Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học phần văn bản văn xuôi môn ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.22 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ CỦNG CỐ BÀI HỌC NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN BẢN VĂN
XUÔI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

Người thực hiện:
Chức vụ:
SKKN thuộc môn:

Hồ Thị Ly
Giáo viên
Ngữ văn

1


THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC

Nội dung
1.Mở đầu
-Lý do chọn đề tài
-Mục đích nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu
-Những điểm mới của Sáng kiến
2.Nội dung


2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2.Thực trạng của vấn đề
a.Củng cố bài học,vai trò của củng cố bài học trong phần đọc hiểu
văn bản
b.Cấu trúc,thời lượng của văn bản thơ trong chương trình SGK
Ngữ văn 11
c.Thực trạng của vấn đề
*Giáo viên chưa quan tâm đến phần củng cố bài học
*Thời gian dành cho phần củng cố bài học cịn ít
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
a.Giải pháp
*Về nội dung
*Về phương pháp
b.Tổ chức thực hiện
*Văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam
*Văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
*Văn bản Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng
*Văn bản Chí Phèo của Nam Cao
2.4.Hiệu quả của sáng kiến
3.Kết luận,kiến nghị
-Kết luận
-Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
3
4
4
4
4

5
6
6
6
7
7
7
7
7
7
8
9
9
10
10
11
11
13
13
13
14

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tác phẩm văn học - một bài thơ, một áng văn, một thiên truyện là một
cơng trình nghệ thuật, thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tịi của nhà văn, nhà thơ
về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn

từ tinh tế, đặc sắc. Mỗi tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang nhiều ý
nghĩa và có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của
người đọc.
Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, địi hỏi sự
nỗ lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh. Con đường và cách thức dạy học tác
phẩm văn chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình
giáo dục. Bắt đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng
đến xác định nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản
về tác giả, tác phẩm cũng như kiến thức tâm lí giáo dục học và khả năng sư
phạm của bản thân, giáo viên từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình
chiếm lĩnh tri thức văn học cho học sinh.Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng
nói: “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng
là rèn luyện bộ óc,rèn luyện phương pháp suy nghĩ,phương pháp nghiên
cứu,phương pháp vận dụng kiến thức của mình” (Trích: Tạp chí nghiên cứu giáo
dục số 26 tháng 11/1973)
Sau nhiều năm trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ
thông theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi thấy rằng: củng
cố và luyện tập sau giờ dạy học văn là một việc làm khơng kém phần quan trọng
so với các việc làm tích cực khác. Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết
quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi
ở các em những hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tịi mới mẻ thơng
qua tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài
dạy thì khâu củng cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa
được coi trọng. Phần vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc
phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và luyện tập vẫn bị
hạn chế. Mặt khác, nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học
nên cịn đại khái, qua loa. Thơng thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên
lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học,
phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở

nhà. Chính vì lẽ đó, sau tiết học, nhiều học sinh vẫn chưa nắm vững kiến thức cơ
bản và chưa vận dụng được vào thực tế bài làm của mình.
Bên cạnh đó, nhìn lại chương tình sách giáo khoa Ngữ văn 11-Học kỳ 1 ta
thấy chương trình đã dành một phần lớn dung lượng cho việc học văn bản văn
xuôi. Thực tế là đã có 17 trên 70 tiết là văn bản văn xi (trong đó chủ yếu là
truyện ngắn 1930-1945). Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là cho dù học sinh có
đọc văn bản thì cũng khơng nắm vững nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của
3


tác phẩm. Từ đó, học sinh lúng túng trong việc vận dụng kiến thức cơ bản để
làm phần thi đọc hiểu trong yêu cầu của đề thi mới.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, để giúp học sinh nắm vững kiến thức
văn bản văn xi và vận dụng nó trong làm văn, tơi đã đã tìm tịi, nghiên cứu và
thực nghiệm khá thành cơng. Sau đây, tơi xin trình bày một trong những kinh
nghiệm mà tôi đã thực hiện trong 2 năm học gần đây đạt được hiệu quả cao, đó
là:
“Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy
học phần văn bản văn xi mơn Ngữ văn lớp 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh:
+Xác định được vai trò quan trọng của phần củng cố bài học
+Biết lập sơ đồ củng cố bài học phần văn bản văn xuôi lớp 11 và vận dụng đối
với các văn bản khác
+Nắm vững kiến thức bài học thông qua sơ đồ đã củng cố
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Củng cố bài học phần văn bản văn xuôi lớp 11(học kỳ 1) thông qua sơ đồ
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học
sinh, tôi đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới
như sau:

- Phương pháp đọc sáng tạo.
- Phương pháp gợi tìm.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tái tạo.
- Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Các sáng kiến kinh nghiệm có cùng chủ đề “Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học”
ở các năm học trước, tôi chủ yếu trình bày việc sử dụng sơ đồ trong việc củng cố
bài học phần văn bản thơ để học sinh làm tốt phần thi đọc hiểu môn Ngữ văn
trong kì thi THPT Quốc gia
- Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung rèn luyện cho học sinh lớp 11
kỹ năng sử dụng sơ đồ để củng cố bài học phần văn bản văn xuôi nhằm giúp cho
việc học văn có hiệu quả để vận dụng sáng tạo vào phần làm văn của bài thi mơn
Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia

4


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện
trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X
về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: “xây dựng một nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt
Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các nước phát triển trong khu vực và trên
thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng
phải qn triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc
học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương

trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học,
coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.....”.
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng là đổi mới sách
giáo khoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo
dục. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi
mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định
trong Nghị quyết trung ương 4 khóa VII (Tháng 01 năm 1993), Nghị quyết trung
ương 2 khóa VIII (Tháng 12 năm 1996) được thể chế hóa trong luật giáo dục
(2005) được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chỉ thị
số 14 (Tháng 4 năm 1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 05/5/2006 xác định rõ:
“Môn Ngữ văn ở cấp PTTH nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức phổ
thơng, cơ bản, hiện đại hệ thống về văn học và Tiếng Việt bao gồm: Kiến thức
về các tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một
số tác phẩm, đoạn trích văn học nước ngồi. Những hiểu biết về lịch sử văn học
và một số vấn đề lí luận văn học cần thiết... (cách tiếp nhận và tạo lập). Hình
thành và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn cấp THCS bao
gồm: Năng lực sử dụng Tiếng Việt (thể hiện bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe,
nói), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực
thực hành ứng dụng.”
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới ra đề thi THPT quốc gia từ năm 2014 của Bộ GD
và ĐT trong đó tăng cường kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh thông qua phần
đọc- hiểu mà theo PGS TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ Trưởng Vụ GD Trung học,
Bộ GD&ĐT, để đồng bộ trong đổi mới căn bản tồn diện việc dạy học mơn Văn

5


trong nhà trường phổ thông, khâu kiểm tra đánh giá cũng phải chuyển theo
hướng đánh giá được năng lực của học sinh. Với môn Văn THPT, năng lực này
thể hiện “đông đặc” trong các kỹ năng đọc, hiểu và tạo lập văn bản..
2.2. Thực trạng của vấn đề
a. Củng cố bài học, vai trò của củng cố bài học trong phần đọc – hiểu
văn bản
Củng cố bài học là khâu cuối cùng trong phần đọc hiểu văn bản văn
học,nhằm mục đích tổng kết đánh giá lại kiến thức của tồn bài,giúp học sinh
ghi nhớ,khắc sâu kiến thức và vận dụng nó trong thực tiễn làm văn.
Trong thực tế, đối với một giờ học văn phần củng cố bài học có ý nghĩa
khá quan trọng. Mặc dù chỉ chiếm một khoảng thời gian ít ỏi (khoảng từ 3 đến 5
phút) trong một tiết học nhưng nó đã mang đến những hiệu quả nhất định:
Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu
kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những hướng suy nghĩ, tư
duy sáng tạo, những tìm tịi mới mẻ thơng qua tác phẩm văn học nhằm từng
bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức, khẳng định vai trò
chủ động sáng tạo của học sinh.
Góp phần khắc phục những bất cập của phương pháp dạy học văn theo lối
truyền thụ một chiều. kích thích năng lực sáng tạo tự thân của học sinh để quá
trình dạy học văn trở thành quá trình học sinh tự phát triển trí tuệ, hồn thiện
nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho các em
Khơi gợi những sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho
học sinh. Tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học
sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trị chủ động, tích cực của học sinh
trong q trình học tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học.
b. Cấu trúc, thời lượng của văn bản thơ trong chương trình SGK Ngữ
văn 11-Học kỳ 1

STT
1
2
3
4
5
6

Tác giả,Tác phẩm
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng
Phụng
Chí Phèo – Nam Cao
- Cha con nghĩa nặng (Trích) – Hồ Biểu Chánh
- Vi hành - Nguyễn ái Quốc
- Tinh thần thể dục - Nguyễn cơng Hoan
Vĩnh biệt cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tơ) Nguyễn Huy Tưởng

Số tiết theo PPCT
3
3
3
3
2
3

Nhìn vào cấu trúc chương trình Ngữ văn 11 –Học kỳ 1 ta nhận thấy,thời lượng
dành cho phần văn bản văn xuôi cũng khá nhiều.Như vậy mục đích của người
biên soạn là nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về các thể loại văn xuôi cho học

sinh
6


c. Thực trạng của vấn đề
* Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến phần củng cố bài học sau khi
đọc hiểu văn bản
Giờ dạy học văn bao gồm các khâu: đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích
tác phẩm, tổng kết và củng cố luyện tập. Theo tinh thần đổi mới phương pháp và
thiết kế bài dạy thì khâu củng cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành
vẫn chưa được coi trọng. Phần vì học sinh q chú trọng vào phần phân tích,
phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và
luyện tập vẫn bị hạn chế.
Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến khâu củng cố và luyện tập của
học sinh nhưng cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ
học nên còn đại khái, qua loa. Thơng thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo
viên lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài
học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà.
Một số giờ học đã chú ý đến phần củng cố và luyện tập nh ưng việc kích thích
cảm thụ cịn hạn chế do khơng ít những câu hỏi khơng thích hợp
* Thời gian dành cho việc củng cố bài học cịn ít
Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết
học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành cho phần củng cố và luyện tập
chiếm rất ít (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và
từ 7 đến 10 phút cho bài học có phân phối chương trình 2 tiết trở lên)
Nhìn lại phân phối chương trình mơn Ngữ văn 11-HK 1.Tồn bộ chương trình
học kỳ 1 có tổng số 70 tiết,trong đó có 17 tiết dành cho luyện tập tiếng việt và
làm văn.Chưa kể sau mỗi bài tìm hiểu kiến thức về Tiếng Việt và làm văn đều có
câu hỏi luyện tập và củng cố trong khoảng 10 phút.Trong khi đó,phần củng cố
bài học trong giờ học văn bản lại chưa được quan tâm.Như vậy chương trình chủ

yếu quan tâm đến việc rèn cho học sinh kỹ năng mà chưa chú ý đến việc khắc
sâu kiến thức cho học sinh.Chính vì lẽ đó, mà nhiều giáo viên cịn chưa chú
trọng đến việc củng cố bài học cho học sinh sau mỗi tiết dạy của mình.Trong khi
đó kiến thức của phần văn bản thơ thì nhiều (có 17/70 tiết).Học sinh lại chủ yếu
phải sử dụng phần kiến thức này để tham dự kỳ thi THPT Quốc gia khi mà bản
thân các em chưa thực sự vững vàng
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
a. Giải pháp
* Về nội dung
Có thể nói, các hình thức củng cố luyện tập trong dạy học tác phẩm văn chương
khơng thể giống các hình thức củng cố luyện tập trong một giờ học bình thường.
Thực tế, giờ dạy học tác phẩm văn chương không chỉ đem tới thơng tin mà
thường kích thích để “bùng nổ thơng tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều góc
độ. Giờ dạy học tác phẩm văn chương đã có thể kết thúc nhưng những vấn đề về
hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong
7


tâm hồn các em. Chính trong phần củng cố luyện tập, nhiều học sinh đã có
những phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo. Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới
phương pháp dạy học văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản chất giao tiếp
nghệ thuật, định hướng sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh
tiếp xúc với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực
sự diễn ra trong giao tiếp văn chương”.
Đa dạng các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh trong
giờ văn cịn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và
khát khao mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ
thuật gợi nên.
Kết thúc phần củng cố luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm không đóng
lại mà những vấn đề xung quanh tác phẩm cịn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư

vị” tiếp tục Có những vấn đề, các em chỉ giải quyết được phần nào ở lớp hoặc
giải quyết xong cả nhưng những ám ảnh của nó thì khơng thể chấm dứt ngay
trong suy nghĩ của các em.
Phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua các hình thức củng cố và luyện
tập trong giờ dạy học văn là rất quan trọng cầ n thiết nhưng giáo viên phải biết
định hướng sự tiếp nhận văn học của học sinh. Dù sáng tạo hay đến mấy, độc
đáo đến mấy vẫn phải tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lơgíc và cấu trúc đặc trưng
của hình tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo
dục.
Tổ chức các hình thức củng cố luyện tập sáng tạo cho học sinh còn phải
tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học và phù hợp với từng đối
tượng học sinh, tránh sự lặp lại đơn điệu hoặc áp dụng một cách máy móc. Vì
thế cùng với việc lựa chọn khả năng thích hợp đối với từng đối tượng là yêu cầu
vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các hình thức, việc làm mới hi vọng tạo ra
hứng thú sáng tạo của học sinh. Để làm tốt khâu này thì người giáo viên cần
phải có một kĩ năng trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
* Về phương pháp
Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học
sinh, tôi đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới
như sau:
- Phương pháp đọc sáng tạo.
- Phương pháp gợi tìm.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tái tạo.
- Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ.
Với mỗi bài, việc vận dụng từng biện pháp có khác nhau hoặc có thể đan
xen của nhiều phương pháp. Từ các phương pháp đó, giáo viên tiến hành tổ chức
cho học sinh củng cố và luyện tập ngay trong giờ học; bằng hệ thống câu hỏi,
giáo viên đưa ra những yêu cầu để học sinh phát hiện, thảo luận và giáo viên
định hướng cho học sinh vào đúng với chủ đề tư tưởng, mục đích giáo dục của

tác phẩm.
8


Có nhiều hình thức và biện pháp thực hiện thao tác củng cố bài học, ở đây
tôi chỉ xin được nêu ra một số thao tác tiêu biểu sau:
- Tiến hành đọc diễn cảm tồn bộ đoạn trích, tác phẩm
- Tìm hiểu nội dung.
- Nhận xét nghệ thuật.
- Tập so sánh, khái quát lập bảng biểu sơ đồ để khái quát kiến thức cho nội dung
bài học
b. Tổ chức thực hiện:
Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học trong giờ học phần văn bản văn xuôi môn
Ngữ văn 11
Trên thực tế dạy học cho thấy học sinh có nắm vững mở rộng và khái quát
được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố của tiết
học. Nếu thầy coi nhẹ bước này, học sinh sẽ khơng thể nhớ lâu, rất khó vận dụng
vào việc làm các bài tập . Ngược lại thầy coi trọng, kiến thức sẽ đọng lại và ám
ảnh mãi trong các em, tạo nên mối liên hệ kích thích tìm tịi trong sự vận dụng
làm các bài tập ở phần luyện tập được tốt hơn.
Để củng cố bài học đạt được hiệu quả cao chúng ta có thể vận dụng nhiều
cách khác nhau như: Đặt câu hỏi mang tính khái quát để học sinh tổng quát lại
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của bài học… Song tơi thiết
nghĩ có một biện pháp đạt hiệu quả cao hơn cả đó là dùng bảng phụ có tính Tổng
hợp – so sánh. Cái khó của biện pháp này là thầy cần phải dành thời gian nghiên
cứu kĩ lưỡng để mỗi bài học đưa ra được một sơ đồ có tính Tổng hợp – so sánh,
khái qt tồn bộ kiến thức của bài học. Và để thực hiện được cách làm này thì
giáo viên cần chuẩn bị trước vào bảng phụ hoặc thiết kế vào máy (nếu có), chỉ
đến bước củng cố mới đưa ra sử dụng. Để phát huy tối đa tác dụng của bảng phụ
này thầy có thể dùng kết hợp các biện pháp: hỏi – đáp, diễn giảng, thảo luận,

trình bày, … Nhưng xin lưu ý rằng dùng biện pháp nào và dùng như thế nào,
cách thức ra sao còn tuỳ thuộc vào đối tượng thực tế của học sinh trong từng tiết
học cụ thể
Dưới đây, tôi xin đưa ra một số sơ đồ cụ thể cho phần củng cố trong giờ
học văn bản văn xuôi lớp 11
*.Văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn 11-Cơ bản)

Hai đứa trẻ
Bức tranh phố huyện lúc
chiều tối:
-Bức tranh thiên nhiên:
Ngày tàn
-Bức tranh cuộc sống:
Những kiếp người tàn
-Tâm trạng liên: Lòng
buồn man mác

Bức tranh phố huyện
lúc về đêm:
-Bức tranh thiên nhiên:
Đối lập bóng tối ánh sáng
-Bức tranh cuộc sống:
Đơn điệu,tù túng,bế tắc
-Tâm trạng liên: Ý thức
sâu sắc cuộc sống

Cảnh đợi tàu:
-Sự xuất hiện của
đồn tàu và ý nghĩa
của nó:

-Khung cảnh phố
huyện khi đoàn tàu
qua
9


Nghệ thuật:
-Truyện khơng có cốt truyện đặc biệt là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình
-Giọng văn nhẹ nhàng điềm tĩnh,lời văn bình dị tinh tế
*Văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 11-Cơ bản )

Chữ người tử tù
Tình huống
truyện:
-Cuộc gặp gỡ
khác thường giữa
Huấn Cao và
Quản Ngục
-Tình huống vừa
bất ngờ vừa éo le,
góp phần thể hiện
tư tưởng chủ đề
tác phẩm

Nhân vật Huấn
Cao:
-Con người tài hoa
-Con người có khí
phách hiên ngang
-Con người có thiên

lương trong sáng
->Nhân vật kết tinh
tài năng phong
cách,tư tưởng
Nguyễn Tuân

Nhân vật Quản
Ngục:
-Người có sở
nguyện cao q
-Người có tấm
lịng biệt nhỡn liên
tài
->Sự hóa thân của
Nguyễn Tuân thể
hiện niềm luyến
tiếc giá trị văn hóa

Cảnh cho chữ:
-Cảnh tượng xưa
nay chưa từng có
-Ý nghĩa:làm nổi
bật chủ đề tác
phẩm,sự chiến
thắng và bất tử của
cái đẹp,của nghệ
thuật

Nghệ thuật:
-Tình huống truyện độc đáo

-Bút pháp điêu luyện sắc sảo khi dựng cảnh,dựng người
-Ngơn ngữ giàu hình ảnh,vừa cổ kính,vừa hiện đại
*Văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích :Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng
(Ngữ văn 11-Cơ bản)

Hạnh phúc của một tang gia
Ý nghĩa nhan đề:
-Hạnh phúc: Vui
sướng.
-Tang gia: Đau buồn
->Tạo ra mâu thuẫn
trào phúng và góp
phần thể hiện tư
tưởng chủ đề tác

Niềm hạnh phúc
của tang gia:
-Niềm vui chung:
Cái chúc thư đi vào
thời kỳ thực hành
-Niềm vui riêng:
+Cụ cố Hồng: Khoe
sự già cả của mình

Cảnh đám tang:
-Hình thức:ta,tây,
tàu lẫn lộn
-Người đưa đám:
Khoảng 300
người,phần nhiều

tân thời,có đủ trai
thanh gái lịch đất
10


phẩm

+Ơng Văn Minh:ra
mắt trang phục của
tiệm may Âu hóa
+Cơ Tuyết: Khoe sự
trinh tiết

Hà Thành
-Cảnh hạ huyệt:

Nghệ thuật:
-Bút pháp châm biếm mãnh liệt,tạo nên một màn hài kịch phong phú,biến hóa
-Kết hợp hai thủ pháp tương phản,đối lập với phóng đại cường điệu tạo nên
những bức chân dung biếm họa đặc sắc
*Văn bản Chí Phèo của Nam Cao (Ngữ văn 11-Cơ bản)

Chí Phèo
Nhân vật Chí Phèo
- Q trình tha hóa
Trước khi vào tù: Khơng cha
mẹ,nhà cửa,người thân…bị bỏ rơi
bên cái lị gạch bỏ khơng.
Sau khi ra tù: Thay đổi cả nhân
hình nhân tính

- Q trình thức tỉnh
Cuộc gặp gỡ với thị Nở: Đã thức
tỉnh Chí Phèo gợi dậy ở anh khát
vọng hoàn lương
Bi kịch bị cự tuyệt

Giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo
-Giá trị hiện thực: Hình ảnh nơng
thơn Việt Nam trước cách mạng
tháng Táng qua bức tranh thu nhỏ
của làng Vũ Đại
-Giá trị nhân đạo:
+Đồng cảm,xót thương với nhân
vật Chí Phèo.
+Tố cáo xã hội thực dân phong
kiến.
+Khẳng định ngợi ca phẩm chất
tốt đẹp của Chí Phèo

Nghệ thuật
-Nghệ thuật xây dựng và điển hình hóa nhân vật
-Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật
-Ngơn ngữ sống động,giọng điệu phong phú,có sự đan xen nhiều loại ngơn ngữ
-Cốt truyện hấp dẫn,kết cấu độc đáo,đầy kịch tính và biến hóa bất ngờ
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc tổ chức thực hiện củng cố bài học trong giờ học văn bản văn xi
chương trình SGK Ngữ văn 11-học kỳ 1 trong năm học 2015-2016 và 2016-2017 tôi
nhận thấy :
- Đa số học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng tốt vào việc làm phần đọc –

hiểu theo yêu cầu đổi mới ra đề thi theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
11


- Đa số học sinh phát triển năng lực sáng tạo của bản thân.Trên cơ sở các sơ đồ củng cố
bài học giáo viên đã cho học sinh có thể triển khai tiếp ở các văn bản khác.
Kết quả cụ thể như sau :
Sau đây là bảng thống kê điểm bài kiểm tra học kỳ II trong hai năm học
2015-2016 và 2016-2017 có sự so sánh đối chiếu giữa những lớp có sử dụng
phương pháp củng cố bài học theo sơ đồ và những lớp không thực hiện phương
pháp này
1. Bài kiểm tra học kỳ II – Năm học 2015 – 2016
Tổng
số
45

Điểm
Ghi chú
Lớp
0-2
3- 4
5-6
7-8
9-10
11A2
0
0
10
34
1

100% TB
(22,2%) (75,6%) (3,2%) trở lên
11A7
43
0
10
20
13
0
76,7%TB
(23,3%) (46,5%) (30,2%)
trở lên
*Lưu ý: Lớp 11A2: Thực hiện việc củng cố bài học theo sơ đồ
Lớp 11A7: Không thực hiện việc củng cố bài học theo sơ đồ
2. Bài kiểm tra học kỳ II – Năm học 2016 – 2017
Tổng
số
48

Điểm
Ghi chú
Lớp
0-2
3- 4
5-6
7-8
9-10
11A5
0
0

10
37
1
100% TB
(20,8%) (77,1%) (3,1%) trở lên
11A6
37
0
10
20
7
0
73% TB
(27,0%) (54,1%) (18,9%)
trở lên
*Lưu ý: Lớp 11A5: Thực hiện việc củng cố bài học theo sơ đồ
Lớp 11A6: Không thực hiện việc củng cố bài học theo sơ đồ

12


3. Kết luận,kiến nghị:
- Kết luận: Qua thời gian thử nghiệm phương pháp củng cố bài học theo
sơ đồ trong giờ học phần văn bản văn xuôi môn ngữ văn lớp 11 tôi rút ra một số
nhận xét sau:
+ Phương pháp này có thể giúp học sinh nắm chắc các phần kiến thức cơ
bản mà sách giáo khoa đã đưa, chính vì vậy giáo viên cần đa dạng các hình thức
củng cố bài học trong giờ học văn bản môn ngữ văn để kích thích những rung
động tâm hồn,niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao mạnh mẽ của học sinh
trước sức hấp dẫn kỳ diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên.

+ Kết thúc phần củng cố những suy nghĩ về tác phẩm khơng đóng lại mà
những vấn đề xung quanh tác phẩm cịn mở ra. Vì vậy phương pháp này cần
được vận dụng một cách linh hoạt thường xuyên đề cập đến những vấn đề mà
học sinh quan tâm và có hứng thú tránh sự nhàm chán.
+ Phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua các hình thức củng cố trong
giờ dạy học văn là rất quan trọng cần thiết nhưng giáo viên phải biết định hướng
sự tiếp nhận văn học của học sinh. Dù sáng tạo hay đến mấy, độc đáo đến mấy
vẫn phải tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lơgíc và cấu trúc đặc trưng của hình
tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo dục.
+ Tổ chức các hình thức củng cố luyện tập sáng tạo cho học sinh còn phải
tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học và phù hợp với từng đối
tượng học sinh, tránh sự lặp lại đơn điệu hoặc áp dụng một cách máy móc. Vì
thế cùng với việc lựa chọn khả năng thích hợp đối với từng đối tượng là yêu cầu
vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các hình thức, việc làm mới hi vọng tạo ra
hứng thú sáng tạo của học sinh. Để làm tốt khâu này thì người giáo viên cần
phải có một kĩ năng trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
- Kiến nghị:
Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà cá nhân tôi
đã tiến hành thực nghiệm trong hai năm học 2015-2016 và 2016-1017, chắc hẳn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Chính vì vậy, rất mong ý kiến đóng góp bổ
sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với cơng tác giảng
dạy, công tác hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức cơ bản nhằm chuẩn bị những
điều kiện tốt nhất để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 16 tháng5 năm 2017

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết,khơng sao chép nội dung của
người khác

13



Hồ Thị Ly

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 (chương
trình chuẩn). NXB Giáo dục Việt Nam.
[2].Đỗ Kim Hồi – Bùi Minh Toán (Đồng chủ biên) (2008),Tư liệu Ngữ văn
11.NXB giáo dục Việt Nam.
[3]. Vũ Nho (Chủ biên) (2016), Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông
môn Ngữ Văn (năm 2015-2016) ,NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Lê Bá Hán (Chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB giáo dục Việt
Nam

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:...............................Hồ Thị Ly...................................................
Chức vụ và đơn vị công tác:.............GV trường THPT Cẩm Thủy 1...................

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Sử dụng sơ đồ để củng cố

Cấp đánh giá xếp

loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD và ĐT

C

2015

Sở GD và ĐT

C

2016

bài học nhằm nâng cao hiệu
quả trong dạy học phần văn
bản thơ môn Ngữ văn lớp
2.


11
Sử dụng sơ đồ để củng cố
bài học nhằm nâng cao hiệu
quả trong dạy học phần văn
bản thơ môn Ngữ văn lớp
12

3.
4.
14


PHỤ LỤC
TiÕt: 52-53-54

GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

CHÍ PHÈO

( Nam Cao )

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
1.Kiến thức: Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện. Qua đó hiểu
được giá trị hiện thực và giá tri nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
2.Kỹ năng: Nắm vững giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng
nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình
3.Thái độ: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
B.Phương pháp : phát vấn, gợi mở, giảng bình
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Đọc, thiết kế giáo án

-Ứng dụng CNTT: Không
2. Học sinh: Đọc, soạn bài
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 1(T :5p)
Trình bày đặc trưng của ngơn ngữ báo chí
3. Bài mới.
Một trong những mảng sáng tác nổi tiếng của Nam Cao là viết về đề tài
người nông dân trước cách mạng tháng tám ... chúng ta có thể kể đến hàng loạt
các tác phẩm như một bữa no , lang rận , trẻ con không được ăn thịt chó ...
nhưng điển hình hơn cả vẫn là tác phẩm chí Phèo . bài học hơm nay chúng ta sẽ
đi tìm hiểu về tác phẩm này .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
I. Tìm hiểu chung
Thời gian :10 phút .
- các tên truyện :
Mục đích : Học sinh tìm hiểu tên
+ . Cái lị gạch cũ : Chưa nói lên được
truyện , nắm được cơ bản về cốt
hết nội dung tư tưởng chủ đề của truyện .
truyện .
+ > Đôi lứa xứng đôi : Hiểu sai lệch về
Hỏi: Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì? mục đích nội dung tư tưởng chủ đề của
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc đổi
truyện .
tên của tác phẩm?
+ . Chí Phèo : Khái Quát hơn và nói lên

HS : trả lời
được tồn thể mục đích nội dung tư
tưởng chủ đề của truyện .
GV : Tóm tắt cốt truyện .
- Đây là tác phẩm khẳng định tài
năngcủa Nam Cao : Giá trị hiện thực
Hoạt động 2:
và nhân đạo sâu sắc , mới mẻ , và thể
15


Thời gian :25 phút .
hiện một trình độ nghệ thuật bậc
Mục đích : Học sinh tìm hiểu về
thầy .
nhân vật Chí Phèo .
- Tóm tắt .
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Nhân vật Chí Phèo.
a. Q trình tha hóa
* Trước khi vào tù
GV :Tuổi thơ Chí Phèo có gì đặc
- Lai lịch: Là một đứa trẻ vô thừa nhận,
biệt?
không biết cha mẹ
HS : trả lời
"Một người đi thả ống lươn nhặt được
Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong
một váy đụp để bên cái lị gạch bỏ
khơng".

- Tuổi thơ bơ vơ, bất hạnh, hết đi ở cho
nhà này đến nhà khác.
GV :Vì sao Chí Phèo phải đi ở tù?
“Trời run rủi, Chí được một anh thả
HS : trả lời
ống lươn nhặt về nhưng anh ta không
nuôi mà cho một bà góa mù. Bà góa mù
ni khơng nổi nên bác phó cối. Tuổi thơ
bơ vơ, hết đi ở nhà này lại đến nhà
khác.”
- Lớn lên: Làm canh điền cho nhà bá
Kiến
- Bản tính: hiền lành, lương thiện, có
ước mơ giản dị, có lịng tự trọng.
GV :Hỏi: ở tù về Chí Phèo là người
+ Chí Phèo là anh canh điền "hiền lành
như thế nào?
như đất làm việc quần quật cho nhà bá
HS : trả lời
Kiến”.
+ Chí Phèo có ước mơ giản dị "có gia
GV :Em có suy nghĩ gì?
đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày
HS : trả lời
thuê, vợ dệt vải".
+ Khi bị bà Ba quỷ qi gọi lên bóp
chân, Chí Phèo "chỉ thấy nhục chứ sung
sướng gì".
* Sau khi ra tù
- Lý do vào tù

Chí bị đẩy vào tù chỉ vì cơn ghen tuông
vô cớ của bá Kiến.
- Tiếng chửi: Chửi đời, chửi trời, chửi
cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn, chửi đứa nào đẻ ra
GV :Hỏi: Cách vào truyện của Nam hắn. Đáp lại tiếng chửi của hắn chỉ có
Cao độc đáo như thế nào?
tiếng của mấy con chó.
HS : trả lời
=> Đây là phản ứng của Chí Phèo với
16


cuộc đời. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn
của một người có ít nhiều ý thức được
mình đã bị xã hội loài người gạt tên.
GV :Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của - Ngôn ngữ nghệ thuật đa giọng điệu, tả,
nhân vật Chí Phèo.
kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể
HS : trả lời
(lời tác giả, nhân vật, dân làng, lời đối
thoại của nhà văn với độc giả)
- Ngoại hình biến dạng
+ Cái đầu cạo trọc lốc, răng cạo trắng
hớn
+ Mặt thì đen mà rất cơng cơng
+ Hai mắt gườm gườm
+ Quần nái đen, áo Tây vàng
+ Ngực, tay chạm trổ đầy rồng phượng
-> Chí Phèo bị tha hóa về nhân hình

- Tính cách
+ Trạng thái: triền miên trong những cơn
say rượu, không tỉnh táo
+ Mối quan hệ và hành động
+>Đến nhà bá Kiến lần thứ nhất
Mục đích: ăn vạ. Hành động: gây gổ,
chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Kết quả: Một
bữa no, 5 hào, nghề rạch mặt ăn vạ
-> Thành tên cố cùng, liều thân, chấp
nhận rạch mặt chỉ vì tiền.
+> Đến nhà bá Kiến lần hai
Mục đích xin đi ở tù, hù dọa bá Kiến.
Hành động đến nhà đội Tảo chửi bới, đòi
nợ. Kết quả: 5 đồng, 5 sào vườn
-> Thành tên lưu manh, trở thành tay
sai của bá Kiến. Hắn trượt dài trên con
đường tha hóa, lưu manh hóa
+> Với dân làng Vũ Đại
Chí Phèo là một tên côn đồ, độc ác, hung
hãn, một “con quỷ dữ” ai ai cũng sợ.
“Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập
nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao
nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước
mắt của bao nhiêu người lương thiện.
- GV hỏi: Với dân làng Chí Phèo đã Hắn biết đâu vì hắn làm tất cả những
có những hành động nào? Trong con việc ấy trong khi người hắn say; hắn say
mắt của người dân thì Chí Phèo là thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai
ai?
hắn làm.”
=> Chí Phèo cịn bị tha hóa cả về nhân

17


- Giáo viên hỏi: Sau khi ra tù, Chí
Phèo bị tha hóa cả nhân hình lẫn
nhân tính. Ngun nhân nào khiến
Chí Phèo bị tha hóa như vậy?
GV u cầu HS hoạt động nhóm trả
lời. Hình thức viết lên bảng phụ, thời
gian 5 phút.
- HS thảo luận nhóm trả lời
- GV chốt kiến thức
Hết tiết 52

tính.
- Ngun nhân sự tha hóa, lưu manh hóa:
Chính nhà tù thực dân và xã hội đương
thời đã khiến cho Chí Phèo bị băm vằm
bộ mặt người, nhân cách người để thành
một tên lưu manh, một “con quỷ dữ”.
- Ý nghĩa tư tưởng về hiện tượng tha hóa
của hình tượng Chí Phèo:
Chí Phèo khơng phải là trường hợp tha
hóa duy nhất trong các tác phẩm về
người nơng dân nghèo của Nam Cao.
(Trước Chí, trong tác phẩm đã có Năm
Thọ, Binh Chức. Và các tác phẩm khác:
Trạch Văn Đồnh (Đơi móng giị), Cu
Lộ (Tư cách mõ), Đức (Nửa đêm)…
=> Đây chính là giá trị hiện thực sâu

sắc của tác phẩm. Hình tượng Chí Phèo
có ý nghĩa điển hình - tiêu biểu cho một
bộ phận cố nơng bị lưu manh hóa trước
Cách mạng tháng Tám.

TIẾT 53

II. Đọc - Hiểu văn bản
Hoạt động 1:
1. Nhân vật Chí Phèo.
Thời gian :40 phút .
b. Q trình thức tỉnh
Mục đích : Học sinh tìm hiểu về * Cuộc gặp gỡ với thị Nở
nhân vật Chí Phèo .
Thị Nở là người đàn bà xấu xí, ngẩn
Hỏi: Việc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa ngơ, ế chồng. Chí Phèo say rượu đi về
như thế nào đối với cuộc đời Chí
gặp thị Nở gánh nước rồi ngủ qn ngồi
Phèo?
bờ sơng. Chúng ngủ với nhau dưới một
HS : trả lời
đêm trăng.
* Diễn biến tâm trạng sau đêm gặp thị
Hỏi: Tác giả miêu tả tâm trạng của
Nở
Chí như thế nào khi gặp gỡ Thị Nở? - Cơ thể có sự thay đổi: Miệng đắng,
HS : trả lời
người bủn rủn, thấy sợ rượu.
- Tâm lí có sự thay đổi: bâng khuâng, mơ
hồ buồn

+ Chí cảm nhận được âm vang cuộc
sống chung quanh mình (Tr.149)
+ Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng
Hỏi: Chí Phèo đã thức tỉnh như thế
trong tương lai. (Tr.149)
nào sau khi gặp Thị Nở?
-> Bắt đầu thức tỉnh, hồi sinh để trở về
HS : trả lời
kiếp người.
- Chi tiết bát cháo hành: Đó là bát cháo
hành do người đàn bà xấu xí dở hơi nấu,
18


Hỏi: Diễn biến tâm trạng của Chí
Phèo khi Thị Nở nghe theo bà cơ và
khước từ tình u của Chí?
HS : trả lời

bát cháo hành của thời kỳ nghèo đói
mang đến cho Chí vì lịng thương người
ốm, vì sự rung động mới lạ trong lòng
người đàn bà lần đầu tiên thấy mình có
được một người đàn ơng.
- Tâm trạng: Hắn ngạc nhiên xúc động,
hắn thấy mắt mình ươn ướt, bâng khuâng
trong lòng, cảm giác ăn năn và hối lỗi về
những tội ác mà mình đã làm.
- Bát cháo hành giúp hắn giải cảm, tốt
đầm đìa mồ hơi, tỉnh hẳn người. Và rồi

tâm hồn Chí cứ thế thực sự hồi sinh:
+ Hắn nhớ lại bà Ba bắt hắn bóp chân,
hắn chỉ thấy nhục, hắn nhận rõ sự xấu xa
của mụ.
+ Hắn lại lo lắng cho tương lai “không
thể sống bằng liều lĩnh”. Nghĩa là hắn
bắt đầu ý thức cần phải thay đổi cuộc
sống của mình.
+ Và hắn bỗng khát khao được làm
lương thiện. " Trời ơi hắn thèm làm
lương thiện, hắn muốn làm hồ với mọi
người biết bao"
-> Sự chăm sóc ân cần của thị Nở đã
thức tỉnh linh hồn, thức tỉnh cái bản tính
lương thiện hàng ngày bị che lấp ở Chí.
- Chi tiết bát cháo hành vừa là chi tiết
hiện thực thúc đẩy biến cố tâm hồn Chí
vừa là chi tiết thấm đẫm triết lí trữ tình,
giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Hỏi: Bi kịch bị cự tuyệt làm người
được thể hiện như thế nào?
HS : trả lời
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về bi kịch bi
cự tuyệt quyền làm người của Chí
Phèo?
HS : trả lời

* Bi kịch bị cự tuyệt
- Nguyên nhân:

+ Bị bà cô thị Nở phản đối, tượng trưng
cho những định kiến xã hội.
+ Thị Nở từ chối sống chung. “Thị trút
vào mặt hắn tất cả những lời của bà cơ,
… giúi cho Chí thêm một cái”
- Trạng thái, hành động: Ngẩn người, kêu
la, uống rượu và tính đi giết cơ cháu thị
Nở. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí
đã giết chết bá Kiến rồi tự sát.
-> Là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
19


Hỏi: Em thấy Chí Phèo đáng .thương người, bị dồn đến đường cùng.
hay đáng trách? Vì sao?
- Chí đến nhà bá Kiến bởi vì dù say
HS : trả lời
nhưng trong tiềm thức lúc này hắn thấm
thía hơn bao giờ hết ai đã tước quyền
được làm người lương thiện của hắn.
- Tiếng thét "Ai cho tao lương thiện?" là
tiếng thét bàng hồng đau đớn, đầy phẫn
uất… Nó thể hiện khát vọng lương thiện
mạnh mẽ ở Chí vừa là tiếng nói tuyệt
vọng và kết tội xã hội vô nhận đạo đã
chối bỏ quyền làm người lương thiện của
Chí Phèo.
- Cái chết của Chí Phèo cũng chứa đựng
nhiều ý nghĩa. Chí chết trên ngưỡng cửa
trở về với cuộc sống của kẻ đã ý thức

được nhân phẩm. Chí đã nhận ra cuộc
sống mới nhưng khơng thể trở về được
và đó cũng là lúc Chí nhận thấy mình
cũng khơng thể quay về sống kiếp sống
thú vật nữa. Miêu tả cái chết của Chí
Phèo, Nam Cao đã cho thấy ẩn sâu trong
Hết tiết 53
tâm hồn những người nơng dân tưởng
chừng đã hồn tồn bị tha hố vẫn là ý
thức về giá trị làm người là khát khao
lương thiện điều ấy cịn mạnh hơn cả cái
chết.
=> Hình tượng Chí Phèo đạt tới nghệ
thuật điển hình xuất sắc về số phận của
người nơng dân bị tha hố, của con
người bị lưu manh hố. Nó thay Nam
Cao cất tiếng nói tố cáo xã hội vơ nhân
đạo, chừng nào cịn áp bức bất cơng thì
cịn những con người như Chí Phèo. Thể
hiện tư tưởng nhân đạo, bênh vực quyền
sống của con người.
TIẾT 54
2. Giá trị của tác phẩm
Hoạt động 2:
a. Giá trị hiện thực
Thời gian :40 phút .
+ Dân không q hai nghìn, xa phủ, xa
Mục đích : Học sinh tìm hiểu giá trị tỉnh.
tác phẩm
+ Có tơn ti trật tự nghiêm ngặt: bá Kiến

-> cường hào - > nông dân nghèo -> dân
- GV hỏi: Viết về hiện tượng người cùng.
+ Trong làng tồn tại nhiều mâu thuẫn .
nông dân bị lưu manh hóa, truyện
Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống
20


ngắn Chí Phèo của Nam Cao đạt trị, tranh giành quyền lực với nhau.
. Tuy nhiên, chúng lại cấu kết với nhau
những giá trị nào? Hình thức hoạt
để nhằm bóc lột, vơ vét tận cùng xương
động nhóm, thời gian 5 phút
máu của nhân dân lao khổ.
- HS thảo luận nhóm trả lời
=> Hình ảnh một làng quê ngột ngạt đen
- GV chốt kiến thức
tối, với những mối xung đột âm thầm
quyết liệt. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ
của làng quê Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám với đầy rẫy những bất công.
b. Giá trị nhân đạo
- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
thường biểu hiện ở ba nội dung sau:
+ Miêu tả số phận bất hạnh và sự cảm
thông chia sẻ sâu sắc với người nông dân
của tác giả.
+ Khẳng đinh phẩm chất tốt đẹp ở họ.
+ Lên án hành vi vơ nhân đạo
Truyện Chí Phèo của Nam Cao thể hiện

đầy đủ nội dung trên. Nhưng nó mới mẻ
và sâu sắc. Đó là:
+ Phát hiện miêu tả phẩm chất tốt đẹp
của người nông dân ngay cả khi họ bị xã
hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến
thành thú dữ.
- GV hỏi: Nêu một số nét nghệ
+. Nam cao không đi vào cảnh sưu thuế
thuật đặc sắc của truyện ngắn Chí mà đi vào bi kịch tinh thần: con người bị
huỷ hoại nhân hình nhân tính , bị cự
Phèo?
tuyệt quyền làm người .
- HS hoạt động độc lập trả lời
3. Một vài nét về nghệ thuật .
- Xây dựng những nhân vật điển hình
- GV chốt kiến thức
vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động,
có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự
do nhưng lại rất chặt chẽ, logic
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến
hóa giàu kịch tính.
- Ngơn ngữ sống động, vừa điêu luyện
lại gần gũi tự nhiên: Giọng điệu đan xen
biến hóa, trần thuật linh hoạt
+ Nam Cao đã tạo ra giọng điệu trần
thuật độc đáo:
* Kết hợp giữa đối thoại và độc thoại
(Đoạn đối thoại giữa Chí Phèo, Thị Nở,

21


giữa Chí Phèo và Bá Kiến).
* Kết hợp giữa lời gián tiếp và lời nữa
trực tiếp. Cho nên ngôn ngữ người kể
chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi
lồng ghép vào nhau (Tả buổi sáng đẹp
trời và sự thức tỉnh của Chí Phèo).
* Đặc biệt Nam Cao có tài sử dụng ngơn
ngữ độc thoại. (Đoạn 3: chi tiết Chí Phèo
tỉnh dậy. Đoạn 2: Độc thoại nội tâm của
Bá Kiến, nhà văn dùng kính chiếu yêu để
soi vào nội tâm đen tối của tên cáo già
lọc lõi).
+ . Đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân
vật.
+ . Cách kể truyện linh hoạt đảo trật tự
thời gian.
E. Củng cố,hướng dẫn về nhà: (T:5p)
1.Củng cố
Chí Phèo

Nhân vật Chí Phèo
- Q trình tha hóa
Trước khi vào tù: Khơng cha
mẹ,nhà cửa,người thân…bị bỏ rơi
bên cái lị gạch bỏ khơng.
Sau khi ra tù: Thay đổi cả nhân
hình nhân tính

- Q trình thức tỉnh
Cuộc gặp gỡ với thị Nở: Đã thức
tỉnh Chí Phèo gợi dậy ở anh khát
vọng hoàn lương
Bi kịch bị cự tuyệt

Giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo
-Giá trị hiện thực: Hình ảnh nông
thôn Việt Nam trước cách mạng
tháng Táng qua bức tranh thu nhỏ
của làng Vũ Đại
-Giá trị nhân đạo:
+Đồng cảm,xót thương với nhân
vật Chí Phèo.
+Tố cáo xã hội thực dân phong
kiến.
+Khẳng định ngợi ca phẩm chất
tốt đẹp của Chí Phèo

Nghệ thuật
-Nghệ thuật xây dựng và điển hình hóa nhân vật
-Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật
-Ngơn ngữ sống động,giọng điệu phong phú,có sự đan xen nhiều loại ngơn ngữ
-Cốt truyện hấp dẫn,kết cấu độc đáo,đầy kịch tính và biến hóa bất ngờ
22


2.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài cũ và chuẩn bị bài mới


23



×