Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHONG PHÚ NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM USARICHPHARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.1 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHONG PHÚ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM USARICHPHARM

Nhóm SVTH: Châu Đặng Lan Hương, MSSV: 1411643
Nguyễn Huỳnh Hương, MSSV: 1411647
GVHD: TS. Lê Xuân Tiến

Năm học: 2017 – 2018



NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................



Người hướng dẫn

Ban Giám Đốc



LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời buổi phát triển nhanh chóng như hiện nay, công nghiệp phát triển mạnh
kèm theo vấn đề môi trường ô nhiễm cũng tăng nhanh. Đời sống con người ngày càng bận
rộn, áp lực công việc căng thẳng dẫn đến con người dễ bị mắc bệnh và bệnh tật cũng ngày
càng đa dạng và nguy hiểm hơn. Chính vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho con người mà
ngành công nghiệp dược phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ và chuyên sâu.
Sau ba năm học tập tại trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, chúng em đã được
trang bị một số kiến thức về ngành hóa nói chung và ngành hóa dược nói riêng. Nay nhờ
sự giúp đỡ của quý công ty và sự hỗ trợ từ khoa Kỹ Thuật Hóa Học – ĐH Bách Khoa,
chúng em đã có cơ hội thực tập trong thời gian bốn tuần tại nhà máy sản xuất dược phẩm
USARICHPHARM thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú. Thời gian thực tập tuy
ngắn nhưng vô cùng quý báu đối với chúng em. Từ đó, chúng em được tìm hiểu về sản
xuất thực tế kỹ càng hơn. Đây là bản báo cáo kết quả thu hoạch được trong thời gian bốn
tuần với nội dung chính là giới thiệu về công ty và các hoạt động sản xuất chính mà
chúng em đã được tìm hiểu.



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú – chi nhánh
nhà máy sản xuất dược phẩm USARICHPHARM, chúng em đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chưa được biết.
Để có những nền tảng kiến thức và hiểu biết ngày hôm nay, trước hết chúng em xin

chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa TPHCM – khoa Kỹ
thuật hóa học, bộ môn Hóa hữu cơ đã giảng dạy và trang bị cho chúng em những kiến
thức cơ bản để chúng em có thể dễ dàng tiếp thu khi làm việc thực tế. Đặc biệt, chúng em
xin cảm ơn thầy Lê Xuân Tiến đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tập.
Bên cạnh đó, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú, anh
chị dược sĩ, nhân viên nhà máy sản xuất dược phẩm USARICHPHARM đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Xin cảm ơn
Ban lãnh đạo và các anh chị làm việc trong công ty đã giúp đỡ, giải đáp tận tình những
thắc mắc của chúng em trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu kinh nghiệm thực tập nên
không tránh khỏi những sai sót. Mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp chúng em hoàn
thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH


PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
-

Giới thiệu chung :
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHONG PHÚ
Tên tiếng Anh : PHONG PHU PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : PP. PHARCO

Trụ sở chính : Lô 12, Đường số 8, Khu công nghiệp Tân Tạo, Phường Tân Tạo A,

-

Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.
Lịch sử phát triển :
Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú (PP.PHARCO) chính thức được thành lập

-

vào ngày 20/08/2000.
Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú có bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm trong

-

lĩnh vực kinh doanh dược phẩm (tiền thân là Công ty dược phẩm Quận 8).
Năm 2012, Công ty khánh thành Nhà máy sản xuất dược phẩm USARICHPHARM

1.

đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, GSP và GLP đặt tại Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận
Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một nhà máy có công nghệ sản xuất hiện
đại, đặc biệt, với dây chuyền sản xuất viên nang mềm nhập khẩu, được chuyển giao
kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến từ Công ty TECHWORLD (Hàn Quốc),
Nhà máy USARICHPHARM đã cho ra đời những sản phẩm viên nang mềm với
-

chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và mang lại hiệu quả điều trị cao.
Năm 2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên USAR Việt Nam (USAR)

được thành lập, là công ty con với cơ cấu 100% vốn của Công ty cổ phần dược


phẩm Phong Phú, chuyên kinh doanh và phân phối các loại dược phẩm và thực
phẩm chức năng.
3.
Nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm kinh doanh:
3.1 Nguyên vật liệu sản xuất:
Nguyên liệu được chia làm ba nhóm chính gồm: nhóm dược chất, nhóm tá dược và
nhóm bao bì.
-

Nhóm dược chất: 100% dược chất được kiểm soát nghiêm ngặt từ việc đánh giá
nhà sản xuất dược chất, kiểm tra tiêu chuẩn đầu vào trước khi đưa vào sản xuất

-

theo đúng hồ sơ đăng ký thuốc với cục Quản lí Dược.
Nhóm tá dược: 100% tá dược được kiểm tra từ đầu vào theo đúng tiêu chuẩn đăng
kí với cục Quản lí Dược và được cập nhật thường xuyên theo phiên bản mới nhất

-

của dược điển.
Nhóm bao bì: 100% bao bì được kiểm tra từ chất liệu, kích thước đến nội dung in
trên bao bì.

3.2 Sản phẩm kinh doanh:
- Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh
trong lĩnh vực dược phẩm. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng, bao gồm các loại thuốc tân

dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ
sung. Một số dòng sản phẩm hiện đang rất thịnh hành trên thị trường như Meloxicam (trị
đau cơ xương khớp), Paracetamol 500mg (có tác dụng giảm đau, hạ sốt), Usatangenyls
(điều trị các chứng chóng mặt), một số chế phẩm từ dược liệu như Điều kinh ích mẫu,
Kim tiền thảo, Nasalis…
- Trong lĩnh vực sản xuất, Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú sẵn sàng hợp tác
với các đối tác tiềm năng trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nhượng quyền, gia công sản
phẩm, phân phối độc quyền thương hiệu sản phẩm …
- Trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ dược phẩm, mạng lưới chi nhánh của Công ty
được xây dựng tại khắp các vùng, miền trong cả nước (Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà
Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long…). Tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Công ty sở hữu một hệ thống gần 32 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GDP và GPP có
mặt trên khắp địa bàn các quận, huyện.


3.3 Tồn trữ và bảo quản:
Tất cả các nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì và phế phẩm đều phải
trải qua quá trình bảo quản và biệt trữ riêng, tuân thủ theo đúng các nguyên tắc GSP.
Nguyên liệu và bao bì bảo quản trong kho được dán nhãn tình trạng để nhận diện:
-

Nhãn đỏ: đối với các nguyên liệu, bao bì, thành phẩm và bán thành phẩm không

-

được sử dụng và sẽ được thu hồi hoặc hủy.
Nhãn vàng: đối với các nguyên liệu, bao bì, thành phẩm và bán thành phẩm đang
trong quá trình chờ kiểm tra, không được sử dụng các nguyên vật liệu đang được

-


dán nhãn này.
Nhãn xanh: đối với các nguyên liệu, bao bì, thành phẩm và bán thành phẩm đã
được kiểm tra chất lượng đầy đủ và được phép chuyển sang thực hiện các công
đoạn tiếp theo.

 Bảo quản nguyên liệu:

Nguyên liệu được chia theo đặc tính riêng và được bảo quản theo từng nhóm nguyên
liệu, cụ thể được chia theo từng nhóm như sau: nhóm nguyên liệu thường dạng bột, nhóm
nguyên liệu thường dạng lỏng, nhóm nguyên liệu có mùi và nhóm nguyên liệu dễ cháy
nổ. Đối với nhóm nguyên liệu có mùi phải được bảo quản ở phòng có quạt hút công suất
lớn, để tránh hiện tượng nhiễm chéo. Đối với nhóm nguyên liệu dễ cháy nổ, phải bảo
quản ở kho tách riêng biệt hoàn toàn với khu vực sản xuất và khu vực bảo quản khác.
Ngoài ra, còn phải tuân thủ theo đúng điều kiện bảo quản của nhà sản xuất, thường được
chia làm 5 điều kiện bảo quản:
-

Bảo quản ở nhiệt độ phòng: 15-250C, độ ẩm ≤70%
Bảo quản ở nhiệt độ mát: 8-150C, độ ẩm ≤70%
Bảo quản ở nhiệt độ lạnh: ≤ 80C, độ ẩm ≤70%
Bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh: 2-80C, độ ẩm ≤70%
Bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu: ≤-100C

Điều kiện bảo quản được kiểm soát chặt chẽ hàng ngày bằng việc theo dõi đồng hồ đo
nhiệt độ và độ ẩm,…
 Bảo quản bao bì, thành phẩm và bán thành phẩm:


Tại nhà máy USARICHPHARM, tất cả các loại bao bì cấp I, cấp II và thành phẩm

đều được bảo quản ở điều kiện phòng vì sản phẩm không yêu cầu phải bảo quản ở điều
kiện khắc nghiệt hơn. Các loại bán thành phẩm trong quá trình biệt trữ chờ kiểm tra để
chuyển công đoạn cũng được bảo quản trong điều kiện phòng tại phòng biệt trữ trong khu
vực sản xuất.
4.

Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Việc xây dựng nhà máy thực hiện đúng theo qui định của Bộ Y Tế về lộ trình xây

dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
- Kiểm tra khu vực sản xuất: không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chênh lệch áp suất.
- Kiểm tra nguyên vật liệu:
+

Dược chất và tá dược được kiểm tra theo các tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV,

tiêu chuẩn Dược điển Anh, tiêu chuẩn Dược điển Mỹ.
+ Nước được kiểm tra theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV hàng tuần, mỗi ngày
phải kiểm tra pH, độ dẫn điện và được ghi lại trong hệ thống sổ sách theo dõi.
+ Bao bì: kiểm tra có đáp ứng với các tiêu chuẩn cơ sở của công ty về độ dày, màu
sắc, định lượng, vi sinh (đối với bao bì cấp I) và kiểm tra màu sắc, kích thước, in
ấn (đối với bao bì cấp II).
- Kiểm tra bán thành phẩm và thành phẩm: toàn bộ bán thành phẩm và thành phẩm được
kiểm tra theo tiêu chuẩn cơ sở của công ty. Các tiêu chuẩn kiểm tra sẽ phụ thuộc vào loại
sản phẩm, thông thường là:
+
+
+
+
+

+
5.

Cảm quan
Định tính bằng các phương pháp sắc kí bản mỏng (TLC), HPLC.
Định lượng bằng phương pháp quang phổ tử ngoại, HPLC.
Kiểm tra độ đồng đều khối lượng theo phụ lục 11.3 Dược điển Việt Nam IV
Độ hòa tan bằng phương pháp quang phổ tử ngoại, HPLC.
Kiểm tra hàm lượng các tạp chất liên quan bằng TLC, HPLC.
An toàn & vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy:

5.1 An toàn lao động:
+
+

Thực hiện đúng quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc.
Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.


+

Sử dụng và bảo quản đúng quy trình, quy định đối với các phương tiện phòng cháy
chữa cháy, các thiết bị điện, máy tính và các thiết bị điện tử khác được công ty

trang bị.
+ Hết giờ làm việc phải tắt hết các thiết bị không cần sử dụng, kiểm tra lại khóa két,
+

tủ tài liệu trong phòng làm việc để đảm bảo an toàn.
Không tự ý sử dụng các thiết bị, dụng cụ của người khác. Không cho người khác

sử dụng thiết bị, dụng cụ của mình mà người đó không am hiểu về các quy định,

+

nguyên tắc an toàn lao động đối với dụng cụ, thiết bị đó.
Người lao động vận hành và sử dụng các loại máy móc buộc phải qua đào tạo, bồi

dưỡng có kiểm tra, nếu đủ khả năng mới được giao sử dụng.
+ Kiểm tra định kỳ, tu sửa, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị theo đúng quy trình,
+
+

quy định của loại máy móc, thiết bị đó.
Nghiêm cấm mang vũ khí, hàng cấm, chất gây nổ, chất gây cháy vào công ty.
CBNV phải báo cáo kịp thời với người quản lí lao động trực tiếp hoặc Phòng Tổ
chức – Hành chính khi phát hiện có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hỏa hoạn. Có trách nhiệm tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả.

5.2 Vệ sinh lao động:
+

CBNV phải có trách nhiệm giữ vệ sinh phòng làm việc, máy móc và các trang thiết

+

bị, phương tiện làm việc.
Đối với nhân viên sản xuất phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đúng quy định khi tham
gia sản xuất.

5.3 Phòng cháy, chữa cháy:

+

Công ty có trách nhiệm tổ chức tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy định kì

theo quy định.
+ Mỗi CBNV phải có ý thức chấp hành các quy định về công tác phòng cháy, chữa
cháy. Kịp thời báo cáo với bộ phận chuyên trách phòng cháy, chữa cháy của Công
ty hoặc Phòng Tổ chức – Hành chính khi phát hiện nguy cơ cháy nổ.
+ Bộ phận chuyên trách công tác phòng cháy, chữa cháy theo sự phân công của Công
ty phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị, máy móc, hệ thống điện, các thiết bị
chuyên dụng phòng cháy, chữa cháy… đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng
CBNV và tài sản công ty.


Lưu ý: Tất cả các tập thể, cá nhân sẽ bị xử lí kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm về công tác
an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy.
6.

Xử lí nước thải, chất thải:

6.1 Xử lí nước thải khu vực sản xuất:
Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu được sinh ra trong quá trình vệ sinh thiết
bị, dụng cụ sản xuất bằng nước RO và trong một số công đoạn khác. Nước thải sẽ được
tập trung tại một bể điều hòa có quạt thổi khí (đĩa thổi khí) từ dưới lên. Bùn vi sinh từ bể
bùn vi sinh tràn qua bể điều hòa. Sau đó dùng bơm, bơm qua bể kị khí, tiếp tục bơm qua
bể vi sinh 1 (có đĩa thổi khí), tại đây sẽ cho NPK làm chất dinh dưỡng nuôi vi sinh. Bể vi
sinh 1 đầy tự tràn qua bể vi sinh 2. Sau khi bể vi sinh 2 đầy, tiến hành lắng. Bơm lấy phần
nước trong ở mặt bể và phần bùn vi sinh phía dưới sẽ được bơm ngược lại về bể bùn vi
sinh.. Phần nước trong sẽ qua hệ thống đường ống nước thải tập trung của khu công
nghiệp và được tiếp tục xử lí tại một nhà máy xử lí nước thải của khu công nghiệp.

6.2 Xử lí chất thải của khu vực sản xuất, kiểm nghiệm và rác thải sinh hoạt :
Các loại chất thải, rác thải trong quá trình sản xuất, kiểm tra, kiểm định sẽ được
phân loại tại nguồn theo các nhóm như sau: nhóm chất thải chứa kim loại nặng, nhóm
chất thải chứa các dung môi hữu cơ, nhóm chất thải thường (dung môi không độc hại,
muối, acid, base…), nhóm chất thải sinh hoạt.
+

Nhóm chất thải chứa kim loại và dung môi hữu cơ: Công ty kí hợp đồng với một
công ty xử lí chất thải có đủ pháp lý và phải đảm bảo đúng các quy định về vệ sinh

môi trường, để bàn giao lại chất thải trên theo định kì mỗi tháng.
+ Nhóm chất thải thường: các hóa chất như muối, acid, base sẽ được pha loãng trước
khi gom về hệ thống xử lý nước thải chung của công ty.
+ Nhóm rác thải sinh hoạt: sẽ được thu gom và xử lí bởi Công ty Vệ sinh Đô thị
Thành phố.
7.

Các sự cố xảy ra và biện pháp khắc phục:
Trong quy trình sản xuất thuốc luôn có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên IPC,

đồng thời mẫu được lấy kiểm tra định kì ở mỗi công đoạn nên việc xảy ra sự cố thường
không nhiều. Các sự cố xảy ra chủ yếu do hai nguyên nhân chính là do thiết bị và do công


thức hoặc kĩ thuật pha chế. Khi thiết bị gặp sự cố sẽ dẫn đến những trường hợp sau:
không đủ lực nén để tạo viên nén, gãy chày, vận tốc thiết bị không ổn định, nhiệt độ thiết
bị không ổn định… đối với những trường hợp trên bộ phận QA sẽ tiếp nhận và bộ phận cơ
điện sẽ chịu trách nhiệm xử lí. Khi công thức có vấn đề sẽ dẫn đến một số trường hợp sau:
viên không đạt độ rã như yêu cầu, độ cứng viên thấp, độ mài mòn cao, viên bao bị dính,
viên nang bị thủng hoặc móp nang… đối với những trường hợp trên bộ phận QA sẽ tiếp

nhận và phối hợp với bộ phận R&D, QC để chỉnh đổi lại công thức cũng như kiểm tra lại
thành phần nguyên liệu dược chất và bao bì để có hướng giải quyết cụ thể cho từng
trường hợp riêng biệt.
 Ví dụ những sự cố có thể xảy ra và cách giải quyết cho quá trình sản xuất viên nén:

Quá trình nén viên
Tá dược
Thiết bị
- Viên bị rổ hoặc bị tách
- Viên có độ mài mòn cao:
lớp và do cốm trộn không
- Lực nén và nhiệt độ
do nguyên liệu quá khô
kĩ còn có khoảng trống khí.
không ổn định như đã cài
- Viên quá dính hoặc quá
- Viên bị nứt: do lực nén
đặt.
ướt: do lượng tá dược dính
quá chặt khi viên có kích
- Nén hai lần làm bể viên.
và tá dược trơn nhiều.
thước lớn.
Bảng 1 Ví dụ những sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất
 Một số hướng giải quyết:
- Để hạn chế tối đa các khoảng trống khí trong cốm cần phải thay đổi kích thước rây

và rây kĩ hơn, đồng thời tăng lượng tá dược trơn và giảm lượng tá dược dính cho
-


phù hợp.
Để hạn chế nứt viên cần phải giảm kích thước viên và thay đổi lực nén cho phù

-

hợp, đồng thời thay đổi độ ẩm cốm nếu cốm quá khô dẫn đến dễ nứt.
Những vấn đề liên quan đến tá dược như độ mài mòn hay viên bị dính thì cần phải

-

điều chỉnh tính toán lại công thức cho phù hợp hơn.
Những vấn đề liên quan đến thiết bị thì cần phải bảo trì và giám sát quá trình liên
tục, nếu trường hợp viên bị vỡ do lực nén thì thu hồi lại cốm và xử lí lại.

PHẦN B: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:
1.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHUNG:


1.1 Dạng thuốc – dạng bào chế chính:
Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược phẩm nhằm đưa dược chất vào cơ thể để điều
trị một bệnh xác định. Dạng thuốc bao gồm dạng bào chế và các thành phần của nó là bao
bì đóng gói, nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Dạng bào chế gồm có dược chất
và tá dược. Nhà máy USARICHPHARM hiện đang sản xuất các loại dược phẩm có 6
dạng bào chế chính sau:
- Viên nang cứng (hard capsule/ hard gelatin capsule):

Paracetamol 500 mg


Predrithalon

Spasrincaps

- Viên nén (Tablets):

Digorich

Alpha 2100 Alu-PVC

- Viên bao phim (Film coated tablets):

Alaginusa


Meloxicam 7,5mg

Terichlen

Erythromycin

- Viên bao đường (sugar coated tablets):

Usar Detratyls

Theophylin

Ích thận khang

- Viên nang mềm (Soft capsule):


Vitamin E 400IU

Usarichcatrol

- Bột, cốm: Probio baby,…
1.2 Các loại tá dược chính:
Các loại tá dược chính thường được sử dụng như:
-

Tá dược chống dính (Antiadherents): được sử dụng để giảm độ dính giữa
các hạt thuốc và làm cho các viên thuốc không bị dính vào nhau. Chất thường được

-

dùng là magnesium stearate…
Tá dược dính (Binders): giúp gắn các thành phần trong thuốc lại với nhau. Tá dược
dính tạo một lực liên kết đủ mạnh giữa các hạt trong thuốc, và giúp tăng thể tích
của các chất kém hoạt động trong thuốc.Tá dược dính thường dùng là:
saccharide và
HPMC…

các

dẫn

xuất,

Polyme tổng


hợp: polyvinylpyrrolidon (PVP),


-

Tá dược bao (Coatings): Vỏ bao thuốc bảo vệ thuốc khỏi sự phân hủy bởi độ ẩm,
hoặc giúp cho những loại thuốc có mùi vị khó chịu dễ được nuốt hơn. Phần lớn các
thuốc được bọc bởi một lớp cellulose ether hydroxypropyl metylcellulose (HPMC)
không chứa đường và không chứa chất gây dị ứng. Thỉnh thoảng một vài chất khác
được dùng như các loại polyme tổng hợp sơn cánh kiến, protein bắp zein hoặc các
polysaccharide khác. Viên nang thường được bao bọc bởi gelatin.

-

Tá dược trợ tan (Disintegrants): chất trợ tan tan ra và hòa tan khi gặp nước, làm
cho viên thuốc vỡ ra trong ống tiêu hóa, giải phóng các hoạt chất, giúp cho sự hấp
thu. Chúng có vai trò bảo đảm khi viên thuốc gặp nước, thuốc sẽ bị vỡ ra thành
nhiều mẩu nhỏ, tăng sự hòa tan. Ví dụ: polyvinylpyrolidon mạch cầu
(crospovidon), natri carboxymetyl cellulose mạch cầu (croscarmellose natri).

-

Tá dược độn: làm tăng thể tích của viên thuốc hoặc nang thuốc, giúp cho việc sản
xuất và tiêu thụ thuận tiện hơn. Do làm tăng thể tích của thuốc, nó làm cho thuốc
có thể tích phù hợp giúp bệnh nhân dễ uống hơn. Tá dược độn tốt phải trơ về mặt
hóa học, phù hợp với các thành phần khác, không hút ẩm, rẻ, kết đặc tốt, không có
vị hoặc có vị dễ chịu. Cellulose một loại tá dược độn được dùng phổ biến trong
viên nén và viên nang. Dicanxi photphat cũng thường được dùng. Một số loại dầu
thực vật cũng hay được dùng trong viên nang, các tá dược độn khác gồm có:
lactose, sucrose, glucose, mannitol, sorbitol, calcium carbonate, magnesium

stearate…

Ngoài ra còn có các loại tá dược tạo màu, tạo mùi hay che lấp mùi, tạo vị ngọt và một số
chất bảo quản.
1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất chung :
Nguyên liệu

Phòng cân nguyên liệu


Phòng xây rây

Phòng kết lô nguyên liệu
Phòng pha
tá dược
dính

Phòng trộn ướt

Phòng sấy cốm
(Sấy tầng sôi – sấy tĩnh)
Tá dược trơn, bóng
Phòng trộn hoàn tất

Phòng vô gói

Phòng dập viên

Phòng đóng nang


Khu đóng gói cấp I

Khu đóng gói cấp II
Thành phẩm

1.4 Các loại thiết bị chính:
- Các loại cân:

Biệt trữ thành phẩm


- Máy xát hạt

- Máy sấy tầng sôi

- Mấy trộn siêu tốc

- Máy trộn lập phương

- Máy dập viên xoay tròn

- Máy đóng nang

- Máy ép vỉ


- Máy in phun

Hình 1 Các loại thiết bị chính
1.5. Các loại bao bì chính:

Bao bì sử dụng trong ngành dược được chia làm hai loại chính: bao bì cấp I (bao bì
sơ cấp), bao bì cấp II (bao bì thứ cấp).
-

Bao bì cấp I: là các loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc như: màng PVC/nhôm,

-

màng nhôm gói, chai, lọ, nhựa/ thủy tinh và các loại nắp đi kèm.
Bao bì cấp II: là các loại bao bì không tiếp xúc trực tiếp với thuốc như: hộp giấy,

thùng carton, băng keo.
MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỤ THỂ:
2.1 Quy trình sản xuất viên nang cứng Paracetamol 500 mg:
2.

2.1.1 Công dụng:
Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hóa
có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin;
tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Paracetamol được
dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
2.1.2 Đặc điểm thành phần:
Tên sản phẩm: PARACETAMOL
Hàm lượng hoạt chất chính Paracetamol
500 mg
Dạng bào chế
Viên nang cứng
Quy cách đóng gói
Thùng 40 chai x 50 viên
Độ ổn định

Bền trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam
Điều kiện bảo quản
Nhiệt độ không quá 30, khô ráo, tránh ánh sáng
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Bảng 2 Bảng đặc điểm thành phần của Paracetamol


2.1.3 Tiêu chuẩn chất lượng:
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn cơ sở
- Cảm quan sản phẩm: Viên nang cứng số 0, không bị móp méo, biến dạng, bên trong có
bột thuốc màu trắng, không mùi.
- Định tính: phải có phản ứng định tính của Paracetamol
- Độ đồng đều khối lượng: KLTB viên 7.5 %
- Tạp chất liên quan: phải theo quy định
- Độ hòa tan: Không được ít hơn 75% lượng Paracetamol (C 8H9N6NO2) so với hàm lượng
ghi trên nhãn, được thử nghiệm trong 45 phút. Sử dụng thiết bị kiểu cánh khuấy với môi
trường hòa tan là nước.
- Định lượng: Hàm lượng Paracetamol (C8H9N6NO2) chứa trong 1 viên phải đạt từ 95.0%
đến 105.0% so với lượng ghi trên nhãn.
2.1.4 Nguyên liệu và bao bì sử dụng:
2.1.4.1 Nguyên liệu sản xuất và đặc tính nguyên liệu:
- Nguyên vật liệu: Phải đạt tiêu chuẩn quy định
- Quy định sản xuất: Đã thẩm định và phải được thực hiện tuân theo hướng dẫn của GMP
- Nhà xưởng và thiết bị: Phù hợp yêu cầu GMP-WHO
Cỡ lô sản xuất: 200.000 viên

STT Tên nguyên liệu
1
2

3
4

Paracetamol
Tá dược dính A
Tá dược trơn B
Tá dược rã C

CTLT 01 viên Bù
định
(mg)
mức (%)
500.000
0
a
0
b
0
c
0

CTSX
01 CTSX

viên (mg)
200.000 viên
500.000
100.000 kg
a
X kg

b
Y kg
c
Z kg


Tổng cộng:
520.000
520.000
104.00 kg
Nang rỗng số 0 NN NL-NB159
200.000 nang
Bảng 3 Nguyên liệu sản xuất Paracetamol 500mg
- Đặc tính nguyên liệu:
+ Paracetamol hay được gọi là Acetaminophen là tinh thể không màu, không mùi, dễ tan
trong nước, alcol, dung dịch kiềm. Bảo quản ở điều kiện thường, nơi khô ráo, thoáng mát.
+ Tá dược dính A: Bột hay vảy màu trắng hoặc hơi vàng, dễ hút ẩm, tan trong nước,
ethanol 96% và methanol, khó tan trong acetone. Đây là một tá dược chủ yếu được sử
dụng như chất kết dính, tạo độ cứng cho thuốc. Bảo quản ở điều kiện thường, nơi khô ráo,
thoáng mát.
+ Tá dược trơn B: Bột trắng mịn nhẹ, sờ nhờn tay, thực tế không tan trong nước và
ethanol. Là tá dược trong thuốc uống dạng viên với tác dụng chống dính và hỗ trợ bôi
trơn ngăn không cho nguyên liệu dính vào máy móc sản xuất.
+ Tá dược rã C: Bột màu trắng, mịn, dễ hút ẩm. Sử dụng như một loại tá dược giúp hỗ trợ
quá trình hòa tan. Nhờ khả năng hút nước tốt nên dễ rã giúp hoạt chất dễ được hấp thụ.

2.1.4.2 Bao bì đóng gói:
Định mức cho một lô 200.000 viên
ST Tên bao bì
T

Bao bì cấp I:
1
Chai PET 750 nhựa trong
2
Nắp nhựa ( para )
3
Seal 52mm
4
Silicagel 1g
Bao bì cấp II:

Số lượng ĐVT
400
400
400
400

Chai
Nắp
Miếng
Gói


1
2
3

Nhãn Paracetamol
400
Cái

Thùng carton vàng 5 lớp 10
Cái
Băng keo vàng
1
Cuộn
Bảng 4 Bao bì sử dụng trong sản xuất Paracetamol

2.1.5 Quá trình sản xuất:
2.1.5.1 Lưu đồ quá trình sản xuất:
Nguyên liệu

Cân theo lệnh
sản xuất
Paracetamol +
tá dược trợ tan C
Trộn kép

t = 5 phút

Pha chế dung
dịch tá dược
dính
Nhào ướt

t = 3 phút

Xát hạt ướt cỡ rây 3mm

Sấy cốm


Sấy đến khi đạt độ ẩm 3 – 5%
Sấy 50oC trong 10 – 15 phút

Sửa hạt

Cốm đã sửa hạt E

Rây tay tá
dược trơn B
qua rây 0.5
mm

Trộn hoàn tất

Trộn theo nguyên tắc
đồng lượng
t = 10 phút


×