Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giúp HS lớp 11 trường THPT hàm rồng giải bài tập hợp chất của kim loại với lưu huỳnh tác dụng với axit nitric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.51 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
GIẢI BÀI TẬP HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI VỚI LƯU
HUỲNH TÁC DỤNG VỚI AXIT NITRIC

Người thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hóa học

THANH HÓA NĂM 2016


MỤC LỤC

TRANG

1. MỞ ĐẦU

1

- Lý do chọn đề tài

1

- Mục đích nghiên cứu

1



- Đối tượng nghiên cứu

2

- Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG

3

2.1. Cơ sở lý luận

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

3

2.3. Các phương pháp đã sử dụng

3

2.4. Các ví dụ minh họa

3

2.5. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm


9

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

12

- Kết luận

12

- Kiến nghị

12

1. MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài
Trong học tập hoá học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng.
Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học
một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số
kỹ năng về hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích
cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa
quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau, cách
tiếp cận kiến thức khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp
học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học.
Qua quá trình giảng dạy học sinh lớp 11 ở chương I - Sự điện li và chương
II – Nhóm nitơ, tôi cảm thấy học sinh lúng túng trong giải quyết một số bài tập

khi cho hợp chất của kim loại với lưu huỳnh tác dụng với axit nitric HNO 3. Đặc
biệt các em thấy khó viết phương trình phản ứng và xác định được sản phẩm
phản ứng. Để giải một bài toán có rất nhiều phương pháp. Việc vận dụng cùng
lúc các phương pháp khác nhau để giải bài tập hoá học đã tỏ ra có nhiều ưu
điểm, đặc biệt là khi các kỳ thi ngày nay đã chuyển đổi sang dạng câu hỏi
TNKQ. Một số tác giả khác cũng đã đề cập đến nhiều phương pháp giải bài tập
khác nhau trong một số tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, ở đó cũng mới chỉ dừng
lại ở việc giải một số bài tập đơn lẻ mà chưa có tính khái quát, có tính tổng thể.
Chính vì vậy, tôi chọn viết đề tài này nhằm giới thiệu với các thầy cô giáo
và học sinh phương pháp giải một số bài tập về hợp chất của kim loại với lưu
huỳnh tác dụng với axit nitric. Thông qua phương pháp này, tôi muốn giới thiệu
cách kết hợp các phương pháp khác nhau trong giảng dạy rất có hiệu quả mà
không cần viết phương trình phản ứng. Vận dụng được các phương pháp này sẽ
giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn hoá học được thuận lợi hơn rất
nhiều, bồi dưỡng được niềm đam mê bộ môn cho học sinh, đặc biệt là công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đề tài được viết dựa trên cơ sở giải một số bài tập điển hình bằng cách kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tổ chức giảng dạy ở một lớp, đánh giá việc
học sinh vận dụng các phương pháp này sau khi đã được học tập. So sánh kết
quả làm bài với học sinh của một lớp khác không được giới thiệu các phương
pháp. Trên cơ sở kết quả thu được, đánh giá được ưu điểm và khái quát thành
các phương pháp chung cho một số dạng bài tập phần này.
Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy học sinh khối lớp 11, nhận thấy học sinh còn lúng
túng trong các dạng bài tập vận dụng sự điện li trong dung dịch với các phương
pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên
tố. Trong số những dạng bài tập đó tôi lựa chọn bài tập khi cho hợp chất của kim
loại với lưu huỳnh tác dụng với axit nitric có tác dụng kích thích tính chủ động,
sáng tạo, hứng thú trong môn học. Đó là mục đích thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên
cứu sáng kiến trên.

Đối tượng được nghiên cứu
- Các phương pháp dạy học tích cực.
- Các bài dạy trong chương trình THPT.
- Học sinh khối lớp 11 (học kì I)


- Học sinh lớp 12 (ôn thi đại học và học sinh giỏi)
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu kiến thức này tôi tập
trung giải quyết các vấn đề sau:
- Một là nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa.
- Hai là nghiên cứu tình hình thực tiễn ở đề thi để đưa ra những câu hỏi sát
với thực tế giúp học sinh dễ nhận thấy và nắm được vấn đề.
- Ba là nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT Hàm Rồng
để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Bốn là vận dụng phương pháp giải bài tập vào thực tiễn giảng dạy của
mình, học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và
đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa, bổ sung, hoàn thiện hơn.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận

Dựa trên nội dung của bộ SGK 10, 11, 12 do bộ giáo dục phát hành.

Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập hóa học đang dùng trong trường.

Dựa trên nội dung của các đề thi do bộ giáo dục ra.
 Đó là 3 cơ sở vững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh
nghiệm này.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong những năm gần đây bài tập về hợp chất của kim loại với lưu huỳnh
tác dụng với axit nitric được sử dụng tương đối nhiều trong các đề thi ĐH – CĐ;
đề thi HSG cấp tỉnh; đề thi HSG Casio…. Sở dĩ như vậy vì:
- Tính chất của muối sunfua khá phức tạp; các phản ứng của muối sunfua
thường có qui luật nhưng cũng có rất nhiều trường hợp đặc biệt; đòi hỏi người
viết phản ứng đó phải có một kiến thức khá sâu mới hiểu hết được về phản ứng
đó.
- Việc cân bằng phản ứng này cũng khó hơn so với các phương trình oxi
hóa khử đơn giản khác.
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là
rất cần thiết cho giáo viên hóa học cũng như học sinh lớp 11 bậc THPT.
2.3. Các phương pháp đã sử dụng
Để giải quyết các bài toán này mà không viết phương trình phản ứng, tôi đã
kết hợp các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp bảo toàn electron.
- Phương pháp bảo toàn nguyên tố.
- Phương pháp bảo toàn khối lượng.
- Phương pháp bảo toàn điện tích các ion trong dung dịch.
2.4. Các ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, thu
được dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m
gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N +5 đều là
NO; trong dung dịch xảy ra phản ứng: Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+. Tính m.
(Dựa theo đề thi TS ĐH - Năm 2013)
Lời giải:
Coi FeS2 được sinh ra từ Fe và S
Quá trình oxi hóa khử:
Fe 

N+5 + 3e 
→ Fe2+ + 2e
→ NO
0,1
0,1
0,2 (mol)
x
3x
x (mol)
2+
Cu 
→ Cu + 2e
y
y
2y (mol)
+6
S 
→ S + 6e
0,2
0,2
1,2 (mol)
- Nếu dung dịch sau phản ứng cón H+ thì NO3- hết → x= 0,8 vô lí
Vậy dung dịch sau phản ứng không còn H+


→ Dung dịch sau phản ứng chứa: Cu2+ , Fe2+, SO42-, NO3-.
- Bảo toàn điện tích ta có: 0,1.2 + 2y = 0,2.2 + (0,8-x)
- Bảo toàn e có:
0,2 + 2y + 1,2 = (0,8-x).3
Giải ra ta được y = 0,2 → m = 12,8 gam

Ví dụ 2:
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm a mol FeS 2 và b mol Cu2S bằng lượng vừa
đủ dung dịch HNO3 thì thu được dd Y chỉ chứa 2 muối sunfat của 2 kim loại và
giải phóng khí NO2 duy nhất.
a. Tìm mối liên hệ của a và b.
b. Tính m, biết cô cạn Y thu được 47,2 gam chất rắn khan.
c. Tính số mol HNO3 cần dùng.
(Dựa theo đề thi TS ĐH - Năm 2012)
Lời giải:
a. Gọi số mol của FeS2 và Cu2S lần lượt là a và b (mol)
Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố và bảo toàn electron
FeS2 → Fe+3 + 2SO42- + 15 e
N+5 +
1e

N+4
a
a
2a
15a (mol)
+2
2Cu2S → 2Cu + SO4 + 10 e
(15a + 10b)
(15a +
b
2b
b
10b (mol)
10b)
- Vì dung dịch thu được chỉ chứa muối sunfat nên theo ĐLBT ĐT ta có

3.a + 2.2b = 2.(2a + b)
→ Mối liên hệ là: a = b
(1)
b. Vì cô cạn dung dịch Y được 47,2 gam rắn ta có phương trình :
56.a + 64.2b + 96.(2a + b) = 47,2
(2)
Giải hệ kết hợp (1) và (2) ta có : a = b = 0,1 mol → m = 28 gam
c. Sử dụng phương pháp bảo toàn electron ta có số mol NO2 là
15a + 10b = 2,5 mol
- Vì dung dịch chỉ chứa muối sunfat nên theo ĐLBT nguyên tố N ta có :
Số mol HNO3 = số mol NO2 = 2,5 mol
Ví dụ 3:
Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với
HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO 2 (ở đktc, sản phẩm khử duy
nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl 2, thu
được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH 3 dư
thu được 10,7 gam kết tủa.
a. Tính V.
b. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch Y.
c. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
(Dựa theo đề thi ĐH khối A năm 2010)
Lời giải:
- Sử dụng phương pháp qui đổi hỗn hợp X thành Cu o, Feo và So với số mol
tương ứng là a, b, c (mol)
- Theo phương pháp BT electron ta có :


Cuo → Cu+2 + 2 e
a
a

2a (mol)
o
+3
Fe → Fe + 3 e
b
b
3b (mol)
So → S+6 + 6 e
c
c
6c
(mol)

N+5

+
1e →
N+4
(2a + 3b + 6c) (2a + 3b + 6c)

- Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y, có phương trình :
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
Theo ĐLBT nguyên tố S: số mol BaSO4 = c = 46,6 : 233 = 0,2 mol
- Cho NH3 dư vào dung dịch Y, có phương trình :
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4] (OH)2
Theo ĐLBT nguyên tố Fe : số mol Fe(OH)3 = b = 10,7 : 107 = 0,1 mol
- Theo ĐLBT khối lượng :
Số mol Cu = a = (18,4 – 0,1.56 – 0,2.32) : 64 = 0,1 mol

a) - Theo BT electron :
Số mol NO2 = 2a + 3b + 6c = 1,7 mol → V = 38,08 lit
b) – Dung dịch Y gồm : 0,1 mol Fe3+ ; 0,1 mol Cu2+ ; 0,2 mol SO42- và chỉ có thể
NO3- với số mol theo ĐLBT điện tích là : 0,1.3 + 0,1.2 – 0,2.2 = 0,1 mol.
Khối lượng muối trong Y là : 0,1.56 + 0,1.64 + 0,2.96 + 0,1.62 = 37,4 gam.
c) – Theo ĐLBT nguyên tố N :
Số mol HNO3 phản ứng là : 1,7 + 0,1 = 1,8 mol
Ví dụ 4:
Hòa tan vừa hết hỗn hợp A gồm FeS và Fe3O4 trong 500 ml dung dịch
HNO3 (vừa đủ) thì thu được dung dịch B và 896 ml (đktc) khí NO. Cho B tác
dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi
thì thu được 10,33 gam chất rắn.
a. Tính khối lượng muối trong B.
b. Tính nồng độ CM của dung dịch axit đã dùng.
(Dựa theo đề thi thử ĐH KHTN - 2014)
Lời giải:
Các quá trình oxi hóa, khử xảy ra:
FeS → Fe+3 + S+6 + 9e
x
x
x
9x (mol)
+3
Fe3O4 → 3 Fe + 1e
y
3y
y
(mol)
3+
2+

Dung dịch B có: Fe , SO4 và H hoặc NO3 dư:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
x
x
(mol)
3+
Fe
+ 3 OH → Fe(OH)3
(x + 3y)
(x + 3y)
(mol)
2 Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3 H2O

x + 3y
2

(mol)


Gọi x, y là số mol FeS và Fe3O4 trong A, ta có:
3x + y = 3. 0,04
x + 3y
233x + 160.
= 10,33
2

(mol)

(gam)


Giải hệ phương trình được: x = 0,01 và y = 0,03 (mol).
+ Dung dịch B có: 0,01 + 3. 0,03 = 0,1 (mol) Fe3+ và 0,01 mol SO42-.
+ Vì dung dịch trung hòa về điện nên dễ thấy B còn có NO3- (H+ hết):
Số mol NO3-: 3. 0,1 – 2. 0,01 = 0,28 (mol)
a) Khối lượng muối trong B là
0,1.56 +0,01.56 + 0,28.62 = 23,92 gam
b) Theo ĐLBT nguyên tố N:
Số mol HNO3 = Số mol NO3- = 0,28 + 0,04 = 0,32 (mol)
→ [HNO3] =

0,32
= 0,64 (M)
0,5

Ví dụ 5:
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 150 gam dung dịch
HNO3 thì thu được 34,272 lit khí NO2 (đktc) và dung dịch B. Biết dung dịch B
tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Lọc lấy kết tủa nung đến
khối lượng không đổi được 57 gam chất rắn.
a. Tính m.
b. Tính nồng độ C% của dd HNO3 ban đầu.
(Dựa theo đề thi thử ĐH KHTN - Năm 2014)
Lời giải:
Các quá trình oxi hóa, khử xảy ra:
FeS2 → Fe+3 + 2S+6 + 15e
x
x
2x
15x
(mol)

+3
Fe3O4 → 3Fe + 1e
y
3y
y
(mol)
3+
2+
Dung dịch B có: Fe , SO4 và H hoặc NO3 dư:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
2x
2x
(mol)
3+
Fe
+ 3 OH → Fe(OH)3
(x + 3y)
(x + 3y)
(mol)
2 Fe(OH)3



Fe2O3 +

x + 3y
2

3 H2O
(mol)


Gọi x, y là số mol FeS và Fe3O4 trong A, ta có:
15x + y = 1,53.1
(mol)
233.2x + 160.

x + 3y
2

= 57 (gam)

a) Giải hệ phương trình được: x = 0,01 và y = 0,1 (mol) → m = 14,32 gam
b)
+ Dung dịch B có: 0,1 + 3. 0,01 = 0,13 (mol) Fe3+ và 0,2 mol SO42-.


+ Vì dung dịch trung hòa về điện nên dễ thấy B còn có H + (giả sử HNO3
hết):
Số mol H+ : 2. 0,2 – 3. 0,13 = 0,01 (mol)
Trung hòa B thu được
H+
+
OH→
H 2O
0,04mol
0,04 mol
+
Tổng số mol H trong HNO3 dư sau phản ứng là: 0,04 – 0,01 = 0,03
- Số mol HNO3 đã lấy = số mol HNO3 phản ứng + số mol HNO3 dư
= số mol NO2

+ số mol H+ dư
= 1,53 + 0,03 = 1,56 mol
→ C%(HNO3) = 65,52%
Ví dụ 6:
Hỗn hợp X gồm FeS2 và một muối sunfua của kim loại M (M có hóa trị II
không đổi) có số mol bằng nhau. Cho 6,51 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng
tối thiểu dung dịch HNO3 đun nóng, phản ứng kết thúc được dung dịch Y và
13,216 lit (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2, NO.
a. Xác định M.
b. Thêm 90ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa.
Tính m.
(Câu hỏi trong đề thi TS CĐ khối A - Năm 2010)
Lời giải:
- Các quá trinh oxi hóa khử xảy ra là
FeS2 → Fe3+ + 2S+6 + 15e
N+5 + 1e → N+4
a
a
2a
15a
x
x
x
+2
+6
+5
MS → M + S + 8e
N + 3e → N+2
b
b

b
8b
y
3y
y

- Gọi x, y lần lượt là số mol của NO2 và NO. Ta có hệ :
x + y = 0,59 (mol)
46 x + 30y = 26,34 (gam)
→ x = 0,54 mol ; y = 0,05 mol
- Theo ĐLBT electron ta có : 23a = x + 3y = 0,54 + 3.0,05 = 0,69
→ a = 0,03 mol
Mặt khác, mX = a. (56 + 32.2) + a.(M + 32) = 120a + (M + 32).a = 6,51
a)
→ M = 65 (Zn)
b) Dung dịch sau phản ứng gồm :
0,03 mol Fe3+ ; 0,03 mol Zn2+ ; 0,09 mol SO42-.
Theo ĐLBT điện tích ion H+ dư 0,09.2 – 0,03.3 – 0,03.1 = 0,03 mol
- Thêm Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng có các phương trình sau :
H+ + OH- → H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
0,03 0,03
(mol)
0,09 0,09
0,09 (mol)
3+
Fe + 3OH → Fe(OH)3 ↓
0,03 0,09
0,03 (mol)
2+

Zn + 2OH → Zn(OH)2 ↓


0,03
0,06
0,03 (mol)
→ OH vừa hết, Zn(OH)2 không tan.
- Khối lượng kết tủa thu được là :
0,03 . 107 + 0,03 . 99 + 0,09 . 233 = 27,15 gam
Ví dụ 7:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100g dung dịch HNO3
a% vừa đủ thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (không tạo thêm
sản phẩm khử khác) có khối lượng 31,35g và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn
hợp muối. Giá trị của a là?
(Đề thi thử ĐH)
Lời giải:
- Các quá trình oxi hóa khử xảy ra là
FeS2 → Fe3+ + 2S+6 + 15e
N+5 + 1e → N+4
a
a
2a
15a
x
x
x
Fe3O4 → 3Fe+3 + 1e
N+5 + 3e → N+2
b
3b

b
y
3y
y
-

- Gọi số mol NO2 và NO tương ứng là x, y (mol)
Ta có hệ :
46x + 30y = 31,35
(gam)
x + y = 0,685
(mol)
Giải hệ phương trình được: x = 0,675 và y = 0,01 (mol)
- Gọi số mol FeS2 và Fe3O4 lần lượt là a, b (mol)
Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa hỗn hợp muối nên dung dịch sau phản ứng
có chứa : (a + 3b) mol Fe3+ ; 2a mol SO42- và (3a + 9b – 4a) mol NO3Theo ĐLBT electron,
15a + b = x + 3y = 0,705
(mol)
56(a + 3b) + 96.2a + (9b – a).62 = 30,15 (gam)
→ a = 0,045 mol và b = 0,03 mol
- Theo ĐLBT nguyên tố N, ta có :
Số mol HNO3 = x + y + (9b – a) = 0,91 mol → C% HNO3 = 57,33%
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
THỰC NGHIỆM
Với nội dung các phương pháp như đã được trình bày ở trên, tôi đã áp dụng
giảng dạy ở các lớp khối 11 và thu được kết quả rất tốt.
Đề kiểm tra và đáp án:
Câu 1: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với
HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO 2 (ở đktc, sản phẩm khử duy
nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl 2, thu

được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH 3 dư
thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 38,08.
B. 11,2.
C. 24,64.
D. 16,8.


Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 30,4g hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuS, Cu 2S và S bằng
dung dịch HNO3 thoát ra 20,16 lit khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm
Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được bao nhiêu gam kết tủa:
A. 81,55g
B. 29,40g
C. 110,95g
D. 115,85g
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Zn; ZnS; S. Hoà tan 17,8g hỗn hợp X trong HNO 3 nóng
dư thu được V lit khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch
Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa nặng 34,95g. Giá trị của V
A. 8,96
B. 20,16
C. 22,40
D. 29,12
Câu 4: Cho 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3
dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO 2. Thêm BaCl2 dư
vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Mặt khác, nếu thêm dung dịch
Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của m và a là
A. 111,84g và 157,44g
B. 112,84g và 157,44g
C. 111,84g và 167,44g

D. 112,84g và 167,44g
Câu 5: Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO 3 (dung
dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,84 gam
Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N +5 đều là NO. Số
mol HNO3 trong X là
A. 0,48 mol.
B. 0,12 mol.
C. 0,36 mol.
D. 0,24 mol.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn P gồm FeO và FeS2 vào 31,5 gam dung
dịch HNO3 x% thu được 3,808 lít một chất khí duy nhất màu nâu đỏ (đktc).
Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Lọc
kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 2,4 gam
chất rắn. Giá trị của x là
A. 30%
B. 34%
C. 64%
D. 56%
Câu 7: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS 2 và S vào dung dịch HNO3
đặc, nóng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp
khí NO, NO2 nặng 85,2 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 38,4.
B. 24,8.
C. 27,4.
D. 9,36.
Câu 8: Đun nóng hỗn hợp Fe và S (không có không khí) thu được 20,8g hỗn
hợp X gồm FeS, Fe, S. Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO 3 đặc
nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch

A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu
được là
A. 16 gam
B. 9 gam
C. 8,2 gam
D. 10,7 gam


Câu 9: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm S , FeS , FeS 2 tan hoàn toàn trong dung
dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lit NO2 duy nhất và dung dịch Y. Cho Y tác
dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được 62,6 gam chất rắn. V có giá trị
A. 40,32 lit
B. 22,4 lit
C. 47,1 lit
D. 44,8 lit
Câu 10: Hỗn hợp A gồm FeS2 và MS (tỉ lệ mol 1 : 2). Cho 71,76 gam A tác
dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 83,328 lít NO2 (đktc, sản phẩm
khử duy nhất. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau phản ứng trên thấy tách ra m
gam kết tủa BaSO4. Biết trong các phản ứng trên hóa trị của M không thay đổi.
Giá trị m là
A. 111,84 gam
B. 55,92 gam
C. 83,88 gam
D. 93,20 gam
KẾT QUẢ
Đối tượng áp dụng là học sinh các lớp 11B2; 11B4; 11B7 và 11B8 trường
THPT Hàm Rồng năm học 2015 - 2016. Học sinh lớp 11B2; 11B7 được giới
thiệu và hướng dẫn phương pháp giải bài tập hợp chất sunfua trong quá trình

giảng dạy, để giải các bài tập TNKQ, còn học sinh lớp 11B4 và 11B8 thì chưa
được giới thiệu.
Kết quả khảo sát chất lượng bài kiểm tra (lớp 11 - kì 1) môn Hóa học của 4
lớp này được thể hiện trong bảng sau:

Các lớp

Số HS

Lớp 11B2

47

Lớp 11B4

47

Lớp 11B7

44

Lớp 11B8

45

Kỳ I
KT

Dưới 5
3

(6,4%)

Từ 5 → 6,5 Từ 6,5 → 8
10
16
(21,3%)
(34,0%)

Trên 8
18
(38,3%)

KT

10
(21,2%)

20
(42,6%)

10
(21,3%)

7
(14,9%)

KT

5
(11,4%)


7
(15,9%)

17
(38,6%)

15
(34,1%)

KT

11
(24,4%)

19
(42,2%)

12
(26,7%)

3
(6,7%)

Qua bảng thống kê này ta thấy kết quả chung đạt được ở các lớp 11B2 và
11B7 cao hơn hẳn so với hai lớp còn lại. Ngoài những lần kiểm tra, đánh giá lấy
kết quả để so sánh như trên, tôi đã theo dõi, so sánh trực tiếp trong bài giảng


thông qua các câu hỏi vấn đáp. Mức độ nắm vững bài, biết vận dụng kiến thức

của học sinh 4 lớp đều có kết quả tương tự như bài kiểm tra.
Như vậy, với việc vận dụng, khai thác nhiều phương pháp khác nhau trong
việc giảng dạy hóa học, giải các bài tập cụ thể chắc chắn sẽ góp phần giúp học
sinh nắm vững bản chất của các quá trình hóa học. Việc kết hợp các phương
pháp hóa học là một trong những cách giúp mang lại hiệu quả cao trong quá
trình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như việc học tập của học sinh.
Trên cơ sở những ví dụ đã giới thiệu ở trên, chúng ta có thể liên hệ, xây
dựng được nhiều nội dung, nhiều bài toán tương tự phục vụ cho giảng dạy và
học tập.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quá trình giảng dạy ở năm học vừa qua, đặc biệt là khi việc kiểm tra, đánh
giá học sinh bằng hình thức kiểm tra TNKQ, tôi nhận thấy:
- Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và phát triển sau khi hiểu
nắm vững được bản chất của các quá trình hoá học.
- Trong quá trình tự học, học sinh tự tìm tòi, tự phát hiện được nhiều
phương pháp khác nhau trong giải bài tập hoá học
- Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy
khi biết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải bài tập.
- Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ, giảm
được tối đa thời gian làm bài.
Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các
phương pháp khác nhau. Các ví dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự
điển hình nhưng vì lợi ích thiết thực của phương pháp trong công tác giảng dạy
và học tập nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với các thầy cô và học sinh.
Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho cho đề tài để thực sự góp phần
giúp các thầy cô giáo trong công tác giảng dạy, các em học sinh trong học tập
ngày càng tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn.
Kiến nghị
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm khi áp dụng các phương pháp trên, tôi
thấy rằng để có thể giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến
thức và giải nhanh các bài tập dạng này và nhiều bài tập tương tự. Muốn làm
được điều đó:
* Đối với giáo viên cần:
- Nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan đến bài tập axit nitric, hệ thống
các nội dung cơ bản và phân loại các dạng bài tập, đặc biệt tìm ra được phương
pháp giải phù hợp nhất để truyền thụ cho học sinh một cách có hiệu quả.
* Đối với học sinh:
- Cần nắm được bản chất của các quá trình oxi hóa khử.
- Có kỹ năng nhận dạng bài tập, biết cách vận dụng linh hoạt các phương
pháp giải, công thức tính phù hợp.
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần tổ chức các buổi hội giảng nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự
đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả nghiên cứu cho giáo viên; có
tủ sách lưu lại các chuyên đề bồi dưỡng học tập của giáo viên hàng năm để làm
cơ sở nghiên cứu phát triển thành đề tài.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ học sinh và giáo viên có
nhiều tài liệu, sách tham khảo trong nhà trường; các chuyên đề SKKN hàng năm
đưa lên các trang web của sở GD- ĐT để giáo viên tham khảo.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của


mình viết, không sao chép nội dung
của

người khác.
Người viết

Bùi Thị Bích Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Hoá học lớp 11 - NXB GD HN 2008.


2. Sách Bài tập Hoá học lớp 11 - NXB GD HN 2008.
3. Đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng NXB ĐHQG HN
2012-2013.
4. Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp Tỉnh, cấp Quốc gia các năm.
5. Tạp chí Hóa học và Đời sống.

KÍ HIỆU VIẾT TẮT
- Sáng kiến kinh nghiệm
- Trắc nghiệm khách quan
- Định luật bảo toàn

SKKN
TNKQ
ĐLBT



×