Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu đũa; biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng đậu đũa trồng vụ xuân 2013 tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 106 trang )

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT1

:

Công thức 1

CT2

:

Công thức 2

CT3

:

Công thức 3

CT4

:

Công thức 4

BB

:


Bắc Bộ

ĐC

:

Đối chứng

TB

:

Trung bình

NSCT

:

Năng suất cá thể

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:


Năng suất thực thu

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

Khóa luận tốt nghiệp


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ.................................................................................................iv
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................4
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng..........................................17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................34
Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013......................36
Bảng 4.3: Khả năng sinh trưởng phát triển của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013 37
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của ba giống đậu đũa trồng trong vụ
xuân 2013............................................................................................................................39
Đồ thị 1 : Động thái tăng trưởng chiều cao của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013.39
Bảng 4.5: Động thái ra lá trên thân chính của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013. .40
Đồ thị 2 : Động thái ra lá của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013..............................41
Bảng 4.6: Khả năng ra hoa đậu quả của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013............42
Bảng 4.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống đậu đũa trồng vụ

xuân 2013............................................................................................................................43
Đồ thị 3: Năng suất của ba giống đậu đũa........................................................................44
Bảng 4.8: Hình thái kích thước của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013...................45
Bảng 4.9: Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013
..............................................................................................................................................46
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của các giống đậu đũa...........47
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của đậu
đũa trồng vụ xuân 2013......................................................................................................48
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón đến thời gian sinh trưởng, phát
triển của cây đậu đũa cao sản số 4 (TQ)............................................................................50
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới đặc tính ra hoa đậu quả của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013......................................................52
Đồ thị 4: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4(TQ) trồng vụ xuân 2013....................55
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại trên đậu đũa
cao sản số 4 (TQ)................................................................................................................56
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu về chất lượng nấu nướng của giống đậu đũa cao sản số 4
(TQ) ở các công thức sử dụng lượng phân đạm bón khác nhau......................................58
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng đạm đến cây
đậu đũa................................................................................................................................58
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)........................................................................................60
Đồ thị 5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu đũa cao sản số 4............61
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến động thái tăng ra lá của giống đậu đũa cao
sản số 4 (TQ).......................................................................................................................62
Đồ thị 6: Động thái ra lá của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ).......................................62
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến khả năng ra hoa đậu quả của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)........................................................................................63

Khóa luận tốt nghiệp



iii

Bảng 4.21: Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ).....................................................64
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến tình hình sâu bệnh hại trên đậu đũa cao sản
số 4 (TQ)..............................................................................................................................66
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến
cây đậu đũa..........................................................................................................................67
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................68
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................71
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................................76

Khóa luận tốt nghiệp


iv

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ.................................................................................................iv
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................4
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng..........................................17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................34
Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013......................36
Bảng 4.3: Khả năng sinh trưởng phát triển của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013 37
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của ba giống đậu đũa trồng trong vụ

xuân 2013............................................................................................................................39
Đồ thị 1 : Động thái tăng trưởng chiều cao của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013.39
Bảng 4.5: Động thái ra lá trên thân chính của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013. .40
Đồ thị 2 : Động thái ra lá của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013..............................41
Bảng 4.6: Khả năng ra hoa đậu quả của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013............42
Bảng 4.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống đậu đũa trồng vụ
xuân 2013............................................................................................................................43
Đồ thị 3: Năng suất của ba giống đậu đũa........................................................................44
Bảng 4.8: Hình thái kích thước của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013...................45
Bảng 4.9: Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013
..............................................................................................................................................46
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của các giống đậu đũa...........47
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của đậu
đũa trồng vụ xuân 2013......................................................................................................48
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón đến thời gian sinh trưởng, phát
triển của cây đậu đũa cao sản số 4 (TQ)............................................................................50
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới đặc tính ra hoa đậu quả của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013......................................................52
Đồ thị 4: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4(TQ) trồng vụ xuân 2013....................55
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại trên đậu đũa
cao sản số 4 (TQ)................................................................................................................56
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu về chất lượng nấu nướng của giống đậu đũa cao sản số 4
(TQ) ở các công thức sử dụng lượng phân đạm bón khác nhau......................................58
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng đạm đến cây
đậu đũa................................................................................................................................58
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)........................................................................................60
Đồ thị 5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu đũa cao sản số 4............61
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến động thái tăng ra lá của giống đậu đũa cao

sản số 4 (TQ).......................................................................................................................62
Đồ thị 6: Động thái ra lá của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ).......................................62
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến khả năng ra hoa đậu quả của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)........................................................................................63

Khóa luận tốt nghiệp


v

Bảng 4.21: Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ).....................................................64
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến tình hình sâu bệnh hại trên đậu đũa cao sản
số 4 (TQ)..............................................................................................................................66
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến
cây đậu đũa..........................................................................................................................67
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................68
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................71
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................................76

Khóa luận tốt nghiệp


vi

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ.................................................................................................iv
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI......................................................................2
1.2.1 Mục đích................................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................4
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĐẬU ĐŨA..............................................................4
2.1.1. Nguồn gốc............................................................................................................4
2.1.2. Phân loại...............................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học..........................................................................................5
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu đũa..........................................7
2.1.5. Thành phần sâu bệnh chính trên đậu đũa.............................................................9
2.1.6. Đặc điểm của phân đạm urê...............................................................................12
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM....................14
2.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới......................................................14
2.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................16
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng..........................................17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................22
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................22
3.1.1. Cây trồng............................................................................................................22
3.1.2. Phân bón.............................................................................................................22
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................23
3.2.2. Thời gian thí nghiệm..........................................................................................23
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................23
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................23
3.4.1. Phương pháp tiếp cận.........................................................................................23
3.4.2. Phương pháp cụ thể............................................................................................24
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu..............................................................26
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm........................................28
3.5. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO THÍ NGHIỆM............................28
3.5.1. Thời vụ...............................................................................................................28

3.5.2. Kỹ thuật trồng.....................................................................................................29
3.5.3. Phân bón và chất phụ gia....................................................................................29
3.5.4. Chăm sóc............................................................................................................31
3.5.5. Phòng trừ dịch hại..............................................................................................31
3.5.6. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản..............................................................................33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................34
4.1. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VỤ XUÂN 2013.................34

Khóa luận tốt nghiệp


vii

4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA BA GIỐNG ĐẬU ĐŨA
TRỒNG VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG....................36
4.2.1. Thời gian nảy mầm của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013.........................36
Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013......................36
4.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013......37
Bảng 4.3: Khả năng sinh trưởng phát triển của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013 37
4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở thân chính của ba giống đậu đũa trồng
vụ xuân 2013................................................................................................................38
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của ba giống đậu đũa trồng trong vụ
xuân 2013............................................................................................................................39
Đồ thị 1 : Động thái tăng trưởng chiều cao của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013.39
4.2.4. Động thái ra lá trên thân chính của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013........40
Bảng 4.5: Động thái ra lá trên thân chính của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013. .40
Đồ thị 2 : Động thái ra lá của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013..............................41
4.2.5. Khả năng ra hoa, đậu quả của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013................41
Bảng 4.6: Khả năng ra hoa đậu quả của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013............42
4.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống đậu đũa trồng vụ

xuân 2013.....................................................................................................................43
Bảng 4.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống đậu đũa trồng vụ
xuân 2013............................................................................................................................43
Đồ thị 3: Năng suất của ba giống đậu đũa........................................................................44
4.2.8. Hình thái kích thước quả của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013.................45
Bảng 4.8: Hình thái kích thước của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013...................45
4.2.8. Khả năng chống chịu sâu hại của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013..........45
Bảng 4.9: Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của ba giống đậu đũa trồng vụ xuân 2013
..............................................................................................................................................46
4.4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiêm ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm
đến cây đậu đũa............................................................................................................47
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của các giống đậu đũa...........47
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA ĐẬU ĐŨA CAO SẢN SỐ 4 (TQ) TRỒNG VỤ XUÂN 2013 TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG.................................................................................48
4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón đến sinh trưởng, phát triển của giống
đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013............................................................48
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của đậu
đũa trồng vụ xuân 2013......................................................................................................48
4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của cây đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013...............................................50
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón đến thời gian sinh trưởng, phát
triển của cây đậu đũa cao sản số 4 (TQ)............................................................................50
4.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới đặc tính ra hoa đậu quả của giống
đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013............................................................52
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới đặc tính ra hoa đậu quả của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013......................................................52
4.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013....................................54


Khóa luận tốt nghiệp


viii

Đồ thị 4: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón tới năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4(TQ) trồng vụ xuân 2013....................55
4.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón đến tình hình phát triển sâu bệnh hại
trên cây đậu đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013..............................................56
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại trên đậu đũa
cao sản số 4 (TQ)................................................................................................................56
4.3.6. Chất lượng cảm quan và nấu nướng của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ) ở các
công thức sử dụng lượng phân đạm bón khác nhau.....................................................57
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu về chất lượng nấu nướng của giống đậu đũa cao sản số 4
(TQ) ở các công thức sử dụng lượng phân đạm bón khác nhau......................................58
4.3.7. Hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiêm về liều lượng phân đạm.................58
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng đạm đến cây
đậu đũa................................................................................................................................58
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ HẠT GIEO TRÊN KHÓM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU ĐŨA CAO SẢN SỐ 4 (TQ) TRỒNG VỤ XUÂN
2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG................................................................59
4.4.1. Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu
đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013...................................................................60
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)........................................................................................60
Đồ thị 5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu đũa cao sản số 4............61
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến động thái tăng ra lá của giống đậu đũa cao
sản số 4 (TQ).......................................................................................................................62
Đồ thị 6: Động thái ra lá của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ).......................................62
4.4.2. Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến khả năng ra hoa đậu quả của giống

đậu đũa cao sản số 4 (TQ)............................................................................................63
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến khả năng ra hoa đậu quả của
giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)........................................................................................63
4.4.3. Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ)...........................................................64
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu đũa cao sản số 4 (TQ).....................................................64
4.4.4. Ảnh hưởng của số hạt gieo đến tình hình phát triển sâu bệnh hại trên giống đậu
đũa cao sản số 4 (TQ) trồng vụ xuân 2013...................................................................66
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của số hạt gieo đến tình hình sâu bệnh hại trên đậu đũa cao sản
số 4 (TQ)..............................................................................................................................66
4.4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiêm ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm
đến cây đậu đũa............................................................................................................67
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của số hạt gieo trên khóm đến
cây đậu đũa..........................................................................................................................67
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................68
5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................68
5.2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................69
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................71
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................................76
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI....................................................76

Khóa luận tốt nghiệp


ix

PHỤ LỤC 2. XỬ LÝ THỐNG KÊ..................................................................................81
PHỤ LỤC 3. SỐ LIỆU THỜI TIẾT.................................................................................88


Khóa luận tốt nghiệp


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng
ngày và chúng có vai trò dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và
lipid trong rau không thể so sánh với các thực phẩm nguồn gốc động vật
nhưng giá trị chính của rau quả là ở chỗ chúng cung cấp cho cơ thể nhiều
thành phần có chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính
kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn
có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Về thành phần và giá trị dinh
dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau. Lượng protid trong
rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau
người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6
%), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su
hào, rau giền, rau đay (1,8-2,2%). Bên cạnh đó rau còn có tác dụng chữa
nhiều bệnh cho con người như tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa, chống lão
hóa....
Đậu đũa là rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng, là loại cây dễ trồng, dễ bảo quản và vận chuyển. Quả đậu
đũa là loại rau dễ ăn, dễ chế biến, có thể ăn tươi, xào, luộc nấu, đóng hộp và
đông lạnh, hạt đậu đũa khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng rất có giá trị.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm, làm rau, cung cấp nhiên liệu cho các ngành
công nghiệp, đậu đũa còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt.
Hiện nay, diện tích đậu rau đang càng ngày càng tăng vì năng suất, chất
lượng tốt của nó đang được mọi người công nhận nhưng năng suất và sản
lượng tăng chưa cao do kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, chịu nhiều ảnh hưởng

của thời tiết ( mưa bão, ngập lụt, …), sâu bệnh và nhận thức của con người
trồng trọt còn chưa cao… đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây
rau. Bên cạnh đó, chúng ta còn thiếu bộ giống tốt cho vùng sinh thái, phần lớn
Khóa luận tốt nghiệp


2

hạt giống do dân cư tự nhân hoặc nhập nội, diện tích sản xuất còn manh mún,
chua được tổ chức lại, mạnh ai lấy làm, các vùng trồng rau bị phân tán, xé lẻ
ra từng mảnh theo phương thức canh tác cổ truyền là chính. Và một nguyên
nhân nữa làm ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất đậu rau là việc sử dụng
phân bón chưa đúng cả về kĩ thuật và chủng loại.
Hải Phòng là một thành phố công nghiệp lớn, đô thị loại 1 cấp quốc gia
của nước ta. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp cũng đóng góp một phần không
nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Vì vậy để
đảm bảo nhu cầu cung cấp rau cho thành phố đủ số lượng, phong phú về
chủng loại và đảm bảo về chất lượng là rất cần thiết. Ở Hải Phòng cũng đã
hình thành một số vùng sản xuất rau màu như: xã Thủy Đường ( Thủy
Nguyên), xã Tú Sơn ( Kiến Thụy), xã An Thọ, Tân Dân ( An Lão) …ngoài ra
còn có một số vùng chuyên canh rau khác như ở huyện An Dương, Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo….Các loại cây trồng ở các vùng chuyên canh gồm các loại như: rau
cải bắp, cải canh, dưa chuột, đậu…
Từ những vấn đề nêu trên thực tế đòi hỏi nghành rau nói chung và
người trông rau nói riêng phải mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng, áp dụng các
biện pháp mới và công nghệ mới vào sản xuất vừa đảm bảo năng suất, đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu.
Để góp phần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất
nâng cao năng suất, chất lượng của đậu rau và dần thay đổi tập quan canh tác
của người nông dân vùng sản xuất rau an toàn trong việc sử dụng các loại

phân bón vào trong sản xuất. Được sự phân công của Khoa nông nghiệp
Trường Đại học Hải Phòng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu đũa;
biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng đậu đũa trồng
vụ xuân 2013 tại Hải Phòng”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

Khóa luận tốt nghiệp


3

1.2.1 Mục đích
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu
đũa trồng vụ xuân 2013 tại khu thực hành sinh nông Trường Đại học Hải
Phòng.
- Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật: lượng đạm
bón, số hạt gieo trên khóm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đậu đũa
trồng vụ xuân 2013 tại khu thực hành sinh nông Trường Đại học Hải Phòng.
1.2.2. Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm với các công thức nghiên cứu.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về động thái sinh trưởng, phát triển
và năng suất của một số giống đậu đũa.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế khi tác động một số biện pháp kỹ thuật: lượng đạm bón, số hạt gieo
trên khóm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đậu đũa.

Khóa luận tốt nghiệp



4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĐẬU ĐŨA
2.1.1. Nguồn gốc
Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vigna
unquiculata) được trồng nhiều ở Trung Quốc; vùng Đông Nam Châu Á như
Thái Lan, Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan,
Indonesia và mở rộng sang Châu Phi.
Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị
trường nước ngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh.
Phẩm chất trái dựa trên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập
khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị trường. Dạng trái cực dài, màu xanh
nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thái Lan và Hồng Kông trong khi Brunei thì
thích trái ngắn, màu xanh đậm vì có nhiều trái/kg. Đậu xuất khẩu sang Châu
Âu và Canada thì thích trái dài trung bình, màu xanh nhạt.
2.1.2. Phân loại
Tại Việt Nam có 2 nhóm giống đậu đũa là đậu lùn và đậu leo.
- Đậu lùn: cây cao 50 - 70 cm, trái ngắn 30 - 35 cm, thịt trái chắc, ăn
ngon, sai trái, thu hoạch tập trung. Đậu lùn thu ít lứa, thời gian sinh trưởng
ngắn 70 - 75 ngày, năng suất thấp hơn đậu leo.
- Đậu leo: có rất nhiều giống như giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng
đỏ, hạt đen và hạt trắng đen. Thân sinh trưởng vô hạn, canh tác phải làm giàn,
trái dài 40 - 70 cm tùy giống, hạt thưa, thịt quả xốp, ăn nhạt hơn đậu lùn, màu
trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen).
Các giống còn phân biệt bởi sắc tố đỏ tím ở đuôi trái. Năng suất, phẩm chất
trái, khả năng thích nghi điều hiện thời tiết của các giống rất cũng khác nhau.
Giống hạt trắng cho trái thịt dầy, ăn ngon, năng suất cao và thường trồng
trong mùa nắng. Giống hạt đỏ và hạt đen cho trái thịt mỏng, ăn giòn, thích
hợp canh tác trong mùa mưa. Đậu leo cho năng suất từ 18 -25 tấn/ha. Hiện

Khóa luận tốt nghiệp


5

nay các Công Ty Giống có nhiều giống cao sản đã qua tuyển lựa và thích hợp
canh tác cho các mùa khác nhau và cho trái đáp ứng yêu cầu thương phẩm.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học

Hình ảnh 1: Đặc điểm thực vật học của cây đậu đũa
Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs, 2005 đậu đũa là cây thân thảo hằng
năm, hệ thống rễ phát triển tốt.Thân bò, leo quấn, có góc cạnh, không lông,
mắt thân thường có màu tím. Trên thân cây có nhiều đốt, mỗi đốt có thể phân
cành, số cành nhiều hay ít tùy thuộc điều kiện sinh thái. Rễ cọc có thể ăn sâu
tới 50-60cm, rễ phụ thường phân bố ở tầng đất mặt 10-25cm. Lá kép 3 lá phụ
với cuống dài, lá mọc xen kẻ, mặt lá ít lông tơ.
Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở
đỉnh. Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noản với 12 21 noản. Hoa lưỡng tính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều
kiện khí hậu khô, nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỉ lệ nầy có thể tăng đến 40%.
Trái dài 30 - 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại. trái
chứa 10 - 30 hạt. Trái tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein,

Khóa luận tốt nghiệp


6

chất bột đường và vitamin A. Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay
đổi.
Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo

và bắt đầu cho thu hoạch trái tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng
trưởng và cường độ thu hái, cây ra hoa, kết trái kéo dài 1,5 - 2 tháng và cây
tàn 3 - 4 tháng sau khi trồng.
* Về nhiệt độ
Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35 oC
và nhiệt độ ban đêm không dưới 15oC. Đậu đũa đa số là loại cây phản ứng với
nhiệt độ, chúng cần lượng nhiệt độ nhất định mới ra hoa. Một loại phản ứng
với ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10-12 giờ/ngày thì ra hoa. Đậu
mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ở cao độ cao > 700 m
sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là vào mùa có thời tiết lạnh.
* Về nước
Đậu đũa chịu hạn giỏi đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ
cao, nơi có vụ lượng 1500 - 2000 mm. Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8 mm/ngày.
Trồng trong mùa nắng có tưới đậu mọc tốt như trong mùa mưa.
* Về đất
Đậu đũa là cây ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ phì nhiêu cao, tơi xốp, độ
pH trung tính (6-7), đất phải chủ động tưới và thoát nước tốt.
* Về dinh dưỡng
Đậu đũa phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân khoáng N, P,
K. Đạm là thành phần quan trọng của diệp lục, có tác dụng tăng số lá, diện
tích lá. Lân cần thiết cho giai đoạn cây con, thúc đẩy quá trình sinh trưởng
của cây, giúp cây sớm ra hoa, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Kaly làm tăng
khả năng quang hợp của cây, cần cho thời kỳ tạo quả, tăng sinh khối quả, cho
chất lượng quả ngọt hơn.( Trần Văn Lài, Lê Thị Hà, 2002) [7].

Khóa luận tốt nghiệp


7


2.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu đũa.
* Giá trị dinh dưỡng.

Hình ảnh 2: Món ăn chế biến từ cây đậu đũa
- Dinh dưỡng: đậu đũa là loại rau ăn quả giàu nguồn protein, vitamin A,
thiamin, riboflavin, sắt, phosphor và kali rất tốt cũng như rất giàu vitamin C,
folat, magnesi và mangan.
Mỗi 100 gam hạt đậu đũa chứa 47 calo, 0 gam chất béo, 0 mg cholesterol,
4 mg natri (0% giá trị hàng ngày), 8 gam carbohydrat tổng số (2% giá trị hàng
ngày) và 3 gam protein (5% giá trị hàng ngày).(Tỷ lệ phần trăm theo lượng
hấp thụ hằng ngày của người lớn) Ngoài ra, còn cung cấp 17% vitamin A, 2%
sắt, 31% vitamin C và 5% calci nhu cầu hằng ngày. (Phần trăm giá trị hàng
ngày tính trên thực đơn 2000 calo. Giá trị hàng ngày cá nhân có thể cao hơn
hoặc thấp hơn tùy thuộc nhu cầu)
- Sử dụng làm thực phẩm: Quả đậu đũa có thể được ăn khi còn xanh
hoặc đã chín. Thường đậu đũa được cắt ngắn khi chế biến. Ở Tây Ấn, đậu đũa
được xào với khoai tây và tôm. Ở Malaysia, đậu đũa thường được xào với ớt
và một dạng mắm tôm, hoặc dùng trong món salad chín. Ngoài ra, đậu đũa
còn được cắt ngắn và chiên cùng trứng tráng.

Khóa luận tốt nghiệp


8

Tại Việt Nam, đậu đũa thường được cắt ngắn, sau đó luộc riêng hoặc xào
chung với thịt bò, tôm khô...
- Sử dụng làm thuốc: Theo Đông y, đậu đũa có vị ngọt, mặn; tính bình,
không độc; vào các kinh Túc thái âm Tỳ và Túc thiếu âm Thận. Có tác dụng
kiện tỳ bổ thận, thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu...Thường dùng chữa tỳ vị hư

nhược, bụng trướng tiêu chảy, nôn mửa, tiêu khát (đái tháo đường), thận hư di
tinh, đái đục, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị khí hư bạch đới...
Rễ cây đậu đũa có tác dụng tiện tỳ ích khí, tiêu thực; dùng chữa trĩ xuất
huyết, đái đục, đinh nhọt.. Lá cũng có thể dùng chữa chứng tiểu tiện nhỏ giọt
và đau buốt (lâm chứng).
* Giá trị kinh tế
Ở nước ta nghề trồng rau ra đời rất sớm trước cả nghề trồng lúa nước.
Rau có nhiều loại: rau ăn lá, rau ăn than củ, rau ăn quả. Trong rau ăn quả thì
đậu đũa là nhóm rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại rau
khác, hàm lượng protit là 5-6% và chứa một số axit amin, vitamin rất quan
trọng (Tạ Thị Cúc và cs, 2006).Đậu đũa là loại đậu rau có giá trị cho con
người, phù hợp với thị yếu người tiêu dung vì chúng phân bố rộng kháp với
sản lượng tương đối cao, là nguồn thu nhập khá cao cho các hộ nông dân.
Đậu đũa có thời gian sinh trưởng ngắn, sau trồng 50-60 ngày đã cho thu
hoạch, hơn thế đậu đũa còn cho thu hoạch nhiều lần, cứ 3-4 ngày chu 1 lần
tuy thuộc vào giống do vậy mang lại năng suất cao.
Ngoài ra cây đậu đũa thuộc họ đậu nên nó có tác dụng nâng cao độ phì
cho đất do bộ phận của rễ có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để đồng
hóa nitơ tự do trong không khí thành đạm hữu cơ mà cây có thể sử dụng
được. VÌ thế cây họ đậu được xem là nguồn đạm sinh học quý giá và giẻ tiền.
Hàng năm cây họ đậu để lại cho đất từ 200-300 kgN/ha…là cây trồng trước
tốt cho cây trồng sau.

Khóa luận tốt nghiệp


9

Theo báo lao động (2-2013) cho biết: một số địa bàn trồng rau chuyên
canh tại Hà Nội nên gây sốt cục bộ một số mặt hàng rau xanh khiến giá đẩy

lên đáng kể. Giá rau xanh ở hầu hết các chợ bán lẻ, siêu thị bắt đầu nhích dần.
Hiện giá rau xanh đã tăng khoảng 30-40 % so với thang trước. Cải chip được
bán từ 10.000- 12.000đ/kg, cải mơ và cải cúc 2.500-3000đ/bó tăng mạnh nhất
phải kể đến một số loại rau như su hào, suplơ, đậu đỗ…với giá đậu đũa là
24.000-26.000đ/kg. Như vậy so với trồng lúa thì trồng rau đậu đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn nhiều.
2.1.5. Thành phần sâu bệnh chính trên đậu đũa
Thành phần sâu bệnh hại trên đậu đũa giống như trên đậu cove leo. Cây
đậu đũa thường bị sâu gây hại nặng hơn. Dưới đây xin trình bày biện pháp
phòng trừ một số sâu bệnh khác trên đậu cove, đậu đũa.
* Các loại sâu hại chính trên đậu đũa:
Theo Ths Trần Thị Ba [3] cho biết trên đậu đũa chủ yếu có sâu hại
chính sau:
- Dòi đục lá ( Ophioyia phaseoli ): Ấu trùng đục vào lõi thân cây từ
phía ngọn xuống gốc làm cây héo và chết, nếu bị gây hại nặng có thể phải
gieo trồng mới hoàn toàn, ruồi thường gây hại nặng vào giai đoạn cây con ở
mùa khô. Có thể sử dụng các loại thuốc như Actara, Oshin, Pegasus ,….
- Sâu đục trái ( Maruca testulalis ) : Sâu non ăn các nụ, hoa, quả, lá
non và các chồi cây đậu, sâu gây hại khi cây bắt đầu có nụ hoa, nụ quả cho tới
khi cây hết cho trái. Sâu non đục thẳng vào nụ và hoa ăn phá nhụy và các
cánh hoa bên trong hoặc đục vỏ quả chui vào trong ăn thịt quả và hạt.
Đây là đối tượng khó phòng trị nhất trong các loài sâu hại đậu đỗ, do khi phát
hiện thì sâu đã đục vào trong trái, muốn phòng trị có hiệu quả cần phòng trị ấu
trùng khi chưa đục vào trái, nên phòng trị khi cây ra hoa. Có thể dùng thuốc
(khi đã có 50% hoa của đợt 1 đã đậu quả) và để đảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, trong thời gian có trái chỉ nên dùng có loại thuốc gốc vi

Khóa luận tốt nghiệp



10

sinh, thảo mộc, thuốc có thời gian cách ly ngắn như như Biocin,
Actame,Confitin …
* Các loại bệnh hại chủ yếu trên đậu đũa:
Theo giáo trình trồng rau của Tạ thị Thu Cúc, 2000 [4] trên đậu rau có
80 loại bệnh chủ yếu trong đó đậu hà lan có 37 loại bệnh, đậu cove có 30 loại
bệnh, Lang có 13 loại bệnh.
- Bệnh thán thư: Tác nhân gây hại Colletotrichum lindemuthianum.
Bệnh có thể phá hoại từ giai đoạn cây mọc mầm đến khi có quả. Trên thân cây
con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng,
nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống. Trên cây
đã lớn vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn, hình đa giác, kích
thước từ 3- 10 mm. Biện pháp phòng trừ chủ yếu hiện nay là chọn và trồng
các giống chống bệnh, xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hóa học có khả
năng thấm sâu để diệt sợi nấm, thu dọn tàn dư cây bệnh, thực hiện luân canh 2
-3 năm với cây trồng nước, vun gốc cao để tránh ứ đọng vào mùa mưa, khi
bệnh chớm xuất hiện có thể phun phòng trừ kịp thời : dùng Zinep 80WP nồng
độ 0,4% hoặc daconil dạng bột thêm nước 50 và 70% với nồng độ 0,1250,250% để phun.
- Bệnh gỉ sắt: tác nhân gây hại là: Uromyces appendicutus ( Pers). Hầu
hết các nước có trồng đậu đỗ trên thế giới đều bị bệnh này phá hại. Bệnh làm
lá khô vàng, dễ rụng, cây chóng lụi tàn, làm giảm năng suất rất lớn. Bệnh hại
trên cả lá, thân, hoa, quả. Vết bệnh ban đầu là những điểm nhỏ hơi vàng hoặc
vàng chanh. Sau vết bệnh to đần đường kính 2mm, biểu bì nứt vỡ để lộ ổ bào
tử hạ màu nâu, màu gỉ sắt, xung quanh vết bệnh có quầng vàng hẹp. Bệnh
nặng làm lá khô cháy rụng sớm, quả nhỏ khô và lếp. Để phòng trừ bệnh cần
thực hiện các biện pháp phòng chống tổng hợp: dọn sạch tàn dư cây bệnh,
luân canh 2-3 năm với cây họ hòa thảo, sử dụng các giống chống bệnh, khi
bệnh mới phát sinh có thể phun thuốc hóa học phòng trừ như Baycor 25 WP


Khóa luận tốt nghiệp


11

(0,15- 0,25kg a.i./ha), Bayleton 25 EC (25WP) (400- 500g/ha), Bayphidan
250 EC (0,1%), Score 250 ND (0,3- 0,5l/ha).
- Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: Nguyên nhân là do nấm Fasarium solani
fs.phaseoli: Rhizoctonia solani Kuhn. Bệnh có thể phá hoại trong suốt quá
trình phát triển của cây nhưng chủ yếu là ở thời kỳ cây con. Biểu hiện đặc
trưng nhất của triệu chứng bệnh là: rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm
đen, thối mục, cây bệnh héo chết, đổ gục trên ruộng. Lúc đầu vết bệnh chỉ là
một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ, sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc
quanh cổ rễ. Bộ phận bị bệnh thối mục có màu đen ủng nước hoặc hơi khô, cổ
rễ teo tóp, bộ phận lá thân héo rũ, tuy vẫn còn màu xanh. Sau 5-6 ngày bị héo
rũ cây bệnh đổ gục chết lụi hàng loạt trên đồng ruộng. Để phòng trừ bệnh này
cần thực hiện luân canh với họ hòa thảo, xử lý hạt trước khi gieo trồng và
phun thuốc phòng trừ khi xuất hiện bệnh. Có thể dùng một số thuốc như
Ridomil MZ72 Wp với lượng dùng 2,5-3,5 kg/ha, Topsin (50 và 70 Wp): 50 –
100g thuốc bột/100lit nước hoặc Rovral 50% dạng bột thấm nước với nồng độ
0,1 – 0,2% ... hoặc các chế phẩm sinh học ( Tnchoderma).
Theo Vũ Trọng Mân, 2004 [7] thì trên cây đậu cove trồng tại Việt Nam
ngoài bệnh do nấm gây ra còn có các bệnh do virus gây lên như: Bệnh khảm
lá, bệnh khảm vàng.
- Bệnh khảm lá thường gây ra hiện tượng khảm tạo thành sọc xanh nhạt
hay bạc xen kẽ sọc xanh thẫm trên lá non ở cây đậu. Khi bệnh nặng các lá đều
co hẹp và biến dạng một số lá cuốn lại, cây ít quả và năng suất thấp. Cây có
thể bị chết sau một thời gian bị bệnh hại nặng. Virus gây bệnh có hình sợi,
kích thước 750x15 nm, thuộc nhóm poty virus. Virus truyền bệnh bằng rệp họ
Aphididae theo kiểu bền vững ( non persistant).

- Bệnh khảm vàng thường gây ra hiện tượng khảm vàng biến vàng ở lá
cây đậu và nhiều cây họ đậu. Virus tạo ra những đường biến vàng ngoằn

Khóa luận tốt nghiệp


12

ngoèo trên bề mặt lá cây đậu, lá cây không phát triển. Virus truyền bởi hơn 20
loại rệp họ Aphididae theo kiểu bền vững ( non persistant).
Hai loại bệnh trên phân bố rộng trên khắp thế giới ở tất cả các vùng có
trồng đậu ăn quả như đậu cove, đậu đũa, đậu bở, đậu Trạch…Biện pháp
phòng trừ là khi phát hiện bệnh thì phải loại bỏ cây, lấy hạt giống từ những
cây khỏe mạnh. Đặc biệt là côn trùng môi giới và vệ sinh thường xuyên để
hạn chế bệnh lây lan.
Theo Ths. Trân Thị Ba [2] trên cây đậu được trồng tại Việt Nam thường
xuất hiện những bệnh chủ yếu sau:
- Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora canescens và Cercospora cruenta.
Đốm bệnh gây bởi C. Canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm
màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá, bệnh gây hại nhiều trên đậu
đũa, đốm bệnh có màu gỉ sắt, hình dạng và kích thước không đều, thường
xuất hiện trên thân và trái chín, phun ngừa bằng các thuốc trừ nấm thông
thường: Anvil SEC, Antracol 75 WP, Ridomil...
- Bệnh phấn trắng: Do nấm Erysiphe poligoli. Vết bệnh xuất hiện đầu
tiên là những đốm mắt màu xanh, dần biến thành trắng xám. Các lá non bị
bệnh sẽ cuốn lại, chuyển sang vàng và dụng đi, trái nhỏ, cây còi cọc. Bệnh
thường xuất hiện vào cuối thu hoạch. Phun ngừa bằng Cuzate – M8,
Mancolaxyl, zicolep.....
2.1.6. Đặc điểm của phân đạm urê
Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp

đạm cho cây.
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng
đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính
của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại
vitamin trong cây.

Khóa luận tốt nghiệp


13

Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm
cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích
thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng
suất cây.
Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng,
đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các
nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau
cải, cải bắp v.v.. loại phân đạm thường dùng sau:
* Phân Urê CO(NH4)2:
Phân urê có 44 – 48% N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng
số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân
có tỷ lệ N cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng
giống nhau:
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là
hút ẩm mạnh
- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm
nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông
nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng

trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân
này bón thích hợp trên đất chua phèn.
Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5 –
1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu
phần thức ăn cho lợn, trâu bò.
Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi
ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ

Khóa luận tốt nghiệp


14

và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời
gian ngắn.
Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo
thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê
không được có quá 3% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới
Sản xuất rau là một trong những ngành được công nghiệp hóa sớm bởi
cây rau có chu kỳ vòng đời ngắn ( hệ số quay vòng nhanh), yêu cầu thâm
canh cao và đặc biệt rất thích hợp với kỹ thuật canh tác đặc thù; mặt khác nhu
cầu của thế giới với sản phẩm này đang cần với số lượng ngày càng lớn vì vậy
trồng rau theo hướng công nghiệp sẽ nâng cao năng suất và thông qua chế
biến sẽ tạo lợi nhuận cao. Năng suất rau trung bình của các nước có nền nông
nghiệp phát triển đã đạt 50-55 tấn/ha/vụ, ở những nước này trồng rau theo
phương thức công nghiệp năng suất rất cao ( đạt 200-300 tấn/ha/vụ).
Theo số liệu thống kê của FAO (2001) cho biết: Năm 1980 toàn thế

giới sản xuất được 375 triệu tấn rau trong đó đậu rau 20,3 triệu tấn, năm 1990
là 441 triệu tấn trong đó đậu rau 25,2 triệu tấn, năm 2001 đã lên tới 768 triệu
tấn trong đó đậu rau 50,3 triệu tấn. Lượng rau tiêu thụ bình quân theo đầu
người là 78kg/người/năm. Tuy nhiên trình độ phát triển nghề rau ở mỗi nước
là khác nhau. Ở các nước phát triển cây rau được chú trọng hơn các nước
đang phát triển về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo K.U
Ah med và M.shajahan (1991) cho biết nếu tính sản lượng bình quân theo đầu
người thì ở các nước phát triển cao hơn hẳn so với các nước đang phát triển.
Ở các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực là 2/1, trong khi đó
ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là 1/2. Riêng Châu Á sản lượng rau
hàng năm và đậu rau nói chung khoảng 400 triệu tấn so với mức tăng trưởng

Khóa luận tốt nghiệp


15

3% ( khoảng 5 triệu tấn/ năm), mức tiêu dung rau của các nước Châu Á là
84kg/người/năm.
Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc có sản lượng rau cao
nhất 70 triệu tấn/năm. Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới với sản lượng rau hàng năm
đạt 65 triệu tấn ( Bảng 1) (FAO,2001)
Ngoài việc tăng về mức sản lượng rau nói chung và đậu rau nói riêng
thì chất lượng ngày càng được quan tâm, nhiều tiến bộ khoa học được áp
dụng để tăng năng suất chất lượng cho đậu rau như kỹ thuật canh tác công
nghệ sinh học vào sản xuất rau cao cấp và sản xuất sản phẩm nông nghiệp
công nghệ cao. Tại Canada và Hoa Kỳ trong sản xuất nông nghiệp việc đầu
tiên họ quan tâm chính là phẩm chất của cây rau, sau mới là sản lượng. Nhiều
mô hình trồng rau ra đời đã đưa năng suất phẩm chất rau đậu nâng lên đáng
kể.

Bảng 1: Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2001
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên quốc gia
Thế giới
Trung Quốc
Ấn độ
Mỹ
Nga
Indonesia
Ukaraina
Philippin
Italia
Iran
Việt Nam

Diện tích (ha)
43.583.651
15.721.003

5.705.000
1.380.487
1.038.487
772.537
618.500
588.928
580.928
536.000
514.000

Nguồn : Ricords copy right FAO năm 2001

Khóa luận tốt nghiệp

Năng suất (tạ/ha)
159,23
182,53
106,96
273,08
120,72
87,170
100,41
83,63
263,36
200,75
131,70


16


Ngoài mức gia tăng về sản lượng hàng năm, chất lượng rau ngày càng
được quan tâm hơn, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng để hạn chế tối đa các
tồn dư gây hại cho sức khỏe con người trong các sản phẩm rau như thủy canh,
trồng rau không cần đất, trồng trong nhà lưới… phân bón cao cấp phù hợp với
từng loại rau, an toàn cho đất.
2.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu ở Việt Nam
Trong nước
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông; miền Nam là mùa mưa và mùa khô. Các sản phẩm rau của Việt
Nam rất đa dạng, từ rau muống, rau ngót, rau cải, đậu đỗ… đến các loại rau
xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt…
Những năm gần đây, nhiều loại rau ngoại du nhập vào Việt Nam cũng
đã được nhân giống, lai tạo, trồng thử và thích nghi được với điều kiện khí
hậu Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao như
rau bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt), cây gia vị wasabi (còn gọi là sa tế),
đậu rau ….Trong số các đậu rau được trồng ở nước ta thì có rất nhiều giống
khác nhau và được trồng nhiều thời vụ như: đậu đũa, đậu cove, đậu Hà Lan,
đậu ván… (Tạ Thu Cúc, 2000).
* Thực trạng ngành rau Việt Nam những năm gần đây
Diện tích, năng suất, sản lượng:
Theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến năm 2005, tổng diện tích
trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn;
so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân
3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân
7,55%/năm).

Khóa luận tốt nghiệp



×