Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn luyện kỹ năng giúp học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc hiểu văn bản trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.4 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Giải pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 12 làm tốt
phần đọc – hiểu văn bản trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
2.3.1. Dạng biểu hiện và các bước tìm hiểu đề
2.3.2. Cách thức làm bài
2.3.3. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ nhận biết
2.3.4. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ thông hiểu
2.3.5. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
2.3.6. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp
phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt
từ loại C trở lên.

TRANG
2
2


3
3
3
3
3
4
5
5
6
6
13
14
16
17
18
18
19
20
21

1. MỞ ĐẦU
1


1.1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung, dạy
học Ngữ văn nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ và
có sự đột phá thật sự. Một trong những vấn đề đó là đổi mới kiểm tra, đánh giá
năng lực đọc – hiểu của học sinh.
Thực tế, năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những bước

tiến mới trong kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong một kì thi chung –
THPT Quốc gia. Đề thi môn Ngữ văn có cấu trúc gồm 2 phần: Phần đọc – hiểu
và phần làm văn. Trong đó, đọc – hiểu là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với
xu thế phát triển chung của thế giới. Thực ra việc đọc - hiểu là việc thường làm
trong quá trình học tập môn Ngữ văn, còn cái mới ở đây là mới đưa vào đề thi
thay cho câu hỏi 2 điểm từ trước tới nay. Tuy vậy, phần này trong đề thi vẫn
khiến học sinh gặp không ít lúng túng.
Đọc - hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc của đề thi THPT Quốc
gia. Tuy chiếm phần điểm ít hơn nhưng lại rất quan trọng, bởi nó quyết định
nhiều đến kết quả học tập, quyết định nhiều đến việc chọn lựa trường của học
sinh. Hơn nữa, để đạt được mức điểm 05 trên thang điểm 10 không phải là điều
dễ đối với học sinh trung bình. Có thể nói, phần đọc - hiểu chính là phần giúp
các em "gỡ điểm" cho bài thi của mình. Vì vậy, việc ôn luyện và chuẩn bị ky
càng cho phần này càng trở nên cấp thiết hơn nữa.
Đối với học sinh trường THPT Thọ Xuân 4, đây cũng là phần kiến thức
học sinh có nhiều thiếu sót, thậm chí nhiều kiến thức còn có vẻ "mới mẻ" với
các em.
Tiếp cận và giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường trong bối cảnh hiện
nay, đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học
sinh, bản thân tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh là
điều hết sức cấp thiết. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà người
dạy văn cần để tâm khai thác khi tiếp cận văn bản theo hướng tư duy mở của
cách dạy học hiện đại.
Tuy nhiên, không ít thầy và trò còn hoang mang, chưa thực sự tự tin khi
làm phần bài này. Trong khi đó, nội dung kiến thức để làm dạng đề này lại nằm
rải rác ở chương trình và phụ thuộc rất lớn vào khả năng đọc – hiểu của học
sinh, chưa có một tài liệu chính thống nào cung cấp phương pháp, kĩ năng và
xâu chuỗi vấn đề lại để hướng dẫn học sinh làm dạng bài này một cách có hệ
thống. Nhiều học sinh còn chưa xác định, tổng hợp đầy đủ và chính xác phạm
vi, nội dung, phương pháp ôn tập, vì vậy trả lời còn thiếu ý hoặc sai sót, nhất là

học sinh lớp 12.
Đó là những lí do tôi tâm huyết và muốn đi sâu vào đề tài: Rèn luyện kĩ
năng giúp học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc – hiểu văn bản trong đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
2


Căn cứ vào sự thay đổi trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm học 2016 2017 của phần đọc – hiểu mà Bộ GD và ĐT đã 3 lần công bố đề minh họa, thử
nghiệm và tham khảo. Đồng thời xét tình hình thực tế của học sinh giảng dạy, đề
tài hướng về mục đích hệ thống hóa một cách bài bản các kiến thức đọc – hiểu
qua 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Hướng dẫn
học sinh các bước: tìm hiểu đề, cách trình bày và xác định câu trả lời chính xác,
hiệu quả nhất. Đặc biệt, học sinh biết bày tỏ quan điểm, thái độ hoặc liên hệ thực
tế đời sống. Đồng thời viết được đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức và nội dung
(đối với những câu hỏi yêu cầu trả lời bằng một đoạn văn).
Qua đó, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cũng như ky năng cơ
bản nhất giúp các em tự tin, có kĩ năng và đạt kết quả tốt nhất ở phần đọc - hiểu
nói riêng cũng như cả bài thi nói chung trong kỳ thi THPT Quốc gia .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành rèn luyện là những học sinh do bản
thân trực tiếp giảng dạy. Bao gồm: 02 lớp: Lớp 12A1 - 42 học sinh, Lớp 12A5 41 học sinh. Tổng số: 83 học sinh.
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về kĩ năng làm phần đọc – hiểu văn bản
qua các mức độ:
- Mức độ nhận biết: Kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt; các
phong cách chức năng ngôn ngữ; các biện pháp nghệ thuật; thao tác lập luận;
hình thức ngôn ngữ; phương thức trần thuật; các phép liên kết hình thức; kiểu
câu; câu nêu chủ đề; các lỗi trong sử dụng tiếng Việt…
- Mức độ thông hiểu: Kĩ năng xác định nội dung chính, ý nghĩa của một
văn bản, hoặc của một câu, một đoạn nào đó, đặt được nhan đề cho văn bản.

- Mức độ vận dụng thấp: Kĩ năng nêu tác dụng của các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong văn bản.
- Mức độ vận dụng cao: Kĩ năng bày tỏ quan điểm, thái độ hoặc liên hệ
thực tế đời sống và trình bày trong một đoạn văn ngắn nhưng hoàn chỉnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu
liên quan đến đề tài qua mạng internet, sách giáo khoa, tạp chí văn học…
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trực tiếp trao
đổi với các đồng nghiệp trong buổi họp tổ chuyên môn. Đồng thời lắng nghe ý
kiến của học sinh phản ánh về thực tế khi làm phần đọc – hiểu văn bản.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Cho học sinh làm bài kiểm tra có
phần đọc – hiểu, từ đó thống kê để nắm được kết quả thực tế trước và sau khi
thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm
3


- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu
và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và
sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.[8]
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối
tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội
dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái
gì? Như thế nào? Làm thế nào? [8]
- Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái quát, biện luận đúng - sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và
biểu đạt.
2.1.2. Mục đích

- Đọc là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Bản thân
việc đọc đã có nhiều mức độ từ đọc thông, đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm,
nghĩa từ, biết ngừng giọng đúng chỗ là một trình độ. Bước hai là đọc ky, đọc sâu
để biết được cách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ
lại là một trình độ khác. Bước thứ ba là đọc hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi
đến cho người đọc là một mức rất cao. [4]
- Nhưng đọc văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát
triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu cao nhất. Người đọc
phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa
ngoài tầm kiểm soát của tác giả. Đó đã là đọc sáng tạo.
Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu
từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới
nói chuyện hiểu sáng tạo. Muốn hiểu đúng đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnh thể
toàn vẹn, tính liên kết, đích của văn bản.
- Trong văn bản, đọc - hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể loại của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong một thời gian rất dài ở nước ta môn Ngữ văn được gọi là “Giảng
văn” và đó chủ yếu là công việc của thầy. Rõ ràng là vị trí của trò trong môn
học văn hoàn toàn là một vị trí bị động, làm cho học sinh không có dịp trực tiếp
đối diện với văn bản, do đó không có thói quen tự mình khám phá văn bản và
đánh mất luôn năng lực tự học của họ.
Xuất phát từ xu hướng đổi mới: Từ kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những
kiến thức (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) chuyển sang kiển tra

đánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá
văn bản). Đây cũng là hướng tiếp cận với xu thế chung của thế giới. Năm học
4


2013 – 2014, trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đại học, Cao đẳng đã
xuất hiện phần đọc – hiểu trong đề thi môn Ngữ văn. Dạng bài này chiếm 3/10
điểm trong đề thi tốt nghiệp, và đề thi Đại học, Cao đẳng chiếm 2/10 điểm.
Từ năm học 2014 – 2015, Bộ GD và ĐT chính thức công bố phương án tổ
chức một kì thi chung - THPT Quốc gia. Trong đề thi môn Ngữ văn, phần đọc –
hiểu chiếm 3/10 điểm, đó là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong đổi
mới giáo dục.
Là một người trực tiếp giảng dạy ở một trường vùng bán sơn địa, tất cả
các em học sinh ở vùng nông thôn, trình độ hạn chế, khả năng nắm bắt kiến
thức, đặc biệt là kiến thức tiếng Việt, cũng như ky năng xử ly đề chậm. Bản thân
tôi cũng luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn ky năng đọc - hiểu văn
bản cho đối tượng học sinh của mình.
Khi chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn học sinh rèn luyện năng lực đọc
– hiểu trong giờ dạy học:
- Tiết học trầm, học sinh ít hứng thú tìm hiểu bài, ngại làm bài tập.
- Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Học sinh hoạt động ít hơn, kiến thức
học sinh tự tìm hiểu nhiều chỗ còn sai sót, nhầm lẫn.
Tôi đã tiến hành kiểm tra năng lực đọc – hiểu của học sinh trước khi tiến
hành rèn luyện kĩ năng, kết quả như sau:
Lớp

Số
Điểm 0-4
bài
Số bài %


Điểm 5-6
Số bài %

Điểm 7-10
Số bài %

12A1

42

25

59.52

13

30.95

4

9.53

12A5

41

19

46.34


17

41.46

5

12.2

Từ thực tế kết quả thực nghiệm, sự thay đổi của đề thi cùng những hiểu
biết về thực trạng chung của việc rèn ky năng đọc - hiểu văn bản, với mong
muốn trang bị cho các em những kiến thức cũng như ky năng về phần này một
cách hệ thống, bài bản giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong Phần đọc - hiểu
của kỳ thi môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Rèn luyện kĩ năng
giúp học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc – hiểu văn bản trong đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn.
2.3. Giải pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc –
hiểu văn bản trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
2.3.1. Dạng biểu hiện và các bước tìm hiểu đề
- Dạng biểu hiện của đề:
Đề bài đánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh có cấu trúc gồm 2 phần:
+ Phần 1: Đề đưa ra một văn bản: Văn bản văn học hoặc văn bản nhật
5


dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích.
Xu hướng sẽ là một văn bản mới nằm ngoài sách giáo khoa.
+ Phần 2: Đề đưa ra các câu hỏi ở 4 mức độ nhận thức từ thấp đến cao:
Nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao.
- Các bước tìm hiểu đề

+ Bước 1: Đọc kĩ văn bản (nội dung và xuất xứ của văn bản)
+ Bước 2: Đọc thật kĩ các câu hỏi, xác định đúng nội dung câu hỏi, gạch
chân những từ ngữ quan trọng.
+ Bước 3: Xác định nội dung câu trả lời.
2.3.2. Cách thức làm bài
- Học sinh cần trả lời trực tiếp câu hỏi: Hỏi gì - đáp nấy chính là chìa
khóa để làm dạng câu hỏi này. Tránh lan man, dài dòng, không cần mở bài, thân
bài, kết bài. Câu trả lời cần đảm bảo 3 yêu cầu: Ngắn gọn, chính xác và đầy đủ.
- Nên dùng kí hiệu thống nhất như trong đề thi.
- Trình bày sạch đẹp.
- Một văn bản có thể có nhiều phương thức biểu đạt, thuộc nhiều phong
cách ngôn ngữ, sử dụng nhiều thao tác lập luận…. Tuy nhiên, trường hợp đề yêu
cầu xác định phương thức biểu đạt, phong cách, thao tác… chính hoặc chủ yếu
thì học sinh chỉ được nêu một phương thức, một phong cách, một thao tác lập
luận… được sử dụng nhiều nhất trong văn bản.
- Trường hợp đề yêu cầu nêu quan điểm của bản thân về vấn đề liên quan
đến văn bản, thì học sinh phải nêu quan điểm riêng của bản thân, không nhắc
lại quan điểm của tác giả đã nêu trong văn bản.
- Nếu đề yêu cầu rút ra bài học cho bản thân, học sinh cần bám sát vào
nội dung văn bản để đưa ra bài học phù hợp nhất. Đồng thời cần lí giải được tại
sao đó là bài học ý nghĩa nhất.
2.3.3. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ nhận biết
2.3.3.1. Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt
STT Phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
- Trình bày, kể lại, thuật lại diễn biến của sự
việc.
1.
Tự sự
- Đặc trưng: Có cốt truyện, có nhân vật tự sự,

sự việc, tư tưởng, chủ đề và có ngôi kể thích
hợp.
- Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
- Làm cho người đọc, người nghe, người xem
2.
Miêu tả
có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người
(Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện
ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
3.
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế
Biểu cảm
giới xung quanh.
4. Nghị luận
- Được dùng để bàn bạc phải/trái, đúng/sai,
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người
6


5.

6.

Thuyết minh

Hành chính – công vụ

nói, người viết.
- Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri
thức về đặc điểm, tính chất, phương pháp…

của sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc ,
người nghe.
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể
hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với
người.

- Lưu ý: Để xác định chính xác phương thức biểu đạt, em nên lưu ý:
+ Căn cứ vào mục đích giao tiếp trong bảng trên để xác định.
+ Phương thức nghị luận (sử dụng nhiều lập luận, lí lẽ, dẫn chứng; nhiều
từ khen chê, bộc lộ thái độ) chủ yếu xuất hiện trong văn bản nghị luận, phong
cách chính luận và thao tác bình luận.
+ Các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự thường chủ yếu xuất hiện
trong các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.
+ Phương thức thuyết minh thường sử dụng trong văn bản khoa học.
+ Phương thức hành chính – công vụ sẽ biểu đạt trong văn bản hành
chính.
+ Trường hợp đề yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt chính (chủ yếu)
thì chỉ được nêu một phương thức được sử dụng nhiều nhất và là mục đích chính
trong văn bản.
+ Khi đề yêu cầu xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản và cho
biết hiệu quả của việc kết hợp các phương thức đó: Học sinh lần lượt xác định
các phương thức trong văn bản. Sau đó ghép phần mục đích giao tiếp của các
phương thức đó trong bảng trên với nhau để chỉ ra hiệu quả của việc kết hợp.
Chẳng hạn: Văn bản sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm thì tác dụng của
việc kết hợp hai phương thức đó là: giúp tác giả vừa tái hiện được trạng thái của
sự vật, vừa bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình…
2.3.3.2. Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ
STT
PCNN
Khái niệm, mục đích

Đặc trưng
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao - Tính cụ thể
tiếp sinh hoạt hằng ngày, mang tính tự - Tính cảm xúc
nhiên, thoải mái và sinh động, giàu - Tính cá thể
cảm xúc, ít trau chuốt.
- Mục đích: Dùng để thông tin, trao
Phong cách
đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những
1.
ngôn ngữ
nhu cầu trong cuộc sống.
sinh hoạt
- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí,
thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng
sã, địa phương.
2.
Phong cách - Là ngôn ngữ được dùng trong lĩnh - Tính thông tin
7


vực truyền thông đại chúng của xã hội thời sự
về tất cả những vấn đề thời sự…
- Tính ngắn gọn
- Một số thể loại văn bản báo chí: Bản - Tính sinh động
tin (cấu trúc: Thời gian - Địa điểm - hấp dẫn
ngôn ngữ Sự kiện - Diễn biến - Kết quả); Phóng
báo chí
sự; Tiểu phẩm

- Mục đích: Thông báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính
kiến và dư luận quần chúng, nhằm
thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Là ngôn ngữ được dùng trong các văn - Tính hình tượng
bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn - Tính truyền
xuôi nghệ thuật, thơ, kịch…). Là ngôn cảm
Phong cách
ngữ được lựa chọn, trau chuốt và đạt - Thể hiện dấu ấn
3.
ngôn ngữ
giá trị nghệ thuật.
riêng của tác giả.
nghệ thuật
- Mục đích: Không chỉ có chức năng
thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người.
- Là ngôn ngữ dùng trong những văn - Tính công khai
bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập về quan điểm
trường, thái độ về những vấn đề thiết chính trị
Phong cách thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt - Tính chặt chẽ
4.
ngôn ngữ trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
trong biểu đạt và
chính luận - Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, suy luận
giáo dục, thuyết phục người đọc, - Tính truyền
người nghe để có nhận thức và hành cảm, thuyết phục.
động đúng.
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao - Tính khái quát,
tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học trừu tượng

Phong cách tập và phổ biến khoa học. Là phong - Tính lí trí, lô
5.
ngôn ngữ cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục gíc
khoa học đích diễn đạt chuyên môn sâu.
- Tính khách
- Mục đích: Dùng để phổ biến khoa quan, phi cá thể.
học, kĩ thuật.
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao - Tính khuôn
tiếp thuộc lĩnh vực hành chính: giao mẫu
Phong cách tiếp, điều hành và quản lí xã hội.
- Tính minh xác
6.
ngôn ngữ - Mục đích: giao tiếp giữa nhà nước - Tính công vụ
hành chính với nhân dân, giữa nhân dân với cơ
quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ
quan, giữa nước này và nước khác.
- Lưu ý: Một văn bản có thể thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ. Học sinh
cần căn cứ vào mục đích để nhận biết và căn cứ vào xuất xứ ghi dưới văn bản và
đặc trưng phong cách ngôn ngữ để lí giải cho chính xác và khoa học.
8


2.3.3.3. Yêu cầu nhận diện các thao tác lập luận trong văn nghị luận
STT Thao tác lập luận
Khái niệm
Mục đích
- Giải thích là vận dụng tri Giúp người đọc
thức để hiểu vấn đề nghị (người nghe) hiểu
luận một cách rõ ràng và nhận định được
1.

giúp người khác hiểu đúng nêu.
Giải thích
ý của mình.
- Cấu trúc: A là B (A là đối
tượng, B là đặc điểm, thuộc
tính của đối tượng)
- Phân tích là chia tách đối Làm rõ đặc điểm
tượng, sự vật hiện tượng về nội dung, hình
thành nhiều bộ phận, yếu tố thức, cấu trúc và
2.
Phân tích
nhỏ để đi sâu xem xét kĩ các mối quan hệ
lưỡng nội dung và mối liên bên trong, bên
hệ bên trong của đối tượng. ngoài của đối
tượng.
- Chứng minh là đưa ra Giúp người đọc
những cứ liệu - dẫn chứng (người nghe) tin
xác đáng để làm sáng tỏ rằng vấn đề ấy là
3.
một lí lẽ một ý kiến để có căn cứ trong sự
Chứng minh
thuyết phục người đọc thật (hay lẽ phải).
người nghe tin tưởng vào Chứng minh hướng
vấn đề.
về những người
chưa rõ, chưa tin.
- So sánh là một thao tác lập Làm sáng rõ đối
luận nhằm đối chiếu hai hay tượng đang nghiên
nhiều sự vật, đối tượng cứu trong tương
hoặc là các mặt của một sự quan với đối tượng

4.
So sánh
vật để chỉ ra những nét khác.
giống nhau hay khác nhau,
từ đó thấy được giá trị của
từng sự vật hoặc một sự vật
mà mình quan tâm.
5. Bình luận
Bình luận là bày tỏ thái độ, Giúp người đọc
quan điểm, bàn bạc đánh (người nghe) đánh
giá vấn đề, sự việc, hiện giá hiện tượng (vấn
tượng… đúng hay sai, hay / đề) được chính
dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để xác, toàn diện và
nhận thức đối tượng, cách công bằng bằng
ứng xử phù hợp và có những ý kiến chặt
phương châm hành động chẽ, sắc sảo và mới
đúng.
mẻ của riêng mình.
9


- Yêu cầu của việc đánh giá
là sát đối tượng, nhìn nhận
vấn đề toàn diện, khách
quan và phải có lập trường
tư tưởng đúng đắn, rõ ràng.
- Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai
trái của vấn đề trên cơ sở đó
đưa ra nhận định đúng đắn
và bảo vệ ý kiến lập trường

đúng đắn của mình.

Gạt bỏ những quan
điểm, ý kiến sai
lệch hoặc thiếu
6.
Bác bỏ
chính xác,… từ đó,
nêu ý kiến đúng
của mình để thuyết
phục người nghe.
- Lưu ý: Một văn bản có thể sử dụng nhiều thao tác lập luận. Trường hợp
đề yêu cầu xác định thao tác chủ yếu (chính) thì học sinh phải căn cứ vào mục
đích chính của văn bản để chỉ ra một thao tác được sử dụng chủ yếu.
2.3.3.4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật
- Gồm các phương thức sau:
+ Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện( người trần thuật
xưng “tôi”).
+ Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình (lời của tác
giả).
+ Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng
điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời của tác
giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điêuh nhân vật).
- Ví dụ: Xác định các phương thức trần thuật trong các đoạn trích sau:
(1) Ai ở xa về, có việc vào nhà thống ly Pá Tra thường trông thấy có một
cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng
nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…
( Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
(2) …Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một

người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một
quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói
chõ lên thuyền như quát: "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây
giờ…
( Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)
(3) …Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình
như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho.
Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì... Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn
rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn
thấy vừa vui vừa buồn…
( Trích Chí Phèo, Nam Cao)
Gợi ý: Phương thức trần thuật trong các đoạn văn:
- Đoạn (1): Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình.
- Đoạn (2): Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện.
10


- Đoạn (3): Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình,
nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
2.3.3.5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết hình thức
STT Phép liên kết
Đặc điểm
1.
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu
Phép lặp từ ngữ
trước.
2.
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng
Phép thế
thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép đồng nghĩa, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa,
3.
trái nghĩa và liên trái nghĩa, hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ
tưởng
đã có ở câu trước.
4.
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan
Phép nối
hệ với câu trước.
Ví dụ: Chỉ ra những phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở
thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một
điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn
đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
Gợi ý: Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết:
- Phép lặp: Tác phẩm
- Phép thế: Những vật mượn ở thực tại -> những cái đã có rồi
Nghệ sĩ -> anh
- Phép nối: Nhưng
2.3.3.6. Yêu cầu nhận diện các kiểu câu
- Các kiểu câu chia theo mục đích nói
STT
Kiểu câu
Ví dụ
1.
Anh Nam đến.
Câu tường thuật
2.
3.
4.


Câu cảm thán
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến

A! Anh Nam đến.
Anh Nam có đến không?
Anh Nam đến đi!

- Các kiểu câu chia theo cấu tạo, chức năng ngữ pháp
STT
Kiểu câu
Ví dụ
Bạn đọc các thế hệ rất yêu thích giọng
1.
Câu chủ động
văn mê đắm và tài hoa của nhà văn Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
Giọng văn mê đắm và tài hoa của nhà
2.
Câu bị động
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được bạn đọc
các thế hệ rất yêu thích.
11


3.
4.
5.
6.

7.

Câu khẳng định
Câu phủ định
Câu đặc biệt
Câu đơn
Câu ghép

Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ. (Hồ Chí Minh)
Còn thanh niên Việt Nam, họ làm gì?
Họ không làm gì cả….
Mưa. Gió. Não nùng.
Tôi đi học
Vì trời mưa nên tôi đi học muộn.

- Lưu ý: Học sinh cần đọc kĩ câu hỏi: yêu cầu xác định kiểu câu theo mục
đích nói hay theo cấu tạo ngữ pháp để có câu trả lời đúng nhất.
2.3.3.7. Yêu cầu xác định câu nêu chủ đề của đoạn văn
- Định nghĩa: Câu chủ đề là câu nêu khái quát về đối tượng và vấn đề
chính mà văn bản biểu đạt.
- Vị trí: Căn cứ vào hình thức lập luận của đoạn văn để xác định vị trí câu
nêu chủ đề. Chẳng hạn: Đoạn văn diễn dịch thì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn;
đoạn văn quy nạp, câu chủ đề sẽ nằm ở cuối đoạn văn đó...
- Ví dụ: “Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi
người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo(1). Tuy vậy, theo Xuân Diệu
– tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá
đáng(2). Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ
chân chính(3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải

thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa(4). Chính trong
quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ
sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được
cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”(5)..
Ở đoạn văn trên : Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu
chủ đề.
2.3.3.8. Yêu cầu nhận diện những lỗi thường gặp trong văn bản
- Lỗi chính tả: Lỗi không phân biệt các âm tiết l/n, ch/tr, ng/ngh...; lỗi
viết hoa; phiên âm tiếng nước ngoài...
- Lỗi dùng từ: Dùng từ không đúng nghĩa, không hợp với tình huống
giao tiếp, hoặc không phù hợp sắc thái biểu cảm.
Ví dụ: Đất nước ta ngày càng sáng sủa.
- Lỗi ngữ pháp: Viết thiếu thành phần câu, hoặc không phân biệt được
các thành phần câu.
Ví dụ: Qua bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã thể hiện tính dân tộc đậm đà.
- Lỗi logíc: Chẳng hạn: Anh ấy bị hai vết thương, một vết ở tay trái, còn
một vết ở Quảng Trị.
12


- Lỗi phong cách: Sử dụng những từ ngữ không phù hợp với từng phong
cách. Ví dụ: Dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong văn bản nghệ thuật...
2.3.4. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ thông hiểu
- Dạng biểu hiện của đề: Thường là câu hỏi yêu cầu nêu nội dung chính,
xác định ý nghĩa của văn bản, của một câu, một đoạn nào đó trong văn bản.
Ví dụ: Trong phần Đọc – hiểu của đề tham khảo (đề minh họa lần 3, công
bố ngày 14 tháng 05 năm 2017) của Bộ GD và ĐT, xuất hiện 2 câu ở mức độ
thông hiểu. (Câu 2: Theo tác giả, chúng ta sẽ có lợi ích gì khi “nhận thức được
rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”? Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Biết đâu,
trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho

bản thân”?)
- Cách làm: Học sinh đọc kĩ văn bản, câu văn, tóm lược được ý chính.
Một văn bản, một câu có thể có một nội dung, nhưng có thể có nhiều nội dung.
Học sinh cần xác định từ đầu đến cuối văn bản, câu văn, câu thơ để tránh sai sót
hoặc thiếu ý. Xác định và gạch chân được những từ chìa khóa của câu hỏi.
+ Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản
Đọc là cơ sở để thâm nhập văn bản để có thể nắm bắt được nội dung văn
bản cũng như tình cảm, thái độ của người viết, và từ đó, có những ấn tượng, cảm
xúc ban đầu về văn bản. Sau khi đọc, tóm tắt lại nội dung của văn bản là một
phần không thể thiếu. Học sinh chỉ có thể tóm tắt được văn bản khi đọc ky văn
bản. Tóm tắt văn bản là trình bày lại một nội dung của một văn bản gốc theo
một mục đích đã định trước. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, súc tích, phải mang
tính khách quan, phản ánh trung thực văn bản gốc. Tóm tắt giúp học sinh nắm
được cái cốt lõi của văn bản, từ đó, tìm ra nội dung chính và các thông tin quan
trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản.
+ Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn
bản, hiểu y nghĩa văn bản, tên văn bản, câu văn, câu thơ...
Văn bản, trước hết là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, tức các câu
trong văn bản phải hướng đến một chủ đề nhất định. Khi hiểu rõ được văn bản,
học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được nội dung chính của văn bản. Đọc và tóm tắt văn
bản là điều kiện tiên quyết để tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọng
của văn bản. Tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản là
khâu thể hiện khả năng đọc cũng như khái quát văn bản của học sinh. Và đây
cũng chính là mục tiêu mà người giáo viên hướng đến trong việc hình thành ky
năng đầu tiên - kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của
văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản, câu văn, câu thơ...
Vậy, làm thế nào để học sinh có ky năng nhanh chóng xác định được nội
dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, câu văn, câu thơ?
Đối với những văn bản là một tác phẩm hoàn chỉnh, giáo viên cần hướng
đến cho học sinh cách xác định chủ đề của văn bản bằng cách tìm ra những từ

ngữ, những hình ảnh, những câu văn được sử dụng lặp lại nhiều lần. Đây có thể
coi là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.
13


Đối với những văn bản là một hoặc một vài đoạn văn, việc cần làm là học
sinh phải xác định được đoạn văn được trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy
nạp, song hành, móc xích, hay tổng - phân - hợp..... Việc này giúp học sinh dễ
dàng xác định câu chủ đề của đoạn văn nằm ở vị trí nào, đâu là câu nắm giữ nội
dung của cả đoạn.
Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng một hệ
thống ký hiệu. Nhưng để tìm ra ý nghĩa của văn bản lại là một vấn đề. Ở đây cần
phân biệt nghĩa và y nghĩa. Nghĩa là quan hệ văn bản với cái mà nó biểu đạt,
còn y nghĩa là quan hệ văn bản với người tiếp nhận. Người đọc trước hết phải
hiểu nghĩa rồi mới phát hiện ra y nghĩa của văn bản. Ý nghĩa của văn bản có thể
xét trong ba quan hệ: ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm; ý nghĩa vốn có trong
văn bản, tương quan với một hiện thực nào đó; ý nghĩa do mối quan hệ của
người đọc đặt vào văn bản. Từ việc hiểu nghĩa cũng như y nghĩa của văn bản,
học sinh sẽ lý giải được mối quan hệ của những sự việc; chi tiết; hành động, lời
nói của nhân vật... trong văn bản.
Nhan đề (còn gọi là đầu đề) là cái tên chung của một văn bản, một tác
phẩm. Nó như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác
phẩm này với tác phẩm khác. Để đặt được một nhan đề cho một văn bản sao cho
đúng, cho hay không phải là dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung
tư tưởng của văn bản, của tác phẩm, phải nói cái cô đọng, cái thần, cái hồn của
văn bản, của tác phẩm. Chính vì vậy, học sinh chỉ có thể đặt được nhan đề cho
văn bản khi hiều nghĩa, y nghĩa của văn bản. Nhan đề của văn bản có thể là
những từ ngữ được lặp lại nhiều lần.
+ Bám sát vào văn bản trong phần Đọc – hiểu để tìm câu trả lời
- Ví dụ: Văn bản Tìm kiếm niềm đam mê trong đề tham khảo (đề minh

họa lần 3 của Bộ GD và ĐT), để trả lời Câu 2 học sinh đọc kĩ văn bản và dùng
chính câu văn cuối cùng của đoạn văn thứ nhất làm đáp án: “Vì chỉ khi chúng ta
nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ
sung được nhiều kiến thức mới.
2.3.5. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
- Dạng biểu hiện của đề: Thường là câu hỏi yêu cầu xác định và nêu tác
dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Cách làm: Bám sát vào dạng đề thi, người viết chỉ khai thác 3 nội dung
chính: Phép tu từ từ vựng, Phép tu từ cú pháp, Phép tu từ ngữ âm. Giáo
viên cần giúp HS ôn lại kiến thức về:
+ Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói
quá - phóng đại - thậm xưng; Nói giảm - nói tránh; Điệp từ - điệp ngữ; Tương
phản - đối lập; Cách sử dụng từ láy…
+ Các biện pháp tu từ cú pháp: Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi
tu từ; phép chêm xen.
+ Các biện pháp tu từ ngữ âm: Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu (phối
hợp nhịp ngắn và nhịp dài; sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp;
14


tính chất mở hay đóng của âm tiết cuối mỗi nhịp); điệp âm, điệp vần, điệp
thanh...
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong một văn
bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ ấy
trong văn bản.
* Lưu ý khi trả lời:
- Lưu ý 1: Câu hỏi sẽ là:
+ Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các
phép tu từ đó?
+ Chỉ ra biện pháp tu từ chính trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của

các phép tu từ đó?
Ta chú ý hai chỗ gạch chân sẽ thấy hai câu hỏi khác nhau. Các biện pháp
tu từ thì được phép trả lời từ 2 trở lên, nhưg đã là biện pháp tu từ chính thì chỉ
được chọn 1 mà thôi.
- Lưu ý 2: Khi trả lời thì cần lưu ý: Đề yêu cầu chỉ ra biện pháp tu từ. Thì
phải chỉ ra bằng cách: gọi tên phép tu từ ấy và chỉ ra nó nằm ở hình ảnh, câu
văn, từ ngữ nào.
Ví dụ: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của
các phép tu từ trong đoạn trích sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12)
Trả lời:
+ Đoạn thơ trên sử dụng phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng
ta,...); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là
của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả
đường…/ Những dòng sông…).
+ Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào
hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức
tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và
bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.
- Lưu ý 3: Trong trường hợp mà câu hỏi yêu cầu chỉ ra một số phép tu từ
thì bạn lần lượt chỉ ra các phép tu từ đó, sau đó mới nêu tác dụng cho tất cả các

phép ấy.
Ví dụ:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là
15


van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên
như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ
lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân
trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi
lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có
chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo
mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.
(Trích Tuỳ bút Người lái Sông Đà - Nguyễn Tuân)
Trả lời:
Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ:
+ Phép điệp: réo, rừng lửa…
+ So sánh : tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van
xin, rồi lại như là khiêu khích.
+ Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo,
rống lên , mai phục , nhổm cả dậy, ngỗ ngược…
Tác dụng của các phép tu từ trên là: giúp nhà văn gợi ra hình ảnh con
sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Dưới ngòi bút tài hoa của cụ Nguyễn, sông Đà như có
linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm, độc dữ. Qua đó, ta thấy được phong cách
nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Đúng như nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan đã nhận xét “văn của Nguyễn Tuân không dành cho người nông
nổi thưởng thức”.

2.3.6. Rèn kĩ năng làm các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
- Dạng biểu hiện của đề: Thường là câu hỏi yêu cầu rút ra bài học, ý
nghĩa, thông điệp từ văn bản. Hoặc bày tỏ quan điểm, thái độ liên hệ thực tế đời
sống.
- Cách làm: Trong 4 câu hỏi đọc hiểu thì có 1 câu thuộc mức độ vận dụng
cao. Tuy nhiên trên 60% học sinh viết câu này đều bị mất điểm. Chủ yếu các em
viết cho đủ số câu chứ không mấy học sinh viết cho đúng yêu cầu. Có khi viết
đúng yêu cầu vẫn không đạt được điểm tuyệt đối.
- Một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các em khắc phục được điều đó:
+ Một là viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề, tránh lan man, dài dòng.
Nên trình bày được 2 bài học, thông điệp từ văn bản. Nắm được từ chìa khóa
của đề bài.Các câu sau đó phải tuyệt đối đúng - trúng vào nội dung.
+ Hai là lí giải được vì sao vấn đề đó lại có ý nghĩa quan trọng (xác định
được tác dụng của vấn đề)
+ Ba là nên trả lời bằng một đoạn văn không quá 10 dòng.
Ví dụ, trong đoạn văn bản nào đó có nội dung về người mẹ. Sẽ có một câu
hỏi: anh/chị hãy nói lên những suy nghĩ của anh/chị về đức hi sinh của Mẹ. Từ
khóa của câu hỏi là "đức hi sinh"- đây cũng chính là trọng tâm của đoạn văn.
Lưu ý: câu mở đoạn phải có từ khóa. Câu kết phải rút ra bài học hoặc chiêm
nghiệm triết lý.
16


Ta có đoạn văn như sau:
Có ai đó đã nói rằng, nếu trong gia đình ấy có những đứa con thành đạt thì
chắc chắn ở đó có một người mẹ giàu đức hi sinh. Vâng! Mẹ là người đã dành
hết cả đời mình vì tương lai của con. Mẹ có thể nhịn đói cho ta no, nhịn mặc cho
ta có tấm áo đẹp. Mẹ là người có thể cho ta cả đôi mắt, quả tim, trái thận... chỉ
mong sao cho con mình lành lặn. Khi ta khổ đau, bờ vai mẹ là bến bờ cho ta
quay về. Người đời có thể bỏ rơi ta nhưng mẹ thì không bỏ con bao giờ. Bởi thế

hạnh phúc nhất là còn mẹ nên chúng ta hãy nhớ :"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ
khóc - Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không".
- Lưu ý:
+ Trường hợp đề yêu cầu nêu quan điểm của bản thân về vấn đề liên quan
đến văn bản, thì học sinh phải nêu quan điểm riêng của bản thân, không nhắc
lại quan điểm của tác giả đã nêu trong văn bản.
+ Nếu đề yêu cầu rút ra bài học cho bản thân, học sinh cần bám sát vào
nội dung văn bản để đưa ra bài học phù hợp nhất.
+ Trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Ví dụ: Trong đề thi minh họa – kì thi THPT Quốc Gia năm 2015 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự
học theo quan điểm riêng của mình.
Học sinh phải nêu được ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan
điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích
đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình dạy học, tôi luôn ý thức rèn luyện học sinh những kĩ năng
làm kiểu bài đọc – hiểu văn bản, đặc biệt là những văn bản ngoài sách giáo khoa
đã giúp tôi đạt được những kết quả nhất định. Những học trò trong lớp dạy của
tôi đã quan tâm hơn đến giờ học văn và có hứng thú trong quá trình học. Chất
lượng giờ học mỗi ngày đã giúp tôi tự tin hơn trong cách đi của mình.
2.4.1. Kết quả giờ học
Lớp 12A1, 12A5 : Tập trung rèn luyện năng lực đọc – hiểu trong giờ dạy
học:
- Học sinh hứng thú trong học tập làm cho tiết học sôi nổi, có chiều sâu và
có hiệu quả hơn.
- Khả năng làm những bài tập dạng đọc – hiểu của các em hiệu quả hơn,
học sinh hoàn toàn chủ động và tự tin khi gặp dạng bài này.
2.4.2. So sánh kết quả bài kiểm tra
Sau khi dạy thực nghiệm ở hai lớp, thông qua kết quả kiểm tra 15 phút,

kiểm tra 1tiết. Kết quả kiểm tra các đợt tính trung bình như sau:
Số

Điểm 0-4

Điểm 5-6

Điểm 7-10
17


Lớp

bài

Số bài %

Số bài

%

Số bài

%

12A1

42

5


11.90

14

33.33

23

54.77

41

6

14.63

15

36.58

20

48.79

12A5

Căn cứ vào kết quả trên, có thể thấy rằng: Rèn luyện kĩ năng làm phần
đọc – hiểu văn bản là công việc cần thiết của người giáo viên dạy văn. Bởi sẽ
dành nhiều thời gian cho học sinh hoạt động lại vừa mang đến hiệu quả giờ dạy

cao hơn, học sinh thực sự hứng thú trong học tập, tự tin và nhanh chóng trong
làm bài, từ đó đạt kết quả cao trong các kì thi. Với những suy nghĩ trên và bằng
thể nghiệm của chính mình đã giúp tôi những kết quả nhất định.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi có bước đột phá trong nội dung kiểm tra,
đánh giá. Đề thi theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận
dụng kiến thức, câu hỏi mở. Như vậy, phát huy ky năng cho học sinh là điều cần
thiết. Chính vì vậy, cùng với các môn học khác, đề tài sẽ góp phần định hướng
tư tưởng cho học sinh trong việc phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Không chỉ vậy, đây còn là kỳ thi có bước đột phá trong hình thức xét
tuyển. Thí sinh được xét công nhận tốt nghiệp phải thi 3 môn bắt buộc, gồm:
Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn. Kết quả thi 4 môn này cũng được sử
dụng để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Từ trước, có thể nói, môn Ngữ văn là
môn được đánh giá là có khả năng cứu điểm cho các em nhiều nhất, có khả năng
cải thiện được tổng điểm của các em. Nhưng căn cứ vào đề thi năm học 2015 2016 cũng như sự chỉ đạo của các cấptrong việc đổi mới trong kỳ thi năm nay
đảm bảo các học sinh đã học thì phải có chất lượng, kết quả học tập trung thực
để làm căn cứ xét tuyển Đại học, Cao đẳng hay chỉ là tốt nghiệp THPT thì ưu
điểm đó của môn Ngữ văn lại càng mang trọng trách nhiều hơn nữa.
Theo cấu trúc đề thi, để đạt được mức điểm 05 trên thang điểm 10 không
phải là điều dễ đối với học sinh trung bình. Có thể nói, phần đọc - hiểu chính là
phần giúp các em "gỡ điểm" cho bài thi của mình. Điều này quyết định lớn đến
chất lượng không chỉ của bài thi môn Ngữ văn mà cả tổng điểm của cả kỳ thi
quốc gia THPT, ảnh hưởng đến việc xét tuyển của học sinh. Vì vậy, giải pháp
đưa ra được nâng tầm quan trọng hơn nữa.
Trong thực tế chất lượng học tập của học sinh trường THPT Thọ Xuân 4,
trước yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá, sáng kiến kinh nghiệm này góp phần
tổng hợp kiến thức để giáo viên rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
18



Trong quá trình rèn luyện ky năng đọc - hiểu cho học sinh, giáo viên cần
phải giúp học sinh thấy rõ tầm quan trọng của phần đọc - hiểu cũng như phải lưu
ý đến việc cân bằng và lựa chọn ngữ liệu trong phần đọc - hiểu.
Khi rèn ky năng đọc - hiểu cho học sinh, giáo viên nên nhóm các ky năng
vào những dạng cụ thể, thường gặp nhất.
Thay vì chỉ cung cấp ngữ liệu, đưa câu hỏi một chiều, người dạy cũng nên
để học sinh dần làm quen với việc chọn ngữ liệu trong tác phẩm được học và tự
đưa ra những câu hỏi, tự trả lời. Như vậy, các em không chỉ nắm được bài học
một cách sâu sắc hơn mà ky năng đọc - hiểu văn bản, qua đó, cũng nhuần
nhuyễn hơn.
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này người viết đưa ra một số
định hướng khi hướng dẫn học sinh làm phần đọc - hiểu theo hướng tích cực,chủ
động. Đây là những điều mà tôi suy tư và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy của
mình. Hy vọng rằng những nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là
những thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để rút ra được
những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn
nói chung và ôn luyện thi nói riêng.
Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô cùng nên
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Người viết rất mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, nhất là những thầy cô trong cùng bộ
môn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.


Phạm Văn Thiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


1. Sách Ngữ văn 10, 11, 12 (cơ bản và nâng cao) Nxb. Giáo dục, 2009
2. Sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, 12 (cơ bản và nâng cao) , Nxb. Giáo dục,
2009
3. Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nguyễn Văn Hạnh , Nxb. Giáo dục
4. Giáo trình “ Tiếp nhận văn học”, Phương Lựu (chủ biên) , NXBGD, 2007
5. Phương pháp dạy học văn, GS Phan Trọng Luận (chủ biên). NXB Giáo dục
1995
6. Tạp chí văn học và tuổi trẻ, NXB Giáo dục
7. Thông tin khoa học, Trường ĐH Hồng Đức
8. Từ điển Văn học, NXB ĐH và THCN 1995
9. Giáo trình "Lý luận văn học", Hà Minh Đức (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà
Nội (TB 2005)
10. Một số bài báo cáo chuyên đề của các đồng nghiệp và một số tư liệu tham
khảo từ nguồn Internet.

DANH MỤC
20


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Văn Thiện

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thọ Xuân 4

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Giáo dục tinh thần yêu nước,
nâng cao lí tưởng sống cho
học sinh lớp 12 qua việc tổ
chức các hoạt động ngoại
khóa ở trường THPT

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD và
2013 - 2014
ĐT Thanh
Hóa
C


21



×