cốt truyện, hệ thống nhân vật trong vở kịch, tìm
hiểu tình huống kịch.
Cần đến thao tác này là bởi trong kịch, người kể chuyện rất ít khi tường thuật tỷ
mỉ mà chú ý trong dựng lên chuỗi các hành động được mô tả qua ngôn ngữ kịch. Vì vậy
để học sinh nắm bắt được nội dung cần đọc kỹ lưỡng văn bản, thâu tóm được các diễn
biến chính của hành động kịch qua từng hồi, màn kịch.
Yêu cầu: Học sinh sẽ đọc kĩ văn bản, gạch chân các lời thoại quan trọng, trả lời câu hỏi:
? Vở kịch kể với chúng ta câu chuyện gì? Em hãy mô tả hệ thống các nhân vật cùng mối
quan hệ của nó bằng một sơ đồ?
Kết hợp với việc yêu cầu hs đọc kỹ lưỡng tác phẩm, trả lời các câu hỏi.
- > Quy trình: các nhóm được tự do lựa chọn công việc của mình theo sở trường
- Kết quả làm việc: Học sinh tổng hợp, một đại diện bất kỳ sẽ trình bày bằng bản
trình chiếu P. P tổng hợp.
Nhóm 4:
+ Vở kịch đã dựa vào một cốt truyện dân gian để xây dựng một tình huống kịch
độc đáo : Trương Ba vốn là một người làm vườn chất phác, cần cù, yêu vợ, thương con
và giỏi cờ. Do sai lầm của thiên đình, Trương Ba đã chết và vì sửa sai nên thiên đình đã

cho ông đầu thai vào thân xác anh hàng thịt . Mọi điều bất hạnh trớ trêu bắt đầu từ đây,
khi tâm hồn thanh cao của Trương Ba phải trú ngụ trong thân xác phàm tục của anh hàng
thịt…
7

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

+ Hệ thống các nhân vật và mối quan hệ , hình dung ban đầu về tính cách
Nhân vật
- Bắc Đẩu

Mối quan hệ - Tính cách
Quan nhà trời, giữ sổ sinh tử, có nhiều hành động
thiếu trách nhiệm

- Nam Tào

Quan nhà trời, làm việc tắc trách

- Đế Thích

Tiên cờ, hiền lành, trung thực

- Trương Ba


Khoảng 50 tuổi, chất phác, trung thực, đánh cờ giỏi

- Vợ Trương Ba

Hiền lành

- Anh cả

Con trai Trương Ba, thực dụng

- Chị con dâu

Hiểu biết, lễ phép

- Cái gái

Cháu nội Trương Ba

Nhân vật

- Cu Tị

Mối quan hệ - Tính cách

Bạn cái gái, con chị Lụa

8

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định



Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

- Trưởng Hoạt

Hàng xóm của Trương Ba, tốt bụng

- Anh hàng thịt

Trẻ, vạm vỡ, thô phàm

- Vợ anh hàng thịt

Chị Hợi, còn trẻ

- Lái lợn
- Lí trưởng

Những người chứng kiến anh hàng thịt sống lại

- Trương Tuần
Nhận tiền đút lót của anh Cả
Cùng đi với Lí trưởng

+ Diễn biến cốt truyện của vở kịch
Cảnh I: Cảnh trên thiên đình: Nam Tào, Bắc đẩu đang chấm người phải chết
trong ngày. Vội đi dự tiệc ở dinh Thái Thượng nên Nam Tào gạch bừa tên Trương
Ba.

Cảnh II: Cảnh dưới hạ giới, nhà Trương Ba: Trưởng Hoạt và Trương Ba
chơi cờ. Đế Thích trên thiên đình xuống giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Sau đó cho
Trương Ba mấy nén hương bảo khi cần sự giúp đỡ thì đốt hương lên. Sau đó Trương
Ba chết đột ngột.
Cảnh III: Trở lại cảnh Thiên đình: Vợ Trương Ba vô tình thắp 3 nén hương
cho chồng (hương của Đế Thích cho Trương Ba). Bà được lên thiên đình, đòi sự
sống cho chồng. Đế Thích thương tình cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng
thịt vừa mất để sống lại.
Cảnh IV: Nhà người hàng thịt: Anh hàng thịt đội nắp quan tài, lên đòi về
nhà. Cuộc giành giật chồng của 2 người vợ.
Cảnh V: Tại nhà hàng thịt, hồn Trương Ba chịu sự chi phối của thân xác
9

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

phàm tục, suýt nữa ngả vào vòng tay vợ anh hàng thịt.
Cảnh VII: Tại nhà Trương Ba. Có thể chia thành 3 lớp.
+ Lớp 1: Cuộc đối thoại gay gắt giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.
+ Lớp 2: Tâm trạng dằn vặt, đau khổ của Hồn Trương Ba khỏi bị người
thân xa lánh, nghi ngờ.
+ Lớp 3: Khát vọng được giải thoát và quyết định đúng đắn của hồn
Trương Ba.
Phần kết: Hồn Trương Ba hoá thân vào những sự vật thân thương, tồn tại mãi
mãi bên cạnh những người thân yêu.
+ Tóm tắt diễn biến của tình huống trong đoạn kịch: Đoạn trích thể hiện xung đột

cơ bản của vở kịch đã lên đến đỉnh điểm( linh hồn và thể xác). Tình huống đó là: sau
mấy tháng , hồn Trương Ba ngụ trong thân xác anh hàng thịt, nhân vật ngày càng trở nên
xa lạ với vợ, con, cháu của mình. Hồn cảm thấy đau đớn, chán ghét chính mình. Những
đối thoại với người thân, với thân xác hàng thịt, với tiên cờ Đế Thích đã giúp TB đi đến
quyết định cuối cùng là khước từ cuộc sống vay mượn không phải là mình, lựa chọn cái
chết, xin cho cu Tị được sống.
* Lưu ý: Trước khi giờ học diễn ra, các nhóm có thể trao đổi kết quả làm việc để
tham khảo ý kiến của nhóm khác , hoàn thiện nội dung của mình
3.2.2 Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản
3.2.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản kịch
Con đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải từ việc đọc và gắn liền
với đọc. Đây là một phương pháp mà từ trước đến nay chúng ta không thể bỏ qua
khi dạy học tác phẩm và chương trong nhà trường phổ thông. Đọc chính là bước
đầu tiên giúp cho học sinh tham gia vào cuộc đối thoại với tác giả thông qua văn bản
văn chương. Văn bản văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương khi được bạn đọc
tiếp nhận. Đọc làm sống lại tác phẩm, tạo không khí văn chương cho giờ học. Đọc là
bước để học sinh suy ngẫm tìm hiểu tư tưởng, thái độ của nhà văn gửi vào tác
phẩm trên cơ sở những rung động, cảm xúc, ấn tượng của mình về văn học. Đọc có ý
nghĩa quan trọng, góp phần cho sự thành công của giờ học.
- Hướng triển khai:

Có nhiều cách đọc: đọc to, đọc thầm, đọc nhanh, đọc lướt,

đọc diễn cảm, đọc hiểu,v.v... khi đọc kịch phải chú ý kịch viết ra không phải là để
10

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014


Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

đọc mà là để diễn, mặc dù chúng ta biết kịch được đưa vào trong nhà trường là kịch
bản văn học chứ không xem xét nó như một bộ môn nghệ thuật. Vì thế khi dạy học vở
kịch này ta sử dụng nhiều cách đọc khác nhau. Đọc ở đây là đọc kịch bản có liên hệ
với sân khấu. Có thể tổ chức cho học sinh đọc phân vai, kết hợp đọc diễn cảm. Đọc
phân vai để học sinh thấy rõ được bản chất khái quát nhất của từng nhân vật. Đọc diễn
cảm là để thấy những biểu hiện sâu sắc về nội tâm, tính cách của nhân vật kịch
- Ví dụ: Trên cơ sở đó tiến hành đọc đoạn trích"Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" hồi V
(9 lớp) theo hình thức phân vai và đọc diễn cảm. Hai hình thức đọc này gắn liền với
nhau. Mục đích nhằm tái hiện lại vở kịch như trên sân k hấu.
+ Giáo viên chiếu sơ đồ nhân vật tham gia vào đoạn kịch cho học sinh hình
dung lại tuyến nhân vật
+ Học sinh lựa chọn vai đọc theo hứng thú .
+ Tuy nhiên, việc đọc đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" trong bối cảnh thoát
ly môi trường sân khấu, lại trong khuôn khổ của một khoảng thời gian hạn hẹp, do vậy
giáo viên cần định hướng để học sinh đọc có điểm nhấn. Đọc để tiếp cận với những
đoạn, những vấn đề trọng tâm của vở kịch.
. Đọc chủ yếu vào những đoạn xoay quanh xung đột, hành động kịch, tưởng tượng
như là kịch đang diễn ra trước mắt. Đọc phân vai ở những đoạn đối thoại của các nhân
vật, đọc diễn cảm ở những lời độc thoại của nhân vật để thấy rõ nội tâm nhân vật, suy
tư, cảm xúc của nhân vật. Giáo viên lựa chọn kỹ vai đọc và hướng dẫn cụ thể cách đọc
cho nhân vật trung tâm, nhân vật chính của đoạn kịch: Vũ Như Tô , Đan Thiềm:
Vũ Như Tô nên đọc: giọng băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối,
vừa da diết, khắc khoải
Giọng Đan Thiềm: lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi
Từ đó góp phần phát triển năng lực cảm thụ nghệ thuật của học sinh. Đọc kịch theo
đặc trưng thể loại sẽ góp phần không nhỏ cho việc tìm hiểu tác phẩm.
+ Học sinh đọc và dùng bút nhớ gạch chân các lời thoại, hay hành động kịch mà

người học cảm thấy tâm đắc, có ý nghĩa bộc lộ nội dung, tư tưởng.
+ Để kiểm tra hoạt động đọc: sau khi đọc xong, giáo viên sẽ yêu cầu một học sinh
tóm tắt lại diễn biến đoạn kịch
11

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

- Đánh giá: Chỉ có thông qua cách đọc phân vai, đọc có mục đích, biết nhấn nhá
vào những chi tiết nghệ thuật biết nói mới có thể làm sống dậy linh hồn của vở kịch.
3.2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản kịch
* Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khai thác các yếu tố trọng
tâm của vở kịch.
- Khái niệm: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét
một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng .
Việc chia tách tác phẩm thành nhiều yếu tố để xem xét là hoạt động cần thiết giúp cho
chúng ta không bỏ qua sự sáng tạo nào của tác giả và khám phá tác phẩm sâu hơn, kỹ
hơn. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng tác phẩm văn học không phải là sự lắp ghép
hàng loạt các yếu tố, chi tiết nghệ thuật. Do vậy sau khi chia tách cần phải tổng hợp lại
để có một cách nhìn mới về chỉnh thể, phân tích tác phẩm văn chương là tháo gỡ tất cả
tương quan vẫn không tách rời nhau trong chỉnh thể nghệ thuật.
- Định hướng: Một yếu tố nội dung bao giờ cũng được biểu hiện qua một hình
thức nghệ thuật. Khi tiến hành phân tích, hai phương diện này gắn kết mật thiết với nhau.
Với văn bản kịch, đối tượng phân tích nên hướng tới đó là:
+ Phân tích xung đột kịch (có thể là xung đột bên ngoài hoặc xung đột bên trong
nhân vật) . Thông thường , các xung đột kịch kéo dài, xuyên suốt văn bản, được giải

quyết đồng thời với vở kịch kết thúc. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm bắt diễn
biến, kết cấu của vở kịch, hồi kịch, từ đó khơi gợi để học sinh chỉ ra những xung đột của
kịch . Với hai văn bản khảo sát đều là bi kịch thì xung đột kịch luôn căng thẳng, không
thể điều hoà, mọi cách khắc phục đều có thể dẫn đến cái chết. Ở vở kịch Hồn Trương
Ba, da hàng thịt là cái chết của Trương Ba, ở Vĩnh biệt Cửu trùng đài là cái chết của của
Vũ Như Tô, Đan Thiềm
+ Phân tích nhân vật kịch: Trong bi kịch, nhân vật kịch thường mang trong
mình những mâu thuẫn không thể giải quyết giữa khát khao cao cả và những lỗi lầm
không thể tránh khỏi. Vì vậy việc phân tích nhân vật bi kịch chính là tìm hiểu, cắt nghĩa,
lí giải bi kịch của nhân vật đó, tức là quá trình dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi: Nhân vật
đó có bi kịch gì? tại sao anh ta lại rơi vào bi kịch đó? bi kịch của nhân vật có ý nghĩa gì?
Nhân vật bi kịch thường có kết thúc bi thảm, giáo viên hãy giúp học sinh phân tích thấy
được ý nghĩa thức tỉnh hay dự báo về một điều gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc
12

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

sống và trong mỗi người.
+ Phân tích hành động kịch: hành động kịch có thể là hành động thuộc về các

biến cố sự kiện, cũng có thể thuộc về tâm trạng bên trong của nhân vật kịch. Giáo viên
có thể linh hoạt hướng dẫn học sinh phân tích. Về cơ bản, ý nghĩa của việc phân tích này
là để tìm hiểu sâu hơn đặc điểm của nhân vật hoặc diễn biến của xung đột.
+ Phân tích ngôn ngữ kịch: Ngôn ngữ kịch có thể là những chỉ dẫn sân khấu,
cũng có thể là lời thoại của nhân vật, chú ý đến lời thoại là đối thoại, độc thoại để tìm

hiểu nhân vật
+ Kết hợp với quá trình phân tích , giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại để
đưa ra những kết luận về giá trị tư tưởng, nghệ thuật của vở kịch
Lưu ý: Tùy từng văn bản kịch , giáo viên nên lựa chọn vấn đề nổi trội nhất, thành
công nghệ thuật đặc sắc nhất, có ảnh hưởng đến việc hiểu tư tưởng của vở kịch để hướng
dẫn học sinh khai thác. Các yếu tố trên không tách biệt mà đan cài, thể hiện lẫn nhau.
- Ví dụ: Với văn bản kịch Vĩnh biệt Cửu trùng đài, người viết đã tổ chức hướng
dẫn học sinh khai thác : Xung đột kịch, nhân vật kịch từ đó nhấn mạnh chủ đề, tư tưởng
của vở kịch.
Xung đột kịch của đoạn trích : Từ việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà :
tóm tắt diễn biến chính của vở kịch, đặc biệt sự phát triển đến cao trào của nó trong hồi
cuối- hồi kịch được trích học; giáo viên sẽ tổ chức cho học tìm hiểu hai xung đột chính
của vở kịch , hai xung đột này đều phát triển đến cao trào và được giải quyết trong hồi
cuối.
& Xung đột giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa
cùng phe cánh của chúng đang hưởng cuộc sống xa hoa trụy lạc. Mâu thuẫn được thể
hiện chủ yếu ở những hồi trước, (xoay quanh việc xây hay không xây Cửu trùng đài, việc
xây đối lập với quyền lợi của dân chúng và sự phản đối của phe Trịnh Duy Sản, mâu
thuẫn nội bộ thợ xây và Vũ Như Tô-> cao trào hồi này và đi đến kết cục: Lê Tương Dực
chết trong tay đám phản loạn…; dân chúng hò reo đốt phá Cửu Trùng đài, nguyền rủa Vũ
và Đan Thiềm. Tất cả thành đống tro tàn, giang sơn sẽ vào tay phe cánh Trịnh Duy Sản.> giải quyết dữ dội, bi thảm.
& Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy muôn đời với lợi ích
thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn thứ hai đến hồi V được đẩy lên đỉnh điểm. Trước nó
13

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014


Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

chỉ tiềm ẩn bên trong mâu thuẫn thứ nhất, cuối vở kịch nó hòa làm một. Chính mâu thuẫn
này là lỗi lầm bi kịch của VNT- người kiến trúc sư thiên tài tưởng rằng có thể thực hiện
khát vọng nghệ thuật của mình trong cuồng vọng của lũ bạo chúa.
-> Từ đây, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về ý nghĩa của các xung
đột trong vở kịch này là gì?
+ Nhân vật kịch trong đoạn trích: Trong đoạn trích, có hai nhân vật đều góp
phần thể hiện tư tưởng của vở kịch đó là: Vũ Như Tô, Đan Thiềm.
Nhân vật Vũ Như Tô là trung tâm của hồi kịch, bi kịch của nhân vật này diễn ra
bên trong tâm hồn, là sự chao đảo dữ dội giữa mơ mộng ( mượn tay bạo chúa để xây một
công trình tô điểm cho đời) và vỡ mộng ( khát vọng đó xa rời quyền lợi của nhân dân,
xây dựng trên mồ hôi và xương máu của nhân dân nên không thể thực hiện). Tìm hiểu bi
kịch của nhân vật này, giáo viên nên tổ chức hệ thống câu hỏi để dẫn dắt các em thâm
nhập vào diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô qua các lời thoại kịch .
Bi kịch của Vũ Như Tô đã kết lại bằng cái chết bi tráng của nhân vật, giáo viên
giúp học sinh nhận ra những ý nghĩa sâu xa của việc khắc họa bi kịch này: Thức tỉnh về
mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, thái độ đối với cái đẹp, người sáng tạo, và
thưởng thức nghệ thuật.
+ Lựa chọn để phân tích kỹ lưỡng một vài hành động kịch, ngôn ngữ kịch có
ý nghĩa mấu chốt để hiểu sâu hơn về nhân vật,: ví dụ như:
& Lời thoại chứng tỏ Vũ Như Tô luôn chìm đắm trong mơ mộng: Quân phiến
loạn bao vây, Đan Thiềm bị bắt, dân chúng nổi lên tứ tung, nhưng Vũ vẫn không cho
rằng mình có tội.
Lời thoại 1: Phá Cửu Trùng đài? Không đời nào ! Mà tôi thì không làm gì nên
tội. Họ hiểu nhầm.
Lời thoại 2: Vô lí.
Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán thù gì với ai?
& Lời thoại cho thấy sự tuyệt vọng của Vũ Như Tô:
Đốt thực rồi! Đốt thực rồi !Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho

ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng đài
& Lời thoại có ý nghĩa kết thúc mâu thuẫn: Thôi thế là hét. Dẫn ta đến pháp
trường
14

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

& Hành động của Đan Thiềm đã bộc lộ tấm lòng tri kỉ, mến trọng người tài
hoa :
Đến tìm Vũ Như Tô, khẩn khoản mong ông đi trốn : Ông Cả! Ông nghe tôi trốn
đi. Trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự hỏng rồi
Khi lâm nguy , Đan Thiềm quỳ xuống xin được chết để đổi lấy mạng sống của Vũ
Như Tô: Tướng quan hãy nghe tôi, đừng phạm vào tội ác, Đừng giết ông Cả. kẻo tướng
quân mang hận về muôn đời! Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết
-> Đối với những chi tiết nghệ thuật này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích,
bình chú, không chỉ hiểu mà còn phải thấy được cái hay trong nghệ thuật kịch của tác giả.
* Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động dạy học
- Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm học tập
+ Khái niệm:
Hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học quan trọng trong
cách phương pháp dạy học tích cực nhằm mục tiêu giúp cho người học chủ động tham
gia vào các hoạt động xã hội, trách ỉ lại, thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Các học
sinh được phân công vào các nhóm học tập phù hợp, được giao những nhiệm vụ học tập
phù hợp. Học sinh thi hành các nhiệm vụ mà không cần sự giám sát trực tiếp, liên tục của
giáo viên. Có những nội dung học sinh không thể làm việc độc lập thì làm việc theo

nhóm sẽ giúp các em hợp tác làm việc và đạt hiệu quả cao. Dạy học theo nhóm có tác
dụng rất tốt đối với người học. Với việc học này, học sinh ý thức được về khả năng của
mình, nâng cao niềm tin vào việc học, ứng dụng xử lí hợp lí các tình huống trong học tập
một cách trực tiếp. Hơn nữa, việc học tập theo nhóm giúp các em tự tin hơn trong học
tập, trách được mặc cảm tự ti, lo âu vì sự thất bại. Đồng thời, góp phần cải thiện mối
quan hệ của cá nhân, ý thức cao về khả năng của bản thân. Phù hợp với quan niệm “giáo
dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” (W. B. Yeats)
- Định hướng:
+ Lựa chọn nội dung lớn để tiến hành hoạt dộng theo nhóm: Việc khai thác xung
đột kịch, phân tích diễn biến hành động kịch đòi hỏi người học phải biết xâu chuỗi , sắp
xếp, tổng hợp các biến cố để tìm hiểu. Việc làm này sẽ khó khăn nếu chỉ là hoạt động cá
nhân, lại mất thời gian trong tiết học. Do đó, hoạt động theo nhóm sẽ khắc phục được khó
khăn này
15

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

+ Khi tiến hành chia nhóm, giáo viên có thể sử dụng theo các cách: Thứ nhất, chia
học sinh trong lớp theo nhóm hứng thú. Tức là, các em có sở thích hoặc năng lực về nội
dung học tập nào thì các em sẽ tự lựa chọn nội dung học tập đó. Thứ hai, chia học sinh
trong lớp theo nhóm học phụ thuộc vào yêu cầu của bài học. Thứ ba, chia học sinh trong
lớp theo nhóm phụ thuộc vào trình độ của học sinh, sao cho trong nhóm học tập có các
học sinh thuộc trình độ từ cao xuống thấp….
+ Giáo viên sẽ cắt cử đại diện nhóm, hướng dẫn các em xây dựng các câu hỏi,
công việc để hoàn thành

- Ví dụ:
+ Khi tìm hiểu xung đột kịch của Vĩnh biệt Cửu trùng đài, giáo viên chia nhóm
theo hứng thú và năng lực. Nhóm năng lực tưởng tượng, liên tưởng tốt hơn sẽ tìm hiểu
xung đột bên trong nhân vật; nhóm còn lại thiên về năng lực tư duy tìm hiểu xung đột
ngoài nhân vật
+ Nhóm 1: Tìm hiểu xung đột thứ nhất: Xung đột giữa nhân dân lao động khốn
khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa
+ Nhóm 2: Tìm hiểu xung đột còn lại
Theo bảng công việc sau
STT

Các bình diện

1.
2.
3.
4
5

Mâu thuẫn
Biểu hiên
Diễn biến
Kết thúc
Ý nghĩa

Nội dung

- Kết quả làm việc: Nhóm 1

STT


Các bình diện

Nội dung

1.

Mâu thuẫn

Giữa nhân dân lao động khốn khổ và tầng lớp thống trị

Biểu hiên

có đời sống truỵ lạc
Loạn do nhân dân đói kém nổi lên, do kiêu binh nổi

2.

loạn. Biến cố : Vua Lê Tương Dực bị giết, Vũ Như Tô
đang bị truy bắt, đài Cửu trùng bị đốt. Những sự việc
16

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

khủng khiếp này khiến Đan Thiềm khiếp sợ, Như Tô lo

3.

Diễn biến

lắng, đau đớn.
Mâu thuẫn hình thành từ những hồi trước, đến hồi cuối
là lúc tức nước vỡ bờ, dân nổi can qua , mâu thuẫn phát
triển đến cao trào, được giải quyết bằng những sự kiện

4
5

Kết thúc
Ý nghĩa

đẫm máu.
Bi thảm, dữ dội
- Là nền tảng để giải quyết xung đột thứ hai
- Lột tả chân thực bức tranh hiện thực lịch sử trong một
giai đoạn nhiều biến động tại Thăng Long vào khoảng
năm 1526-1527

Nhóm 2:
STT

Các bình diện

Nội dung

1


Mâu thuẫn

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần

Biểu hiên

túy muôn đời với lợi ích thiết thực của nhân dân
Qua sự đối lập giữa quan niệm của Như Tô về đài Cửu

2.

trùng và thái độ của nhân dân đối với Cửu rùng đài và
người sáng tạo nên nó
- Với VNT đó là tâm nguyện, sinh mạng mà vì nó ông
chấp nhận làm cho bạo chúa, sẵn sàng phạt tội thợ
thuyền, đánh liều mạng sống của mình để bảo vệ
- Với dân chúng, đài là hiện thân của ăn chơi xa xỉ, tội
ác, cũng như cha đẻ của nó- là kẻ thù của họ-> cần trị
3.

Diễn biến

tội
Mâu thuẫn đã âm ỉ từ trước, kết hợp với xung đột thứ
nhất , nó được đẩy lên cao trào. Cái chết của Đan
Thiềm, Vũ Như Tô, đài Cửu trùng bị đốt đã cho thấy sự

4


Kết thúc

căng thẳng, khốc liệt đó.
Cửu Trùng bị đốt, Như Tô ra pháp trường, thế nhưng
ông không bao giờ trả lời được câu hỏi: ta tội gì? Chết
bởi quá đau đớn trước hiện thực nghiệt ngã. Do vậy
mâu thuẫn này cho dù được giải quyết nhưng không

17

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

triệt để. Còn đó câu hỏi của chính tác giả: Như Tô phải
5

Ý nghĩa

hay những kẻ giết Như Tô phải? …
Cho thấy đó là mâu thuẫn muôn đời của nghệ thuật với
đời sống, nó chỉ được giải quyết khi đời sống tinh thần
được nâng lên, nhu cầu về cái đẹp được cải thiện

Để linh hoạt , giáo viên có thể kết hợp với kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn để đảm
bảo học sinh được cọ xát với kiến thức đều nhau
- Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi:

+ Trong dạy học: hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, hỏi thế nào
để học sinh suy nghĩ, phát hiện tri thức , tham gia thảo luận, phát triển được năng lực tư
duy. Kịch là một thể loại khó, rất cần đến sự khơi gợi, dẫn dắt của giáo viên
+ Định hướng:
& Có thể đặt câu hỏi mở: Dạng câu hỏi có nhiều cách trả lời-> tạo cơ hội cho
học sinh chia sẻ ý kiến cá nhân. Câu hỏi cần ngắn gọn, được bắt đầu bằng từ hỏi đúng, rõ
ràng về ý hỏi, phù hợp với nội dung, đối tuộng, và hoàn cảnh. Giáo viên thể hiện rõ mong
muốn lắng nghe tích cực thong qua ngữ điệu hay ngôn ngữ cơ thể.
& Đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức: Câu hỏi biết->Hiểu->Áp dụng->phân
tích->đánh giá-> sáng tạo. Tùy từng đơn vị kiến thức có thể đưa ra câu hỏi phù hợp
+ Ví dụ: Câu hỏi mở
? Vũ Như Tô vẫn luôn trăn trở câu hỏi: ta tội gì? Có ý kiến cho rằng, khi ra pháp
trường, Vũ Như Tô đã thấm thía câu trả lời cho mình. Em thử bày tỏ quan điểm của mình
về ý kiến trên
Học sinh được thảo luận nêu chính kiến
Gợi ý: quan điểm trên là sai lầm bởi: Ông một mực vẫn cho rằng mình không có
tội mà chỉ có công, khi loạn đến ông vẫn tràn ngập niềm hy vọng vào ở kẻ cầm đầu nhóm
phiến loạn sẽ hiểu ông , ông không hề nghe thấy tiếng chế giễu, chửi rủa mà vẫn say sưa
trong giấc mộng đời mình; Chỉ đến lúc đài Cửu trùng bị đốt, ông mới thôi khăng khăng
với quan điểm của mình, nhưng đó là vì ông quá đau đớn trước sinh mạng nghệ thuật bị
đổ máu , nhất định không thể là do ông đã tỉnh ngộ mà nhận ra những lầm lạc của mình
Câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
18

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn


Khi Tìm hiểu về Đan Thiềm:
& Câu hỏi biết: Đan Thiềm là ai?
& Câu hỏi hiểu: Tác giả viết trong lời đề tựa: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh
với Đan Thiềm. Dựa vào đoạn trích, hãy lí giải bệnh Đan Thiềm nghĩa là gì?
& Câu hỏi phân tích: Hãy phân tích những biểu hiện cho tấm lòng trân trọng, hết
mình bảo vệ cái đẹp cái tài của Đan Thiềm.
& Câu hỏi đánh giá: Theo em, sáng tạo nhân vật Đan Thiềm , tác giả có dụng ý
nghệ thuật như thế nào?
& Câu hỏi vận dụng: Mối quan hệ giữa Đan Thiềm với Vũ Như Tô gợi cho anh
chị liên tưởng đến những tình cảm cao quý nào trong cuộc sống?
-> Dựa theo các cấp độ nhận thức, câu hỏi đặt ra đã đưa người học tiến từng bước
trên con đường rèn luyện năng lực tư duy, thâm nhập sâu dần vào nội dung văn bản
- Sử dụng kết hợp các trò chơi trong giờ học
+ Khái niệm:
Trong giờ dạy môn văn, việc tổ chức trò chơi cho học sinh có ý nghĩa quan trọng.
Đây là một cách giúp các em thay đổi hình thức học tập giúp giờ học bớt căng thẳng,
nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đồng thời, thông qua các trò chơi rèn cho học
sinh kĩ năng mềm cần thiết: các ứng phó nhanh, hợp tác làm việc trong đám đông, xử lí
thông minh các tình huống phức tạp, … học sinh được tìm tòi, sáng tạo để tự hoàn thiện
bản thân, phát triển thêm những phẩm chất đạo đức như tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết,
lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm… Khi thiết kế trò chơi trong từng bài học, giáo
viên lưu ý tới việc lựa chọn những trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện của học
sinh, nội dung kiến thức của bài học phù hợp với “Chuẩn kiến thức kĩ năng” của bộ môn.
Trò chơi phải thu hút được sự tham gia của học sinh trong lớp. Đồng thời, giáo viên cần
tránh lạm dụng trò chơi trong dạy học.
+ Định hướng:
& Trong giờ học kịch, học sinh có thể tham gia tập diễn xuất, dựng cảnh kịch bản
vừa học : Học sinh sẽ chọn một lớp kịch ngắn, thoát ly văn bản và tập diễn bằng cử chỉ
điệu bộ, lời thoại…. Các nhóm sẽ diễn trong khoảng thời gia ngắn, giáo viên sẽ cho điểm

về mức độ diễn xuất thuyết phục của người chơi
19

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

& Để kiểm tra khả năng ghi nhớ và phân biệt lời thoại kịch, giáo viên có thể cho
học sinh chơi trò điền vào sơ đồ trống. Cách tiến hành:
Quy trình
Giáo viên chuẩn bị trước sơ đồ trống (vẽ trên giấy A4) như bảng sơ đồ mẫu.
Giáo viên chuẩn bị đáp án được viết thành từng ô chữ (viết rời ngoài giấy A4
thành 14 ô tương ứng với 14 ô vuông cần điền trên sơ đồ.
Giáo viên chuẩn bị 2 bản như nhau.
Trò chơi:
Giáo viên mời 2 đội chơi
Mỗi đội sẽ có 1 sơ đồ trống và 14 ô đáp án tương ứng.
Mỗi đội có nhiệm vụ ghép đúng các ô đáp án trong khoảng thời gian 2 phút.
Kiểm tra kết quả, giáo viên nhận xét, hoàn thiện sơ đồ và chuẩn hóa kiến thức.
+ Ví dụ:
Nhân vật
Độc thoại
Trương Ba
Xác anh hàng

Đối thoại


thịt
Vợ Trương Ba
Người con dâu
Cháu gái
Đế Thích
Cu Tị
Việc thiết kế trò chơi có thể giao cho chính học trong lớp thực hiện hoặc giáo
viên. Người điều khiển trò chơi là giáo viên hoặc chính các em học sinh để tăng tính tích
cực hoạt động của trò.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh ôn tập
3.2.3.1 Nắm vững nội dung và nghệ thuật vở kịch, đoạn kịch
- Giá trị nội dung: thường khám phá trên hai phương diện: ý nghĩa xã hội và ý
nghĩa nhân văn
- Giá trị nghệ thuật: Chú ý đến thành công về dựng cảnh, tạo dựng và dẫn dắt xung
đột, ngôn ngữ kịch
20

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

- Ví dụ: Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
+ Giá trị nội dung:
Ý nghĩa xã hội: Phê phán hai quan niệm sống lệch, hoặc quá chú trọng ham muốn
thân xác, hoặc chỉ chú trọng đời sống tinh thần; Phản ánh vấn đề xã hội nhức nhối: làm
việc cấu thả, hiện tượng nhận đút lót, sửa sai tùy tiện
Ý nghĩa nhân văn: Khẳng định con người cá nhân, con người phải được sống cho

chính mình. Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện về nhân cách
+ Giá trị nghệ thuật:
Dựng cảnh: Kết hợp giữa yếu tố kỳ ảo và nội dung hiện thực
Tạo tình huống và dẫn dắt xung đột kịch
Ngôn ngữ kịch giàu chất triết lý và tranh biện., độc thoại thể hiện tâm trạng nhân
vật
3.2.3.2. Tập làm các bài tập đọc hiểu, làm văn về văn bản kịch vừa học
Giáo viên giao bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài
- Lời thoại : Hiểu ý nghĩa độc thoại, đối thoại giữa các nhân vật, vai trò của nó
trong việc thể hiện tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề
- Xung đột kịch: Hiểu được đặc điểm và ý nghĩa của xung đột
- Bi kịch của nhân vật kịch: Hiểu được bản chất nhân vật qua bi kịch, ý nghĩa của
bi kịch
- Giá trị nội dung tư tưởng, thành tựu nghệ thuật của vở kịch: Biết cách phân tích,
chứng minh cho các đặc điểm này
3.2.3.3. Tập rèn các kĩ năng trên với một văn bản kịch cùng loại, cùng tác giả, ngoài
chương trình. Chủ yếu qua đoạn ngắn, lời thoại để rèn đọc hiểu không có sự trợ giúp từ
giáo viên.
3.3. Thiết kế thử nghiệm và đề xuất một số bài tập
3.3.1. Giáo án thử nghiệm: Dạy bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hồn Trương ba, da hàng thịt
(Trích)
Ngày soạn: 18/9/2013 Ngày dạy: 22/9/2013
Lớp dạy: 12 Nga
21

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định



Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

Thời lượng: 2 tiết
A. . Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Hiểu được bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh :
phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiên tâm hồn nhân hậu,
thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh
chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn,
vật chất và tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên cả hai phương diện : kịch bản văn
học và nghệ thuật sân khấu với tính hiện đại kết hợp các giá trị truyền thống ;sự phê phán
mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đămg thắm, bay bổng.
2. Kĩ năng: đọc hiểu văn bản kịch
3. Giáo dục: một lối sống có ý nghĩa
B. Thiết kế bài học:
I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học, đọc kịch Lưu Quang Vũ
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên
II. Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động 1. ổn định
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung


chung

1. Tác giả

1. GV yêu cầu học sinh trình

- Lưu Quang Vũ (1948- 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại

bày phần chuẩn bị ở nhà , một Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
đại diện tổng hợp kết quả làm
việc của các nhóm, các học sinh

- Một vài sự kiện nổi bật trong cuộc đời
+ Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được

khác lắng nghe, có ý kiến phản biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
hồi nếu cảm thấy chưa hiểu rõ
một đơn vị kiến thức nào đó

+ Từ 1970 đến 1978: ônng xuất ngũ, làm nhiều nghề để
mưu sinh.
+ Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt
22

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn


GV nhận xét đồng thời mở rộng đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân
một số vấn đề.

khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như:
Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ 9, khoảnh

Học sinh trình chiếu

khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan
trái, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,…
- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh,
viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch.
Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền
văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại
- Lưu Quang Vũ qua đời giữa lúc tài năng vào độ chín
Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công
diễn vào năm 1984.
- Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một
vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư

2. HS nêu những ý chính về vở tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
kịch Hồn Trương Ba da hàng
thịt và vị trí của đoạn trích học.

+ Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba
nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của

hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa
chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở
chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba
được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở
nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến
Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho
mình được chết hẳn.
3. Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết
của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên
đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên
trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba
23

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình
và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh
trớ trêu.
Hoạt động 3: Tổ chức đọcII.Đọc hiểu văn bản
hiểu văn bản

* Đọc văn bản: thể hiện tính cách, tâm trạng của mỗi nhân

- GV phân vai và hướng dẫn vật và xung đột kịch.
đọc. HS đọc theo vai.


- Đoạn kịch : Cảnh VII: Tại nhà Trương Ba. Có thể chia

- Khi đọc chú ý: ngôn ngữ của thành 3 lớp.
Trương Ba thay đổi theo diễn

+ Lớp 1: Cuộc đối thoại gay gắt giữa hồn Trương Ba và

biến tình huống , khi quyết liệt, xác anh hàng thịt.
khi bế tắc, khi thẫn thờ

+ Lớp 2: Tâm trạng dằn vặt, đau khổ của Hồn Trương

- Các nhân vật khác cũng thay Ba khỏi bị người thân xa lánh, nghi ngờ.
đổi cho phù hợp

+ Lớp 3: Khát vọng được giải thoát và quyết định
đúng đắn của hồn
Trương Ba.

24

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013-2014

Vũ Thanh Huyền- Tổ Ngữ văn

Gv tổ chức hướng dẫn học sinh 1. Lớp 1: Đối thoại giữa hồn Trương ba và xác anh hàng

tìm hiểu ba lớp của hồi kịch

thịt
- Hoàn cảnh

Gv hỏi : Hoàn cảnh nào dẫn đến

+ Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết

cuộc đối thoại giữa hồn và xác?

kịch đã để cho Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi
vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:
"- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!
Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân
thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa
mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó
tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".
+ Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối,
đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước
nguyện khắc khoải) Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra
khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình
không còn là mình nữa.
+ Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn
Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ,
tuyệt vọng.
- Cuộc đối thoại:

Bảng thảo luận: Tìm hiểu cuộc đối thoại
1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu,


Các phương diện
Mục đích

Hồn Trương Ba
Xác hàng thịt
Phủ nhận sự lệ Khẳng định sự âm

thảo luận phần đầu của đoạn

thuộc của linh hồn u đui mù của thể

trích theo một số phương diện:

vào thể xác, khẳng xác có sức mạnh

cử chỉ, xưng hô, mục đích,

định hồn có đời lấn át linh hồn cao
25

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định


×