Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

skkn phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.02 KB, 45 trang )

Bản đăng ký Sáng kiến năm học 2014 - 2015
I. Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Sở GD&ĐT Ninh Bình
II. Tác giả sáng kiến
Đồng tác giả sáng kiến:
1. Nguyễn Thu Thủy
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn
Email:
Điện thoại: 0915.666.771
2. Nguyễn Thị Minh Hoa
Chức danh: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn
Email:
Điện thoại: 0918.139.829
III. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Tên sáng kiến: Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi trong
chương trình Ngữ văn 10.
- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 giúp học sinh tiếp cận tác phẩm sử thi theo đúng đặc trưng thể loại, trên tinh
thần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp kiến thức và phát triển
năng lực học sinh.
________________________________________

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang



Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu

1-2

III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
I. Giải pháp cũ thường làm
II. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại
2.2. Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo hướng tích hợp
2.3. Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo hướng tích cực hóa vai trò
của người học
2.4. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh
Hiệu quả sáng kiến
Điều kiện và khả năng áp dụng
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
Phụ lục 1: Giáo án thể nghiệm
Phụ lục 2: Bảng minh họa
Phụ lục 3: Bài tập củng cố
Phụ lục 4: Bài kiểm tra
Tài liệu tham khảo

3
3

4
4
7
12
14
17
17
18
19
31
39
40
42

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai trò
quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn
góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em.

2


Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPT
đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những
phương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng
được các thầy cô giáo quan tâm.
Văn học với vai trò giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các em
kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như các
quốc gia trên thế giới. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời lượng

để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó với
nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.
Có thể nói giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều hứng thú và
sự say mê, tuy nhiên do độ lùi của thời gian, và có nhiều thể loại văn học dân
gian có đặc trưng riêng dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm văn
học cũng hạn chế.
1.2. Nếu các thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện cười, tục ngữ và ca dao được học sinh làm quen từ bậc tiểu học và
THCS, thì thể loại sử thi đến lớp 10 các em mới được làm quen. Đây là loại hình
dân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy, cách xây dựng nhân vật đặc trưng
theo thể loại. Vì vậy chúng ta không thể đánh đồng việc đọc hiểu văn bản sử thi
với các thể loại tự sự dân gian khác được.
1.3. Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình ngữ
văn hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong
phương pháp dạy và học.
Trước những yêu cầu của việc dạy và học trong thời điểm mới, cùng với
mong muốn học sinh thêm yêu quý gắn bó với nền văn học truyền thống của dân
tộc, chúng tôi quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản
sử thi trong nhà trường THPT để tạo nên hiệu quả hơn trong việc dạy học tác
phẩm văn học dân gian.
II. Mục đích nghiên cứu

3


Từ thực tế việc dạy và học đọc – hiểu môn Ngữ Văn và các tác phẩm sử
thi dân gian nói riêng, chúng tôi xin đóng góp một số đề xuất trong việc dạy –
đọc hiểu tác phẩm sử thi trong nhà trường phổ thông để học sinh có thể hiểu
sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học.
III. Đối tượng nghiên cứu

- Một số sử thi, đoạn trích sử thi trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 10 tập I
- Phương pháp dạy đọc - hiểu văn học dân gian.
- Giáo viên và học sinh lớp 10 trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu tài liệu
- SGK, SGV, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn lớp 10
- Tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh minh họa
2. Khảo sát thực tế
- Dự giờ thăm lớp
- Khảo sát tình hình thực tế
3. So sách đối chiếu
4. Phân loại, thống kê
5. Phương pháp đọc - hiểu

4


NỘI DUNG
I. Giải pháp cũ thường làm
1.1. Sử thi cũng như lịch sử phát triển của nó là một vấn đề không mới mẻ
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình khoa học đã khai thác
giá trị củ những bộ sử thi nổi tiếng. Các tác phẩm sử thi trong và ngoài chương
trình học cũng được nghiên cứu biên soạn, in ấn, xuất bản với số lượng lớn.
Tuy vậy, việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi là một vấn đề còn cần nhiều
sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia. Trong các cuốn sách nghiên cứu về sử thi,
những công trình khoa học về sử thi, hay những chuyên luận về văn bản sử thi
trong nhà trường, các tác giả đều chỉ ra được những đặc sắc của những tác phẩm
này trong đời sống văn học. Tuy nhiên chúng chỉ là những gợi mở, so sánh chứ
chưa đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ Văn ở THPT. Vì

thế chưa có một cái nhìn sáng rõ về vấn đề này.
1.2. Môn văn là một môn học đòi hỏi sự cần cù chăm chỉ của người học
khá cao, vì vậy với phương pháp dạy học văn cũ dễ dẫn đến tình trạng học sinh
thụ động, chịu sự tác động một chiều từ phía giáo viên, khiến giờ học văn có
tình trạng đọc chép, hoặc mang tính chất giáo điều, áp đặt chưa có tính thực tiễn.
Sử thi là một thể loại văn học có quy mô đồ sộ, nội dung một tác phẩm
khá dài. Trong cơ chế dạy học văn cũ, học sinh không được tự do trình bầy suy
nghĩ, ý kiến về những tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng nghe, vì
vậy đa phần học sinh thụ động chưa có ý thức tự tích lũy kiến thức, chưa có tư
duy sáng tạo đổi mới mà trông chờ vào ý kiến của giáo viên.
Với phương pháp dạy học cũ, giáo viên là người nắm vững tác phẩm và
truyền đạt lại nội dung cho học sinh. Với vai trò “người cảm thụ thay” cho học
sinh, giáo viên dường như khó có thể tạo được sự đồng hưởng cảm xúc. Mối
quan hệ giữa học sinh và tác phẩm sử thi cũng chính vì thế mang tính chất gián
tiếp. Học sinh không đọc, không tìm tòi, phát hiện mà chỉ cảm nhận hời hợt qua
bài giảng định hướng của giáo viên.

5


1.3. Ngày nay với sự thay đổi các phương pháp dạy học và phương thức
soạn giảng mới, vai trò của học sinh đã được nâng cao, tích cực hơn. Tuy nhiên
trong các giờ dạy về văn học dân gian, học sinh vẫn còn tỏ ra lúng túng, chưa
tiếp thu hết được nội dung ý nghĩa của văn bản. Nguyên nhân có thể do thể loại
văn học có độ lùi về thời gian, tư duy của các tác giả dân gian khác với tư duy
hiện đại ngày nay, hoặc cũng có thể nguyên nhân chính từ các truyền thụ kiến
thức của giáo viên còn quá khuôn mẫu chưa linh hoạt, đổi mới.
II. Giải pháp mới cải tiến
Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây khẳng
định việc đổi mới phương pháp dạy – học theo định hướng phát triển năng lực

học sinh là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người.
Chính vì vậy chúng tôi đề xuất một số phương pháp thực hiện đổi mới dạy học,
kiểm tra đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.1. Dạy đọc – hiểu văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại
Văn học dân gian gồm nhiều thể loại khác nhau, mỗi một thể loại có đặc
trưng riêng biệt. Vì vậy giáo viên dạy đọc – hiểu ở thể loại nào cần chú ý tới đặc
trưng của thể loại ấy để tránh sự nhầm lẫn.
2.1.1. Trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cốt truyện sử thi
qua hoạt động đọc ( kể, tóm tắt văn bản)
Khi cho học sinh đọc – hiểu giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu phần tóm
tắt văn bản trong mục tiểu dẫn, sau đó hệ thống lại các sự kiện cơ bản. Ngoài ra
trong phần giảng bình, giáo viên cần tập trung xoáy sâu vào các chi tiết liên
quan đến nội dung đoạn trích giúp học sinh có khả năng lí giải đầy đủ hơn một
số vấn đề trong đoạn trích.
Khi tóm tắt sử thi Đăm Săn, giáo viên chú ý hơn tới nội dung Đăm Săn
giao chiến với các tù trưởng khác. Điều này giúp học sinh nhận thức cuộc chiến
giữa Đăm Săn và Mtao Mxây nằm trong một chuỗi những chiến thắng của tù
trưởng này, và cuộc chiến này không chỉ mang mục đích giành lại vợ mà còn để
mở mang bờ cõi, xây dựng bộ lac. Hay khi tóm tắt sử thi Ô đi xê, giáo viên kể
cho học sinh những chi tiết liên quan đến cuộc trường chinh của Uy - lít - xơ

6


trên đường trở về và mưu trí của Pê - nê - lốp trong thời gian chờ đợi đối phó
với bọn cầu hôn. Qua đó học sinh sẽ hiểu trí tuệ hơn người của Uy - lít - xơ và
lòng chung thủy, dũng cảm của người vợ Pê - nê - lốp. Hoặc khi học về Sử thi
Rama, giáo viên kể về quá trình Rama cùng với những người bạn giải thoát Xita
khỏi tay quỷ vương để làm cơ sở lí giải sự ghen tuông của chàng. Những chi tiết
này là những gợi ý ban đầu giúp cho học sinh cắt nghĩa, lí giải đoạn trích trọn

vẹn. Vì vậy việc tóm tắt văn bản sử thi là hoạt động cần thiết trong giờ dậy
Đối với học sinh, văn bản sử thi luôn gắn với môi trường diễn xướng, nó
dùng để kể chứ không phải để đọc. Vì vậy trong quá trình đọc văn bản, tùy vào
nội dung từng tác phẩm, đoạn trích, giáo viên cần tìm ra phương pháp đọc phù
hợp để tạo nên sự hấp dẫn, tâm thế tiếp nhận tích cực cho học sinh. Giáo viên có
thể phân vai cho học sinh đọc lời các nhân vật, đọc lời của người kể chuyện.
Trong sử thi Tây Nguyên lời của người kể chuyện chính là tình cảm của nhân
dân dành cho nhân vật anh hùng. Tuy nhiên thời lượng đọc hiểu trên lớp không
đủ để đọc hết toàn văn bản. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn đối thoại giữa
hai tù trưởng thể hiện sự kịch tính của cuộc chiến đấu và một phần đoạn cuối lời
của người kể chuyện. Với đoạn trích Uy - lít - xơ trở về có thể chuyển thể thành
dạng đối thoại kịch. Giáo viên phân vai các nhân vật trong cảnh Uy - lít - xơ gặp
mặt Pê - nê - lốp. Do tính nguyên hợp của tác phẩm sử thi nên việc hướng dẫn
học sinh đọc – kể văn bản sẽ giúp các em tiếp nhận văn bản hiệu quả hơn.
2.1.2. Thứ hai khi dạy đọc hiểu tác phẩm, giáo viên cần chú ý đến những
sự kiện lịch sử xã hội trọng đại có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng đặt ra trong
văn bản. Ở tác phẩm Đăm Săn phản ánh con người và xã hội Tây Nguyên thời kì
chế độ công xã đang tan rã. Trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây để giành lại
vợ mình, người anh hùng đồng thời cũng bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn
làng mình. Vì vậy cuộc chiến đòi lại vợ chỉ là cái cớ để Đăm Săn chiến đấu tăng
thêm sức mạnh, uy tín cho cộng đồng mình.
Sử thi Ô đi xê phản ánh thời kì người Hy Lạp khám phá chinh phục biển
cả ngoài xứ sở của mình cũng là thời kì sắp xếp giã từ chế độ công xã thị tộc
7


bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ với sự xuất hiện của mô hình gia đình một vợ
một chồng. Đoạn trích Uy - lít - xơ trở về là cảnh gặp gỡ giữa hai vợ chồng sau
hai mươi năm xa cách đồng thời thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của hai
người.

Sử thi Ramayana kể về cuộc chiến của Rama với quỷ vương giành lại vợ,
tái hiện lại sự kiện người A- rya - da trắng từ miền Bắc Ấn tràn xuống đồng hóa
chinh phục những người Đra – vi - đa da màu Nam Ấn và đảo Lanka.
2.1.3. Thứ ba khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại cần nhấn
mạnh những đặc điểm loại hình của kiểu nhân vật sử thi, tránh tiểu thuyết hóa
trong cách phân tích nhân vật.
Trong sử thi, các nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tả ngoại
hình và chủ yếu qua lời nói, hành động. Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm chất và
tính cách, tâm lí nhân vật. Nhưng để làm rõ đặc điểm nhân vật sử thi, giáo viên
cần thể hiện được vẻ đẹp phi thường của nhân vật sử thi.
Nhân vật sử thi là con người của sự hoàn thiện, toàn mĩ. Đăm Săn tài năng
bản lĩnh dùng cảm phi thường, sức mạnh vô địch được thần và dân giúp đỡ. Uy lit - xơ “ muôn vàn trí xảo” và Pê nê lốp “ thận trọng, khôn ngoan” trong trích
đoạn Uy - lít - xơ trở về đại diện cho trí tuệ và tâm hồn người Hi Lạp. Họ là kết
tinh của cả cộng đồng nên khi hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, giáo viên cần
chỉ ra cho các em thấy mọi việc làm, mọi hành động của người anh hùng đều
nhìn dưới cái nhìn của cộng đồng.
Trong sử thi Đăm Săn, nhân bật luôn được đặt vào những biến cố để thể
hiện tính cách. Trong đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn luôn
được so sánh với nhân vật phản diện về chân dung, sức mạnh, tính cách. Mọi
hành động của người anh hùng này đều đại diện cho lí tưởng của nhân dân. Quá
trình chiến đấu của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê đê chế ngự thiên nhiên,
phát triển và bảo vệ cộng đồng.

8


Khi đọc hiểu đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên lại cần chỉ ra cho học
sinh đây không chỉ là tình tiết gay cấn của câu chuyện ghen tuông đơn thuần, mà
đây là một thử thách đạo đức để nhân vật khẳng định mình. Ở Rama, nhân dân
Ấn Độ không thể hiện ở trí tuệ tuyệt vời như Uy - lít - xơ mà sự phi thường của

chàng nằm ở ý thức danh dự cộng đồng. Giáo viên cần định hướng đúng cho học
sinh về sự ghen tuông của Rama ở đoạn trích Rama buộc tội. Chi tiết này không
làm cho chàng trở nên tầm thường ích kỉ, mà trái lại nhân vật hiện lên chân thực,
sống động, toàn diện và phi thường hơn. Như đã nói ở trên, nhân vật sử thi mang
tính chức năng nhiều hơn tính cách, vì vậy Rama chính là hiện thân của con
người bổn phận, con người danh dự. Giáo viên cần định hướng đúng đắn để học
sinh hiểu đặc trưng nhân vật sử thi, tránh những cách hiểu thiển cận, không đúng
về tác phẩm.
2.2. Dạy đọc – hiểu văn bản sử thi theo hướng tích hợp
Ngày nay với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp
dạy học, giáo viên cần hình thành cho học sinh năng lực vận dụng tổng hợp các
tri thức, kĩ năng không chỉ trong môn Ngữ Văn, mà còn trong các môn học khác
như: lịch sử, địa lý, công dân… kiến thức về văn hóa, xã hội, và liên hệ trong
đời sống thực tế.
Chúng ta cần kết hợp cả hai kiểu tích hợp: tích hợp dọc và tích hợp ngang
2.2.1. Tích hợp dọc theo chương trình các cấp học
Tích hợp dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học trước đó
theo nguyên tắc đồng trục. Nếu như các thể loại văn học dân gian khác như
truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao đều đã được học ở các cấp học trước thì
lên đến bậc THPT hoc sinh mới có điều kiện làm quen với sử thi. Tuy chưa có
nền tảng và về tri thức thể loại, nhưng cũng có được sự liên hệ với những kiến
thức liên quan đã học từ lớp dưới, những tri thức về thể loại khác để các em có
thể so sánh, đối chiếu. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi so sánh trong bài
giảng của mình như:

9


- Kể tên các thể loại văn học dân gian? Trong các thể loại đó, thể loại
nào chưa từng được học?

- Tại sao lại xếp sử thi vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao cũng kể về
người anh hùng dân tộc nhưng không thể xếp Thánh Gióng vào thể loại sử thi?
Đồng thời trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, các tác phẩm sử thi được
sắp xếp thành cụm, thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, hoặc liên hệ các tác
phẩm với nhau. Ví dụ khi học xong hai tác phẩm Đăm Săn và Ô đi xê giáo viên
có thể tổng hợp cho học sinh thấy tuy cùng viết về những anh hùng của dân tộc
nhưng Đăm Săn là sử thi dân gian mang tư duy hồn nhiên, chất phác còn Ô đi xê
và Ramayana là sử thi bác học vì thế phong phú, phức tạp, sâu sắc tinh tế hơn.
Ô- đi - xê được nhà thơ Hô – me – rơ tăng cường tính nhân bản, thẩm mĩ thì
Ramayana được đạo sĩ Van – mi – ki tô đậm hơn chất tôn giáo và tâm linh.
Sau khi học xong các tác phẩm giáo viên có thể cho học sinh lập bảng so
sánh
Tiêu chí
Loại sử thi
Tác giả
Đặc điểm

Sử thi Đăm Săn

Sử thi Ramayana

Sử thi dân gian
Nhân dân Tây Nguyên
Tư duy chất phác, hồn

Sử thi Ô – đi – xê
Sử thi anh hùng
Sử thi bác học
Thi sĩ: Hô – me- rơ
Mang tính nhân văn


nhiên

và giá trị thẩm mĩ

giáo, tâm linh

Sử thi bác học
Đạo sĩ: Van – mi - ki
Mang màu sắc tôn

Giáo viên có thể giúp học sinh lập bảng thống kê để thấy điểm tương
đồng giữa nội dung các sử thi anh hùng
Tác phẩm
Đăm Săn
Ô – đi – xê
Ramayana

Anh hùng
Đăm Săn
Uy- lít – xơ
Rama

Kẻ đối địch
Mtao Mxây
108 kẻ cầu hôn
Ra- van- na

Người vợ
Hơ Nhị

Pê – nê- lốp
Xi – ta

Người trợ giúp
Ông trời
Gia nhân
Đội quân khỉ

Giáo viên cũng có thể so sánh hai sử thi anh hùng của văn học nước ngoài
bằng bảng thống kê
Tiêu chí
Đất nước
Văn minh

Sử thi Ô – đi – xê
Hy Lạp
Phương Tây

Sử thi Ramayana
Ấn Độ
Phương Đông

10


Nội dung

Đặc điểm
Giá trị


Cuộc phiêu lưu trên biển của Uy

Hành trình trong rừng sâu của

– lít – xơ tiêu biểu cho quá trình

Rama tái hiện quá trình người Ấn

người Hy Lạp vươn ra biển mở

Độ hướng tới những suy tư về tôn

rộng giao lưu thương nghiệp

giáo, triết học, thấy được mối quan

Mang màu sắc thực tiễn
Gửi gắm khát vọng trí tuệ

hệ giữa con người và vũ trụ
Mang tính tôn giáo tâm linh
Nhấn mạnh phẩm chất đạo đức

Khi giảng dạy ba tác phẩm sử thi trong nhà trường, tuy rằng mỗi tác
phẩm viết trong thời kì khác nhau với nội dung và ý nghĩa khác nhau nhưng
giáo viên luôn cần có ý thức so sánh đối chiếu để học sinh có tư duy cụ thể, rõ
ràng về thể loại văn học này
2.2.2. Tích hợp kiến thức liên môn
Tích hợp ngang kiến thức các môn học có liên quan đến nhau hiện nay
đang là một phương pháp được sử dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy

học môn Ngữ văn trong trường THPT. Bên cạnh việc tích hợp ba phân môn của
môn Ngữ Văn : đọc văn, tiếng Việt và làm văn, giáo viên cần đưa thêm những
kiến thức về văn hóa, xã hội, con người vào bài học để gia tăng thêm kiến thức
thực tế, tạo nên sự hiểu biết toàn diện cho học sinh.
Khi dạy đọc hiểu về thể loại sử thi trong chương trình THPT, giáo viên
khai thác văn bản theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết, đúng với yêu
cầu của phương pháp dạy học Văn. Bên cạnh đó, với phương pháp tích hợp kiến
thức liên môn không chỉ giúp giáo viên truyền tải nội dung bài học phong phú,
mà còn giúp học sinh đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy hết được cái hay
cũng như vẻ đẹp riêng của sử thi so với các thể tự sự dân gian khác.
Có thể thấy các tác giả sách giáo khoa đã lấy chính những tác phẩm đọc
văn làm ngữ liệu cho các bài tiếng Việt, làm văn trong chương trình. Tiêu biểu
như trong bài: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, có câu hỏi đặt
ra:

11


Đọc đoạn trích Uy – lit - xơ trở về ( trích sử thi Ô – đi – xê) anh ( chị )
hãy cho biết:
- Hô – me – rơ kể chuyện gì?
- Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc quan trọng đó là sự việc
gì, được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của
Hô – me- rơ trong nghệ thuật kể chuyện khổng, vì sao? ( sách giáo khoa Ngữ
Văn 10 tập I, trang 64)
Trong bài Văn bản văn học ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập I, trang 59)
Sử thi Đăm Săn được lấy làm ngữ liệu tìm hiểu đặc điểm của văn bản văn học
Trong bài: Tóm tắt văn bản tự sự ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập I,
trang 89) yêu cầu: Có thể tóm tắt chuyện của những nhân vật nào trong đoạn
trích Uy – lit – xơ trở về? hãy viết bản tóm tắt chuyện của một nhân vật trong

đoạn trích đó.
Hay trong phân môn làm văn, các văn bản sử thi có thể lấy làm đề bài cho
các bài viết: thuyết minh, tự sự, hoặc nghị luận văn học.
Giáo viên cần tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xã hội khi giảng
dạy về sử thi bởi đây là thể loại được hình thành trong thời kì các tác phẩm văn
học sử học, triết học rất gần gũi với nhau về nội dung.
Có thể thấy những văn bản trong chương trình học có rất nhiều ngôn ngữ
cổ ( hiện nay không còn xuất hiện). Đây chính là cách gọi tên định danh sự việc
theo tư duy của người cổ đại tạo nên “ không khí thời đại sử thi”. Tuy nhiên
chính điều đó cũng gây lên những khó khăn khi học sinh đọc – hiểu tác phẩm.
Chính vì vậy việc cung cấp kiến thức về văn hóa xã hội là rất cần thiết để học
sinh tiếp nhận văn bản thuận lợi.
Khi hướng dẫn đọc hiểu sử thi Đăm Săn, giáo viên có thể cung cấp cho
học sinh những quan niệm trong băn hóa dân gian của người Ê đê. Đó là tục lệ “
Nối dây” trong hôn nhân xưa, là sinh hoạt mang văn hóa cồng chiêng của nhân
dân Tây Nguyên. Giáo viên có thể giới thiệu những hình ảnh về trang phục

12


truyền thống, cách ăn ở, cách sử dụng những dụng cụ nhạc điệu của người Ê Đê
để học sinh hình dung cụ thể hơn cách sống cách suy nghĩ của những dân tộc
này.
Không chỉ những kiến thức về văn hóa xã hội của các dân tộc khác trong
nước, mà những kiến thức về các quốc gia khác trên thế giới cũng rất cần thiết
và gây được sự chú ý, thích thú cho học sinh, tạo hiệu quả cho bài học. Văn
minh Ấn Độ xuất hiện và tồn tại từ rất lâu đời với những nét đẹp truyền thống
rất riêng. Người Ấn Độ luôn soi chiếu mỗi cá nhân dưới góc độ đạo lí và tôn
giáo. Vì vậy Ra ma quên đi nguy hiểm để cứu Xi Ta nhưng cũng chính chàng
sẵn sàng ruồng bỏ Xi ta để làm tròn bổn phận một vị vua mẫu mực. Xi ta sẵn

sàng hi sinh tính mạng để chứng minh sự trong sáng, danh tiết của một người
phụ nữ thủy chung.
Việc cung cấp tri thức về đời sống văn hóa xã hội cho học sinh về mỗi
dân tộc, mỗi thời đại là rất cần thiết, nhất là trong xã hội hiện đại đã có độ lùi về
thời gian khiến việc tiếp nhận giá trị tác phẩm sẽ hạn chế hơn.
Khi giảng dạy về tác phẩm Đăm Săn, giáo viên có thể giới thiệu về quá
trình hình thành các bộ tộc các buôn làng. Giới thiệu cho học sinh kiến thức về
lịch sử qua các tranh ảnh, số liệu hay những sự kiện trong đại gắn liền với cuộc
sống của người Ê đê. Giáo viên trình chiếu những kiến thức về địa lý, những địa
bàn sinh sống chủ yếu của con người Tây Nguyên, cách sống cách sinh hoạt, săn
bắn, hái lượm của họ. Về văn hóa, giáo viên giới thiệu với học sinh kiến thức về
cách ăn ở, sinh hoạt, lối trang phục, phong tục tập quán của họ để học sinh có
thể tượng tượng hình dung được về chân dung của tù trưởng Đăm Săn qua
những lời kể trong sử thi.
Hoặc khi dạy về tác phẩm Ô – đi – xê, giáo viên giới thiệu về bộ thần
thoại Hy Lạp nổi tiếng với các vị thần tiêu biểu. Giáo viên giới thiệu về cuộc
chiến thành Tơ Roa và vai trò của Uy – lit – xơ trong cuộc chiến này. Đây vừa là
kiến thức văn hóa, văn học, vừa là kiến thức lịch sử xã hội. Giáo viên có thể giới

13


thiệu các công trình nghệ thuật đặc trưng cho nền văn minh phương Tây, lối ăn
mặc, trang phục của người phụ nữ, đàn ông Hy Lạp thời kì trước. Việc đưa thêm
những kiến thức tích hợp như vậy không khiến mất thời gian của tiết học mà
càng làm phong phú đa dạng nội dung, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.
2.3. Dạy đọc hiểu tác phẩm sử thi theo hướng tích cực hóa vai trò của người
học
Dạy học theo hướng tích cực là dạy học nhằm phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh . Học sinh không chỉ chủ động tìm hiểu, tiếp cận văn bản

mà còn cần có ý thức đọc, suy ngẫm, liên tưởng và tăng cường tính tự chủ để
hoàn thiện trí tuệ và nhân cách cá nhân thông qua môn học. Sử thi với đặc điểm
riêng của mình đã trở thành một thể loại có ưu thế trong việc dạy học theo
hướng tích cực
Giáo viên có thể áp dụng những phương pháp như sau để đổi mới giờ dạy
tăng hiệu quả bài học
2.3.1. Phương pháp gợi mở
Có thể nói phương pháp gợi mở là phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất trong việc dạy đọc – hiểu văn bản hiện nay. Phương pháp này được thực
hiện thông qua hệ thống các câu hỏi và sự đối thoại giữa các giáo viên và học
sinh. Giờ đọc – hiểu sẽ có hàng loạt những câu hỏi mang tính chất vấn đáp để
học sinh thảo luận, trao đổi, nắm bắt được nội dung bài. Phương pháp này tạo ra
bầu không khí dân chủ cho giờ học, kích thích sự sáng tạo của học sinh, khắc
phục hạn chế của giờ học mang tính chất đọc, chép trước đây.
Hệ thống câu hỏi được dùng trong bài học phong phú, đa dạng, linh hoạt,
đồng thời cũng phải bám sát đối tượng. Để thực hiện điều này, giáo viên cần
phải nắm chắc nội dung văn bản, hiểu kĩ từng chi tiết tác phẩm đưa ra câu hỏi
phù hợp.
Với đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây” giáo viên có thể đưa ra các
dạng câu hỏi như

14


- Trận đánh nhau với Mtao Mxây được miêu tả qua những chặng nào?
Để trả lời câu hỏi này, giáo viên có thể gợi ý học sinh bằng những câu hỏi
nhỏ :
- Diễn biến của hiệp đấu thứ nhất như thế nào? Thái độ và tài năng của
Đăm Săn và Mtao Mxây được thể hiện thế nào?
- Cảnh hai người múa khiên được miêu tả đối lập như thế nào? Tại sao

Đăm Săn không múa khiên trước mà để Mtao Mxây múa trước?
- Theo em tài nghệ của Mtao Mxây có đúng như hắn khoe khoang hay
không?
Hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của hiệp đấu thứ 2 bằng
các câu hỏi:
- Ở hiệp đấu thứ 2, ai là người múa khiên trước?
- Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị quăng cho Mtao Mxây nhưng Đăm Săn
lại giành được nói lên điều gì?
- Ý nghĩa của chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn là gì?
Tương tự như vậy ở các tác phẩm khác, giáo viên có thể đưa ra những câu
hỏi gợi mở khi phân tích về những chi tiết quan trọng trong văn bản. Trong đoạn
trích “ Uy - lit - xơ trở về” khi tìm hiểu cuộc gặp gỡ của hai vợ chồng, giáo viên
có thể đặt câu hỏi:
- Trước khi Uy - lit – xơ trở về, Pê – nê – lốp rơi vào hoàn cảnh như thế
nào?
- Khi được nhủ mẫu báo tin chồng trở về, tâm trạng của nàng ra sao?
- Qua cử chỉ và lời nói của nàng cho thấy Pê – nê – lốp là người phụ nữ
như thế nào?
Hệ thống câu hỏi gợi mở được giáo viên đưa ra để giúp học sinh theo sát
nội dung tác phẩm, nắm chắc được ý nghĩa của văn bản sử thi.
2.3.2. Xây dựng tình huống có vấn đề trong giờ đọc – hiểu

15


Là một thể loại có từ lâu đời có khoảng cách xa so với thời đại ngày nay,
trong quá trình khám phá văn bản sẽ nẩy sinh không ít vấn đề. Đây là những tình
huống giáo viên có thể đặt ra để học sinh khám phá.
Khi học về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây giáo viên có thể đặt vấn đề
- Cuộc chiến của Đăm Săn có phải chỉ là cuộc chiến đòi lại vợ hay

không? Hay còn vì lí do khác, lí do đó là gì?
Trong đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên có thể nêu vấn đề bằng câu hỏi
- Theo em Xi ta có tội không? Tại sao tác giả để Ra ma buộc tội chứ
không phải là luận tội?
- Vì sao tác giả dân gian lại để Xi ta lựa chọn cach nhẩy vào ngọn lửa để
chứng minh sự trong sáng của mình?
Với những tình huống này, học sinh suy nghĩ trả lời để làm nổi bật được
đặc trưng của thể loại văn học sử thi. Học sinh được khuyến khích tự tìm tòi,
phát biểu, phát huy tính sáng tạo của mình để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra giáo viên sẽ có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy,
kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để bàn bạc, trao đổi về những chi tiết
những sự kiện quan trọng trong văn bản.
2.4. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
Nhằm mục đích tăng thêm hiệu quả tích cực cho giờ dạy đồng thời có thể
đánh giá năng lực học sinh thường xuyên định kì sau từng bài giảng, giáo viên
có thể đầu tư thời gian soạn những dạng câu hỏi ngăn, bài tập tái hiện kiến thức
hoặc những câu hỏi mang tính chất chất giải quyết tình huống để đánh giá năng
lực của học sinh
2.4.1. Củng cố kiến thức bài dạy bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách
quan
Sau mỗi một bài học giáo viên có thể tiến hành kiểm tra nhanh mức độ tiếp thu
bài học của học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn các phương án có

16


sẵn, hoặc hình thức câu hỏi đúng sai. Ở dạng kiểm tra này giáo viên có thể vừa
tóm tắt, tái hiện lại nội dung bài học, học sinh cũng có thể ôn tập, tự kiểm tra lại
kiến thức sau một tiết học. Đối với thể loại sử thi với nội dung tác phẩm dài,

hình thức văn bản đồ sộ, phương pháp kiểm tra này rất cần thiết để đánh giá
được năng lực tư duy thực tiễn của học sinh.
2.4.2. Hệ thống câu hỏi thông qua trò chơi ô chữ
Sử thi đa phần là những tác phẩm dài nên phân phối chương trình thường
là 2 tiết học / 1 văn bản. Để tạo được sự hấp dẫn cho bài học, vừa củng cố bài
cũ, vừa giới thiệu nội dung bài mới, thay bằng hình thức kiểm tra bài cũ gọi lên
bảng, ra câu hỏi, giáo viên có thể cho học sinh tái hiện kiến thức đã học bằng
hình thức trò chơi ô chữ. Với cách làm này có thể cùng một lúc kiểm tra được
kiến thức của nhiều học sinh, vừa tạo nên sự hứng thú, chú tâm đến bài học,
đồng thời tiết kiệm được thời gian kiểm tra bài cũ nhưng vẫn đem lại hiệu quả
tích cực cho giờ dạy.
Khi dạy đọc hiểu về đoạn trích “ chiến thắng Mtao Mxây”, sau khi giới
thiệu cho người đọc cuộc chiến của hai tù trưởng và chiến thắng của Đăm Săn ở
tiết 1, trước khi sang nội dung tiết 2 phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn
trong cảnh mừng chiến thắng, giáo viên có thể đưa ra năm đến sáu câu hỏi nhỏ
để học sinh tìm ý trả lời điền vào những ô chữ có sẵn:
Câu 1: Đăm Săn đã dùng vũ khí gì để tiêu diệt được kẻ thù?
Câu 2: Đăm Săn là sử thi viết về đề tài gì
Câu 3: Ở hiệp đấu thứ nhất, Đăm Săn và Mtao M xây tranh tài bằng cách
nào?
Câu 4: Đăm Săn phải lấy hai người vợ của chú theo tục lệ nào của người
Tây Nguyên?
Giáo viên có thể lựa chọn những chi tiết trong văn bản, hoặc lựa chọn
kiểm tra những kiến thức ngoài văn bản có liên quan. Điều đó thúc đẩy học sinh

17


có nhu cầu tìm kiếm thông tin, tự phát huy khả năng sáng tạo, tạo không khí học
tập trong lớp học.

Với những phương pháp này chẳng những vai trò của người học trở nên
chủ động tích cực mà bản thân giáo viên cũng tìm thấy hứng thú trong việc
giảng dạy và truyền đạt. Giờ đọc – hiểu sẽ trở nên hấp dẫn, không khuôn sáo,
khô khan, mang lại hiệu quả tích cực hơn.

18


HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kết quả thu được khi dạy đọc – hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể
loại, tích hợp kiến thức liên môn, và phương pháp phát huy vai trò tích cực của
người học như sau
Lớp
10 E
10 G

Sĩ số
34
33

Giỏi
3 = 8,8%
4= 12,1%

Điểm
Khá
Trung bình
19 = 55,9% 12= 35,3% 0
18=54,5% 11= 33,3% 0


Yếu

Trước đó khi chúng tôi chưa áp dụng phương pháp này vào giảng dạy,
cũng hệ thống câu hỏi kiểm tra như vậy, kết quả thu được ở học sinh lớp 10 A
như sau:
Lớp
10 A

Sĩ số
33

Giỏi
1= 3%

Điểm
Khá
Trung bình
Yếu
14= 42,5% 17=51,5% 1= 3%

ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Như vậy khi chúng tôi thay đổi phương pháp dạy đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận từ chính quá trình đánh giá kiến thức của học sinh khối 10.
Phương pháp đổi mới trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản sử thi đã thể hiện
tính khả thi và hiệu quả xã hội khá tốt, hoàn toàn có thể áp dụng trong việc
giảng dạy tại trường THPT trong môn Ngữ Văn.
Với cách thức này vừa rút ngắn thời gian tìm hiểu tác phẩm, vừa tạo thói
quen tích cực học tập, sưu tầm, tìm kiếm tài liệu cho học sinh đồng thời phát
huy tư duy, khả năng sáng tạo của người học, khiến giờ học tác phẩm văn học
dân gian trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng, giải pháp

này không chỉ áp dụng với thể loại sử thi mà với tất cả những thể loại tự sự dân
gian khác, giáo viên cũng có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học.

19


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Văn học dân gian Việt Nam là một trong hai bộ phận cấu thành nền văn
học dân tộc. Nếu văn học viết là bộ phận quan trọng quyết định đến diện mạo và
sự phát triển của văn học dân tộc, thì văn học dân gian lại là bộ phận cơ bản, vừa
là nguồn gốc, vừa là nền tảng cho văn học viết nói riêng và văn học Việt Nam
nói chung. Vì vậy việc cảm thụ được đúng ý nghĩa và giá trị của một tác phẩm
văn học dân gian có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành nên nhận thức của
học sinh về môn học. Dạy học về bộ phận văn học dân gian này không chỉ giúp
các em có đời sống tinh thần phong phú mà còn giáo dục ý thức và niềm tự hào
về truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
Với những đề xuất về phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm Sử thi trong
nhà trường THPT nói chung và đặc biệt trong chương trình Ngữ văn lớp 10 nói
riêng, chúng tôi mong muốn được đóng góp thêm một tiếng nói để bổ sung,
hoàn thiện hơn nữa phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản văn học dân gian
Trên đây là những ý kiến của riêng cá nhân người viết rút ra từ những
kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi tin tưởng rằng với nhiệt huyết của
người giáo viên, lòng say mê với nghề và ý thức học tập của học sinh nhà
trường, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để đem lại cho học sinh những giờ học hiệu
quả, hấp dẫn, có ý nghĩa.

20


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1
Giáo án thể nghiệm
CHIẾN THẮNG MTAO – MXÂY
( Trích sử thi Đăm San)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Giúp HS hiểu : - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự
thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa;
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và
các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
2. Về kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
- Kĩ năng nhận định, phân tích tình huống trong đời sống.
3. Về thái độ:
- Tạo hứng thú, thói quen cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá những vấn
đề khác của tác phẩm cũng như đối với các tác phẩm văn học khác.
- Giúp học sinh có ý thức sâu sắc hơn về danh dự, ý thức, nhân phẩm.
- Giúp học sinh nâng cao ý thức bồi đắp lý tưởng, lẽ sống đẹp cho bản
thân, biết hành động để thực hiện lý tưởng, lẽ sống đó.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1
-Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10
- Soạn giáo án, thiết kế bài học.
- Máy chiếu, tranh ảnh minh họa
2. Học sinh
- Đọc Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1
- Sách bài tập Ngữ Văn 10 tập 1


21


- Soạn bài
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phương pháp gợi mở, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp đọc – diễn cảm
- Phương pháp trực quan
- Thảo luận nhóm
- Giáo viên ra câu hỏi thảo luận cho 4 nhóm học sinh tìm hiểu
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Kể tên các thể loại văn học dân gian? Trong các thể loại đó, thể
loại nào chưa từng được học?
- Tại sao lại xếp sử thi vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao cũng kể về
người anh hùng dân tộc nhưng không thể xếp Thánh Gióng vào thể loại sử thi?
3. Bài mới:
Nếu Hy Lạp tự hào với những bộ sử thi đồ sộ của Hô – me – rơ: I – li – át
và Ô – đi – xê, thì dân tộc Việt Nam cũng có những trường ca lớn như Đẻ đất ,
đẻ nước của người Mường dài 8503 câu thơ kể về sự hình thành của trời đất và
con người, sử thi Đăm Săn của người Ê Đê ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp vị tù
trưởng anh hùng. Phẩm chất đánh quý của Đăm Săn là vẻ đẹp đại diện cho cả
cộng đồng dân tộc. Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, M xây” kể về cuộc chiến
của vị anh hùng chống lại kẻ thù mở mang buôn làng. Đoạn trích để lại cho
người đọc nhiều ấn tượng
Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1

Yêu cầu cần đạt

I. Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung về tác

1. Sử thi

phẩm

a. Khái niệm

GV cho học sinh đọc phần

Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn

tiểu dẫn SGK

sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp xây dựng những
22


HS: Đọc to, rõ ràng

hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể

Gv: Các em nhắc lại khái

về nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng

niệm sử thi ? sử thi có


đồng của cư dân thời cổ đại. Sử thi có hình thức

những loại nào?

diễn sướng riêng ( hát, kể)

GV giới thiệu về đặc trưng

b. Phân loại

của sử thi ( bảng minh

Sử thi thần thoại

họa 1)

Sử thi anh hùng

GV: Sử thi Đăm Săn thuộc
vào loại sử thi nào?
HS: suy nghĩ trả lời
GV giới thiệu cho học sinh
các tiểu loại của sử thi, các
tác phẩm tiêu biểu. Giới
thiệu đặc trưng văn hóa
Tây Nguyên qua những số
liệu, hình ảnh minh họa
( bảng minh họa 2)

2. Sử thi Đăm Săn

a. Đề tài:

GV hướng dẫn học sinh

Viết về đề tài chiến tranh

tìm hiểu về sử thi Đăm Săn Số phận cá nhân thống nhất cao độ với số phận
GV giới thiệu về nguồn

thị tộc

gốc và đặc điểm của tác

b. Tóm tắt nội dung

phẩm
( Bảng minh họa 3)
GV yêu cầu học sinh tóm
tắt nội dung văn bản
HS suy nghĩ, cử đại diện
trình bầy

23


GV trình chiếu phần tóm

c. Giá trị

tắt trên máy chiếu


Bộ sử thi dài Đăm San (2077 câu), thể hiện nét

( bảng minh họa 4)

lịch sử văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên
là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại sử thi anh
hùng .
3. Đoạn trích.

GV hướng dẫn học sinh

a. Vị trí

tìm hiểu về đoạn trích

Chiến thắng Mtao MXây ở nửa đầu của tác
phẩm kể lại diễn biến cuộc chiến của Đăm Săn

- Nêu vị trí của đoạn trích?

với tù trưởng Mtao Mxây nhằm cứu vợ và mở

GV hướng dẫn HS đọc văn rộng đất đai
bản và chia bố cục

b. Bố cục

Gv yêu cầu học sinh đóng


- Phần một (từ đầu cho đến Chúng ta ra về

vai đọc 1 phần văn bản

nào !): Cuộc giao đấu giữa Đăm Săn và Mtao

Thể hiện giọng đọc và kể

Mxây

theo các vai : Đăm Săn,

- Phần hai (còn lại) : Cảnh ăn mừng chiến thắng

Mtao Mxây, dân làng, tôi tớ

của Đăm Săn cùng dân làng

và người kể chuyện.
- Giọng Đăm Săn : quyết
liệt, hùng tráng.
- Giọng Mtao Mxây : khôn
khéo, mềm mỏng.
- Giọng dân làng : tha thiết.
- giọng người kể chuyện linh
hoạt

Hoạt động 2

II. Đọc – hiểu văn bản


GV hướng dẫn học sinh

1. Cuộc giao đấu giữa Đăm Săn và Mtao

đọc hiểu văn bản.

Mxây
a. Đăm Săn thách đấu

24


GV cho học sinh đối sánh
hai nhân vật trong cuộc
giao đấu

(từ đầu cho đến Ngươi cứ múa đi, ơ diêng !)
Đăm Săn
- Đến tận chân cầu

Mtao Mxây
- Sợ hãi nhưng vẫn

thang thách đấu

tìm cách trêu tức
Đăm Săn

HS chú ý vào đoạn văn đầu

tiên miêu tả Đăm Săn
thách đấu
GV đặt câu hỏi thảo luận
- Khi Đăm Săn đến nhà kẻ
thù, chàng đã thách đấu ra
sao? Thái độ của Mtao
Mxây như thế nào? Nhận
xét về hai nhân vật?
HS trình bầy
Giáo viên tổng hợp, đánh
giá
Nhóm 2: Trận đánh diễn ra
như thế nào? Có mấy hiệp?
- Diễn biến của hiệp đấu

- Dùng lời lẽ khích

- Sợ Đăm Săn đánh

dụ kẻ thù: dọa đốt

lén không dám

sàn, đốt nhà

xuống.

-> Tuyên chiến với
thái độ quyết liệt
- Coi thường Mtao


- Phải giao hẹn trước

Mxây, tuyên bố

khi ra khỏi nhà

không đánh kẻ thù
khi đang đi xuống
-> Đăm Săn dụ được

-> Hình dáng dữ tợn,

kẻ thù ra khỏi nhà để

trang bị vũ khí nhưng

quyết đấu, thái độ tự

tần ngần do dự, hèn

tin, đường hoàng,

nhát, run sợ

quân tử
b. Cuộc chiến đấu của Đăm Săn và Mtao
Mxây

thứ nhất như thế nào? Thái


Mtao Mxây
- Mtao Mxây múa

Đăm Săn
- giữ thái độ bình

độ và tài năng của Đăm

khiên trước, tỏ ra kém

tĩnh thản nhiên =>

Săn và Mtao Mxây được

cỏi “khiên hắn kêu

bản lĩnh một tù

thể hiện thế nào?

lạch cạch như quả

trưởng

GV đặt câu hỏi để học sinh

mướp khô”

thảo luận


- Mtao Mxây “ bước

- Đam San múa

- Cảnh hai người múa

thấp bước cao chạy

“một lần xốc tới,

25


×