Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với nội dung phần đọc hiểu cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.74 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................2
II. NỘI DUNG............................................................................................................................5
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................................................................19

1


I. MỞ ĐẦU.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay
được thực hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, xem
học sinh là trung tâm. Một trong những nội dung đổi mới là việc chú trọng văn
nghị luận xã hội. Văn nghị luận xã hội được đưa vào dạy trong chương trình
những năm gần đây và là một câu hỏi bắt buộc trong đề thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia.
Đề nghị luận xã hội có thể về một hiện tượng đời sống, hoặc một tư tưởng
đạo lý được rút ra từ một câu chuyện, một đoạn văn, một đoạn thơ…có ý nghĩa
thực tiễn trong đời sống và trong xã hội. Từ đó ta rèn cho học sinh ý thức tự tu
dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cơ, bạn bè; bồi dưỡng lịng u
nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng
nhân ái, vị tha, lòng tự trọng, tự tin; tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự cơng bằng,
biết căm ghét cái xấu, cái ác, từ đó dần hình thành cho các em tư duy sáng tạo,
năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật và trong đời
sống.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, các cổng thông tin được mở
rộng: ti vi, máy tính, điện thoại, internet với các trò chơi games, mạng xã hội
facebook, zalo…cuốn nhiều học sinh vào vịng xốy đam mê, suốt ngày chìm
đắm. Sách vở - món q tinh thần khơng thể thiếu với thế hệ 7x, 8x khơng cịn
sức hấp dẫn với thế hệ 9x, 2000 nếu khơng muốn nói dường như bị lãng quên.


Một bộ phận không nhỏ học sinh, đặc biệt là học sinh nữ nếu ham thích đọc sách
thì lại “sa chân” vào thế giới truyện ngơn tình, sống mơ mộng, viển vơng vào
tương lai với một chàng “sối ca” đẹp trai, giàu có, tài năng mà khơng chịu học
hành, tu dưỡng, rèn luyện. Khơng cịn ham đọc sách, ham nghiên cứu nên việc
viết một đoạn văn hoàn chỉnh, đúng bố cục, trong sáng, hấp dẫn là điều không
phải học sinh nào cũng làm được.
Thêm vào đó, những năm học trước học sinh đã được làm quen với kĩ
năng viết văn nghị luận xã hội, dưới dạng một bài văn hoàn chỉnh khoảng 600
chữ về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lý nhưng hầu như không
liên quan đến phần đọc – hiểu. Năm 2016 – 2017 này lần đầu tiên học sinh phải
viết đoạn văn nghị luân xã hội 200 chữ trình bày suy nghĩ về một vấn đề có liên
quan mật thiết đến phần đọc hiểu (viết đoạn văn từ một câu văn, câu thơ, ý
kiến…trong phần văn bản được nêu ở phần đọc – hiểu). Và yêu cầu chỉ còn 1/3
độ dài so với trước địi hỏi bài làm phải cơ đọng, súc tích hơn, hướng xử lý vấn
đề sẽ khác so với trước.
Hơn nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp, có mối tương quan
chặt chẽ với Đọc văn và Tiếng việt nên dạy cho học sinh viết đoạn văn là dạy
cho các em cách nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường.

2


Từ đó biết cách tạo lập văn bản hồn chỉnh.
Xuất phát từ công việc giảng dạy của một giáo viên THPT và từ thực tế
trên, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI GẮN VỚI NỘI DUNG PHẦN ĐỌC –
HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG” nhằm đóng góp một
số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội đạt
kết quả cao.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Với đề tài này chúng tơi có những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Từ thực tiễn đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia đòi hỏi học sinh phải nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
để trả lời được câu hỏi thuộc phần Làm văn với thang điểm 2.0.
Thứ hai: Giúp các em biết cách xây dựng đoạn văn đảm bảo hồn chỉnh
về mặt nội dung và hình thức, rèn luyện cho các em kĩ năng viết đoạn văn theo
bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Thứ ba: Mỗi đoạn văn đều tập trung làm rõ một chủ đề, một ý chính,
trong q trình viết giúp học sinh nắm vững các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy
nạp, song hành, tổng – phân – hợp…
Thứ tư: Đoạn văn nghị luận xã hội thường đề cập một vấn đề “nổi cộm”
trong đời sống đang được quan tâm (bệnh vơ cảm, bệnh thành tích, hiện tượng
tâm lý đám đơng…) hay một tư tưởng đạo lý có ý nghĩa thực tiễn (lịng nhân ái
sẻ chia, lịng biết ơn…). Vì lẽ đó q trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận xã hội sẽ góp phần hình thành, bồi dưỡng nhân cách, giúp các em phân định
rõ đúng – sai, tốt – xấu, phải – trái…, phát triển óc sáng tạo, nuôi dưỡng tâm hồn
các em hướng tới những giá trị thực, giá trị đúng có ý nghĩa trong thực tế đời
sống hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông, chủ yếu là học
sinh khối lớp 12.
- Đối tượng cụ thể được tiến hành thực nghiệm là học sinh lớp 12A1,
12A6 trường THPT Ngọc Lặc.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Để hình thành kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội một cách thuần thục,
nhuần nhuyễn bước đầu giáo viên ôn tập lại cho học sinh lý thuyết về văn nghị
luận xã hội, lý thuyết về đoạn văn. Từ đó giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây
dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, viết câu chủ đề…
Học sinh là chủ thể trong q trình học tập để phát huy tính tích cực, chủ

3


động, sáng tạo nên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh tự vận
động là chính, giáo viên chỉ định hướng, gợi mở đề các em biết cách vận dụng,
rèn luyện.
4.2. Phương pháp thực hành.
Song song với việc củng cố lý thuyết, trong quá trình học cho học sinh
thực hành tìm hiểu đề, tìm ý để từng bước viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
4.3. Phương pháp kiểm tra, khảo sát.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng qua các bài tập
thực hành, bài kiểm tra, nắm được ưu điểm – nhược điểm của học sinh để có thể
điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, hình thành kĩ năng viết đoạn văn tối ưu cho học
sinh.
4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Chúng tôi tiến hành thống kê số lượng học sinh ở lớp 12A1 và 12A6 trước
và sau khi được rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để đánh giá
mức độ thấu hiểu, vận dụng.

4


II. NỘI DUNG.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Nghị luận xã hội:
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dung lí lẽ, phán đốn, chứng
cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết
học, đạo đức…” [1]
Nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc, đánh giá các vấn
đề liên quan đến con người, đến xã hội, đến các mối quan hệ của con người

trong đời sống xã hội. Nếu học văn nghị luận văn học trong nhà trường, người
học được tiếp cận với cuộc sống qua lăng kính sáng tạo của nhà văn, thì học văn
nghị luận xã hội người học được trực tiếp trải nghiệm với cuộc đời qua lăng kính
của chính mình.
Văn nghị luận xã hội có tính thời sự, những vấn đề nóng của xã hội rất dễ
trở thành đối tượng khai thác, từ đó giúp người học bộc lộ quan điểm, thái độ,
nhân sinh quan của mình.
Văn nghị luận xã hội đòi hỏi phương thức nghị luận riêng, phải biết kết
hợp các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ…
một cách hợp lý.
Trong nhà trường THPT tập trung vào hai kiểu bài văn nghị luận xã hội:
Thứ nhất: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn bạc về một vấn đề
thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về đạo
đức, về tâm hồn, nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối
sống của con người trong xã hội…)[3]
Thứ hai: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài nghị luận bàn
về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất
thời sư, thu hút sự quan tâm của mọi người. Hiện tượng đời sống có thể là hiện
tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hay đáng chê, cũng có trường hợp vừa có mặt tốt
vừa có mặt xấu[3]
1.2. Đoạn văn:
Đoạn văn là một phần của văn bản, diễn đạt một ý hoàn chỉnh về mặt nội
dung, được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng
[2]
4

Trong trang này:
- Ở mục 1.1: đoạn “Nghị luận là một thể loại …” được trích nguyên văn từ TLTK số 1; Đoạn
“ Thứ nhất …” và “ Thứ hai …” được tham khảo từ TLTK số 3.
- Ở mục 1.2: đoạn “ đoạn văn là một phần …” được trích từ TLTK số 2.


5


Đoạn văn được chia thành nhiều loại: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –
hợp, móc xích, song hành… Mỗi loại đoạn văn sẽ có cách thức trình bày lập
luận khác nhau.
- Đoạn văn diễn dịch (có câu chủ đề): Là đoạn văn trong đó câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu câu, các câu còn lại triển khai ý của câu chủ
đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.[4]
- Đoạn văn quy nạp (có câu chủ đề) : Là đoạn văn được trình bày từ ý nhỏ
đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ các luận cứ cụ thể đến kết luận bao
trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn, làm nhiệm vụ
khép lại nội dung cho cả đoạn văn.[4]
- Đoạn tổng – phân – hợp (câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): là đoạn
văn phối hợp diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một,
các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc
hai mang tính chất nâng cao,mở rộng.[4]
- Đoạn văn song hành (khơng có câu chủ đề): Là các câu triển khai nội
dung song song song nhau, mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm
rõ nội dung đoạn văn.[4]
- Đoạn văn móc xích: Là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể
hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn
móc xích có thể có hoặc khơng có câu chủ đề…[4]
Như vậy đối với đề viết đoạn văn nghị luận xã hội về một câu thơ, câu
văn, ý kiến, thơng điệp…có liên quan đên phần đọc – hiểu thì đoạn văn phù hợp
và hiệu quả nhất là diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp. Đề tài sẽ tập trung
vào ba loại đoạn văn này để hướng dẫn các em thực hành.
Tóm lại để viết một đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, đảm bảo đúng,
đủ nội dung nhưng không được quá dài hoặc quá ngắn (chỉ khoảng 200 chữ) yêu

cầu người học phải hiểu rõ bản chất của một đoạn văn nghị luận xã hội, vì thế cơ
sở lí luận về văn nghị luận xã hội và đoạn văn là rất cần thiết.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
2.1. Thuận lợi:
Làm văn nghị luận xã hội khơng cịn xa lạ với học sinh, các em đã được
làm quen những năm gần đây. Dạng đề quen thuộc là viết bài văn nghị luận xã
hội về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiên tượng đời sống.
2.2. Khó khăn:
- Về phía giáo viên: Việc cung cấp kiến thức cho học sinh gặp nhiều khó
5

Trong trang này: các đoạn sau: “ Đoạn văn diễn dịch …”, “Đoạn văn quy nạp …”, “ Đoạn
phân tích …”, “ Đoạn văn song hành …”, “ Đoạn văn móc xích …” được trích từ TLTK số 4

6


khăn vì số tiết quy định trong chương trình có giới hạn ( chỉ có 1 tiết dạy
bài “Nghị luận về một tư tưởng đạo lý” - tiết 3 PPCT và 1 tiết dạy bài “Nghị
luận về một hiện tượng đời sống” – tiết 13 PPCT). Thời gian đó chỉ đủ để giáo
viên giới thiệu kiểu bài, dạng đề và cách làm sơ lược. Thêm vào đó tư liệu về
nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên nguồn cung cấp
tài liệu tham khảo cho học sinh cịn hạn chế.
- Về phía học sinh:
+ Đối tượng học sinh THPT nói chung ở độ tuổi mới lớn, chưa tiếp xúc
nhiều với thực tế cuộc sống xã hội đa chiều, vốn kiến thức xã hội cịn ít ỏi. Do
đó cách nhìn nhận vấn đề chưa thật chuẩn, đơi khi lệch lạc nên để hiểu đúng,
hiểu sâu và bàn luận thấu đáo về một vấn đề xã hội là điều không đơn giản.
+ Trường THPT Ngọc Lặc là một trường miền núi, đa phần là học sinh
dân tộc thiểu số, cuộc sống cịn nhiều khó khăn, việc học chưa được đầu tư đúng

mức. Riêng với phân môn Làm văn học sinh còn lúng túng trong việc lựa chọn
và sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách chặt chẽ, tự nhiên và nhuần
nhuyễn.
- Chất lượng khảo sát viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với nội dung
phần đọc – hiểu văn bản khi chưa được rèn luyện kĩ năng của học sinh thu được
kết quả như sau:
Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

SL

%

SL

TB

Yếu

%

SL

%


SL

%

12A1

40

0

0

6

15,0

29

72,
5

5

12,5

12A6

44

0


0

2

4,5

30

68,3

12 27,2

3. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH.
Để tiến hành viết và hoàn thiện một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng
200 chữ với đề bài được gắn liền với nội dung văn bản phần đọc – hiểu, trong
quá trình dạy – học giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết
sau đây:
3.1. Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích đề để viết đoạn văn nghị luận
xã hội.
Đây là vấn đề khơng mới nhưng có ảnh hưởng lớn đến kết quả bài làm.
Nhiều học sinh vừa đọc xong đề là vội vàng cắm cúi làm ngay, dẫn đến đoạn
văn có thể xa đề, lạc đề, thiếu mạch lạc, bỏ sót hay trùng lặp ý.
Đề văn nghị luận xã hội trong nhà trường THPT gồm hai dạng: nghị luận
về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống, tuy nhiên đôi
7


khi ranh giới giữa hai dạng đề là rất nhỏ, nếu khơng tinh ý học sinh rất dễ nhầm
lẫn. Vì vậy nhận dạng đề đúng sẽ giúp định hướng đúng trong quá trình làm bài.

Theo đề thi mẫu kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ hoặc một vấn đề có liên quan
trong phần đọc – hiểu để làm đề thi viết đoạn văn khoảng 200 chữ. Nếu vậy yêu
cầu học sinh phải đọc kỹ bài đọc – hiểu, nắm được nội dung chính, từ đó xác
định đề bàn về vấn đề gì, thuộc về tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống để
có cách làm phù hợp.
Ví dụ: Xác định dạng đề nghị luận xã hội cho các đề bài sau:
Đề 1: Cho đoạn thơ sau:
“Nếu Tổ quốc đang bão giơng từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hơm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn khơng thể n lịng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng”
( Trích Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)
Câu hỏi phần Nghị luận xã hội: Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy
viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Trong hồn
người có ngọn sóng nào khơng”.
Đề 2: Đọc văn bản sau:
Tâm lý đám đông – Hiện tượng tâm lý kỳ thú
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau: Họ cho hai nhóm thanh
niên, mỗi nhóm khoảng hai mươi người vào hai phịng tách biệt. Họ mang đến
cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được
mời nước, khơng được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số hai mươi

người, có mười hai người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải nói
8


“nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi “nước
thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất khẳng định
đây là nước tinh khiết, khơng mùi vị gì. Nhưng nhóm thứ hai, có tới mười sáu
người khẳng định “nước có vị hơi ngọt”, như vậy, ngồi số người được chỉ định
trước phải nói như kịch bản, có tới bốn người nữa cũng khẳng định “nước ngọt”.
Có thể họ cũng nhận ra nước khơng có vị gì, song thấy người ta đua nhau nói
ngọt, khơng lẽ mình lại “khác người”, thế là đành a dua, nói theo số đơng để
khơng bị coi là “lạc lõng”. Đó là hiệu ứng của tâm lý đám đơng.
Trong số hàng nghìn thanh niên chen lấn, xơ đẩy để vào ăn một món nào
đó, chắc gì tất cả đều thích món ăn đó, song thấy người ta “túm đen túm đỏ”,
nghĩ là có điều gì đó thú vị, nên cũng ùa vào theo. Có hàng nghìn những lời bình
luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên
facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu
status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai hay khen ngợi, mình cũng phải
“vào hùa” khen ngợi hay chê bai. Khơng ít người khen, chê dựa vào thái độ của
những người trước đó[…]
Đứng trong đám đơng reo hị, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo
khản cổ. Đang đi đường, thấy một đám đơng làm một việc gì đó, khơng ít người
ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến
đám đông trở nên đông hơn. Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta
thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hơ. Đi
trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay, nước
mắt chỉ trực trào ra, dù thật lịng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với người đã
khuất, thậm chí khơng biết đó là ai.
(Đinh Đoàn)
Câu hỏi phần Nghị luận xã hội: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội

(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng tâm lý đám đông
trong giới trẻ hiện nay?
Ta thấy đề 1 thuộc về tư tưởng đạo lý, học sinh nhận diện nhờ câu thơ
được trích dẫn từ đoạn thơ liên quan đến tư tưởng, đạo lý: trách nhiệm của mỗi
người Việt Nam với chủ quyền biển đảo Tổ Quốc. Đề 2 về một hiện tượng đời
sống đề cập đến một vấn đề đang diễn ra trong đời sống hiện tại: hiện tượng tâm
lý đám đông trong giới trẻ.
3.2. Rèn luyện kĩ năng xác định luận điểm cho đoạn văn nghị luận xã
hội.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống quan niệm: “Luận điểm chính là linh hồn của
đoạn văn nghị luận”.
- Luận điểm là quan điểm, tư tưởng của người viết đối với vấn đề nghị
luận (luận đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính
khái qt, có thể được xem như câu chủ đề của đoạn văn.
9


- Để đạt được mục đích nghị luận, bày tỏ quan điểm, tư tưởng của người
tạo lập văn bản, bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm.
Như vậy có thể thấy việc xác định luận điểm cho đoạn văn nghị luận xã
hội rất quan trọng, có thể xem là “xương sống”, là sợi chỉ đỏ định hướng cho cả
đoạn văn.
Đối với đề nghị luận dễ , người ra đề nêu sẵn luận điểm (tức là loại đề đã
có gợi ý về luận điểm).
Ví dụ: Đề số 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện
nay?
Ở đề bài này ta có thể dễ dàng xác định ngay được luận điểm là “hiện
tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay”.
Đối với đề nghị luận khó, luận điểm chưa được tường minh ngay trên bề

mặt câu chữ mà buộc người viết phải suy nghĩ, tìm tịi từ nội dung chính mà văn
bản cung cấp.
Ví dụ: Đề 1: Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn
ngắn (200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Trong hồn người có ngọn sóng nào
khơng”.
Với đề này nếu như khơng bám sát vào văn bản phần đọc – hiểu thì người
viết không xác định được luận điểm. Muốn xác định luận điểm thì cần đặt câu
thơ “Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng” vào trong văn bản, nắm nội
dung văn bản để xác định đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu. Câu thơ chưa phải
luận điểm cụ thể, luận điểm của đề bài này là: Trách nhiệm của mỗi con người
Việt Nam yêu nước đối với chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Như vậy xác định được luận điểm coi như ta đã định hướng được cách
viết đoạn văn theo một chủ đề chính. Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách
nhưng cách đơn giản nhất mà không kém phần hiệu quả là trình bày theo kiểu
diễn dịch (câu chủ đề đứng ở đầu đoạn). Bên cạnh đó có thể trình bày theo kiểu
quy nạp hoặc tổng – phân – hợp.
3.3. Rèn luyện kĩ năng tìm luận cứ để chứng minh cho luận điểm.
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
Trong đoạn văn 200 chữ, luận điểm chính là vấn đề được nêu lên ở câu
chủ đề (có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn). Các câu trong phần thân đoạn chính là
các luận cứ nhằm triển khai, làm rõ cho luận điểm, có thể là lí lẽ hoặc dẫn
chứng. Luận cứ phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, luận cứ phải phù hợp với nội dung của luận điểm tạo thành
một thể thống nhất.
- Thứ hai, luận cứ phải xác thực, tức là phải đúng đắn. Khi luận cứ là dẫn
10


chứng yêu cầu chính xác về nguồn gốc, số liệu, sự kiện, tiểu sử nhân vật… Nếu
không chắc chắn về độ chuẩn xác thì khơng được sử dụng, sẽ thành bịa đặt luận

cứ.
- Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu.Thứ tư, luận cứ phải đủ để đáp ứng yêu
cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm.
3.3.1. Với dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý:
Các luận cứ thường được sử dụng là:
a. Trước tiên cần bày tỏ quan điểm cá nhân về câu nói, ý kiến được dẫn:
đúng hay không đúng, tán thành hay không tán thành.
b. Giải thích ý nghĩa câu nói (vấn đề).
u cầu:
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh có vấn đề, cịn ẩn ý hoặc chưa rõ
nghĩa.
- Giải thích vế câu (nếu có), giải thích ý nghĩa cả câu.
- Nên dựa vào nội dung phần đọc – hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy
diễn một cách tùy tiện. Vì có những câu nói khi đứng độc lập thì sẽ có ý nghĩa
khác so với khi đặt trong văn cảnh.
- Nếu đề bài khơng trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái
niệm/ vấn đề cần bình luận.
c. Phân tích, bình luận, chứng minh từng ý lớn, nhỏ (chú ý dung lượng
chỗ nào cần đi sâu, chỗ nào cần điểm qua):
- Lí giải làm sáng tỏ vấn đề.
Có thể đưa ra dẫn chứng phù hợp để tăng sự thuyết phục nhưng cần ngắn
gọn, chính xác, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với vấn
đề đang chứng minh. Đưa dẫn chứng phải kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá
rõ ràng.
- Đưa ra phản đề để mở rộng vấn đề, bày tỏ quan điểm đồng tình hay
khơng đồng tình.
d. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Yêu cầu:
Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn
luận.

+ Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, khơng sáo rỗng,
hình thức.
+ Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành
động.
11


+ Cần bày tỏ thái độ chân thành, nghiêm túc, tránh lối nói sáo mịn, gượng
ép, giả tạo, “cơng thức”.
3.3.2. Với dạng đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống:
Phân loại :
– Các hiện tượng tích cực trong đời sống: lòng yêu nước, tương thân
tương ái, tự học thành tài…
– Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm
bẩn, tai nạn giao thông, gian lận trong thi cử…
– Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước
ngoài, mạng xã hội…
Các luận cứ thường được sử dụng là:
a. Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống
(Nó như thế nào?)
b. Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan
và chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp).
c. Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả –
hậu quả, biểu dương – phê phán.
d. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm
gì?)
e. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình.
4. THỰC NGHIỆM CHỨNG MINH GIẢI PHÁP.
Chúng tơi tiến hành kiểm tra khảo sát ở hai lớp học 12A1 và 12A6 với hai
đề bài nghị luận xã hội như đã trình bày ở trên, cụ thể:

4.1. Với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
Đề 1(áp dụng ở lớp 12A1):
Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng
200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng ?”.
a. Nhận diện và phân tích đề:
Đây là dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
Đoạn thơ xây dựng hình ảnh Tổ quốc Việt Nam trong một góc nhìn mới nhìn từ biển đảo q hương. Trong góc nhìn đó, đất nước Việt Nam hiện lên với
biết bao đau thương mất mát khơng chỉ vì thiên nhiên dữ dội mà vì cả những kẻ
thù xâm lược đang lăm le bờ cõi biển đảo nước ta.
Đoạn thơ đã đánh thức trong tâm hồn chúng ta về những ngọn sóng: trách
nhiệm của mỗi người với Tổ quốc nhìn từ góc độ biển đảo.

12


b. Xác định luận điểm chính (câu chủ đề của đoạn):
Câu thơ “Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng ?” thể hiện sự trăn trở
của tác giả về ý thức trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam đối với Tổ quốc
từ góc nhìn về biển đảo q hương.
c. Xác định các luận cứ để biện luận, chứng minh cho luận điểm:
- Trả lời cho câu hỏi với tính chất khẳng định: Trong tâm hồn mỗi người
con đất Việt ln thường trực những ngọn sóng tình cảm u thương, biết ơn và
gìn giữ chủ quyền biển đảo, hịa bình Tổ quốc.
- Giải thích hình ảnh “ngọn sóng” trong hồn người: là những con sóng
lịng, con sóng tình cảm, ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với biển đảo Tổ
quốc
- Bình luận, chứng minh:
+ Trong lịch sử khi “Tổ quốc đang bão giơng từ biển” có một phần máu
thịt dân tộc nằm lại ở Hoàng Sa, những đau thương từ trận chiến bãi đá Gạc Ma
với 64 chiến sỹ hải quân VN hy sinh.

+ Cho dù nhiều đau thương mất mát mỗi người Việt Nam vẫn thường trực
trong lòng những ngọn sóng yêu nước.
+ Tháng 11/2015 hàng triệu người việt Nam trong và ngồi nước xuống
đường biểu tình về việc Trung Quốc cho giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp
pháp vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc ngăn chặn, đe dọa, truy đuổi ngư
dân Việt nhưng họ vẫn kiên trì bám biển, mang về tơm cá, là hành động chứng
minh chủ quyền biển đảo. Sự đoàn kết của chúng ta cùng với sức ép từ dư luận
quốc tế khiến chỉ sau 75 ngày (từ ngày 2/5/2014 – 16/7/2014) phía Trung Quốc
buộc phải rút giàn khoan phi pháp ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Bài học nhận thức và hành động:

Thanh niên Việt Nam hiện nay cần tu dưỡng phẩm chất của người
Việt Nam mới, sống có lý tưởng và đồn kết, tham gia vào cơng cuộc giữ
gìn biển đảo q hương bằng tất cả những gì mình có thể.
VÍ DỤ MINH HỌA:
Đoạn văn được trình bày theo kiểu diễn dịch: Bài làm của học
sinh Nguyễn Lê Hải Đăng 12A1:
Trong bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” (Nguyễn Việt Chiến), câu thơ
“Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng” thể hiện sự trăn trở về ý thức trách
nhiệm của mỗi người Việt Nam với Tổ quốc từ góc nhìn biển đảo. “Ngọn sóng”
là sóng lịng, sóng của tình u q hương, yêu biển đảo. Trong lịch sử khi Tổ
quốc bão giơng, một phần máu thịt nằm lại Hồng Sa, vẫn cịn đó những đau
thương từ trận chiến Gạc Ma với sự hi sinh của 64 chiến sỹ. Dù vậy chúng ta
vẫn kiên cường, mạnh mẽ như những ngọn sóng. Khi Trung Quốc cho giàn
13


khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp, hàng triệu người Việt Nam trong và
ngồi nước đã xuống đường biểu tình. Tàu Trung Quốc đe dọa, truy đuổi nhưng
ngư dân Việt vẫn kiên trì bám biển, mang về tơm cá. Chỉ sau 75 ngày (từ ngày

2/5 – 16/7/2014) phía Trung Quốc buộc phải rút về giàn khoan phi pháp. Những
minh chứng lịch sử đó là sợi chỉ đỏ để bạn và tơi - thanh niên Việt Nam thời đại
mới sống có lý tưởng, nhiệt huyết, đồn kết, góp phần giữ gìn chủ quyền biển
đảo. Câu thơ đánh thức trong ta thông điệp về tình u Tổ Quốc và sứ mạng
cơng dân, đúng như lời Bác Hồ căn dặn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước…Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Đoạn văn được trình bày theo kiểu quy nạp: Bài làm của học sinh Lê
Thị Ngọc Anh lớp 12A1:
Đất nước ta từ khi sinh ra đã được bao bọc bởi biển cả bao la. Người dân
gắn với biển như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Biển cho ta cá, cho
ta cuộc sống, cho ta tình yêu. Biển trở thành một phần cuộc sống của con người.
Biển yên, lòng người sẽ yên, còn biển động lòng người làm sao yên ổn. Ngày
nay, những biến đổi khí hậu hay những tác động do con người làm biển không
ngày nào hồn tồn n ả. Con người mang trong mình nỗi lo mất biển, mất đi
tình cảm sắt son đã có từ khi dựng nước. Khi Tổ quốc lâm nguy, biển đảo bị đe
dọa, rình rập thì lịng người cũng mang nặng nỗi đau. Chúng ta yêu biển, sẵn
sàng chiến đấu, xả thân vì biển. Nỗi đau trận chiến Gạc Ma với 64 chiến sĩ hải
quân hi sinh vẫn còn đó, niềm vui khi Trung Quốc phải rút về giàn khoan phi
pháp HD – 981 vẫn để lại dư âm. Tình u biển trong tâm hồn người Việt là
ngọn sóng bất diệt, trỗi dậy vì tình yêu biển cả, vì tinh thần dân tộc. Ngọn sóng
ấy ln thường trực trong lịng mỗi con người và mang trong đó tình u quyết
chiến để bảo vệ vùng biển quê hương. Thật đau đớn nếu chúng ta mất biển. Biển
cịn động thì lịng người cịn dậy sóng. Hơm nay, ngày mai và mãi mãi khơng ai
có thể thay đổi tình u biển của mỗi trái tim Việt Nam. Những điều đó là câu
trả lời mạnh mẽ cho câu hỏi của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong bài thơ “Tổ
quốc nhìn từ biển”: “ Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng”.
Đoạn văn viết theo kiểu tổng – phân – hợp: Bài làm của học sinh
Nguyễn Thị Ánh Tuyết lớp 12A1:

“Trong hồn người có ngọn sóng nào khơng” - câu thơ vang vọng vào
khơng gian, giàu ý nghĩa và trăn trở tìm lời giải đáp. “Ngọn sóng” là gì? Chẳng
phải là ngọn sóng của tình yêu quê hương - biển đảo - Tổ quốc sao. Nhắc đến
sóng ta nghĩ ngay đến biển. Khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển”, “Biển Tổ
quốc chưa một ngày yên ả”, “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” thì trong tâm
hồn mỗi chúng ta có hướng về biển khơng? Có! Có đấy! Bởi tại Hồng Sa có
một phần máu thịt, bởi ta chung một dòng máu dù theo mẹ lên rừng hay theo cha
xuống biển. Có khi nào mẹ Âu Cơ nguôi nhớ về biển, về những đứa con thân

14


yêu ở biển đâu. Mỗi chúng ta đều ngày ngày cầu cho biển yên ả, cầu cho mẹ
biển khơi cần lao ban may mắn cho ngư dân để được những mẻ đầy cá tơm, để
biển bình n khơng kẻ thù nào xâm phạm. Năm 2014 hàng triệu trái tim ở trong
nước hay nước ngồi đều xuống đường biểu tình phản đối việc Trung Quốc cho
giàn khoan HD – 981 xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Việt Nam. Chúng ta tự
hào vì ngọn sóng ấy vẫn ln dạt dào xun suốt bao thế hệ. Vì thế, bạn và tơi –
những người con của biển hãy biến những ngọn sóng của tình yêu nước thành
hành động - hãy học hết mình, sống đam mê, nuôi dưỡng khát vọng để bảo vệ
và làm giàu cho biển quê hương. Sự cộng hưởng của những ngọn sóng yêu nước
sẽ đưa Tổ quốc Việt Nam tiến về phía trước, mang “Dáng con tàu vẫn hướng
mãi ra khơi”.

15


4.2. Với dạng đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Đề 2: (Áp dụng ở lớp 12A6):
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ

của anh/chị về hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay? (lưu ý: gắn
với văn bản phần đọc – hiểu như đã trình bày ở trên).
a. Nhận diện và phân tích đề:
Đây là dạng đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hiện tượng
tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay
b. Xác định luận điểm chính (câu chủ đề của đoạn):
Luận điểm chính là hiện tượng tâm lý đám đơng trong giới trẻ hiện nay.
c. Xác định các luận cứ để biện luận, chứng minh cho luận điểm:
- Nêu thái độ, đánh giá về hiện tượng: hiện tượng tâm lý đám đông trong
giới trẻ hiện nay ngày càng trở nên phổ biến và cần được quan tâm.
- Thực trạng, các biểu hiện cụ thể:
+ Tâm lý đám đơng có sức mạnh riêng của nó và để lại tác hại nghiêm
trọng.
+ Nhiều người a dua, chạy theo đám đông bất kể việc đó tốt hay xấu (bình
luận trên mạng xã hội theo số đơng, hùa theo để nói xấu, thậm chí bạo lực với
người khác: clip bạo lực học đường được đưa lên mạng, lan truyền những tin
đồn gây hiệu quả nghiêm trọng, chọn ngành học, công việc theo số đông mà
khơng theo khả năng và đam mê của mình…
+ Họ chiếm ưu thế về số lượng nhưng khơng có sự liên kết thực sự nên
không tạo nên sức mạnh bền vững mà chỉ là sức mạnh nhất thời.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
+ Nói ra ý kiến riêng mà khác với số đơng thì sợ lạc lõng, khác người, bị
chê cười.
+ Do các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội.
+ Sự bùng nổ thông tin như hiện nay, nhất là mạng xã hội cũng góp phần
tiếp tay cho các bạn thể hiện cảm xúc của mình trong tích tắc.
- Hậu quả: Tác hại của lối sống chạy theo đám đơng: hình thành thói
quen xấu chỉ biết làm theo người khác, biến mình thành những người thiếu bản
lĩnh, dễ bị lơi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong.
- Biện pháp khắc phục, bài học nhận thức và hành động:

+ Khi đã phân biệt rõ phải trái hãy can đảm thực thi những giá trị nhân
bản.

16


+ Khơng ngừng nâng cao nhân phẩm, đạo đức, thốt khỏi ảnh hưởng “một
chiều” của đám đông, đừng quá coi trọng đến sự đánh giá của dư luận.
Dám sống, dám cống hiến, bày tỏ chính kiến và sẵn sàng đem sức mình xây
dựng xã hội.
VÍ DỤ MINH HỌA:
Đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch: Bài làm của học sinh Quách Thị
Thùy lớp 12A6:
Tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay rất phổ biến, dường như bén rễ
ăn sâu trong giới trẻ. Mặc kệ tốt hay xấu người ta đều “vào hùa”, “ăn theo”.
Những clip bạo lực học đường tập thể, nói xấu, “tẩy chay” ai đó; lối sống đua
địi, ăn chơi phù phiếm, thần tượng người nổi tiếng như Ngọc Trinh, Hồ Ngọc
Hà…mà thậm chí khơng hiểu rõ bản chất, lối sống, tài năng của họ. Một bộ
phận giới trẻ khi chọn ngành học cũng có xu hướng chọn ngành “thời thượng”
mà bỏ qua đam mê, khả năng của mình. Ngun nhân chính là do người trẻ
khơng dám thể hiện ý kiến riêng, sợ lạc lõng, bị chê khác người. Tuổi trẻ thừa
năng lượng nhưng thiếu trải nghiệm, cùng với sự bùng nổ thông tin càng khiến
nhiều người suy nghĩ và hành động lệch lạc, có thể vơ tình làm tổn thương ai đó.
Xu hướng a dua theo đám đơng sẽ dần bào mịn đi chính kiến, quan điểm cá
nhân, làm thui chột dần những đam mê, khát vọng và những giá trị đúng nghĩa
của cuộc sống. Bên cạnh đó, tâm lý đám đơng đơi khi cũng có lợi, đó là khi ta bị
kích thích bởi số đơng chăm chỉ học hành, sáng tạo. Hay như cuộc biểu tình yêu
nước phản đối phía Trung Quốc đưa giàn khoan HD – 981 xâm nhập trái phép
vùng biển Việt Nam. Như vậy tâm lí đám đơng có nhiều tiêu cực nhưng cũng có
phần tích cực, cần phát huy theo hướng tích cực để phát triển bản thân và xã hội.

Đoạn văn viết theo kiểu tổng – phân – hợp: Bài làm của học sinh Phạm
Thị Hương lớp 12A6:
Hiện tượng tâm lý đám đông trong giới trẻ hiện nay rất phổ biến, là một
vấn đề “nóng” được quan tâm. Hiện tượng này xảy ra khi có một đám đơng cùng
cư xử như nhau bất kể đúng – sai, tốt – xấu. Điển hình như trên mạng xã hội có
những hiện tượng nổi như cồn với hình ảnh lố bịch như “Tùng Sơn”, “Thánh
Sị” được nhiều thanh niên chia sẻ. Có rất nhiều việc do a dua, “vào hùa” làm
theo đám đông như nói xấu, tẩy chay, lan truyền tin đồn xấu, thậm chí đua nhau
bạo lực với bạn bè rồi quay clip tung lên mạng… Họ theo đám đông làm điều
xấu mà khơng chút ăn năn vì cái chậc lưỡi: “Kệ, ai cũng làm thế mà!”. Tâm lý
này bén rễ trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ vì sợ lạc lõng,
khác người. Một phần cũng do chưa được trải nghiệm, thiếu kiến thức xã hội.
Thêm nữa, sự bùng nổ thơng tin, nhất là mạng xã hội cũng góp phần tiếp tay cho
các bạn thể hiện cảm xúc của mình trong tích tắc. Vì vậy, các bạn dễ bị cuốn
theo “tâm lý đám đông”, trở nên thiếu bản lĩnh, dễ bị lơi kéo làm mất đi cá tính
riêng. Nhưng một khi đã phân biệt rõ phải - trái hãy can đảm thực thi những giá
trị nhân bản, không ngừng nâng cao nhân phẩm, đạo đức để thoát khỏi ảnh
17


hưởng “một chiều” của đám đông, đừng quá coi trọng đến sự đánh giá của dư
luận. Bạn và tôi - những thanh niên thời đại mới hãy biến tâm lý đám đơng
thành sức mạnh, dám cống hiến, bày tỏ chính kiến và sẵn sàng đem sức mình
xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT:
Sau khi tiến hành hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, kết quả thu
được có nhiều khả quan, phần lớn học sinh đã hiểu rõ vấn đề, làm bài khá thuần
thục, trôi chảy. Con số thống kê cụ thể như sau:
Lớp


TSHS

Giỏi
SL

Khá
%

SL

TB
%

SL

Yếu
%

SL

%

12A1

40

7 17,5

15


37,5

18

45,0

0

0

12A6

44

2 4,5

12

27,2

28

63,8

2

4,5

Qua đây, có thể nhận thấy: học sinh đã nắm được kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận xã hội có nội dung gắn với phần văn bản đọc – hiểu, số học sinh khá –

giỏi tăng lên, số học sinh yếu cịn rất ít.

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. KẾT LUẬN.
Qua quá trình rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã
hội với đề bài gắn liền nội dung văn bản đọc – hiểu, học sinh đã nhận diện, nắm
bắt được vấn đề, viết được đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo dung lượng khoảng
200 chữ, không quá dài hoặc quá ngắn, các bước triển khai bài làm khoa học
(luận điểm ngắn gọn, chính xác, bám sát vào yêu cầu của đề bài; các luận cứ
đúng, đủ, phù hợp, không lan man, dài dịng…). Do đó số lượng học sinh đạt
điểm giỏi, khá tăng lên đáng kể.
2. KIẾN NGHỊ.
Muốn làm tốt văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh phải được trải
nghiệm, có vốn sống thực tế. Nhưng phần lớn thời gian học sinh chỉ được
học trong sách vở, qua các câu chuyện. Nếu chương trình có những tiết học
ngoại khóa, trở về gần với thiên nhiên, thầy – trị cùng tham gia vào cuộc
sống thực tế thì tin rằng các em sẽ mở mang tầm hiểu biết, càng hứng thú,
tự tin để làm văn nghị luận xã hội sinh động, hấp dẫn, trong sáng. Đồng
thời bồi dưỡng cho các em tình u mơn học Ngữ văn và tình u cuộc sống.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.


Trịnh Thị Hương.
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, Nxb. GD, 2012.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, Nxb. GD, 2009.
3. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
(Tài liệu lưu hành nội bộ).
4. Trang website thutrang.edu.vn.

19



×