Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi THPT q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.22 KB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, xác định được nhiệm vụ quan trọng đó
nên trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo liên tục có những bước đổi
mới theo hướng “căn bản toàn diện” nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
hiện đaị hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Với mục tiêu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng
đưa ra những giải pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại, đồng thờì phát huy
năng lực và vai trò chủ động sáng tạo của người học.
Để áp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo thường xuyên thực hiện
việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ Văn thông
qua kì thi THPT Quốc gia, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực của học sinh
ở những mức độ phù hợp. Cụ thể đề thi hiện nay tập trung vào các kĩ năng quan
trọng: Kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng viết văn bản, đồng thời tích hợp kiến
thức phần đọc hiểu và nghị luận xã hội trong cùng một văn bản.
Năm học 2016 - 2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã gửi văn bản đến các Sở
giáo dục, các trường THPT trong cả nước về việc hướng dẫn ôn thi THTP Quốc
gia theo cấu trúc đề mới nhất. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách
ra đề môn Ngữ văn, tập trung kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua
việc tích hợp kiến thức đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
trên cùng một văn bản, giúp các em nâng cao kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến
thức và phát triển năng lực, tự cảm nhận về một văn bản bất kì. Sự tích hợp này
giúp học sinh tập trung vào một nội dung trên cùng một văn bản, vừa đảm bảo
thời gian một cách phù hợp để có thể khai thác sâu luận đề chính theo hướng
vận dụng cao.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập rèn kĩ năng viết bài tự luận, việc
ôn tập rèn kĩ năng làm bài tích hợp đọc hiểu và nghị luận xã hội là điều cần thiết
đối với học sinh, đáp ứng yêu cầu theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới nhất
hiện nay, giúp các em đạt kết quả cao trong quá trình làm bài.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.


Lựa chọn đề tài này tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
và quá trình rèn kĩ năng làm bài tích hợp hai nội dung: Đọc hiểu và nghị luận xã
hội trên cùng một văn bản cho giáo viên và học sinh THPT nói chung, đặc biệt
là học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPH Quốc gia. Vì thế,
nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích sau:
- Nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết
đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.
- Nhận diện, phân loại các câu hỏi theo mức độ, phạm vi kiến thức mà đề
bài yêu cầu.

1


- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng bài đọc hiểu tích hợp viết
đoạn văn nghị luận xã hội để đạt kết qủa cao.
- Luyện một số đề tích hợp hai nội dung đọc hiểu và nghị luận xã hội để rèn
kĩ năng làm bài.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đổi
mới kiểm tra, đánh giá hiện nay.
- Với đề tài này tôi hy vọng có thể cung cấp thêm kinh nghiệm để đồng
nghiệp và học sinh tham khảo, trong quá trình giảng dạy và học tập ở các tiết
học: Ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh THPT nói chung, và học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc
gia môn Ngữ văn.
- Dạng đề đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội theo cấu trúc đề mới nhất.
- Trong năm học 2016 – 2017, bám sát vào cấu trúc đề thi THPT Quốc gia
mới nhất môn Ngữ văn. Tôi đã thực nghiệm đề tài này ở các lớp 12A1, 12A2,
10C2, 10C9 Trường THPT Lam Kinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Sáng kiến kinh nghiệm được vận dụng các phương pháp sau:
4.1. Nghiên cứu lí thuyết.
Bước đầu dạy cho học sinh những đơn vị kiến thức lí thuyết cơ bản: Lí
thuyết đọc hiểu, lí thuyết về đoạn văn. Qua đó giúp học sinh tìm hiểu cách thức
viết đoạn văn từ nội dung, chủ đề phần đọc hiểu, từ đó hình thành kĩ năng viết
được một đoạn văn hoàn chỉnh, đúng chủ đề, nội dung, đảm bảo về hình thức
theo yêu cầu.
4.2. Phương pháp thực nghiệm.
Đây là bước học sinh được trải nghiệm thực hành, rèn kĩ năng làm bài phần
đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ, với phương pháp này
giúp các em vận dụng kiến thức lí thuyết được học để làm bài, phát huy năng lực
tư duy trong hoạt động thực tiễn.
4.3. Các phương pháp khác:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Điểm mới trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng tích
hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên
cùng một văn bản trong đề thi THPT Quốc gia” là: Bám sát vào những điểm
mới trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo,
tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên
cùng một văn bản. Đề thi môn Ngữ văn năm 2017 đã có sự thay đổi về thời
2


gian làm bài, số lượng câu hỏi, tổng điểm cho từng phần. Từ đó giáo viên cần
định hướng, lựa chọn phương pháp, rèn kĩ năng cho học sinh nhận biết được
phạm vi mức độ kiến thức, phân chia thời gian để làm bài thi hợp lí để đạt kết
quả tốt nhất.
Trước đây phần nghị luận xã hội trong đề thi môn Ngữ văn yêu cầu học

sinh viết thành một bài hoàn chỉnh khoảng 600 chữ dựa trên một đơn vị kiến
thức độc lập. Năm 2017 phần nghị luận xã hội trong cấu trúc đề thi đã thay đổi,
yêu cầu viết một đoạn văn 200 chữ dựa trên ngữ liệu phần đọc hiểu. Như vậy,
nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội có mối quan hệ hữu
cơ, liên quan mật thiết với nhau.Vì vậy, đề tài tập trung vào việc rèn kĩ năng cho
học sinh làm bài phần đọc hiểu tích hợp viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn 200
chữ trên cùng một văn bản.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”. [1]
Theo Từ điển giáo dục: “Tích hợp là hoạt động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực, hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. [2]
Từ những quan niệm trên ta thấy, dạy học tích hợp, là phương pháp, đồng
thời là nguyên tắc cuả bộ môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông. Đây là hình
thức dạy học có tính ưu việt, khơi gợi niềm say mê trong quá trình tiếp nhận tri
thức của học sinh qua bài học. Học sinh không chỉ được chiếm lĩnh tri thức, có
kĩ năng đọc hiểu các dạng văn bản thuộc các thể loại khác nhau, mà còn có kĩ
năng tích hợp kiến thức từ nhiều nội dung khác nhau trên cùng một văn bản.
Tích hợp là vận dụng tổng hợp kiến thức liên quan để chiếm lĩnh tri thức
mới, tùy vào từng kiểu bài để giáo viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp,
mục đích cuối cùng là giúp học sinh biết vận dụng kiến kiến thức đã học để
chiếm lĩnh cái mới một cách dễ dàng, hiệu quả và hứng thú. Do đó, rèn kĩ năng
tích hợp kiến thức đọc hiểu và nghị luận xã hội trên cùng một văn bản trong quá
trình làm bài thi THPT Quốc gia là yêu cầu cần thiết.
Như ta đã biết, đối với phân môn làm văn, mục tiêu dạy học không chỉ
dừng lại ở việc cung cấp tri thức mà còn hướng đến hình thành kĩ năng cho học
sinh, có nhiều kĩ năng cần thiết và một trong những kĩ năng quan trọng nhất đó

là kĩ năng thực hành thông qua các dạng đề bài. Học sinh phải biết xác định
đúng trọng tâm yêu cầu, thực hiện đầy đủ các thao tác cần thiết, và phải có tri
thức sâu rộng để áp dụng làm bài. Đặc biệt với nội dung tích hợp mới nhất trong
cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện nay, đòi hỏi học sinh phải sớm thay đổi cách
học một cách phù hợp.
3


Tích hợp phần đọc hiểu và nghị luận xã hội trong đề thi THPT Quốc gia là
điểm mới, phát huy khả năng tổng hợp kiến thức và sự sáng tạo của học sinh, từ
đó đánh giá đúng năng lực của người học, văn bản đọc hiểu và vấn đề nghị luận
xã hội cần bàn luận không nằm trong sách giáo khoa, nên học sinh không cần
học thuộc mà vẫn có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để áp dụng làm
bài. Vì thế khi làm dạng bài tích hợp này học sinh cần có thái độ tích cực, chủ
động. Đây là năng lực cần thiết để thâm nhập vào văn bản, từ đó khám phá,
chinh phục nội dung đạt hiệu quả ở mức độ cao nhất.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng môn ngữ văn, cấu trúc đề
thi THPT Quốc gia năm 2017 đã có những bổ sung, điều chỉnh về hình thức
cũng như nội dung và thời gian làm bài, tổng điểm qua từng phần. Đặc biệt,
điểm mới nhất là tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận
xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản.
Nếu như năm học 2015 – 2016 cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn được chia thành ba phần tương đương với ba đơn vị kiến thức độc lập (đọc
hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học), phần đọc hiểu trong đề thi chiếm 3/10
số điểm, với hai văn bản tương đương với 8 câu hỏi nhỏ. Phần nghị luận xã hội
tách riêng, độc lập về kiến thức. Đến năm học 2016 - 2017 đề thi THPT Quốc
gia môn Ngữ văn giảm 1/3 thời gian (từ 180 phút xuống còn 120 phút), tổng số
câu hỏi trong đề cũng giảm từ 10 câu xuống còn 6 câu. Phần đọc hiểu vẫn giữ
nguyên mức 3.0 điểm, nhưng số văn bản đã giảm xuống (từ hai văn bản xuống

còn một văn bản), lượng câu hỏi cũng giảm từ 8 câu xuống còn 4 câu, trong đó
3/4 câu hỏi phần đọc hiểu theo hướng mở. Phần nghị luận xã hội điểm số giảm
từ 3.0 điểm xuống còn 2.0 điểm, phần này trước đây yêu cầu viết 600 chữ nhưng
ở đề thi năm 2017 điều chỉnh viết đọan văn ngắn 200 chữ. [3].
Với sự thay đổi rõ nét trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
năm 2017, đòi hỏi giáo viên cần phải định hướng kịp thời, giúp các em nắm
vững kiến thức cơ bản và trọng tâm để làm tốt những câu hỏi theo hướng mở,
đặc biệt kĩ năng tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội
200 chữ trên cùng một văn bản.
Phần tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội trên
cùng một văn bản là phần bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
năm 2017, chiếm tỉ lệ 50% số điểm của bài thi, vì vậy nó có vị trí rất quan trọng,
quyết định điểm cao hay thấp của toàn bài, việc rèn luyện kĩ năng làm dạng bài
này càng trở nên cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hiệu
quả thiết thực trong việc xét tuyển vào các trường Cao đảng, Đại học của các
em.
Dạng đề tích hợp hai đơn vị kiến thức trong một văn bản là vấn đề khá mới
mẻ được đưa vào cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017, nên
chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình, dạng câu hỏi

4


này cũng chưa có nhiều tài liệu viết chuyên sâu để tham khảo, chính vì thế mà
đại đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng
kết quả bài thi cuả các em.
Thực tế hiện nay, dạng đề tích hợp kiến thức đọc hiểu và viết đoạn văn nghị
luận xã hội 200 chữ của môn Ngữ văn được các em học sinh THPT nói chung và
học sinh lớp 12 nói riêng đặc biệt quan tâm, mong muốn được thầy cô củng cố,
hướng dẫn để chuẩn bị cho bài thi THPT Quốc gia. Mặt khác, kĩ năng làm dạng

bài này cũng góp phần tích lũy kinh nghiệm cho giáo viên ôn thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò, trách nhiệm của giáo
viên tâm huyết với nghề, nhiều năm phụ trách ôn thi cho học sinh lớp 12. Tôi
mong rằng đề tài “Rèn luyện kĩ năng tích hợp nội dung phần đọc hiểu và viết
đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trên cùng một văn bản trong đề thi
THPT Quốc gia” sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, lúng túng của học sinh
khi làm bài, mặt khác đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới trong kiểm tra, đánh giá
năng lực học sinh hiện nay, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 có dạng câu hỏi
đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội ngắn (Viết đoạn văn 200 chữ) xuất hiện
phong phú, đa dạng nhưng trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 lại
không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho giáo viên cũng như học sinh
nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy
mà nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, băn khoăn khi làm bài.
Đứng trước thực trang đó, bằng kinh nghiệm cuả bản thân đang trực tiếp
giảng dạy, ôn thi, cũng như trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi đề xuất
một số phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài dạng đọc hiểu tích hợp viết
đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, với
mong muốn góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài dạng tích hợp này
để đạt được kết quả cao nhất.
3.1. Bước 1: Trước hết cần hệ thống hóa kiến thức lí thuyết.
Để giúp học sinh hình thành kĩ năng làm dạng bài đọc hiểu tích hợp viết
đoạn văn ngị luận xã hội 200 chữ, giáo viên cần giúp các em ôn tập, củng cố lại
hệ thống những kiến thức cơ bản đóng vai trò làm nền tảng bao gồm: Lí thuyết
đọc hiểu và lí thuyết đoạn văn.
3.1.1. Về lí thuyết đọc hiểu: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn luyện lí
thuyết đọc hiểu thông qua việc cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho cac em nắm
được những dạng kiến thức cơ bản như sau:

3.1.1.1. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.
Sau khi cung cấp kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ, giáo viên cần
nhấn mạnh lại đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để học sinh dễ phân
biệt khi xác định phong cách đó trong một văn bản. [4]
5


TT

Phong cách
ngôn ngữ

1 Phong cách
ngôn ngữ
khoa học

Đặc điểm nhận diện
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học
tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn
đạt chuyên môn sâu

2 Phong cách Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực
ngôn ngữ báo truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
chí.
3 Phong cách
ngôn ngữ
chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp
thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư

tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng
hổi của xã hội

4 Phong cách Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có
ngôn ngữ nghệ chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
thuật
của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…
5 Phong cách
ngôn ngữ
hành chính

Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành
và quản lí xã hội.

6 Phong cách Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự
ngôn ngữ sinh nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi
hoạt
thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá
nhân
3.1.1.2. Các phương thức biểu đạt.
Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh
kiến thức lý thuyết về 6 phương thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến
các đặc điểm để nhận diện các phương thức
Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương
thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm… song sẽ có một phương
phương thức nổi bật. Giáo viên kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so sánh, nhận
diện tiếp thu kiến thức.
Phương
thức
Tự sự


Đặc điểm nhận diện

Thể loại

Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan- Bản tin báo chí
hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến- Bản tường thuật, tường
sự việc)
6


trình
- Tác phẩm văn học nghệ
thuật (truyện, tiểu thuyết)
Miêu tả

Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự - Văn tả cảnh, tả người,
vật, hiện tượng, giúp con người cảmvật...
nhận và hiểu được chúng.
- Đoạn văn miêu tả trong
tác phẩm tự sự.

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình - Điện mừng, thăm hỏi,
Biểu cảm cảm, cảm xúc của con người trướcchia buồn
những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... - Tác phẩm văn học: thơ trữ
tình, tùy bút.

Thuyết
minh


Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên- Thuyết minh sản phẩm
nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự- Giới thiệu di tích, thắng
vật hiện tượng, để người đọc có tri thức cảnh, nhân vật
và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Trình bày tri thức và
phương pháp trong khoa
học.

Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận,- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
trình bày tư tưởng, chủ trương quan - Xã luận, bình luận, lời kêu
điểm của con người đối với tự nhiên, xãgọi.
hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập
Nghị luận luận thuyết phục.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về một vấn đề
trính trị, xã hội, văn hóa.
Hành
chính –
công vụ

Trình bày theo mẫu chung và chịu - Đơn từ
trách nhiệm về pháp lí các ý kiến,- Báo cáo
nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối
- Đề nghị
với cơ quan quản lí.

3.1.1.3. Các thao tác lập luận.
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường
có một thao tác chính. Vì thế phần này chúng ta cần cung cấp kiến thức lý thuyết
cho học sinh để các em phân biệt được các thao tác trong một văn bản. Để học

sinh dễ nắm bắt kiến thức, giáo viên có thể kẻ thành bảng kiến thức và sau bảng
kiến thức là bài tập minh họa. [5]

7


TT Thao tác
lập luận

Đặc điểm nhận diện

1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một
cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều
2 Phân tích bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối
liên hệ bên trong của đối tượng.

3 Chứng
minh

4 Bác bỏ

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để
làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người
nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng
và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập
luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích
dẫn chứng sau.)
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra
nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của

mình.

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng…
5 Bình luận đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối
tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động
đúng.

6 So sánh

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều
sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra
những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị
của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh
tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh
tương phản.

3.1.1.4. Các biện pháp tu từ.
Sau khi cung cấp kiến thức lý thuyết để học sinh nhận dạng được các biện
pháp tu từ thường gặp, giáo viên cần nhấn mạnh: Trong đề thi, câu hỏi thường
có dạng, tìm ra biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy.
Chính vì thế các em phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của
từng biện pháp. Đáp ứng yêu cầu nhớ kiến thức trọng tâm đã cung cấp cho các
em bảng kiến thức sau:
Biện pháp tu

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
8



từ
So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động
đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao,
gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và
có hồn gần với con người

Hoán dụ

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý
vị, sâu sắc

Điệp
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm
từ/ngữ/cấu hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
trúc
Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể
hiện sự trân trọng


Thậm xưng Tô đậm, phóng đại về đối tượng
Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng
định…)
Đảo ngữ
Đối

Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên
Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa

Im lặng

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

3.1.1.5. Các phép liên kết.
Các phép liên
kết

Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa
(đồng nghĩa / hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
trái nghĩa)
Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các


9


từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với
câu trước

3.1.1.6. Phân biệt các thể thơ.
Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài
kiểm tra, giáo viên cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số
tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ vò luật thơ, người ta
phân chia các thể thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính
Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói; các thể thơ Đường
luật: ngũ ngôn, thất ngôn; các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng,
hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,… [6]
3.1.1.7. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản.
Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: Văn bản thường là một chỉnh thể thống
nhất về nội dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ
dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung chính của văn bản.
Đặt nhan đề cho văn bản chẳng khác nào người cha khai sinh ra đứa con
tinh thần của mình. Đặt nhan đề sao cho đúng, cho hay không phải là dễ. Vì
nhan đề phải khái quát được cao nhất nội dung tư tưởng của văn bản, phải cô
đọng được cái thần, cái hồn của văn bản.
Học sinh chỉ có thể đặt tên được nhan đề cho văn bản khi hiểu được nghĩa
của nó. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc văn bản để hiểu ý
nghĩa của văn bản sau đó mới xác định nhan đề. Nhan đề của văn bản thường
nằm ở những từ ngữ, những câu lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản.

Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem
đoạn văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn
dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn.
Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối
đoạn. Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay sng hành thì câu chủ đề là
câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị
trí nào trong đoạn văn.
3.1.1.8. Xác định nội dung chính của văn bản.
Muốn xác định được nội dung của văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh
căn cứ vào tiêu đề của văn bản.Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu
thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung
chính của văn bản.
Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là học sinh
phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc
10


xích hay song hành… Xác đinh được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác
định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội
dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta
tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó.
3.1.1.9. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể
trong văn bản.
Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình
ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải
phân tích vì sao lại như vậy. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ
đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng
cảm thụ thơ văn của học sinh.
Trong đề đọc hiểu phần câu hỏi này thường là câu cuối cùng. Sau khi các
em học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu trên, đến câu này là câu có

tính chất liên hệ mở rộng. Nó thuộc câu hỏi vận dụng. Học sinh dựa vào văn bản
đã cho, bằng sự trải nghiệm của bản thân để viết một đoạn văn theo chủ đề.
Phần này giáo viên cần lưu ý cho các em viết đủ số câu quy định, viết
thành một đoạn văn trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
3.1.2. Về lí thuyết đoạn văn: Trước hết, cần ôn lại lí thuyết về đoạn văn:
Thế nào là một đoạn văn? Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt
đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường
biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Đoạn văn thường được trình bày thông qua một số hình thức: diễn dịch, qui
nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích. Trước khi viết học sinh cần lựa chọn
hình thức viết đoạn văn. Đồng thời cần nắm vững cấu trúc ba phần của đoạn văn
là mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Về nội dung: Đoạn văn phải hướng tới chủ đề chung. Theo như đề thi mẫu
năm 2017 phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để yêu cầu
thí sinh viết đoạn văn 200 từ. Nếu đề nghị luận xã hội nằm trong đọc hiểu thì
trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem
đề nghị luận 200 từ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được
vấn đề đó thuộc về Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống.
3.2. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn trong đề
đọc hiểu môn Ngữ văn.
3.1.2. Xác định yêu cầu của đề:
Để viết được một đoạn văn hay, trước tiên các em cần xác định rõ yêu cầu
của đề. Đề bài yêu cầu viết về cái gì? (nội dung của đoạn văn), viết trong bao
nhiêu dòng? (dung lượng), sau đó tiến hành tìm ý cho đoạn văn. Tức là chúng ta
xác định sẽ viết những gì? Tuỳ thuộc yêu cầu của đề, các em có thể ghi ra giấy
nháp những ý chính của đoạn văn. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp học sinh

11



hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng,
không trọng tâm.
Ví dụ: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ
ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa
con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên
làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ
mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có
nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
(Trích “Vợ nhặt”- Kim Lân). [7]
Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Hướng dẫn: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử là gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử?
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
3.1.3. Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề.
- Trước hết giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng câu mở
đoạn:
+ Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết
câu mở đầu. Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề. Đối với đoạn văn trong đề
đọc hiểu, các em nên dẫn dắt từ nội dung của văn bản được trích dẫn. Đoạn văn
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình
bày theo kiểu diễn dịch, tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Các câu sau triển
khai ý cho câu mở đầu.
+ Mở đầu có thể dùng 1 đến 3 câu để mở đoạn (giống như phần mở bài
vậy). Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề bài
yêu cầu. Phải hiểu được đề bài hướng tới bàn về vấn đề gì?
- Tiếp đến là xây dựng thân đoạn (viết các câu nối tiếp câu mở đầu): Dựa
vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Lưu ý

cần biết lựa chọn cách diễn đạt và tránh viết sai lỗi chính tả.
+ Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn
giản)
+ Phân tích các khía cạnh được nêu ra trong đề bài, chứng minh từng ý lớn,
ý nhỏ, đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao?. Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn
gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)
+ Bình luận: Đưa ra phản đề, mở rộng vấn đề, đồng tình, không đồng tình.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.

12


- Cuối cùng là viết câu kết của đoạn văn: Câu kết của đoạn có nhiệm vụ
kết thúc vấn đề. Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan
trọng, để lại ấn tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở
rộng vấn đề, hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
- Về dung lượng, đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu của đề bài. Không được
quá dài hoặc quá ngắn.
Cấu trúc một đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.
Cấu trúc đoạn văn 200 chữ
Câu mở đoạn
Giới thiệu vấn đề
Khoảng 2 đến 4
dòng
Các câu phát triển Cần vận dụng các thao tác:
Khoảng 12 đến
đoạn
16 dòng.
- Giải thích: Câu nói nêu lên vấn đề
gì?

- Phân tích: Vì sao lại nói như thế?
- Dẫn chứng: Họ đã làm thế nào?
- Bình luận: Vấn đề đúng hay sai,
hay vừa đúng vừa sai
- Bác bỏ: Hiện tượng trái ngược
cần phê phán
Câu kết đoạn
Rút ra bài học: Bản thân và mọi Khoảng 2 đến 4
người cần phải làm gì?
dòng
3.3. Bước 3: Học sinh thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề có liên quan đến văn bản phần đọc
hiểu.
- Sau khi hướng dẫn ôn luyện lí thuyết đọc hiểu và đoạn văn giáo viên tiến
hành hướng dẫn học sinh luyện đề thông qua các bài tập, hệ thống câu hỏi.
- Bài tập, câu hỏi đưa ra cần đa dạng, bao quát được nhiều kiến thức, nhiều
lĩnh vực trong đời sống xã hội theo hướng mở với các mức độ nhận biết, thông
hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
- Dưới đây là một số đề thi minh họa theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2017.
ĐỀ THỰC NGHIỆM
Đề đọc hiểu tích hợp Nghị luận xã hội 200 chữ.
Đề 1.
I.
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

13



Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
(Trích “Mẹ” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu: Con
hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?

Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên
khiến anh, chị đồng cảm sâu sắc nhất?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
14


Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên,
anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống
thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc
sống hôm nay.
Đáp án :
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. - Chỉ ra biện pháp nhân hóa: thời gian …chạy điên cuồng qua tuổi
mẹ già nua.
- Nêu tác dụng:
+ Thể hiện thời gian trôi qua nhanh chóng
+ Làm nổi bật tâm trạng hoảng hốt của nhà thơ
Câu 3. Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: Khi ta thất bại, vấp
ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ
dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng.
Câu 4.
- Nêu được một tình cảm suy tư của nhà thơ trong văn bản mà mình đồng
cảm.
- Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm sâu sắc.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm

với những người xung quanh của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
* Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn, thân
đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết
đoạn kết luận được vấn đề.
- Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
* Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trình
bày suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình
của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý:
- Giải thích và nêu biểu hiện của lối sống thờ ơ,vô cảm của giới trẻ trong
cuộc sống hôm nay.
-Trình bày suy nghĩ về tác động ảnh hưởng, nguyên nhân của lối sống này
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
15


- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.[8]
Đề 2.
I.
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.
Tâm lý đám đông – Hiện tượng tâm lý kỳ thú
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau: Họ cho hai nhóm thanh
niên, mỗi nhóm khoảng hai mươi người vào hai phòng tách biệt. Họ mang đến
cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được

mời nước, không được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số hai mươi
người, có mười hai người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải
nói “nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi
“nước thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất
khẳng định đây là nước tinh khiết, không mùi vị gì. Nhưng nhóm thứ hai, có tới
mười sáu người khẳng định “nước có vị hơi ngọt”, như vậy, ngoài số người
được chỉ định trước phải nói như kịch bản, có tới bốn người nữa cũng khẳng
định “nước ngọt”. Có thể họ cũng nhận ra nước không có vị gì, song thấy người
ta đua nhau nói ngọt, không lẽ mình lại “khác người”, thế là đành a dua, nói
theo số đông để không bị coi là “lạc lõng”. Đó là hiệu ứng của tâm lý đám
đông.
Trong số hàng nghìn thanh niên chen lấn, xô đẩy để vào ăn một món nào
đó, chắc gì tất cả đều thích món ăn đó, song thấy người ta “túm đen túm đỏ”,
nghĩ là có điều gì đó thú vị, nên cũng ùa vào theo. Có hàng nghìn những lời
bình luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên
Facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu
status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai hay khen ngợi, mình cũng phải
“vào hùa” khen ngợi hay che bai. Không ít người khen, chê dựa vào thái độ của
những người trước đó. Có nhiều trường hợp xảy ra bút chiến giữa các nhóm
thanh niên vì những lời nhận xét khác nhau, đi quá xa so với những gì bài viết
đề cập.
Trong thực tế, khi cần biểu quyết một vấn đề quan trọng nào đó, người ta ít
dùng biện pháp “giơ tay”, bởi trong đám đông (hội trường, hội nghị,…), nhiều
người giơ tay sau khi đã quan sát xem “đa số người ta làm gì thì mình làm thế
…”, chứ thực ra không có chính kiến cá nhân. Hình thức bỏ phiếu kín vẫn đáng
tin cậy hơn biểu quyết giơ tay, vì ít chịu tác động của tâm lý đám đông.
Đứng trong đám đông reo hò, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo
khản cổ. Đang đi đường, thấy một đám đông làm một việc gì đó, không ít người
ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến
đám đông trở nên đông hơn. Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước,

ta thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hô. Đi
trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay,
16


nước mắt chỉ trực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với
người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.
Câu 1: Nội dung chính của văn bản?
Câu 2: Tại sao nói hiệu ứng đám đông sẽ khiến bạn “đánh mất chính
mình”?
Câu 3: Có trường hợp nào hiệu ứng đám đông đem lại lợi ích cho xã hội?
Câu 4: Tác giả đã nêu ra những ví dụ nào của hiệu ứng đám đông? theo
anh/chị những hiện tượng đó có đáng bị lên án và phê phán?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm).
Câu 1. Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn 200 chữ
bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện
nay?
Đáp án:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Câu 1. Phản ánh hiện tượng tâm lí đám đông, một vấn đề đang ảnh hưởng
đến hành động và nhận thức của giới trẻ hiện nay.
Câu 2. Hiệu ứng đám đông sẽ khiến bạn “đánh mất chính mình” vì: Nhiều
bạn chạy theo đám đông thích a dua, nhiều người cùng tham gia một sự việc
nhưng hoàn toàn không có chính kiến, không hiểu bản chất của sự việc. Họ
chiếm ưu thế về số lượng nhưng không có sự liên kết thực sự nên không tạo nên
sức mạnh bền vững mà chỉ là sức mạnh nhất thời, có thể gây hậu quả nghiêm
trọng.
Câu 3. Cũng có trường hợp hiệu ứng đám đông đem lại lợi ích cho xã hội
nếu nó hướng tới mục đích nhân văn, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Câu 4. Các hiện tượng tâm lí đám đông được nêu trong đoạn trích:

- Hiện tượng nói a dua theo đám đông về “nước ngọt”.
- Bình luận một vấn đề nào đó trêm mạng xã hội facebook.
- Giơ tay biểu quyết trong hội nghị.
- Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta thấy lòng rạo rực,
lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hô
- Đi trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay
cay, nước mắt chỉ trực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với
người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.
-> Cần phê phán những hiện tượng tâm lí đám đông được nêu ở trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm).
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
17


* Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích cụm từ “tâm lí đám đông”: Tâm lý đám đông là cụm từ hay
được nhắc tới mỗi khi có một đám đông cùng cư xử như nhau.
- Nêu thực trạng: Nhiều bạn chạy theo đám đông thích a dua, nhiều người
cùng tham gia một sự việc nhưng hoàn toàn không có chính kiến, không hiểu
bản chất của sự việc.
- Nêu nguyên nhân: Có thể do các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm sống và
kiến thức xã hội về các vấn đề mà các bạn bất ngờ gặp phải. Sự bùng nổ thông
tin như hiện nay, nhất là mạng xã hội cũng góp phần tiếp tay cho các bạn thể
hiện cảm xúc của mình trong tích tắc. Vì vậy, các bạn dễ bị cuốn theo “tâm lý
đám đông”, “hùa theo” những vấn đề nóng của xã hội một cách vô thức
- Hậu quả: Tác hại của lối sống chạy theo đám đông: hình thành thói quen
xấu chỉ biết làm theo người khác, biến con người thành những người thiếu bản
lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong.

- Bài học: để dám nghĩ, dám nói, dám tin, dám làm, bạn hãy cố gắng thoát
khỏi ảnh hưởng “một chiều” của đám đông, chúng ta không coi thường nhưng
cũng đừng quá coi trọng đến sự đánh giá của dư luận. Khi bạn làm một việc gì
mà không quan tâm đến những lời chỉ trích hay vì cần lời khen tặng của đám
đông, họ lại kính nể bạn, vì bạn có chính kiến, dám sống, dám cống hiến và sẵn
sàng đem sức mình xây dựng xã hội.[9]
3.4. Bước 4: Sau khi cho học sinh thực hành luyện các đề bài, giáo viên
nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm của các em, giúp các em có được kinh
nghiệm khắc phục những thiếu sót trong quá trình làm bài.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trong quá trình thực hện và triển khai đề tài SKKN tại trường THPT Lam
Kinh tôi đã thu được những kết quả nhất định đó là:
Về phía giáo viên: SKKN được đồng nghiệp đón nhận và vận dụng vào
thực tiễn giảng dạy như một giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình
rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn, nâng tỉ lệ học
sinh đậu Cao đẳng, Đại học nhiều hơn.
Về phía học sinh: Các em được trang bị hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản
để phục vụ quá trình chinh phục đề đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội theo cấu
trúc mới nhất hiện nay. Giúp các em tháo gỡ được những vướng mắc, tự tin hơn
khi làm bài.
SKKN có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh các khối lớp trong trường
THPT.
Kết quả các bài kiểm tra rèn kĩ năng đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội của
học sinh được nâng lên rõ rệt.
Thống kê tỉ lệ điểm các bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng giải pháp ở
các lớp như sau:
18


Lớp

12A1
12A2
10C2
10C9

Chưa thực hiện giải pháp
Yếu
35 %
50 %
47 %
52 %

TB
45 %
40 %
38 %
33 %

Khá giỏi
20 %
10 %
15 %
15 %

Khi thực hiện giải pháp
Yếu
20 %
30 %
36 %
35 %


TB
55 %
55 %
41 %
40 %

Khá giỏi
25 %
15 %
23 %
25 %

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
Tích hợp hai nội dung đọc hiểu và viết đoạn văn nghị xã hội 200 chữ trên
cùng một văn bản là vấn đề mới trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn năm 2017, nên được nhiều thầy cô và học sinh quan tâm, đặc biệt là học
sinh lớp 12. Vì vậy rèn kĩ năng làm dạng bài tích hợp hai nội dung trên là vấn đề
quan trọng và thiết thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn, đồng thời giúp các
em không còn lúng túng khi làm bài.
Kết quả bài thi cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong
cấu trúc đề thi mới nhất năm 2017 thì phần đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội
trên cùng một văn bản chiếm 50% tổng điểm toàn bài, điều đó đồng nghĩa với
việc nếu học sinh làm tốt phần này sẽ góp phần nâng tổng điểm bài thi lên cao.
Vì vậy rèn kĩ năng làm dạng bài này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
2. KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện để giải pháp được áp dụng một
cách thống nhất trong phạm vi nhà trường. Đồng thời tạo điều kiện để Cán bộ
giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

Hàng năm phải có kế hoạch tổng kết để đánh giá hiệu quả thực sự của các
giải pháp sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Hàng năm lựa chọn những giải pháp có
khả năng áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực để giáo viên có điều kiện
học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy
với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn. Rất mong sự
góp ý từ đồng nghiệp để đề tài đạt được hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

19


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[1]. Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) - NXB Từ điển Bác Khoa-2010.
[2].Từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bác Khoa - 2001.
[3]. Phân tích cấu trúc đề thi THPT Quốc gia. Nguồn:http//:Báo giáo dục thờì
đại.
[4],[5]. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 – NXB GD, 2013.

[6]. Bài luật thơ (Phần lí thuyết) - Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – NXB GD, 2013
[7]. Trích dẫn “Vợ nhặt”- Kim Lâm - Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập 2– NXB
GD, 2013
[8],[9]. Chinh phục đề thi THPT Quốc gia, môn Ngữ văn.- NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.

20


21



×