Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý nhà nước về đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 22 trang )

Luật hành chính 3


BÀI 3. QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI

• CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐỐI NGOẠI
• NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐỐI NGOẠI


KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
• Hoạt động đối ngoại là tổng thể các hoạt
động và quan hệ của một nước với bên
ngoài.
• Có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, trên
lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể
đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.


KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
• Được tiến hành với những mục đích khác
nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá… hoặc
kết hợp các mục đích đó.
• Do cơ quan nhà nước, hoặc có thể do tổ
chức xã hội độc lập tiến hành hoặc cùng


nhau phối hợp thực hiện.


KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Về quan hệ song phương: Tiếp tục phương châm
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại,

Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và
hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có
chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn

nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt.


KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Về ngoại giao đa phương: Với phương châm
là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc

tế, Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp
ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào
các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương

và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc.


KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Thành viên ASEAN: Việt Nam sẽ chủ động,
tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây

dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường
quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò
quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp

tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương


KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Quản lý nhà nước về đối ngoại là hoạt động
quản lý do các cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước tiến hành trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh
tế đối ngoại và các hoạt động đối ngoại khác.
Các hoạt động đối ngoại do Chính phủ thống
nhất quản lý.


CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Chính phủ
• Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc chính phủ quản lý và trực tiếp
tiến hành các hoạt động đối ngoại
trong lĩnh vực được phân công phụ
trách.



NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Nội dung của hoạt động ngoại giao
– Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết
định các vấn đề quan trọng;
– Hoạt động đối ngoại trực tiếp;
– Bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân Việt
Nam;
– Phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
công tác đối ngoại;
– Quản lý nhà nuớc đối với các cơ quan đại diện của
Việt Nam ở nước ngoài


NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
quyết định các vấn đề quan trọng
– Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc
hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH;

– Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình
mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng của ngành;
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc thiết lập, thay đổi

mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước,
các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, việc thành lập hoặc đình chỉ

hoạt động các Cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài.


NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ quyết định các vấn đề quan trọng
– Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc hướng dẫn xử lý các
vấn đề phát sinh liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền

và lợi ích của nước CHXHCN VN trên đất liền, vùng trời, các
vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương;
– Tham mưu cho Chính phủ xác định biên giới quốc gia, các
vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN VN; xác định

phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia;


NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Hoạt động đối ngoại trực tiếp
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước trong quan
hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ;
tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước.
– Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các
nước, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ; tiến hành các hoạt
động đối ngoại của Nhà nước.
– Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về
các vấn đề quốc tế;

– Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài
thăm Việt Nam.





NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân Việt
Nam
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành bảo vệ chủ quyền và lợi
ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
– Thực hiện công tác lãnh sự ở trong và ngoài nước: Bảo hộ
lãnh sự; Xuất, nhập cảnh của công dân VN và người nước
ngoài; Hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự, công chứng,
chứng thực, uỷ thác tư pháp; công việc liên quan đến quốc
tịch, hộ tịch.
– Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt
Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước,
đóng góp vào sự phát triển của đất nước.


NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Quản lý nhà nuớc đối với các cơ quan đại diện của
Việt Nam ở nước ngoài
– Bao gồm các Đại sứ quán, Các Tổng Lãnh sự quán và Lãnh

sự quán, các Phái đoàn đại diện thường trực của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tại Liên hợp
quốc và các tổ chức quốc tế liên Chính phủ.
– Việt Nam có tổng cộng 70 Đại sứ quán, 20 Tổng lãnh sự
quán, 02 Lãnh sự quán và 01 Văn phòng Kinh tế Văn hóa ở
nước ngoài.
– Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính
sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Cơ quan đại diện và thành viên của Cơ quan
đại diện.



NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Nội dung của kinh tế đối ngoại
– Ngoại thương (xuất nhập khẩu)
– Đầu tư nước ngoài
– Tham gia các tổ chức kinh tế - thương mại
khu vực và thế giới.


NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
• Quản lí hoạt động ngoại thương
– Chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi;

– Khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu
và tham gia xuất khẩu; Có chính sách ưu đãi đẩy mạnh xuất

khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại;
– Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất

được; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ
thuật hiện đại.


Tài liệu tham khảo
• Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
• Nghị định 15/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Ngoại giao;
• Nghị định 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư;
• Quyết định 76/2009/QĐ-BNG của Bộ Ngoại giao về việc
ban hành quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao;



×