Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÍCH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 Ở TRƯỜNG THCS HẬU MỸ BẮC B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.38 KB, 20 trang )

PHÒNG GD – ĐT CÁI BÈ
TRƯỜNG THCS HẬU MỸ BẮC B
ÑEÀ TAØI:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9
Ở TRƯỜNG THCS HẬU MỸ BẮC B
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
Tổ: Hóa – Sinh – Công nghệ
Năm học: 2010 - 2011
1
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Phạm Văn Hiền – Hiệu trưởng trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
- Thầy Nguyễn văn Sang – Tổ trưởng Tổ Hóa –
Sinh – CN.
- Các em học sinh lớp 9a1, 9a5, 9a6, 9a7 năm
học 2010 – 2011, trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
Đã giúp tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này.
Hậu Mỹ Bắc B, ngày 15 tháng 01 năm 2011
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
LỜI NÓI ĐẦU
_______________________________________________________
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đời sống của
con người không ngừng được cải thiện. Song tỉ lệ thuận với nó là tình hình ô
nhiễm môi trường (MT). Ô nhiễm MT là một trong những vấn đề cấp bách
không chỉ ở Việt Nam, mà có tính chất tàn cầu.
- Thế giới này không kìm được mình, phát triển dân số, tàn phá rừng, tiêu


dùng năng lượng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,… đều tăng rất nhanh đến mức
có thể làm rối loạn bộ máy đẹp đẽ, diệu kì của thế giới sinh vật.
- Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và
nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các
tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích
lệ. Song việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Nhìn chung , môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhnah, có nơi
đã đến mức báo động.
- Nhằm để bảo vệ MT tốt hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học: sinh học, lịch sử, giáo dục
công dân…
- Do đó, tôi xin trình bày các kinh nghiệm, các kiến thức tiếp thu được
trong sáng kiến kinh nghiệm “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
Sinh học (SH) lớp 9 ở trường trung học cơ sở (THCS) Hậu Mỹ Bắc B” để các
bạn đồng nghiệp tham khảo. Mặc dù tôi cố gắng nhưng không tránh khỏi những
thiếu xót, mong có sự đóng góp quý báo của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo đi
trước để bản thân tôi và các giáo viên (GV) dạy SH 9 có những kinh nghiệm khi
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) vào bài giảng đạt kết quả tốt nhất,
nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Những hiểm họa suy thoái MT đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc
gia.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất

và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát
triển bền vững của đất nước.
Giáo dục BVMT hiện là vần đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và
toàn cầu. Ở nước ta, BVMT cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị
quyết số 41/NQ – TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Quyết định số 1363/QĐ – TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo
dục Quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg ngày 02 tháng 12 năm
2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia
đến năm 2010 và hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những
nỗ lực và quyết tâm BVMT theo hướng phát triển một tương lai bền vững của
đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục BVMT, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm
2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh (HS) kiến thức, kĩ năng về
MT và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt
động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với
các vùng, miền.
2. Lí do về phương diện thực tiển:
Hiện nay, MT đang bị hủy hoại nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái,
cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những
nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết
của con người.
Giáo dục BVMT là một vấn đề cấp bách và là vấn đề có tính khoa học,
tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này hết sức cần thiết cho các em HS – những
chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức
BVMT và thói quen sống vì một môi trường phát triển bền vững.

Do đó, tôi thấy SH là một môn học giúp HS có những hiểu biết khoa học
về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với MT, có tác dụng tích
cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống, vì vậy môn SH trong trường học có khả năng tích hợp rất nhiều nội
dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục BVMT là một vấn đề quan
trọng trong dạy học.
4
Và là GV dạy học môn SH, tôi thấy việc giáo dục ý thức BVMT cho các
em thông qua các tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy
học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và có hiệu quả?
3. Tính cấp thiết của đề tài:
Với kinh nghiệm bản thân, những tài liệu, thông tin, tiếp thu được qua
những lần tập huấn “giáo dục BVMT trong môn SH ở trường THCS”, qua các
tiết dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy được các điểm mới trong kết quả nghiên
cứu:
- Việc giáo dục BVMT phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo của Đảng
và Nhà nước.
- Khi dạy các tiết có giáo dục BVMT phải góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của HS.
- Để giáo dục BVMT có hiệu quả thì GV cần xác định những hình ảnh
minh họa, thông tin thật sự phù hợp với từng bài, phù hợp với yêu cầu sư phạm
và phải tình hình ô nhiễm MT ở địa phương để từ đó các em có ý thức BVMT.
- Điều quan trọng nhất là giáo dục BVMT không chỉ làm cho HS hiểu rõ
sự cần thiết BVMT mà còn phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự
với MT.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở
trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, nhằm:
- Giúp HS hiểu và nắm vững kiến thức giáo dục BVMT ở địa phương.
- Qua các tiết học GV cần hướng dẫn các em tuyên truyền cho mọi

người cùng bảo vệ MT bằng nhiều hình thức.
- Giáo dục BVMT còn hình thành nhân cách người lao động mới và có
thái độ thân thiện với MT, phát triển kinh tế hài hòa với BVMT, đảm bảo nhu
cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau.
Thông qua những tiết có tích hợp BVMT, tôi muốn nêu lên vấn đề là làm
thế nào để một tiết dạy có giáo dục BVMT đạt hiệu quả cao nhất và tôi muốn tìm
ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp HS hiểu và vận dụng kiến thức vào việc
BVMT ở địa phương.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khảo sát việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
Tìm hiểu thái độ học tập của HS khi học một số tiết có giáo dục BVMT.
Tìm hiểu sự chuẩn bị và cách truyền đạt kiến thức của GV khi dạy các tiết
học SH 9 có giáo dục BVMT.
Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động tới việc tiếp thu
kiến thức BVMT của HS cũng như sự vận dụng vào việc BVMT của các em.
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là các em HS lớp 9a1, 9a5, 9a6, 9a7 trường THCS
Hậu Mỹ Bắc B – do tôi trực tiếp giảng dạy, kết hợp với các GV dạy SH 9, Ban
Giám Hiệu và các tổ chức đoàn thể của nhà trường.
Phụ huynh HS lớp 9 trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5
Nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B, tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra giáo dục: qua các câu hỏi điều tra để có thể tìm
ra nguyên nhân làm cho HS hứng thú khi học các tiết học SH 9 có giáo dục
BVMT và hiệu quả của tiết học đó.
2. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn để nắm được những thuận lợi, khó
khăn khi dạy các tiết SH 9 có giáo dục BVMT.

3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: tìm hiểu sự
chuẩn bị của GV trong các tiết SH 9 có giáo dục BVMT, quá trình học tập cũng
như sự hứng thú của HS, mức độ tiếp thu kiến thức BVMT và vận dụng kiến
thức vào việc BVMT ở địa phương.
4. Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát các thiết bị cần thiết để phục
vụ các tiết SH 9 có giáo dục BVMT, dự giờ các tiết có giáo dục BVMT để biết
được tinh thần và thái độ học tập của HS.
5. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết
kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp với mục tiêu đào tạo hiện nay của
Đảng và Nhà nước đề ra về tích hợp giáo dục BVMT ở trường THCS. Bên cạnh
đó, cần phải xem xét các điều kiện cụ thể của trường mà có biện pháp phù hợp
nhằm nâng cao kết quả học tập của HS và giáo dục các em có ý thức BVMT.
VI/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
VII/ PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10 tháng 09 năm 2010 đến ngày 18 tháng
01 năm 2011.
Phạm vi nghiên cứu: việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở
trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, thái độ học tập của HS và khả năng vận dụng kiến
thức vào việc BVMT ở địa phương.
Trình tự các bước nghiên cứu như sau:
- Tìm hiểu tình hình MT ở địa phương.
- Quan sát để tìm hiểu thái độ và ý thức BVMT của HS trong và ngoài
trường học.
- Tìm hiểu sự chuẩn bị của GV dạy học SH 9 trong các tiết dạy có giáo
dục BVMT.
- Tìm hiểu sự quan tâm của Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà
trường về vấn đề giáo dục BVMT cho HS.
- Quan sát để biết HS vận dụng các kiến thức đã học vào việc BVMT

như thế nào.
- Từ đó, GV có biện pháp giáo dục HS trong các tiết có giáo dục BVMT
đạt hiệu quả nhất.
6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
MT là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng
các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và
phân hủy các chất thải mà con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản
xuất…MT có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ
là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi,
hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mỹ,… Nhưng cùng với sự
phát triển của xã hội thì MT cũng đang dần suy thoái, bị ô nhiễm ngày càng
nhiều hơn.
Năm 1962, Bác Hồ khai sinh “Tết trồng cây”, cho đến nay phong trào này
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục – Đào tạo có chương
trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục – đào tạo và BVMT (1991 – 1995).
Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài ngiên cứu khoa học về BVMT,
các tài liệu về MT cũng được xuất bản.
Trong “Kế hoạch hành động quốc gia về MT và phát triển bền vững Việt
Nam giai đoạn 1996 – 2000” giáo dục MT được ghi nhận như một bộ phận cấu
thành.
Từ năm 2005, dự án giáo dục MT trong nhà trường của Bộ Giáo dục –
Đào tạo nhằm và các mục tiêu cơ bản:
- Hỗ trợ xây dựng một chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về
BVMT ở Việt Nam.
- Tăng cướng năng lực của Bộ Giáo dục – Đào tạo trong việc truyền đạt
những nội dung và phương pháp giáo dục MT vào các chương trình đào tạo GV.

- Xây dựng các kế hoạch đào tạo MT cụ thể để thực hiện các cấp tiểu
học và THCS.
Vì vậy tăng cường tích hợp giáo dục BVMT vào môn SH 9 nói riêng là
việc là hết sức cần thiết và cấp bách.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Từ thực trạng MT ở địa phương và ý thức gìn giữ MT của người dân chưa
tốt.
Từ thực tiện giảng dạy kết hợp với dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận
thấy hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở khâu soạn
giảng và các thầy cô đã biết áp dụng giáo dục BVMT trong một số tiết dạy. Tuy
vậy muốn áp dụng triệt để phải cần có những biện pháp cụ thể thì hiệu quả giáo
dục BVMT mới đạt kết quả tốt nhất, tuy nhiên GV còn lúng túng đặc biệt là biện
pháp xây dựng câu hỏi, GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều lúc
chưa sát từng đối tượng HS, không kích thích được tính phát huy tự lực, sáng tạo
của HS, chưa định hướng vào việc giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho
HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
7
Từ thực tế đó, với mong muốn tìm tòi các biện pháp giáo dục cho các em
về vấn đề BVMT trong các tiết học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực,
sáng tạo của HS là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo
dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B”.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Trường THCS Hậu Mỹ Bắc B là trường vùng sâu của huyện Cái Bè,
những năm gần đây, trường đã có nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, chất lượng
văn hóa, hoạt động Đoàn, Đội và các hoạt động khác đều đạt kết quả tốt. Trường
nhiều năm liền đạt tiên tiến cấp huyện,… Có được các thành tích đó là nhờ sự
quan tâm, lãnh – chỉ đạo của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong nhà trường,
sự nổ lực phấn đấu không ngừng của HS và đặc biệt là sự quan tâm của phụ

huynh, chính quyền địa phương xây dựng xã hội hóa giáo dục ngày càng cao.
I/ THUẬN LỢI:
Được sự quan tâm hỗ trợ của các ban ngành, của chính quyền địa phương
và phụ huynh HS trong việc giáo dục BVMT.
Đội ngủ GV có nhiều kinh nghiệm, liên tục đổi mới phương pháp dạy học
giúp HS tự tìm tòi kiến thức mới và rèn luyện phương pháp tự học, có thể vận
dụng các kiến thức đã học và việc BVMT ở địa phương.
Đa số GV trẻ, nhiệt tình trong công tác, có ý thức học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, thực hiện tốt nguyên tắc giáo dục.
Hiện trường được trang bị 10 máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy cho
GV.
II/ KHÓ KHĂN:
Hậu Mỹ Bắc B là một xã vùng sâu, đa số gia đình HS làm nông nghiệp,
làm thuê nên việc quan tâm đến việc học của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó,
người dân ở địa phương chưa có ý thức trong việc BVMT.
Một số máy chiếu đã bị hỏng nên việc đưa các hình ảnh minh họa về giáo
dục BVMT trong giảng dạy SH 9 còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của Bộ
Giáo dục – Đào tạo đề ra về việc tích hợp BVMT trong các tiết học.
Trường có nhiều HS cá biệt, còn HS chưa quan tâm đến việc học, chưa
tích cực trong các tiết học và chưa thấy tầm quan trọng về giáo dục BVMT.
Hiện thư viện chưa có sách về MT.
Năm học 2009 – 2010 và học kì I năm học 2012 - 2011, tích hợp BVMT
trong dạy học SH 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B còn gặp nhiều khó khăn:
Theo cấu trúc Chương trình sách giáo khoa SH 9, phần có liên quan tới MT
thường đưa vào mục cuối bài hoặc là một phần nhỏ của bài, nên GV thường chú
tâm vào nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối bài
hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
Một số ví dụ các bài có tích hợp giáo dục BVMT năm học 2009 – 2012:
+ Bài 21. ĐỘT BIẾN GEN, phần II – Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
HS chỉ biết đột biến gen do tác động của MT, nhưng chưa nằm rõ là MT ô nhiễm

(thuốc trừ sâu, rác thải, …) cũng có thể gây đột biến gen vì thông tin sách giáo
khoa rất chung chung. Thường ở thông tin này GV bỏ qua vấn đề ô nhiễm MT
8
hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên HS chưa ý thức được sự nghiêm
trong của ô nhiệm MT.
+ Bài 30. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI. Phần III. Hậu quả di
truyền do ô nhiễm MT, được xem là phần phụ (lồng ghép một phần nhỏ của bài)
và không đủ thời gian nên phần giáo dục BVMT, GV chỉ giảng lướt qua.
GV chưa mạnh dạn trong soạn giảng giáo án điện tử, mà chỉ thiết kế bài
dạy theo sách giáo khoa, hình ảnh minh họa về MT chưa phong phú nên HS cảm
thấy chán học. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức BVMT cho các em chưa đạt
kết quả cao.
Hiện nay đa số GV bỏ qua phần liên hệ thực tế do một trong các lí do sau:
- Không đủ thời gian.
- Phần liên hệ thực tế được coi là phần phụ.
- Gv ít có kỹ năng thực tế.
- HS vùng sâu nên các em ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ
cho các em còn gặp nhiều khó khăn…
Từ những lí do trên mà hiện nay HS chưa có ý thức cao trong việc BVMT.
Minh chứng cho điều này là hiện nay các em chưa có ý thức giữ vệ sinh trong
nhà trường, bẻ cây trong trường, …Vậy chúng ta cần phải có biện pháp để khắc
phục vấn đề này.
CHƯƠNG III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
Thông qua dự giờ các tiết SH 9 có tích hợp giáo dục BVMT đầu học kì I
và trao đổi với thầy Nguyễn Văn Sang – GV dạy SH 9, tổ trưởng chuyên môn Tổ
Hóa – Sinh – Công nghệ, nhận thấy:
GV còn lúng túng khi lựa chọn các hình ảnh minh họa cho vấn đế MT
cần giải quyết trong tiết dạy, kiến thức về MT chưa phong phú nên HS dễ nhàm
chán, không gây hứng thú cho HS.

Trong tiết dạy, phần giáo dục BVMT chưa được chú trọng vì đây là một
phần phụ, một phần nhỏ của bài và trong một tiết dạy có giáo dục BVMT thì
không đủ thời gian để GV liên hệ thực tế nhiều về MT…
Trong phân phối chương trình không có tiết ngoại khóa và không thể tổ
chức cho HS tham quan thực tế các vấn đề về MT.
Sau khi quan sát giờ ra chơi của HS và trò chuyện với thầy Hiệu trưởng,
tôi nhận thấy ý thức về việc BVMT của HS trong trường hiện nay chưa được tốt,
còn một số HS rất thiếu ý thức về BVMT.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỀU TRA HS LỚP 9 ĐẦU NĂM HỌC 2010 – 2011.
Lớp Sỉ số
Thái độ học tập của HS trong các tiết có tích hợp
giáo dục BVMT
Hứng thú Không hứng thú
Số lượng % Số lượng %
9a1 43 18 41,9% 25 58,1%
9a6 40 16 40% 24 60%
9a7 36 20 55,5% 16 44,5%
TC 119 54 45,4% 65 54,6%
9
Lớp Sỉ số
Ý thức BVMT của HS
Tốt Khá Trung bình Kém
SL % SL % SL % SL %
9a1 43 13 30,2% 14 32,6% 9 20,9% 7 16,3%
9a6 40 12 30% 13 32,5% 9 22,5% 6 15%
9a7 36 9 25% 11 30,6% 5 13,8% 11 30,6%
TC 119 34 28,6% 38 31,9% 23 19,3% 24 20,2%
Từ những kết quả trên, cho chúng ta thấy về thái độ cũng như ý thức
BVMT của HS chưa cao. Do đó, cần phải có giải pháp tích hợp giáo dục BVMT
cho HS đạt kết quả cao nhất để góp phần BVMT ở địa phương.

CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. GV có thể giáo dục BVMT trong các bài dạy một cách liên tục:
Nếu trong cấu trức bài học nội dung có liên quan tới MT được đặt ở cuối
mỗi bài hoặc chỉ liên hệ tới MT chiếm một phần rất nhỏ của bài, GV không nên
coi là phần phụ mà dễ bỏ qua, mà GV dẫn dắt, gợi ý cho HS tự nói dựa trên sự
hiểu biết của mình, sau đó GV khuyến khích cho điểm đối với HS đưa ra những
thông tin đúng ngoài sách giáo khoa.
Ví dụ: Bài 25. THƯỜNG BIẾN, GV có thể liên hệ, lồng ghép giáo dục
BVMT trong toàn bài.
+ Phần I, Ví dụ 2 về ảnh hưởng của MT (kĩ thuật chăm sóc, …) làm biến
đổi kiểu hình của hai luống su hào, từ đó giáo dục HS về ý thức chăm sóc, bảo
vệ tốt vật nuôi, cây trồng
+ Phần II, lồng ghép giáo dục BVMT, GV cần cho HS hiểu rõ là muốn
cho cây có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí. Tiếp theo GV đặt vấn đề “thế
nào là bón phân (phun thuốc) hợp lí?”. Nếu HS giải quyết được vấn đề trên thì
GV đánh giá và cho điểm, từ đó HS biết cách sử dụng phân, thuốc hóa học đúng
quy cách và ít ảnh hưởng đến MT và từ đó có ý thức BVMT.
+ Phần III, GV có thể đặt câu hỏi sau khi đã dạy xong kiến thức sách
giáo khoa: Để thường biến đạt giới hạn cao nhất thì trong trồng trọt và chăn nuôi
cần phải chú ý vấn đề gì? Thì HS sẽ biết rằng cần phải chăm sóc, bảo vệ tốt vật
nuôi, cây trồng
Như vậy, GV có thể tích hợp giáo dục BVMT cho HS vào các bài một
cách liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen BVMT trước hết ở mặt lí
thuyết và sau đó sẽ hình thành hành động cụ thể khi các em hiểu rõ vấn đề.
2. Phương pháp giảng dạy bài học có tích hợp giáo dục BVMT:
Để việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9, Gv có thể định
hướng phương pháp dạy sao cho phù hợp với mục tiêu từng bài.
+ Xác định rõ mục tiêu tích hợp.
+ Lựa chọn tích hợp phần nào của bài là hợp lí và sẽ đạt kết quả tốt nhất.
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS: thường sử

dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức hoạt động cụ thể cho HS.
10
+ Tìm hiểu những thông tin mới nhất và hình ảnh phản ánh thực tế nhất
đưa vào bài dạy.
+ Trong các phần có tích hợp giáo dục BVMT, GV cho HS thảo luận
nhóm để đi đến kiến thức. Trong đó, hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế nhất.
3. Tích hợp giáo BVMT dưới dạng trò chơi, hội thi:
Trong dạy học SH 9, để tích hợp BVMT trong các tiết dạy, GV cần làm
thế nào cho HS thích học, có hứng thú trong học tập thì kết quả giáo dục mới đạt
hiệu quả cao.
Để thay đổi hình thức dạy - học cho HS đỡ nhàm chán (đặc biệt là HS
vùng sâu) thì GV nên lồng ghép giáo dục BVMT dưới dạng các trò chơi.
Ví dụ: Bài. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
Phần III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người,
phần này gồm các nguyên nhân gây tật, bệnh di truyền: do các tác nhân vật lý,
hóa học, do ô nhiễm môi trường, do rối loạn trao đổi chất nội bào…. GV giao
nhiệm vụ các tổ về chuẩn bị các tình huống, sau đó các tổ đua ra tình huống sử
dụng một loại hình thức gây tật, bệnh di truyền ở người và yêu cầu giải quyết
tình huống đó (đề ra các biện pháp hạn chế), GV nhận xét và phát thưởng cho
các em.
Hoặc phần kiểm tra – đánh giá:
- GV chia lớp ra thành hai nhóm.
- Chiếu cho HS xem hình tật, bệnh di truyền.
- Yêu cầu HS nêu tên tật (bệnh) di truyền và nguyên nhân gay ra –
hiệu ứng thời gian cho mỗi tật, bệnh là 10 giây (trong 10 giây HS
phải nêu được tên tật, bệnh di truyền, nếu đúng được 5đ)
- GV tổng kết, xếp hạng, phát thưởng.
4. Tổ chức ngoại khóa trong các giờ thực hành:
Trong chương trình SH 9, các tiết học là tiết đơn, các tiết thực hành GV

nên cho HS quan sát các sinh vật hoặc tìm hiểu tình hình ô nhiễm MT quanh
khuôn viên trường học.
Hoặc nếu có thời gian GV nên cho các em tham quan thực tế để biết được
sự đa dạng và phong phú về sinh vật ở địa phương trong những năm gần đây
dưới sự tác động của con người và giúp HS biết được thực trạng của MT ở địa
phương mà từ có có thái độ đúng đắn đối với việc BVMT.
Vậy tổ chức ngoại khóa cho HS là một dịp để các em nắm vững kiến thức
bài học, từ đó tìm ra phương pháp BVMT hiện tại và tương lai.
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Bằng thực tế giảng dạy và sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy
HS có hứng thú hơn trong các tiết dạy có giáo dục BVMT.
Kết quả đạt được khi kết thúc giai đoạn học kì I như sau:
11
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỀU TRA HỌC SINH LỚP 9 CUỐI GIAI ĐOẠN
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011.
Lớp Sỉ số
Thái độ học tập của HS trong các tiết có tích hợp
giáo dục BVMT
Hứng thú Không hứng thú
Số lượng % Số lượng %
9a1 43 39 90,7% 4 9,3%
9a6 40 32 80% 8 20%
9a7 36 34 94,4% 2 5,6%
TC 119 105 88,2% 14 11,8%
Lớp Sỉ số
Ý thức BVMT của HS
Tốt Khá Trung bình Kém
SL % SL % SL % SL %
9a1 43 28 65,1% 12 27,9% 3 7%
9a6 40 34 85% 3 7,5% 2 5% 1 2,5%

9a7 36 28 77,8% 7 19,4% 1 2,8%
TC 119 90 75,6% 22 18,5% 6 5,1% 1 0,8%
Qua đó, cho thấy HS có hứng thú hơn trong các tiết học có giáo dục
BVMT và ý thức BVMT của các em cũng được nâng lên:
Bỏ rác đúng nơi qui định,
Các em rất tích cực trong các buổi vệ sinh, vệ sinh Nhà tưởng niệm,
bia Căm thù ở ấp Hậu Qưới
Có ý thức bảo vệ cây xanh trong trường học.
Sử dụng tiết kiệm điện, nước…
Các em biết vận dụng kiến thức đã học để BVMT ở địa phương.
CHƯƠNG VI. TIỂU KẾT
Tích hợp giáo dục BVMT cho HS lớp 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B là
góp phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có
tránh nhiệm trước cộng đồng của HS trước sự phát triển của xã hội.
Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình sách
giáo khoa, qua lần tập huấn “tích hợp giáo dục BVMT trong môn học Sinh học ở
trường THCS”, kết hợp các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập của HS nhằm hình thành cho HS tư duy độc lập, sáng tạo,
nâng cao năng lực phát hiện và xử lí vấn đề, trên cơ sở kiến thức SH đã được
tích lũy có hệ thống. Để giúp HS học tập và vận dụng kiến thức BVMT đạt kết
quả tốt, tôi đã mạnh dạng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này ở trường THCS
Hậu Mỹ Bắc B và tôi nhận thấy có nhiều hiều quả tốt. Từ chỗ các em không
hứng thú trong các tiết học BVMT, ý thức chưa cao trong việc BVMT đến hứng
thú trong học tập và có ý thức trong việc BVMT, bảo vệ hành tinh của chúng ta,
trên cơ sở đó định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
12
C. KẾT LUẬN
I/ KẾT LUẬN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA SKKN:
1. GV có thể giáo dục BVMT trong các bài dạy một cách liên tục:
Nếu trong cấu trức bài học nội dung có liên quan tới MT được đặt ở cuối

mỗi bài hoặc chỉ liên hệ tới MT chiếm một phần rất nhỏ của bài, GV không nên
coi là phần phụ mà dễ bỏ qua, mà GV dẫn dắt, gợi ý cho HS tự nói dựa trên sự
hiểu biết của mình, sau đó GV khuyến khích cho điểm đối với HS đưa ra những
thông tin đúng ngoài sách giáo khoa.
2. Phương pháp giảng dạy bài học có tích hợp giáo dục BVMT:
Để việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9, Gv có thể định
hướng phương pháp dạy sao cho phù hợp với mục tiêu từng bài.
+ Xác định rõ mục tiêu tích hợp.
+ Lựa chọn tích hợp phần nào của bài là hợp lí và sẽ đạt kết quả tốt nhất.
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS: thường sử
dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức hoạt động cụ thể cho HS.
+ Tìm hiểu những thông tin mới nhất và hình ảnh phản ánh thực tế nhất
đưa vào bài dạy.
+ Trong các phần có tích hợp giáo dục BVMT, GV cho HS thảo luận
nhóm để đi đến kiến thức. Trong đó, hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế nhất.
3. Tích hợp giáo BVMT dưới dạng trò chơi, hội thi:
Để thay đổi hình thức dạy - học cho HS đỡ nhàm chán (đặc biệt là HS
vùng sâu) thì GV nên lồng ghép giáo dục BVMT dưới dạng các trò chơi.
Các trò chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình
thành ý thức BVMT vì:
+ Gây hứng thú cho HS khi nghiên cứu về vấn đề MT.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS đối với những vấn
đề về MT.
+ Giúp HS mở rộng và nâng cao kiến thức về BVMT.
+ Phát huy khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ.
+ Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Để tổ chức giáo dục BVMT dưới hình thức này, GV cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Xác định tên chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung.

Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4: Thành lập nhóm giáo khảo.
Bước 5: Tuyên truyền, phát động trò chơi, hội thi.
Bước 6: Thiết kế chương trình.
Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị.
Bước 8: Tiến hành trò chơi, hội thi.
Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
13
4. Tổ chức ngoại khóa trong các giờ thực hành:
Trong chương trình SH 9, các tiết học là tiết đơn, các tiết thực hành GV
nên cho HS quan sát các sinh vật hoặc tìm hiểu tình hình ô nhiễm MT quanh
khuôn viên trường học.
Hoặc nếu có thời gian GV nên cho các em tham quan thực tế để biết được
sự đa dạng và phong phú về sinh vật ở địa phương trong những năm gần đây
dưới sự tác động của con người và giúp HS biết được thực trạng của MT ở địa
phương mà từ có có thái độ đúng đắn đối với việc BVMT.
Vậy tổ chức ngoại khóa cho HS là một dịp để các em nắm vững kiến thức
bài học, từ đó tìm ra phương pháp BVMT hiện tại và tương lai.
* Mục đích của giáo dục BVMT:
Giáo dục MT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là HS
được trang bị để nhận thấy được ý nghĩa của việc giáo dục BVMT trong việc
nâng cao chất lượng dạy học môn SH 9 nhằm xây dựng một MT tốt đẹp.
Cho HS thấy được ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền
vững của Trái đất.
Mỗi HS đều có khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của MT.
Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục BVMT
mang lại cho các em cơ hội khám phá MT và hiểu biết về các quyết định của con
người kiên quan đến MT và đặc biệt thông qua tích hợp giáo dục BVMT trong
dạy học SH 9 cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kĩ năng liên quan đến
cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả những điều này cho chúng ta

niềm hy vọng HS có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình
phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng một MT tốt đẹp.
* Các mục tiêu giáo dục BVMT trong dạy học SH 9:
Nhận thức: thông qua các tiết dạy giúp HS đạt được một nhận thức và
nhạy cảm với MT và những vấn đề có liên quan.
Kiến thức:
- Giúp các em tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu
biết cơ bản về Mt và các vấn đề về MT.
- Nắm được những tri thức về cơ sở vật chất, cơ chế, quy luật của hiện
tượng di truyền và biến dị.
- Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và những ứng
dụng của nó trong lĩnh vực SH, y học trong chọn giống và tiến hóa.
- Phân tích được những nhân tố tích cực, đặc biệt là tác động tiêu cực
của con người đưa đến sự thoái hóa của MT từ đó có ý thức được trách nhiệm
của mọi người và bản thân với việc bảo vệ MT.
Thái độ: giúp HS hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì MT
cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc BVMT và cải
thiện MT.
Kĩ năng: giúp HS có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết
các vấn đề về MT.
Tham gia: tạo cơ hội cho HS tham gia một cách tích cực vào việc BVMT.
14
II/ Ý NGHĨA:
Giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 nói riêng nhằm đạt đến mục đích
cuối cùng là trang bị cho HS một kiến thứctrách nhiệm sâu sắc đối với sự phát
triển bền vững của Trái Đất, một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng
đạo lí MT, mọt nhân cách khắc sâu bởi nền tảng đạo lí về BVMT.
Tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 nhằm làm cho HS và GV có
ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của MT. Thu nhận
được những thông tin và kiến thức cơ bản về MT và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa

hoạt động của con người và MT. Phát triển những kĩ năng cơ bản và gìn giữ MT,
kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề MT nảy sinh. Tham gia
tích cực những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ MT, có ý thức về tầm
quan trọng của MT trong sạch đồi với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc
sống chúng ta.
Giáo dục HS có ý thức BVMT bằng những việc làm cụ thể: bỏ rác đúng
nơi quy định, bảo vệ cây xanh trong trường, bảo vệ các động vật có giá trị kinh
tế, trên đường đi không tùy tiện bẻ cành, bẻ hoa…
III/ KIẾN NGHỊ:
1. Đối với GV:
Chuẩn bị tốt giáo án trước khi đến lớp, đặc biệt là các tiết có tích hợp giáo
dục BVMT.
Sưu tầm, cập nhật những thông tin mới nhất, sát thực tiễn địa phương về
các vấn đề MT để dưa vào bài giảng.
Khi thực hiện giảng dạy phần ô nhiễm MT, GV không nên coi là phần phụ
mà phải nghiêm túc chuẩn bị nội dung, phương pháp sao cho HS tháy đây là vấn
đề cấp bách của nhân loại.
Tăng cường và sáng tạo các hình thức dạy học phong phú để tránh nhàm
chán cho HS khi học các tiết có giáo dục BVMT.
Nâng cao kiến thức về BVMT.
2. Đối với nhà trường:
Sửa chửa kịp thới các máy chiếu đã bị hỏng.
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các thiết bị phục vụ dạy học.
Bổ sung sách về BVMT của thư viện.
Bổ sung thêm cây trong vườn thuốc nam và có điều kiện nên xây dựng
vườn sinh học.
Nhà trường có thể tổ chức các hội thi hoặc đố vui học tập (lồng ghép với
sinh hoạt dưới cờ) về kiến thức tìm hiểu MT và BVMT.
3. Đối với phòng Giáo dục:
Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tổ chức cho HS tham gia các buổi tham quan

thực tế một số nơi MT bị ô nhiễm để HS thấy rõ hậu quả của ô nhiệm MT.
Cập nhật thường xuyên các tài liệu về MT mới nhất, cung cấp các phim
ảnh, tư liệu về giáo dục BVMT để phục vụ công tác tích hợp giáo dục BVMT
trong dạy học.
Sáng kiên kinh nghiệm này tôi đã cố trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân
từ thực tế giảng dạy ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, song nhất định không tránh
15
khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong được sự góp y chân thành của thầy cô, các
đồng nghiệp quam tâm đến vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
BVMT cho HS trong dạy học.
Hậu Mỹ Bắc B, ngày 15 tháng 01 năm 2011
Người viết đề tài
Nguyễn Tấn Đạt
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Sách Tích hợp giáo dục BVMT Sinh học ở trường THCS – Nhà xuất bản
giáo dục.
- Tài liệu và kiến thức từ buổi tập huấn tích hợp giáo dục BVMT ngày 10
tháng 09 năm 2010 ở trường THCS Hòa Khánh.
- Sách giáo khoa SH 9, sách GV – Nhà xuất bản giáo dục.
- Định hướng soạn giáo án, bài giảng điện tử theo tinh thna62 đổi mới
phương pháp dạy học – Trương Thành Phú.
- Nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm – Thầy Huỳnh Minh
Cảnh, sở GD – ĐT Tiền giang.
` - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Giáo sư Nguyễn Văn Lê, Nhà
xuất bản Trẻ.
17
PHỤ LỤC
Câu hỏi phỏng vấn Thầy Phạm Văn Hiền – Hiệu trưởng trường THCS
Hậu Mỹ Bắc B:

1. Xin thầy cho biết ý thức BVMT của HS trong trường hiện nay như thế
nào?
2. Nhà trường có những biện pháp gì để xử lí HS vi phạm vệ sinh trong
trường?
3. Nhà trường có những biện pháp gì để nâng cao ý thức HS trong vấn đề
BVMT?
4. Để tích hợp giáo dục BVMT cho HS đạt kết quả tốt, trường đã co những
hoạt động gì?
Xin cảm ơn thầy!
Câu hỏi phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Sang – Tổ trưởng tổ Hóa – Sinh –
Công nghệ:
1. Thầy cho biết, hiện nay vấn đề tích hợp giáo dục BVMT trong các tiết dạy
của Gv trong dạy học SH 9 như thế nào?
2. Những thuận lợi và khó khăn của GV và HS trong các tiết học giáo dục
MT.
3. Để tích hợp BVMT trong các tiết dạy SH 9 thì GV cần chuẩn bị những gì?
4. Theo thầy Gv cần phải tích hợp bảo vệ MT như thế nào để đạt kết quả tốt
nhất?
Xin cảm ơn thầy!
18
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………… ……1
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… …………………………………….………1
1. Cơ sở lí luận:
2. Lí do về phương diện thực tiển:
3. Tính cấp thiết của đề tài:
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………………… 2
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU……………………………………………….3
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………… 3
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….……………….3

VI/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU……………………………………………… 3
VII/ PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU…….……………………….3
B. NỘI DUNG…………………… ……………………………… 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.5
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………………….5
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN…………………………………………………… 5
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6
I/ THUẬN LỢI………………………………………………………………6
II/ KHÓ KHĂN…………………………………………………………… 6
CHƯƠNG III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…7
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN……………………………….8
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC………………………………… … 10
CHƯƠNG VI. TIỂU KẾT……………………………………………………11
C KẾT LUẬN………………… ………………………………… 12
I/ KẾT LUẬN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA SKKN………………………… 12
III/ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………… 14
II/ Ý NGHĨA……………………………………………………………………14
19
20

×