Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Quản lý kế hoạch và sự chậm trễ tiến độ dự án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.94 KB, 39 trang )

CHUYEN ẹE :

QUN Lí K HOCH V S
CHM TR TIN

Taực giaỷ:
Lửụng ẹửực Long (Ph.D, Japan)


TS. LUONG DUC LONG

1


Giới thiệu
• Trong ngành công nghiệp xây dựng, “ thời gian là tiền bạc”.
Dự án xây dựng đòi hỏi một lượng lớn vốn , nhân công, vật
tư, thiết bị. Dự án càng kéo dài thì chi phí của nhà thầu cũng
như chủ đầu tư càng tăng .
• CDT sẽ phải chịu phí tổn khi đưa nguồn vốn vào xây dựng.
Các khoản vay dành cho mục đích xây dựng sẽ chịu lãi suất
cao hơn so với các đầu tư tài chính dài hạn. Thế nhưng tài
sản thế chấp cố định (công trình) sẽ không tồn tại cho đến khi
dự án được hoàn thành. Ngoài ra, dự án sẽ chưa được đưa
vào sử dụng và do đó không thể sinh ra lợi nhuận.
• Nhà thầu, khi dư án kéo dài, tổn thất cho việc thi công và
giám sát sẽ lớn hơn. Chi phí cho nhân công và vật liệu cũng
sẽ leo thang => Khả năng hoàn thành dự án của nhà thầu sẽ
giảm sút, dẫn đến không thể đấu thầu thêm các công trình
khác
TS. LUONG DUC LONG



2


Tiến độ theo hợp đồng
• Xây dựng một kế hoạch, một cách phổ biến, là đưa ra một
khoảng thời gian thực hiện công việc => mang lại tính linh
động và cụ thể, trong trường hợp cần thiết phải thoả thuận lại
ngày hoàn thành dự án.
• Nếu nhà thầu được cho một khoảng thời gian cố định để thực
hiện công việc, ví dụ như 420 ngày, họ phải bắt tay ngay vào
công việc khi khoảng thời gian này bắt đầu có hiệu lực.
• Tuy nhiên, nhà thầu thường sẽ không thể bắt đầu ngay khi
hợp đồng được kí kết. Vấn đề giải phóng mặt bằng và tài
chính cho dự án sẽ gây trở ngại, buộc nhà thầu phải đợi vài
tuần trước khi thực sự bắt đầu làm việc. Thông thường HĐ có
nói rõ nhà thầu sẽ nhận được một thông báo khởi công trong
vòng từ 30 ngày từ khi HĐ có hiệu lực, và họ bắt buộc phải
bắt đầu công việc sau khoảng 5 ngày từ lúc nhận được thông
báo. Khi này, thời gian thi công của nhà thầu thường bắt đầu
khi nhận được thông báo khởi công của CDT.
TS. LUONG DUC LONG

3


Tiến độ theo hợp đồng
• HĐ cần thiết lập như thế nào thời điểm hoàn thành là đạt được.
Khi tính toán đến những thiệt hại kinh tế từ việc hoàn thành trễ,
việc này đã không nên được xác định bằng cơ sở giả thuyết.

• Cách thông thường để đánh giá nhà thầu có hoàn thành dự án
là “hoàn thành cơ bản”. Hoàn thành cơ bản chỉ đạt được khi mà
dự án đã hoàn thành đủ để CDT có thể sở hữu và đưa công
trình vào sử dụng theo mục đích đã đề ra ban đầu. Có thể còn
rất nhiều công việc sót lại mà theo hợp đồng nhà thầu bắt buộc
phải thực hiện, nhưng nếu nhà thầu đạt được công việc hoàn
thành cơ bản trong thời hạn đã nêu trong HĐ, thì có thể xem
như đã tuân thủ đúng theo hợp đồng .
• Thực tế rằng CDT không thể phạt tiền đối với nhà thầu trong
trường hợp đã hoàn thành cơ bản. CDT đã nhận được những gì
thoả thuận trong HĐ, đó là quyền sở hữu và sử dụng hữu ích
dự án.
TS. LUONG DUC LONG

4


• Đôi khi trong HĐ sẽ nói rõ rằng nhà thầu phải hoàn thành đầy đủ
dự án sau số ngày đã được quy định. Điều này có nghĩa là tất cả
các công việc bắt buộc phải được hoàn thành, khi đó thì chủ đầu tư
mới chính thức chấp nhận và thanh toán đầy đủ chi phí.
• Trường hợp như trên => không công bằng đối với nhà thầu. Có rất
nhiều công việc cần phải làm từ khi hoàn thành cơ bản cho đến khi
hoàn thành toàn bộ và dự án được CDT chấp thuận. Trong đó lại
có nhiều vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà thầu. Tại sao
nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tài chính? trong khi CDT vẫn có
được việc sử dụng hữu ích từ dự án.
=> Hoàn thành dự án sẽ được hiểu theo luật là hoàn thành cơ bản.
Còn nếu như hợp đồng đã ràng buộc rõ dự án chỉ được chấp nhận
khi đã hoàn thành toàn bộ sau một khoảng thời gian nhất định, thì

sự bắt buộc phải được tuân theo .

TS. LUONG DUC LONG

5


Tiến độ xây dựng của nhà thầu
• Hiện nay, tiến độ ngang đã dần được thay thế bởi tiến
độ găng (CPM) được tích hợp trong máy tính. Phương
pháp CPM, các công tác đưa vào được máy tính xử lí
thành hệ thống mạng lưới công việc. Tiến độ theo CPM
có khuynh hướng phân chia các công tác mang tính chi
tiết nhiều hơn so với những biểu đồ ngang => nhà thầu
có nhiều khả năng để giám sát tiến trình dự án và sắp
xếp hợp lí các công tác khác nhau .
• Thuật ngữ “găng” là một đường hay chuỗi các công tác
ảnh hưởng then chốt đến thời gian hoàn thành dự án .
Trong đó công tác GANG thay đổi thời gian thi công thì
sẽ ảnh hưởng thời điểm hoàn thành dự án. VD: Ctac đổ
móng công trình
TS. LUONG DUC LONG

6


Tiến độ xây dựng của nhà thầu
• Phương pháp CPM đã mang lại rất nhiều hữu ích. Thông
thường NT tạo ra một tiến độ “as- planned” trước khi bắt đầu
công việc. Khi công việc tiến triễn, một tiến độ “as-built” được

duy trì => NT có thể giám sát một cách cẩn thận tiến trình của
NT.
• CPM đưa ra một công cụ mạnh mẽ để thu thập các công tác
trễ tiến độ, các ảnh hưởng lên đường găng, và ảnh hưởng lên
thời gian hoàn thành thực tê của dự án.
• Nhà thầu lập tiến độ hoàn toàn vì mục đích sử dụng của họ.
CDT và nhà thầu trước đây có chung quan điểm rằng nhà thầu
là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng kế hoạch và
sắp xếp các công việc. CDT sẽ không tham gia vào tiến độ này
miễn là dự án hoàn thành đúng hạn.
TS. LUONG DUC LONG

7


Phân loại chậm trễ

Phân loại
chậm trễ

Khả năng bồi
thường

Thời điểm

CDT

Không thể
tha thứ


Không
đồng thời

N. Thầu

Có thể tha
thứ

Đồng thời

Bên thứ
ba

Có thể bồi
thường
TS. LUONG DUC LONG

Không thể
bồi thường

8


Phân loại sự chậm trễ
Có thể chia ra thành 3 loại:
1. Sự chậm trễ có thể tha thứ khi nguyên nhân gây ra nằm ngoài
sự kiểm soát và không có lỗi của bất kỳ bên nào. VD: Thời tiết
xấu => NT thường được phép kéo dài thời gian thi công nhưng
không có được gia tăng chi phí.
2. Chậm trễ không được tha thứ là loại chậm trễ do thất bại của

nhà thầu trong việc hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng. Ví
dụ như vật liệu không được mua sắm đúng hạn hoặc không
trang bị đầy đủ thiết bị lao động => NT sẽ phải chịu trách nhiệm
tài chính với chủ đầu tư vì sự chậm trễ.
3. Chậm trễ có thể được bồi thuờng là loại chậm trễ do thất bại
của CDT trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Vd:
CDT không bàn giao mặt bằng thi công đúng thời hạn hoặc thất
bại trong việc xem xét lại bản vẽ trong thời hạn hợp đồng cho
phép => NT có thể gia tăng thời gian công việc của mình và có
thể yêu cầu đền bù cho những chi phí phát sinh.
TS. LUONG DUC LONG
9



Phân loại sự chậm trễ (theo thời điểm)
1. Các chậm trễ không đồng thời: Theo cách đã nêu.
2. Các chậm trễ xảy ra đồng thời:
a. Nếu sự chậm trễ có thể tha thứ hoặc sự chậm trễ có thể được
bồi thường xảy ra đồng thời với sự chậm trễ không thể tha thứ
=> NT sẽ không được phép kéo dài thời gian hoàn thành hoặc
yêu cầu tăng thêm chi phí trong phần thời gian của sự chậm trễ
không thể tha thứ . Lý do là dù sao di nữa NT cũng sẽ bị chậm
trễ bởi vì những thiếu sót của của chính NT.
b. Nếu sự chậm trễ có thể tha thứ xảy ra đồng thời với sự chậm trễ
có thể bồi thường => NT có quyền kéo dài thời gian hoàn thành
dự án, nhưng không được phép tăng chi phí do sự chậm trễ tha
thứ được. Tóm lại, NT sẽ không thể làm công việc, bất kể
(notwithstanding) những thiếu sót của CDT.
TS. LUONG DUC LONG


10


Ví dụ
• Nhà thầu không thể cung cấp đủ máy móc cần thiết để
thi công trong 10 ngày đầu tiên. Và tiếp theo sau đó trời
bắt đầu đổ mưa to bất thường liên tục 10 ngày. Tại thời
điểm hết mưa, nhà thầu mới có đủ máy móc thi công
cấn thiết và sẵn sàng thi công. Với vai trò người phân xử
bạn xử lý tình huống này như thế nào?

TS. LUONG DUC LONG

11


Quyền gia hạn thời gian của nhà thầu
• Quyền được gia tăng thời gian thi công của nhà thầu phụ
thuộc vào các điều khoản của hợp đồng.
• Nếu trong HĐ không đề cập đến quyền được gia hạn thời
gian thì CDT sẽ tranh luận rằng nhà thầu buộc phải hoàn
thành dự án theo đúng tiến độ bất chấp tất cả các sự mọi
việc thể xảy ra. CDT sẽ không nhất thiết ưu thế trong
cuộc tranh cãi, vì đôi khi tòa án nhận định rằng những sự
kiện vượt quá khả năng (thiên tai, sự cố bất thường)sẽ
giải thích cho việc không thể hoàn thành HĐ.Tuy nhiên =>
mở ra khả năng tranh luận cho CDT.
• Quyền được gia hạn thời gian hoàn thành hợp đồng của
nhà thầu thường dựa trên định nghĩa của Sự chậm trễ có

thể tha thứ.
TS. LUONG DUC LONG

12


Quyền gia tăng thời gian của nhà thầu
Sự chậm trễ có thể tha thứ
• Sự chậm trễ có thể tha thứ xuất phát từ những nguyên
nhân không thể kiểm soát và không có lỗi của bất kỳ bên
nào. Hầu hết các hợp đồng xây dựng ghi rõ những sự
cố mà nhà thầu có thể gia hạn thời gian hoàn thành hợp
đồng.
• Nếu HĐ không có điều khoản quy định rõ quyền gia hạn
thời gian thì sẽ có một sự bối rồi về những gì, trường
hợp nào, những tình huống nào sẽ biện minh cho sự gia
hạn thời gian hoàn thành hợp đồng. Tòa án nhiều khả
năng chỉ tha thứ sự chậm trễ do thảm họa tự nhiên.
 Một điều khoản gia hạn thời gian hoàn thành HĐ là một
kết quả tất yếu của nhà thầu.
* Điểm quan trọng: “Không thể dự báo trước được”
TS. LUONG DUC LONG

13


Sự đòi hỏi về “Thông báo của nhà thầu”
• Hầu hết những hợp đồng đều có điều khoản cho phép gia hạn
thời gian cho những chậm trễ có thể tha thứ và nhà thầu được
yêu cầu phải đưa chủ đầu tư kịp thời Thông báo của sự chậm

trễ.
• Ví dụ AIA document A201 yêu cầu nhà thầu đưa ra văn bản
thông báo về sự cố trong vòng 20 ngày bắt đầu tính từ ngày
chậm trễ nếu không thì quyền được gia tăng thời gian sẽ bị
tước bỏ. Nhiều hợp đồng yêu cầu nhà thầu phải thông báo
trong thời gian ngắn hơn.
• Nếu nhà thầu ko thông báo về excusable delay, nhà thầu có bị
tước quyền gia hạn thời gian không? (khi CDT biết sự việc?
Khi CDT không biết sự việc?). Lập luận của CDT như thế nào?

TS. LUONG DUC LONG

14


Thiệt hại của CDT do sự chậm trễ của NT
Trong ngành công nghiệp xây dựng “ thời gian là tiền bạc”

Định nghĩa chậm trễ không thể tha thứ
• Chậm trễ không thể tha thứ là sự chậm trễ do nhà thầu
xây dựng (phương pháp, thầu phụ, cung ứng..).
• Bằng phương pháp loại trừ, Chậm trễ không thể tha thứ
thể được định nghĩa là nằm ngoài những chậm trễ được
bồi thường (do lỗi chủ đầu tư) hay những chậm trể được
tha thứ (không phài là lỗi của bên nào).

TS. LUONG DUC LONG

15



Thiệt hại của CDT do sự chậm trễ của NT
Khoản bồi thường thiệt hại được định trước
• Nếu nhà thầu chậm hoàn thành dự án xây dựng, thật khó khăn
để tính toán chính xác số tiền mà CDT bị mất do việc hoàn
thành trễ.
=> theo lệ sẽ có quy định bồi thường “thiệt hại định trước”
trong hợp đồng xây dựng.
• Chủ đầu tư không cần phải chứng minh những thiệt hại thực tế
là gì. Chỉ cần chứng minh được số ngày hoàn thành trễ theo
hợp đồng, sau đó số ngày này được nhân với khoản bồi
thường định trước cho mỗi ngày để ra số tiền.
• Trong ngành xây dựng thường đề cập đến việc bồi thường thiệt
hại như là một “hình phạt”. Điều này thật là châm biếm vì bồi
thường định mức do thiệt hại không tự dộng được thực thi, và 1
điều mà làm cho nó không thể thực thi là thực tế rằng chúng
được dự định như là một “hình phạt” do sự hoàn thành trễ.
TS. LUONG DUC LONG

16


• Để việc bồi thường thiệt hại có thể thi hành, đòi hỏi cần
phải có cùng 2 điều kiện sau:
(1) Thiệt hại thực tế khó khăn để đo lường.điều này
hầu như luôn xảy ra khi tính những thiệt hại do chậm trễ
trên 1 dự án xây dựng.
(2) Số tiền quy định phải phản ánh một nỗ lực công
bằng, tại thời gian thực hiện hợp đồng, để đánh giá
những thiệt hại gì có thể xảy ra. Số tiền ấy không thể

được định dùng như một khoản tiền phạt dọa dẫm

TS. LUONG DUC LONG

17


Thiệt hại của CDT do sự chậm trễ của NT
Thiệt hại thực tế (Actual Damages)
• Nếu một hợp đồng không nói tới việc bồi thường thiệt
hại, thì nhà thầu không phải chịu trách nhiệm pháp lý
cho việc hoàn thành trễ của họ trong dự án?
• Trong trường hợp này, CDT được phép kiện nhà thầu về
những thiệt hại do chậm trễ thực tế của họ không?.
• Như đã thảo luận trước đó, thường rất khó để chứng
minh một cách rõ ràng những thiệt hại. Trên một vài dự
án, không thể chứng minh những thiệt hại do chậm trễ,
nhưng chủ đầu tư luôn có quyền để làm điều đó. Đôi khi,
CDT có những thiệt hại có thể chứng minh những thiệt
hại thực tế. Cách xử lý như thế nào?

TS. LUONG DUC LONG

18


• Những thiệt hại chậm trễ thực tế là bất kì một tổn thất nào
cũng phải thấy trước được tại thời điểm thực hiện HĐ =>
Được phép phục hồi.
• Nhà thầu thường có 1 khái niệm chính xác về mục đích sử

dụng của dự án khi được hoàn thành. Nhà thầu không có
quyền tiếp cận các kế hoạch tài chính cho dự án, nhưng họ
biết chắc chắn rằng những công trình sẽ được dùng như là 1
trung tâm mua sắm hay 1 nhà máy sản xuất giấy chẳng hạn.
Biết được mục đích sử dụng của các tiện ích, NT sẽ phải
chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ sự mất mát nào về
doanh thu khi người chủ không có khả năng đưa công trình
vào sử dụng đúng thời hạn và chức năng.
• Khi xem xét những thiệt hại thực tế được thấy trước có thể
gây ra do hoàn thành dự án chậm trễ => Điều khoản về bồi
thường thiệt hại định trước mang lại lợi ích không chỉ cho
chủ đầu tư mà còn cho cả nhà thầu. Do đó, việc bồi thường
thiệt hại định trước như là “một thanh kiếm của CDT” hay
“một lá chắn của nhà thầu”.
TS. LUONG DUC LONG

19


• KL: Khoản bồi thường thiệt hại định trước không nên được xem
như một hình phạt hay là vũ khí của CDT. Cần xem là 1 nỗ lực
hợp lý của cả 2 bên để thiết lập trước những thiệt hại và được chi
trả bởi nhà thầu để chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành trễ của
dự án. Mục đích không phải muốn khuyến khích nhà thầu hoàn
thành công việc đúng thời gian. Mục đích là muốn tránh những
khó khăn và không tin cậy trong việc chứng minh những thiệt hại
thực tế do thành trễ.
• Liquidated damages chỉ là những quy định liên quan đến những
thiệt hại do chậm trễ. Nó không định trước, hay giới hạn, cho việc
được bồi thường do những lỗi vi phạm HĐ khác của nhà thầu

ngoài việc hoàn thành chậm trễ.
Vd: Nếu nhà thầu hoàn thành trễ dự án và không thực hiện đúng
Bản vẽ và những thông số kỹ thuật => CDT có thể đòi tiền bồi
thường thiệt hại do việc hoàn thành bị trễ và kiện để thu hồi các
chi phí để hoàn thành dự án như các mô tả trong hợp đồng.
TS. LUONG DUC LONG

20


Thiệt hại của NTdo sự chậm trễ của CDT
• Giá thầu đưa ra của NT đều dựa trên giả định rằng sẽ hoàn
thành công việc trong 1 thời gian nhất định. Nếu thời gian gia
tăng, chi phí cho lao động, trang thiết bị, vốn, và những công
cụ hỗ trợ văn phòng sẽ kéo theo và rất tốn kém. Nếu sự trì
hoãn là do những hành vi hay thiếu sót của CDT thì NT có
thể đòi bồi thường.

Thiệt hại do chậm trễ được bồi thường
• Thiệt hại được bồi thường ít khi được định nghĩa riêng trong
HĐ. Thường khi NT nêu ra vấn đề chậm trễ được bồi thường
thì không được chú ý ghi nhận. Tuy nhiên, trong hều hết các
HĐ chỉ bao gồm nghĩa vụ mà CDT phải chịu trước các nhà
thầu.
Vd: Nghĩa vụ cho phép tiếp cận công trường đúng thời gian,
cung cấp kế hoạch hoàn chỉnh và chính xác, và tạo sự hợp
tác ổn định giữa các Nt chính. Nếu CDT vi phạm hợp đồng
liên quan tới bất kì điểm nào nói trên thì thiệt hại do chậm trễ
TS.bồi
LUONG

DUC LONG
21
đó được xem xét là được
thường.


Không thể cho rằng là bất cứ sự vi phạm nghĩa vụ nào
của chủ đầu tư cũng dẫn tới sự tăng chi phí của nhà
thầu. Như là trong phần này sẽ chỉ ra, có rất nhiều trở
ngại nhà thầu phải vượt qua để đươc bồi thường.
• Thêm nữa là các CDT thường chối bỏ trách nhiệm đối
với sự chậm trễ trong các hợp đồng xây dựng. Tất cả
điều này làm cho các cáo buộc của nhà thầu trở thành
một trong nhữn vấn để phức tạp và nóng bỏng nhất
trong vấn đề về HĐ.


TS. LUONG DUC LONG

22


Nguyên nhân chậm trễ được bồi thường
Nguyên nhân = bất kỳ một sự vi phạm nào thuộc về nghĩa vụ của CDT
dẫn đến sự chậm trễ cho NT.
1. Phải cho NT tiếp cận công trường kịp thời. Đây là điều cơ bản, vì NT
không thể thực hiện chức năng của mình nếu NT không có mặt tại
công trường
2. Phải cung cấp cho NT một tập hợp các kế hoạch và các thông số đầy
đủ chính xác. Lỗi hoặc thiếu sót trong các tài liệu thiết kế là nguồn

gốc => Đòi đền bù do chậm trễ.
3. Sự liên kết kém các NT. Nếu CDT chọn nhiều NT thì họ phải đảm
bào các NT có sự phối hợp trong công việc để đảm bảo đúng tiến độ.
4. Khi CDT sẽ trang bị cho NT các thiết bị/vật liệu nhất định. Có thể vì
lý do tài chính, CDT sẽ chọn cung cấp thiết bị/ vật liệu nhất định =>
phải cung cấp ở công trường đúng thời điểm. Nếu không => sự chậm
trễ được đền bù.
5. Sự chậm trễ xem xét của chủ đầu tư đối với các đệ trình của nhà
thầu là một nguyên nhân phổ biến của sự chậm trễ được đền bù.
TS. LUONG DUC LONG

23


Thiệt hại của NTdo sự chậm trễ của CDT
Yêu cầu thông báo
• HĐ thường yêu cầu NT phải gửi ngay cho CDT văn bản thông
báo về sự bắt đầu của bất kỳ sự chậm trễ nào (mà nhà thầu xem
xét để được đền bù). Sự thất bại để đưa ra thông báo đúng thời
điểm => sự khước từ quyền của NT để yêu cầu gia tăng chi phí.
• Khả năng thực thi của các yêu cầu về thông báo này ntn? Nếu
CDT chỉ ra được các thiệt hại của họ khi không có những hiểu
biết thực tế về sự chậm trễ và các nhà thầu không thông báo kịp
thời => ngăn cản CDT thực hiện các bước để tránh hoặc giảm
thiểu thiệt hại về tài chính gây ra sự chậm trễ. Nếu CDT không thể
=> không thể sử dụng các yêu cầu thông báo để né tránh trách
nhiệm cho sự chậm trễ gây ra bởi CDT.
• Ngoại lệ, tại một số nhỏ Tòa có án lệ bác bỏ các yêu cầu đòi bồi
thường của NT => thường bám vào nguyên nhân là NT không
cung cấp văn bản kịp thời để từ chối khiếu nại bồi thường chậm

trễ, bất kể đến thiệt hại thực sự của CDT.
TS. LUONG DUC LONG

24


Hồ sơ sự chậm trễ có thể được bồi thuờng
(Documenting Compensable Delay)
• NT cần chỉ ra rằng có sự chậm trễ xảy ra và có sự gia tăng chi phí
của nhà thầu để hoàn thành, và “phải cung cấp chứng cứ” = các tài
liệu chi tiết thường là các sồ sách hồ sơ duy trì trong suốt quá trình
triển khai dự án.
• Để ghi nhận nguyên nhân và độ chậm trễ => Phải duy trì “tiến độ
thực tế” => so sánh với “tiến độ k/h ban đầu” (VD: Sử dụng MP)
• NT phải lập hồ sơ chỉ ra (1) chi phí gia tăng và (2) sự gia tăng là do
sự chậm trễ của CDT gây ra. (Vd: Hồ sơ chi tiết về cp nhân công và
ca máy thường là cần thiết để chỉ ra con số thiệt hại, và chỉ ra là do
chậm trễ CDT gây ra)
• Ghi chú: NT có quyền hoàn thành trước thời hạn (Sớm => tiết kiệm,
trễ => tăng chi phí). NT có thể phải chịu đựng chậm trễ được đền bù
ngay cả khi đã kết thúc sớm hơn theo HĐ. Nếu NT chứng minh rằng
lẽ ra hoàn thành sớm hơn nếu không có sự chậm trễ do CDT gây ra
=> NT sẽ được bồi thường.
TS. LUONG DUC LONG

25


×