Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Bát Giác Liên (Podophyllum tonkinense Gagnep) làm cơ sở cho việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm tại xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 56 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ........................................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 5
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 6
1.2.3 Tình hình nghiên cứu ở Hà Giang ................................................................ 9
1.2.4.Kết luận ...................................................................................................... 11
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 12
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 12
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 12
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 12
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 12
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 12
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................. 13
2.4.1. Công tác chuẩn bị. ..................................................................................... 13
2.4.2. Phƣơng pháp kế thừa số liệu chọn lọc. ..................................................... 13
2.4.3. Phƣơng pháp ngoại nghiệp ........................................................................ 13
2.4.4. Phƣơng pháp nội nghiệp. .......................................................................... 20
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu .............................. 21
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 21
3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội............................................................................ 23
3.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ...................................................................... 23
3.3. Kinh tế .......................................................................................................... 25



3.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất........................................................................ 25
3.3.2. Tình hình sản xuất ..................................................................................... 25
3.4. Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, di
tích, danh thắng du lịch và môi trƣờng ............................................................... 25
3.4.1. Hiện trạng về dân cƣ nhà ở ....................................................................... 25
3.5. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất .................................................. 27
3.5.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2016. ............................................. 27
3.5.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức........... 28
3.5.3. Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất ........................................ 28
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 31
4.1. Một số đặc điểm lâm học của loài Bát giác liên tại khu vực xã Tả Lùng .... 31
4.1.1. Phân bố loài cây Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu ............................. 31
4.1.2. Cấu trúc tổ thành rừng nơi có Bát giác liên phân bố ................................ 33
4.1.3. Độ tàn che và độ che phủ của rừng nơi có Bát giác liên phân bố ............. 34
4.1.4. Tình hình tái sinh của Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu..................... 35
4.2. Thực trạng công tác bảo tồn loài Bát giác liên tại xã Tả Lủng, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.............................................................................................. 37
4.2.1. Đặc điểm tình hình khai thác loài Bát giác liên trên địa bàn xã. .............. 37
4.2.2. Công tác bảo tồn Bát giác liên tại xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang ................................................................................................................... 40
4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Bát giác liên dựa trên kết
quả nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 44
4.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................. 44
4.3.2. Giải pháp về khoa học kĩ thuật.................................................................. 45
4.3.3. Giải pháp về kinh tế- xã hội. ..................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng là thế mạnh của Hà Giang, tổng diện tích đất lâm nghiệp
có rừng là 375,723ha. Trong đó đất rừng phòng hộ có 226.698ha, trong đó có
trên 100 ha rừng kinh tế, có 300.000ha đất trống có thể xây dựng và phát triển
100.000 đến 200.000ha rừng kinh tế. Đây là nguồn tài nguyên bền vững cho
ngành xây dựng và phát triển ngành công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ,
công nghiệp - thủ công nghiệp chế biến hàng mây – tre đan và các ngành công
nghiệp khác có nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ lâm nghiệp và bán thành phẩm
từ lâm nghiệp, hệ thực vật rừng và lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng và phong phú.
Có rất nhiều loài cây, các loài lâm sản ngoài gỗ quý hiếm, nhiều loài đƣợc bảo
tồn trong Sách Đỏ, chúng có giá trị rất cao và nhiều tác dụng: Làm nhà, làm
dƣợc liệu, cây cảnh, đồ trang sức…
Rừng ở Hà Giang có diện tích lớn và đa dạng, nó không những có tác
dụng chống xói mòn, lũ lụt, bảo vệ đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và bảo tồn
đa dạng sinh học… mà còn góp phần lớn vào việc xây dựng các vùng miền văn
hóa riêng. ở Hà Giang, hơn 80% dân số sống ở các vùng nông thôn, cuộc sống
ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu bằng các ngành nông lâm
nghiệp. Đặc biệt là ở miền núi, do tỷ lệ nghèo đói còn chiếm tỷ lệ cao, trình độ
văn hóa còn thấp cuộc sống ngƣời dân sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng và các
sản phẩm từ rừng. Vì vậy, họ không ngừng tác động vào nguồn tài nguyên rừng
để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ: chặt phá rừng bừa bãi, đốt nƣơng làm rẫy,
khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ làm cho diện tích rừng ngày càng suy
giảm gây ảnh hƣởng không nhỏ tới đa dạng sinh học và suy thái môi trƣờng sinh
thái. Mặt khác, do nhu cầu cầu thị trƣờng về các sản phẩm từ rừng ngày càng
cao, trong khi đó công tác quản lý, bảo vệ còn yếu kém nên một số loài bị khai
thác rất nhiều đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng, thậm chí một số loài đã
bị tuyệt chủng hoàn toàn không còn khả năng tái tạo. Do đó việc bảo về và phát
triển rừng đang đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc ta rất quan tâm và chú trọng và đầu tƣ
ngày càng nhiều vào công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
1



Xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong số những xã có
chứa rất nhiều loài động thực vật và có tính đa dạng sinh học cao, có rất nhiều
loài cây quý hiếm cần phải bảo vệ, trong đó có loài cây Bát giác liên. Đây là
nguồn gen quý hiếm có giá trị cao. Thân rễ, lá hoặc cả cây đều đƣợc dùng làm
thuốc chữa rắn cắn, ung nhọt, giải độc, tiêu phù…loài hiện nay bị khai thác rất
nhiều để làm thuốc hoặc bị mất đi do nạn tàn phá rừng nên số lƣợng còn rất ít
trên địa bàn xã nên cần có những biện pháp bảo vệ phù hợp để bảo tồn nguồn
gen quý để phụ vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn.
Để đảm bảo đƣợc tính đa dạng sinh thái và bảo tồn nguồn gen quý, hiếm
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
cây Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep) làm cơ sở cho việc bảo
tồn loài thực vật quý hiếm tại xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên ĐDSH trên lãnh thổ cũng nhƣ của Hà Giang đã và đang bị suy giảm.
Nhiều hệ sinh thái và môi trƣờng sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài và dƣới
loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tƣơng lai gần. Yêu cầu
đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các loài động thực
vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu
quả.

∗ Về cơ sở sinh học

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm,
ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng...Là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa
con ngƣời và thế giới tự nhiên.

∗ Về cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất
nƣớc. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần
phải giải quyết nhƣ quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của
biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH …
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế giới ,
chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam, để hƣớng dẫn, thúc đẩy
công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học
đƣợc sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà
nƣớc về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi
trƣờng sinh thái. Các loài đƣợc xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa
tuyệt chủng nhƣ tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thƣớc quần thể
3


(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ
phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX).
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW).
+ Cực kì nguy cấp (CR).
+ Nguy cấp (EN).
+ Sắp nguy cấp (VU).

+ Sắp bị đe dọa ( LR).
+ Ít lo ngại: Least Concern ( LR/lc).
+ Thiếu dẫn liệu: Data Deficient ( DD)
+ Không đƣợc đánhgiá: Not Evaluated( NE).
Để bảo vệ và phát triển cá loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 32/ 2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006. Nghị định quy
định các loài động thực vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:
+ Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi
trƣờng hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lƣợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên
hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I đƣợc phân thành:
- Nhóm IA: Gồm những loài thực vật rừng.
- Nhóm IB: Gồm những loài động vật rừng.
+ Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trƣờng hoặc
có giá trị cao về kinh tế, số lƣợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II đƣợc phân thành
- IIA: Gồm các loài thực vật rừng.
- IIB: Gồm các loài đông vật rừng
4


Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu
kế thừa của UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Đồng Văn cho thấy: tại địa bàn
xã Tả Lủng tồn tại rất nhiều loài động, thực vật đƣợc xếp vào các cấp bảo tồn
CR, EN, VU,… cần đƣợc bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng
sinh học ở Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Cho nên việc nghiên cứu
một số loài thực vật quý hiếm đặc biệt là loài cây Bát giác liên và đề xuất các

phƣơng thức bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Bát giác liên
nói riêng, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn
gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi
tiến đến nghiên cứu và thực hiện chuyên đề.
Để công tác bảo tồn có thể đạt đƣợc kết quả cao với một loài nào đó thì
việc đi tìm hiểu kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết
nhất. Ở xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tôi đi tìm hiểu một số đặc
điểm lâm học loài Bát giác liên, thống kê số lƣợng, tình hình sinh trƣởng và đặc
điểm sinh thái học của loài tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở thứ hai để tôi
thực hiện nghiên cứu của mình. Nhƣng do những giới hạn của đề tài và năng lực
của bản thân còn hạn chế nên tôi chƣa phân tích đánh giá một cách cụ thể mà chỉ
có thể tiến hành tìm hiểu và đánh giá khái quát để đƣa ra những biện pháp bảo
tồn và phát triển loài.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi Podophyllum là một chi thân thảo sống lâu năm trong gia đình họ
Hoàng mộc , đƣợc mô tả nhƣ là một chi của Linnaeus năm 1753. Trong quá
khứ, một số loài đã đƣợc bao gồm trong chi này, nhƣng tất cả nhƣng một đã
đƣợc chuyển giao cho chi khác ( Dysosma , pilea và Sinopodophyllum ). Một
trong những loài còn lại là Podophyllum peltatum, với tên gọi phổ biến
mayapple, giống cây độc Mỹ, giống cây độc hoang dã, và chanh mặt đất. Nó
đƣợc lan rộng trên hầu hết phía đông Hoa Kỳ và đông nam Canada.

5


Podophyllum là thực vật rừng, thƣờng phát triển ở cây có nguồn gốc từ
một gốc duy nhất. Thân cây mọc cao đến 30-40 cm, với palmately thùy chiếc ô
lá lên đến 20-40 cm, đƣờng kính 3-9 với nông để cắt thùy sâu. Các cây sinh
trƣởng bắt nguồn từ một ngầm leo thân rễ , một số loài trông chi này thƣờng có

một lá đơn và không sản xuất bất kỳ hoa hoặc trái cây , trong khi hoa thƣờng
mọc một đôi hoặc nhiều lá cây hơn với 1-8 hoa ở nách lá giữa đỉnh. Những bông
hoa có màu trắng, màu vàng hoặc màu đỏ, đƣờng kính 2-6 cm với 6-9 cánh hoa,
và phát triển thành một loại trái cây màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu đỏ
thịt dài 2-5 cm.
Tất cả các bộ phận của cây, ngoại trừ trái cây, rất độc hại. Ngay cả những
trái cây, mặc dù không nguy hiểm độc hại, có thể gây ra chứng khó tiêu khó
chịu.
Các cây có chứa chất ( Podophyllotoxin hay Podophyllin) đƣợc sử dụng nhƣ
một thanh luyện và làm kìm tế bào. Posalfilin là một loại thuốc có chứa
podophyllin và axit salicylic đƣợc dùng để điều trị các mụn cóc plantar .
Ngoài ra các loài trong chi Podophyllum cũng đƣợc trồng làm cây cảnh
cho lá và hoa hấp dẫn.
Tên gọi tiếng Trung của chi này là Qủy cữu (Dysosma) có hoa nở vào
tháng 3-5. Quả chín có thể ăn đƣợc với số lƣợng ít, mặc dù khi đƣợc tiêu thụ với
số lƣợng lớn các trái cây đƣợc độc. Thân rễ, cành, lá và rễ cũng rất độc hại.
Podophyllum có chứa Podophyllotoxin, trong đó có độc tính cao nếu tiêu thụ,
nhƣng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một loại thuốc bôi ngoài da.
Trên thế giới chi này phân bố nhiều ở Trung Quốc và Đông Nam Á
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đƣợc coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của
vùng Đông Nam Á, nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng rừng Việt Nam là
một trong top 10 quốc gia châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Việt Nam đƣợc thế giới công nhận là 1/16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng
sinh học cao, trong đó có hệ động thực vật hoang dã điển hình của rừng nhiệt
6


đới. Trên thực tế, việc bảo tồn, bảo vệ rừng đặc dụng là đóng góp tích cực của
Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học trên toàn cầu,

nhƣng đang bị chính con ngƣời tàn phá và hủy diệt. Để đạt đƣợc những thành
quả đó Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách, bộ luật, chƣơng trình dự án
nhằm quản lí bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Các nghiên cứu về bảo tồn
Cụ thể là luật quản lí bảo vệ và phát triển rừng năm 1994, tháng 7/1993 luật
đất đai ra đời quy định cụ thể các điều khoản chính sách về đất đai.
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên đƣợc soạn thảo và chính thức công bố,
trong thời gian từ 1992 đến 1996 và năm 2007, đã thực sự phát huy tác dụng,
đƣợc sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý,
bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật ở nƣớc ta, đáp ứng yêu cầu phát triển
khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, môi trƣờng
thiên nhiên nƣớc ta trong giai đoạn vừa qua.
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn
và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này đƣợc thể hiện
bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong
lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992),
Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định
32/2006 CP đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006
nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần đƣợc bảo vệ. Theo
Nghị định này, các loài thực vật đƣợc chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là nhóm
thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại, nhóm IIa là
nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Nhóm Ia có 15 loài và tất cả các loài trong
hai chi: Lan kim tuyến (Anoectochilus spp.), chi Lan hài (Paphiopedilum spp.).
Nhóm IIa có 37 loài và và tất cả các loài trong hai chi: Tuế (Cycas spp.) và chi
Lan một lá (Nervilia spp.). Đến năm 2008, hệ thống KBT thiên nhiên của Việt
Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vƣờn quốc gia, 69 khu dự trữ
thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa
7



học) và 03 KBT biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trƣng với giá trị
đa dạng sinh cao, với diện tích trên 2,26 triệu ha, đại diện cho hầu hết các hệ
sinh thái quan trọng trên cạn, đất ngập nƣớc và trên biển. Tuy nhiên hiệu quả
công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng chƣa mang lại hiệu quả
thiết thực, tác động của ngƣời dân tới nguồn tài nguyên rừng là rất lớn, nhiều vụ
vi phạm lâm luật vẫn xảy ra, hàng ngàn ha rừng vẫn đang bị tàn phá, các hoạt
động buôn bán động thực vật quý hiếm ngày càng trở nên gay gắt đẩy nhiều loài
đến nguy cơ tuyệt chủng cao.
Các mối đe dọa đối với tài nguyên thực vật hiện nay là rất lớn không loại
trừ các KBT và VQG. Để đánh giá mức độ tác động của con ngƣời đã có nhiều
tài liệu đã đề cập tới. Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
đã khuyến cáo nên đánh giá theo các tiêu chí chính sau:
- Mất loài, thay đổi quần xã.
- Mất rừng, tình trạng manh mún.
- Tăng độ lắng đọng trầm tích, tần suất hạn hán nhiều hơn.
- Sản lƣợng lâm sản ngoài gỗ giảm sút
- Mất đi những địa điểm có tầm quan trọng
Chƣơng trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội, 2000, Bài giảng Bảo tồn đa dạng
sinh học đã đƣa ra con ngƣời có thể gây nên các tác động ngắn hạn hoặc dài hạn.
Tác động tức thời nhƣ chăn thả quá mức có thể làm mất nguồn thức ăn cho động
vật hoang dã. Tác động lâu dài làm mất đi sự tái sinh tự nhiên của các loài cây
thân gỗ và lau sậy chiếm ƣu thế. Cũng nhƣ đối với các dạng điều tra khác, điều
quan trọng là chúng ta phải hiểu sâu sắc các mục tiêu đánh giá tác động của con
ngƣời và vật nuôi lên các sinh cảnh. Chỉ khi đó ta mới thu thập thông tin một
cách chính xác và kịp thời để lên kế hoạch quản lý. Một chiến lƣợc quản lý KBT
hoàn chỉnh bao gồm việc giám sát mức độ "quấy nhiễu sinh cảnh" do tác động
của con ngƣời để dự báo đƣợc mức độ tác động trong tƣơng lai và thực thi các
biện pháp chống lại.

8



Đứng trƣớc thực trạng trên Đảng và nhà nƣớc ta đã đặt ra mục tiêu đối với
công tác quản lí bảo vệ rừng là: Rừng phải có chủ, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt
nƣơng làm rẫy, đƣa ngƣời dân tham gia vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
với trƣơng trình phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc theo hƣớng bền vững.
Việt Nam nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các loài thực vật bản địa
hoang dại hữu ích, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà
nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định đƣợc nhiều loài thực vật bản địa hoang
dại hữu ích có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” trong
đó có ở Việt Nam.
Đỗ Tất Lợi (1991) trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - tái
bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang dại hữu
ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay. Ngoài ra tác giả và các cộng sự
đã đƣa ra định nghĩa, phân loại các loài thực vật bản địa hoang dại hữu ích, giới
thiệu về một số nhóm các loài thực vật bản địa dại hữu ích có giá trị ở Việt
Nam, tổ chức và quản lý các loài thực vật bản địa hoang dại hữu ích, những
thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển các loài thực vật bản địa hoang dại
hữu ích.
1.2.3 Tình hình nghiên cứu ở Hà Giang
Hà Giang là có hệ thực vật vừa chứa đựng các yếu tố đặc trƣng của thực
vật nhiệt đới, vừa có những đại diện của thực vật của vùng núi cao, khí hậu khô
lạnh… và ở đó, sự xuất hiện của các loài thực vật quý hiếm đã nhấn mạnh tính
đa dạng và độc đáo của hệ thực vật và đa dạng sinh học của vùng, nhiều nhà
nghiên cứu đã ghi nhận Hà Giang có có 156 loài, chiếm 36,6% tổng số loài thực
vật bị đe dọa của cả nƣớc, 1 loài có khả năng tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, 13
loài rất nguy cấp, 61 loài nguy cấp và 81 loài và một thứ sẽ nguy cấp; đồng thời
kết quả nghiên cứu đã bổ sung 88 loài thực vật quý hiếm cho địa phƣơng. Kết
quả cho thấy, hệ thực vật tỉnh Hà Giang còn rất đa dạng, đây là cơ sở khoa học
giúp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Hà Giang nói chung và xã Tả

Lủng, huyện Đồng Văn nói riêng.
9


*Các nghiên cứu về loài cây Bát giác liên.
*Đặc điểm nhận dạng:
Cây thân thảo sống nhiều năm, cao 30-50 cm. Thân rễ thô, gồm nhiều cục
tạo thành chuỗi, mọc ngang. Thân thƣờng mang 1-2 lá, có cuống. Phiến lá rộng
20-30 cm, cuống lá đính gần ở giữa, có 6-8 thuỳ nông, thuỳ tam giác rộng hoặc
dạng trứng, đỉnh thuỳ nhọn, mép lá có răng cƣa nhỏ. Hoa gồm 5-9 cái, màu nâu
tím, có cuống, mọc ở gần gốc lá, rủ xuống. Hoa có 6 lá đài, mặt ngoài có lông.
Cánh hoa 6, hình thuôn, tròn đầu. Nhị 6, ngắn hơn cánh hoa. Bầu thuôn, đầu
nhuỵ to. Quả mọng, hình bầu dục hoặc hình trứng. Hạt nhiều, nhỏ.
*Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 5-8. Nhân giống tự nhiên từ hạt. Phần trên
mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông, đến đầu mùa xuân năm sau từ thân rễ mọc
lên chồi thân mới. Cây đặc biệt ƣa ẩm, ƣa bóng, thƣờng mọc trên đất nhiều mùn,
gần khe suối, dƣới tán rừng kín thƣờng xanh ẩm, đặc biệt là ở rừng núi đá vôi, ở
độ cao từ 800-1200 m.
*Phân bố
Trong nƣớc: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng , Bắc Kạn
(Chợ Rã), Lạng Sơn (núi Khau Khú), Thái Nguyên, Hà Tây (núi Ba Vì), Hoà
Bình (Đà Bắc, Chợ Bờ).
Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam).
*Giá trị:
Nguồn gen hiếm (hoa mọc dƣới lá) ở Việt Nam. Thân rễ, lá hoặc cả cây
đều đƣợc dùng làm thuốc chữa rắn cắn, ung nhọt, giải độc, tiêu phù... Rễ và thân
rễ cũng có berberin.
Loài Bát giác liên đã đƣợc ghi nhận trong nhiều công trình khoa học nhƣ
cuốn Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi, Sách đỏ Việt Nam (2007)

phần thực vật, Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Tập, Cuốn cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàn Hộ, các công trình này đã đề cập
đến đặc điểm, hình thái, phân bố, công dụng, sinh thái giá trị bảo tồn của loài
10


Bát giác liên. Ngoài ra khá nhiều danh lục thực vật của các vƣờn quốc gia, Khu
bảo tồn thiên nhiên cũng đã ghi nhận sự phân bố của loài nhƣ Vƣờn quốc gia Ba
Vì, Tam Đảo.
1.2.4.Kết luận
Từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến nội dung
của đề tài cho thấy loài Bát giác liên đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều mặt, bao
gồm từ mô tả hình thái thực vật đến yêu cầu sinh thái, gây trồng, công dụng, giá
trị dƣợc liệu.
Địa bàn xã Tả Lủng là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao
thực vật quý hiếm cần đƣợc bảo vệ, một trong số đó là loài Bát giác liên. Với
nhiều năm thực hiện chính sách và bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu trên địa
bàn tỉnh, để nhìn nhận lại cả một quá trình, công nhận những điều đã làm đƣợc,
chỉ ra những điểm còn thiếu sót, tôi nhận thấy tính cấp thiết của đề tài “Nghiên
cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Bát giác liên (Podophyllum
tonkinense Gagnep) làm cơ sở cho việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm tại xã
Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”. Từ đó có thể góp một phần nhỏ
vào công cuộc bảo tồn và phát triển loài Bát giác liên nói riêng, và các loài cây
quý hiếm ở xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói chung.

11


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần bảo tồn loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep)
trong rừng tự nhiên trên địa bàn xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bát giác liên tại xã Tả Lủng, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới loài cây Bát giác liên trong khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn loài cây Bát giác liên tại xã
Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep) trong rừng tự nhiên
trên địa bàn xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Chuyên đề tiến hành thu thập số liệu
nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu hoàn thiện để tài từ tháng 08/201710/2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu hiện trạng phân bố loài Bát giác liên (Podophyllum
tonkinense Gagnep) trong rừng tự nhiên trên địa bàn xã Tả Lủng, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn loài loài Bát giác liên
(Podophyllum tonkinense Gagnep) khu vực nghiên cứu.
12


+ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài loài Bát giác

liên (Podophyllum tonkinense Gagnep) dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Công tác chuẩn bị.
- Thu thập, kế thừa tài liệu liên quan nhƣ bản đồ hiện trạng rừng, điều tra
điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm kiếm, tra cứu các tài liệu có liên quan đến loài cũng nhƣ đề tài
nghiên cứu.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho công tác điều tra( định vị, máy ảnh, bản
đồ, mẫu biểu...)
2.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu chọn lọc.
- Kế thừa các tài liệu cơ bản của khu vực nghiên cứu:
+ Tƣ liệu về điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thủy văn, địa hình, thổ nhƣỡng...
+ Tƣ liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu ngành nghề, dân số, phong
tục tập quán...
- Kế thừa các số liệu, thông tin liên quan của các tác giả trƣớc đó.
2.4.3. Phương pháp ngoại nghiệp
2.4.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng phân bố loài cây Bát giác liên
(Podophyllum tonkinense Gagnep) trong rừng tự nhiên trên địa bàn xã Tả Lủng,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
a. Điều tra sơ thám
Tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu, xác định trên bản đồ các
trạng thái rừng, tham khảo thêm tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, dân
sinh kinh tế, tình hình đặc điểm hiện trạng rừng tại xã Tả Lủng. Trên cơ sở đó
thiết lập các tuyến điều tra điển hình, nhằm xây dựng bản đồ phân bố loài Bát
giác liêntại khu vực nghiên cứu.
b. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến.
Lập các tuyến điều tra đi qua các trạng thái rừng đại diện trong khu vực,
các tuyến đảm bảo đi qua các trạng thái rừng, các dạng địa hình điển hình của
13



khu vực nghiên cứu. Dựa vào việc rà soát bản đồ thảm thực vật và các thông tin
liên quan đến loài loài Bát giác liên, tiến hành xác định các tuyến điều tra để
phát hiện loài loài Bát giác liên trên bản đồ địa hình 1:10.000. Tuyến điều tra
đƣợc lựa chọn dựa trên các đƣờng mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn.
Vị trí các tuyến cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thông tin các tuyến điều tra
Tọa độ
Tên tuyến

Điểm đầu
X

Tuyến 1: Đồi cao Đợ 308.780

Điểm cuối
Y

X

Y

1889.450

486.790

2187.780

2386.880


492.750

2486.390

Súng - Há Đề A,B
Tuyến 2: Súa Há - 454.680
Đợ Pia
Trên các tuyến điều tra, tiến hành quan sát trực tiếp trong phạm vi 10m về
hai phía và ghi nhận địa điểm bắt gặp loài Bát giác liên bằng thiết bị định vị
GPS.
Trên tuyến điều tra nếu xác định có loài Bát giác liênvị trí đó đƣợc đánh
dấu trên bản đồ. Thông tin điều tra theo tuyến ghi theo mẫu biểu:
Mẫu biểu 2.1: Điều tra phân bố của loài Bát giác liêntheo tuyến
Tuyến số:........................

Địa điểm: ..........................

Ngày điều tra: ..........................

Ngƣời điều tra: ....................

Tọa độ điểm đầu tuyến: .........................

Tọa độ điểm cuối:................

STT
(cây)

Tọa độ
bắt

gặp

Hƣớng
phơi

Độ dốc

1
2

14

Tình hình sinh
trƣởng (T,TB,X)

Trạng thái
rừng nơi bắt
gặp


- Trong đó: Đối với việc đánh giá chất lƣợng sinh trƣởng
+ Cây sinh trƣởng tốt(A) là những cây có đƣờng kính và chiều cao vƣợt
trội hơn hẳn so với các cây khác, cây có nhiều chồi, cành, tán cây cân đối, cành
lá màu mỡ, không bị sâu bệnh.
+ Cây sinh trƣởng trung bình(B) là cây có đƣờng kính và chiều cao ở mức
trung bình so với toàn bộ các cây trong khu vực.
+ Cây sinh trƣởng xấu(C) là những cây có đƣờng kính và chiều cao trung
bình thấp hơn hẳn so với giá trị trung bình của toàn bộ các cây đƣợc điều tra
trong khu vực. Cây bị sâu bệnh, cụt ngọn, gãy chồi, tán lá không cân đối.
- Xác định tọa độ, độ cao tuyệt đối bằng GPS.

- Độ dốc và hƣớng phơi đƣợc xác định bằng địa bàn cầm tay kết hợp với
bản đồ ngoài hiện trƣờng.
- Trạng thái rừng đƣợc xác định bằng cách kết hợp giữa tọa độ ghi nhận bởi
GPS đối chiếu trên bản đồ hiện trạng và quan sát thực địa để kiểm tra, cập nhật
hiện trạng thực tế so với bản đồ.
Đối với loài Bát giác liên tái sinh, trong quá trình điều tra tuyến, tiến hành
xác định vị trí phân bố bằng GPS, xác định tọa độ phân bố, độ dốc, tình hình
sinh trƣởng, nguồn gốc tái sinh. Kết quả thu thập đƣợc ghi vào mấu biểu sau:
Mẫu biểu 2.2: Điều tra phân bố của loài Bát giác liên tái sinh theo tuyến
Tuyến số:........................

Địa điểm: ..........................

Ngày điều tra: ..........................

Ngƣời điều tra: ....................

Tọa độ điểm đầu tuyến: .........................

Tọa độ điểm cuối:................

STT
tuyến

Nguồn gốc tái sinh
Hạt

Tỷ lệ tái sinh (%)

Chồi


Hạt

1
2
Trung
bình

15

Chồi


Đối với việc đánh giá tình hình sinh trƣởng các kí hiệu A, B, C giống với
mẫu biểu 2.1
c. Phƣơng pháp điều tra theo OTC.
Điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về tính đa dạng của
thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thƣờng gặp,... mà trong
điều tra theo tuyến không thể hiện đƣợc các chỉ tiêu này. Các ô tiêu chuẩn
(OTC) có diện tích 1000 m2 (20m X 50m), OTC đƣợc chọn ngẫu nhiên và đại
diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Tại những nơi địa
hình phức tạp tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (100m2 - 200m2) có
cùng độ cao, có diện tích thay thế cho một OTC lớn. Mỗi trạng thái rừng lập 1
đến 2 OTC sao cho có tính chất đại diện cho trạng thái. Trong OTC tiến hành
điều tra các loài thực vật và lớp cây bụi thảm tƣơi nhằm tìm hiểu đƣợc trạng thái
mà các loài thực vật quý hiếm sinh sống
Mẫu biểu 2.3. Điều tra độ tàn che nơi có loài Bát giác liên sinh sống
Lần đo
OTC


Trị số độ tàn che tại các ô dạng bảng (%)
1

2

3

4

5

Trị số
TB (%)

Trung bình
Điều tra tổ thành tầng cây cao trong khu vực nghiên cứu để xác định độ
tàn che, che phủ của cấu trúc rừng có loài Bát giác liên sinh sống.
Mẫu biểu 2.4. Điều tra tổ thành rừng nơi có loài Bát giác liên sinh sống
OTC

CTTT

CTTT Chung
16


Đo độ tàn che tại 5 vị trí của OTC lấy độ tàn che của OTC bằng giá trị
trung bình cộng của 5 điểm đo. Các điểm đo ở các vị trí khác nhau (Tại các
điểm đo ô dạng bản)
Theo các chỉ tiêu loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân

và tình hình sinh trƣởng của thảm tƣơi trên ODB. Để xác định độ che phủ của
thảm tƣơi đề tài sử dụng thƣớc dây đo theo đƣờng chéo của ODB, đo từng
đƣờng chéo 1 và xác định những đoạn trên thƣớc dây bị tán cây bụi hay thảm
tƣơi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đƣờng chéo để tính độ che phủ.
Cộng kết quả của 2 lần đo trên 2 đƣờng chéo chia chung bình đƣợc độ che phủ
của ODB. Thống kê tất cả các chỉ tiêu về cây bụi, thảm tƣơi và dây leo vào
phiếu điều tra.
Mẫu biểu 2.5. Điều tra độ tàn che nơi có loài Bát giác liên sinh sống
Trị số độ chê phủ các ô dạng bản (%)

ODB
OTC

1

2

3

4

Trị số
5

TB(%)

d. Phƣơng pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn trong khu vực
nghiên cứu và ngƣời dân thƣờng xuyên đi rừng:
+ Một số câu hỏi chính dùng để phỏng vấn:

1. Anh/chị có biết loài Bát giác liên không?
2. Anh/ chị có biết loài cây này sống chỗ nào trong rừng không?
3. Hiện nay thì số lƣợng Bát giác liên còn nhiều không?
2.4.3.2. Nội dung 2: Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn loài loài Bát giác liên
tại khu vực nghiên cứu.
- Để nghiên cứu, đánh giá thức trạng bảo tồn loài Bát giác liên tại khu vực
nghiên cứu cần phải sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn:
17


+ Đối tƣợng phỏng vấn: Cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, cán bộ lâm
nghiệp xã, cán bộ Địa chính xã, ngƣời dân địa phƣơng. Số lƣợng ngƣời đã tham gia
trả lời phỏng vấn gồm 12 ngƣời, cụ thể nhƣ danh sách dƣới đây:
Bảng 2.2: Danh sách tham gia trả lời phỏng vấn
STT

Họ tên

Tuổi

Nghề nghiệp

Ghi chú

Kiểm lâm phụ trách địa

1

Nguyễn Văn Chế


30

2

Hoàng Văn Tiệp

27

Cán bộ lâm nghiệp xã

3

Sùng Mí Sá

31

Công chức Địa chính xã

4

Hầu Su Sùng

45

Thầy thuốc

5

Hạng Thị Ly


23

Buôn bán

6

Vàng Chá Cáy

34

Làm nƣơng

7

Vàng Sìa Chứ

32

Bí thƣ chi bộ thôn

8

Hầu Dũng Sử

48

Làm nƣơng

9


Vừ Thị Xua

32

Làm nƣơng

10

Trƣơng Đức Toàn

45

Buôn bán

11

Lò Văn Rèn

34

Làm nƣơng

12

Vàng Mí Pó

18

Thanh niên


bàn xã Tả Lủng

+ Bộ câu hỏi phỏng vấn.
 Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, phụ trách địa bàn, cán bộ Lâm nghiệp xã:
1. Anh (chị) có thể cho biết trong khu vực xã Tả Lủng số lƣợng loài Bát
giác liên còn nhiều hay ít?
2. Trong khu vực xã loài Bát giác liên chủ yếu đƣợc phân bố ở đâu?
3. Hiện nay trên địa bàn xã có dự án bảo tồn loài Bát giác liên nào không?
Công tác bảo tồn và phát triển loài Bát giác liên trong những năm gần đây có
những chuyển biến tích cực nào, hạn chế ra sao? Khó khăn và thách thức trong
công tác bảo tồn?

18


4. Tình trạng khai thác trái phép loài cây này ở đây nhƣ thế nào?
5. Số lƣợng Bát giác liên hàng năm suy giảm trên địa bàn là bao nhiêu?
6. Ý thức bảo tồn của ngƣời dân trong khu vực xã Tả Lủng đƣợc đánh giá
nhƣ thế nào?
7. Những lƣu ý nào khi tiếp cận với ngƣời dân địa phƣơng (phong tục, tập
quán...)
8. Số vụ khai thác, chặt hạ thống kê đƣợc? Xử lý đƣợc bao nhiêu vụ?
9. Các tác nhân chính ảnh hƣởng tới loài Bát giác liên trong khu vực là gì?
10. Vấn đề giao đất, giao rừng, quy hoạch sử dụng đất có ảnh hƣởng nhƣ
thế nào tới loài Bát giác liên (trực tiếp, gián tiếp)?
11. Hàng năm có xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nƣơng rẫy không? Ảnh
hƣởng tới Bát giác liênthế nào
 Phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng:
1. Anh chị có biết loài Bát giác liên không?
2. Trong khu vực còn nhiều loài cây này không? Có thì chủ yếu phân bố ở

đâu?
3. Ngƣời dân trong làng có hay chặt phá loài Bát giác liên không? Nếu có
thì bằng hình thức nào, và mục đích để làm gì?
4. Anh(chị) đã từng đƣợc phổ biến về loài cây này hay chƣa? Đƣợc phổ
biến bằng hình thức nào?
5. Anh (chị) hiểu đƣợc gì sau khi đƣợc tuyên truyền về việc bảo tồn loài
Bát giác liên cũng nhƣ các cây quý hiếm khác trong khu vực?
6. So với những năm trƣớc đây số lƣợng loài cây này có bị giảm đi nhiều
không? Trƣớc và sau khi đƣợc tuyên truyền bảo tồn loài cây này thì đã có những
chuyển biến gì?
- Trong quá trình phỏng vấn, nội dung các câu hỏi đƣợc lặp lại dƣới các
hình thức khác nhau nhằm kiểm tra chéo để tăng độ tin cậy của thông tin thu
thập đƣợc.
- Cùng với phƣơng pháp phỏng vấn, chúng tôi kết hợp quan sát hiện
trƣờng trong quá trình điều tra để ghi nhận những tác động của việc khai thác
rừng, hoạt động khai thác loài loài Bát giác liên.
19


2.4.4. Phương pháp nội nghiệp.
Sau khi hoàn thành công tác ngoại nghiệp, tiến hành xử lý số liệu, thông
tin theo các nội dung của đề tài.
Tổng hợp các số liệu liên quan đến tình trạng suy giảm của loài trên địa
bàn nghiên cứu, nhận thức của ngƣời dân, những chuyển biến trƣớc và sau khi
bảo tồn của xã. Từ đó đánh giá một cách chính xác và khách quan hiện trạng
công tác bảo tồn loài Bát giác liêntại khu vực xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
Bổ sung tổng hợp những thông tin về trạng thái, hƣớng phơi, độ cao, độ
dốc, tình hình sinh trƣởng. Tọa độ ghi nhận bởi GPS trong quá trình điều tra
thực địa đƣợc tổng hợp lại, tiến hành đối chiếu trên bản đồ hiện trạng cùng với

dấu hiệu quan sát thực địa để kiểm tra trạng thái rừng nơi có quần thể Bát giác
liên sinh sống.
Từ các mẫu biểu phỏng vấn cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, cán bộ
của xã, cũng nhƣ các văn bản tổng kết bảo tồn và phát triển loài Bát giác liên
cũng nhƣ công tác bảo vệ và phát triển rừng hằng năm, tiến hành phân tích, chọn
lọc, nhằm đánh giá thực trạng công tác bảo tồn.
Qua công tác phỏng vấn ngƣời dân, đánh giá mức độ công tác tuyên tuyền
, nhận thức của ngƣời dân sau khi công tác bảo tồn Bát giác liênđƣợc triển khai.
Từ đó đƣa ra đánh giá khách quan của thực trạng công tác bảo tồn.
Dựa vào các bảng điều tra để tổng hợp lại những thông tin chính của đề
tài, sau đó tiến hành trao đổi lại với ngƣời có liên quan, mang tính chất tham gia.

20


Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tả Lủng thuộc vùng nội địa huyện Đồng Văn có diện tích tự nhiên
2.868,53 ha. Có ranh giới hành chính nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp: TT Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Phía Đông giáp: Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
- Phía Tây giáp: Xã Tả Phìn ,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang..
- Phía Nam giáp: huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang..
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Tả Lủng nhìn chung rất phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi địa
hình chia cắt mạnh, độ cao bình quân 1.400 m so với mặt nƣớc biển, độ dốc lớn
có nhiều đỉnh núi đá cao phổ biến từ trên 1.000 m đến 1.330 m, cấu tạo địa chất

chủ yếu là đá vôi, Karst phát triển mạnh, phần lớn diện tích đất đai của xã là núi
đá vôi. Diện tích đất bằng thung lũng và núi đất pha đá chiếm tỷ lệ ít, bao gồm
các thung lũng chân núi đá, đối tƣợng này đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng
trồng cây nông nghiệp hàng năm
3.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu thống kê hàng năm, cho thấy xã Tả Lủng nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa khá rõ rệt, lƣợng mƣa trung bình năm từ
1760 đến 2000 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, lƣợng bốc hơi trung bình
730 mm. Tuy nhiên do nằm trên cao nguyên đá vôi, khả năng giữ nƣớc kém nên
tình trạng thiếu nƣớc khá nghiêm trọng về mùa khô. Do vậy ảnh hƣởng rất lớn
đến cây trồng và vật nuôi.
Nhiệt độ trung bình năm 15,7oc, tháng trung bình cao nhất là 19,7oc và
thấp nhất 12,9oc. Về mùa Đông thƣờng có sƣơng mù, nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối có khi xuống tới -5,6oc (tháng 12 dƣơng lịch). Tần suất xuất hiện sƣơng
21


muối trung bình 7 ngày/năm, thỉnh thoảng có năm gặp mƣa tuyết. Khí hậu thích
hợp với các loài cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Nhìn chung nguồn nƣớc mặt cũng nhƣ nƣớc ngầm rất khan hiếm điều đó
ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân địa
phƣơng.
Hệ thủy văn trong xã phụ thuộc theo mùa, mùa mƣa ít nƣớc, mùa khô
không có nƣớc.
Tả Lủng có hệ thống thủy văn nghèo nàn, nguồn nƣớc chính tƣới cho
đồng ruộng phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Nƣớc sinh hoạt chủ yếu là
nƣớc mƣa tự, một số ít nƣớc sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã còn bị ô
nhiễm không đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã.
3.1.1.5. Thổ nhưỡng

- Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất, phát triển tại
chỗ với quá trình hình thành đặc trƣng của vùng nhiệt đới ẩm - quá trình feralit.
Do địa hình dốc nên quá trình này diễn ra trong điều kiện các silicat bị rửa trôi
và các hợp chất sắt, nhôm đƣợc tích luỹ. Vỏ phong hoá giầu ôxit và hydroxit sắt
hình thành các loại đất có màu đỏ vàng.
Nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến
chất (Fs), đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất
mùn nâu vàng trên đá vôi (Fv).
Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây nhƣ cây lƣơng thực và màu,
cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Nhóm đất này cũng phát triển tại chỗ.
Trên đất nƣơng rẫy, nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất mùn vàng đỏ
trên đá sét và biến chất (Hs), đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq), đất mùn vàng
đỏ trên đá macma axit (Ha),.
Đây cũng là nhóm đất thích hợp với hầu hết các loại cây trồng cũng nhƣ
cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
22


3.1.1.6. Rừng
Tổng số đất lâm nghiệp của xã hiện có: 1.420,80 ha. Trong đó:
Đất rừng phòng hộ:

1.383 ha;

Đất rừng rừng sản xuất:

37,80 ha;

3.1.1.7. Thực trạng môi trường

Là xã nơi cực bắc của tổ quốc, xã Tả Lủng có những cảnh quan núi đá
hùng vĩ, nằm trong công viên địa chất toàn cầu. Do chịu ảnh hƣởng của nhiều
luồng thực vật nhiệt đới và Á nhiệt đới đã tạo nên sự đa dạng của thực vật rừng.
Trong đó có các loài thực vật đặc biệt quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ thế giới
cần đƣợc giữ gìn bảo tồn.
Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập
quán sinh hoạt của ngƣời dân chƣa hợp lý đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh
thái. Việc bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi rừng và trồng mới rừng đã đƣợc Nhà
nƣớc quan tâm. Song do ý thức của nhân dân trong công tác bảo vệ, khoanh
nuôi và trồng rừng mới còn hạn chế dẫn đến kết quả thực hiện chƣa cao. Cân
bằng sinh thái bị phá vỡ, đất đai bị xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, về cơ bản môi
trƣờng tự nhiên của xã Tả Lủng còn giữ đƣợc sắc thái tự nhiên, địa hình đôì núi
trùng điệp có khả năng xây dựng phát triển du lịch.
Để đạt đƣợc sự phát triển bền vững trong tƣơng lai, cần tiếp tục đẩy mạnh
các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Chú trọng phát triển nông lâm nghiệp. Có
chính sách đầu tƣ và khuyến khích nhân dân trồng rừng và thay đổi nếp sống,
sinh hoạt. Cải tạo chỗ ở tại khu dân cƣ, giữ gìn môi trƣờng vệ sinh xanh - sạch đẹp trong từng thôn.
3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
3.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
3.2.1.1. Dân số
Xã có 13 thôn với tổng dân số toàn xã là 682 hộ, 3.875 nhân khẩu, chủ
yếu là dân tộc Mông, dân số phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các thôn. Những

23


×