Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm sử thi trong chương trình ngữ văn lớp 10 ở trường THPT ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.64 KB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 tại Hội nghị Trung ương 8
khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định
“…Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…” và “…
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học… Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT- TT trong dạy và học”. [1]
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:
"Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng
đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm
tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". [2]
Bởi vậy, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giáo viên trong các nhà
trường đã và đang tổ chức thực hiện những thay đổi cần thiết về phương pháp
giảng dạy để làm tiền đề cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước. Trong
chương trình giáo dục THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan
trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp
phần vào quá trình phát huy năng lực, hình thành nhân cách con người. Việc đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường cũng không nằm ngoài


mục đích đó.
Văn học với chức năng giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các
học sinh kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học nhân loại nói
chung và văn học Việt Nam nói riêng. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần
lớn thời lượng để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian, nền văn
học gắn bó với nhiều truyền thống và những nét văn hóa của nhân loại và dân
tộc ta từ ngàn đời xưa. Bên cạnh đó là một số tác phẩm văn học dân gian nước
ngoài tiêu biểu, đặc sắc thể hiện nền văn hóa, văn minh nhân loại. Có thể nói
văn học dân gian đem đến cho học sinh nhiều hứng thú và sự say mê, tuy nhiên
do độ lùi của thời gian, và có nhiều thể loại văn học dân gian có đặc trưng riêng
dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm văn học cũng hạn chế. Nếu
các thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện
1


cười, tục ngữ và ca dao được học sinh làm quen từ bậc tiểu học và Trung học cơ
sở (THCS), thì thể loại sử thi đến lớp 10- Trung học phổ thông (THPT) học sinh
mới được làm quen. Sử thi là loại hình dân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy,
cách xây dựng nhân vật theo đặc trưng theo thể loại. Vì vậy chúng ta không thể
đánh đồng việc giảng dạy tác phẩm sử thi với các thể loại tự sự dân gian khác.
Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa (SGK), chương trình ngữ văn
hiện nay sắp xếp các tác phẩm thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong
phương pháp giảng dạy. Trước những yêu cầu của việc dạy học đổi mới, cùng
với mong muốn học sinh nhận thức rõ hơn và yêu quý hơn nền văn học truyền
thống nên tôi mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm sử
thi trong chương trình Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Ngọc Lặc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế quá trình giảng dạy tác phẩm sử thi trong chương trình Ngữ
văn lớp 10 THPT, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm trao đổi với các
đồng nghiệp về đổi mới phương pháp giảng dạy tác phẩm sử thi, qua đó giúp

học sinh hiểu sâu sắc về tác phẩm sử thi, góp phần nhỏ vào quá trình đổi mới
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số văn bản sử thi, đoạn trích sử thi trong chương trình sách giáo khoa
(SGK) Ngữ Văn lớp 10 tập I.
- Giáo viên tổ Ngữ văn và học sinh lớp 10 trường THPT Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Thu thập thông tin qua
SGK; Sách giáo viên (SGV); Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (KTKN) Ngữ Văn
lớp 10, Tài liệu tham khảo; Tranh ảnh minh họa… tìm chọn những cơ sở lí
thuyết cho lí luận của đề tài.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Đối tượng điều tra, khảo sát: Học sinh khối lớp 10 Trường THPT Ngọc
Lặc.
+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng cách đưa
ra hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra để đánh giá tính hiệu quả của bài học.
+ Thu thập thông tin: qua các kênh như giáo viên bộ môn, học sinh các
lớp được phân công giảng dạy trong 3 năm học (từ 2014- 2017).
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phân tích kết quả thu được sau khi đề tài
được thử nghiệm.
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học đổi mới: chuẩn kiến thức, kĩ
năng, theo hướng phát huy năng lực của học sinh.

2


II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

“Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có
vần, có nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng để kể
về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời
cổ đại"[3]
Sử thi có 2 loại: Sử thi thần thoại và Sử thi anh hùng. Khi tìm hiểu tác
phẩm sử thi cần chú trọng những đặc điểm cốt lõi như: Không gian sử thi
(thường là khung cảnh đại ngàn hùng vĩ, núi rừng bao la, bản làng phồn thịnh,
với những cảnh sinh hoạt cộng đồng gắn liền với những tập tục của bộ tộc);
Nhân vật Sử thi (thường là người anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh
phi thường, những chiến công kỳ vĩ, những việc làm có ý nghĩa và ảnh hưởng
tới toàn cộng đồng, được tập thể tôn sùng, ngưỡng mộ); Ngôn ngữ sử thi (giàu
hình ảnh, nhịp điệu, trang trọng; sử dụng nhiều thủ pháp so sánh và phóng đại,
trùng điệp, kết cấu tầng lớp và mang tính hiệu triệu cao)…
Thể loại sử thi đã được nhiều học giả, nhà khoa học dày công nghiên cứu.
Nhiều công trình khoa học đã khai thác giá trị của những bộ sử thi nổi tiếng. Các
tác phẩm sử thi trong và ngoài chương trình sách giáo khoa (SGK) cũng được
nghiên cứu biên soạn, in ấn, xuất bản với số lượng lớn. Tuy vậy, việc giảng dạy
tác phẩm sử thi là một vấn đề còn cần nhiều sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia
nhất là trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Trong các tài
liệu nghiên cứu về sử thi, những chuyên luận về văn bản sử thi trong nhà trường,
các tác giả đều chỉ ra được những đặc sắc của những tác phẩm này trong đời
sống văn học và tìm ra hướng tiếp cận thể loại này. Tuy nhiên, trước yêu cầu của
việc đổi mới giáo dục, việc tìm ra một hướng tiếp cận sử thi hiệu quả nhất ở
từng tác phẩm, trích đoạn đối với người dạy và người học còn gặp những khó
khăn nhất định.
2.2. Thực trạng vấn đề
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngữ văn đã và đang được triển khai
thực hiện trong các nhà trường. Tuy nhiên việc giáo viên vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học đổi mới không phải giáo viên nào cũng làm được, nhiều
giáo viên giảng dạy còn theo lối cũ dẫn đến tình trạng học sinh thụ động, chịu sự

tác động một chiều từ phía giáo viên, khiến giờ học văn có tình trạng đọc chép,
hoặc mang tính máy móc, áp đặt chưa có tính thực tiễn, chưa khơi dậy được tính
chủ động, sáng tạo và phát huy năng lực của học sinh.... Nhiều giáo viên còn
giảng dạy theo một “phom cũ”, chưa chịu đổi mới, chưa mạnh dạn áp dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giảng dạy. Việc vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới hướng đến lấy học sinh làm trung tâm đã phát huy
vai trò của chủ động lĩnh hội kiến thức ở học sinh. Tuy nhiên trong các giờ dạy
về cá tác phẩm sử thi học sinh vẫn còn tỏ ra lúng túng, chưa tiếp thu hết được
nội dung ý nghĩa của văn bản, chưa có cái nhìn tổng thể và toàn diện về giá trị
của văn bản. Nguyên nhân có thể do những tác phẩm sử thi có độ lùi về thời
gian, tư duy của các tác giả dân gian khác với tư duy hiện đại ngày nay, ngôn
3


ngữ của các tác phẩm này cũng khác nhiều so với ngôn ngữ của các tác phẩm
văn học hiện đại, hoặc cũng có thể nguyên nhân chính từ các truyền thụ kiến
thức của giáo viên còn quá khuôn mẫu chưa linh hoạt, đổi mới. Từ thực trạng
đó, tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tác phẩn sử
thi với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp để hướng dẫn học sinh tiếp cận,
tiếp thu hiệu quả hơn những giá trị của những tác phẩm sử thi trong chương
trình Ngữ văn lớp 10 THPT.
2.3. Giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm sử thi
Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây đã khẳng
định việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực
học sinh là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người
mới. Chính vì thế, từ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và tham khảo các sáng
kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tôi đề xuất một số kinh nghiệm giảng
dạy tác phẩm sử thi theo hướng đổi mới gắn với yêu cầu định hướng chuẩn kiến
thức kĩ năng và phát huy năng lực của học sinh:
2.3.1. Giảng dạy tác phẩm sử thi bằng phương pháp tóm tắt.

Giảng dạy tác phẩm sử thi, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cốt
truyện sử thi qua việc tóm tắt văn bản. Khi cho học sinh đọc tác phẩm, yêu cầu
học sinh tìm hiểu phần tóm tắt văn bản trong mục tiểu dẫn, sau đó hệ thống lại
các sự kiện cơ bản như: Khi tóm tắt sử thi Đăm Săn, chú ý hơn tới nội dung
Đăm Săn giao chiến với các tù trưởng khác. Điều này giúp học sinh nhận thức
cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây nằm trong một chuỗi những chiến
thắng của tù trưởng này, và cuộc chiến này không chỉ mang mục đích giành lại
vợ mà còn để mở mang bờ cõi, xây dựng bộ lạc. Hay khi tóm tắt sử thi Ô đi xê,
giáo viên kể cho học sinh những chi tiết liên quan đến cuộc trường chinh của
Uy- lít- xơ trên đường trở về và mưu trí của Pê- nê- lốp trong thời gian chờ đợi
đối phó với bọn cầu hôn. Qua đó học sinh sẽ hiểu trí tuệ hơn người của Uy- lítxơ và lòng chung thủy, dũng cảm của người vợ Pê- nê- lốp. Những chi tiết này
là những gợi ý ban đầu giúp cho học sinh cắt nghĩa, lí giải đoạn trích trọn vẹn.
Vì vậy việc tóm tắt văn bản sử thi là hoạt động cần thiết trong giờ dạy.
Ví dụ: Tóm tắt sử thi Đăm Săn như sau:
(1) Chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí theo luật tục chuê- nuê, đòi lấy Đăm Săn
làm chồng, Đăm Săn không chịu.
(2) Đăm Săn bỏ về nhà chị là Hơ Aâng, Trời làm anh chết đi sống lại
nhiều lần và anh tự thân cứu được Hơ Nhí anh chịu thành hôn với hai người.
(3) Tù trưởng Mtao Grư (tù trưởng Ó) cướp Hơ Nhí. Đăm Săn đánh lại,
giành được vợ, bắt làm tù binh.
(4) Đăm Săn đi phát rẫy, dọn ruộng, Mtao Mxây (tù trưởng Sắt) lại cướp
vợ anh, anh giết được kẻ thù, thành một tù trưởng giàu mạnh.
(5) Đăm Săn chặt cây thần. Cây đổ, hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí chết,
Đăm Săn lên trời toan chém đầu trời, được Trời bày phép làm cho vợ sống lại.
(6) Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ, bị từ chối. Anh chết chìm
trong rừng đất nhão.
4


(7) Vía của Đăm Săn hoá thành con ruồi, bay vào miệng Hơ Aâng, Hơ

Âng thụ thai sinh được một con trai, cũng đặt tên là Đăm Săn. Đó là Đăm Săn
cháu gọi Đăm Săn đã mất là cậu. Đăm Săn cháu tiếp tục nối dây với chị em Hơ
Nhí và Hơ Bhí.
Ví dụ: Tóm tắt và nêu ý nghĩa đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxay”
- Tóm tắt (SGK, trang 31).
- Ý nghĩa đoạn trích: khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người
anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình,
và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người
anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.[5]
2.3.2. Giảng dạy tác phẩm sử thi cần nhấn mạnh đến đặc điểm nhân vật.
Trong tác phẩm sử thi, nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tả
ngoại hình, ngôn ngữ và hành động. Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm chất và tính
cách, tâm lí nhân vật. Nhân vật sử thi là con người của sự hoàn thiện, toàn mĩ:
Đăm Săn tài năng bản lĩnh dũng cảm phi thường, sức mạnh vô địch được thần
và dân giúp đỡ. Uy- lit- xơ “ muôn vàn trí xảo” và Pê- nê- lốp “thận trọng, khôn
ngoan” trong trích đoạn Uy- lít- xơ trở về đại diện cho trí tuệ và tâm hồn người
Hi Lạp. Nhân vật trong tác phẩm sử thi là kết tinh, đại diện của cả cộng đồng
nên khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm, giáo viên cần chỉ ra cho các em
thấy mọi việc làm, mọi hành động của người anh hùng đều nhìn dưới cái nhìn
của cộng đồng. Trong sử thi Đăm Săn, nhân vật luôn được đặt vào những biến
cố để thể hiện tính cách. Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn
luôn được so sánh với nhân vật phản diện về chân dung, sức mạnh, tính cách.
Quá trình chiến đấu của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê đê chế ngự thiên
nhiên, phát triển và bảo vệ cộng đồng. Như vậy, nhân vật sử thi mang tính chức
năng nhiều hơn tính cách, họ là hiện thân của con người bổn phận, con người
danh dự. Bởi vậy, giáo viên cần định hướng đúng đắn để học sinh hiểu đặc điểm
của nhân vật sử thi.
2.3.3. Giảng dạy tác phẩm sử thi bằng phương pháp lập bảng so sánh
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 THPT, các tác phẩm sử thi được sắp
xếp thành cụm, thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, hoặc liên hệ các tác phẩm

với nhau. Theo phân phối chương trình, các tác phẩm này không được sắp xếp
liền nhau, tuy nhiên tổ, nhóm bộ môn và giáo viên có thể linh hoạt dạy thành
chuỗi sử thi để học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về thể loại này.
Ví dụ: Khi giảng dạy các tác phẩm sử thi, giáo viên có thể tổng hợp cho
học sinh thấy tuy cùng viết về những anh hùng của dân tộc nhưng Đăm Săn là
sử thi dân gian mang tư duy hồn nhiên, chất phác; Còn tác phẩm Ô- đi- xê và
Ramayana là sử thi bác học vì thế phong phú, phức tạp, sâu sắc tinh tế hơn. Sau
khi học xong các tác phẩm giáo viên có thể lập bảng so sánh để học sinh dễ nhận
biết sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm sử thi trong chương trình:
Bảng 1:
Tiêu chí
Sử thi Đăm Săn
Sử thi Ô- đi- xê
Sử thi Ramayana
Loại sử thi Sử thi anh hùng
Sử thi anh hùng
Sử thi anh hùng
5


Sử thi dân gian
Sử thi bác học
Sử thi bác học
Tác giả
Nhân dân Tây Nguyên Thi sĩ: Hô- me- rơ Đạo sĩ: Van- mi- ki
Mang tính nhân
Tư duy chất phác, hồn
Mang màu sắc tôn
Đặc điểm
văn và giá trị thẩm

nhiên
giáo, tâm linh

Bảng 2:
Tác phẩm Anh hùng Kẻ đối địch
Người vợ
Trợ giúp
Đăm Săn
Đăm Săn
Mtao Mxây
Hơ Nhị
Ông trời
Ô- đi- xê
Uy- lít- xơ 108 kẻ cầu hôn
Pê- nê- lốp
Gia nhân
Ramayana
Rama
Ra- van- na
Xi- ta
Đội quân khỉ
Bảng 3:
Sử thi Ô- đi- xê
Sử thi Ramayana
Tiêu chí
Hy Lạp
Ấn Độ
Đất nước
Phương Tây
Phương Đông

Văn minh
Cuộc phiêu lưu trên biển của
Hành trình trong rừng sâu của
Uy- lít- xơ tiêu biểu cho quá
Rama tái hiện quá trình người
trình người Hy Lạp vươn ra
Ấn Độ hướng tới những suy tư
Nội dung
biển mở rộng giao lưu thương
về tôn giáo, triết học, thấy được
nghiệp
mối quan hệ giữa con người và
vũ trụ
Mang tính tôn giáo tâm linh
Đặc điểm Mang màu sắc thực tiễn
Gửi gắm khát vọng trí tuệ
Nhấn mạnh phẩm chất đạo đức
Giá trị
2.3.4. Giảng dạy tác phẩm sử thi bằng việc vận dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực của
học sinh.
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "PP GDPT phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho HS". Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp vừa đòi hỏi vừa thúc
đẩy sự tích cực bên trong (tư duy, tình cảm) và tích cực bên ngoài (thái độ, hành
động) của giáo viên và học sinh. Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là
hoạt động tư duy. [4]
Dạy học theo hướng phát huy năng lực là trang bị cho học sinh tính chủ

động sáng tạo. Học sinh không chỉ chủ động tìm hiểu, tiếp cận văn bản mà còn
cần có ý thức đọc, suy ngẫm, liên tưởng và tăng cường tính tự chủ để hoàn thiện
trí tuệ và nhân cách cá nhân thông qua môn học. Sử thi với đặc điểm riêng của
mình đã trở thành một thể loại có ưu thế trong việc dạy học theo hướng tích cực.
Giáo viên có thể áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học sau đây để đổi
mới giờ dạy tăng hiệu quả bài học.
* Phương pháp vấn đáp
6


Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả
lời, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt
động nhận thức và nộị dung của bài học, giáo viên có thể vận dụng các kiểu loại
câu hỏi vấn đáp cho phù hợp như: Vấn đáp tái hiện; Vấn đáp giải thích – minh
hoạ; Vấn đáp tìm tòi... [4]
Khi giảng dạy đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây trong sử thi Đăm Săn,
giáo viên có thể vận dụng phương pháp vấn đáp tái hiện: Em hãy tái hiện lại
cuộc chiến đấu của hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao- Mxây?
Hoặc khi giảng dạy đoạn trích Uy- lít- xơ trở về, giáo viên có thể vận
dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi: Những chi tiết nào liên quan đến bí mật của
Uy- lít- xơ và Pê- nê- lốp trong cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng gặp lại nhau sau
20 năm xa cách?
* Phương pháp gợi mở
Phương pháp gợi mở là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong
việc giảng dạy các văn bản văn học hiện nay. Hệ thống câu hỏi gợi mở được
giáo viên đưa ra để giúp học sinh theo sát nội dung tác phẩm, nắm chắc được ý
nghĩa của văn bản. Khi giảng dạy các tác phẩm sử thi giáo viên cũng có thể vận
dụng phương pháp này để nâng cao hiệu quả:
Với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, giáo viên có thể đưa ra các dạng
câu hỏi như:

- Trận đánh nhau với Mtao Mxây được miêu tả qua những chặng nào?
Để trả lời câu hỏi này, giáo viên có thể gợi ý học sinh bằng những câu hỏi
nhỏ:
- Diễn biến của hiệp đấu thứ nhất như thế nào? Thái độ và tài năng của
Đăm Săn và Mtao Mxây được thể hiện thế nào?
- Cảnh hai người múa khiên được miêu tả đối lập như thế nào? Tại sao
Đăm Săn không múa khiên trước mà để Mtao Mxây múa trước?
Trong đoạn trích “Uy- lit- xơ trở về” khi tìm hiểu cuộc gặp gỡ của hai vợ
chồng, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Trước khi Uy- lit- xơ trở về, Pê- nê- lốp rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
- Khi được nhủ mẫu báo tin chồng trở về, tâm trạng của nàng ra sao?
- Qua cử chỉ và lời nói của nàng cho thấy Pê- nê- lốp là người phụ nữ
như thế nào?
* Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
“Tư duy luôn luôn bắt đầu từ một vấn đề” (X.L.Rubinxtên). Xác định
được “vấn đề” và xây dựng các tình huống có vấn đề là hạt nhân của Dạy học
nêu vấn đề. Điều này có nghĩa là để tạo ra các tình huống có vấn đề đích thực,
bản thân giáo viên phải phát hiện trong tài liệu học tập của học sinh đâu là vấn
đề có “vấn đề”, phải thiết kế thế nào để chúng trở thành các tình huống có vấn
đề và phải nêu vấn đề thế nào để khơi gợi hứng thú, sự tích cực tham gia giải
quyết của học sinh. Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề như nhiều nhà nghiên cứu
đã nhận định là tình huống có vấn đề nhưng sự triển khai cụ thể trong giờ học lại

7


là những câu hỏi nêu vấn đề. Vì vậy khi giảng dạy các tác phẩm sử thi giáo viên
cũng nên vận dụng những câu hỏi nêu vấn đề: [4]
- Khi giảng dạy đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” giáo viên có thể đặt
vấn đề:

Cuộc chiến của Đăm Săn có phải chỉ là cuộc chiến đòi lại vợ hay không?
Hay còn vì lí do khác, lí do đó là gì?
- Khi giảng dạy đoạn trích Uy- lít- xơ trở về, giáo viên có thể nêu vấn đề:
Sau 20 năm gặp lại người chồng yêu quý tại sau nàng Pê- nê- lốp không
vội vàng mà dùng “phép thử” đối với Uy- lít- xơ? Điều đó thể hiện phẩm chất
gì của người phụ nữ Hi- Lạp cổ đại?
* Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các
băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng
cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết
của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở
thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo
viên. Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: Làm việc chung cả lớp
(Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ,
Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm); Làm việc theo nhóm (Phân công trong
nhóm, Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm,
Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm); Tổng kết
trước lớp (Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, Thảo luận chung). Giáo viên tổng
kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài. [4]
Giáo viên vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để giải quyết các vấn đề
thông qua các kĩ thuật dạy học như: khăn phủ bàn, các mảnh ghép ... để phát huy
năng lực của học sinh trong giờ học. Tuy nhiên cần phải căn cứ trên đối tượng
học sinh (theo tùy vùng, miền). Dạy trích đoạn chiến thắng Mtao- Mxây có thể
chia lớp ra làm nhiều nhóm làm việc, mỗi nhóm được giao thực hiện nhiệm vụ
khác nhau, sau đó tách nhóm theo sơ đồ các mảnh ghép để thực hiện nhiệm vụ
tiếp theo.
Ví dụ: Khi giáng trích đoạn chiến thắng Mtao- Mxây, giáo viên có thể giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: So sánh hai nhân vật trước cuộc chiến?
Nhóm 2: Diễn biến hiệp đấu thứ nhất?

Nhóm 3: Diễn biến hiệp đấu thứ hai?
Nhóm 4: Ý nghĩa của cuộc chiến?
Trên cơ sở đó, giáo viên tiếp tục giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện
để xâu chuỗi các vấn đề của văn bản và đi đến khái quát toàn bộ nội dung và
nghệ thuật của văn bản...
2.3.5. Giảng dạy tác phẩm sử thi theo hướng tích hợp kiến thức liên môn
Tích hợp kiến thức các môn học có liên quan đến nhau góp phần giúp
người học có tầm nhận thức rộng hơn về nội dung kiến thức. Việc dạy học tích
hợp hiện nay đang là một phương pháp được sử dụng trong việc đổi mới phương
8


pháp dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT vì vậy việc dạy tích hợp trong
mỗi bài học môn ngữ văn là rất cần thiết cho học sinh. Tích hợp kiến thức liên
môn lịch sử, địa lí và văn hóa xã hội khi giảng dạy tác phẩm sử thi bởi đây là thể
loại được hình thành trong thời kì các tác phẩm văn học sử học, triết học rất gần
gũi với nhau về nội dung.
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu sử thi Đăm Săn, giáo viên có thể cung
cấp cho học sinh những kiến thức về văn hóa dân gian của người Ê đê nói riêng
và Tây Nguyên nói chung. Đó là tục lệ “Nối dây” trong hôn nhân xưa, là sinh
hoạt văn hóa cồng chiêng của nhân dân Tây Nguyên (Năm 2006, UNESCO
công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới). Giáo viên có thể giới
thiệu những hình ảnh về trang phục truyền thống; địa bàn sinh sống, cách sống,
cách sinh hoạt, săn bắn, hái lượm; sự hình thành và phát triển của các dân tộc
thiểu số Tây Nguyên qua các thời kì lịch sử để học sinh có thể tưởng tượng và
hình dung được về chân dung của tù trưởng Đăm Săn qua những lời kể trong sử
thi Đăm Săn.
- Những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa của các quốc gia khác trên
thế giới cũng rất cần thiết và gây được sự chú ý và hứng thú cho học sinh, tạo
hiệu quả cho bài học như: khi dạy về tác phẩm Ô- đi- xê, giáo viên giới thiệu về

bộ thần thoại Hy Lạp nổi tiếng với các vị thần tiêu biểu; cuộc chiến thành Tơ
Roa và vai trò của Uy- lit- xơ trong cuộc chiến này; các công trình nghệ thuật
đặc trưng cho nền văn minh phương Tây, lối ăn mặc, trang phục của người phụ
nữ, đàn ông Hy Lạp thời kì trước... Vì vậy, việc đưa thêm những kiến thức tích
hợp liên môn sẽ càng làm phong phú đa dạng nội dung cho bài học và tăng thêm
hứng thú học tập cho học sinh.
2.3.6. Giảng dạy tác phẩm sử thi trong mối liên hệ với văn hóa địa phương
(văn hóa dân tộc Mường).
Trường THPT Ngọc Lặc đứng chân trên địa bàn huyện Ngọc Lặc- huyện
trung du miền núi xứ Thanh, nơi đây dân tộc Mường chiếm đại đa số dân số của
huyện. Vì vậy, học sinh của trường phần đa là người dân tộc Mường. Khi giảng
dạy trích đoạn sử thi Đam săn, tôi đặt câu hỏi cho học sinh tìm ra những nét
tương đồng về văn hóa của dân tộc Ê đê với đặc điểm văn hóa dân tộc Mường.
Cảnh ăn mừng chiến thắng của người anh hùng Đăm Săn có những nét tương
đồng với văn hóa truyền thống của dân tộc Mường như: cảnh giết thịt trâu, cảnh
uống rượu, cảnh múa hát ăn mừng chiến thắng; những đạo cụ như cồng, chiêng,
trống. (Qua lời kể: Rượu bảy ché, trâu bẩy con; Rượu bảy ché, lợn thiến bẩy
con; Chiêng, trống to kêu rộn rã, dây cồng dây chiêng không lúc nào vắng bớt
treo trên giá. Các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đầy nhà, chậu thau âu đồng nhiều
không còn chỗ để. Nhà Đam San đông nghịt khách. Tôi tớ chật ních cả nhà. Mở
tiệc ăn uống linh đình)…
Việc vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu văn hóa dân tộc Ê- Đê với
văn hóa dân tộc Mường để làm toát lên phông văn hóa của các dân tộc thiểu số,
từ đó giúp học sinh tiếp cận hiệu quả tác phẩm sử thi. Trên cơ sở đối chiếu, so
sánh, tôi giới thiệu cho học sinh một số nét đặc sắc trong sử thi “Đẻ đất, đẻ
9


nước” của dân tộc Mường đã kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh muốn
tìm hiểu về pho sử thi đồ sộ của dân tộc mình.

Thiết kế bài giảng thể nghiệm:
CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY
(Trích sử thi “ Đăm Săn”)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu
“nhân vật anh hùng sử thi” về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng: Biết cách phân tích một sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử
thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến
tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hòa hợp hạnh phúc .
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn khi học tập. Qua bài học, nhận
thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và
hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. Phương tiện thực hiện:
1. Giáo viên: Thiết kế bài học, SGK, SGV, tư liệu, máy chiếu, bảng minh họa.;
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chuẩn kiến thức theo kĩ năng, phát
huy năng lực của học sinh.
2. Học sinh: Soạn bài, sưu tầm các tài liệu về thi Đăm San, địa lí, lịch sử, văn
hóa Tây Nguyên và dân tộc Ê đê…
C. Cách thức tiến hành : Hệ thống các câu hỏi (…), Đọc sáng tạo gợi tìm, Trao
đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
3. Bài mới:
Sử thi Đam san là niềm tự hào lớn lao nhất của đồng bào Ê- Đê. Là
sản phẩm tinh thần vô cùng quí giá của họ. Đồng bào Tây Nguyên thường
kể cho nhau nghe trong những ngôi nhà Rụng. Vậy, để hiểu về sử thi Đam
San chúng ta tìm hiểu bài “Chiến thắng MTao Mxây”.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt


10


Hoạt động 1:
Gv yêu cầu hs :
Đọc tiểu dẫn và nhắc lại định
nghĩa về sử thi?
Hãy tóm tắt nội dung của sử thi
Đam săn?
Trình bày vị trí và đại ý của đoạn
trích?

I. Giới thiệu chung về sử thi và sử thi
“Đăm Săn”
1. Sử thi : SGK, trang 17.
2. Sử thi “Đăm Săn” : SGK, trang 30.
a. Tóm tắt : SGK, trang 30.
b. Vị trí đoạn trích: đoạn giữa tác phẩm,
tiêu đề do người biên soạn đặt.
c. Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm
Săn với kẻ thù Mtao Mxây và cuối cùng
ĐS đã thắng. Đồng thời thể hịên niềm tự
hào của dân làng về người anh hùng của
mình.
II. Đọc hiểu đoạn trích:
1. Đọc đoạn trích
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hình tượng Đăm săn trong cuộc chiến
đấu với Mtao Mxây

* Dưới cầu thang :

Hoạt động 2:
Đọc hiểu văn bản. GV giải thích
các từ khó của đoạn trích.
Trong trận đánh nhau với tù
trưởng Sắt, nhân vật tù trưởng
Đam săn được kể, tả qua những
chặng bước nào?
Đăm Săn
Mtao Mxây
Những lời Đam săn nói dưới
ĐS
nói
khích,
dụ
MM
Bị động sợ hãi không
chân cầu thang nhầm mục đích
ra khỏi nhà .
dám xuống,
gì? chứng tỏ điều gì?
- Dụ dược kẻ thù
- Sợ ĐS đánh bất ngờ
Tại sao người sáng tác không tả
quyết đấu
với mình. Phải đi ra
chân dung Đam săn mà lại tả
* Vào cuộc chiến
Mtao- Mxay trước?

Qua những hành động của Mtao- Hiệp 1:
ĐS bình tĩnh, thản nhiên, MM múa khiên trước,
Mxay, em thấy hắn là tù trưởng
tự tin
nói những lời huênh
ntn?
hoang
Cảnh 2 người múa khiên đối lập
=> Bản lĩnh
=> Kém cỏi
ntn?
Hiệp 2:
Vì sao Đam săn không múa
ĐS múa trước
MM hoảng hốt trốn chạy
trước mà cứ khích M múa trứơc? - Nhai được trầu của bước cao, bước thấp
vợ mạnh hẳn lên
- Chém ĐS nhưng trượt
Tài nghệ của Mtao- Mxay có
- Vội cầu cứu HNhị
đúng như hắn khoe khoang
quăng cho miếng trầu.
không?
Hiệp 3:
Chi tiết miếng trầu HNhị ném
cho Mtao- Mxay nhưng lại lọt
vào tay Đam săn nói lên điều gì?
Sau khi ăn trầu sức khỏe của ĐS
càng tăng. Chàng múa khiên
càng đẹp, mạnh… nhưng không

đâm thủng được kẻ thù nói lên
điều gì? Ý nghĩa?

- ĐS múa đuổi theo MM
rất đẹp và dũng mãnh.
- Đâm trúng MM nhưng
áo lại không thủng.
- Cầu cứu thần linh

- Mtao- Mxay bỏ chạy.

Hiệp 4:

11


Chi tiết ông Trời mách kế cho
Đam săn nói lên điều gì?

- Đựơc thần linh giúp
sức, đuổi theo M dồn
đến chỗ nguy hiểm
- Hỏi tội cướp vợ và
giết chết kẻ thù
=> ĐS là người chiến
thắng.

- Vùng chạy cùng
đường,
- Giáp sắt vô dụng,

chày đâm trúng chổ
hiểm.
=> Mtao- Mxay bị giết
chết.

- Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn
thể hiện:
+ Sự gần gũi giữa con người và thần linh
=> dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và
thời kì xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp
Hãy nêu nhận xét của em về
rạch ròi.
cụôc chiến này? Có cảm giác ghê + Thần linh đóng vai trò cố vấn, gợi ý.
rợn không? Sau khi giết chết
Người anh hùng mới quyết định kết quả
MM, ĐS có tàn sát tôi tớ y
của cuộc chiến => Sử thi đề cao vai trò của
không? Có đốt phá, giày xéo nhà người anh hùng.
cửa, đất đai của y không? Vậy
* Nhận xét:
chàng chiến đấu nhằm mục đích - Cuộc quyết đấu ko gây cảm giác ghê rợn
gì?
mà người đọc, người nghe vui say với
chiến thắng oai hùng, yêu mến, cảm phục
Đăm Săn.
- Mục đích của cuộc quyết đấu: Đòi lại vợ.
=> Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng,
của bộ tộc.
=> Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn
cho buôn làng.

=> Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa
Hoạt động 3 : Hs tìm hiểu
các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ
Trong lời đối thọai giữa Đam săn cõi, làm nổi uy danh của cộng đồng.
và dân làng em thấy có gì đặc
- Không nói đến chết chóc, ko có cảnh tàn
biệt?
sát, đốt phá,... mà phần tiếp lại là cảnh nô
Có mấy lần hỏi đáp?
lệ của Mtao Mxây nô nức theo Đăm Săn về
Đam săn gõ cửa mấy lần? Mỗi
và họ cùng mở tiệc mừng chiến thắng.
lần gõ có khác nhau? Sự lập lại
b. Hình tượng Đăm săn sau chiến thắng:
có ý nghĩa gì?
qua cuộc đối thọai giữa Đam săn với dân
Vị trí của người anh hùng sử thi làng của Mtao Mxây
trong lòng của cộng đồng là vị
Số lần đối đáp : 3 nhịp hỏi đáp => lòng
trí ntn?
mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối của
Tại sao dân làng của Mtaomọi ngừơi giành cho Đsăn.
Mxay lại theo Đam san như vậy Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau.
sau khi tù trưởng của họ bị Đam + Lần 1 : Đam săn gõ vào mái nhà.
san giết chết?
+ Lần 2 : Đam săn gõ vào tất cả các nhà.
+ Lần 3 : Đam săn gõ vào mỗi nhà trong
12



Hoạt động 4 : tìm hiểu Đam săn
trong tiệc mừng chiến thắng?
Trong lời nói của Đam săn với
tôi tớ, ta thấy chàng là tù trưỡng
ntn?
Tại sao chàng lại ra lệnh đánh
lên nhiều lọai chiêng cồng? Vai
trò của tiếng chiêng cồng đối với
ngừoi ÊĐê?
Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh
của Đam săn được miêu tả cụ thể
qua những chi tiết, hình ảnh cụ
thể nào?
Hình ảnh Đam săn còn thể hiện
sự khái quát nào cao rộng hơn?

Hoạt động 5 : Hs tìm hiểu nghệ
thuật của đoạn trích?
Trong sử thi nghệ thuật nào đựơc
sử dụng chủ yếu? Vì sao?
Hãy tìm những dchứng cụ thể
cho thấy đó là tác giả dgian đang
sử dụng bptt ssánh?
Hoạt động 7 : gọi hs đọc phần
ghi nhớ.

làng.
Sự lặp lại có biến đổi, phát triển => 3 lần
hỏi đáp có ý nghĩa khẳng định lòng trung
thành tuyệt đối giành cho Đam săn  Sự

thống nhất cao độ giữa người anh hùng sử
thi và cộng đồng  lòng yêu mến và tuân
phục của cộng đồng đối với cá nhân anh
hùng. Anh hùng sử thi đựơc suy tôn tuyệt
đối.
c. Đăm Săn trong tiệc mừng chiến
thắng :
- Tự hào, tự tin vì sức mạnh và sự giàu có
của thị tộc mình.
- Ra lệnh nổi nhiều lọai chiêng, mở tiệc to
cho tất cả mọi người ăn uống vui chơi.
 là một tù trưởng giàu mạnh, sang trọng
- Vẻ đẹp của Đam săn là vẻ đẹp của cả
cộng đồng. Thể hiện sức mạnh, sự thống
nhất và niềm tin của cả cộng đồng
- Đó là sức mạnh, vẻ đẹp cổ sơ, hoang dã,
mộc mạc, giản dị, gần gũi với núi rừng với
tiếng chiêng, cồng ÊĐê cổ đại.
+ Tóc: dài => hứng tóc là một cái nong
hoa.
+ Uống: ko biết say; Ăn: ko biết no;
Chuyện trò: ko biết chán.
+ Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa,...
+ Bắp đùi: to bằng cây xà ngang, to bằng
ống bễ.
+ Nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì
gãy xà dọc.
d. Nghệ thuật đọan trích:
- Phóng đại qua việc miêu tả hình ảnh của
người anh hùng sử thi.

- Sử dụng biện pháp tu từ ssánh tương
đồng, so snh tăng cấp, s0 sánh tương phản
( so sánh đòn bẩy).
- Các hình ảnh so sánh đều lấy từ thế giới
thiên nhiên, vũ trụ.
- Giọng văn trang trọng, hào hùng.
III. Ghi nhớ : SGK, trang 36

4. Củng cố:
13


- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời
nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương.
Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía
Đam Săn. Sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang
mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đam Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một
cách rất tự nhiên. Dân làng của Đam Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người
bạn mới rất chân tình. Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian
đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh
không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể
lẽ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn. Cách lựa chọn để
hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tâm vóc và sứ mệnh lịch sử
của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ
sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại
thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
- Giáo viên dùng phiếu học tập để thu thập kết quả bài học của học sinh.
5. Dặn dò:
- Tìm đọc sử thi Đam Săn
- Chuẩn bị bài mới

2.4. Hiệu quả sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm sử thi
trong chương trình Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Ngọc Lặc”, tôi đã thử
nghiệm trong 3 năm học và đã thu được những kết quả tích cực:
+ Năm học 2014- 2015 thực hiện ở các lớp:10A1, 10A2, 10A4.
+ Năm học 2015- 2016 thực hiện ở các lớp:10A6, 10A8, 10A9.
+ Năm học 2016- 2017 thực hiện ở các lớp:10A3, 10A4, 10A5.
* Kết quả khảo sát, thống kê:
Năm học

Lớp

Số HS
được
Giỏi
KS

Kết quả thu được
%

Khá

%

TB

%

Yếu %


10A1
2014- 2015 10A2 123
13 10,5 45 36,5 60 48,8
5
4
10A4
10A6
2015-2016 10A8 125
21
17
51
41
52 41,5
1
1
10A9
10A3
2016- 2017 10A4 120
24
20
58
48
38 31,6
0
0
10A5
Như vậy, khi chúng tôi mạnh dạn vận dụng những phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực theo hướng đổi mới trong việc giảng dạy các tác phẩm sử thi đã
đạt được những kết quả tích cực từ chính quá trình kiểm tra, đánh giá kiến thức
của học sinh khối lớp 10 trong 3 năm học ở trường THPT Ngọc Lặc. Những

14


phương pháp, kĩ thuật đổi mới trong quá trình giảng dạy tác phẩm sử thi đã thể
hiện tính khả thi và mang lại hiệu quả khá tốt.
Với việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo
hướng đổi mới giáo dục, đã rút ngắn được thời gian tìm hiểu tác phẩm, đồng
thời kích thích sự hứng thú, tìm tòi phát huy tư duy, khả năng sáng tạo của người
học, khiến giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Qua mỗi bài học, học sinh có
cái nhìn tổng quan hơn về giá trị của các tác phẩm đặt trong mối quan hệ với các
lĩnh vực lịch sử, địa lí, văn hóa... của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền khác
nhau trong quá trình phát triển của nó. Chúng tôi nhận thấy rằng, giải pháp này
không chỉ áp dụng với thể loại sử thi mà có thể vận dụng với tất cả những thể
loại tự sự dân gian khác, giáo viên cũng có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả
giảng dạy.

15


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Văn học dân gian Việt Nam là một trong hai bộ phận cấu thành nền văn
học dân tộc. Vì vậy việc cảm thụ được đúng ý nghĩa và giá trị của một tác phẩm
văn học dân gian, đặc biệt là các tác phẩm sử thi có ý nghĩa tích cực trong việc
hình thành nên nhận thức của học sinh về môn học. Dạy học về tác phẩm sử thi
không chỉ giúp học sinh có đời sống tinh thần phong phú mà còn giáo dục ý thức
và niềm tự hào về truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
- Để có một tiết học đạt kết quả tốt, người giáo viên phải chuẩn bị bài chu
đáo, nghiên cứu bài dạy, đầu tư thời gian vào chuẩn bị bài, tham khảo các tài
liệu, sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu…đồng thời hướng dẫn học sinh soạn bài,

chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Nhất là hướng dẫn học sinh chủ động trong các
hoạt động học tập của mình. Người giáo viên phải chủ động nắm bắt tâm lí,
năng lực đối tượng học sinh; phải nhiệt tình, say mê giảng dạy bằng tâm huyết,
khả năng bao quát vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy
học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm phát huy năng lực cảu học sinh.
Trên đây là “Một số kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm sử thi trong
chương trình Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Ngọc Lặc”. Với tinh thần “Dân
chủ- Kỉ cương- tình thương- trách nhiệm” và đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng tích cực, tôi rất mong đồng nghiệp chia sẻ ý kiến về kinh nghiệm
này để tôi có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu hơn trong giảng dạy.
3.2. Kiến nghị
- Sở giáo dục và đào tạo nên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nâng cao
hiệu quả dạy học bằng việc áp dụng các SKKN có hiệu quả, phù hợp với đối
tượng học sinh theo tinh thần đổi mới. Tăng cường tập huấn hướng dẫn, vận
dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho cán bộ giáo viên các
nhà trường trong toàn tỉnh.
- Ban giám hiệu cần trang bị thêm các tài liệu, phương tiện dạy học để
phục vụ tốt trong việc giảng dạy các tác phẩm sử thi trong chương trình ngữ văn
lớp 10 THPT.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Phí Mạnh Cường


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương tại
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
[2] Quyết định 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020
[3] Phan Trọng Luận (2009)- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập 1 - NXB
Giáo dục.
[4] Bộ giáo dục và đào tạo- Vụ giáo dục trung học (2010): Tài liệu tập
huấn giáo viên dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
chương trình giáo dục phổ thông- Nguyễn Trọng Hoàn chủ biên.
[5] Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, NXB Giáo
dục.
[6] Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:
-
-
-
-
-


17



×